11. ĐẠI HÃN XÂM CHIẾM ... @purewater110 (done)

21/7/15
11. ĐẠI HÃN XÂM CHIẾM ... @purewater110 (done)
  • ĐẠI HÃN XÂM CHIẾM TỈNH MANGI NHƯ THỂ NÀO?


    ĐẠI HÃN XÂM CHIẾM TỈNH MANGI NHƯ THẾ NÀO?

    Vua của tỉnh lớn Mangi có tên là Facfut, ông là một vị vua nổi tiếng, có thế lực về kho tàng, dân cư và đất đai, đến nỗi không ai trên thế gian này nổi tiếng hơn ông, ngoại trừ Đại Hãn. Nhưng đây không phải là một dân tộc gồm những chiến binh, vì họ không chiếm lấy thứ gì khác ngoài phụ nữ, và nhà vua chiếm nhiều hơn mọi người khác. Trong toàn tỉnh, không có một con ngựa nào, và dân tộc này không quen tí nào với chiến tranh, kể cả sứ dụng vũ khí hoặc đi đánh giặc, vì tỉnh Mangi này là một nơi rất kiên cố, và vì tất cả các thành phố đều dược bao bọc bởi những hào nước rộng hơn một tầm bắn cung và rất sâu. Nếu dân cư là những người biết sử dụng vũ khí, họ sẽ không bao giờ thất bại, vì muốn đi vào tất cả các thành phố của họ, người ta phải vượt qua những cây cầu.

    Vào năm Chúa Ki tô Nhập thể thứ 1268, Đại Hãn đang trị vì hiện nay phái đến nơi đó một vị quan sai có tên là Baian Cinqsan, tức là Baian Trăm Mắt. Nên biết rằng nhà vua xứ Mangi đă tìm thấy trong lá số tứ vi là ông không thể mất vương quốc được, trừ khi do một người có một trăm mắt; nên ông ta bình chân như vại, vì ông không thể nghĩ rằng một người nào đó lại có một trăm mắt. Vị vua Baian này có một số quân lính do Đại Hãn ban cho, lính ngựa cũng như lính bộ. Ông ta cũng có một số lớn tàu chiến để chở những lính ngựa và lính bộ khi cần. Khi ông đưa toàn bộ quân đội đến lãnh thổ Mangi, tức là đến trước thành phố Coigangui; ông bảo quân thù phải hạ vũ khí đầu hàng Đại Hãn. Những người này trả lời là họ sẽ không thi hành. Khi biết tin này, Baian tiến lên phía trước và tìm thấy một thành phố khác, thành phố này cũng không muốn quy hàng. Ông tiếp tục tiến lên nữa, bởi vì ông biết ràng Đại Hãn sẽ gởi một đội quân lớn đến phía sau ông. Tôi nói với các bạn điều gì nữa đây? Nên biết là ông đi qua trước năm thành phố, nhưng ông không lấy được bất cứ thành phố nào, bởi vì họ không muốn đánh trận hoặc đầu hàng. Do đó, thành phố thứ sáu bị chiếm lấy bằng vũ lực; sau đó ông lấy một thành khác, rồi một thành thứ ba, rồi một thành thứ tư, cuối cùng, ông lần lượt chiếm lấy tất cả là 12 thành. Khi ông chiếm dược nhiều thành như tôi đã nói, ông đến thành phố chính của vương quốc có tên là Quinsay, nơi ở của vua và hoàng hậu. Khi nhà vua nhìn thấy Baian với một đội quân lớn như thế, ông rất lo sợ vì chưa bao giờ nhìn thấy một đội quân nào đông đến như vậy. Ông leo lên một trong một ngàn con tàu cùng với nhiều người để chạy trốn. Ông đến trốn trong các đảo biển Océane thuộc Ấn Độ. Hoàng hậu vẫn lại trong thành phố, cố gắng tự vệ tùy theo khả năng quyền lực của mình như là một phụ nữ can đảm. Hoàng hậu hỏi các nhà chiêm tinh rằng ai sẽ là người chiến thắng, và người đó mang tên gì. Họ trả lời: người đó có tên là Baian Trăm Mắt. Hoàng hậu vừa nghe đến cái tên này, sực nhớ đến tên người dàn ông có thể chiêm lấy vương quốc của mình. Bà liền đầu hàng Baian, toàn bộ vương quốc, tất cả các thành phố, thị trấn khác cũng buông vũ khí không chống cự. Đây là một cuộc chinh phục quan trọng, vì không có vương quốc nào trên thế giới giàu có bằng, vì ở đây kho tàng không biết cơ man nào mà kể.

    Trong các tỉnh này, người dân thường không thể nuôi dưỡng con cái của họ, họ ném chúng đi từ khi chúng vừa chào dời. Nhà vua chỉ cho thu nhặt tất cả và cho ghi từng đứa sinh với một dấu hiệu và dưới hành tinh nào đó; sau đó ông cho nuôi chúng tại nhiều địa điểm khác nhau. Khi có người đàn ông giàu có nào đó mà không có con đến xin con, y muốn xin bao nhiêu nhà vua cũng cho. Khi chúng lớn, nhà vua cho chúng cưới nhau và ban cho chúng tài sản riêng để chúng có thể sống thoải mái. Bằng cách này, ông nuôi dạy hơn 20 ngàn đứa mỗi năm, con trai cũng như con gái.
    Ông còn làm một chuyện khác nữa: khi ông cưỡi ngựa đi qua thành phố và nhìn thấy bất cứ căn nhà nhỏ nào, ông liền hỏi tại sao căn nhà lại quá nhỏ, nếu người ta trả lời đó là nhà của một người nghèo và không có cách nào đê nâng cao nó lên, nhà vua liền ban cho người đó đầy đủ phương tiện để làm việc đó. Vì lý đo này, trong thành phố chính của vương quốc Mangi, không có ngôi nhà nào là không đẹp.

    Nhà vua còn được hầu hạ bởi hơn một ngàn người hầu nam nữ, tất cả đều ăn mặc rất sang trọng. Ông cai trị vương quốc trong sự công bình đến nỗi không ai làm điều ác. Thành phố an toàn đến nỗi ban đêm người ta vẫn để cửa mở, mặc dù các căn nhà và các kệ chất đầy hàng hóa đắt tiền. Không ai có thể diễn tả được sự giàu sang và lòng tốt của những người dân xứ sở này.

    Tôi đã nói với các bạn về vương quốc, bây giờ, tôi sẽ nói về hoàng hậu. Nên biết rằng bà được đưa đến Đại Hãn; khi Đại Hãn nhìn thấy bà, ông làm tăng thêm niềm vinh dự cho bà và phục vụ bà hết sức chu dáo như đối với một vị phu nhân quan trọng. Nhưng nhà vua, chồng bà, không bao giờ đi ra khỏi các đảo ở biển và chết tại nơi đó. Vì vậy, chúng ta sẽ không nói đến vị vua này và bà vợ của ông; chúng ta hãy trở lại câu chuyện của chúng ta về tỉnh lớn Mangi, về những phong tục tập quán nơi đó; chúng ta sẽ bắt dầu từ thành phố Coigangui mà chúng ta dã từ bỏ để nói vì sao tỉnh Mangi bị xâm lược.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ THÀNH PHỐ COIGANGUI

    Coigangui (Hoai gan fou. Trên sông Hoàng Hà) là một thành phố rất lớn, ngay cửa ngõ đi vào tỉnh Mangi. Nó nằm trên bờ sông Caramoran, nơi có nhiều tàu thuyền như tôi đã kế. Rất nhiều hàng hóa được đưa vào thành phố này, vì nó là thủ đô của vương quổc. Trong thành phố này, người ta sản xuất nhiều muối và cung cấp nó cho hơn 40 thành phố khác, việc này đem lại nguồn lợi rất lớn cho Đại Hãn.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ THÀNH PHỐ PAUCHIN

    Từ Coigangui, chúng ta đi ngựa về hướng đông nam trong một ngày, trên một đường lát đá rất đẹp; ở hai bên đường lát đá này, có nước và người ta chỉ có thể đi vào trong tỉnh bằng con đường lát đá này mà thôi. Sau một ngày đường, chúng ta sẽ gặp thành phố Pauchin (Pao Ying) rất đẹp. Dân cư sống về buôn bán và thủ công, họ có nhiều lụa để làm ra nhiều loại vải lụa và vải dệt vàng rất đẹp.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ THÀNH PHỐ CAIU

    Từ thành phố Pauchin đi ngựa về phía Đông Nam trong một ngày, chúng ta đến thành phố Caiu (Kan Yu) rất rộng lớn và sang trọng. Người dân thờ ngẫu tượng, lấy giấy các tông làm tiền tệ, họ là thần dân của Đại Hãn. Họ sống về nghề buôn bán và thủ công, họ có nhiều và đủ loại lương thực, vô số cá và thú săn, chim chóc. Nên biết rằng một đồng bạc lớn Venise, người ta có thể mua dược ba con gà gô ngon.

    Từ đây, chúng ta sẽ đi lên phía trước, và chúng ta sẽ nói đến thành phố có tên là Tigui.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ THÀNH PHỔ TIGUI

    Từ thành phố Caiu đi ngựa trong một ngày về hướng Đông Nam, qua những thị trấn, những cánh đồng và những nông trại xinh dẹp, chúng ta sẽ đến thành phố Tigui (Tai Tchéou) không lớn lắm nhưng rất dồi dào về mọi thứ. Người dân đều thờ ngẫu tượng. Họ có nhiều tàu neo đậu trên sông. Bạn nên biết điều này, ở phía bên trái về hướng Đông, cách đó ba ngày đường là biển Océane. Từ đây đến thành phố, nơi nào cũng có nhiều bãi muối. Vậy là tôi sẽ nói với các bạn về một thành phố khác có tên là Yangui.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ THÀNH PHỐ YANGUI

    Đi ngựa từ Tigui một ngày đường về phía Đông Nam, chúng ta đến thành phố Yangui (Yang chéou foil) lớn, sang trọng, và có thế lực đến nỗi nó lãnh đạo 27 thành phố buôn bán lớn khác. Trong thành phố này có dinh của một trong số 12 quan sai của Đại Hãn. Dân cư đều thờ ngẫu tượng và dùng giấy các tông làm tiền tệ.

    Ngài Marco Polo đã nắm quyền cai trị trong thành phố này trong ba năm tròn do lệnh của Đại Hãn. Người dân sống về thương mại và thủ công, người ta còn sản xuất những yên cương dành cho các kỵ sĩ và lính với số lượng lớn, vì trong thành phố này và các thành phố phụ thuộc có nhiều quân lính của Đại Hãn trú đóng. Không có chuyện gì khác cần nói thêm, vì vậy, tôi sẽ nói đến hai tỉnh lớn về hướng Tây, về những phong tục tập quán của họ và trước tiên về thành phố Nanghin.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VẾ THÀNH PHỐ NANGHIN

    Nanghin (Nankin) là một tỉnh ở về phía Tây, nó rất sang trọng. Người dân sản xuất nhiều lụa và họ làm ra nhiều loại vải dệt vàng và bằng lụa rất đẹp. Họ có một thị trường lớn bán tất cả các loại lúa mì và tất cả những nhu yếu phẩm, vì đây là một tỉnh rất sung túc. Nó còn có những nhà buôn lớn và giàu có, Đại Hãn hưởng được mối lợi lớn về thuế đánh trên những hàng hóa mua vào bán ra.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ THÀNH PHỐ SAIANFU

    Saianfu (Siang Yang, trên sông Hàn) là một thành phố rất lớn và sang trọng, có quyền lãnh đạo trên 12 thành phố lớn và giàu có khác. Dân cư làm ăn buôn bán lớn và làm những nghề quan trọng. Họ thờ ngẫu tượng, dùng tiền bằng giấy các tông và cho hỏa táng người chết. Họ thần phục Đại Hãn. Họ sản xuất nhiều lụa và làm ra những loại vải lụa rất đẹp. Họ có nhiều loài thú săn. Thành phố có tất cả những điều kiện cần thiết cho một thành phố sang trọng. Nên biết rằng thành phố chống lại Đại Hãn trong ba năm sau cuộc chinh phục Mangi. Quân đội của Đại Hãn không ngừng mở những đợt tấn công ác liệt chống lại họ, nhưng không thể bao vây thành phố, vì xung quanh thành có hào nước lớn và sâu. Tôi cho các bạn biết rằng họ không bao giờ lấy được thành, nếu như không có một chuyện mà tôi sắp kể sau đây.

    Khi quân đội của Đại Hãn đã ba năm trước cửa thành này, và không thể nào chiếm được nó; những người Tácta rất tức giận. Ngài Nicolo Polo, Ngài Marco Matteo, Ngài Marco Polo báo họ tìm cho được những cỗ máy có hiệu năng thì thành phố sẽ bị chiếm và sẽ đầu hàng bằng vũ lực; những cỗ máy đó được gọi là những cỗ máy bắn đá, những cỗ máy đồ sộ ném vào thành phố những tảng đá to đến nỗi chúng sẽ phá hủy tất cả những gì chúng chạm tới.

    Khi Đại Hãn và các quan cận thần nghe tin do các sứ giả từ đội quân chuyển đến, họ rất đỗi kinh ngạc, vì tôi nói cho các bạn biết rằng, trong tất cả các vùng này, họ không biết thế nào là máy bắn đá cũng như cân tiểu ly, vì họ chưa bao giờ nhìn thây chúng. Họ rất sung sướng vui mừng về thông tin này. Đại Hãn bảo với hai anh em và Ngài Marco cho làm những cỗ máy này càng sớm càng tốt, vì Đại Hãn cũng như tất cả những người đang bao vây thành đều mong nhìn thấy nó. Cả ba người liền cho đưa đến một sườn gỗ rất tốt để làm cỗ máy bắn đá. Nên biết rằng có hai người cừng làm chung với họ, những người này cũng hiểu biết chút ít về việc thiết kế này. Một người là tín đồ Ki tô giáo phái Nestorien, còn người kia là Ki tô hữu người Đức từ nước Đức đến. Hai người này và ba người đã nêu trên cùng thiết kế ba cỗ máy bắn đá lớn và đẹp, mỗi cỗ máy bắn ra một hòn đá nặng hơn 300 li vrơ. Khi các cỗ máy đã được hoàn thành và trang bị cho quân đội, Chúa thượng và những người khác nhìn chúng rất thỏa mãn và Chúa ra lệnh bắn nhiều hòn đá ngay trước mắt họ, họ coi đó là một điều kỳ diệu và hết lời ca tụng công trình. Chúa ra lệnh đưa ngay các cỗ máy ra mặt trận cho quân của ông đang bao vây thành. Khi đưa các cỗ máy đến nơi, người ta cho lắp ráp lại, chúng thật là những cỗ máy kỳ diệu nhất đốì với những người Tácta.

    Khi các cỗ máy được dựng lên và căng ra, chúng bắn những hòn đá vào trong thành phố; những hòn đá này rơi trên các mái nhà làm gãy đổ và phá hủy mọi thứ, gây nên những tiếng ồn ào tạo thành một cơn bão lớn. 'Khi những người dân trong thành nhìn thấy những tai họa mà họ không bao giờ nhìn thấy, họ rất đỗi kinh hoàng và cho đó là chuyện lạ lùng. Họ rất lo sợ và vội họp nhau lại để bàn bạc phải làm gì để chống lại những hòn đá bắn về phía họ, vì họ nghĩ rằng đây là do phép thuật. Họ họp lại và đồng ý đầu hàng và phái các sứ giả đến với vị chỉ huy quân bao vây thành. Điều họ muốn, đỏ ìà đầu hàng theo cách mà các thành phố khác trong tỉnh đã đầu hàng. Đại Hãn rất sung sướng và trả lời là ông cũng muốn như vậy. Họ đầu hàng và được chấp thuận như các thành phố khác. Đó là nhờ vào tài khéo léo của Ngài Nicolao, Ngài Matteo, em trai, và Ngài Polo, con trai của Ngài Nicolao như các bạn đã biết. Đáy không phải là một việc nhỏ, vì bạn nên biết rằng thành phố này và cả vùng này đã và vẫn còn là những thành phố tuyệt vời nhất mà Đại Hãn chiếm hữu được; vì ông rút được từ đó những nguồn lợi rất lớn lao.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ THÀNH PHỐ SINGUI

    Từ thành phố Nanghin đi ngựa 15 dặm về hướng Tầy Nam, chúng ta đến một thành phố có tên là Singui (có thể là Kieu Kiang), không lớn lắm như có nền thương mại sầm uất và có nhiều tàu bè lớn. Bạn nên biết rằng thành phố nằm trên bờ sông lớn nhất thế giới và có tên là Quian (Yang Tsé Kiang). Sông rộng 10 dặm, có khi ít hơn và từ đầu đến cuối sông đi mất 100 ngày đường. Nhờ con sông này, hàng hóa đi và đến từ những miền đất khác nhau trên thế giới. Thành phố này buôn bán tấp nập và rất giàu có, nên Chúa thượng thu dược nhiều nguồn lợi từ nó. Con sông này chảy đi rất xa qua nhiều vùng, nhiều lãnh thổ và thành phố, nói đúng ra, con sông này chuyên chở nhiều tàu bè và hàng hóa hơn là tất cả những con sông và toàn bộ biển của những người Ki tô giáo; vì vậy, hình như nó không phải là sông mà là biển. Theo lời Ngài Marco Polo, người thu thuế của Đại Hãn trên sông này nói lại, rằng mỗi năm có hơn 200 ngàn tàu đi lên vùng thượng lưu chưa tính những con tàu quay xuống lại. Các bạn có thể thấy đây là một sự kiện rất quan trọng. Trên con sông này có 400 thành phố lớn chưa kể đến các thành phố nhỏ và thị trấn, tất cả đều có tàu thuyền. Tàu của họ được thiết kế như tôi sẽ nói với các bạn sau đây. Chúng rất lớn, mỗi tàu chở dược 11 đến 12 ngàn tạ, chúng chỉ có một cột buồm và một tầng duy nhất.

    Không có gì đáng phải kể nữa; vậy chúng ta hãy tiếp tục lên đường và nói đến một thành phố có tên là Caigu. Nhưng trước tiên, tôi sẽ nói với các bạn một điều mà tôi đã quên. Các bạn nên biết rằng các con tàu này đi về phía thượng nguồn đều được kéo đi, vì nước chảy rất nhanh đến nỗi tàu không thể đi ngược lên bàng cách nào khác. Dây thừng dùng để kéo tàu dài ba trăm bước và không bện bằng thứ gì khác ngoài bằng cây lau sậy. Người ta kiếm những cây lau sậy và chẻ chúng theo chiều dài, quấn những sợi này vào những sợi khác và bện thành những dây thừng dài tùy ý, chúng rất chắc chắn.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KẾ VỀ THÀNH PHỐ CAIGUI

    Caigui là một thành phố nhỏ,ở về hướng Nam, trên con sông mà chúng tôi nhắc đến trên đây. Trong thành phố này có tập trung một số lượng lớn lúa mì và gạo để chuyển đến thành phố lớn Canbaluc cho triều đình của Đại Hãn, vì triều đình thường dùng gạo của vùng này. Người ta chở gạo bằng tàu thủy không đi trên biển, nhưng đi trên các con sông và hồ; Chúa cũng cho đào những con kênh lớn đi từ nơi này đến nơi khác, nên những tàu lớn chở đầy hàng có thể đi từ thành phố Caigui này đến tận thành phố lớn Canbaluc. Nhưng người ta cũng cố thể đi bằng đường bộ, vì đất đai mà người ta đào lên từ những kênh đào đã được đắp hai bên bờ, và tạo thành hai đường để có thể đi bộ.

    Trước thành phố Caigu này, ở giữa sông, có một hòn đảo đá, trên đó có một tu viện thờ ngẫu tượng, trong tu viện, có hơn hai trăm sư huynh tôn thờ ngẫu tượng. Tu viện này đứng đầu nhiều tu viện khác của các tín đồ ngẫu tượng, giống như tòa Tổng giám mục của Ki tô giáo.

    Bây giờ chúng ta sẽ rời khỏi thành phố và con sông này, và chúng tôi sẽ nói với các bạn về một thành phố có tên là Cinghianfu.

    ĐẢY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ THÀNH PHÓ CINGHIANFU

    Cinghianfu (Tching kiang fou) là một thành phố thuộc tỉnh Mangi. Dân cư sống về các nghành nghề và thương mại. Có hai nhà thờ Ki tô giáo thuộc phái Nestorien từ năm Thiên Chúa thứ 1278; chúng tôi sẽ cho các bạn biết vì sao. Nên biết rằng Đại Hãn phái đến đó vào năm vừa nêu một quan sai có tên là Massarchis và là tín đồ Ki tô giáo Nestorien để cai trị thành phố trong vòng ba năm. Chính trong ba năm này, ông đã cho xây hai ngôi thánh đường của những người Ki tô giáo. Trước đây chưa có ngôi thánh đường nào.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ THÀNH PHỐ CINGIGUI

    Từ thành phố Cinghianfu đi ngựa ba ngày đường theo hướng Đông Nam. Chúng ta đến thành phố Cingigui (Tchang tchéou Fou) rất lớn và sang trọng. Tôi sẽ nói với các bạn một điều xấu xa mà những người dân của thành phố này từng làm một lần, và họ đã phải trả giá đắt như thế nào. Nên biết rằng khi tỉnh lớn Mangí bị chiếm, và Baian làm thủ lĩnh nhân danh Đại Hãn, Baian gởi một số người của ông gọi là Alains và là những Ki tô hữu đến tiếp nhận thành phố. Họ đến tiếp nhận thành phố. Khi vào trong thành, họ tìm thấy những loại rượu rất ngon. Họ uống nhiều đến mức say mèm và nằm ngủ như những con heo con. Khi đêm xuống, những người dân giết sạch tất cả bọn họ, và không ai thoát khỏi cái chết. Khi Baian biết những người của ông đã bị giết một cách bất trung, ông phái đến đó một vị chỉ huy cùng nhiều lính, vị này liền chiêm lấy thành phố bằng vũ lực và ra lệnh chém tất cả những người trong thành bằng gươm đến nỗi không một ai sống sót. Nhưng chúng ta hãy bỏ qua chuyện này và nói đến một tỉnh khác có tên là Singui.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ THÀNH PHỐ SINGUI

    Sìngui (Sou Tchéou) là một thành phố rất sang trọng và rất lớn. Chu vi của nó là 60 dặm. Dân cư đông đến nỗi người ta không biết sĩ số là bao nhiêu. Nếu những người dân của thành phố này và của vùng Mangi là những chiến binh, họ sẽ chinh phục được toàn thể thế giới; nhưng họ không phải là những chiến binh, họ chỉ là những thương nhân và rất khéo tay trong mọi ngành nghề; trong thành phố này, còn có nhiều triết gia và thầy thuốc. Cũng nên biết rằng, trong thành phố này có 6000 chiếc cầu, tất cả đều được xây bằng đá; một hoặc hai con tàu ga le có thể đi qua phía dưới cầu một cách dễ dàng. Trong các dãy núi xung quanh có nhiều cây đại hoàng và gừng mọc: một đồng bạc lớn Venise, người ta có thể mua được 60 li vrơ. Theo tiếng Pháp, tên cùa thành phố này có nghĩa là đất; và một thành phố bên cạnh có tên là Quinsay có nghĩa là trời. Người ta đặt những tên này cho chúng, vì sự to lớn của chúng.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ THÀNH PHỐ QUINSAY

    Khi đi ngựa ba ngày qua xứ sở rất xinh đẹp và gặp nhiều thành phố thị trấn, chúng ta đến thành phố Quinsay (Hang Tchéou Fou, trong tiếng Pháp, từ này có nghĩa là thành phố của Trời) rất sang trọng. Chúng tôi sẽ cho các bạn biết về sự sang trọng của nó, vì đó là thành phố sang trọng nhất, tuyệt vời nhất thế giới, như nữ hoàng của vương quốc này viết cho Baian, người đã chiếm được vùng này, để ông chuyển thư của bà đến cho Đại Hãn, nhờ đó, ông đã biết đến sự tuyệt vời của thành phố này và không cho phép làm thiệt hại và phá hủy nó. Theo nội dung cùa lá thư này, chúng tôi sẽ nói cho các bạn biết toàn bộ sự thật, vì Ngài Marco Polo đã biết và nhìn thấy tất cả như chúng tôi sẽ kể lại sau đây.

    Trước tiên, trong thư viết rằng, thành phố Quinsay lớn đến nỗi chu vi của nó là 100 dặm. Nó có 12 ngàn chiếc cầu bằng đá cao đến nỗi một con tàu thủy lớn có thế đi qua phía dưới. Không ai mà không kinh ngạc vì có nhiều cầu như thế, vì thành phố nằm toàn bộ trong vùng có nước và được bao bọc bởi nước; vì vậy, điều thích hợp là phải có nhiều chiếc cầu để giao thông trong thành phố.

    Bức thư còn cho biết ràng trong thành phố này có mười hai thứ ngành nghề khác nhau, và mỗi nghề đều tập trung vào 12 ngàn căn nhà, nơi ở của những người thợ; trong mỗi nhà ít nhất phải có đến 10 người, có khi là 20 và có khi đến 40 người. Tất cả những người này không phải là chủ, nhưng là những người thợ thủ công làm việc dưới quyền cùa một ông chủ. Tất cả mọi người đều làm nhiều công việc, vì nhiều thành phố khác đến mua hàng trong thành phố này.

    Bức thư còn cho biết rằng có nhiều nhà buôn rất giàu, họ buôn bán lớn đến nỗi không ai dám nói sự thật. Các bạn nên biết rằng, những người chủ ngành nghề là những người chủ gia đình cũng như vợ họ không bao giờ đụng tay đụng chân đến công việc gì, nhưng họ sống trong sự sạch sẽ và giàu sang, giống như họ là những vị vua chúa. Nhà vua còn ra lệnh và quy định rằng không ai được làm một nghề nào khác ngoài nghề của bố để lại, cho dù họ có hơn 100 ngàn đồng Byzance.

    Trong thành phố có một cái hồ lớn (hồ Si-hou, không phải trong thành phố, nhưng giữa thành phố và núi) có chu vi 30 dặm. Quanh hồ này có những cung điện rất đẹp và những toà nhà sang trọng thuộc về những người có máu mặt trong thành phố, đồng thời cũng có nhiều tu viện và nhà thờ của các tín đồ thờ ngẫu tượng. Giữa hồ có hai đảo, trên mỗi đảo có một dính thự rất sang trọng và rất bề thế giống như cung điện của hoàng đế. Khi người nào trong thành phố muốn tổ chức lễ lạc, họ thường tổ chức trong dinh thự này, vì ở đó có sẵn chén bát bằng bạc, tất cả các dụng cụ và tất cả những gì họ cần đến. Chính nhà vua đã cung cấp những thứ này cho cung điện để làm vinh danh cho dân tộc của ông, và cung điện được dành cho tất cả những ai muốn đến đó hành lễ.

    Những căn nhà của thành phố có tháp cao bằng đá, nơi đó người ta cất giữ những vật quý báu nhất trong nhà, vì họ sợ lửa và vì những căn nhà đều được làm bằng gỗ.

    Dân cư thờ ngẫu tượng. Từ khi Đại Hãn chinh phục họ, họ cũng dùng giấy các tông làm tiền tệ. Họ ăn tất cả các thứ thịt, thịt chó và tất cả cả các loại thú rẻ tiền mà những người Ki tô giáo không bao giờ ăn với bất cứ giá nào. Nên biết rằng, từ khi Đại Hãn nắm quyền hành trong thành phố, ông đã ra lệnh là mỗi một cây cầu phải được canh gác ngày cũng như đêm bởi 12 người, để không ai làm điều gì xấu xa ở đó, chẳng hạn như dám nổi dậy chống lại ông. Trong thành phố còn có một ngọn núi, trên đó có một cái tháp và trên tháp này có một tấm gỗ, một người gác dùng búa đánh vào tấm gỗ này khi có hỏa hoạn hoặc thiên tai nào xảy ra trong thành phố. Tiếng búa gõ kêu vang truyền đi rất xa, đến nỗi khi nghe tiếng, mỗi người đều biết chắc chắn có hỏa hoạn hoặc một sự nguy hiểm nào đó đang xảy ra trong thành phố.

    Đại Hãn cho giữ gìn rất kỹ thành phố này, bởi vì nó là thủ phủ của vùng Mangi và bởi vì ông thu về nhiều nguồn lợi và kho tàng nhờ đóng thuế trên những hàng hóa lưu hành đó. Hàng hóa đem lại những lợi nhuận lớn đến nỗi bất cứ ai nghe nói cũng không thể nào tin được nếu như không tận mắt nhìn thấy.

    Tất cả các đường phố cũng được lát đá như tất cả các đường ờ vùng Mangi, đến nỗi người ta có thể đi ngựa và đi bộ khắp nơi một cách sạch sẽ. Nếu như không lát đá, người ta không thể đi ngựa một cách dễ dàng, vì xứ nãy rất thấp, bằng phẳng và có nhiều bùn khi có mưa.

    Các bạn nên biết rằng trong thành phố Quinsay này có ba nghìn dịa điểm tắm nước khoáng, ở những nơi dó, dân chúng tìm được niềm vui thú và sự sạch sẽ. Những chỗ tắm này là những nơi đẹp nhất, tuyệt vời nhất và lớn nhất trên thế giới, lớn đến mức 100 đàn ông và 100 đàn bà có thể tắm ở đó cùng một lúc.

    Biển Océane ở cách thành phố này hơn 25 dặm. Hải cảng có tên là Ganfu. Ớ đó có nhiều tàu thủy đi hoặc đến Ấn Độ và các nước ngoài khác, mang đi và mang về những hàng hóa đủ loại đem lại lợi nhuận rất lớn cho thành phố. Từ thành phố Quinsay này đổ ra cảng biển một con sông lớn và đưa các tàu thuyền vào tận thành phố.

    Đại Hãn đã chia vùng Mangi ra thành 9 khu vực và thành lập 9 vương quốc; ông phái đến mỗi vương quốc một vị vua cai trị đại diện cho ông; mỗi vị vua mỗi năm nộp thuế cho Đại Hãn một số tiền từ nguồn lợi của vương quốc mình. Trong thành Quinsay này, có một quốc vương nắm quyền cai trị trên 140 thành phố lớn và giàu có khác. Trong vùng Mangi rộng lớn này, có hơn 1200 thành phố rộng lớn và giàu có, khống kể đến nhiều thị trấn và thị xã. Trong mỗi thành phố đều có một đội canh phòng theo lệnh của Đại Hãn; đội canh phòng nhỏ nhất là một ngàn người, có đội lên tới 10 ngàn, có đội 20 ngàn và thậm chí 30 ngàn; số quân tổng cộng lớn đến nỗi người ta chỉ có thể phỏng đoán. Tất cả những người canh gác này đều thuộc tỉnh Catay; đó là những người lính cừ, nhưng không phải hầu hết là lính ngựa; có một số lớn lính bộ tùy theo nhu cầu của đội canh phòng ở mỗi thành phố. Tất cả đều được Đại Hãn chu cấp. Tôi nói thật cho các bạn biết rằng sự giàu có của các thành phố này to lớn đến nỗi Đại Hãn nhận được mỗi năm số lợi tức mà chúng ta chỉ biết đại khái; tôi cho rằng người nào nghe nói đến điều này cùng không thể tin, nếu như họ không nhìn thấy.

    Dân cư trong lãnh thổ này có thói quen ghi lại ngày giờ, dưới hành tinh nào và dấu hiệu gì của một đứa trẻ vừa chào đời, nên mỗi người đều biết rõ ngày sinh của mình. Khi người nào muốn lên đường đi xa, y cố tìm cho được các nhà chiêm tinh rồi nói cho họ biết về chi tiết của cuộc đời mình để xem có thể đi hoặc không được đi xa hay không. Đôi khi nhà chiêm tinh khuyến cáo y không nên đi, và họ liền từ chối đi cho đến khi nào nhà chiêm tinh bảo đã đến lúc đi được.

    Vì các nhà chiêm tinh là những bậc thầy hành nghề giỏi, nhiều lần họ nói điều đúng, nên người ta rất tin vào họ.

    Khi có người chết, họ cho hỏa táng xác, bà con bạn bè đều đến dự tang lễ trọng thể: họ mặc quần áo bằng đay gai và tất cả đều đi theo thi hài cùng với nhiều nhạc cụ và hát những bài kinh cầu nguyện dâng lên cho ngẫu tượng của họ; khi đến nơi hỏa táng, họ ném vào lửa cùng với xác chết những hình con ngựa có yên cương, vũ khí, nô lệ nam nữ, lạc đà và những đồ dạ khảm vàng do họ cắt từ giãy da; tất cả đều cháy ra tro cùng với xác chết. Họ cho rằng người chết sẽ có tất cả những thứ đó bên kia thế giới và thuộc quyền cùa người chết; những nhạc cụ mà họ trối lên cũng như những lời kinh dâng lên cho ngẫu tượng sẽ dành cho người chết trong thế giới bên kia; chính ngẫu tượng sẽ đến để đón nhận y.

    Trong thành phố này còn có cung điện của vị vua đã bỏ trốn, ông đã từng là lãnh chúa xứ Mangi. Đó là cung điện rộng lớn nhất thế giới như tôi sẽ kể sau đây. Nó rộng đến mức chu vi cùa nó là 10 dặm. Toàn thành đều được bao bọc bằng những tường thành có khoét lỗ châu mai; bên trong các bức thành này, có những khu vườn đẹp nhất và tuyệt diệu nhất thế giới; chúng có đủ những thứ trái cây ngon nhất của thế giới với nhiều con suối và nhiều hồ nhung nhúc cá. Cung điện rất lớn và rất đẹp ngự trị ớ ngay chính giữa. Nó có 20 phòng xinh xắn và rộng lớn; có một phòng rộng lớn hơn các phòng khác, nơi dây một số đông người có thể vào ãn uống cùng một lúc; nó được dát vàng, trần báng và các vách tường không sơn thứ gì khác ngoài vàng. Tôi không thế kể cho các bạn tất cả những thông tin về cung điện này; có khi có đến 20 bàn khác nhau cùng kích cỡ, lớn đến nỗi 10 ngàn người có thể cùng ngồi ăn ớ đó; ngoài ra còn có hơn một ngàn phòng rất đẹp và rất lớn, tất cả đều sơn son thếp vàng.

    Trong thành phố này còn có một trăm sáu mươi đường phố lớn, và mỗí đường phố có 10 ngàn căn nhà, tức là tổng cộng có hơn một triệu 600 ngàn căn nhà, trong đó có một số lớn những dinh thự giàu sang. Trong thành phố chỉ có một ngôi nhà thờ duy nhất của những người Ki tô giáo thuộc phái Nestorien.

    Tôi sẽ nói cho các bạn biết một chuyện khác nữa. Tất cả những người giàu có của thành phố và tất cả những người khác ở đó đều có thói quen viết trên cửa ra vào nhà họ tên của họ, tên vợ, tên các con và tên các nô lệ của họ cùng như tên tất cả những ai đang ở trong nhà, thậm chí họ còn ghi có bao nhiêu gia súc nữa. Nếu có ai trong nhà chết đi, người ta liền xóa tên người đó; nếu có đứa trẻ nào mới sinh ra, người ta liền viết tên nó lên ngay. Bằng cách này Chúa thượng luôn luôn biết ông có bao nhiêu thần dân trong thành phố. Người ta làm điều này trong toàn xứ Mangi và Catay. Người ta cũng viết lên đó tên và tên họ của tất cả những thương nhân ngoại quốc đến cư ngụ trong vùng cùng với ngày tháng họ vào và ra đi, đến nỗi Chúa cũng có thể biết ai đi ai đến trên toàn bộ lãnh thổ của ông mỗi khi ông muốn. Chắc chắn đây là hành động của một người khôn ngoan, cẩn thận và biết lo liệu.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ LỢI TỨC HÀNG NĂM CÚA ĐẠI HÁN THU ĐƯỢC TỪ THÀNH PHỐ QUINSAY

    Bây giờ tôi sẽ nói cho các bạn biết về lợi tức rất lớn mà Đại Hãn thu được hàng năm từ thành phố Quinsay và từ những vùng đất nằm dưới quyền của ông, nguồn lợi này chiếm một phần chín nguồn lợi của vùng Mangi. Trước hết, tôi sẽ nói về muối, thứ mang lại nguồn lợi rất lớn.

    Muối đem lại mỗi năm số tiền là 80 tomman vàng, mỗi tomman bằng 70 ngàn saìes vàng, vì vậy 80 tomman tạo nên một số tiền là 5600 cân vàng; và mỗi cân vàng trị giá hơn một dồng florin vàng (tức là 65 triệu 520 ngàn frăng vàng). Đây thật là một số tiền rất lớn.

    Sau khi nói với các bạn về muối, tôi sẽ nói về những thứ hàng hóa khác cũng như thuế mà chúng mang về cho Đại Hãn. Người ta sản xuất rất nhiều đường trong thành phố này và các thành phố trực thuộc; người ta cũng sản xuất đường trong tám miền khác của xứ Mangi, đến nỗi theo tôi trên toàn phần còn lại của thế giới, người ta không sản xuất đến được một nữa con số dó, theo lời của những người trong miền nói lại.

    Đường này mang lại cho Đại Hãn ba phần trăm. Tất cả các thứ hàng hóa, tất cả các sản phẩm, than đá có trữ lượng nhiều và lụa rất dồi dào cũng mang lại cho Đại Hãn 10 phần trăm. Vì vậy, tất cả các sản phẩm mang lại một số tiền quá lớn không thể nào tưởng tượng dược. Đây là giá trị của một phần chín mà xứ Mangi đem lại hàng năm.

    Đúng ra, Ngài Marco Polo, người kể lại tất cả những điều này, nhiều lần được Đại Hãn phái đi kiểm tra thuế má và lợi tức của phần đất thứ chín của Mangì này; không nói đến sản phẩm muối mà chúng tôi đã nhắc đến, tất cả các khoản thuế này là 210 tomman vàng, tức 15 triệu 700 ngàn 08 cân vàng, một trong những số tiền quá lớn chúng ta chưa bao giờ nghe nói đến. Nếu như Chúa thượng thu được lợi tức rất lớn từ phần đất thứ chín này, chúng ta có thể đoán ra dược lợi tức của tám phần khác đáng giá như thế nào. Nhưng nói đúng ra, phần thứ chín này là phần lớn nhất. Vì vậy, do lợi tức mà ông thu được từ vùng này, nên ông rất thích nó, ra lệnh canh giữ nó cẩn thận và giữ yên bình cho những người dân sống ở nơi dó.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ THÀNH PHỐ TANPIGUI VÀ BỐN THÀNH PHỐ KHÁC

    Từ Quinsay đi ngựa về phía Nam trong một ngày, chúng ta đến thành phố Tanpigui (Ta Pin Zou) rất lớn, đẹp, giàu có và trực thuộc Quinsay. Dân cư thần phục Đại Hãn và dùng tiền giấy các tông. Họ thờ ngẫu tượng và cho hỏa táng người chết, bằng cách thức như tôi đã nói trên kia.

    Không còn gì đáng nói thêm. Chúng ta sẽ tiến tới nữa và nói về một thành phố khác có tên là Vigui, cách Tanpigui ba ngày đường. Dân cư cũng thờ ngẫu tượng.

    Cách đó hai ngày đường là thành phố Guigui, rất lớn và rất đẹp. Dân cư thuộc quyền Đại Hãn. Họ sản xuất nhiều lụa. Trong vùng này có những loại sậy to nhất và dài nhất trong xứ Mangi; chúng dày hơn 04 bề ngang bàn tay và dài 15 bước chân.

    Từ Guigui đi ngựa mất bốn ngày xuyên qua đất nước rất đẹp có nhiều thành phố và thị trấn này, chúng ta đến thành phố Ciancian rất lớn và rất đẹp. Nó nằm trên một ngọn đồi cắt con sông chảy ra biển Océane thành hai nhánh. Thành phố trực thuộc thành phố Quinsay. Trong toàn bộ lãnh thổ Mangi, không có lấy một con cừu nào, nhưng có nhiều dê, bò và bò cái. Dân Cư tôn thờ ngẫu tượng.

    Từ Ciancian đi ngựa trong ba ngày, chúng ta đến thành phố Ciugui. Dân cư thờ ngẫu tượng. Thành phố này đẹp, sang trọng và giàu có, đây là thành phố cuối cùng trực thuộc Quinsay. Xa hơn nữa, bắt đầu một vương quốc khác có tên là Fugui.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ VƯƠNG QUỐC FUGUI

    Từ Ciugui, thành phố cuối cùng của vương quốc Quinsay, chúng ta bước vào vương quốc Fugui (Foil tchéou, thủ phủ cùa Fo Kien hiện nay) và đi ngựa trong 06 ngày qua các thành phố và những thị trấn thơ mộng, nơi có nhiều lương thực, thú săn. Có nhiều sư tử rất lớn và rất khỏe. Ngoài ra con có gừng và galanda; với một đồng bạc lớn Venise, người ta có thế mua được bốn li vrơ gừng tốt và cay. Cũng có một loại trái cây giống như nghệ và tương đương như nghệ dùng làm thực phẩm. Người dân ăn đủ loại thịt và họ cũng ăn thịt người thoải mái, miễn là họ khòng chết tự nhiên, vì vậy họ tìm kiếm những người bị giết để ăn thịt và họ cho là rất ngon.

    Những người đi ra trận thường có thói quen như tôi sẽ nói với các bạn sau đây. Họ tự cạo nhẵn tóc và cho sơn màu xanh như một thanh gươm bằng sắt. Tất cả bọn họ đều đi bộ trừ vị chỉ huy. Họ dùng những cái giáo; họ là những người hung dữ nhất thế giới, vì họ luôn luôn giết chết kẻ thù, uống máu và ăn thịt họ.

    Nhưng chúng tôi sẽ bỏ qua chuyện này để nói về một chuyện khác. Sau khi đi ngựa được 06 ngày, chúng ta sẽ gặp thành phố Quenlifu (Kien ning Fou), đó là một thành phố rất lớn và rất sang trọng. Trong thành phố này có ba chiếc cầu bằng đá, những chiếc cầu đẹp nhất trên thế giới; mỗi cầu dài một dặm và rộng 20 picd, toàn bộ chiếc cầu đều làm bằng đá cẩm thạch vớí những chiếc cột đẹp và đắt tiền. Dân cư sống về nghề buôn bán và thủ công. Họ sản xuất nhiều lụa, gừng và galanda. Phụ nữ ở đây rất đẹp. Cũng có một điều kỳ diệu đáng được kể lại: họ có những con gà mái không có lông vũ, nhưng chỉ có lông mao, chúng toàn một màu đen và đẻ trứng giống như gà của ta và thịt ăn rất ngon.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ THÀNH PHỐ FUGUI SANG TRỌNG

    Thành phố Fugui là thủ đô của vương quốc có tên là Chonka, và là một trong 9 miền của lãnh thổ Mangi. Trong thành phố này, việc buôn bán sầm uất và có những nghề quan trọng, ở đây có một số lớn quân lính cùa Đại Hãn trú đóng, để vương quốc được canh phòng cẩn mật, vì thành phố này quen nổi loạn; nhưng mỗi lần một thành phố hoặc thị trấn nào nổi loạn, quân lính liền đi đến đó và tiêu diệt tất cả dân cư. Giữa thành phố này có một con sông lớn, rộng một dặm chảy qua. Thành phố còn sản xuất nhiều đường; người ta còn buôn bán ngọc trai và đá quý, vì có nhiều tàu từ Ấn Độ đến mang theo nhiều mặt hàng hiếm. Gần thành phố này có hải cảng Caiton nằm trên biển Océane, con sông vừa nêu trên cũng chảy đến hải cảng này. Họ cũng có những khu vườn đẹp tuyệt vời. Đây là một thành phố rất đẹp và hết sức ngăn nắp. Ở đày, người ta tìm thấy có đủ những thứ nhu yếu phẩm.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KẾ VỀ THÀNH PHỐ CAITON

    Từ Fugui, vượt qua sông và đi ngựa mất năm ngày qua một xứ sở rất đẹp, chúng ta gặp thành phố Caiton (Thsiouan Tchéou, đối diện đảo Formose và không có gì giống với Canton) rất lớn và sang trọng, nó trực thuộc Fugui và thần phục Đại Hãn. Trong thành phố này có hải cảng Caiton, tất cả các tàu từ Ấn Độ đến đây đều mang theo những thứ gia vị và các hàng hóa quý giá khác; đó là hải cảng mà các nhà buôn Mangi đều ghé đến, vì vậy ở đây, có rất nhiều hàng hoá, đá quý, ngọc trai; từ hải cảng này, hàng hóa tràn vào trong toàn xứ Mangi.Tôi cho các bạn biết rằng, đến Alexandrie hoặc nơi nào khác, chỉ cần một con tàu chở tiêu cũng đủ để mang đến đất của những người Ki tô giáo, nhưng có đến một trăm hoặc hơn nữa loại tàu này đến hải cảng Caiton. Điều này có nghĩa là Đại Hãn thu được những số tiền thuế đáng kể từ hải cảng này. Vì tất, cả các hàng hóa đến đó đều phải nộp cho Đại Hãn 10% số tiền thuế quan, tiền này đóng trên đá quý, ngọc trai và các loại hàng hóa dễ vỡ; nhưng đối với tiêu, đó là 44%, đối với gỗ aloes, đàn hương và các loại hàng hóa khác là 50%.

    Gần thành phố Caiton này, có một thành phố khác tên là Tinugui, nơi người ta sản xuất những chiếc bát sứ rất đẹp. Người ta không làm đồ sứ này trong bất cứ hải cảng nào khác ngoài hải cảng này; đồ sứ có rất nhiều, nên rẻ đến nỗi với một đồng lớn Venise, người ta có thể mua được ba cái bát dẹp đến mức người ta không thể muốn thứ gì tốt hơn nữa.

    Bày giờ các bạn đã nghe nói đến toàn bộ sinh hoạt của Catay, Mangi và nhiều vùng khác cũng như những thói quen của người dân về việc buôn bán vàng bạc và tất cả những thứ khác có ở đó. Nhưng quyển sách cùa chúng tôi chưa chứa tất cả điều mà chúng tôi muốn viết ra, vì còn có toàn bộ hoạt động của những người Ấn Độ và những việc quan trọng của Ấn Độ đáng được kế lại, vì chúng rất kỳ diệu, có thật và không chút dối trá nào. Chúng tôi viết ra đây theo như lời Ngài Marco Polo kể lại: ông biết những điều đó một cách đầy đủ vì ông đã ở Ấn Độ rất lâu, ông điều tra và hỏi han về những phong tục, những điều kiện sống của dân cư đến nỗi tôi có thể nói với các bạn là chưa bao giờ người nào biết nhiều và nhìn thấy nhiều như ông ta.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG ĐlỀU KỲ LẠ Ở NƯỚC ẤN ĐỘ VÀ VỀ NHỮNG CHIẾC TÀU Ớ ĐÓ

    Sau khi đã nói với các bạn về những vùng đất trên đây, chúng tôi sẽ nói về nước Ấn Độ và những điều kỳ diệu ở nước đó. Trước hết, chúng tôi nói đến những chiếc tàu, nhờ chúng mà các nhà buôn đi đến các đảo của Ấn Độ. Các con tàu đều được làm bằng gỗ thông và chỉ có một thượng tầng. Mỗi tàu có từ 50 đến 60 phòng để các thương nhân ăn ở thoải mái. Chúng có một bánh lái và bốn cột buồm; đôi khi chúng còn có hai cột buồm khác được gắn thêm vào và cất đi tùy ý. Chúng được đóng bằng đinh sắt tốt, nẹp tôn bên trong và bên ngoài nhưng không trét nhựa dính, vì họ không có thứ đó, nhưng người ta trét cho chúng một thứ mà tôi sẽ cho các bạn biết; nó cũng tương đương hoặc hơn cả nhựa dính nữa; người ta lấy vôi sống và đay giã nhỏ, rồi trộn với nhựa thông, vật liệu này giữ cho chúng rất bền. Các bạn nên biết rằng mỗi một con tàu lớn có thể chứa đến 200 thủy thủ, vì chúng rất lớn và có thể chở từ 05 đến 06 ngàn đơn vị trọng tải tiêu. Chúng chạy bằng mái chèo khi không có gió, các mái chèo lớn đến mức bốn thủy thủ mới thao tác được một mái. Mỗi một con tàu lớn có ở phía sau nó hai xà lan chứa từ 40 đến 50 thủy thủ trên mỗi chiếc, chúng vận hành bằng mái chèo và giúp lai tàu lớn theo dây cáp; hơn nữa có 10 tàu nhỏ làm công việc phục vụ cho tàu lớn như bó neo, bắt cá và cung cấp những thứ cần thiết. Khi tàu vận hành bằng buồm, những con tàu nhỏ được buộc vào tàu lón, chiếc này sau chiếc nọ. Nó kéo chúng theo phía sau; nhưng hai chiếc xà lan cũng có buồm để lướt đi và điều khiển giống như con tàu lớn. Những con tàu này được sửa chữa mỗi năm một lần: người ta gia cố cho nó bằng một lớp ván được bào nhẵn và rất ăn khớp được bố trí trên những tấm ván khác theo cách như những tấm này đã được lắp ghép lúc ban đầu. Người ta cũng làm như thế đối với những chiếc xà lan. Và bạn nên biết rằng, sự gia cố hàng năm này có thể đạt đến sáu lớp ván. Sau đó, người ta sẽ ngừng gia cố; khi chúng có được sáu lớp chất chồng lên nhau, người ta không cho chúng ra khơi nữa, 'nhưng chỉ sử dụng trong những vùng nước ven bờ càng lâu càng tốt; sau đó người ta mới rã chúng ra.

    Tôi đã nói với các bạn về những con tàu lớn đi biển Océane và các đảo Ấn Độ, bây giờ chúng ta sẽ nói đến những điều kỳ diệu về đất nước Ấn Độ.

    ĐÂY LÀ CHUYỆN KỂ VỀ ĐẢO CINPINGU

    Cinpingu (Cypangou hoặc Cipango, đó là Nhật Bản) là một đảo nằm ở ngoài khơi về phía Đông cách xa đất liền 1500 dặm. Đây là một hòn đảo rất lớn. Dân cư đều là người da trắng có phong cách lịch sự. Họ thờ ngẫu tượng và sống độc lập. Họ có vàng nhiều vô kể, vì họ tìm thấy nó trên các đảo của ho. ít có nhà buôn nào đến đó vì nó ở quá xa đất liền, chính vì vậy mà vàng ở đó nhiều vô kể. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một chuyện hết sức kỳ diệu về cung điện của vị chúa đảo này. Nên biết rằng không có cung điện lớn nào dược hoàn toàn dát bằng vàng ròng, giống như các nhà thờ của chúng ta được bọc bằng chì.

    Tất cả những mặt lát và các phòng của cung diện đều lát bằng những tấm lát vàng dày bằng hai ngón tay; các cửa sổ cũng bằng vàng ròng, nên cung điện đắt giá đến mức không ai có thể tin được. Ở đó người ta cũng thấy nhiều loại đá quý và nhiều gà mái đỏ thịt ăn rất ngon.

    Người ta báo cho Cublay khan về sự giàu có quá mức ở trên đảo này, ông liền nghĩ cách chiếm đoạt nó. Ông phái đến đó hai đại thần với nhiều tàu và một số lớn lính ngựa và lính bộ. Một vị đại thần có tên là Abacan và vị kia là Vonsanicin. Cả hai đều là những người khôn ngoan và dũng cảm. Và tôi sẽ nói gì nữa đây? Họ lên tàu ra khơi cùng với toàn bộ quân lính từ các cảng Caiton và Quinsay. Không bao lâu họ đến đảo và đổ bộ lên đảo, chiếm lấy đất đai làng mạc nhưng không có một thành phố hoặc thị trấn nào. Một sự rủi ro chợt xảy đến cho họ như tôi sẽ nói sau đây. Ớ đây, gió bấc thổi rất mạnh và gây thiệt hại lớn trên đảo này. Vì có ít hải cảng, các chiến thuyền của Đại Hãn không thể chống cự lại những cơn gió quá mạnh. Vì vậy họ nghĩ rằng, nếu họ ở lại đó, đội tàu của họ sẽ bị đắm. Họ lên tàu căng buồm và bỏ đi khỏi đảo. Khi đi được một lúc, họ gặp một hòn đảo nhỏ và bị gió đẩy vào đảo trái với ý muốn cùa họ. Đội tàu của họ bị vỡ và phần lớn quân lính bị chết đuối, đến nỗi chỉ còn lại có 30 ngàn người thoát chết đành phải trốn lên đảo. Họ được xem như chết, vì không có lương thực. Họ hết sức cay đắng vì họ thấy nhiều tàu lớn còn lành lặn thoát khỏi cơn đắm tàu vội đi về nước thật nhanh mà không muốn quay lại giúp đỡ họ; điều này là do hai vị đại thần, những người chỉ huy đội quân rất ganh ghét nhau; do đó vị chỉ huy thoát khỏi trận bão giả vờ không thể quay lại với người bạn đồng hành đang mắc kẹt trên đảo, vì ông ta có thể làm điều này, khi gió không kéo dài bao lâu đã lắng xuống. Nhưng ông ta lại không làm và đi thẳng về nước mình. Nên biết rằng hòn đảo mà những người đắm tàu sống sót đổ bộ lên không thể ở được, vì ở đó không có bất cứ sinh vật nào ngoài họ.