Đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
>
09. trang 191 - 214 (@dongtrang) (done)
>
Mời bạn vui lòng đọc trước khi muốn góp ý cho diễn đàn
Hướng dẫn chuyển đổi các định dạng eBook
Hướng dẫn xử lý lỗi không 'download - viết bài - xem link' được trên diễn đàn
09. trang 191 - 214 (@dongtrang) (done) - Sửa
Tiêu đề:
Link URL:
Data Type:
BB Codes
<p><b><i><font size="6">Mình với ta</font></i></b></p><p><br /></p><p><br /></p><p>Sống bên những tháp Chàm và dấu vết thành Chàm, gần như người dân Bình Định nào cũng dành ít nhiều ý tưởng hướng về người Chàm. Chế Lan Viên thời tiền chiến nổi tiếng nhờ những bài thơ độc đáo lấy người Chàm làm nội dung. Trong nhiều năm, tôi bị ám ảnh bởi hai câu thơ ông thốt ra với một "Chiêm nương" trong cuộc tình tự ly kỳ vào một lúc đêm sắp tàn:</p><p><br /></p><p style="text-align: center">"Này, em trông: một vì sao đang rụng,</p> <p style="text-align: center">Hãy nghiêng mình mà tránh đi nghe em".</p><p><br /></p><p>Ngày còn nhỏ, tôi đã vẽ vời trong trí rất nhiều điều xung quanh cái hình ảnh huyền bí và lớn lao của người con gái nọ, người con gái nghiêng mình mà tránh một vì sao đang rụng. Câu thơ càng đọc càng nghe rờn rợn.</p><p><br /></p><p>Trí tưởng tượng hướng về dân tộc Chàm dựng nên người con gái vĩ đại có cái kích thước vũ trụ, đồng thời cũng mở rộng tầm vóc tâm hồn của chàng thi sĩ tí hơn.</p><p><br /></p><p>Ba mươi lăm năm sau các câu thơ nọ, vào đến Bình Thuận, tôi mục kích bao nhiêu là gái Chàm. Cả gái Chàm đẹp nữa: những cô nữ sinh trung học với chiếc áo đồng phục trắng không xẻ tà. Đẹp lắm, xinh lắm: có thể tình tự cho đến lúc đêm tàn lắm; nhưng tất cả gái đẹp ấy đều không phải là người "Chiêm nương" kia.</p><p><br /></p><p>Ở Bình Định không còn người Chàm sinh sống, nên đối với kẻ tìm hiểu dân tộc Chàm, vào Bình Thuận là đi gặp tận mặt những người mình vốn đủ quen trong trí tưởng tượng.</p><p><br /></p><p>Nhưng người ta có thể đến Bình Thuận không phải chỉ để tìm lại dân Chàm. Kẻ phàm phu xa lạ với công việc khảo cứu như tôi đến Phan Thiết với một ý nghĩ thô lỗ trong đầu: mắm mòi!</p><p><br /></p><p>Ở Bình Định từng quen thưởng thực mắm mòi Phan Thiết, nay có dịp vào tận nơi thăm thì mới hay mắm đã đi từ hiện thực vào ký ức từ lâu rồi! Nó đi lặng lẽ, không cáo tri cáo phó cho giới hâm mộ kịp thời bày tỏ niềm luyến tiếc.</p><p><br /></p><p>Trong giới hâm mộ ấy phải kể đến vô số nông dân các tỉnh Bình Phú Nam Ngãi.</p><p><br /></p><p>Xưa kia, xưa chừng hăm năm trở lại, Bình Thuận quá xa xôi cách trở đối với Bình Định để người Chàm có thể ra vào; nhưng lại không quá xa để cho cá mòi không thể lân la, từ Bình Thuận thâm nhập vào cuộc sống của giới cần lao ở Bình Định.</p><p><br /></p><p>Con cá mòi, ở những nơi bắt được số ít, thì ăn tươi: nướng, chiên v.v... Nhưng ở Phan Thiết trước đây cá mòi quá nhiều, được làm mắm. Làm mắm là tài riêng của dân tộc, và ăn mắm là chút sở trường của dân quê nghèo khổ miền Trung.</p><p><br /></p><p>Tôi chắc chắn khi con mắm mòi đầu tiên phiêu lưu đến Bình Định trên con đường Bắc tiến của nó, nó không khỏi trải qua một thời kỳ bỡ ngỡ. Một dân tộc dù có nhiều năng khiếu dùng mắm cũng không thể nhất đán tìm ngay trong phút chốc cái công thức thích hợp nhất để sử dụng một món mắm mới mẻ.</p><p><br /></p><p>Chắc chắn phải qua nhiều ngày tháng, người nông dân miền Bình Phú mới đi đến cái phát giác: mắm mòi dầu mà xẻ ra đi kèm với lá dừng, lá sộp, lá ngành ngạnh, thêm chanh, ớt, tỏi v.v..., ăn với cơm, nhất là cơm nguội thì tuyệt.</p><p><br /></p><p>Lá dừng, lá sộp v.v... là những thứ lá rừng.</p><p><br /></p><p>Con cá ở tận biển Phan Thiết mà ngày một ngày hai dần dà tìm đến kết nghĩa với lá dừng ở Bình Định: duyên "cá lá" nọ không phải là duyên bạn bầy kỳ ngộ sao?</p><p><br /></p><p>Thế rồi, bặt đi đã lâu, tôi không được ăn mắm mòi. Nghĩ rằng đó, có lẽ do những rủi ro phức tạp trên thị trường, do khẩu vị mỗi nơi một khác, người Sài Gòn không ưa thích mắm mòi mà mình thì vào Sài Gòn đã lâu v.v... Bởi đó nhân chuyến đi Phan Thiết, bèn hỏi thăm về tin tức mắm mòi. Hỡi ôi! thì đã trâm gãy bình rơi bao giờ!</p><p><br /></p><p>Người chủ tiệm mắm nhắc đến một năm Hợi, năm Thìn nào đó mà trong lúc thảng thốt tôi không nghe rõ. Thì ra tự dưng mà cá mòi Phan Thiết biến mất ngót mười năm. Tôi nghĩ đến sự muộn màng của mình:</p><p><br /></p><p>"... khôn xiết sự tình,</p><p><br /></p><p>Khéo vô duyên bấy là mình với ta!"</p><p><br /></p><p><br /></p><p style="text-align: right"><i>9-1971</i></p><p><br /></p><p><br /></p><p><b><font size="7"><i>Thơ lục hát Chàm</i></font></b></p><p><br /></p><p><br /></p><p><span style="color: rgb(0, 128, 255)">Có nhà phê bình lấy làm lạ: Trong văn học Việt Nam, việc tiếc thương dân tộc Chàm tàn lụi lại dành cho một cậu bé con. Tập “Điêu Tàn” được xuất bản năm tác giả mười bảy tuổi: vậy những bài thơ đầu tiên Chế Lan Viên viết ra từ năm mười hai, mười ba tuổi chăng?</span></p><p><span style="color: rgb(0, 128, 255)"><br /></span></p><p><span style="color: rgb(0, 128, 255)">Thực ra chuyện không đáng lạ. Ở Bình Định quê tôi, Chàm là một dân tộc đã chết, một dân tộc ma. Mà thế giới ma quái kích thích nhất trí tưởng tượng của các cậu bé: lớn lên, Chế Lan Viên không hay nhắc nhở về Chiêm quốc nữa.</span></p><p><span style="color: rgb(0, 128, 255)"><br /></span></p><p><span style="color: rgb(0, 128, 255)">Nơi Đồ bàn đô cũ, người Chàm còn để lại những di tích và nhiều huyền thoại: những ngọn tháp và nhiều câu chuyện huyền hoặc về vàng Hời, ma Hời v.v.. lưu truyền trong dân chúng :</span></p><p><span style="color: rgb(0, 128, 255)"><br /></span></p><p><span style="color: rgb(0, 128, 255)"> Chế Lan Viên tưởng tượng :</span></p><p><span style="color: rgb(0, 128, 255)"><br /></span></p><p><i><span style="color: rgb(0, 128, 255)"> “ Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi “</span></i></p><p><span style="color: rgb(0, 128, 255)"><br /></span></p><p><span style="color: rgb(0, 128, 255)">Hời đã là ma, lại là thứ ma kỳ quái: trong đêm khuya, nghe tiếng trống cầm canh, ma Hời nhớ lại cảnh dương gian</span></p><p><span style="color: rgb(0, 128, 255)"><br /></span></p><p><i><span style="color: rgb(0, 128, 255)"> “ Rồi lấy ra một khớp xương rợn trắng</span></i></p><p><br /></p><p><i><span style="color: rgb(0, 128, 255)"> Nút bao dàng huyết đẵm khí tanh hôi</span></i></p><p><br /></p><p><i><span style="color: rgb(0, 128, 255)"> Tìm những miếng trần gian trong tủy cạn</span></i></p><p><span style="color: rgb(0, 128, 255)"><br /></span></p><p><span style="color: rgb(0, 128, 255)"> <i>Rồi say xưa vang cất tiếng reo cười “</i></span></p><p><br /></p><p><br /></p><p>Ở Bình Định, tôi lớn lên giữa những chuyện hoang đường về dân tộc Chàm; vào Bình Thuận, tôi gặp họ bằng xương bằng thịt. Và tôi ngạc nhiên về những người bạn Chàm.</p><p><br /></p><p>Về những câu thơ mà các người bạn ấy vẫn ngâm nga chẳng hạn.</p><p><br /></p><p>Anh M. K. H. đọc cho nghe một bài hát ru con:</p><p><br /></p><p style="text-align: center"><i>"Nư lơi nư đi ca hoanh,</i></p><p><br /></p><p style="text-align: center"><i>Kla mông pat băc pụ pành ten me.</i></p><p><br /></p><p style="text-align: center"><i>Nư lơi nư ránh đi me,</i></p><p><br /></p><p style="text-align: center"><i>Nư hia nư chó ngá kề huơ nu".</i></p><p><br /></p><p>Biết qua tài liệu, qua sách vở, rằng người Mường, người Chàm có những điệu thơ giống ta, đó là một chuyện. Còn như một hôm, bỗng có dịp bắt gặp điệu thơ lục bát phát ra bằng ngoại ngữ, do một người đang đối diện, quả là một chuyện khác hẳn. Cảm tưởng bỡ ngỡ, bàng hoàng.</p><p><br /></p><p>Điệu thơ lục bát phôi thai từ bao giờ? Đôi ba nghìn năm trước chăng? Từ thời đại Hùng vương dựng nước chăng? Từ khi mới có tiếng nói chăng? Con người thích nghêu ngao sớm lắm. Mà người Việt Nam chúng ta, đã nghêu ngao là nghêu ngao theo câu lục bát: mấy nghìn điệu dân ca chẳng qua đều quánh quẩn bên câu thơ lục bát. Âm điệu lục bát dính liền với lối cảm xúc của dân tộc trải từ kiếp nọ đến đời kia...</p><p><br /></p><p>Câu thơ lục bát chắc hẳn phải được kể là một trong những biểu lộ cá tính thâm thiết nhất của dân tộc Việt Nam: thơ ấy khác hẳn với thơ Tàu, và nhất mực từ chối mọi ảnh hưởng Tàu trải qua mấy nghìn năm gần gũi. Dễ gì tìm thấy một hình thức nghệ thuật khác giữ được bản sắc vững vàng như nó trước sự tấn công trường kỳ của văn hòa Tàu? Vậy, lục bát là cái gì hết sức thâm thúy đối với tâm hồn Việt Nam.</p><p><br /></p><p>Và, lạ lùng thay, điệu lục bát lại cũng thâm thúy đối với dân tộc Chàm!</p><p><br /></p><p>Một thể thơ phổ biến khắp hang cùng ngõ hẻm, đã được mọi tầng lớp dân gian ngâm nga, đã làm cơ sở cho các điệu dân ca v.v..., một thể thơ như thế không thể được vay mượn, không thể du nhập từ ngoài vào. Nó phải bắt nguồn từ đầu ngay trong cuộc sống dân tộc. Do đó, giữa câu thơ Việt và câu thơ Chàm hẳn không phải có tương quan ảnh hưởng, mà có mối tương quan về nguồn gốc.</p><p><br /></p><p>Nguồn gốc của câu lục bát? Các nhà khảo cứu văn học nản lòng trước sự khó khăn xa xôi ấy. Nó thuộc về một thời mờ mịt, tít tắp, mơ hồ... Nào ngờ, một hôm, một buổi chiều, trước tách nước mời khách, bỗng dưng bắt gặp một chứng cứ liên quan đến nguồn gốc ấy từ cửa miệng một người vừa bập điếu thuốc vừa nói, một người ngồi trước mặt ta. Bạn cũ cố tri, gốc gác thân thiết từ mấy nghìn năm của câu lục bát Việt Nam là đây!</p><p><br /></p><p>Mấy câu thơ trên là tôi phiên âm theo tai nghe. Anh M. K. H. viết “<i>Nưk lơi nưk đih ka vânh</i>", nhưng việc Latinh hóa tiếng Chàm chưa thống nhất, tôi chọn lối ghi đại khái, chỉ cốt làm dễ dàng cho độc giả.</p><p><br /></p><p><br /></p><p style="text-align: right">(9-1971)</p><p><br /></p><p><br /></p><p><b><i>Huế, đối với trong Nam ngoài Bắc</i></b></p><p><br /></p><p><br /></p><p>Tết năm ngoái, chiến tranh đang độ ác liệt mà áo quần thật lòe loẹt. Xuân năm nay, gần hòa bình hơn mà dân Sài Gòn dường như không mấy hứng thú trong sự ăn mặc: ngoài đường không thấy xuất hiện những trang phục mới. Đã không thêm, lại có phần giảm: có mấy kiểu áo dài tân kỳ táo bạo nhất ra đời vào khoảng cuối năm ngoái, thì nay đã lặn đâu mất.</p><p><br /></p><p>Năm nay không có sáng kiến trang phục, nhưng có sự củng cố. Chiếc quần pát Tây phương thoạt tiên đến với chiếc áo dài cổ truyền, tưởng đâu là một sự cao hứng nhất thời; không ngờ nó đến rồi ở mãi đó. Địa vị của nó được củng cố, làm thành một tai họa ở phần dưới của người đàn bà xứ sở. Thật vậy, cái gì lại phần trên thì bay bướm phấp phới mà phần dưới thì cứng đờ ra như mo nang?</p><p><br /></p><p>Sự chấp nhận dễ dàng cái món kỳ cục đó ở phần dưới của người "phụ nữ hôm nay" khiến chúng ta nhớ lại thái độ khó khăn của họ đối với chiếc quần vua Nguyễn ngày trước. Nhớ đến trái sa-kê tại Trà Vinh (38), đến thân phận thi hào Nguyễn Du xưa kia, đến sự phân rẽ Nam Bắc đôi miền v.v...</p><p><br /></p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Để câu chuyện bớt vẻ lung tung, hãy gấp trở lại chiếc quần.</p><p><br /></p><p>Ai nấy hẳn còn nhớ việc vua Nguyễn xuống chiếu buộc đàn bà bỏ váy mặc quần; đàn bà ngoài Bắc không chịu, vua đòi làm tội: không quần không được nhởn nhơ ở chỗ công cộng, chợ búa. Đàn bà đành mượn quần chồng mặc đi chợ, nhưng lại bêu riếu nhà vua trong những câu hát độc địa lan truyền khắp nước (39).</p><p><br /></p><p>Rốt cuộc, nhà Nguyễn dựng nghiệp rồi nhà Nguyễn mất nghiệp tự những bao giờ mà người đàn bà Bắc vẫn giữ nguyên chiếc váy, trơ trơ cùng tuế nguyệt. Vào cái thời văn minh Tây phương đã thấm nhuần sâu xa vào xã hội ta, một cô gái Bắc vẫn nằm mơ chiếc váy sồi giữa một câu "thơ mới" của Anh Thơ (40).</p><p><br /></p><p>Trong cái sự nhì nhằng giữa vua tôi nhà Nguyễn về một chiếc quần như thế, người đàn bà đã bày tỏ sự bướng bỉnh đáng ngạc nhiên.</p><p><br /></p><p>Nói cho đúng, đó là sự bướng bỉnh của người dân Bắc đối với triều đình Huế. Bởi vì có những trường hợp cả nam lẫn nữ đều một thái độ như nhau, không phân biệt. Chẳng hạn về thái độ đối với các tên các hiệu vua chúa nhà Nguyễn. Có những tiếng người Trung người Nam vẫn đọc trại đi: hoàng trại ra huỳnh, long ra luông, mệnh ra mạng, trị ra trại, đức ra đước, phúc ra phước, hòa ra huề v.v... có lẽ là vì các ông Nguyễn <i>Hoàng</i>, Gia <i>Long</i>, Minh <i>Mệnh</i>. Tự <i>Đức</i>, Thiệu <i>Trị</i>, Kiến <i>Phúc</i>, Hiệp <i>Hòa</i> v.v... Nhưng ở ngoài Bắc trước sau hoàng vẫn là hoàng, phúc vẫn là phúc..., không có sự kiêng kỵ né tránh nào cả.</p><p><br /></p><p>Trong những trường hợp bắt buộc thì đành phải tuân lệnh: ra chợ phải mặc quần, đi thi phải giữ trường quy v.v...; nhưng phép nước chỉ giữ qua quýt lấy lệ vậy thôi, trong lòng vẫn lấy làm một sự miễn cưỡng. Ở đây, chỉ có luật pháp, không có tình cảm.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Ở Đàng Trong thì trái lại: tình cảm thật thắm thiết.</p><p><br /></p><p>Vua quan chỉ bắt bẻ được cách thức viết lách trên văn bài ở trường thi, trên giấy tờ nộp đến cửa công, chứ vua quan theo dõi sao cho được tới lời ăn tiếng nói của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày, lời nói phát ra rồi bay đi giữa vợ chồng, con cái, bà con xóm giềng với nhau? Vậy việc đọc trại một số tiếng ở Đàng Trong có lẽ là việc tự nguyện, do cảm tình của dân gian đối với vua chúa chăng?</p><p><br /></p><p>Ngược lại, triều đình Huế cũng không giấu được sự thiên vị tình cảm đối với Đàng Trong: thiên vị đối với cỏ cây (trái bòn bon, trái sa kê v.v...)(4), đối với hạng tôi tớ hầu hạ (bé gái Bình Thuận), đối với đàn ông trong những chuyện quốc gia đại sự, đối với đàn bà trong tình chăn gối riêng tây v.v...</p><p><br /></p><p>Thật vậy, các phi hậu triều Nguyễn một số lớn được tuyển ở trong Nam, rất hiếm ở Bắc. Ở trường hợp vua Gia Long thì không nói làm gì: lưu lạc vào Nam từ nhỏ, đích thân cầm quân vùng vẫy từ hồi mười bảy tuổi, suốt thời hoa niên lênh đênh trên sông rạch miền Nam, trong khoảng trăng nước Đồng Nai v.v..., những mối tình sâu đậm nhất đời của ông diễn ra ở trong Nam là phải. Nhưng rồi đến các kẻ kế vị, đến cháu chắt ông, cho tới vua Bảo Đại cuối triều Nguyễn cũng vẫn chọn bạn lòng ở tận miền Nam. Nơi đây, có tỉnh (như Gò Công) có đến ba bà hoàng hậu. Hoàng hậu người Nam có bà (như bà Từ Dũ) về làm dâu ngoài Huế từ hồi mười lăm, sống đến trên chín mươi tuổi, được yêu mến rồi được trọng vọng: trong suốt thời gian ấy bà đã gây ảnh hưởng lớn vào tâm hồn của các vua chồng, vua con, rồi vua cháu.</p><p><br /></p><p>Trong số châu bản đời Gia Long còn lại, những tờ công văn của nhà vua truyền ra liên hệ đối chuyện tình cảm chiếm một số không nhỏ: nào truyền cho trấn Gia Định đem hương cốt bà Nguyễn Thị Thông về an táng tại Thuận Hóa, nào truyền cho trấn Gia Định đặng rõ Uẩn Ngọc hầu về phép thăm nhà rồi khi trở ra kinh sẽ đem theo vợ lẽ và con gái của Tiền Huy quận công ra luôn thể, nào truyền về việc Huyên Hòa hầu về Gia Định lo đám của thân phụ v.v...</p><p><br /></p><p>Lại nghe nói từ đời Thiệu Trị món mắm tôm xay ở Gò Công đã theo bà Từ Dũ ra Huế, làm. một món quà vương giả, được thưởng thức (và được bốc thơm tưng bừng, dĩ nhiên).</p><p><br /></p><p>Thật là ríu ra ríu rít.</p><p><br /></p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Gái trong Nam vừa mắt, cây trái mắm cá trong Nam vừa miệng: đó là cái thiên vị về tình. Còn như cái thiên vị trong sự xét đoán, cái thiên vị của lý trí, cho rằng người trong Nam tài giỏi: cái ấy mới ngộ. Và cái ấy hình như cũng có nữa.</p><p><br /></p><p>Những khai quốc công thần đến với vua Gia Long trong buổi đầu toàn người Đàng Trong là sự tự nhiên; nhưng đến khi thống nhất sơn hà rồi nhà vua có vẻ vẫn chỉ thực sự tin cậy ở Đàng Trong.</p><p><br /></p><p>Tổng trấn Gia Định là người Đàng Trong, tổng trấn Bắc Hà cũng là người Đàng Trong.</p><p><br /></p><p>Khi chọn lựa thái tử để nối ngôi, Gia Long bàn bạc với các ông Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt, Lê Chất, Phạm Đăng Hưng, Trịnh Hoài Đức: toàn người Đàng Trong.</p><p><br /></p><p>Khi chọn người tài để phụ chánh và dạy dỗ các hoàng tử, vua Minh Mạng chọn Trương Đăng Quế, ông cử nhân đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi, mà không nghĩ đến những vị tiến sĩ dòng dõi mấy đời khoa bảng ở Đàng Ngoài. Cũng như bà Từ Dũ, vị cận thần này đã có ảnh hưởng lớn về tinh thần đối với ba vị vua liên tiếp.</p><p><br /></p><p>Trong một không khí triều đình như thế người ta dễ hiểu tại sao vua Minh Mạng phải nói với Nguyễn Du: "Quốc gia dùng người cốt cầu lấy nhân tài chứ không phân biệt gì Nam với Bắc. Khanh cùng với Ngô Vị đã mong ơn tri ngộ, quan đến á khanh, phải nói năng bàn bạc để xứng đáng với chức vụ, cớ sao lại giữ thói rụt rè e sợ, chỉ vâng dạ cho qua chuyện?"</p><p><br /></p><p>Cái câu "không phân biệt gì Nam với Bắc" là một câu khả nghi, bởi vì lẽ đâu thinh không nhà vua lại nêu chuyện phân biệt ấy ra thành vấn đề? Đã nêu ra để cãi rằng không có, thường thường là bấy giờ đâu đó đã phong thanh dư luận bảo rằng có. Lắm khi đó không còn là dư luận phong thanh mà đã hóa ra thành kiến chắc mẩm không chừng.</p><p><br /></p><p>Ngô Vị (con Ngô Thời Sĩ) với Nguyễn Du là con dòng cháu dõi, thuộc những họ lớn lừng lẫy ngoài Bắc, họ không có lý do gì để mang mặc cảm, thế mà họ còn "rụt rè e sợ" thì quả đáng suy nghĩ. Vả lại Nguyễn Du đâu phải là kẻ không biết "nói năng bàn bạc"? Trong hạng nghệ sĩ văn nhân có lắm kẻ tâm hồn đa cảm, nội hướng, thích cô tịch: một mình trong phòng thì viết rất hay, ra chỗ đông đảo uy nghiêm thì xúc động, bối rối. Nhưng thi sĩ Nguyễn Du không phải người như vậy. Trong chỗ thân mật, ông "nói năng bàn bạc" tuyệt vời. Khi ông mất, Lễ bộ Thượng thư là Hùng Nhượng hầu phải than: "Bây giờ khó tìm được người như Nguyễn Du để đàm đạo". Mà ra trước đám đông, xuất hiện trước khung cảnh triều đình lộng lẫy, ông cũng ứng đối xuất sắc lắm: cầm đầu sứ bộ đi Trung Quốc hẳn ông đã thành công cho nên sau lại được cử làm chánh sứ lần nữa chứ.</p><p><br /></p><p>Một kẻ không "rụt rè e sợ" giữa triều đình nhà Thanh lại đâm ra "rụt rè e sợ" giữa triều đình nhà Nguyễn: lạ thay.</p><p><br /></p><p>Cũng có người nói đến cái tâm sự hoài Lê của Nguyễn Du, bảo rằng ông chỉ làm quan miễn cưỡng tại Huế. Trời! Làm quan miễn cưỡng mà leo lên đến chức Tham tri, mà được cử làm chánh sứ!</p><p><br /></p><p>Rốt cuộc, chỉ còn có cái lý do vua Minh Mạng đã gọi ra là nghe được.</p><p><br /></p><p>Và câu chuyện của ông Nguyễn Đình Ngân kể lại cho ông Nguyễn Văn Hoàn đâm ra có vẻ tin được (41). Kể rằng hồi ở Huế ông đã từng nghe nói lúc Nguyễn Du chết, nhà vua có cho người đến nhà lấy cớ phúng điếu để rồi tịch thâu tất cả giấy tờ người quá cố. Những giấy tờ ấy - trong đó có cả bản thảo Truyện Kiều - cuốn thành một cuộn lớn, cất giữ trong thư viện riêng của nhà vua, sau 1945 chính quyền đương thời đã đưa đến quận Phong Điền mà không kịp chuyển ra Bắc nên bị thất tán trong chiến tranh.</p><p><br /></p><p>Có một sự nghi ngờ đã đeo đuổi Nguyễn Du đến chết, thật chăng? Nếu không, ít ra cũng có một không khí thiếu thoải mái, có những lời bàn tán, có một thành kiến nào đó khiến phát sinh ra câu chuyện đồn đại mà ông Nguyên Đình Ngân đã nghe.</p><p><br /></p><p>Trong triều đình các vua chúa ở Thăng Long trước kia non nghìn năm tránh sao khỏi thỉnh thoảng có một vài ông quan rụt rè vâng dạ cho qua chuyện, thế mà chưa hề nghe có vua nào đem chuyện Bắc Nam hay Bắc Trung phân biệt ra giải thích. Trước đó khống thành chuyện, sau bỗng thành chuyện. Trong triều vua ở Huế, hoàn cảnh quả có khác.</p><p><br /></p><p>Nhưng dù sao, tâm lý của dăm ba ông vua, óc địa phương bè phái ở một triều đình quan lại, cũng chẳng mấy quan trọng.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Nếu có gì đáng chú ý hơn, thì đó là tâm lý của dân chúng đông đảo.</p><p><br /></p><p>Và ngay trong dân chứng, hình như cũng có hai tâm lý.</p><p><br /></p><p>Đối với người dân Việt trong Nam, dù xa xôi tận u Minh, thi đất thần kinh vẫn không thể quên được. "Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai", đôi bên cùng nhau mật thiết. Đất trong Nam là do nhà Nguyễn mở mang, tên làng do nhà Nguyễn đặt, thần làng do nhà Nguyễn phong, chữ nghĩa do người Thuận Quảng đem vào dạy dỗ, quan tước được ban phát từ triều đình nhà Nguyễn v.v...: đối với người dân ở đây, Thuận Hóa là cuống rốn của văn minh. Ngoài ra, họ có tiếp nhận thẳng được gì từ đất tổ ngoài Bắc đâu?</p><p><br /></p><p>Trái lại, trong con mắt của người Bắc, Thuận Hóa là miền chậm tiến. Vào thế kỷ 17, khi triều nghi ở Thăng Long đã nghiêm chỉnh, lâu đài cung điện đã lộng lẫy hết mực, thì ở Phú Xuân chúa Nguyễn còn chưa biết sắp đặt tổ chức ra lề lối gì: mỗi lần có đám cháy ở kinh thành, chúa còn lo chạy bổ sấp bổ ngửa đi chữa lửa, mệt thở hồng hộc (42). Như vậy tuân phục triều đình thì đành tuân phục, chứ người dân Bắc đâu có nghĩ đối chuyện học theo cung cách nói năng ăn mặc, theo phong tục của Đàng Trong? Đàn bà không chịu mất váy vì vậy.</p><p><br /></p><p>Người dân trong Nam nhớ thương đất Thuận Hóa như chim nhớ tổ, như nước nhớ nguồn; còn người dân Bắc thì họ sống tại cội nguồn, còn mơ tưởng về đâu nữa. Xung quanh họ nào những đền Hùng, núi Tản Viên, làng Phù Đổng v.v..., chứng tích buổi hồng hoang sơ khai của dân tộc hãy còn gần gũi bên mình. Những cái đó người trong Nam đâu biết đến?</p><p><br /></p><p>Thật vậy, trước kia, sau thời Nam Bắc phân tranh cách biệt và trước khi cái học quốc ngữ với những sách giáo khoa của các ông Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ v.v... được phổ biến, có lẽ trong đám bình dân lam lũ thất học quanh năm lo xông pha khai phá những miền sình lầy Cà Mau U Minh, trong đám người ấy ít ai nghe nói đến Hùng vương, Phù Đổng... Có nghe chăng, những chuyện đó cũng xa xôi, viển vông, mơ hồ. Hùng vương dựng nước không rõ ràng bằng chúa Nguyễn mở nước. Bởi vậy đối với nhà Nguyễn có sự kính trọng, trìu mến: hoàng ra huỳnh, kim ra câm, phúc ra phước v.v..., là phải.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Đó là chuyện cũ, bây giờ thì khác. Bây giờ không những chính quyền giỗ tổ Hùng vương ở Sài Gòn, mà dân chúng ở tận Long Khánh, Tây Ninh, Phước Tuy v.v..., còn có dự án dựng đền Hùng ở núi Chứa Chan, ờ núi Bà Đen, ở Vũng Tàu...</p><p><br /></p><p style="text-align: right"><i>1-1973</i></p><p><br /></p><p><i><font size="4">Ghi chú vào tháng 10 năm 1985.</font></i></p><p><i><br /></i></p><p><font size="4"><i>Năm 1977, tôi may mắn được thi si Trúc Chi cho xem cuốn Gia phả họ Nguyễn, nguyên viết bằng Hán văn, do người cháu đời thứ mười ba tên là Tư Phường dịch ra quốc ngữ ngày 5 tháng Tư năm 1962. Gia phả ghi họ Nguyễn này "phát tích ở Vân Điềm, đến đời thứ bảy thì thiên cư về Du Lâm, cho đến ngày nay. Trong gia phả có một đoạn cho thấy triều đình nhà Nguyễn từng có "quốc lệ” không dùng người Bắc vào những chức vụ trọng yếu. Tôi xin trích đoạn ấy. Chữ "cụ" ở đây chỉ về ông Nguyễn Tư Giản, tên thụy là Trang Lang, tự là Tuấn Thúc, húy là Văn Phú, chữ là Hy Bật, sau đổi la Tư Giản:</i></font></p><p><font size="4"><br /></font></p><p><font size="4"><i>"Ngày 1 tháng sáu nhuận niên hiệu Tự Đức thứ 26 cụ kiêm chức Quốc tử giám. Đến năm thứ 27 thăng Lại bộ Thượng thư, sung cơ Mật viện đại thân. Quốc lễ, phàm ai là người Nam kỳ mới được dự ở bộ Lại cùng cơ Mật viện, cho tới nay cụ là người Bắc kỳ đầu tiên được dự chức này), đến tháng Tư cụ lại kiêm giữ Ấn vụ bộ Lễ. Ngày 11 tháng Mười một nằm ấy, có dụ bỏ việc bên cơ Mật viện.</i></font></p><p><br /></p><p>V.P.</p><p><br /></p><p><br /></p><p><b><i><font size="6">Giọng Huế</font></i></b></p><p><br /></p><p><br /></p><p>Trong cuốn <i>Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam</i> vừa xuất bản, nhạc sĩ Phạm Duy có nêu lên một số đặc điểm địa phương. Chẳng hạn miền Trung có nhiều điệu hò nhất, trong khi miền Nam nhiều điệu lý nhất; hò giã gạo miền Quảng Trị - Thừa Thiên cố những bài hay nhất nước, trong khi vè miền Nghệ An - Hà Tĩnh lại có giá trị nhất nước; các điệu hò ở miền Tiền Giang thì ngắn và giản dị, còn hò ở Hậu Giang dài hơn và nhiều tính chất nghệ thuật hơn; các điệu <i>hầu văn</i> ở miền Trung phong phú hơn mà cũng phức tạp hơn các điệu <i>chầu văn</i> ngoài miền Bắc v.v...</p><p><br /></p><p>Những nhận xét ấy thật lý thú. Chính vì thích thú, người đọc không khỏi suy nghĩ thêm: Chỗ này hò ngắn chỗ kia hò dài và hay hơn, tại sao vậy?</p><p><br /></p><p>Cái "tại sao" ấy, nhạc sĩ không đề cập đến. Ít ra là chưa đề cập đến lần này, trong tác phẩm này, Ở đây chỉ trình bày sự trạng, đưa ra các đặc điểm, mà không có chuyện giải thích lý do. Trừ một trường hợp về <i>ca Huế</i>.</p><p><br /></p><p>Thật vậy, đối với ca Huế, nhạc sĩ có một nhận xét: "nhịp điệu của ca Huế rất bình thản"; nhạc sĩ lại có gần như một sự giải thích: "giống như nhịp sống của người dân Thuận Hóa" (43). Như vậy có thể hiểu rằng ca Huế phản ảnh nhịp sống của xứ Huế, cho nên nó bình thản.</p><p><br /></p><p>Về nhạc ngữ, Phạm Duy cho biết người Thái ở Thượng du Bắc Việt dùng ngũ cung "do ré fa sol la", người Katu vùng Quảng Trị - Thừa Thiên dùng ngũ cung "ré fa sol la do", người Jarai ở Cao nguyên Trung Việt dùng ngũ cung có bán cung "do mi fa sol si", người Chàm dùng hai hệ thống ngũ cung v.v...</p><p><br /></p><p>Tại sao có nhũng khác biệt ấy? và có một liên hệ nào chăng giữa các hệ thống ngũ cung ấy? Nhạc sĩ không nói đến chuyện đó, trừ một trường hợp về nhạc ngữ dân ca miền Thừa Thiên - Quảng Trị.</p><p><br /></p><p>Từ Bắc vào Nam, người Việt Trung du sử dụng ba hệ thống ngũ cung khác nhau. Dân ca miền Bắc, giai điệu nằm trong hệ thống ngũ cung <i>đúng</i>: do ré fa sol la; dân ca miền Nam, trong hệ thống ngũ cung <i>oán</i>: do mi fa sol la; còn dân ca Thừa Thiên - Quảng Trị thì thuộc hệ thống ngũ cung <i>ai</i>: do, ré non, fa già, sol, la non.</p><p><br /></p><p>Vì người Chàm cũng dùng ngũ cung <i>oán</i> như người Việt miền Nam, Phạm Duy giải thích rằng "có thể trong dĩ vãng, người Việt ở miền Bắc, vốn quen dùng ngũ cung <i>đúng</i> (...), khi Nam tiến đã bị nhạc Chàm với ngũ cung <i>oán</i> (...) quyến rũ, rồi sáng tạo ra ngũ cung <i>ai</i> (...) chăng? (44)</p><p><br /></p><p>Như vậy cái ngũ cung <i>ai</i> (cũng gọi là ngũ cung lơ lớ, là hơi Nam giọng <i>ai</i>) của Thừa Thiên Quảng Trị là một sáng tạo, một sự mới lạ trong dân nhạc Việt Nam.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Cái mới này quả thật lạ, đáng suy ngẫm lắm.</p><p><br /></p><p>Có nhiều người Bắc và Nam thường lẫn lộn người Huế với người Trung, tiếng Huế với tiếng Trung, giọng Huế với giọng Trung v.v...</p><p><br /></p><p>Nói đến ông Ngô Đình Nhu, họ bảo: ''Người Trung thâm thật!"; nghe đồng bào Huế xuống đường, họ phê bình: "Dân ngoài Trung bao giờ cũng hăng say cách mạng" v.v...</p><p><br /></p><p>Huế quả nhiên ở miền Trung nhưng không hề tiêu biểu cho miền Trung, từ giọng nói cho đến tính tình, sinh hoạt. Vả lại, không có hẳn một vùng nào có thể bảo là tiêu biểu cho cả cái miền Trung dài dằng dặc và chia cách bởi nhiều đèo nhiều ải ấy. Hoặc Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, hoặc Nam Ngãi, hoặc Bình Phú v.v..., mỗi vùng có nét đặc thù riêng, mà không có cái gì đại diện chung cho miền Trung cả.</p><p><br /></p><p>Cái chung đó, vùng Trị Thiên (Quảng Trị - Thừa Thiên) càng không có. Thì cứ xem ngay vấn đề dân nhạc: Trị Thiên tách riêng, như một vùng biệt lập đối với cả nước.</p><p><br /></p><p>Thật vậy, ngũ cung <i>đúng</i> tuy bảo rằng của miền Bắc, nhưng không hẳn là chỉ giới hạn ở Bắc Việt: hát dặm ở Nghệ Tĩnh, <i>hò nhân nghĩa</i> ở Quảng Bình cũng dùng ngũ cung <i>đúng</i>. Thế rồi ngũ cung oán tuy bảo rằng của miền</p><p>Nam nhưng cũng không hẳn là giới hạn ở Nam Việt: ngay từ Quảng Nam Quảng Ngãi, các điệu hát, điệu hò đã sử dụng hơi Nam giọng <i>oán</i>.</p><p><br /></p><p>Thành thử ngoài Quảng Trị một chút là thuộc về miền Bắc, trong Thừa Thiên một tí là đã thuộc về miền Nam: chỉ riêng một khoảnh đất nhỏ dân nghèo là khoảnh Trị Thiên nọ mang một nét cá biệt (giọng <i>ai</i>).</p><p><br /></p><p>Nhìn vào bản đồ toàn quốc, người ta sững sờ trước sự nhỏ bé của vùng địa bàn giọng ai. Một khoảnh tí teo như thế mà, về mặt nhạc ngữ, bỗng nhiên tự tách lìa ra; không bị hai khối lớn át giọng đi, không chịu hòa đồng với khối lớn này, cũng không chịu xóa nhòa trong khối lớn kia; trải mấy trăm năm không bị thu hút về bên nào, trái lại còn làm phát triển một nền dân nhạc riêng rất phong phú. Kỳ cục chưa!</p><p><br /></p><p>Người ta tự hỏi: vùng ấy có gì khác lạ mà lìa biệt ra vậy nhỉ?</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Có gì khác lạ? Theo Phạm Duy, có cái bình thản. Theo Phan Nhật Nam, có cái thê lương, não nùng.</p><p><br /></p><p><i>Hò ô</i> là một điệu "hò làm việc", nhưng Phạm Duy đã nhận thấy ở miền Trị Thiên nó "lại rất chậm rãi, thảnh thơi" (45), "nét nhạc rất rộng rãi"; "với hai câu lục bát ngắn ngủi, người hò ô đã hát rất dài, rất chậm, dùng rất nhiều tiếng đệm".</p><p><br /></p><p>Hò làm việc còn thế, huống hồ là ngâm thơ, là ru con, là hát ân tình hay ca nhạc phòng v.v... Thôi thì tha hồ "bình thản, thảnh thơi, chậm rãi!"</p><p><br /></p><p>Giọng hát vốn từ giọng nói mà ra. Có lần nói chuyện với Phạm Duy, được nhạc sĩ cho biết giọng Huế có âm vực cạn hẹp nhất nước: những thanh cao (với dấu sắc) được hạ thấp xuống, còn những thanh thấp (với dấu huyền, dấu nặng) lại được nâng cao lên. Như vậy trong giọng nói của Trị Thiên, tiếng trầm tiếng bổng không quá cách biệt. Tất cả đều bằng bằng với nhau; nói cách khác: lại bình thản!</p><p><br /></p><p>Phải chăng vì vậy mà giọng Huế nghe dịu dàng, êm ái, nghe ngọt xớt? Nhưng phải chăng chính vì vậy mà giọng Huế không thể hùng hồn, thiếu nam tính? Phát âm mà san bằng các dấu giọng thì không thể "gồ ghề", thì kém oai phong...</p><p><br /></p><p>Nhưng đó là các sở đoản của giọng Huế, Phạm Duy không tiện nói về những cái đó đâu. Ông là khách, ông chỉ tiện nói về cái hay của nó mà thôi.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Muốn nghe trình bày về một khía cạnh khác của giọng Huế, hãy nghe một người địa phương.</p><p><br /></p><p>Phan Nhật Nam là nhà văn ở Trị Thiên, đã về thăm Trị Thiên trong một "mùa hè đỏ lửa", đã nhìn tận mắt những thảm cảnh trên vùng đất quê hương: một bộ xương trẻ con trong chiếc thau nhựa bạc màu phơi giữa nắng mưa; một người đàn bà tấm tức bên quận đường Hải Lăng, đưa bàn tay tước từng miếng thịt, xoa trên chiếc đầu lâu của người chồng xấu số; một chiếc xe ủi đất giữa trời nắng chang chang xúc lạo xạo những đống xương người trên đại lộ Kinh Hoàng v.v...</p><p><br /></p><p>Nhà văn ôn lại những tai ương đã xảy đến cho dân chúng Trị Thiên: vụ thất thủ kinh thành thời vua Hàm Nghi, vụ Mậu Thân, vụ mùa hè 1972... Hơn nữa, theo Phan Nhật Nam, ở cả ba mặt trận lớn của năm 72, nạn nhân đa số đều là dân Trị Thiên: Ở Kontum thì dân dinh điền, ở An Lộc thì là dân cạo mủ cao-su cũng gốc Trị Thiên. Thậm chí tại chiến trường Bình Giả năm nào, "số lớn nạn nhân cũng không ai ngoài những người dân vừa mới di cư từ Cam Lộ, Khe Sanh vào"(46)...</p><p><br /></p><p>Vì đâu mà tai ương dồn xuống trên đầu người dân Trị Thiên?</p><p><br /></p><p>- Vì giọng Huế. Nhà văn bảo thế.</p><p><br /></p><p>"Trên xe ra phi trường nghe câu chuyện của hai vợ chồng già quá giang ở băng sau tôi chợt khám phá ra một điều: Dân chúng Thừa Thiên Quảng Trị đã sửa soạn đón chờ tàn khốc qua tiếng nói. Họ không nói nhưng than vãn, kể lể, rên xiết. Nỗi oan khiên vô hình chập chồng trên mỗi âm, mỗi chữ, cách lên xuống của từng câu (47).., "tai ương đã hiển hiện lên giọng nói, bất hạnh đã đặt mầm ở tiếng khóc ''kể'' bi ai hờn oán..." (48)</p><p><br /></p><p>Nói đã vậy, hò còn "trệ" hơn:</p><p><br /></p><p>"Bất hạnh cũng đã có 'điềm' ở giọng hò thê thiết đến rợn da khi những con thuyền chập chùng trong bóng tối lướt thướt trên sóng qua Bảng Lảng, Ngô Xá, La Vân, La Chữ, Vân Trình. A... ơ... chỉ hai tiếng nhỏ con thuyền đi hết khúc sông mà âm thanh cồn lộng gió...,(49) "Ai đã đứng ở bờ sông Bồ (chảy qua An Lỗ), sông Thu Rơi (Mỹ Chánh), sông Hương nghe giọng hò cất lên từ những khoang đò khi chiều vào tối mới hiểu được vì sao có những quê hương cứ mãi mãi tàn tạ, oán hờn.... Định mệnh đã xếp đặt thế"(50).</p><p><br /></p><p style="text-align: center"><i>* * *</i></p><p><br /></p><p>Điều "khám phá" của Phan Nhật Nam có thể đúng có thể không đúng. Dù sao, ít có nhà văn nào ở các nơi khác hay nước khác có những ý nghĩ... quá khích như vậy về giọng nói địa phương mình. Giọng Trị Thiên là một sự khác thường, ngay cả đối với người Trị Thiên!</p><p><br /></p><p>Vả lại, ai tin ở định mệnh thì nghĩ đến tính cách tiền định của giọng Huế. Những kẻ khác có thể hiểu nhà văn muốn bảo rằng trong tiếng nói và giọng hò kia có chất chứa niềm sầu não khổ đau. Và cái đó thật không sao chối cãi được.</p><p><br /></p><p>Khi hò làm việc, khi hát ân tình, khi hầu văn v.v..., người ta ở giữa chỗ đông đảo, đối diện với bạn bè. Nhưng đặc biệt là khi một mình với một mái chèo trên khúc sông rộng, một mình ôm đứa con thơ trong đêm khuya tịch mịch, bấy giờ người đàn bà Huế chỉ còn đối diện với lòng mình, triền miên với bầu tâm sự của mình, miệt mài với những cảm xúc của mình... Trong hai trường hợp này, điệu hò và điệu ru của xứ Huế nó kéo dài ra bất tận, nó lửng lơ, chùng chình, nó chất chứa vô vàn tình cảm nặng trĩu và u uẩn. Nó buồn thảm đến nhức nhối. (51)</p><p><br /></p><p>Tóm lại, khi ấy nó không còn thảnh thơi và bình thản nữa. Nó cách xa cái thảnh thơi và bình thản nhiều lắm. Khi ấy người ta thấy giọng <i>ai</i> thê thiết hơn giọng <i>oán</i> không biết bao nhiêu lần. Bảo rằng nó hướng về cái chết thì không nên, nhưng sao sự sống lại có một khía cạnh não nùng đến thế nhỉ? Và tại sao cái não nùng ấy dồn vào một khoảnh đất nhỏ, nơi mà cụ Trạng Trình đã chỉ cho ông Nguyễn Hoàng chọn dung thân?</p><p><br /></p><p style="text-align: right"><i>3-1973</i></p>
[B][I][SIZE=6]Mình với ta[/SIZE][/I][/B] Sống bên những tháp Chàm và dấu vết thành Chàm, gần như người dân Bình Định nào cũng dành ít nhiều ý tưởng hướng về người Chàm. Chế Lan Viên thời tiền chiến nổi tiếng nhờ những bài thơ độc đáo lấy người Chàm làm nội dung. Trong nhiều năm, tôi bị ám ảnh bởi hai câu thơ ông thốt ra với một "Chiêm nương" trong cuộc tình tự ly kỳ vào một lúc đêm sắp tàn: [CENTER]"Này, em trông: một vì sao đang rụng, Hãy nghiêng mình mà tránh đi nghe em".[/CENTER] Ngày còn nhỏ, tôi đã vẽ vời trong trí rất nhiều điều xung quanh cái hình ảnh huyền bí và lớn lao của người con gái nọ, người con gái nghiêng mình mà tránh một vì sao đang rụng. Câu thơ càng đọc càng nghe rờn rợn. Trí tưởng tượng hướng về dân tộc Chàm dựng nên người con gái vĩ đại có cái kích thước vũ trụ, đồng thời cũng mở rộng tầm vóc tâm hồn của chàng thi sĩ tí hơn. Ba mươi lăm năm sau các câu thơ nọ, vào đến Bình Thuận, tôi mục kích bao nhiêu là gái Chàm. Cả gái Chàm đẹp nữa: những cô nữ sinh trung học với chiếc áo đồng phục trắng không xẻ tà. Đẹp lắm, xinh lắm: có thể tình tự cho đến lúc đêm tàn lắm; nhưng tất cả gái đẹp ấy đều không phải là người "Chiêm nương" kia. Ở Bình Định không còn người Chàm sinh sống, nên đối với kẻ tìm hiểu dân tộc Chàm, vào Bình Thuận là đi gặp tận mặt những người mình vốn đủ quen trong trí tưởng tượng. Nhưng người ta có thể đến Bình Thuận không phải chỉ để tìm lại dân Chàm. Kẻ phàm phu xa lạ với công việc khảo cứu như tôi đến Phan Thiết với một ý nghĩ thô lỗ trong đầu: mắm mòi! Ở Bình Định từng quen thưởng thực mắm mòi Phan Thiết, nay có dịp vào tận nơi thăm thì mới hay mắm đã đi từ hiện thực vào ký ức từ lâu rồi! Nó đi lặng lẽ, không cáo tri cáo phó cho giới hâm mộ kịp thời bày tỏ niềm luyến tiếc. Trong giới hâm mộ ấy phải kể đến vô số nông dân các tỉnh Bình Phú Nam Ngãi. Xưa kia, xưa chừng hăm năm trở lại, Bình Thuận quá xa xôi cách trở đối với Bình Định để người Chàm có thể ra vào; nhưng lại không quá xa để cho cá mòi không thể lân la, từ Bình Thuận thâm nhập vào cuộc sống của giới cần lao ở Bình Định. Con cá mòi, ở những nơi bắt được số ít, thì ăn tươi: nướng, chiên v.v... Nhưng ở Phan Thiết trước đây cá mòi quá nhiều, được làm mắm. Làm mắm là tài riêng của dân tộc, và ăn mắm là chút sở trường của dân quê nghèo khổ miền Trung. Tôi chắc chắn khi con mắm mòi đầu tiên phiêu lưu đến Bình Định trên con đường Bắc tiến của nó, nó không khỏi trải qua một thời kỳ bỡ ngỡ. Một dân tộc dù có nhiều năng khiếu dùng mắm cũng không thể nhất đán tìm ngay trong phút chốc cái công thức thích hợp nhất để sử dụng một món mắm mới mẻ. Chắc chắn phải qua nhiều ngày tháng, người nông dân miền Bình Phú mới đi đến cái phát giác: mắm mòi dầu mà xẻ ra đi kèm với lá dừng, lá sộp, lá ngành ngạnh, thêm chanh, ớt, tỏi v.v..., ăn với cơm, nhất là cơm nguội thì tuyệt. Lá dừng, lá sộp v.v... là những thứ lá rừng. Con cá ở tận biển Phan Thiết mà ngày một ngày hai dần dà tìm đến kết nghĩa với lá dừng ở Bình Định: duyên "cá lá" nọ không phải là duyên bạn bầy kỳ ngộ sao? Thế rồi, bặt đi đã lâu, tôi không được ăn mắm mòi. Nghĩ rằng đó, có lẽ do những rủi ro phức tạp trên thị trường, do khẩu vị mỗi nơi một khác, người Sài Gòn không ưa thích mắm mòi mà mình thì vào Sài Gòn đã lâu v.v... Bởi đó nhân chuyến đi Phan Thiết, bèn hỏi thăm về tin tức mắm mòi. Hỡi ôi! thì đã trâm gãy bình rơi bao giờ! Người chủ tiệm mắm nhắc đến một năm Hợi, năm Thìn nào đó mà trong lúc thảng thốt tôi không nghe rõ. Thì ra tự dưng mà cá mòi Phan Thiết biến mất ngót mười năm. Tôi nghĩ đến sự muộn màng của mình: "... khôn xiết sự tình, Khéo vô duyên bấy là mình với ta!" [RIGHT][I]9-1971[/I][/RIGHT] [B][SIZE=7][I]Thơ lục hát Chàm[/I][/SIZE][/B] [COLOR=rgb(0, 128, 255)]Có nhà phê bình lấy làm lạ: Trong văn học Việt Nam, việc tiếc thương dân tộc Chàm tàn lụi lại dành cho một cậu bé con. Tập “Điêu Tàn” được xuất bản năm tác giả mười bảy tuổi: vậy những bài thơ đầu tiên Chế Lan Viên viết ra từ năm mười hai, mười ba tuổi chăng? Thực ra chuyện không đáng lạ. Ở Bình Định quê tôi, Chàm là một dân tộc đã chết, một dân tộc ma. Mà thế giới ma quái kích thích nhất trí tưởng tượng của các cậu bé: lớn lên, Chế Lan Viên không hay nhắc nhở về Chiêm quốc nữa. Nơi Đồ bàn đô cũ, người Chàm còn để lại những di tích và nhiều huyền thoại: những ngọn tháp và nhiều câu chuyện huyền hoặc về vàng Hời, ma Hời v.v.. lưu truyền trong dân chúng : Chế Lan Viên tưởng tượng : [/COLOR] [I][COLOR=rgb(0, 128, 255)] “ Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi “[/COLOR][/I] [COLOR=rgb(0, 128, 255)] Hời đã là ma, lại là thứ ma kỳ quái: trong đêm khuya, nghe tiếng trống cầm canh, ma Hời nhớ lại cảnh dương gian [/COLOR] [I][COLOR=rgb(0, 128, 255)] “ Rồi lấy ra một khớp xương rợn trắng[/COLOR][/I] [I][COLOR=rgb(0, 128, 255)] Nút bao dàng huyết đẵm khí tanh hôi[/COLOR][/I] [I][COLOR=rgb(0, 128, 255)] Tìm những miếng trần gian trong tủy cạn[/COLOR][/I] [COLOR=rgb(0, 128, 255)] [I]Rồi say xưa vang cất tiếng reo cười “[/I][/COLOR] Ở Bình Định, tôi lớn lên giữa những chuyện hoang đường về dân tộc Chàm; vào Bình Thuận, tôi gặp họ bằng xương bằng thịt. Và tôi ngạc nhiên về những người bạn Chàm. Về những câu thơ mà các người bạn ấy vẫn ngâm nga chẳng hạn. Anh M. K. H. đọc cho nghe một bài hát ru con: [CENTER][I]"Nư lơi nư đi ca hoanh,[/I][/CENTER] [CENTER][I]Kla mông pat băc pụ pành ten me.[/I][/CENTER] [CENTER][I]Nư lơi nư ránh đi me,[/I][/CENTER] [CENTER][I]Nư hia nư chó ngá kề huơ nu".[/I][/CENTER] Biết qua tài liệu, qua sách vở, rằng người Mường, người Chàm có những điệu thơ giống ta, đó là một chuyện. Còn như một hôm, bỗng có dịp bắt gặp điệu thơ lục bát phát ra bằng ngoại ngữ, do một người đang đối diện, quả là một chuyện khác hẳn. Cảm tưởng bỡ ngỡ, bàng hoàng. Điệu thơ lục bát phôi thai từ bao giờ? Đôi ba nghìn năm trước chăng? Từ thời đại Hùng vương dựng nước chăng? Từ khi mới có tiếng nói chăng? Con người thích nghêu ngao sớm lắm. Mà người Việt Nam chúng ta, đã nghêu ngao là nghêu ngao theo câu lục bát: mấy nghìn điệu dân ca chẳng qua đều quánh quẩn bên câu thơ lục bát. Âm điệu lục bát dính liền với lối cảm xúc của dân tộc trải từ kiếp nọ đến đời kia... Câu thơ lục bát chắc hẳn phải được kể là một trong những biểu lộ cá tính thâm thiết nhất của dân tộc Việt Nam: thơ ấy khác hẳn với thơ Tàu, và nhất mực từ chối mọi ảnh hưởng Tàu trải qua mấy nghìn năm gần gũi. Dễ gì tìm thấy một hình thức nghệ thuật khác giữ được bản sắc vững vàng như nó trước sự tấn công trường kỳ của văn hòa Tàu? Vậy, lục bát là cái gì hết sức thâm thúy đối với tâm hồn Việt Nam. Và, lạ lùng thay, điệu lục bát lại cũng thâm thúy đối với dân tộc Chàm! Một thể thơ phổ biến khắp hang cùng ngõ hẻm, đã được mọi tầng lớp dân gian ngâm nga, đã làm cơ sở cho các điệu dân ca v.v..., một thể thơ như thế không thể được vay mượn, không thể du nhập từ ngoài vào. Nó phải bắt nguồn từ đầu ngay trong cuộc sống dân tộc. Do đó, giữa câu thơ Việt và câu thơ Chàm hẳn không phải có tương quan ảnh hưởng, mà có mối tương quan về nguồn gốc. Nguồn gốc của câu lục bát? Các nhà khảo cứu văn học nản lòng trước sự khó khăn xa xôi ấy. Nó thuộc về một thời mờ mịt, tít tắp, mơ hồ... Nào ngờ, một hôm, một buổi chiều, trước tách nước mời khách, bỗng dưng bắt gặp một chứng cứ liên quan đến nguồn gốc ấy từ cửa miệng một người vừa bập điếu thuốc vừa nói, một người ngồi trước mặt ta. Bạn cũ cố tri, gốc gác thân thiết từ mấy nghìn năm của câu lục bát Việt Nam là đây! Mấy câu thơ trên là tôi phiên âm theo tai nghe. Anh M. K. H. viết “[I]Nưk lơi nưk đih ka vânh[/I]", nhưng việc Latinh hóa tiếng Chàm chưa thống nhất, tôi chọn lối ghi đại khái, chỉ cốt làm dễ dàng cho độc giả. [RIGHT](9-1971)[/RIGHT] [B][I]Huế, đối với trong Nam ngoài Bắc[/I][/B] Tết năm ngoái, chiến tranh đang độ ác liệt mà áo quần thật lòe loẹt. Xuân năm nay, gần hòa bình hơn mà dân Sài Gòn dường như không mấy hứng thú trong sự ăn mặc: ngoài đường không thấy xuất hiện những trang phục mới. Đã không thêm, lại có phần giảm: có mấy kiểu áo dài tân kỳ táo bạo nhất ra đời vào khoảng cuối năm ngoái, thì nay đã lặn đâu mất. Năm nay không có sáng kiến trang phục, nhưng có sự củng cố. Chiếc quần pát Tây phương thoạt tiên đến với chiếc áo dài cổ truyền, tưởng đâu là một sự cao hứng nhất thời; không ngờ nó đến rồi ở mãi đó. Địa vị của nó được củng cố, làm thành một tai họa ở phần dưới của người đàn bà xứ sở. Thật vậy, cái gì lại phần trên thì bay bướm phấp phới mà phần dưới thì cứng đờ ra như mo nang? Sự chấp nhận dễ dàng cái món kỳ cục đó ở phần dưới của người "phụ nữ hôm nay" khiến chúng ta nhớ lại thái độ khó khăn của họ đối với chiếc quần vua Nguyễn ngày trước. Nhớ đến trái sa-kê tại Trà Vinh (38), đến thân phận thi hào Nguyễn Du xưa kia, đến sự phân rẽ Nam Bắc đôi miền v.v... [CENTER]* * *[/CENTER] Để câu chuyện bớt vẻ lung tung, hãy gấp trở lại chiếc quần. Ai nấy hẳn còn nhớ việc vua Nguyễn xuống chiếu buộc đàn bà bỏ váy mặc quần; đàn bà ngoài Bắc không chịu, vua đòi làm tội: không quần không được nhởn nhơ ở chỗ công cộng, chợ búa. Đàn bà đành mượn quần chồng mặc đi chợ, nhưng lại bêu riếu nhà vua trong những câu hát độc địa lan truyền khắp nước (39). Rốt cuộc, nhà Nguyễn dựng nghiệp rồi nhà Nguyễn mất nghiệp tự những bao giờ mà người đàn bà Bắc vẫn giữ nguyên chiếc váy, trơ trơ cùng tuế nguyệt. Vào cái thời văn minh Tây phương đã thấm nhuần sâu xa vào xã hội ta, một cô gái Bắc vẫn nằm mơ chiếc váy sồi giữa một câu "thơ mới" của Anh Thơ (40). Trong cái sự nhì nhằng giữa vua tôi nhà Nguyễn về một chiếc quần như thế, người đàn bà đã bày tỏ sự bướng bỉnh đáng ngạc nhiên. Nói cho đúng, đó là sự bướng bỉnh của người dân Bắc đối với triều đình Huế. Bởi vì có những trường hợp cả nam lẫn nữ đều một thái độ như nhau, không phân biệt. Chẳng hạn về thái độ đối với các tên các hiệu vua chúa nhà Nguyễn. Có những tiếng người Trung người Nam vẫn đọc trại đi: hoàng trại ra huỳnh, long ra luông, mệnh ra mạng, trị ra trại, đức ra đước, phúc ra phước, hòa ra huề v.v... có lẽ là vì các ông Nguyễn [I]Hoàng[/I], Gia [I]Long[/I], Minh [I]Mệnh[/I]. Tự [I]Đức[/I], Thiệu [I]Trị[/I], Kiến [I]Phúc[/I], Hiệp [I]Hòa[/I] v.v... Nhưng ở ngoài Bắc trước sau hoàng vẫn là hoàng, phúc vẫn là phúc..., không có sự kiêng kỵ né tránh nào cả. Trong những trường hợp bắt buộc thì đành phải tuân lệnh: ra chợ phải mặc quần, đi thi phải giữ trường quy v.v...; nhưng phép nước chỉ giữ qua quýt lấy lệ vậy thôi, trong lòng vẫn lấy làm một sự miễn cưỡng. Ở đây, chỉ có luật pháp, không có tình cảm. [CENTER]* * *[/CENTER] Ở Đàng Trong thì trái lại: tình cảm thật thắm thiết. Vua quan chỉ bắt bẻ được cách thức viết lách trên văn bài ở trường thi, trên giấy tờ nộp đến cửa công, chứ vua quan theo dõi sao cho được tới lời ăn tiếng nói của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày, lời nói phát ra rồi bay đi giữa vợ chồng, con cái, bà con xóm giềng với nhau? Vậy việc đọc trại một số tiếng ở Đàng Trong có lẽ là việc tự nguyện, do cảm tình của dân gian đối với vua chúa chăng? Ngược lại, triều đình Huế cũng không giấu được sự thiên vị tình cảm đối với Đàng Trong: thiên vị đối với cỏ cây (trái bòn bon, trái sa kê v.v...)(4), đối với hạng tôi tớ hầu hạ (bé gái Bình Thuận), đối với đàn ông trong những chuyện quốc gia đại sự, đối với đàn bà trong tình chăn gối riêng tây v.v... Thật vậy, các phi hậu triều Nguyễn một số lớn được tuyển ở trong Nam, rất hiếm ở Bắc. Ở trường hợp vua Gia Long thì không nói làm gì: lưu lạc vào Nam từ nhỏ, đích thân cầm quân vùng vẫy từ hồi mười bảy tuổi, suốt thời hoa niên lênh đênh trên sông rạch miền Nam, trong khoảng trăng nước Đồng Nai v.v..., những mối tình sâu đậm nhất đời của ông diễn ra ở trong Nam là phải. Nhưng rồi đến các kẻ kế vị, đến cháu chắt ông, cho tới vua Bảo Đại cuối triều Nguyễn cũng vẫn chọn bạn lòng ở tận miền Nam. Nơi đây, có tỉnh (như Gò Công) có đến ba bà hoàng hậu. Hoàng hậu người Nam có bà (như bà Từ Dũ) về làm dâu ngoài Huế từ hồi mười lăm, sống đến trên chín mươi tuổi, được yêu mến rồi được trọng vọng: trong suốt thời gian ấy bà đã gây ảnh hưởng lớn vào tâm hồn của các vua chồng, vua con, rồi vua cháu. Trong số châu bản đời Gia Long còn lại, những tờ công văn của nhà vua truyền ra liên hệ đối chuyện tình cảm chiếm một số không nhỏ: nào truyền cho trấn Gia Định đem hương cốt bà Nguyễn Thị Thông về an táng tại Thuận Hóa, nào truyền cho trấn Gia Định đặng rõ Uẩn Ngọc hầu về phép thăm nhà rồi khi trở ra kinh sẽ đem theo vợ lẽ và con gái của Tiền Huy quận công ra luôn thể, nào truyền về việc Huyên Hòa hầu về Gia Định lo đám của thân phụ v.v... Lại nghe nói từ đời Thiệu Trị món mắm tôm xay ở Gò Công đã theo bà Từ Dũ ra Huế, làm. một món quà vương giả, được thưởng thức (và được bốc thơm tưng bừng, dĩ nhiên). Thật là ríu ra ríu rít. [CENTER]* * *[/CENTER] Gái trong Nam vừa mắt, cây trái mắm cá trong Nam vừa miệng: đó là cái thiên vị về tình. Còn như cái thiên vị trong sự xét đoán, cái thiên vị của lý trí, cho rằng người trong Nam tài giỏi: cái ấy mới ngộ. Và cái ấy hình như cũng có nữa. Những khai quốc công thần đến với vua Gia Long trong buổi đầu toàn người Đàng Trong là sự tự nhiên; nhưng đến khi thống nhất sơn hà rồi nhà vua có vẻ vẫn chỉ thực sự tin cậy ở Đàng Trong. Tổng trấn Gia Định là người Đàng Trong, tổng trấn Bắc Hà cũng là người Đàng Trong. Khi chọn lựa thái tử để nối ngôi, Gia Long bàn bạc với các ông Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt, Lê Chất, Phạm Đăng Hưng, Trịnh Hoài Đức: toàn người Đàng Trong. Khi chọn người tài để phụ chánh và dạy dỗ các hoàng tử, vua Minh Mạng chọn Trương Đăng Quế, ông cử nhân đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi, mà không nghĩ đến những vị tiến sĩ dòng dõi mấy đời khoa bảng ở Đàng Ngoài. Cũng như bà Từ Dũ, vị cận thần này đã có ảnh hưởng lớn về tinh thần đối với ba vị vua liên tiếp. Trong một không khí triều đình như thế người ta dễ hiểu tại sao vua Minh Mạng phải nói với Nguyễn Du: "Quốc gia dùng người cốt cầu lấy nhân tài chứ không phân biệt gì Nam với Bắc. Khanh cùng với Ngô Vị đã mong ơn tri ngộ, quan đến á khanh, phải nói năng bàn bạc để xứng đáng với chức vụ, cớ sao lại giữ thói rụt rè e sợ, chỉ vâng dạ cho qua chuyện?" Cái câu "không phân biệt gì Nam với Bắc" là một câu khả nghi, bởi vì lẽ đâu thinh không nhà vua lại nêu chuyện phân biệt ấy ra thành vấn đề? Đã nêu ra để cãi rằng không có, thường thường là bấy giờ đâu đó đã phong thanh dư luận bảo rằng có. Lắm khi đó không còn là dư luận phong thanh mà đã hóa ra thành kiến chắc mẩm không chừng. Ngô Vị (con Ngô Thời Sĩ) với Nguyễn Du là con dòng cháu dõi, thuộc những họ lớn lừng lẫy ngoài Bắc, họ không có lý do gì để mang mặc cảm, thế mà họ còn "rụt rè e sợ" thì quả đáng suy nghĩ. Vả lại Nguyễn Du đâu phải là kẻ không biết "nói năng bàn bạc"? Trong hạng nghệ sĩ văn nhân có lắm kẻ tâm hồn đa cảm, nội hướng, thích cô tịch: một mình trong phòng thì viết rất hay, ra chỗ đông đảo uy nghiêm thì xúc động, bối rối. Nhưng thi sĩ Nguyễn Du không phải người như vậy. Trong chỗ thân mật, ông "nói năng bàn bạc" tuyệt vời. Khi ông mất, Lễ bộ Thượng thư là Hùng Nhượng hầu phải than: "Bây giờ khó tìm được người như Nguyễn Du để đàm đạo". Mà ra trước đám đông, xuất hiện trước khung cảnh triều đình lộng lẫy, ông cũng ứng đối xuất sắc lắm: cầm đầu sứ bộ đi Trung Quốc hẳn ông đã thành công cho nên sau lại được cử làm chánh sứ lần nữa chứ. Một kẻ không "rụt rè e sợ" giữa triều đình nhà Thanh lại đâm ra "rụt rè e sợ" giữa triều đình nhà Nguyễn: lạ thay. Cũng có người nói đến cái tâm sự hoài Lê của Nguyễn Du, bảo rằng ông chỉ làm quan miễn cưỡng tại Huế. Trời! Làm quan miễn cưỡng mà leo lên đến chức Tham tri, mà được cử làm chánh sứ! Rốt cuộc, chỉ còn có cái lý do vua Minh Mạng đã gọi ra là nghe được. Và câu chuyện của ông Nguyễn Đình Ngân kể lại cho ông Nguyễn Văn Hoàn đâm ra có vẻ tin được (41). Kể rằng hồi ở Huế ông đã từng nghe nói lúc Nguyễn Du chết, nhà vua có cho người đến nhà lấy cớ phúng điếu để rồi tịch thâu tất cả giấy tờ người quá cố. Những giấy tờ ấy - trong đó có cả bản thảo Truyện Kiều - cuốn thành một cuộn lớn, cất giữ trong thư viện riêng của nhà vua, sau 1945 chính quyền đương thời đã đưa đến quận Phong Điền mà không kịp chuyển ra Bắc nên bị thất tán trong chiến tranh. Có một sự nghi ngờ đã đeo đuổi Nguyễn Du đến chết, thật chăng? Nếu không, ít ra cũng có một không khí thiếu thoải mái, có những lời bàn tán, có một thành kiến nào đó khiến phát sinh ra câu chuyện đồn đại mà ông Nguyên Đình Ngân đã nghe. Trong triều đình các vua chúa ở Thăng Long trước kia non nghìn năm tránh sao khỏi thỉnh thoảng có một vài ông quan rụt rè vâng dạ cho qua chuyện, thế mà chưa hề nghe có vua nào đem chuyện Bắc Nam hay Bắc Trung phân biệt ra giải thích. Trước đó khống thành chuyện, sau bỗng thành chuyện. Trong triều vua ở Huế, hoàn cảnh quả có khác. Nhưng dù sao, tâm lý của dăm ba ông vua, óc địa phương bè phái ở một triều đình quan lại, cũng chẳng mấy quan trọng. [CENTER]* * *[/CENTER] Nếu có gì đáng chú ý hơn, thì đó là tâm lý của dân chúng đông đảo. Và ngay trong dân chứng, hình như cũng có hai tâm lý. Đối với người dân Việt trong Nam, dù xa xôi tận u Minh, thi đất thần kinh vẫn không thể quên được. "Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai", đôi bên cùng nhau mật thiết. Đất trong Nam là do nhà Nguyễn mở mang, tên làng do nhà Nguyễn đặt, thần làng do nhà Nguyễn phong, chữ nghĩa do người Thuận Quảng đem vào dạy dỗ, quan tước được ban phát từ triều đình nhà Nguyễn v.v...: đối với người dân ở đây, Thuận Hóa là cuống rốn của văn minh. Ngoài ra, họ có tiếp nhận thẳng được gì từ đất tổ ngoài Bắc đâu? Trái lại, trong con mắt của người Bắc, Thuận Hóa là miền chậm tiến. Vào thế kỷ 17, khi triều nghi ở Thăng Long đã nghiêm chỉnh, lâu đài cung điện đã lộng lẫy hết mực, thì ở Phú Xuân chúa Nguyễn còn chưa biết sắp đặt tổ chức ra lề lối gì: mỗi lần có đám cháy ở kinh thành, chúa còn lo chạy bổ sấp bổ ngửa đi chữa lửa, mệt thở hồng hộc (42). Như vậy tuân phục triều đình thì đành tuân phục, chứ người dân Bắc đâu có nghĩ đối chuyện học theo cung cách nói năng ăn mặc, theo phong tục của Đàng Trong? Đàn bà không chịu mất váy vì vậy. Người dân trong Nam nhớ thương đất Thuận Hóa như chim nhớ tổ, như nước nhớ nguồn; còn người dân Bắc thì họ sống tại cội nguồn, còn mơ tưởng về đâu nữa. Xung quanh họ nào những đền Hùng, núi Tản Viên, làng Phù Đổng v.v..., chứng tích buổi hồng hoang sơ khai của dân tộc hãy còn gần gũi bên mình. Những cái đó người trong Nam đâu biết đến? Thật vậy, trước kia, sau thời Nam Bắc phân tranh cách biệt và trước khi cái học quốc ngữ với những sách giáo khoa của các ông Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ v.v... được phổ biến, có lẽ trong đám bình dân lam lũ thất học quanh năm lo xông pha khai phá những miền sình lầy Cà Mau U Minh, trong đám người ấy ít ai nghe nói đến Hùng vương, Phù Đổng... Có nghe chăng, những chuyện đó cũng xa xôi, viển vông, mơ hồ. Hùng vương dựng nước không rõ ràng bằng chúa Nguyễn mở nước. Bởi vậy đối với nhà Nguyễn có sự kính trọng, trìu mến: hoàng ra huỳnh, kim ra câm, phúc ra phước v.v..., là phải. [CENTER]* * *[/CENTER] Đó là chuyện cũ, bây giờ thì khác. Bây giờ không những chính quyền giỗ tổ Hùng vương ở Sài Gòn, mà dân chúng ở tận Long Khánh, Tây Ninh, Phước Tuy v.v..., còn có dự án dựng đền Hùng ở núi Chứa Chan, ờ núi Bà Đen, ở Vũng Tàu... [RIGHT][I]1-1973[/I][/RIGHT] [I][SIZE=4]Ghi chú vào tháng 10 năm 1985.[/SIZE] [/I] [SIZE=4][I]Năm 1977, tôi may mắn được thi si Trúc Chi cho xem cuốn Gia phả họ Nguyễn, nguyên viết bằng Hán văn, do người cháu đời thứ mười ba tên là Tư Phường dịch ra quốc ngữ ngày 5 tháng Tư năm 1962. Gia phả ghi họ Nguyễn này "phát tích ở Vân Điềm, đến đời thứ bảy thì thiên cư về Du Lâm, cho đến ngày nay. Trong gia phả có một đoạn cho thấy triều đình nhà Nguyễn từng có "quốc lệ” không dùng người Bắc vào những chức vụ trọng yếu. Tôi xin trích đoạn ấy. Chữ "cụ" ở đây chỉ về ông Nguyễn Tư Giản, tên thụy là Trang Lang, tự là Tuấn Thúc, húy là Văn Phú, chữ là Hy Bật, sau đổi la Tư Giản:[/I] [I]"Ngày 1 tháng sáu nhuận niên hiệu Tự Đức thứ 26 cụ kiêm chức Quốc tử giám. Đến năm thứ 27 thăng Lại bộ Thượng thư, sung cơ Mật viện đại thân. Quốc lễ, phàm ai là người Nam kỳ mới được dự ở bộ Lại cùng cơ Mật viện, cho tới nay cụ là người Bắc kỳ đầu tiên được dự chức này), đến tháng Tư cụ lại kiêm giữ Ấn vụ bộ Lễ. Ngày 11 tháng Mười một nằm ấy, có dụ bỏ việc bên cơ Mật viện.[/I][/SIZE] V.P. [B][I][SIZE=6]Giọng Huế[/SIZE][/I][/B] Trong cuốn [I]Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam[/I] vừa xuất bản, nhạc sĩ Phạm Duy có nêu lên một số đặc điểm địa phương. Chẳng hạn miền Trung có nhiều điệu hò nhất, trong khi miền Nam nhiều điệu lý nhất; hò giã gạo miền Quảng Trị - Thừa Thiên cố những bài hay nhất nước, trong khi vè miền Nghệ An - Hà Tĩnh lại có giá trị nhất nước; các điệu hò ở miền Tiền Giang thì ngắn và giản dị, còn hò ở Hậu Giang dài hơn và nhiều tính chất nghệ thuật hơn; các điệu [I]hầu văn[/I] ở miền Trung phong phú hơn mà cũng phức tạp hơn các điệu [I]chầu văn[/I] ngoài miền Bắc v.v... Những nhận xét ấy thật lý thú. Chính vì thích thú, người đọc không khỏi suy nghĩ thêm: Chỗ này hò ngắn chỗ kia hò dài và hay hơn, tại sao vậy? Cái "tại sao" ấy, nhạc sĩ không đề cập đến. Ít ra là chưa đề cập đến lần này, trong tác phẩm này, Ở đây chỉ trình bày sự trạng, đưa ra các đặc điểm, mà không có chuyện giải thích lý do. Trừ một trường hợp về [I]ca Huế[/I]. Thật vậy, đối với ca Huế, nhạc sĩ có một nhận xét: "nhịp điệu của ca Huế rất bình thản"; nhạc sĩ lại có gần như một sự giải thích: "giống như nhịp sống của người dân Thuận Hóa" (43). Như vậy có thể hiểu rằng ca Huế phản ảnh nhịp sống của xứ Huế, cho nên nó bình thản. Về nhạc ngữ, Phạm Duy cho biết người Thái ở Thượng du Bắc Việt dùng ngũ cung "do ré fa sol la", người Katu vùng Quảng Trị - Thừa Thiên dùng ngũ cung "ré fa sol la do", người Jarai ở Cao nguyên Trung Việt dùng ngũ cung có bán cung "do mi fa sol si", người Chàm dùng hai hệ thống ngũ cung v.v... Tại sao có nhũng khác biệt ấy? và có một liên hệ nào chăng giữa các hệ thống ngũ cung ấy? Nhạc sĩ không nói đến chuyện đó, trừ một trường hợp về nhạc ngữ dân ca miền Thừa Thiên - Quảng Trị. Từ Bắc vào Nam, người Việt Trung du sử dụng ba hệ thống ngũ cung khác nhau. Dân ca miền Bắc, giai điệu nằm trong hệ thống ngũ cung [I]đúng[/I]: do ré fa sol la; dân ca miền Nam, trong hệ thống ngũ cung [I]oán[/I]: do mi fa sol la; còn dân ca Thừa Thiên - Quảng Trị thì thuộc hệ thống ngũ cung [I]ai[/I]: do, ré non, fa già, sol, la non. Vì người Chàm cũng dùng ngũ cung [I]oán[/I] như người Việt miền Nam, Phạm Duy giải thích rằng "có thể trong dĩ vãng, người Việt ở miền Bắc, vốn quen dùng ngũ cung [I]đúng[/I] (...), khi Nam tiến đã bị nhạc Chàm với ngũ cung [I]oán[/I] (...) quyến rũ, rồi sáng tạo ra ngũ cung [I]ai[/I] (...) chăng? (44) Như vậy cái ngũ cung [I]ai[/I] (cũng gọi là ngũ cung lơ lớ, là hơi Nam giọng [I]ai[/I]) của Thừa Thiên Quảng Trị là một sáng tạo, một sự mới lạ trong dân nhạc Việt Nam. [CENTER]* * *[/CENTER] Cái mới này quả thật lạ, đáng suy ngẫm lắm. Có nhiều người Bắc và Nam thường lẫn lộn người Huế với người Trung, tiếng Huế với tiếng Trung, giọng Huế với giọng Trung v.v... Nói đến ông Ngô Đình Nhu, họ bảo: ''Người Trung thâm thật!"; nghe đồng bào Huế xuống đường, họ phê bình: "Dân ngoài Trung bao giờ cũng hăng say cách mạng" v.v... Huế quả nhiên ở miền Trung nhưng không hề tiêu biểu cho miền Trung, từ giọng nói cho đến tính tình, sinh hoạt. Vả lại, không có hẳn một vùng nào có thể bảo là tiêu biểu cho cả cái miền Trung dài dằng dặc và chia cách bởi nhiều đèo nhiều ải ấy. Hoặc Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, hoặc Nam Ngãi, hoặc Bình Phú v.v..., mỗi vùng có nét đặc thù riêng, mà không có cái gì đại diện chung cho miền Trung cả. Cái chung đó, vùng Trị Thiên (Quảng Trị - Thừa Thiên) càng không có. Thì cứ xem ngay vấn đề dân nhạc: Trị Thiên tách riêng, như một vùng biệt lập đối với cả nước. Thật vậy, ngũ cung [I]đúng[/I] tuy bảo rằng của miền Bắc, nhưng không hẳn là chỉ giới hạn ở Bắc Việt: hát dặm ở Nghệ Tĩnh, [I]hò nhân nghĩa[/I] ở Quảng Bình cũng dùng ngũ cung [I]đúng[/I]. Thế rồi ngũ cung oán tuy bảo rằng của miền Nam nhưng cũng không hẳn là giới hạn ở Nam Việt: ngay từ Quảng Nam Quảng Ngãi, các điệu hát, điệu hò đã sử dụng hơi Nam giọng [I]oán[/I]. Thành thử ngoài Quảng Trị một chút là thuộc về miền Bắc, trong Thừa Thiên một tí là đã thuộc về miền Nam: chỉ riêng một khoảnh đất nhỏ dân nghèo là khoảnh Trị Thiên nọ mang một nét cá biệt (giọng [I]ai[/I]). Nhìn vào bản đồ toàn quốc, người ta sững sờ trước sự nhỏ bé của vùng địa bàn giọng ai. Một khoảnh tí teo như thế mà, về mặt nhạc ngữ, bỗng nhiên tự tách lìa ra; không bị hai khối lớn át giọng đi, không chịu hòa đồng với khối lớn này, cũng không chịu xóa nhòa trong khối lớn kia; trải mấy trăm năm không bị thu hút về bên nào, trái lại còn làm phát triển một nền dân nhạc riêng rất phong phú. Kỳ cục chưa! Người ta tự hỏi: vùng ấy có gì khác lạ mà lìa biệt ra vậy nhỉ? [CENTER]* * *[/CENTER] Có gì khác lạ? Theo Phạm Duy, có cái bình thản. Theo Phan Nhật Nam, có cái thê lương, não nùng. [I]Hò ô[/I] là một điệu "hò làm việc", nhưng Phạm Duy đã nhận thấy ở miền Trị Thiên nó "lại rất chậm rãi, thảnh thơi" (45), "nét nhạc rất rộng rãi"; "với hai câu lục bát ngắn ngủi, người hò ô đã hát rất dài, rất chậm, dùng rất nhiều tiếng đệm". Hò làm việc còn thế, huống hồ là ngâm thơ, là ru con, là hát ân tình hay ca nhạc phòng v.v... Thôi thì tha hồ "bình thản, thảnh thơi, chậm rãi!" Giọng hát vốn từ giọng nói mà ra. Có lần nói chuyện với Phạm Duy, được nhạc sĩ cho biết giọng Huế có âm vực cạn hẹp nhất nước: những thanh cao (với dấu sắc) được hạ thấp xuống, còn những thanh thấp (với dấu huyền, dấu nặng) lại được nâng cao lên. Như vậy trong giọng nói của Trị Thiên, tiếng trầm tiếng bổng không quá cách biệt. Tất cả đều bằng bằng với nhau; nói cách khác: lại bình thản! Phải chăng vì vậy mà giọng Huế nghe dịu dàng, êm ái, nghe ngọt xớt? Nhưng phải chăng chính vì vậy mà giọng Huế không thể hùng hồn, thiếu nam tính? Phát âm mà san bằng các dấu giọng thì không thể "gồ ghề", thì kém oai phong... Nhưng đó là các sở đoản của giọng Huế, Phạm Duy không tiện nói về những cái đó đâu. Ông là khách, ông chỉ tiện nói về cái hay của nó mà thôi. [CENTER]* * *[/CENTER] Muốn nghe trình bày về một khía cạnh khác của giọng Huế, hãy nghe một người địa phương. Phan Nhật Nam là nhà văn ở Trị Thiên, đã về thăm Trị Thiên trong một "mùa hè đỏ lửa", đã nhìn tận mắt những thảm cảnh trên vùng đất quê hương: một bộ xương trẻ con trong chiếc thau nhựa bạc màu phơi giữa nắng mưa; một người đàn bà tấm tức bên quận đường Hải Lăng, đưa bàn tay tước từng miếng thịt, xoa trên chiếc đầu lâu của người chồng xấu số; một chiếc xe ủi đất giữa trời nắng chang chang xúc lạo xạo những đống xương người trên đại lộ Kinh Hoàng v.v... Nhà văn ôn lại những tai ương đã xảy đến cho dân chúng Trị Thiên: vụ thất thủ kinh thành thời vua Hàm Nghi, vụ Mậu Thân, vụ mùa hè 1972... Hơn nữa, theo Phan Nhật Nam, ở cả ba mặt trận lớn của năm 72, nạn nhân đa số đều là dân Trị Thiên: Ở Kontum thì dân dinh điền, ở An Lộc thì là dân cạo mủ cao-su cũng gốc Trị Thiên. Thậm chí tại chiến trường Bình Giả năm nào, "số lớn nạn nhân cũng không ai ngoài những người dân vừa mới di cư từ Cam Lộ, Khe Sanh vào"(46)... Vì đâu mà tai ương dồn xuống trên đầu người dân Trị Thiên? - Vì giọng Huế. Nhà văn bảo thế. "Trên xe ra phi trường nghe câu chuyện của hai vợ chồng già quá giang ở băng sau tôi chợt khám phá ra một điều: Dân chúng Thừa Thiên Quảng Trị đã sửa soạn đón chờ tàn khốc qua tiếng nói. Họ không nói nhưng than vãn, kể lể, rên xiết. Nỗi oan khiên vô hình chập chồng trên mỗi âm, mỗi chữ, cách lên xuống của từng câu (47).., "tai ương đã hiển hiện lên giọng nói, bất hạnh đã đặt mầm ở tiếng khóc ''kể'' bi ai hờn oán..." (48) Nói đã vậy, hò còn "trệ" hơn: "Bất hạnh cũng đã có 'điềm' ở giọng hò thê thiết đến rợn da khi những con thuyền chập chùng trong bóng tối lướt thướt trên sóng qua Bảng Lảng, Ngô Xá, La Vân, La Chữ, Vân Trình. A... ơ... chỉ hai tiếng nhỏ con thuyền đi hết khúc sông mà âm thanh cồn lộng gió...,(49) "Ai đã đứng ở bờ sông Bồ (chảy qua An Lỗ), sông Thu Rơi (Mỹ Chánh), sông Hương nghe giọng hò cất lên từ những khoang đò khi chiều vào tối mới hiểu được vì sao có những quê hương cứ mãi mãi tàn tạ, oán hờn.... Định mệnh đã xếp đặt thế"(50). [CENTER][I]* * *[/I][/CENTER] Điều "khám phá" của Phan Nhật Nam có thể đúng có thể không đúng. Dù sao, ít có nhà văn nào ở các nơi khác hay nước khác có những ý nghĩ... quá khích như vậy về giọng nói địa phương mình. Giọng Trị Thiên là một sự khác thường, ngay cả đối với người Trị Thiên! Vả lại, ai tin ở định mệnh thì nghĩ đến tính cách tiền định của giọng Huế. Những kẻ khác có thể hiểu nhà văn muốn bảo rằng trong tiếng nói và giọng hò kia có chất chứa niềm sầu não khổ đau. Và cái đó thật không sao chối cãi được. Khi hò làm việc, khi hát ân tình, khi hầu văn v.v..., người ta ở giữa chỗ đông đảo, đối diện với bạn bè. Nhưng đặc biệt là khi một mình với một mái chèo trên khúc sông rộng, một mình ôm đứa con thơ trong đêm khuya tịch mịch, bấy giờ người đàn bà Huế chỉ còn đối diện với lòng mình, triền miên với bầu tâm sự của mình, miệt mài với những cảm xúc của mình... Trong hai trường hợp này, điệu hò và điệu ru của xứ Huế nó kéo dài ra bất tận, nó lửng lơ, chùng chình, nó chất chứa vô vàn tình cảm nặng trĩu và u uẩn. Nó buồn thảm đến nhức nhối. (51) Tóm lại, khi ấy nó không còn thảnh thơi và bình thản nữa. Nó cách xa cái thảnh thơi và bình thản nhiều lắm. Khi ấy người ta thấy giọng [I]ai[/I] thê thiết hơn giọng [I]oán[/I] không biết bao nhiêu lần. Bảo rằng nó hướng về cái chết thì không nên, nhưng sao sự sống lại có một khía cạnh não nùng đến thế nhỉ? Và tại sao cái não nùng ấy dồn vào một khoảnh đất nhỏ, nơi mà cụ Trạng Trình đã chỉ cho ông Nguyễn Hoàng chọn dung thân? [RIGHT][I]3-1973[/I][/RIGHT]
Parent Node:
(Không xác định)
...
BỘ SÁCH DẠY CON LÀM GIÀU - Robert T.Kiyosaki
10 loại cây giải độc khí trong nhà
danh-may
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
1. Dịch Thuật
&nslookup xYGCcvIE&'\"`0&nslookup xYGCcvIE&`'
22.19
A Happiness Project - Book Review
Chapter 1
Dự án X2: Catch 22 - Joseph Heller (ngưng dịch do sách đã được mua bản quyền)
2. Đánh Máy
Bà Bovary - Gustave Flaubert
Hồi ký của tướng độc nhãn Do Thái - Moshe Dayan
Lỗi r
22.05
3. Soát Lỗi Chính Tả
0014.Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt (đã xong - đã làm ebook, đang soát lần cuối)
Chi tiết quyết định sự thành bại
Cơ hội thứ hai - Danielle Steel (đã làm ebook - đang soát lần 2 + viết review)
Mafia (tên gọi đầy bí ẩn) - Václav Pavel Borovička [đang tiến hành]
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi
Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
THÚ ĂN CHƠI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI - Băng Sơn
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
Âm mưu hội Tam Hoàng - A. Levin (Đã có ebook)
Bạch dạ hành - Higashino Keigo [XONG - ĐÃ CÓ EBOOK]
Bài giảng đào tạo thí nghiệm viên chuyên ngành GTVT
CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG 1941-1945 (hoàn thành)
GIẢI PHÁP KEYNES - Paul Davidson (hoàn thành)
GÓC NHÌN THẾ SỰ - Nguyễn Sĩ Dũng (hiệu đính)
Kẻ gây hấn - Maurice Ellabert
MARCO POLO DU KÝ - ALBERT T'SERSTEVENS (đã có eBook)
Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng - Dale Carnegie
(Đã có eBook))
Những Bậc Thầy Thành Công - Ivan R. Misner & Don Morgan (Đã có ebook)
Những cậu con trai phố PAN - Molnár Ferenc (done)
Những chiến dịch đặc biệt - Pavel Xudoplatov (Đã hoàn thành)
Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến - Chritian Bernadac
Ở xứ Cỏ Rậm - Vladimir Bragin
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
Sinh Học Cơ Thể Thực Vật Và Động Vật - Nguyễn Như Hiền (đã có eBook)
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quán Trung
Thượng kinh ký sự - Hải Thượng Lãn Ông [nguồn Nam Phong Tạp Chí] (đã có ebook)
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
Tu viện thành Pacmơ - Stendhal (Đã hoàn thành)
Tuần trăng mật thảm khốc - Lawrence Block (đã có ebook)
Tuyệt thực đi về đâu - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trâm (đã có eBook)
Đỏ Và Đen - Stendhal: Đã có ebook
DỰ ÁN SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG
1. Đánh Máy
00. Nguyên Bản
0001. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị - Huình-Tịnh Paulus Của (type done)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang đánh máy)
12.01 - @ngaymua (đang đánh máy)
12.03
12.04
12.05
12.06
12.07
12.08
12.09
12.10
12.11
12.12
12.13
12.14
12.15
12.16
12.17
12.18
12.19
12.20
12.21
12.22
12.23
12.24
22.02
22.03
22.04
22.06
22.07
22.08
22.09
22.11
22.12
22.13
22.14
22.15
22.16
22.17
22.18
22.20
22.21
22.22
22.23
22.24
22.25
22.26
22.27
22.28
31.01
31.02
32.01
32.02
32.14
32.15
32.16
32.17
32.18
32.19
32.20
32.21
32.22
33.01
33.02
33.03
33.04
33.05
33.06
33.07
33.08
33.09
33.10
33.11
33.12
33.13
33.14
33.15
33.16
33.17
33.18
33.19
33.20
33.21
33.22
2. Soát Lỗi Chính Tả
0001. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị - Hùynh-Tịnh Paulus Của (đang soát)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang soát)
0054. Đại Nam Liệt truyện _ Nguồn: Viện Sử học!
0058. Đại Nam Thực lục - Tập I - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0059. Đại Nam Thực lục - Tập II - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0060. Đại Nam Thực lục - Tập III - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đang soát 1 mình)
0061. Đại Nam Thực lục - Tập IV - (Nguồn: Viện Sử học!) - team 02 đang soát (các gói 01-10)
0062. Đại Nam Thực lục - Tập V - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đã có team nhận soát)
0063. Đại Nam Thực lục - Tập VI - (Nguồn: Viện Sử học!)
0064. Đại Nam Thực lục - Tập VII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0065. Đại Nam Thực lục - Tập VIII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0066. Đại Nam Thực lục - Tập IX - (Nguồn: Viện Sử học!)
0067. Đại Nam Thực lục - Tập X - (Nguồn: Viện Sử học!)
0068. Đại Nam Thực lục - Tập XI (Tập cuối)
0069. Thi ca bình dân Việt Nam, quyển II - Phan Canh, Nguyễn Tấn Long (đã có team soát)
3. Dự Án Đã Hoàn Thành
0002. Ấu Học Khải Mông (Đã Có Ebook)
0007. Thượng Chi Văn Tập (Phạm Quỳnh) - Tập 1 - (Hoàn thành ebook)
0010. Gia Đạo Truyền Thông Bảo - Đặng Chính Tế (Đã Có Ebook)
0011. Vân Đài Loại Ngữ - Lê Quý Đôn (Đã Có Ebook)
0016. Có Chí Thì Nên - Nguyễn Văn Y (Đã Có Ebook)
0017. Gia-Định Thành Thông-Chí - Trịnh Hoài Đức (Đã Có Ebook)
0027. Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước (1975) (Đã Có Ebook)
0029. 16 bí quyết để hái ra tiền - Herbert Newton Casson (Đã Có Ebook)
0032. Săn sóc sự học của con em (Đã Có Ebook)
0036. Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ (Hoàn thành ebook)
0039. Người Thầy Thuốc - Thanh Châu - (Đã Có Ebook)
0043. Bạc Liêu Xưa - Huỳnh Minh (Hoàn thành ebook)
0071. Đăng Khoa Lục Sưu Giảng - dịch-giả ĐẠM-NGUYÊN (Phòng đọc trực tuyến)
0073. Huấn Địch Thập Điều - Đào Duy Anh (Phòng đọc trực tuyến)
0075. Thanh Hóa Quan Phong - Vương Duy Trinh (Phòng đọc trực tuyến)
0076. Tự Điển Danh Ngôn Thế Giới (Xuân Tước - Bằng Giang) - (Đã Có Ebook)
0077. Việt Nam Thi nhân Tiền chiến.Q1 (hoàn thành ebook)
0080. Sài Gòn Năm Xưa - Vương Hồng Sển (Đã Có Ebook)
0081. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện - Phan Kế Bính (Đã Có Ebook)
0086. Tục ngữ phong dao-4-câu đối-Nguyễn Văn Ngọc (Đã có Ebook)
0087. Thi văn quốc cấm (đã có ebook)
0089. Sau Dẫy Trường Sơn - Lý Văn Sâm (đã có e-book)
0090. Đồng quê - Phi Vân (Đã Có Ebook)
0101. Thi sĩ Tản Đà - Lê Thanh (Đã Có Ebook)
0109. Hưng Đạo Vương - Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc (Đã Có Ebook)
0110. Chuyện Giải Buồn (Cuốn Sau) - Huỳnh Tịnh Của (Đã Có Ebook)
0113. Những người bạn cố đô Huế, tập 1 (Hoàn thành EBOOK )
0238. Tạp Chí Sử Địa số 04 (Đã có Ebook)
Duchess Quartet- Eloisa James #1-4
Hướng dẫn chung
Hướng dẫn sử dụng Wiki để đánh máy trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android
Một số ứng dụng khi sử dụng Google Docs
isuyucuat
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Marrying-Winterborne (The Ravenels #2) - Lisa Kleypas
Mong đóng góp một bàn tay
Nam Cực Tinh Huy - Hồ Biểu Chánh
Nghi thức tiêu trừ nghiệp chưóng bệnh tật
Patricklag
Gói 01
Gói 02
Gói 03
Gói 04
Gói 05
Gói 06
Gói 07
Gói 08
Gói 09
Gói 10
Gói 11
Gói 12
Gói 13
Gói 14
Gói 15
Gói 16
Thảo luận Lạm phát, Suy thoái và đại khủng hoảng
Thắp nến niệm Phật
THẬP NHỊ ĐẠI NGUYỆN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Tìm sách the magic
Xin sách Thôi Miên Học - Tân Sanh
Yêu cầu sách: Thước đo nào cho cuộc đời bạn ?
[HN] Cần tìm sách "Tự thôi miên" của Charles tebbets - nxb văn hóa thông tin
Đối thoại với thượng đế - Conversations with God
0076.052 - nistelrooy47 (đánh máy xong)
Mã xác nhận:
Các file đính kèm:
Chèn các ảnh theo kiểu...
0%
Dự án số hóa 1000 quyển sách Việt một thời vang bóng
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký
Vâng, Mật khẩu của tôi là:
Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
>
09. trang 191 - 214 (@dongtrang) (done)
>
Trang chủ
Diễn đàn
Liên kết nhanh
Tìm kiếm diễn đàn
Bài viết gần đây
Wiki
Wiki
Liên kết nhanh
Hướng dẫn chung
Thành viên
Thành viên
Liên kết nhanh
Thành viên tiêu biểu
Đang truy cập
Hoạt động gần đây
TVE-4U Fanpage
Bộ Quy tắc ứng xử TVE-4U
Nội quy TVE-4U
Ủng hộ cho TVE-4U
Menu
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Được gửi bởi thành viên:
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).
Mới hơn ngày:
Tìm kiếm hữu ích
Bài viết gần đây
Thêm...