10 chương 9 -hangoc (done)

15/8/15
10 chương 9 -hangoc (done)
  • CHƯƠNG 9

    MỘT BƯỚC NHẢY LƯỢNG TỬ


    Năm 1975, George Soros được cộng đồng Wall Street để ý đến. Hay nói đúng hơn là tài kiếm tiền của ông gây sự chú ý của mọi người. Ít ai lại không tin là ông sẽ làm lớn. Như Allan Raphael, người đã cộng tác với Soros trong những năm 1980, nhận xét: “Ông ấy làm việc tích cực. Ông thấy rõ mọi việc, ông có tinh thần tấn công. Trong nghề của mình ông ấy thật xuất sắc. Đây là một nghề không cần thiết phải có những suy nghĩ lôgic, hợp lý. Đây là một công việc cần tính trực giác. Một công việc mà sự tích lũy kinh nghiệm của bạn mới cớ thể làm thay đổi cục điện, và tôi tin là George có đủ các tài năng ấy.”

    Dù cho một số người ở Wall Street biết đến ông, nhưng đối với thế giới bên ngoài ông hầu như là kẻ vô danh.

    Cũng có cái lý của nó. Khác với những thập niên 1980 và 1990, những nhà đầu tư nổi tiếng gần như không được chú ý đến vào những năm 1970. Vào lúc ấy, báo chí về kinh doanh ít viết về những thay đổi ở Wall Street. Và báo chí lại càng ít quan tâm đến các nhân vật chính của thị trường tài chính. Lẽ tất nhiên, ngày nay người ta theo dõi tích cực và viết về các nhân vật Wall Street ấy - không chỉ sự nghiệp mà cả đời sống riêng tư của họ. Nhưng ở thập niên 1970, những thiên tài đầu tư như Soros thì không được đặc biệt chú ý.



    Ngay cả khi giới truyền thông hoạt động tích cực hơn thì Soros và phần lớn các đồng nghiệp của ông ở Wall Street đều có lòng ngờ vực đối với họ. Họ muốn được quảng cáo càng ít càng hay. Nghề đầu tư được xem là một nghề rất riêng tư.

    Hơn nữa, ở Wall Street người ta tin rằng chỉ thu hút quảng cáo cũng đủ làm cho người ta gặp rủi ro, nó như một cái hôn của thần chết, lúc đầu thì có vẻ hấp dẫn nhưng cuối cùng sẽ đưa người ta rơi vào vực thẳm. Người ta thường hiểu rằng số phận hẩm hiu nhất sẽ đến với một nhà đầu tư Wall Street là khi người ấy có ảnh trên trang bìa của một tờ tạp chí bán chạy. Danh tiếng không những phải trả giá mà còn có thể chết người.

    Vậy là George Soros tránh tiệt ánh đèn quảng cáo, một thái độ mà ông cảm thấy hoàn toàn thoải mái. Người bạn lâu năm của ông, Byron Wien nói: “Khi cộng tác với George, tôi chia bao giờ thấy ông tự quảng cáo cho mình ngay cả những khi tự quảng cáo thì có lợi.” Điều này hoàn toàn thay đổi khi Soros dấn thân vào chính trường nước Mỹ, khi ông thấy cần thiết phải quảng cáo cho mục tiêu chính trị của mình. Tỏi sẽ nói rõ hơn ở những Chương 29 và 30 của cuốn sách này.

    Nhưng ngày 28 tháng Năm năm 1975, trong một chiến dịch quảng cáo hiếm có cho Soros, tờ Wall Street Journal làm ông nổi danh qua một bài đăng trên trang đầu ca ngợi ông hết lời. Tiêu đề của bài báo đưa đến cho Soros một vị ngọt sớm sủa của danh vọng:

    Những Khuynh hướng tấn công mới: Một Quỹ Chứng khoán Tránh Cách làm của Wall Street, Phồn thịnh trong những Năm Khó khăn.

    Quỹ Soros mang Lợi tức lớn đến cho Khách hàng Ngoại quốc bằng cách Tìm ra những Thay đổi cơ bản trong Công nghiệp: Vũ khí cho Israel là Chìa khóa.

    Bài báo của Wall Street Journal có làm hại Soros không? Ông có thấy hết may mắn không? Ông có linh cảm là sự chú ý của giới truyền thông sẽ làm hại mình - mặc dù là Soros có tất cả các lý do để hài lòng về bài báo. Nó giúp quảng cáo cho Soros về trí độc lập trong tài chính của ông, nó xác nhận là tính độc lập này đã mang nhiều lợi nhuận đến cho Quỹ Soros.



    Tờ Wall Street Journal còn khen ngợi Soros và Rogers như sau:

    “Qua nhiều năm, cặp này đã cho thấy họ có tài mua những cổ phiếu trước khi chúng được nhiều người ưa chuộng và bán chúng khi chúng đang ở đỉnh cao của sự tôn sùng của quần chúng. Họ thường bỏ qua những cổ phiếu mà các quỹ tương hỗ, các tổ hợp ngân hàng hay các định chế khác thường nắm giữ - trừ khi có cơ hội bán khống."

    Các định chế lớn ngán ngẩm khi thấy giá trị cổ phần của họ chỉ còn một nửa vào các năm 1973, 1974. Trong khi ấy thì Soros có những năm tuyệt diệu, lợi nhuận tàng 8,4 phần trăm năm 1973 và 17,5 phần trăm năm 1974.

    Robert Miller một cộng tác viên gần gũi của Soros trong những năm ấy nhớ lại rằng Soros “có tài tìm ra những ý tưởng trước khi chúng được biết đến rộng rãi và nhìn được thấu suốt qua những đám mây đen để thấy được chân trời sáng sủa... ông biết rõ vì sao ông phải mua hay không mua. Một khả năng lớn nữa của George là khi thấy mình đang ở một tình trạng sai lầm thì ông rút ra ngay."

    Một trong những trò chơi được ưa thích của Quỹ Soros là bán khống. Soros nhận rằng ông cảm thấy “thích thú một cách có ác ý" khi kiếm được tiền bằng cách bán khống những cổ phiếu đã được các định chế ưa chuộng. Quỹ của ông đánh cược với nhiều định chế lớn và bán khống một số cổ phiếu ưa chuộng. Cuối cùng các cổ phiếu ấy rớt giá thảm hại và quỹ kiếm được rất nhiều tiền.

    Canh bạc mà Soros chơi trên cổ phiếu Avon là một thí dụ cổ điển về thu lời qua việc bán khống. Để làm việc ấy, quỹ Soros mượn tạm 10.000 cổ phiếu Avon lúc giá thị trường là 120 đôla. Sau đó chứng khoán tụt dốc. Hai năm sau, Soros mua lại các cổ phiếu... với giá 20 đôla một đơn vị, nghiền ngẫm trong đầu câu châm ngôn mua một xu bán ra một đồng. Với tiền lãi 100 đôla mỗi cổ phiếu, Quỹ Soros thu về 1 triệu đôla. Ông làm được việc này vì phát hiện ra một khuynh hướng văn hóa: Trước khi các thu nhập của Avon bắt đầu xuống dốc, ông nhận thấy rằng một dân số già nua đồng nghĩa với một doanh thu bán hàng thấp của ngành công nghiệp mỹ phẩm.



    Soros vui vẻ giải thích: “Trong trường hợp Avon, các ngân, hàng không nhận ra rằng thời thịnh vượng của ngành mỹ phẩm sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đã hết vì thị trường cuối cùng đã bâo hòa và giới trẻ không còn dùng thứ này nữa. Đấy là một thay đổi cơ bản khác mà họ không nhận ra.”

    Soros cũng có thể đoán trước những cuộc sáp nhập công ty trong ngành đường sắt. Và khi những người khác nói trước rằng thành phố New York sẽ bị phá sản thì Soros kiếm được nhiều lãi trên các trái phiếu có liên quan đến New York.

    Nhưng cũng có những thất bại, chắc chắn là như thế. Có khi, ông tin rất nhiều vào những lời đánh giá lạc quan của các giám đốc công ty khi ông đi tham quan các nhà máy. Lý do độc nhất ông mua cổ phiếu Olivetti là một cuộc họp của ông với các cán bộ của công ty này. Ông đã hối hận vì có cuộc họp ấy. Cổ phiếu Olivetti không tốt cho lắm.

    Đầu cơ trên ngoại tệ tỏ ra là một kế hoạch làm ăn thua lỗ; cũng như khi mua các quyền mua cổ phiếu. Nhóm Soros-Rogers thiệt

    750.0 đôla khi mua cổ phiếu Sprague Electric, tin tưởng sai lầm là các cổ phiếu bán dẫn sẽ tăng giá. Rogers giải thích: “Đó chỉ là một trường hợp phân tích tồi, thêm vào chuyện là chúng tôi mua một công ty nhỏ trong công nghiệp bán dẫn, mà đáng lẽ phải mua một trong những tập đoàn quan trọng.”

    Tuy nhiên, hệ thống của họ hoạt động tốt. Nếu giai đoạn đầu thập niên 1970 tỏ ra nguy hiểm đối với nhiều người ở Wall Street thì George Soros lại là một ngoại lệ. Từ tháng Giêng 1969 đến tháng Chạp 1974, giá trị các cổ phiếu của Quỹ Soros gần như tàng lên ba lần, đi từ 6,1 triệu đôla lên 18 triệu đôla. Năm nào nó cũng có thành tích dương. So sánh thành tích này với Chỉ số s & p 500, cũng trong thời gian ấy, chỉ số này giảm 3,4 phần trăm.

    Năm 1976, Quỹ Soros tăng 61,9 phần trăm. Rồi năm 1977, khi chỉ số Dow Jones giảm 13 phần trăm thì Quỹ Soros tăng 31,2 phần trẫm.

    Cuối năm 1977, đầu năm 1978, Soros và Rogers quyết định mua các cổ phiếu kỹ thuật vã quốc phòng, đấy là một quan điểm



    ngược đời vì phần lớn các doanh nhân Wall Street không muốn đụng đến các lĩnh vực ấy. Barton Biggs của Morgan Stanley nói: “Nhớ lại là lúc ấy ta có Jimmy Carter làm tổng thống và ông ta chỉ nói về các quyền con người. George nói về các cổ phiếu ấy 18 tháng trước mọi người ở Wall Street." Soros tự trách mình là đến với các cổ phiếu ấy quá muộn, nhưng lúc ấy hầu như ông là người độc nhất.

    Năm 1978, Quỹ Soros có khoản lợi nhuận là 55,1 phần trăm, tài sản lên đến 103 triệu đôla, năm sau, 1979, tăng 59,1 phần trăm với tài sản 178 triệu đôla. Chiến lược công nghệ cao của Soros vẫn còn sống và không hề tỏ vẻ hết thời.

    Năm 1979, Soros đổi tên cho quỹ của mình. Bây giờ nó mang tên Quỹ Quantum, để tỏ lòng tôn kính đối với nguyên lý bất định của Heisenberg trong cơ học lượng tử. Nguyên lý ấy nói rằng ngườỉ ta không thể đoán trước được trạng thái của các hạt hạ nguyên tử trong cơ học lượng tử, ý này hợp với Soros vì ông tin chắc rằng thị trường luôn luôn ở một trạng thái bất định, thay đổi liên tục và người ta có thể kiếm tiền bằng cách bỏ qua các điều rõ rệt, đánh cược trên những điều bất ngờ. Quỹ hoạt động tốt đến nổi nó bắt trả thêm một phụ phí tính theo thực trạng cung và cầu của các cổ phiếu.

    Có thể đoán trước được, cũng như đối với trường hợp của bất kỳ ai kiếm được nhiều tiền như George Soros, là sẽ có nhiều câu hỏi đôi khi được đặt ra là có gì giấu giếm trong tất cả các hoạt động tài chính của ông không. Thỉnh thoảng ông có những đụng đầu với ủy ban Giao dịch Chứng khoán (SEC) nhưng không khi nào có vấn đề lớn.

    Tuy nhiên vào cuối thập niên 1970, có một lần có vẻ nghiêm trọng.

    SEC kiện ông ra tòa án địa phương ở New York, với tội danh là gian lận trong buôn bán cổ phiếu. Tội danh đặc biệt là gian lận theo luật dân sự và làm trái các điều khoản chống gian lận của luật liên bang về chứng khoán.

    Theo cáo trạng của SEC, Soros đã kéo giá cổ phiếu Computer Sciences xuống 50 cent một ngày trước khi có phát hành cổ phần vào tháng Mười 1970. Ông bị SEC buộc tội là đã sử dụng một người mồi giới để bán cổ phiếu Computer Sciencs một cách ồ ạt. Theo SEC, người này bán đi 22.400 cổ phiếu trên số 40.100 mà quỹ sở hữu, tương đương với 70% hoạt động giao dịch của Computer Sciences ngày hôm ấy, 11 tháng Mười 1977.

    SEC nói thêm rằng giá báo trước của đợt phát hành cổ phần đã được tính dựa trên giá “thấp một cách giả tạo” của đợt giao dịch vào cuối ngày hôm ấy, 8,375 đôla một cổ phiếu.

    Quỹ Jones, một công ty bất vụ lợi có trụ sở ở California đẫ thỏa thuận vào tháng Sáu 1977 là bán 1,5 triệu cổ phiếu của nó ra công chúng và 1,5 triệu cổ phiếu cho Computer Sciences cùng giá với giá phát hành ra công chúng.

    Việc gian lận được gán cho Soros có thể làm cho Quỹ Jones thiệt hại 7,5 triệu đôla.

    SEC nói rằng Quỹ Soros mua 155.000 cổ phiếu từ người quản lý cuộc phát hành và 10.000 cổ phiếu khác từ nhũng người môi giới khác với giá hạ hơn. Đến ngày phát hành và những ngày sau đó trong tháng, Soros ra lệnh mua thêm 75.000 cổ phiếu của Computer Sciences để giữ cho giá cổ phiếu ở mức 8,375 đôla hay cao hơn và để xui khiến “những người khác mua’’ cổ phiếu, theo cáo trạng của SEC.

    Vụ kiện kết thúc bằng việc Soros ký vào một tờ khai đồng ý với kết luận của tòa án trong đó ông không chấp nhận cũng không phủ nhận các lời buộc tội. Ông chỉ nói rằng ông không có thì giờ và tiền bạc để chống lại SEC. Trong một bài báo năm 1981, Soros được ghi lại là đã nói rằng “SEC không thể tưởng tượng được một người thành công như tôi mà lại không làm gì phạm pháp, vì thế họ tìm cách bới lông tìm vết.”

    Có lẽ không phải vì thành công ngoạn mục của Soros đã làm cho SEC phải tìm một lỗi gì để đánh bẫy Soros. Đúng hơn là nhà chức trách thường không tìm ra được đủ chứng cứ để kết án Soros với tất cả sự nghiêm khắc của luật pháp, về sau trong đời mình, nếu bị khởi tố về một tội danh tài chính, ông sẽ bị kết án và bị phạt. Nhưng ông luôn luôn gặp may. Trong tất cả cuộc đời kinh doanh tài chính của mình, ông chưa hề bị tù lấy một ngày.

    Ngay khi bị thua kiện, ngay khi phải nộp phạt, công việc kinh doanh của ông không hề bị thiệt hại nhiều. Quỹ Fletcher Jones ở California đệ đơn kiện ông nói rằng vì giá cổ phiếu giảm nên họ bị lỗ lớn. Cuối cùng Soros và Quỹ Jones đi đến một dàn xếp 1 triệu đôla.

    Vụ kiện này không làm cho Soros phải ngừng kinh doanh. Quả thực là nó không có ảnh hưởng gì thấy được trên thu nhập của ông,

    Soros thành công lớn trên thị trường tiền tệ ở nước Anh. Ông bán khống đồng bảng Anh ở giá cao nhất. Ông nhảy vào loại chứng khoán cao cấp của Anh - các trái phiếu lúc ấy đang có mức cầu rất cao - mà ông có thể mua với giá rẻ chỉ bằng một phần giá đầy đủ của nó, Soros mua rất nhiều loại này, được biết là đến một giá trị 1 tỷ đôla. Trong phi vụ này, ông lãi được 100 triệu đôla.

    Năm 1980, 10 năm sau khi bắt đầu, Quỹ Soros có một năm phát đạt khó tưởng tượng nổi với mức gia tăng 102,2 phần trăm; lúc ấy vốn của quỹ đã lên đến 381 triệu đôla. Tài sản cấ nhân của Soros vào cuối năm được ước tính là 100 triệu đôia,

    Đáng nực cười là những người hưởng lợi nhiều nhất từ năng lực đầu tư khác thường của Soros thì ngoài chính ông ra còn là một số người châu Âu giàu có, những người trước đây đã góp vốn ban đầu cho Quỹ Soros, Jimmy Rogers tuyên bố: “Những người này không cần nhờ chúng tôi làm giàu cho họ. Nhưng chúng tôi đã làm cho họ giàu nứt đố đổ vách”.:rose: