09. (Tập 2)vancuong7975(xong)WIKI
-
Link PDF
Link Google Docs
Link Word Online
cảm thấy một thứ tình quyến luyến đối với ông già đáng yêu kia. Không phải là Juyliêng dễ cảm động, theo cái nghĩa người ta hiểu ở Pari; nhưng anh không phải là một kẻ gỗ đá, và từ khi ông cụ thiếu tá quân y chết đi, chưa có người nào nói nàng với anh một cách ân ưu đến thế. Anh ngạc nhiên nhận thấy rằng ông hầu tước, đối với lòng tự ái của anh, có những cách gượng nhẹ nhã nhặn mà trước kia anh không hề thấy ở ông cụ thiếu tá quân y. Cuối cùng anh hiểu rằng ông bác sĩ hãnh diện về huân chương của ông hơn là hầu tước về Thánh-linh bội tinh của ông ta. Bố của hầu tước là một đại lãnh chúa.
Một hôm, vào cuối cuộc tiếp kiến buổi sáng, mặc áo đen và nói chuyện công việc, Juyliêng làm vui cho hầu tước, ông ta giữ anh lại hai tiếng đồng hồ và cứ nhất định cho anh vài tờ giấy bạc mà người cho-mượn-tên của ông vừa mới đem từ sở hối đoái về cho ông.
- Thưa hầu tước, tôi mong rằng không đến nỗi vì bởi lòng kính trọng sâu xa của tôi đối với ông, khi khẩn nài ông cho phép tôi được phép nói một câu.
- Cứ nói đi ông bạn.
- Xin hầu tước rộng ơn cho phép tôi được từ chối món tiền tặng đó. Nó không phải là tặng cho người mặc áo đen, và nó sẽ làm hại tất cả những cung cách mà ông có lòng tốt khoan dung ở con người mặc áo xanh. Anh chào rất kính cẩn, và ra đi không nhìn.
Hành vi đó làm cho hầu tước vui thích. Buổi tối ông kể lại với linh mục Pira, - Cuối cùng tôi phải thú thật với ông một điều, ông linh mục thân yêu ạ. Tôi biết dòng dõi của Juyliêng, và tôi cho phép ông không phải giữ bí mật cho tôi câu chuyện nói rỉ tai đó*.
Cách thức của anh ta sáng hôm nay thất là quý phái, ông hầu tước nghĩ thầm, và ta quyết đưa anh vào hàng quý tộc.
Sau đó ít lâu, ông hầu tước đã có thể đi ra ngoài được.
- Ông hãy mang sang ở Luân Đôn hai tháng, ông nói với Juyliêng. Các chuyến thu bất thường và các chuyến khác sẽ đem đến cho ông những thư tôi nhận được, với những ghi chú của tôi. Ông sẽ thảo thư trả lời và gửi lại cho tôi, mỗi bức thư kèm với bức trả lời. Tôi đã tính toán rằng sự chậm trễ bất quá chỉ năm ngày thôi.
Khi phóng xe trạm trên con đường đi Cale*, Juyliêng lấy làm ngạc nhiên về tính cách phù phiếm của những cái gọi là công việc mà người ta phái anh đi để tiến hành.
Chúng tôi sẽ không nói khi anh đặt chân lên đất Anh, lòng anh căm thù và ghê tởm như thế nào. Ta đã biết mối tình cuồng nhiệt của anh đối với Bônapactơ. Anh thấy một viên sĩ quan là một Hotxon Lâu*, mỗi đại lãnh chúa là một huân tước Badorsis*, ra lệnh làm những trò hèn mạt ở Xonhtơ-Helen và được đền công bằng mười năm quyền cao chức trọng.
Đến Luân Đôn, anh được biết thế nào là thượng lưu sĩ diện. Anh đã giao du với những lãnh chúa trẻ tuổi người Nga, họ chỉ dẫn cho anh.
- Ông có thiên bẩm đây, ông Xoren thân mến ạ, họ nói với anh, ông có một cách tự nhiên vẻ. mặt lạnh lùng và nghìn dặm cách xa cái cảm giác hiện tại, vẻ mặt mà chúng tôi vẫn cố sức chuốc lấy cho chúng tôi.
- Ông chưa hiểu thời đại của ông, hoàng thân Kôraxôp nói với anh: bao giờ ông cũng nên làm trái lại cái mà người ta chờ dại ở ông. Đó là tôn giáo duy nhất của thời đại, xin nói thực tình.. Ông đừng có điên cuồng kiểu cách, kẻo người ta sẽ chờ đợi ở ông những sự điên cuồng, và những sự kiểu cách, và cái phương châm kia sẽ không làm trọn được.
Một hôm, Juyliêng được vẻ vang chói lợi trong phòng khách của công tước đơ Fitz-Folk, ông ta đã mời anh dự tiệc, cùng với hoàng thân Kôraxôp. Tân khách chờ đợi trong một tiếng đồng hồ. Cái cách xử sự của Juyliêng giữa hai chục con người đương chờ đợi, đến nay còn được kể lại trong đám những bí thư đại sứ quán trẻ tuổi ở Luân Đôn. Bộ mặt của anh thật không chê được.
Mặc dầu bọn phong lưu công tử bạn anh đùa cợt, anh cứ muốn gặp Philip Van trứ danh, nhà triết học duy nhất của nước Anh từ Lôcko* đến nay. Anh được gặp ông ta đương ngồi tù sắp hết năm thứ bảy. Giai cấp quý tộc ở xứ này không đùa, Juyliêng nghĩ; thêm nữa, Van bị làm ô danh, bị khinh miệt, v.v...
Juyliêng thấy ông khoái hoạt; sự tức giận điên cuồng của bọn quý tộc làm cho ông được giải buồn. Đó là, Juyliêng nghĩ bụng khi ở đề lao đi ra, con người duy nhất vui vẻ mà ta được thấy ở nước Anh.
Cái khái niệm có ít nhất cho bọn bạo ngược chuyên chế, là khái niệm Thượng Đế, Van có bảo anh như vậy...
Chúng tôi tước bỏ phần còn lại của hệ thống tư tưởng này, vì trắng trợn.
Khi anh trở về, ông đơ La Môlơ hỏi anh:
- Ông đem từ nước Anh về cho tôi được ý nghĩ gì vui nào?... Anh lặng thinh.
- Ông đem được ý nghĩ gì về, vui hay không cũng được? ông hầu tước vội hỏi tiếp.
- Đệ nhất, Juyliêng nói, là người Anh khôn ngoan nhất cũng rồ dại mỗi ngày một tiếng đồng hồ; y bị ám ảnh bởi con ma tự tử, nó là vị thần của nước đó.
2. Trí tuệ và thiên tài mất hai mươi nhăm phần trăm giá trị khi đổ bộ lên đất Anh.
3. Ở đời không có gì đẹp, đáng cảm thán, làm mê lòng người bằng những phong cảnh nước Anh.
- Bây giờ đến lượt tôi, hầu tước nói:
Đệ nhất, tại sao ông lại nói, trong cuộc khiêu vũ ở nhà ông đại sứ Nga, rằng ở nước Pháp có ba chục vạn thanh niên hai mươi nhăm tuổi thiết tha muốn có chiến tranh? ông cho rằng điều đó làm vui lòng các ông vua sao?
- Nóí chuyện với các nhà ngoại giao lớn của chúng ta, thật chả biết làm thế nào, Juyliêng nói. Họ có thói quen mở những cuộc thảo luận đứng đắn. Nếu ta cứ khư khư trong vòng những ý khuôn sáo của các báo chí, thì ta bị coi là ngu. Nếu ta dám nói cái gì thật và mới, thì họ ngạc nhiên, không biết trả lời thế nào, và sáng hôm sau, lúc bảy giờ, họ cho viên bí thư thứ nhất của đại sứ quán đến nói với ta rằng ta đã khiếm nhã.
- Khá đấy, hầu tước vừa cười vừa nói. Ngoài ra, tôi xin cuộc, tuy ông là con người sâu sắc, nhưng ông chưa đoán được là ông đã đi sang nước Anh để làm gì.
- Xin lỗi ông, Juyliêng tiếp lời; tôi đã sang đó để dự tiệc mỗi tuần một lần ở nhà quan đại sứ khâm mạng, con người lễ độ nhất trần đời.
- Ông đã đi sang đó để kiếm cái huân chương này đây, hầu tước nói với anh. Tôi không muốn bảo ông rời bỏ bộ áo đen, và tôi lại quen với cái giọng vui hơn mà tôi đã dùng để nói với người mặc áo xanh. Cho đến khi có lệnh mới, ông hãy nghe rõ đây; khi nào tôi trông thấy tấm huân chương này, thì ông là ngườii con út của công tước đơ Sônnơ bạn tôi, anh chàng đã từ sáu tháng nay công tác trong ngành ngoại giao mà không biết. Ông nên để ý, hầu tước nói thêm với một vẻ hết sức nghiêm trang, và cắt đứt những trò cám ơn cám huệ, rằng tôi không muốn làm cho ông ra khỏi thân phận của ông. Bao giờ cái đó cũng là một lỗi lầm và một tai họa cho người đỡ đầu cũng như người được đỡ đầu. Khi nào ông chán những vụ kiện của tôi, hoặc tôi không thích ông nữa, thì tôi sẽ xin cho ông một giáo khu tốt, như của ông bạn chúng ta là linh mục Pira, và chỉ thế thôi, hầu tước nói thêm bằng một giọng rất cộc lốc.
Tấm huân chương kia làm cho lòng kiêu ngạo của Juyliêng được thoải mái; anh nói nhiều hơn. Anh tự cho là bớt bị xúc phạm và bị làm bia ngắm hơn bởi những lời lẽ, có thể được giải thích không nhã nhặn mấy, và ai cũng có thể buộc miệng trong một cuộc chuyện trò sôi nổi.
Tấm huân chương đó làm cho anh được một người đến thăm viếng lạ lùng, đó là ông nam tước đơ Valonô, ông ta lên Pari để tạ ơn hộ về việc ông được phong nam tước, và hội ý với bộ. Ông ta sắp được bổ nhiệm chức thị trưởng Verie thay ông Rênan.
Juyliêng cười thầm rất nhiều, khi ông đơ Valonô nói bóng gió cho anh hiểu rằng người ta mới phát giác ông đơ Rênan là một tay jacôbanh. Chuyện thực là, trong một cuộc tái cử đương chuẩn bị, ông tân nam tước là ứng cử viên của bộ đưa ra, còn ở tuyển cử đoàn lớn của tỉnh, thật ra hết sức bảo hoàng cực đoan, chính ông đơ Rênan lại được phái tự do đưa lên.
Juyliêng tìm cách để được biết vài điều về bà đơ Rênan nhưng vô hiệu; ông nam tước có vẻ vẫn nhớ mối kình địch cũ, và không hé răng nửa lời. Cuối cùng ông nhờ Juyliêng xin hộ phiếu bàn của bố anh trong cuộc tuyển cử sắp tới. Juyliêng hứa sẽ viết thư.
- Ông hiệp sĩ ạ, đáng lẽ ông phải giới thiệu tôi với hầu tước đơ La Môlơ.
Phải rồi, dáng lễ ta phải, Juyliêng nghĩ bụng; nhưng một thằng đểu như màyl...
- Thật ra, anh trả lời, tôi chỉ là một anh chàng quá bé mọn ở dinh đơ La Môlơ, đâu dám đảm nhận việc giới thiệu.
Juyliêng xưa nay vẫn không giấu hầu tước điều gì: tối hôm đó, anh kể lại cho ông nghe chuyện tham vọng của tên Valonô, và cả những hành vi cử chỉ của hắn từ
1814
- Không những, ông đơ La Môlơ tiếp lời, với một vẻ rất nghiêm trang, ông sẽ giới thiệu cho tôi ông tân nam tước ngày mai, mà tôi còn thiết tiệc ông ta ngày kia nữa. Ông ta sẽ là một trong những ông tỉnh trưởng mới của chúng ta đấy.
- Nếu thế thì, Juyliêng lạnh lùng tiếp lời, tôi hỏi xin cái chân giám đốc viện tế bần cho bố tôi.
- Hay lắm, ông hầu tước nói và trở lại dáng vui vẻ; chuẩn y; tôi cứ tưởng ông sẽ thuyết tôi về luân lý đạo đức. Ông đã thành thục rồi đấy.
Ông đơ Valonô nói cho Juyliêng biết* rằng người giữ phòng xổ số ở Verie vừa mới chết; Juyliêng thấy rằng cho lão đơ Sôlanh cái chân đó thì cũng vui đấy, cái lão ngu xuẩn mà ngày trước anh đã nhặt được đơn thỉnh nguyện trong buồng ông đơ La Môlơ. ông hầu tước cười ha hả về cái đơn thỉnh nguyện mà Juyliêng đọc thuộc lòng cho ông khi anh đưa ông ký bức thư gửi bộ tài chính để xin cái chân đó.
Ông đơ Sôlanh vừa được bổ dụng xong, thì Juyliêng được biết rằng cái chân đó đã được ban đại biểu tỉnh đứng xin cho ông Grô, nhà hình học nổi tiếng: con người hào hiệp đó chỉ có một nghìn bốn trăm quan lợi tức hàng năm, và mỗi năm lại cho người giữ chức vụ mới chết kia vay sáu trăm quan, để giúp y nuôi sống gia đình.
Juyliêng ngạc nhiên về cái việc mình đã làm*. Không hề gì, anh nghĩ bụng; rồi còn phải làm nhiều chuyện bất công khác nữa, nếu ta muốn thành đạt và lại còn phải biết giấu giếm những chuyện đó, dưới những lời lẽ ân
tình mỹ tự: tội nghiệp ông Grô! chính ông ta xứng đáng được huân chương, thì lại là ta được, và ta phải hành động theo chiều hướng của cái chính phủ nó tặng huân chương đó cho ta.
CHƯƠNG VII
HUÂN CHƯƠNG NÀO LÀ SANG TRỌNG?
Nước của ngươi không làm cho ta đỡ khát, ông thần khát nước nói. - Nhưng đó là cái giếng mát nhất của cả miền Điar Bêkia đấy.
PELLICÔ*
Một hôm Juyliêng đi thăm miếng đất ở Villokiê, bên bờ sông Xen, trở về. Miếng đất này, ông đơ La Môlơ lấy làm thiết tha, vì trong tất cả các đất đai của ông, đấy là miếng đất duy nhất đã từng là sở hữu của Bônifaxơ đơ La Môlơ trứ danh. Anh về đến dinh thì thấy bà hầu tước và tiểu thư, hai mẹ con cũng vừa mới ở Hycrơ về.
Bây giờ Juyliêng đã là một trang phong lưu công tử rồi, và đã hiểu cái nghệ thuật sống ở Pari. Anh tỏ một thái độ hoàn toàn lãnh đạm với cô đơ La Môlơ. Anh có vẻ như không còn nhớ một tí gì về cái hồi cô rất vui vẻ hỏi anh những chi tiết về cái cách anh ngã ngựa ra làm sao.
Cô đơ La Môlơ thấy anh lớn hơn lên và nước da xanh đi. Tầm vóc anh, dáng dấp anh không còn gì là của một anh chàng tỉnh lẻ nữa rồi; nhưng về cách nói chuyện của anh thì không được thế: người ta nhận xét thấy nó còn nghiêm trang quá, rành mạch quá. Mặc dầu đó là những đức tính hợp lý trí, nhưng vì sự kiêu hãnh của anh, nên nó không có gì ra vẻ hạ thuộc cả; người ta chỉ cảm thấy anh còn lấy làm quan trọng nhiều cái quá. Nhưng người ta thấy rõ ràng anh là người có gan bênh vực ý kiến phát biểu của mình.
- Anh ta thiếu sự nhẹ nhàng phù phiếm, chứ không thiếu tài trí, cô đơ La Môlơ nói với bố, trong khi nói đùa với ông về tấm huân chương mà ông đã cho Juyliêng. Anh con đã hỏi xin cha tấm huân chương đó trong mười tám tháng trời, mà anh con lại là dòng dõi La Môlơ nữa!...
- Phải; nhưng Juyliêng hắn có những cái đột xuất, mà anh dòng dõi La Môlcr mà con nói đó chưa hề bao giờ có.
Người nhà báo danh ông công tước đơ Rêtz.
Matinđơ bỗng thấy buồn ngáp không sao cưỡng được; cô tưởng chừng trông thấy những đồ thếp vàng cổ kính và những khách quen cũ của phòng khách ông bố. Cô tự hình dung một cảnh hoàn toàn buồn chán của cuộc sống mà cô sắp phải trở lại ở Pari. Thế mà ở Hyerơ cô vẫn cứ nhớ tiếc Pari mãi.
Ấy thế mà mình đương ở cái tuổi mười chín đây! cô nghĩ: đó là cái tuổi hạnh phúc, tất cả những anh ngố có mép mạ vàng kia* đều nói như thế. Lúc đó cô nhìn lên chín mười quyển thơ mới, được tích lại dần dần trong thời