09. Gói Cơ-Cựu-dtuyet (type done)

18/8/15
09. Gói Cơ-Cựu-dtuyet (type done)


  • ‘………’ I. Máy. Nghĩa rộng nói chung về cái gì có đường nối.

    Cơ-khí ‘…….’. Nói chung về máy-móc: Chết-tạo ra các thứ cơ-khí. Cơ-nghi. Đọc là cơ- ngơi. Nghĩa chính là cử-động thích- hợp với cơ-hội. Nghĩa nôm ta thường hiểu là công-cuộc gì xếp đặt có nền-nếp: Trông cái cơ-ngơi làm ăn có thể hưng vượng được. Cơ-quan ‘….’. Then máy. Nghĩa bóng nói một bộ- phận quan-yếu trong một công-cuộc gì: Các chính đảng thường có một cái bảo đề làm cơ-quan. Cơ-trữ ‘…..’. Khung dệt và đồ dệt. Nghĩa bóng nói cái tài thêu-dệt của nhà làm văn: tài cơ-trữ của một nhà văn-sĩ.

    II. Mẹo-mực, khôn-khéo: Cơ thâm thì họa diệc thâm là thường (Nh-đ-m).

    Cơ-biến ‘…….’. Mưu-cơ, biến trá, biết tùy cơ mà ứng- biến: có tài cơ- biến. Cơ–cầu. Mưu-cơ độc-ác: Miếng ngon nhớ lâu, điều cơ-cầu nhớ dai. Cơ-mưu ‘……….’. Mẹo mực lừa dối. Cơ-sự ‘……’. Việc xảo trá. Song tiếng nôm ta không dùng theo nghĩa ấy, mà dùng để chỉ các sự-tình nông nỗi: cơ–sự đã đến như thế thì nguy mất. Cơ-tâm ‘…….’. Bụng xảo trá. Cơ-trí ‘……….’. Khôn ngoan, mẹo-mực. Cơ-xảo ‘………….’. Khôn khéo.

    VĂN-LIỆU. – Cơ-cầu ác-nghiệp. – Mấy người ăn ỡ cơ-cầu (L-V-T).

    III. Dịp: Từ-công quyết kế thừa cơ (K).

    Cơ-duyên ‘…………’. Cơ-hội với nhân-duyên: cơ duyên nào đã biết đàn vội gì (K). Cơ-hội ‘……’/ Dịp sẩy ra: Bởi nghe lời thiếp nên cơ-hội này (K).

    VĂN-LIỆU. – Sa cơ lỡ bước. – Sa cơ nên phải lụy cơ. – Ngẫm cơ hội-ngộ đã đành hôm nay (K). – Cơ duyên đâu bỏng lạ sao (K).

    IV. Viêc cần-yếu, cốt-tử, việc quan-hệ: Nhất nhật vạn cơ. Cơ-mật ‘……………..’. Việc quan hệ. Cơ-mật-viện ‘…………’. Tòa của các quan đại-thần bàn việc quan-hệ trong nước. Cơ-vụ ‘………..’. Việc to lớn trong nước: Các quan đại-thần tham-tản các cơ-vụ trong nước. Cơ-yếu ‘……..’. Quan hệ: Việc cơ-yếu.

    ‘………….’. I. Gần, sắp, xuýt nữa thì. Chỉ dùng như cơ-chừng, cơ-hồ.

    Cơ-chừng. Gần chừng: Bây giờ cơ-chừng đến bữa ăn. Cơ hồ ‘……..’. Xuýt nữa thì: Việc này cơ-hồ nguy mất.

    II. Cái triệu mới nhóm lên: Tri-cơ. Xem cơ không ra gì. Còn có nghĩa là việc quan-yếu.

    Cơ-mầu. Cái triệu-trễm mầu-nhiệm, khó xem, khó hiểu: Cái lý tạo-hóa thật là cơ-mầu lắm. Cơ thuyền. Lẽ huyền diệu của đạo phật: Liệu thân này với cơ thuyền phải sao (C-o). Cơ-trần. Lẽ huyền-bí trong cõi đời: Vắt tay ngồi nghĩ cơ-trần (C-o). Cơ-trời. Lẽ huyền bí trong trời đất: Cơ trời dâu bể đa-đoan.

    ‘…………’. Đói: Tích cốc phỏng cơ.

    Cơ-cận ‘…………’. Cơ là đói cơm, cận là đói ngô khoai v. v., nghĩa chung là đói kém. Cơ-cực ‘……..’. Khổ sở: Làm cho cơ-cực thế này, Hay là nợ đề những ngày còn thơ. Cơ-hàn ‘…………….’. Đói rét: Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sĩ. Cơ-khổ ‘………….’. Đói khổ: Vợ chồng cơ-khổ trăm đường (P-C C-H). Cơ-niên ‘………’. Năm đói.

    VĂN-LIỆU. –Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da (C-o).

    ‘…………’. Nền.

    Cơ-chỉ ‘……..’. Nền nhà: Cái cơ-chỉ của tổ-tiên vun dắp từ xưa đến giờ. Nghĩa nữa là làm ăn chắc-chắn: Làm ăn có cơ-chỉ. Cơ-đồ ‘……….’. Nền nếp, công cuộc, sự nghiệp: Một tay gây dựng cơ-đồ (K). Cơ-nghiệp ‘………..’. Nền nếp công-nghiệp: cơ-nghiệp tổ tiên. Cơ-sở ‘……..’. Nền nhà và chân cột. Nghĩa bóng nói cái gì đã gây ra làm nên gốc trước: gây nên một cái cơ-sở vững-vàng. Cơ-tự ‘…………..’. Đầu mối mới gây dựng lên: Nghìn năm cơ-tự mới xây (Việt-sử ca).

    VĂN-LIỆU. – Tay không mà nối cơ-đồ mới ngoan (C-d).

    ‘………’. Số lẻ, đối với [ ngẫu].
    Cơ số ‘……..’. Số lẻ: Vận dương-cửa trách đâu cơ số (Yên-đồ).

    ‘……..’. Một toán quân: Muôn cơ nghìn đội trập-trùng khải-ca (L-V-T).
    Cơ-đội ‘…….’. Một cơ một đội. Cơ-ngã ‘……….’. Một cơ một ngũ. Nghĩa rộng là có hàng lối thứ-tự: Xếp đặt có cơ–ngũ.

    ‘………’. Một hạn (không dùng một mình).
    Cơ-niên ‘……….’. Đầy năm (một năm); Cơ-niên chỉ tang (tang một năm).

    Cơ-cừu ‘……………’. Cái vòng thúng, cái áo cừu. Nghĩa bóng nói cái nghề-nghiệp cũ phải noi theo: Nối dõi cơ-cừu.

    Cơ-đốc-giáo ‘……………….’. Đạo Gia-to Cơ-đốc (Christianisure).
    Cơ-man. Nhiều khobg6 kể được. Không biết cơ-man nào là người.
    Cơ-phu ‘…………’. Da thịt.


    Cớ

    Cớ. Cái duyên-do. Bởi chữ [ cố ] đọc trạnh ra.
    VĂN-LIỆU. – Cớ sao chịu tốt một bề (K). – Cớ gì ngồi nhẫn tàn canh (K). – Duyên dã may cớ sao lại rủi (C-o). - Ngẫm nhân-sự cớ chỉ ra thế (C-o).
    Cớ. Có tang, có trở. Xem [ tiểu cớ ].
    Cớ-trêu. Tiếng Nam-kỳ. Khuấy chơi người, diễu cợt người: cớ trêu nhau làm gì thế (P.Của).

    Cờ
    Cờ ‘……’. Chữ [ kỳ ] đọc trạnh ra. Mảnh vải hay lụa đinh vào cái cán, để làm biểu hiệu hay là hiệu-lệnh: cờ đuôi nheo, cờ bát-quát
    VĂN-LIỆU. – Cờ đến tay ai người ấy phất (T-ng). – Ba quân trỏ ngọn cờ đào (K).
    Cờ-đen. Tên một toàn giặc khách, tướng Lưu Vĩnh-Phúc, làm loạn ở Bắc-kỳ về đời Tự-đức, sau về hàng. Cờ lau. Hiệu cờ của vua Đinh Tiên-hoàng. Hồi ngài còn nhỏ đi chơi với trẻ, thường lấy bông lau làm cờ để bắt-chước nghi-vệ thiên-tử. Sau ngài dẹp được loạn Thập nhị sứ quân, lên làm vua, nổi tiếng là cờ lau dẹp loạn: Rủ đoàn mục-thụ mở cờ bông lau (Việt-sử ca). Cờ lệnh. Cờ của quan tướng dùng để truyền hiệu-lệnh. Cờ lông-công. Hiệu của lính trạm đời trước chạy công-văn cần-cấp: Chạy như cờ lông-công. Cờ vàng. Tên một toán giặc Khách, tướng là Hoàng Sùng-Anh, làm loạn ở xứ Bắc-kỳ về đời Tự-đức. Cờ vỉ. là cờ đan bằng tre, thường cắm ở trước đếm tuần: Dão vạt cờ vỉ. Cờ vía. Cờ để riêng thờ về một vị thần thánh, khi rước thì đi liền với kiệu.
    Cờ. Tên một thứ cá trên lưng đột lên cao như lá cờ.
    Cờ. Vì sao hình như lá cờ, đời trước ta thường tin rằng có sao cờ mọc là điềm binh-biến.
    Cờ. Chữ kỳ ‘……….’ Đọc trạnh ra. Cuộc chơi có quân bày thành ra thế để hai người đánh với nhau.
    Cờ bạc. Tiếng gọi chung các cuộc chơi ăn thua bằng tiền: Cờ bạc là bác thằng bần. Cờ bỏi. Mốt thứ cờ tướng, quân làm bằng biển gỗ bày ở chỗ đất rộng. Cờ chân chó. Cờ của trẻ con đánh chơi, có bốn quân bốn góc. Cờ chiếu tướng. Cờ đánh có 16 quân, hễ tướng bên nào bị chiếu mà không có đường chạy là thua. Cờ gánh. Cũng đánh như cờ chiếu tướng, nhưng phải một quân vào giữa mới ăn được bai quân ở hai bên: Hay chi cờ gánh trẻ con, Thấp cao cờ tướng lại còn khôn ngoan. Cờ hùm. Cờ hai bên đánh với nhau, một bên giữ tướng làm hùm, một bên giữ quân. Cờ người. Cũng như cờ bỏi, nhưng dùng người để cầm cờ.
    Cờ tướng. Cờ đánh vào bàn, có bai mươi hai quân phân ra tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt. Cờ vây. Cờ mội bên có 150 quân, khi đánh thì đặt từng quân một để vây lẫn nhau.
    VĂN-LIỆU. – Cờ bạc khát nước. – Cờ ngoài bài trong. – Cờ gian bạc lận. – Cờ cao Đế-thích chấp hai xe (thơ cổ). – Cờ tiên rượu thánh ai đương (C-o).

    Cơi
    Cơi. Một thứ khay nhỏ hình chữ nhật, dùng để đựng trầu cau: Cơi trầu.
    VĂN-LIỆU. – Cơi trầu nậm rượu cho tươi lòng thành. (L-V-T). – Cơi xà-cừ trần cánh phượng (T-ng). – Nước chè tàu, trầu cơi thiếc (T-ng).
    Cơi. Xây đắp thêm cao lên.


    Cời
    Cời. Dùng cái que hay cái sào mà lấy vật gì ở trên cao hay ở dưới sâu. Cời táo, cời ổi, cời tro, cời than v. v.
    Cời. Rách mướp, xơ-xác: Nói cời, áo bông cời, lúa bông cời.
    VĂN-LIỆU. – Chị giàu chị đội nón hoa, Tôi con nhà khó tôi tha nón cời (C-d).


    Cởi
    Cởi. Xem chữ [ cởi ].


    Cỡi
    Cỡi. Xem chữ [ cưỡi ].


    Cơm
    Cơm. Gạo nấu chín.
    Cơm bông. Bát cơm đơm đầy cắm cái đũa ở trên để cúng người chư chôn. Cơm búng. Cơm nhai nhỏ để mớm cho trẻ con. Cơm bữa. Cơm thường ăn hàng bữa. Nghĩa bóng nói cái gì thường có luôn, thường làm luôn: Câu chuyện cơm bữa. Cơm chim. Cơm của chim ăn. Nghĩa bóng nói cái mồi nhỏ, cái lợi nhỏ: Ăn cướp cơm chim (hà-hiếp kẻ cô-cùng mà cướp giật lấy của cải không đáng là bao). Cơm đen. Tiếng nói đùa để chỉ thuốc phiện. Cơm nếp. Cơm thổi bằng gạo nếp. Cơm lam. Cơm của người mạn ngược, bỏ gạo nếp vào ống bương mà đốt: Cơm lam nước ống. Cơm nợ. Cơm nuôi người đến đòi nợ. Cơm-nước. Nói chung đồ ăn uống. Cơm tai (toi). Cho ăn cơm mất không: Đẻ phải con hư, rõ thật nuôi mất cơm tai. Cơm tấm. Cơm thổi bằng tấm: No cơm tấm, ấm ổ rơm.
    VĂN-LIỆU. – Cơm hàng cháo chợ, ai lỡ thì ăn.Ăn bát cơm giẻo nẻo đường đi. Cơm hoa bớt sẽ, giấc hòe khó yên (Nh-đ-m). – Cơm sốt thì ta ăn rồi, Cơm nguội thì hết, còn nồi canh suông.Cơm trắng ăn với chả chim, Chồng đẹp vợ đẹp nhưng nhìn mà no. - Làm quan đã có cơm vua, lấy chồng đã có cơm mua của chồng.Cơm nặng áo đầy.Cơm sung cháo đền.Cơm xa mắm trường.Cơm hút nhút chua. – Cơm ăn cơm dỡ.Cơm ăn liền lấy.Cơm no bỏ cưỡi. - Cơm nhà việc người.Cơm ráo cháo dừ.Cơm hầu nước dẫn.Cơm cà ma kèn. – Cơm bưng tận miệng. – Cơm mắm cơm vắt. – Cơm thừa canh cặn. – No cơm lành áo. – Cơm vua ngày thợ loạn. – Cơm chẳng ăn, gạo còn đấy. – Cơm là gạo, áo là tiền. – Cơm chẳng lành, canh chẳng ngon. – Cơm ăn cơm đắp đầu gối. – Ăn cơm mới nói chuyện cũ. – Ăn cơm mắm, ngắm về sau. – Cơm vào dạ, như vạ vào mình. – Cơm tẻ no, sôi vỏ chẳng thiết. – Một bát cơm rang, bằng sàng cơm thôi. – Bát cơm Xiếu-mẫu trả ơn nghìn vàng. – Cơm trời nước giếng. – Cơm niêu nước lọ. – Cơm trắng cá ngon. – Hơn cơm rẻ gạo. – Cơm cao gạo kém. – Người gầy là thầy cơm. – Ăn cơm nhà, vác ngà voi. – Cơm cả rá, cá cả nồi. – Một nút lạt, một bát cơm. Đói cơm còn hơn no rau. – Cơm cà là nhà có phúc. – Cơm chín tới, cải-vồng non. – Cơm sô bớt lửa, chồng giận bớt lời. – Cơm thì chia nhau, rau thì tháo khoán. – No chê cơm nguội, đói đánh cả rau thiu. – Gái một con, cải-vồng non, cơm chín tới. Sợi bát cơm đầy, không sợ thầy lớn tiếng. – Một bữa cơm cha bằng ba bữa cơm rể. – Người đi không bực bằng người chực nồi cơm. – Sống về mồ về mả, chẳng sống về cả bát cơm. – Cơm ba bát áo ba manh, đói chẳng xanh rét chẳng chết. – Giàu thì cơm ba bữa, khó thì đỏ lửa ba lần. Xây lúa Đồng-nai, cơm gạo về ngài, tấm cám về tôi. – Cơm ăn vào dạ không sớm thì trưa, nón đội trên đầu không mưa thì nắng. – Cơm ăn mội bữa một lưng, Hơi đâu mà giận người dưng thêm gầy. – Cơm ăn mỗi bữa nồi mười. Ăn đói ăn khát mà cầm lấy hơi. – Cơm ăn mỗi bữa nồi mười. Ăn đói ăn khát mà nuôi lấy chồng. – Đói thì thèm thịt xôi, Hễ no cơm tẻ thì thôi mọi điều. – Cơm ăn vời trứng cáy thì ngáy o-o, ăn cơm thịt bò thì lo ngay-ngáy. – Đàn bà chẳng phải đàn bà, Thổi cơm cơm khét muối cà cà chua. – Tưởng là bác mẹ em giàu, Ai ngờ bác mẹ ăn cơm chầu (chực) của em. – Cơm sôi thì đẩy lửa vào, Chồng giận thì đánh tay đao với chồng. – Anh thương em dầm nắng giãi mưa, Cơm đùm cơm gói sớm trưa nhọc lòng. - Cơm vua áo nước tiền trời, Tiếc chi mà nọ chơi bời cùng nhau. – Già thì cơm hẩm rau rưa, Già quen việc nặng, già tra xống sồng. – Cơm hầm ăn với cà kho, Chồng xấu vợ xấu những lo mà gầy. – Cơm sống thì anh lại rang, Quí hồ đẹp mặt ra đàng là hơn. – Cơm cha áo mẹ công thầy, Gắng công cố sức có ngày làm nên. – Cơm chiên ăn với mắm bò, Chồng đui vợ điếc những lo mà gầy. – Cơm ăn ba bữa cha cày cấy. Áo mặc bốn mùa mẹ vá may (thơ cổ).
    Cơm. Không chua không ngọt: Cam cơm, khế cơm v. v.
    Cơm-nguội. Tên một loài cây tức là cây vú trâu.
    Cơm-xôi. Tên một vị thuốc.


    Cớm
    Cớm. Không mọc lên được vì không có bong nắng: cây cớm.

    Cơn
    Cơn. Một trận, một lúc, một hồi: Cơn đen, cơn giận, cơn mưa.
    Cơn-cớ. Xem [ can-cớ ].
    VĂN-LIỆU. –Chập chớn cơn tỉnh cơn mè (K). – Cơn đen vận túng. – Gió chiều như cơn giục cơn sâu (K). – Nghĩ dài cơn lại xụt xùi đói cơn. – Một cơn mưa gió nẵng-nề (K). – Cơn ông chưa qua, cơn bà đã đến. – Cơn bên nam vừa làm vừa chơi. Cơn bên đông vừa trông vừa chạy.

    Cớn
    Cớn. Nói dao mài vào đá ráp lưỡi không được trơn bén.
    Cớn-cớn. Đọc là [ cơn-cớn ]. Hơi cớn.
    Cớn. nói hột đậu đéy, nấu không chín được: Đậu xanh cớn.

    Cỡn
    Cỡn. Nói về giống vật động tinh: Lợn động cỡn.
    Cỡn-cờ. Nhởn nhơ không được đứng đầu: Cười nói cỡn-cờ như trẻ con.
    VĂN-LIỆU. – Những người mặt nhỏ như niêu, cái răng trắng nhởn, chông yêu cỡn-cờ (C-d).


    Cợn.
    Cợn. Xem [ cặn ].


    Cợt
    Cợt. Trêu ghẹo, đùa bỡn: Ông tơ diễu cợt chi nhau (K).
    Cợt-nhợt. Nói cách ăn nói không đứng-đắn.
    VĂN-LIỆU. – Nói bỡn mà chơi, nói cợt mà chơi, vợ chồng như nén vàng đôi trong nhà. – Những là cười phấn cợt son (K). – Cái phong-ba khéo cợt phường lợi danh (C-o).


    Cu
    Cu. Tiếng gọi cái dương vật. Thường dùng để gọi con trai lúc còn bé: Thằng cu. Toeng61 bạn thân gọi đùa nhau: Anh cu Mỏ.
    Cu. Tên một loài chin, tức là chim câu.
    VĂN-LIỆU. – Vì ai xui giục con cu, Cho con cu gáy gật-gù trên cây. – Cứt chim cu bôi khi bịp-bịp. – Cà cưỡng là dượng chim cu, chim cu là du ác-là.



    Cú. Tên một loài chim hay ăn đẹm, hay ăn thịt giống khác. Nghĩa bóng: xấu, hôi: Xấu như cú, hỏi như cú.
    Cú rủ. Mỏi mệt rời-rã như dáng con cú đậu.
    VĂN-LIỆU. – Cú nói có, vọ nói không. – Cú kêu ra ma. – Cú có vọ mừng. – Cú kêu ra, ma kêu vào. – Cú kêu cho ma ăn. – Nếu mà cú đậu cành mai, Thì công trang-điền chằng hoài lắm ru?
    ‘………’. Câu (không dùng một mình).
    Cú-đậu ‘…………..’. Cú là chấm hết câu, da0u65 là chấm ngắt câu ra cho dễ đọc: Minh cú đậu ‘…………………..’ (Tam-tự-kinh).



    Cù. Cái gì tròn mà quay gọi là cù: Trẻ con đánh quả cù. Thứ đèn có tán quay gọi la đèn cù: chạy như quân đen cù.
    . Lấy tay sẽ gãi vào da, như nách, bàn chân, làm cho buồn nhột: Giơ nách ra cho người cù.
    Cù-rù. Chỉ bộ người lù-đù không được linh lợi: Cù-rà cù-rù như cái chết.
    ‘………..’. Cây to có bóng che rợp cả dưới đất. Thường dùng để nói người vợ cả có lượng bao-dung những người vợ lẽ: Một cây cù-mộc một sân quế-hòe (K).
    Cù-du. Tên gọi cái đêm lòng làm ở Cao-ly.
    Cù đinh thiên pháo. Bệnh dương-mai nặng.
    Cù-lao. Cái quai trên đầu quả chuông: Bây giờ tinh nghĩ làm sao, Cho chuông ấm tiếng c-lao vững bền.
    Cù-lao. Cái núi con nỗi ở giữa bể.
    Cù-lao ‘……………’. Công trình khó nhọc của cha mẹ nuôi con: Cù lao chín chữ non sông.
    VĂN-LIỆU. – Khôn đem chữ hiếu đền công chữ cù. – Duyên hội ngộ, đức cù lao (K)
    Cù-lệch. Cái giây triện ở trên đầu bức thêu bức chạm
    Cù-nhầy. Bây-bả: Chịn cù-nhầy, khất cù-nhầy.


    Củ
    Củ. Một phần gốc cây, rễ cây to phềnh ra, nằm ở dưới đất: Củ khoai, củ chuối v. v.
    VĂN-LIỆU. – Đi thì nhớ vợ cùng con, Về nhà nhớ củ khao mon trên rừng. (C-d). Vừa soẳn củ tỏi. – Bối tóc củ hành, đàn anh thiên hạ. – No cơm đâm boi vào củ. – Tháng giêng trồng củ từ, tháng tư trồng củ vạc. – Trâu chết mặc trâu, bò chết mặc bò, củ tỏi giắt lưng. – Con kiến mà kiện củ khoai, Mày chê tai khó lây ai cho giàu. – Còn duyên kén cá chọn canh, Hết duyên củ ráy dừa hành cũng vơ (C-d).
    Củ-hợp ‘………..’. Kết hợp lại: Củ-hợp nhân-chúng
    Củ-mật. Nói về độ gần tết hay có trộm cướp, nhà nào cũng phải giữ gìn cẩn thận: Tháng củ-mật.
    Củ sát ‘……………’. Xem xét lại: Củ-sát tế-vật.



    . Đã lâu, không mới: Ăn cơm mới nói chuyện cũ.
    Cũ càng. Cũng như [ cũ ]: tiếc thay chút nghĩa cũ-càng (K). Cũ kỹ. Cũ lắm: Quần áo cũ-kỹ. Cũ rích. Cũ âm: Cái do cũ rích.
    VĂN-LIỆU. – Có mới nới cũ. – Cũ người mới ta. – Trai thì hay nhớ bạn cũ, gái thì hay nhớ chồng xưa. – Ma cũ bắt nạt ma mới. – Mới yêu thì cũ cũng yêu, mới có mĩ miều, cũ có công-lênh. – Sự muôn năm cũ kể chi bây giờ (K). – Nể lòng người cũ vàng lời một phen (K).


    Cụ
    Cụ.
    I. Tiếng gọi người sinh ra ông bà mình tức là tầng-tổ
    II. Tiếng gọi tôn các người già.
    VĂN-LIỆU. – Bốn cụ ngồi một cỗ, cụ đủ điều cụ chẳng sợ ai (câu đối).
    III. Tiếng gọi bậc sư coi một chùa.
    IV. Một chức linh mục An-nam trong đạo Gia-tô.
    Cụ ‘……..’. Đủ: Thân-thể bất-cụ
    Cụ-thể ‘…………..’. Đủ lối: Anh học trò ấy tập làm văn để cụ-thể.
    Cụ ‘…………..’. Sợ (không dùng một mình). Thường dùng vớt chữ khác như là kính-cụ, khủng-cụ v. v.
    VĂN-LIỆU. – Tử sinh kinh cụ làm nau mấy lần (C-o).


    Cua
    Cua.
    Loài ở dưới nước, chân có đốt, có mai và có càng, bò ngang: Cua bể, cua đồng.
    Cua dẽ. Thứ cua bể mớt lột, mai còn mềm, tức là cua bấy. Cua gạch. Thứ cua nhiều gạch. Cua nước, Thứ cua ốp. Cua thịt. Thứ cua chắc.
    VĂN-LIỆU. – Chắc như cua gạch. – Ngang như cua. – Cua nướng ốc lùi. – Cua nhà nọ rọ nhà kia. – đời cua cua máy, đời cấy cáp đào. – Lồm-nhồm như cua bỏ sảng. – Hãy bền chí câu cua, Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai. – Chữ viết như con cua bò. – Rò ráy như cáy vào hang cua.


    Của
    Của. Nói chung về tiền bạc tài sản: Của chim của nổi.
    Của-cải. Cũng như [ của ]. Của-nả. Cũng như [ của ]: Của-nả được là bao mà đã lên mặt giàu.
    VĂN-LIỆU. – Của đời người thế. – Túi tham của đút chật lên (Nh-đ-m). – Của tim gọi một chút này làm ghi (K). – Của ai tai nấy. – Của người phúc ta. – Của ai phúc nấy. – Của thiên trả địa. – Của anh như của chú. - Của trời trời lại lấy đi. – Của người bồ-tát, của ta lạt buộc. – Của Bụt mất một đền mười, Bụt hãy còn cười Bụt chẳng lấy cho. – Của chồng công vợ. – Của bên lại người. – Của ruộng đắp bờ. – Của chua ai lấy chẳng thèm. – Của chung thiên-hạ đồng lần. – Của làm ăn no, của cho ăn thêm. – Của một đồng, công một nén. – Của ông thông, công bà mét. – Của đồng làm ra, của nhà lên nên. – Của thập phương e8n mày lộc phật. – Của thế-gian dãi người ngoan thiên-hạ. – Của giữa chỡ ai thích thì mua. – Người làm nên của, của chẳng làm nên người. – Của không ngon, đông con cũng hết. – Của thiên-hạ nay đây mai đó. – Của như non ăn mòn cũng hết. – Của làm ra để trên gác, của cờ-bạc đề ngoài sân, của phù-vân để ngoài ngõ. - Ở đời muôn sự của chung, Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.
    Của. Thuộc về: Cái nhà này của tôi.


    Cúc
    Cúc ‘………’. Tên một thứ hoa cánh nhỏ và nhiều, nở vào mùa thu: Sen tàn cúc lại ở hoa (K).
    VĂN-LIỆU. –Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai (K). – Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai (K).
    Cúc. Cái nụ tròn thường làm bằng đồng, bằng hổ phách, bằng vải tết, hình như cái nụ cúc đơm vào áo quần để cài cho kín. (Tiếng bắc gọi là khuy0.
    VĂN-LIỆU. – Áo anh đứt cúc đứt khuy.Quần anh đứt đũng còn chi hoa-hòe. – Cúc mã-não ái nâu hầm, lam, túc, yên, tượng, anh cầm cho tôi.
    Cúc cúc. Tiếng gọi gà.
    Cúc cung ‘………….’. Cúc là cúi, cung là mình.
    Cúc-cung tận-tụy ‘…………..’. Cắm-cúi làm hết sức cho trọn nghĩa-vụ: Cúc-cung tận-tụy về việc nước.
    Cúc-dục ‘……………’. Nói về công cha mẹ nuôi con: Đền ơn cúc-dục.
    Cúc-tần. Tên một thứ cây mọc ở bờ sông, cò những dây bò ở trên, ta thường gọi là dây tơ hồng.


    Cục
    Cục. Một khối nhỏ: Cục đát, cục phân. Nghãi rộng: thô, không thanh nhã: tính cục, nói cục.
    Cục-cằn. Cũng như [ cục ]: Ăn nói cục-cằn. Cục kịch. Trỏ bộ thô-tục, quê mùa: Thà rằng cục-kịch nhà quên (C-o). Cục mịch. Cũng nghĩa như [ cục kịch ]. Cục-súc. Thô bạo tục-tơn. Con người cục-súc.
    Cục ‘……………..’. 1. Cuộc (không dùng một mình). 2. Cơ sở: thương-cục.
    Cục diện ‘………..’. Tình hình phơi bày: Cục diện trong mọi nước thay đổi mỗi lúc một khác. Cục-ngoại ‘………….’. Ngoài cuộc: Đứng ở cục-ngoại mà xem.
    Cục-tác. Tiếng gà kêu: Gà đẻ gà cục tác, con gà cục tác lá chanh.


    Cúi
    Cúi
    . Khom xuống: Kẻ nhìn rõ mặt người e cúi đồn (K).
    VĂN-LIỆU. – Vào buồn ta cúi công-hầu mà chi (K).
    Cúi. Sợ bông to chưa kéo


    Cùi
    Cùi.
    Cài phần nạc ở trong quả: Cùi dừa, cùi bưởi
    Cùi tay. Chỗ cổ tay. Cũng có nơi dùng khuỷu tay.
    VĂN-LIỆU. – Có lẽ giơ cùi cùng tuế nguyệt, Rồi xem giở núi với gian-sơn (thơ cổ).


    Củi
    Củi. Tiếng gọi chung loài tre khô để đun bếp.
    Củi lụt. Thư củi theo nước lụt trôi về. Nghĩa bóng là nhiều: Chở về như củi lụt. Củi rểu. Thứ củi sậy và cỏ nổi trên mặt nước: Nước lạt vớt được vô số củi rều.
    VĂN-LIỆU. Kiếm củi ba năm thêu một giờ. – Gạo chợ nước sông, củi đồng đầu ống. – Chở củi về rừng. – Củi mục lành đun, chồng đần dễ khiến, chồng khôn khó chiều. – Củi mục khó đun, chồi cùn khó quét. – Củi mục bà để trong rươn, Ai mà hỏi đến trầm hương của bà (C-d).


    Cũi
    Cũi.
    Thứ chuồng làm bằng tre boặc bằng sắt, bằng gỗ, có then, để nhốt súc vật: Cũi lợn, cũi chó.
    VĂN-LIỆU. – Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi (K).
    Cũi. Nhốt vào cũi: Đem cũi con chó lại.


    Cúm
    Cúm. Một thứ bệnh sốt truyền-nhiễm


    Cùm
    Cùm.
    Đồ hình-cụ làm bằng hai tấm gỗ ghép lại, khoét hai lỗ thủng để giam chân kẻ phạm tội.
    VĂN-LIỆU. – Cờ bạc là bác thằng bần, Ruộng vườn bán hết xỏ chân vào cùm. – Có tiền thì tháo cùm, không tiền thì niếm chặt. – Việc quan thì cứ phépc công, Đứa nào trong trói cổ gông chân cùm.
    Cùm. Bỏ chân vài cùm mà giữ lại. Nghĩa rộng là giữ lại một nơi.



    Cụm
    Cụm.
    Một đám cây mọc liền với nhau: Cụm cây, cụm cỏ
    VĂN-LIỆU. -Hoa thơm đánh cá cụm.


    Cun
    Cun-cút.
    Tên một loài chim non, bay lủi ở bờ ruộng, thượng gọi tắt là [ cút ]
    VĂN-LIỆU. –Cun-cút được mấy hột lông, Chuồn chuồn được mấy hột thịt; béo như con cun-cút.
    Cun-cút. Trò chơi của trẻ con, cặp viên đất vào đầu thanh tre mà vút đi cho xa.


    Cún
    Cún.
    Tiếng gọi con chó con.


    Cùn
    Cùn
    . 1. Nhụt, không sắc: con dao cùn. – 2. Mòn cụt: Bút cùn, chổi cùn. Nghĩa bóng là kém-cỏi, vụn vặt: Cân văn cùn, lý sự cùn.
    VĂN-LIỆU. – Chổi củn rể rách. Dao cùn rựa cụt. – Hải cùn hải cụt.


    Củn
    Củn.
    Tiếng tục hoại. Lĩnh đi, lẩn đi: Anh ấy vừa ở đây mà đã củn đi từ bao giờ.


    Cũn
    Cũn-cỡn.
    Trỏ bộ quần áo ngắn-ngủi, khó coi: Ăn mặc cũn-cỡn


    Cung
    Cung. Một thôi đường đi độ chừng nửa ngày: Phu trạm một ngày đi hai cung
    Cung ‘…………..’. kính (không dùng một mình).
    Cung-chiêm ‘…………..’. Đem lòng kính mà xem: Cung-chiêm văn-miếu. Cung-day ‘……….’. Kính biếu. Tiếng dùng đứng đầu đoạn nói đức-tính ỡ văn tế, căn chướng, biểu, sớ v. v. :
    Cung-duy Hoàng-đế bệ-hạ, cung duy tóa-thần điện-hạ. Cung đề ‘……..’. Kính đề: Cung-đề một bức hoành để treo ở đình. Cung-hỉ ‘…………’. Kính mừng: Mồng một đầu năm, gặp nhau thường cung-hỉ chúc mừng. Tiếng chào, nghĩa là kính mừng, đọc theo tiếng Tàu là [ cống-hỉ ]. Cung-kính ‘…….’. Kính cẩn. Cung-khai ‘……………’. Kính khai ra cho rõ: Cung-khai tam-đại. Cung-lục ‘………….’. Kính chép: Cung-lục chỉ-dụ. Cung-nhân ‘…………….’. Cái danh hiệu của nhà vua ban cho các quan tứ phẩm: Tứ-phẩm cung-nhân. Cung-tiến ‘…………’. Kính dâng. Nói về sự dâng đồ vào đình miếu. Cung-thỉnh ‘………….’. Kính mời. thầy cúng thướng dùng làm tiếng để chiêu mơi các vị quỷ thần: Cung-thỉnh Như-lai. Cung-thừa ‘………..’. kính vâng: Cung-thừa mạnh song-thân tôi.
    Cung ‘……..’. 1. Dâng nộp: Cung lương thực cho quân quan. – 2. Nhận chịu: Cung chức. – 3. Khai sự thực với quan: Tù cung với quan. – 4. Có thể cấp cho sự cần dùng của người ta: Gạo xứ Bắc-kỳ đủ cung cho dân ăn.
    Cung-cấp ‘…………’. Dâng nộp, giúp đỡ: Cung-cấp luông tháng cho thầy đồ. Cung-cầu ‘…………..’. Tiếng về kinh-tế-học. Nói về bên có của bán (cung), bên cần dùng mua (cần). Cung-chiêu ‘………..’. Thú-tội: Bắt người bảo-lĩnh làm tờ cung-chiếu. Cung chức ‘….’. Đi nhận chức: Các quan phủ huyện đi cung-chức. Cung-dưỡng ‘……….’ 1. Thờ phụng: Cung-dưỡng cha mẹ. – 2. Cấp nuôi: Cung-dưỡng chúng-sinh. Cung-đốn ‘………’. Bị bách mà phải dâng phải nộp: Cung-đốn tiền sai cho lính lệ. Cung-phụng ‘…………’. 1. Dâng nộp: Những phẩm-vật ấy để làm đồ cung-phụng. – 2. Dâng nộp không” Cung-phụng mất một món tiền toi. Cung-phụng ‘……..’. Một chức nhỏ trong tòa Hàn-lâm, chính cửu-phẩm (9-1).

    Cung ‘……….’. Tiếng gọi chỗ vua ở: Cung cấm, cung miếu. Cũng dùng để gọi chỗ chính điện thờ thần thánh hay chỗ thần tiên ở: Cung tiên.
    Cung-cấm ‘………’. Chỗ vua ở, người thường không được ra vào: Cung-cấm thâm nghiêm. Cung-điện ‘………’. Tiếng gọi chung những chỗ vua ở: Trong cung-điện nhà vua không mấy người được vào xem. Lại nói về chỗ hậu cung đình thờ thần: Trong cung-điện chính chỉ có người thú từ mới được vào. Cung-đình ‘………..’. Tiếng gọi chung chỗ nhà cao sân rộng như chỗ triều miếu: Nước non Thiên-trúc, cung đình Bồng-lai (Ph-tr). Cung-hàm ‘……….’. Hàm của các quan nhất-phẩm như thái-sư, thái-phó, thái-bảo, thiếu-sư, thiếu-phó, thiếu-bảo. Cung-hoàn ‘……..’. Con hầu gái trong cung. Cung-khuyết ‘………..’. Cửa các quan vào chầu: Ngoài muôn dặm trông về cung-khuyết. Cung-miếu ‘………’. Chốn tôn nghiêm, như chỗ tôn-miếu của nhà vua hay chỗ thờ thần thánh. Cung-môn ‘………’. Của cung, chỗ cung cấm: Thẳm thẳm chốn cung-môn. Cung-nữ ‘………’. Cũng như cung nhân: cho đòi cun-nữ các nàng chạy ra (H-Tr). Cung-nga ‘……….’. Cô Hằng-nga ở trong cung trăng. Cũng dùng để gọi các người cung-nữ cùng các người đẹp: Cung-nga thể-nữ theo hầu. – Đẹp sánh cung nga. Cung-nhân ‘……’. Tiếng gọi chung những người đàn bà hầu ở trong cung. Cung-phi ‘………’. Vợ vua: Trai tài tướng-súy, gái hiền cung-phi (Âm-chất diễn âm). Cung quế ‘………..’. 1. Cây quế trong cung trăng. Nói về sự thi đỗ: Bẻ cánh cung quế, hái hoa vườn quỳnh. – 2. Bởi chữ [ quế-dịch ], buồng các bà phi ở trát bằng quế: Trong cung-quế âm-thầm chiếc bóng. Cung-tần ‘………….’. Cũng như cung-nhân: Ba trăm thị-nữ cung-tần (Ngọc-hoa). Cung-tường ‘………’. Nghĩa bóng nói về chốn đạo học thâm-thúy: Cung-tường Khổng Mạnh. Cung-thất ‘……………’. Nói chung về nhà cửa: Cung-thất lâu đài thực là rực rỡ. Cung-thiềm ‘…………’. Người Tàu tin rằng trong mặt trăng có con thiềm-thừ: Ỗ lòng bẻ quế cung-thiềm bấy lâu (Nh-đ-m). Cung trang. Cung điện trong mặt trăng: Cô Hằng-nga ở trong cung trăng.
    Cung ‘……….’. Một tiếng trong ngũ âm: Cung, thương, giốc, chủy, vũ. Dùng rộng gọi một điệu đàn, một điệu hát: Cung đàn, cung hát.

    Cung-bậc. Cung-bậc hát: Hát đúng cun-bậc. Nghĩa rộng nói về người chừng đỗi làm cao: Người này ra cung-bậc lắm. Cung-cách. Cung-cách hát: Người này hát chẳng ra cung-cách gì cả. Nghĩa rộng nói về cái bộ-dạng người làm ra đài-các nền nếp: người này cung-cách lắm. Cung-hình ‘………’. Tên một nhục hình ở trong ngũ hình đời cổ, tức là tội thiến. Cung-thương ‘……..’. Tiếng gọi chung về âm nhạc: Cung-thương lầu bậc ngũ-âm (K).

    Cung ‘………….’. Đồ binh làm bằng gỗ hoặc tre, uốn hình bán-nguyệt, càng một cái dày để bắn tên hoặc đạn: Phải cung rày đã sợ làn cây cong (K).

    Cung-đao ‘………’. Cung với đao, nói về việc võ: Xếp bút nghiêng theo việc cung đao (Chinh-phụ). Cung-kiếm ‘……….’. Cung với gươm. Nói về nghề võ. Cung-nỏ ‘……….’. Cung với nỏ. Cung-tiễn “………..’. Cung với tên. Nói về nghề võ: Đường dong ruổi lưng đeo cung tiễn (Chinh-phụ).
    VĂN-LIỆU. – Đã hay nghề ngựa lại lành nghề cung (Nữ tú-tài). – Làng cung-kiếm rắp ranh bắn sẻ (C-o).


    Cúng
    Cúng. 1. Chính nghĩa cũng giống như chữ cung ‘…………’, song ta hiểu về nghĩa dâng lễ vật lên thần thánh tổ tiên: Cúng giỗ, cúng tết v. v. – 2. Đem tiền bạc hoặc ruộng đất quyên vào việc làm phúc: Cúng tiền làm phúc. Dùng rộng trỏ về nghĩa lãng-phí: Bao nhiêu tiền cũng cúng về sòng bạc.

    Cúng-cấp. Cũng nghĩa như [ cúng ]. Cúng cơm. Cúng cơm bữa người mới chết trong năm mươi ngày: Một ngày hai bữa cúng cơm. Cúng cháo. Đặt cháo lên cúng các linh-hồn chúng-sinh. Cúng-dàng: (Tiềng nhà chùa) tức là chữ [ cung dưỡng ] ‘…………’ đọc trạnh. Đem lễ vật cúng vào nhà chùa: Đã thường làm phúc lại hay cúng-dàng (P.C.C.H). Cúng dơm. Cũng nghĩa như [ cúng ]: Sáng di khuyên-giáo, tối về cúng dơm (L-V-T). Cúng tế. Cúng vái tế lễ. Cúng vái. Cũng nghĩa như [ cúng ].

    VĂN-LIỆU. – Sớm cúng quả, tối dâng hoa (Ph-Tr). – Ngày rằm mồng một cũng đi cúng dàng (Quan-âm Thị-kính).


    Cùng
    Cùng. 1. Chung với nhau: Hai người cùng ở một nhà. – 2. Giống nhau: Hai người cùng một khổ mặt. – 3. Đều: Hai người cùng đến một lúc. – 4. Và, với: Anh cùng em, chú cùng bác.

    VĂN-LIỆU. –Khác họ cùng nước. – Cùng ăn một măm, cùng nằm một chiếu. – Chó cùng nhà, gà cùng chuồng. – Cùng nhau trót đã hẹn lời (K). – Mời cùng nhau lúc ban ngày đã quên (K). – Cùng một máu bác sinh ra, khác giọt máu mẹ ai hòa thương ai. – Đôi ta như thể con tằm, Cùng ăn một lá cùng nằm một nong. – Cùng mặt mà chẳng cùng lòng, cùng ở một ngõ giỗ chồng nhau đi. – Muốn về cùng mẹ cùng cha, Hay là muốn ở cùng bà cùng ông. – Ngọt ngon cùng hưởng đã xong, Còn khi cay đắng cũng cùng có nhau. – Nào thầy nào bạn đi đâu tá, Bỏ chết nhau đây chẳng giúp cùng. – Trai bạc mắt, gái thâm môi, Những người tông bụng chớ chơi bạn cùng. – Đi đâu cho thiếp đi cùng, Đói no thiếp chịu, lạnh-lùng có đôi.

    Cùng
    ‘…………’. I. Cuối hết, không còn gì nữa: Xét cho cùng.
    Cùng-cực ‘………..’. Cuối hết không còn gì nữa: Dò xét cho đến cùng cực. Cùng đường. 1. Hết đường: Đi đến đây là cùng đường. – 2. Khắp dọc đường: Rao cùng đường. Cùng-kế ‘………….’. Hết cả mưu kế: Cùng kế quá phải đem bán cả nhà cửa. Cùng-kiệt. Hết nhẵn không còn tí nào: Vơ vét cho rõ đến cùng-kiệt. Cùng kỳ lý ‘………’. Hết lẽ. Cùng tận. Cuối hết, không còn gì nữa: Chân trời là chỗ cùng tận của tầm con mắt. Cùng-tịch ‘……..’. Nói về chỗ hẻo-lánh văng-vẽ: Ở chốn thôn quê cùng-tịch. Cùng tột. Trên hết hat cuối hết: Đến đấy là cùng tột: Cùng trời, khắp cả gần trời: Đi cùng trời cùng đất. không còn thiếu đâu nữa. Cùng xa cực xỉ ‘………….’. phao phí không còn cách gì hơn nữa.

    VĂN-LIỆU. – Hang cùng ngõ hẻm. Năm cùng tháng tận. – Cùng nam cực bắc. – Sơn cùng thủy tận. – Đi cùng bốn bể chín châu. –Thâm sơn cùng cốc.

    II. Túng quẫn, nghèo khó: Cùng quá hóa liều.

    Cùng-dân ‘…………’. Dân nghèo. Tiếng gọi chung những người nghèo khó. Cùng đinh ‘…….’. Hạng con trai nghèo khó: Cùng-đinh hạ-bộ. Cùng đồ ‘………’. Túng đường không xoay-xỏa ra sao được: Nhỡ nhàng gặp bước cùng-đồ. Cùng-kiết. Nghèo khó túng-kiết. Cùng-khổ ‘…………’. Nghèo nàn khổ sở. Cùng khốn ‘………’. Cũng nghĩa như [ cùng khổ ]. Cùng-quẩn ‘……….’. Khó nghèo túng-bấn. Cùng-túng. Cũng nghĩa như [ cùng quẩn ]. Cùng thông ‘……….’. Rủi và may. Lúc khốn-quẩn lúc hanh-thông: Lớp cùng thông như đúc buồng gan (C-o).
    VĂN-LIỆU. – Đỡ khi gấp khúc, đỡ khi vận cùng (Nh-đ-m). – Lạ thay cùng đạt cơ trời (Ph-Tr). – Quân tử cổ-cùng, tiêu nhân cùng tư lạm. Cùng tắc biến, biến tắc thông. – Chó cùng rứt giậu. – Lươn cùng gặm đất sét.


    Củng
    Củng.
    Cốp vào đầu.
    Củng. Cái mái nhà mai-luyện, hoặc ở trước hiên, hoặc nỗi hai cái mái khác nhau: Mái cảng nhà thờ.
    Củng ‘….’. Chầu vào (không dùng một mình).
    Củng chiếu ‘………’. Soi vào: Cát-tinh củng chiếu. Củng hướng ‘………’. Chầu vào: Các vì sao củng-hướng vào ngôi ……………
    Củng ‘…………’. Bền chặt chắc chắn (không dùng một mình).
    Củng-cố ‘…’. Vững bền: Cơ đồ củng-cố.


    Cũng
    Cũng
    . Tiếng trợ-ngữ. 1. Giống, như, cùng là: Ở đời ai cũng như ai. – Sống chết cùng liều. – 2. Gường-gương được: Thôi thế cũng được.

    VĂN-LIỆU. – Xấu như ma cũng thà con gái. – Khôn ngoan cũng thể đàn bàm Đẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông. – Chẳng chua cũng thể là chanh, Chẳng ngọt cũng thể cam-sành chín cây. Chẳng thanh cũng thể hoa mai, Chẳng lịch cũng thể con người thượng kinh. – Chẳng được miếng thịt miếng xôi. Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng. – Củng là phận cải duyên kim. – Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao. – Cũng phường bán thịt, cũng tay buôn người (K). – Rằng trăm năm cũng từ đây (K). – Cũng liều nhắm mắt đưa chân. _ Phải lời ông cũng êm lại (K). – Cũng liều ngọc nát hoa tàn mà chi. – Cũng mong dây cát được nhờ bóng quân. – Cũng loan sống thác với tình cho xong. –Chẳng trăm năm cũng một ngày duyên ta. – Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều. – dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam. – Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn. – Nồi chìm cũng mặc lúc nào rủi may (K).


    Cuốc
    Cuốc.
    Một thứ đồ làm ruộng, có lưỡi bằng sắt để xới đất lên: Sáng ngày vác cuốc ra đồng.
    Cuốc. Dùng cái cuốc mà bới đất lên: Cày sâu cuốc bẫm. Nghĩa bóng là đi mau chân: Cuốc bộ một mạch về nhà (tiếng thường tục).
    VĂN-LIỆU. – Bạ bờ cuốc góc. – Cuốc đất lật cỏ.
    Cuốc. Một loài chim hya lũi ở bờ ao, bờ ruộng và hay kêu về mùa hè: Học như cuốc kêu mùa hè.
    VĂN-LIỆU. – Đen như cuốc. – Trông gà hóa cuốc. – Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc.


    Cuộc
    Cuộc.
    Bởi chữ [ cục ] đọc trạnh ra. Cái hình, cái thế bày ra: Cuộc đời, cuộc …….. Nghĩa nữa là cái bày ra để đánh đố: Đánh cuộc, được cuộc.
    VĂN-LIỆU. – Trăm năm tính cuộc vuông tròn (K). – Vinh khô đắc làng xá chi cuộc đời (Nh-đ-m). – Cuộc thành bại hầu can mái tóc (C-o). – Chẳng qua làm phúc cho chăng. Nào ai an cuộc ăn bàn chi ai (L-V-T).


    Cuối
    Cuối.
    Sau cùng: Bên trên đầu nọ, bên chờ cuối kia (K).
    Cuối cùng. Sau hết, không còn gì nữa.
    VĂN-LIỆU. – Đầu trăng cuối trăng. – Lợn đầu cau cuối. – Đầu năm ăn quả thanh-yên, Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng. – Đầu mày cuối mắt cùng nồng tấm yêu (K). – Cửa thiền vừa tiết cuối thu. – Cho đành lòng kẻ chán mây cuối trời. – Vớt hương dưới vất bẻ hoa cuối mùa (K).


    Cuội
    Cuội.
    Theo tục tưởng trong mặt trăng có cây đa, ngồi dưới gốc cây ấy là thằng cuội: Thằng cuội ngồi gốc cây đa, Thấy trâu ăn lúa gọi cha ồi-ồi. Tục thường cho thằng cuội hay nói dối: Nói dối như cuội.
    Cuội đất. Người hay nói dối: Phường cuội đất bản ruộng chung thiên hạ (phú thế-tục).
    VĂN-LIỆU. – Xầm vào cuội ra. – Thịt thơm vì hành, Trăng thanh vì cuội. (T-ng).
    Cuội. Cái mầm xanh ở trong hạt sen.
    Cuội. Một thứ sỏi lớn và dắn: Dắn như đá cuội.


    Cuỗm
    Cuỗm (thông tục). Lấy trộm: Kẻ trộm vào cuỗm lấy đồ .


    Cuốn
    Cuốn.
    Cuộn lại, vê, xoay tròn lại: Cuốn thuốc lá, cuốn chiếu. nghĩa rộng là xoay tròn mà mang đi: Gió cuốn, nước cuốn. Nghĩa rộng nữa là thu nhặt mà mang lên đi hết.
    Cuốn xáo (tiếng tu) cũng như [ cuốn ]: Vợ chồng con cháu cuốn xéo đi hết cả.
    VĂN-LIỆU. – Nhà hương cao cuốn bức là (K). – Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay. – Của đồng cuốn của nhà.
    Cuốn. Một món đồ ăn có bún thịt, thịt, tôm, cuộn lại trong rau lá diếp: Ăn cuốn, ăn thang.
    Cuốn. Tên một thứ bánh làm bằng bột gạo, đổ mỏng mà cuốn lại: Bánh cuốn chay, bánh cuốn mặn.
    Cuốn. Một cuộn: Cuốn giấy
    VĂN-LIỆU. – Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân (K).



    Cuồn
    Cuồn-cuộn.
    Nói về nước chảy mạnh: Nước chảy cuồn-cuộn.
    VĂN-LIỆU. Đôi ta như rắn liu-điu, Nước chảy cuồn cuộn ta dìu lấy nhau. – Nước sông cuồn-cuộn chảy xuôi, Có con ca gay đỏ đuôi hồng hồng.


    Cuộn
    Cuộn.
    Cũng như [ cuốn ].
    VĂN-LIỆU. – Rồng còn cuộn khúc náu hình


    Cuống
    Cuống.
    Phần dưới cái hoa hoặc cái lá: Cuống hoa, cuống lá. Nghĩa rộng gọi cái gì hình giống cái cuống: Cuống phổi, cuống họng, cuống giá.
    VĂN-LIỆU. – Cây rau ma, lá rau muống, cuống rau đay. – Một đói cuống-giá bằng vàng. Một bộ xà-ích vài ngang quả bình. – Mua bầu xem cuống mới toan không nhầm.
    Cuống. trỏ bộ lo sợ rối rít: Sợ cuống, lo cuống, Chạy cuống.
    Cuống-cuồng. Cũng như [ cuống ]. Cuống quít. Cũng như [ cuống].


    Cuồng

    Cuồng ‘………’. 1. Dồ dại: Làm bậy như thằng cuồng. 2. Ngông-nghênh: Cuồng-sĩ. – 3. Mạnh, dữ: Cuồng phong.

    Cuồng bạo ‘……..’. Dồ-dại, hung tợn: Tính khí cuồng-bạo. Cuồng khẩu: Giặc mạnh. Nghĩ rộng nói cái bộ chạy rối-rít: Chạy cuồng-khẩu. Cuồng-lan ‘……….’. Sóng dữ. Nghĩa bóng nói cái sức mạnh xô đẩy quá: Chống đỡ lại một lớp cuồng-lan. Cuồng ngôn ‘…….’. Nói ngông dại. Hay cuồng-ngôn có khi bị vạ. Cuồng-phong ‘……..’. Cơn gió to. Cuồng sĩ ‘……..’. Thầy đồ ngông. Cuồng vọng ‘……….’. Dồ dại càn rở: Nói càn xin cam chịu là cuồng vọng.


    Cúp
    Cúp
    . Sắp nở: Hoa cúp, lá sen cúp.


    Cụp
    Cụp. Rủ xuống, quắp vào: Cạp ô, cụp đuôI.
    VĂN-LIỆU. – Mặt trời gác núi non đoài, Hoa sen cụp lại nhện dời vào trong (câu ca con chim chích).


    Cút
    Cút.
    Chạy, lĩnh đi mất: Nó cút đi đàng nào mất rồi.
    Cút. Xem [ cun cút ].
    Cút. Một mảng tóc che thóp trẻ con: Cạo đầu để chừa cái cút.
    Cút-kít. Tiếng kêu hai cái gì cọ xát với nhau: Cái xe một bánh nó kêu cút-kít
    Cút-ca cút-kít. Cũng nghĩa như [ cút kít ],


    Cụt
    Cụt.
    Ngắn: Ngắn-ngủn như gà cụt đuôi. Nghĩa bóng là hụt đi: Đi buôn cụt vốn, đi bán cụt lời.
    Cụt ngủn. Cụt hẳn: Đuôi con chó cụt ngủn.
    VĂN-LIỆU. – Voi trên rừng không bành không tróc, Gái chưa chồng như cóc cụt đuôi.



    ‘…………’. Ở (không dùng một mình).
    Cư đình ‘………..’. Chỗ trọ: Giấc mộng tàn tỉnh cả chốn cư-đình (tự thuật ký của ông Lý Văn-Phức). Cư-quan ‘………’. Đang dam quan: Ông Mạc Đĩnh-Chi lúc cư-quan rất là thanh liêm. Cư-sĩ ‘……….’. Người đi ẩn: Bạch Cư-Di là một nhà cư-sĩ đời Đường. Cư-tâm ‘……….’. Lòng ăn ở: Người vẫn nói đạo đức mà cư-tâm không được chính đáng. Cư-tang ‘……’. Đang lúc để tang: Lúc cư-tang không nên ca-xướng. Cư-trú ‘………’. Ở tại: Tôi cư trú ở đây. Cư xử ‘……..’. Ăn ở, đối đãi: Người ta cư-xử với nhau phải có thủy chung
    VĂN-LIỆU. – Kiều-cư-ký-ngụ.


    Cứ
    Cứ. 1. Liền, luôn, không thôi: Cứ làm, cứ việc. – 2 Cưỡng không thôi: Đã cấm mà cứ làm.
    Cứ ‘………..’. Theo giữ, làm bằng-chứng: Việc quan anh cứ phép công anh làm. – Câu chuyện này sở cứ vào đâu?
    VĂN-LIỆU. – Quan cứ lệnh lính cứ truyền. – Cứ người có tóc, ai cứ người trọc đầu. – Một là cứ phép da hình (K). – Cứ lời lạy xuống mụ thì khấn ngay (K). – Nhập gia phải cứ pháp nhà ta đây (K). – Thề sao thì lại cứ sao da hình (K).


    Cừ
    Cừ.
    Hàng cọc cắm ở giữa sông để chăng lưới đánh cá: Cắm cừ giữa sông. Nghĩa rộng là cắm cọc để đổ đất cạp rộng thêm ra: Cừ bờ ao, cứ bờ đê.
    Cừ. Ngòi nước: Khai cừ để nước chảy thông.
    Cừ ‘……….’. To nhất, đứng đầu (không dùng một mình).
    Cừ-khôi ‘………….’. Đứng đầu trong một tụi, một đảng: Bắt được tên cừ-khôi trong đảng giặc,
    Cừ-rừ. Bộ nhọc mệt: Cừ-rừ như người mới ốm dậy.


    Cử
    Cử ‘……’. I. Cất lên: Ông này được cử ra làm đại-biểu.
    Cử-ai ‘………’. Cất tiếng khóc (tiếng xướng tế đám ma). Cử binh ‘……….’. Cất quân đánh giặc: Quan nguyên súy sấp cử binh ra đánh trận. Cử chỉ ‘…….’. Lúc động lúc nghỉ. Nói chung về cách điệu đi đứng hành động của người ta: cử-chỉ đứng đắn. Cử-động ‘…………’. Cất nhắc làm-lụng: Người ta có cử động luôn thì trong mình mới được khỏe mạnh. Cử hành ‘…….’. Làm việc tôn-trọng, như việc tế-lễ: Cử hành giao lễ, cử hành tang lễ. Cử-hiền ‘………….’. Cất người hiền lên: Đời trước quan lấy việc cử hiền làm cái chức-trách của mình. Cử nghiệp ‘………..’. Lối học để thi đỗ ra làm quan: Nhưng người tài-giỏi xuất chúng, không thèm học lối cử nghiệp. Cử-hạc ‘………’. Nổi tiếng âm nhạc. Cử-nhân ‘………..’. Bậc người đi thi hươngđỗ trên tú tài: Bên văn có cử nhân, bên võ cũng có cử-võ. Cử-sự ‘…………’. Khởi làm việc to-tát và bí mật: Vua Lê Thái-tổ mưu cử sự ở Lam-son. Cử-tử ‘…….’. Học trò đi thi hương. Cử tri ‘……..’. Tiến cử người mình biết là có tài giỏi: Đời vua Tự-đức thường cho các quan cử-tri để kén lấy người giỏi.
    VĂN-LIỆU. – Thi đỗ nhất cử. – Nhất cử lưỡng tiện.

    II. Hết thảy, tất cả (không dùng một mình).

    Cử-quốc ‘……..’. Suốt cả nước: Cử-quốc giai binh. Cử-tọa ‘………’. Suốt cả người ngồi họp mặt: Ông Mỗ diễn thuyết xong, cử tọa đều vỗ tay khen. Cử thế ‘…….’. Suốt cả người trong một đời: Cử thế giai trí (Suốt cả người trong đời đều biết).
    Cử-rử. Cũng như [ cừ-rừ ].


    Cữ
    Cữ. Một khoảng làm giới hạn: Dùng cái thước làm giới hạn mà đo.
    Cữ. Một độ, một thời kỳ trong mấy ngày. Nghĩa nữa là một thời-kỳ nhất định phải kiêng khem của đàn bà đẻ và của đứa trẻ mới đẻ: Con trai bảy ngày 1 cữ, con gái chín ngày một cữ.
    VĂN-LIỆU. – Não người cữ gió tuần mưa.


    Cự
    Cự ‘……’. To, lớn (không dùng một mình).
    Cự-nho ‘………..’. Người học giỏi: Ông Cu Văn-An là bậc cự-nho đời trần. Cự phách ‘………..’. Nghĩa đen là ngón tai cái. Nghĩa bóng: người có tài-đức học vấn hơn người: Ông Cha-tử là một tay cự phách trong Khổng-họ. Cự-phú ‘…..’. Nhà giàu to. Cự tộc ‘……..’. Họ to, nhiều người làm nên. Cự-vạn ‘……..’. Một số tiền to kể hàng vạn trở lên: Giàu có cự-vạn.
    ‘………’. Chống lại, không chịu: Làng đánh kẻ cướp mà kẻ cướp cự lại. Ngày nay đúng sai, cho nghĩa là mắng quở: Bị ông chủ cử.
    Cự-địch ‘………..’. Chống lại với giặc: Đem quân ta để cư-địch. Cự-tuyệt ‘……….’. Khước hẳn đi, đứt hẳn đường đi lại với nhau: hai bên cự-tuyệt không đi lại với nhau nữa.


    Cưa
    Cưa. Đồ dùng, lưỡi làm bằng sắt, có nhiều răng để sẻ gỗ, cắt gỗ.
    VĂN-LIỆU. – Sớm rửa cưa, trưa mài đục. – Nước mưa cưa trời. – Chẳng tham ao cá ruộng dưa. Tham vì cái đục cái cưa của chàng.
    Cưa. Dùng lưỡi cưa để sẻ gỗ cắt gỗ: Cưa mạch nào đứt mạch nấy.
    VĂN-LIỆU. – Cưa đứt đục thủng. – Nắng thì cưa, mưa thì về. – Nhùng nhằng như cưa rơm. – Cưa cạnh chẳng ly sợi tóc. Cưa sừng xẻo tai, long đa gãy ngõng, là nhưng của chẳng vừa.


    Cứa
    Cứa.
    Cầm lưỡi dao đưa đi đưa lại để cho đứt (thường nói về dao nhụt): dao nhụt quá, cưa miếng thịt không đứt.


    Cửa
    Cửa.
    1. Chổ mở để ra vào: Cửa cao nhà rộng. – 2. Noi chốn: Cửa quan, cửa thánh, cứa không, cửa phật.
    Cửa ải. Nơi giáp-giới hai nước, có xây cửa để phòng giữ: Đem binh qua cửa ải. Cửa bể. Chỗ sông chảy ra bể: Sóng cồn cửa bể nhấp nhô (C-o). Cửa Bụt. Nơi thờ phật: Xưa nay cửa bụt lẽ nào hẹp ai (Nh-đ-m). Cửa bức bàn. Cái cửa lớn ở nhà gỗ, có nhiếu cánh đóng liền với nhau. Cửa cấm. Cửa vào cung nhà vua: Cửa cấm thâm-nghiêm. Cửa công. Cũng như [ của quan ]: Hoàn lương một thiếp thân vào cửa công (K). Cửa chớp. Cửa có nhiều thanh gỗ đóng thưa và chenh chếch để thông hơi. Cửa gỗ. cửa làm toàn bằng gỗ. Cửa giả. Cửa chỉ có 1 cái hình mà không mở ra được. Cửa kính. Cửa có lắp mặt kính. Cửa không. Cửa nhà Phật: Rắp đem mạnh bạc xin nhờ cửa không (K). Cửa Khổng. Cử dạy đạo Khổng: Cửa Khổng sàn Trình. Cửa mạch. Cái nách cửa ở bên cạnh: Vào cửa tà ra cửa mạch. Cửa miệng. Lời thông thường, lời khen chê: Câu nói cửa miệng. Cửa mình. Tức là [ âm hộ ]. Cửa ngăn. Cửa ngõ bằng gỗ: Tin đâu đã thấy cửa ngăn gọi vào (K). Cửa nhà. Gọi chung về việc gia thất, đai đình: Cửa nhà tan tác chiếc thún lạc loài. Nghĩa bóng là vợ chồng (bởi chữ thất-gia): cửa nhà dù tính về sau (K). Cửa quan. Chỗ công đường các quan. Cửa quan. Cửa ải. Cửa quyền. Nhà có quyền thế như nhà quan to: Bác bậc của quyền. Cửa-rả. Tiếng gọi chung cửa ngõ: Đem hôm cửa-rả phải cẩn thận. Cửa sài. Cửa bằng tre bằng phiên, thường trỏ về cửa nhà nghèo: Cửa sài vừa ngỏ then hoa. Cửa sổ. Cửa đục ở tường ra để cho thoáng gió và cho sáng: Nhà có nhiều cửa sổ mới hợp các vệ sinh. Cửa sông. Chổ sông này chảy vào sông kia. Cửa tò-vò. Cửa xây cuốn hình khum khun mai-luyện. Cửa thánh. 1. Cửa dạy đạo thánh hiền: Bấy lâu cửa thánh dựa kề (L-V-T). – 2. Nơi thờ thần thánh: Trước cửa thánh ai dám nói sai. Cửa thiền. Tức là [ cửa không ]: Cửa thiền vừa tiết cuối xuân (K). Cửa trời. Cửa nhà trời. Nghĩa bóng là cửa nhà vua: Cửa trời rộng mở đường mây. Cửa viên. Chỗ quan đại tướng đóng binh: Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên (K). Cửa vông. Cái diêm bằng gỗ chạm.

    VĂN-LIỆU.- Cửa cấm lầu cao. – Cửa các phòng khuê. – Cửa tía lầu son. – Cửa chẳng qua, nhà chẳng tới. – Ra cửa trước vào cửa sau. –Ngỏ cửa cho gió lọt vào. – Đánh trống qua cửa nhà sấm. – Lắm sãi không ai đóng cửa chùa. Hạt tiêu nó bé nó cay. Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền. – Trăng dòm cửa số mặt-trăng vuông.


    Cựa
    Cựa.
    Động-đậy mình: Ngủ yên không cựa mình. Nghĩa bóng là không chịu yên mà cố xoay cho khác đi: Đã bị thế mà còn cố cựa mãi,
    Cựa-cậy. cũng như [ cựa ]. Cựa kèn. Xem [ kèn cựa ].
    Cựa. Cái móng nhọn mọc ở sau chân loài gà sống: Cựa con gà, cựa con còng.
    Cựa gà. Tên gọi cái chốt để giữ then cửa, then khóa.
    VĂN-LIỆU. – Nhu-nhú như cựa gà. – Voi chín ngà, gà chín cựa. – Gà cựa dài thì thịt rắn, gà cựa ngắn thì thịt mềm.


    Cực
    Cực
    ‘……………’. I. Rất mực, đến thế là cùng: Cực rộng, cực đep.
    Cực-điểm ‘……..’. Cái mực cùng: Văn minh đến cực điểm. Cực đoan ‘……….’. Đần cùng. Cái gì thiên quá về một bên, thường dùng để chỉ về các phái chính trị có ý kịch-liệt: Đảng quá-kịch là phái cực-đoan. Cực-đông ‘………’. Cùng gọi là [ viễn đông ], tiếng của người phương Tây, gọi các nước ở Á-châu. Cực hình ‘………..’ hình nặng nhất: Tội chết chém là cực hình. Cực-kỳ ‘…..’. Rất mực: Người ấy cực kỳ khôn ngoan. Cực-lạc ‘……’. Rất vui. Tiếng nhà phật gọi cái cõi rất vui vẻ: Siêu độ đến cõi cực lạn. Cực-lực ‘…’. Cố sức cho đến cùng: Cực-lực phản-đối. Cực phẩm ‘…….’. Nghĩa rộng nói cái gái trị cao nhất: Thông minh cực phẩm

    VĂN-LIỆU. – Trong cơ âm-cực dương hồi [ ] (K)

    II. Khổ-sở: Trời làm chi cực bấy trời.
    Cực chẳng đã. Rầu lòng mà phải làm: Cực chẳng đã phái bán cả nhà. Cực khổ ‘….’. Cũng như [ khổ ]: Làm cho cực khổ bao giờ mới thôi. Cực lòng. Khổ trong bụng: Cảm thương thầy tớ thác oan cực lòng (L-V-T). Cực-nhục ‘…..’. Khổ nhục. Cực thân. Tủi khổ trong mình: Cực thân nên phải ngậm sâu bước ra (H-Tr0.

    VĂN-LIỆU. – Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần (K). – Thiệt riêng đấy cũng lại càng cực đây.



    Cửi
    Cửi
    . Nghề dệt: Làm cửi.
    VĂN-LIỆU. – Đường đi như mắc cửi. – Anh về đi học cho ngoan, Để em cửi vải kiếm quan tiền dài. – Khi vào cạnh cửi khi ra thêu thùa.


    Cưng
    Cưng. Nuông, chiều: Cưng con.


    Cứng
    Cứng.
    Dắn, không bẻ được, trái với mềm: Cứng như sắt. Nghĩa bóng: 1. Không non: Văn cứng, học cứng, người ấy cũng là một tay cứng; - 2. không mềm, không dịu: Bộ cứng, người ấy ăn mặc cứng lắm, nước mắm ăn cứng; - 3. Đờ ra: Rét cứng.
    Cứng-cáp. Mạnh mẽ: Đứa bé trông độ rày cứng-cáp. Cứng-cỏi. 1. Không được êm-ái mềm mại” Bộ người cứng-cỏi, câu văn cứng-cỏi. – 2. Cứng lắm: Lời lẽ cứng-cỏi. Cứng cổ. 1. Bướng, khó bảo: Đứa trẻ cứng cổ, dân cứng cổ. – 2. Cứng, không chịu khuất phục: Cứng cổ không ai đè nén được. Cứng cựa. Chính nghĩa là con gà bị thua đờ cựa mà không chọi được. Nghĩa bóng: Chịu đờ không chống lại được: Chịu thua cứng cựa. Cứng đờ. Cũng như [ cứng nhẳng ]. Cứng họng. chịu không cãi lại được: Chịu cứng họng. Cứng lưỡi. Cũng như [ cứng họng ]. Cứng-nhẳng. Không êm, không dịu: Ăn cứng-nhẳng. Cứng rắc. Cũng như [ cứng nhẵn ].

    VĂN-LIỆU. – Có cứng mới đứng được đầu gió. – Đến khi gió cả biết cây cứng mềm. – Ví dù cây cứng rễ bền, Gió lây chẳng chuyển sấm rền nào rung. – Chân cứng đá mềm.

    Cứng-cừng. Đọc là cưng-cứng, hơi cứng: Dường cứng-cứng lưỡi, dường quanh-quẩn lời (Nh-Đ-m).


    Cửng
    Cửng (tiếng tục). Cứng thẳng, dựng thẳng (chỉ nói về cái dương vật).


    Cước
    Cước. Thứ tơ lấy ở trong ruột một loài sâu như con tằm, thường dùng để làm giây câu và để buộc vành nón.
    Cước ‘………’. 1. Chân (không dùng một mình). – 2. Tiền phí về sự vận-tải.
    Cước-chú ‘……’. Lời chúa ở dưới: Những câu cước chú để cắt nghĩa hay dẫn sự tích. Cước phí. Tiền phí-tổn đi đường: tiền cước phí từ Hà-nội vào Saigon mất nhiều. Cước sắc. Nói người có phẩm hàm trong làng. Nghĩa nữa là tiếng gọi trong cuộc bài tổ-tôm, ù có tôm lèo, bạch-định v. v.


    Cược
    Cược
    . Tiền ký trước để đảm bảo việc mình nhận làm với người ta: Nhận thần khoán cái cầu, phải ký một số tiền cược.


    Cưới
    Cưới
    . Làm lễ lấy vợ, lấy chồng.
    Cưới chạy tang. Cưới trước khi phát tang. Cũng có nơi gọi là cưới [ bôn-tang ]. Cưới chợ. Làm lễ mở chợ mới. Cưới vườn. Mua hoa-lợi trong một vườn hay một trại. Cưới xin. Nói chung về việc cưới, cũng như tiếng [ cưới hỏi ]: Tục cưới xin bây giờ xa-xỉ hơn trước.

    VĂN-LIỆU. – Ma chê cưới trách. – Ăn cưới chả tây lại mặt. – Ai chê đám cưới, ai cười đám ma. – Đám cưới mổ trâu, đám dâu mổ bò. Đời xưa cưới vợ đời nay cưới chồng. – Cưới vợ không cheo như chèo-nghoèo không [ ]. – Cưới vợ không cheo, tiền gieo xuống suối. Bao giờ tiền cưới trao tay, Tiền cheo làng lấy mới hay vợ chồng.


    Cười
    Cười.
    Nhách môi, há miệng lộ sự vui vẻ hay ý tứ gì ra.
    Cười cợt. Cười đùa bỡn-cợt: Khi ngâm ngợi nguyệt khi cười cợt hoa (K). Cười gằn. Cười dằn từng tiếng một, ngắn dọng, có ý mỉa mai. Cười khì. Cười dọng khì-khì ra dáng vô tâm hay ngu-ngốc: Khi mới đẻ người đã khóc [ ], Trần có vui sao chẳng cười khì (Ng.-C.-Trứ). Cười khan. Cũng như [ cười nhai ]. Cười nụ. Cười chúm chím như cái nụ hoa sắp nở: Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm. (K. Cười ngặt cười nghẹo. Cười quá mà nghiêng ngả cả người. Cười nhạt. Cười không có ý-vị đặm đà. Cười thầm. Cười ngầm trong bụng, có ý chê bai: Mỉm miệng cười thầm với nước non (Yên-đồ). Cười ruồi. Cười nhạt nhẽo có ý giả giối siểm-nịnh.

    VĂN-LIỆU. Cười như rỉ ám. – Cười như nắc-nẻ. – Cười đấy khóc đấy. cười như đười ươi. Cười hở mười cái răng. Được ích khúc-khích lại cười. – Vô duyên chưa nói đã cười. – Đàn ông cười hoa, đàn bà cười nụ. – Cười ba tháng, chả ai cười ba năm. – Cười người chớ có cười lâu, Cười người hôm trước hôm sau người cười. – Con người có miệng có môi, Khi buồn thì khóc khi vui thì cười. – Hoa cười ngọc thuyết đoan trang (K. – Có khi vui chuyện mua cười. – Những là cười phấn cợt son. – Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa. – Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm (K). – Quản làm sao được kẻ chè người cười (truyện Quan-âm). – Cười ra nước mắt, hát nên giọng sầu (C-o). – Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười (Ng-C-Trứ). – Nực cười châu-chấu chống xe (Lý-thường-Kiệt).


    Cưỡi
    Cưỡi
    (cỡi). Ngồi lên lưng vật gì mà đi: Cưỡi ngựa. Nghỉa bóng là đè nén, bắt nạt: Cưởi đầu, cưỡi cổ.
    Cưỡi rồng. Nói người rể có tài (tiếng làm văn): Phỉ nguyền sinh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng (K).

    VĂN-LIỆU. – Cưỡi đầu voi dữ. – Cưỡi gỗ ăn tiền – trào lên trái núi mà coi. Kìa ông quản tượng cưỡi voi cầm cồng. – Rủ nhau lên núi mà coi, Kìa bà quản tượng cưỡi voi bành vàng. Cưỡi voi đánh trống trong rừng bước ra (Nam-sử-diễn-ca).


    Cườm
    Cườm
    . 1. Một thứ cây có hạt nhỏ và tròn: cây cườm gạo, cây cườm rượu. – 2. Thứ hạt nhỏ xâu thành chuỗi đeo ở cổ. Nói về trong con mắt có vảy hoặc cái mộng nhỏ hình như hạt cườm: Con mắt có cườm – 3. Thứ long mọc lốm đóm ở chung quanh cổ của mấy thứ chim hình như chư chuỗi cườm: Chim gáy có lông cườm ở cổ.
    Cườm. Làm cho bong những đồ nữ-trang bằng vàng bạc: Cườm hột vàng, cườm vòng bạc.


    Cương
    Cương
    . Căng to lên: Cương mủ, cương sữa.
    Cương ‘…..’. Cứng, trái với [ nhu ]: Tính người này cương lắm.
    Cương-cường ‘…..’. Cứng mạnh: tinh-khí cương-cường. Cương ngạnh ‘….’. Cứng cổ gai ngạnh: Người này có tính cương-ngạnh; không chịu khuất ai bao giờ. Cương-nghị ‘…..’. Nói về tính người cứng-cỏi mạnh mẽ: Có tính cương nghị mới làm nên việc. Cương-trực ‘…’. Cứng thắng: Ông Chu Văn-An dâng sớ thất-trảm, ai cũng khen là người cương-trực.

    Cương ‘….’. Giường mối (không dùng một mình). Cương-kỷ ‘….’. Giường mối: Xếp đặt cho có cương-kỷ. Cương mục ‘….’. Nói về cách chép sách: Cương là bào cái, mục là bài con: Đại-Viết thông-giám cương-mục. Cương-thường ‘….’. Nói tóm chữ tam cương ngũ thường: Bướu lưu-li mà gánh cương-thường (Nhị-thập tứ-hiếu ca).

    VĂN-LIỆU. – Đem thân đối với cương-thường (Nh-đ-m).

    Cương ‘….’. Bờ cõi (không dùng một mình).
    Cương-giới ‘…’. Bờ cõi: chúa Nguyễn có công mở mang cương-giới nước Nam. Cương-thổ ‘……’. Đất cõi. Cũng như [ cương giới ]. Cương-trường ‘….’. Nơi chiến trường ở chỗ bờ cõi: Xông pha ở chỗn cương trường. Cương-vũ ‘…’. Bờ cõi. Cũng như [ cương thổ ]. Cương vực ‘….’. Cũng như [ cương giới ].
    Cương ‘…..’. Dây bằng da buộc vào mồm ngựa: Sở-khanh đã dẽ dây cương lối nào (K).
    Cương-tỏa ‘…’. Dây cương và xích sắt (đồ đóng vào mồm ngạu). Nghĩa bóng nói cái gì có thể hãm buộc được người ta: Ngoài vòng cương-tỏa chân cao thấp (thơ cổ).

    VĂN-LIỆU. – Tay thao-lược ngoài vòng cương tỏa.


    Cường

    Cường ‘….’. 1. Khỏe mạnh: Trước cờ anh dám tranh cường (K). – 2. Dâng cao lên, trương to lên: Hôm nay con nước cường, ba ngày dãy, bảy ngày cường.
    Cường-bạo ‘…..’. Mạnh-mẽ hung tơn: Tính thì cường bạo gian-hùng (Ph-h). Cường-đạo ‘…..’. Kẻ dùng cách hung bạo mà cướp bóc của người: Dùng nghiêm hình trị quân cường đạo. Cường-địch ‘….’. Quân địch mạnh. Cường gian ‘……..’. Xem [ cưỡng gian ]. Cường hào ‘…..’. Người hào trưởng có quyền thế trong chốn thôn quê: Anh đây cũng bậc cường hào, Mận anh đã có muốn đào cho vui. Cường ký ‘….’. Nhớ lâu: Bác-văn cường ký. Khen người biết rộng nhớ lâu. Cường quốc ‘….’. Nước mạnh. Cường quyền ‘…..’. Quyền mạnh. Cường-thủy ‘….’. Một thứ nước toan rất mạnh (eau forte) (tiếng hóa-học). Cường tráng ‘…..’ khỏa mạnh trai trẻ.

    VĂN-LIỆU. – Niên thiếu lực cường. – Thực lúc binh cường.

    Cưỡng. Gà trống lớn: Gà cưỡng. Trái với [ gà thiến ]
    Cưỡng. ‘….’. 1. Gắng gượng, bắt ép: Đã biết là việc khó nhưng cứ cưỡng mà làm. Không muốn mà cứ cưỡng người ta phải làm. – 2. Chống lại, trái lại: Làm con không nên cưỡng lời cha mẹ.
    Cưỡng bách ‘…..’. Bắt ép phải theo, phải làm: Trẻ đến tuổi, cưỡng-bách phải đi học. Cưỡng dâm ‘….’. Hiếp con gái đàn bà. Cưỡng-gian ‘……’. Cũng như [ cưỡng dâm ]. (tiếng luật). Cưỡng-mạnh ‘…..’. Trái mạnh: Cưỡng mạnh cha mẹ

    VĂN-LIỆU. – Vi em cưỡng ý chị thời giận thay (H-Tr).


    Cướp
    Cướp.
    Dùng sức mạnh mà chiếm đọa của người ta: Họ Hồ ỷ thế cướp ngôi nhà Trần. Nghĩa bóng: lùa, phụ, không trả lại: Cướp nợ, cướp công cha mẹ.
    Cướp bóc. Nói chung về sự ăn cướp: Quãng đường vắng, người đi đêm hay bị cướp bóc. Cướp giật. Chộp lấy cái gì cảu người ta mà chạy. Cướp lời. Nói tranh khi người ta đương nói: Khi nói chuyện không nên cướp lời người ta. Cướp sống. Dùng mưu chiếm đoạt hiển-nhiên mà không ai làm gì được: Thôi đà cướp sông chồng min cho rồi (K).

    VĂN-LIỆU. – Đầu trộm đuôi cướp. – Tóc mây bối lại khàn sồng. Quần thâm tha-thướt cướp chồng người ta. – Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Tranh quyền cướp nước gì đây. Coi nhau như bát nước đầy là hơn. – Hững-hờ như hàng tổng đuổi cướp. – Cướp đường cướp chợ. – Mắt nháng-nháo như kẻ cướp. – Một đứa cháu bằng sáu đứa kẻ cướp.


    Cứt
    Cứt. Cái bã của đồ ăn ở trong ruột già tống ra.
    Cứt mũi. Chất đóng khô ở trong mũi. Cứt ráy. Chất nhờn, sắc vàng, đóng cáu trong lỗ tai. Cứt sắt. Tạp chất ở trong sắt nung đỏ lên thì nó rã rời ra: Mọt nào ăn được cứt sắt. Cứt trâu: Những chất bẩn đóng cáu lại ở trên đầu đứa trẻ mới đẻ. Cứt xu: Cứt đứa trẻ mới đẻ chư bú mớm gì.

    VĂN-LIỆU. –Cứt phải trời mưa. – Cứt nát cò chóp. – Có cứt có chó. – Chọc cứt ra mà ngửi. – Chó chê cứt nát. – Xui trẻ ăn cứt gà. – Khôn ăn cơm, dại ăn cứt. – Chó nào ăn được cứt thuyền chài. Lồi-lồi như cứt trôi đầu bè. – Người chẳng đáng đồng sứt, cứt đáng quan năm. – Hòn cứt còn có đầu đuôi. – Giấu như mèo giấu cứt. Đãi cứt sáo lấy hạt đa, đãi cứt gà lấy hạt tấm. – Cứt ở người thì thối, cứt ở đầu gối thì thơm. – Cứt con người chê thối chê tanh, cứt con mình nấu canh cũng ngọt. – Em như hỏa cứt trôi sông, Anh như chó đói đứng trông trên bờ. – De cùi tốt mã dài đuôi, Hay ăn cứt chó ai nuôi làm gì. – Thân em như cánh hoa hồng, Lấy phải thằng chồng như cứt bò khô. – Chẻn mình cứt bê-rê, Lại còn cầm đuốc mà dè chân người.


    Cưu
    Cưu
    . Mang, giúp đỡ: Thôi đừng rước dữ cưu hờn.
    Cưu-mang: Ôm ấp: Cưu magn chín tháng hoài-thai.


    Cứu
    Cứu.
    Một phép chữa bệnh, dàng ngải-cứu khô án huyệt mà đốt: Phép cứu bằng lá ngải bây giờ ít người biết.
    Cứu ‘….’. Giúp cho thoát nạn: Cứu người trong lúc hoạn-nạn.
    Cứu-bần ‘…..’. Cứu nghèo: Nhà ấy có ngôi mả cứu bần. Cứu-binh ‘….’. Quân cứu viện: Đem cứu binh đến giải vây. Cứu-cấp ‘…’. Giúp đỡ lúc nguy cấp. Cứu-cơ ‘…..’. Cứu người bị đói: Phát chẩn để cứu-cơ. Cứu-hạn ‘…..’. Cứu hạn. ‘…….’. Đảo-vũ để cứu hạn. Cứu hỏa ‘……’. Chữa cháy. Cứu-hoang ‘…..’. Cứu giúp năm mất mùa: lập nghĩa-thương đế cứu-hoang. Cứu-khổ cứu-nạn. ‘……..’. Cứu cho khỏi khổ sở tại-nạn. Tiếng nhà phật. Cứu-tế.’……’. Cứu vớt, giúp đỡ: Hội đồng cứu-tế giúp dân bị lụt. Cứu-thế ‘…..’. Cứu đời: Đức thích ca và đức Gia-tô là những vị cứu thế. Cứu-thời ‘…..’. Chữa cái tệ trong một thời: Đức khổng-tử có bụng cứu thời. Cứu-viện ‘…..’. Đem quân lại cứu giúp: Quân cứu-viện

    VĂN-LIỆU. Cứu dân độ thế. – Trời còn cứu kẻ anh đài (Nh-đ-m). – nào khoa cứu khổ, nào bài độ sinh (Ph-tr).

    Cứu ‘……’. Tra xét: Việc ấy tòa còn đang cứu.
    Cứu-biện ‘….’. Xét rồi mà làm (tiếng việc quan). Cứu-cánh ‘…..’. Cùng cực: Việc ấy cứu cánh chỉ đến thế mà thôi. Cứu-vấn ‘….’. Xét-hỏi: Soi xét lòng đơn xin người cứu-vấn (Tre cóc). Cứu-xử ‘….’. Xét đoán phân-xử: Việc này quan đã cứu-xử rồi.


    Cừu
    Cừu
    ‘….’. 1. Áo lòng mặc mùa rét. – 2. Tên một loài thú, giống dê, có lông làm áo cừu được, nên mới gọi tên là con cừu.
    Cừu ‘…..’. Thù hằn. (ít dùng một mình).
    Cừu-địch ‘…’. Thù hằn kình địch với nhau: Xưa kia Ngô Việt là hai nước cừu-địch với nhau. Cừu-gia ‘….’. Nhà có thù với nhà mình: Họ Hồ là cừu-gia của họ Trần. Cừu nhân ‘….’. Người có thù với mình: Tô-Định là cừu-nhân của bà Trưng. Cừu-quốc ‘…’. Nước có thù với nước mình: Nước Phổ là cừu quốc của nước Pháp. Cừu-thị ‘…..’. Coi như kẻ thù: Hai bên trước kia là bạn mà bây giờ thành ra cừu-thị lẫn nhau. Cừu-thù ‘…..’. Thù hằn: hai anh em ở với nhau như cừu-thù.


    Cửu
    Cửu
    ‘….’. Số chín: Cửu cửu bát thập nhất (phép tính cửu chương).
    Cửu-chưng cửu sái. Chín lần nấu, chín lần phơi. Nói về cách nấu vị thuốc: Nấu thục-địa phả cửu-chung cửu sái. Cửu-chương ‘….’. Biểu tính nhân của tàu. Cửu-đỉnh ‘….’. Chín cái đỉnh lờn bằng đồng của vua Hạ Vũ bên Tàu đúc ra đề trong cung. Bên ta triều Nguyễn cũng có cửu-đỉnh để trước nhà Thái-miếu. Cửu-hình ‘…..’. Chín thứ hình đời xưa: 1. Mặc ‘…’ rạch chữ vào trán; 2. Tị ‘…’ cắt mũi; 3. Phi ‘…’ chặt chân; 4. Cung ‘….’ thiến; 5. Đại-tích ‘……’ chém; 6. Lưu ‘…’ đầy; 7. Thục ‘….’ Đem của chuộc tội; 8. Tiên ‘….’ đánh roi; 9, Phác ‘…..’ đánh bằng roi gỗ. Cửu khổng ‘……..’. Loài ốc có chín lỗ, dùng làm vị thuốc. Cửu-long ‘….’. Chín con rồng. 1. Mũ vua đội: Mũ cửu long; 2. Tượng đức thích ca lúc mới sinh có chín con rồng quần chung quanh: Tượng cửu-long. Cửu-lưu ‘….’. Chín phái họ: 1. Nho-gia; 2. Đạo gia; 3. Âm-dương-gia; 4. Pháp-gia; 5. Danh-gia; 6. Mặc-gia; 7. Tung hoành gia; 8. Tạp gia; 9. Nông-gia: Cửu-lưu tam giáo dười trên (H-Tr). Cửu-ngũ ‘….’. Hào thứ năm quẻ kiều (kinh Dịch), trỏ tượng ông vua: Vua Thế tồ nhà Nguyễn lên ngôi cửu-ngũ nam 1802. Cửu nguyên ‘….’. Tên chín đất nước bên Tàu về đời nhà Tấn, sau dùng rộng nghỉa ra chỗ tha-ma. Cửu-phẩm ‘….’. Hàm quan về phẩm thứ chín. Cửu-quận ‘…..’. Chín quận của giáo chỉ bộ ngày trước. Cửu qui ‘….’. Biểu tính trừ. Cửu-sách` ‘…..’. Tên quân bài tổ tôm về hàng sách. Cửu tộc ‘…..’. Chín họ: 1. Kỵ (cao tổ); 2. Cụ (tằng tổ); 3. Ông (tổ); 4. Cha (phụ); 5. Mình (bản thân); 6. Con (tử); 7. Cháu (tôn); 8. Chắt (tằng tôn); 9. Chút (huyền tôn). Cửu tuyền ‘…..’. Chín suối ở dưới âm phủ: Trên tam bảo, dưới cửu tuyền (K). Cửu thập ‘….’. Tên quân bài bất về hàng thập. Cửu trù ‘……’. Chín bài ở trong thiên Hồng-phạm (kinh Thư). Cửu trùng ‘…….’. Chín từng cao xa, hay nói về ngôi vua: chúc câu vạn tuế dâng lên cửu trùng. Cửu vạn ‘….’. Tên quân bài tổ tôm về hàng vạn. Cửu văn ‘…….’. Tên quân bài tổ tôm về hàng văn.
    VĂN-LIỆU. – Cửu thế đồng cư. – Cửu đại ca hơn ngoại nhân. – Trình rằng cửu tự tầy non (Ph-C. Cúc-hoa).
    Cửu ‘…..’. Lâu (không dùng một mình).
    Cửu biệt ‘………’. Xa cách nhau đã lâu: Anh em đã cửu-biệt bây giờ mới gặp nhau. Cửu hạn ‘……..’. Nắng lâu: Cửu hạn phùng cam vũ. – Giọt mưa cửu hạn còn mơ đến rầy (C-o).
    Cửu-chân ‘……’. Tên một quận nước ta khi xưa, nay là tỉnh Thanh Hóa.
    Cửu-long-giang ‘………’. Tên một con sông lớn phát nguyên tự Tân-tạng, chảy qua Ấn-độ Chi-na, phân địa giới nước Lào và nước Xiêm.
    Cửu-lý-hương ‘……….’. Một thứ cây nhỏ, lá thơm xa, vị thuốc trị nhức đầu.
    Cửu thiên huyền nữ ‘………….’. Tên một vị thần-nữ đời thượng cổ, chủ về việc nhâm-độn.


    Cữu
    Cữu
    ‘…..’. Cậu (em trai mẹ), cũng có nghĩa là bố chồng (không dùng một mình).
    Cữu-cô ‘….’. Bố chồng và mẹ chồng. Cữu-mẫu ‘…..’. Mợ (vợ cậu): Người tìm cữu-mẫu kẻ cầu ân-sư (Nh-đ-m). Cữu-phụ ‘…….’. Cậu. Cữu-thị ‘………’. Tiếng gọi cậu hay gọi cả bên nhà cậu: Tạ tứ cữu-thị sắp bày qui trang (H-Tr). Bây giờ thường dùng làm tiếng tự xưng của cậu.
    Cữu ‘……..’. Lỗi: nấu không làm hết cái chức vụ của mình thì có cữu.
    Cữu ‘…………’. Cái quan-tài: Vật mình bên cữu khấu đầu trước linh (Ph-H).
    VĂN-LIỆU. – Trở ra rước cữu Mai-công xuống thuyền (Nh-đ-m).


    Cựu
    Cựu ‘….’. Cũ. Có khi dùng để chỉ những người đã thôi giữ chức việc trong làng trong tổng: Lý trưởng cựu, chánh-tổng cựu.
    Cựu-điền ‘……..’. Phép tắc điền cố cũ: Lễ tế giao là cựu-điền của lịch triều. Cựu-giao ‘………’. Bạn thân đã lâu: Tình cờ có khách cựu giao (Phương-hoa). Cựu hiềm ‘………’. Hằn thù cũ: bởi ngươi Lư-kỷ cựu hiềm còn ghi (Nh-đ-m). Cựu-học ‘………’. Lối học cũ: Lối học khoa cử là cựu-học nước ta. Cựu-khế ‘….’. Văn-tự cũ. Cựu ly ‘…..’. Chỗ làm quan cũ. Cựu-phái ‘……..’. Phái cũ: Cựu phái với tân phái nên điều hòa với nhau. Cựu-quán ‘…..’. Quê cũ: Ông này cựu quán ở Nam bây giờ nhập-tịch lên Bắc. Cựu-sáo. Lối cũ dùng lắm cũng nhàm: Làm văn không nên dùng cựu-sáo. Cựu thần ‘…..’. Bề tôi cũ về đời vua trước: Ông Phạm Quí-Thích là bậc cựu thần nhà Lê. Cựu-triền ‘….’. Triền cũ. Tiếng thông-tục gọi là cái gì đã cũ-kỹ: Cái này đã cựu-triền còn dùng sao được nữa.
    VĂN-LIỆU. – Quan cựu-tuần bậc tân khoa (Nh-đ-m).