Đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
>
13. thomas (done)
>
Mời tham gia cuộc thi "CHIA SẺ KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ" nhân dịp TVE-4U 10 tuổi
Hướng dẫn chuyển đổi các định dạng eBook
Hướng dẫn xử lý lỗi không 'download - viết bài - xem link' được trên diễn đàn
13. thomas (done) - Sửa
Tiêu đề:
Link URL:
Data Type:
BB Codes
<p>Trong tình hình ở Anh và Mỹ đã lưu hành chủ nghĩa duy tâm của Hegel, chủ nghĩa kinh nghiệm Berkeley nói là nhằm sửa đổi chủ nghĩa Hegel, hoặc nói là hỗn hợp chủ nghĩa kinh nghiệm Berkeley và chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối của Hegel thì sự phê phán của chủ nghĩa hiện thực mới cũng là điều đáng ghi nhận.</p><p><br /></p><p>Chủ nghĩa hiện thực mới chống lại mệnh đề của chủ nghĩa duy tâm về đối tượng nhận thức là hiện thực độc lập. Vấn đề đặt ra là: bản tính của sự vật của hiện thực đó là gì?</p><p><br /></p><p>Các nhà theo chủ nghĩa hiện thực mới cho rằng không thể nói thế giới hiện thực đó là do thực thể vật chất duy nhất hay thực thể tinh thần duy nhất tổ chức nên. Họ nói họ chống lại cả chủ nghĩa nhất nguyên lẫn chủ nghĩa nhị nguyên chia thế giới thành hai bộ phận: vật chất và tinh thần.</p><p><br /></p><p>Những người theo chủ nghĩa hiện thực mới cho rằng vật chất và tinh thần không phải là những hiện thực căn bản. Theo họ hiện thực căn bản đó là “sự vật trung tính” (bản thể trung tính). Tinh thần vật chất không phải là hai loại bản thể căn bản mà chủ yếu là quan hệ tổ chức của cùng một thực thể trung tính khác nhau mà thôi. Nói cách khác, sự phân biệt giữa vật và tâm chỉ là sự phân biệt về quan hệ, không phải là sự phân biệt chất liệu hoặc hiện thực. Ví như cái ghế bằng vật chất và cái ghế được cảm giác là cùng một hiện thực. Khi trình bày về chủ nghĩa duy linh và nhận thức học của chủ nghĩa hiện thực, Perry viết: “Tâm linh và thể xác đều có thể phân tích thành thể phức hợp của hạng mục tương đối nguyên thủy”, khi chúng được phân tích, dường như, chúng do những hạng mục tương đối nguyên thủy ấy tổ chức nên, ít ra trong nhiều trường hợp chúng có thể trao đổi với nhau. Hai cái đều có tính chất có thể cảm giác được và cũng là phạm trù logic chung”. Về điểm này, các nhà hiện thực mới thống nhất với Russell, người sáng lập chủ nghĩa hiện thực Anh cho rằng, chất liệu cuối cùng của vũ trụ không thể nói là vật chất, cũng không thể nói là tinh thần: tiến bộ khoa học đã ảnh hưởng đến cách nhìn của con người đối với tinh thần vật chất, vật chất chịu ảnh hưởng của vật lý học đã dẫn tới một ý nghĩa vật chất của nó, tinh thần chịu ảnh hưởng của tâm lý học đã dần dần mất ý nghĩa tinh thần của nó. Tinh thần và vật chất đã mất đặc tính của nó, hai cái do một loại nguyên liệu còn căn bản hơn đã tổ chức nên, loại nguyên liệu ấy còn gọi là “nguyên tử trung lập”. Bản thân nguyên tử trung lập đó là phi tinh thần, phi vật chất, toàn bộ vũ trụ do loại nguyên tử ấy cấu thành, chúng được sắp xếp tổ hợp theo phương thức nào đấy trở thành tài liệu nghiên cứu của vật lý học, được sắp xếp tổ hợp theo phương thức nào đó trở thành tài liệu nghiên cứu của tâm lý học.</p><p><br /></p><p>Luận đề của chủ nghĩa hiện thực mới về “bản thể trung tính”, về “hạng mục nguyên thủy”, hoặc về “nguyên tử trung lập” đã gặp gỡ với những ý tưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa Mach, và cả với chủ nghĩa thực dụng. Perry đã nói về sự đúng đắn của Mach trong tác phẩm <i>Phân</i> <i>tích</i> <i>cảm</i> <i>giác</i>. Nhà vật lý, nhà triết học Áo cho rằng “yếu tố” vật lý và tâm lý là cảm giác. W. James gọi "yếu tố" là “kinh nghiệm triệt để”. B. Russell đã lấy ví dụ cái bàn để thuyết minh về luận đề này: tuy chúng ta hoài nghi sự tồn tại vật lý của cái bàn, nhưng chúng ta không hoài nghi sự tồn tại của cảm giác, chúng ta không hoài nghi khả năng nhìn thấy màu sắc, hình dáng nhất định của đồ vật ấy đối với tất cả những cái tâm lý đó, chúng ta không hoài nghi. Và chính nhờ những “tài liệu cảm giác” đó mà chúng ta biết có cái bàn. Nói cách khác “tài liệu cảm giác” là đối tượng trực tiếp mà chúng ta nhận thức còn sự tồn tại của sự vật cá biệt chỉ là sự suy luận gián tiếp từ đối tượng trực tiếp của những nhận thức ấy: Russell nói “cái bàn hiện thực chỉ có thể” và cần phải từ cái mà chúng ta nhận thức trực tiếp suy luận ra. Sự tồn tại của cái bàn suy luận ra từ "tài liệu cảm giác" về màu sắc, về độ dài, về kích thước to nhỏ. Nói rõ ràng hơn, cái hiện thực suy luận từ cảm giác, cái gọi là sự vật hoặc vật thể là do cảm giác, tri giác, biểu tượng tạo ra.</p><p><br /></p><p>Trên đây là luận đề cốt lõi của chủ nghĩa hiện thực mới về sự tồn tại độc lập của đối tượng nhận thức.</p><p><br /></p><p>VỀ LÝ THUYẾT TỒN TẠI ĐỘC LẬP CỦA BẢN CHẤT, CÁI PHỔ BIẾN</p><p><br /></p><p>Chủ nghĩa hiện thực mới chủ trương có hai bản thể tồn tại độc lập: <i>một</i> <i>là</i> sự vật với tính cách là đối tượng cảm giác, do sự vật trung tính tổ chức nên, <i>hai</i> <i>là</i> bản chất hay phổ quát của sự vật cá biệt với người cảm giác, tức là cái chung, Cái chung đó được các triết gia hiện thực dùng các khái niệm khác nhau sau đây: Moore gọi là “tiềm tại” (hoặc tiềm tồn), Russell gọi là “phổ quát”, Whitehead gọi là “khách thể vĩnh hằng”, hay “hình thức”, Perry gọi là “quan hệ hình thức”.</p><p><br /></p><p>Những nhà hiện thực mới cho rằng sự tồn tại độc lập của cái phổ biến hoặc bản chất không thể quan sát bằng kinh nghiệm, chúng ta không thể thông qua kinh nghiệm để nhận thức chúng mà thông qua phân tích logic để phát hiện chúng.</p><p><br /></p><p>Montague bàn luận nguyên tắc này như sau bằng một ví dụ 5 + 7 = 12 là do tính chất của 5, 7 và 12, chứ không phải do tính chất của ý thức giải thích, không kể là số hoặc các chất không có số lượng như màu xanh, màu vàng. Quan hệ và kết cấu của chúng hoàn toàn không có liên quan đến ý thức chúng ta, nghĩa là chúng tồn tại độc lập. Perry khi bàn về nhận thức học đã tiếp thu “thuyết yếu tố” của Mach, nhưng cũng phê bình Mach xem nhẹ mặt logic của tri thức. Xem nhẹ cái vật lý và cái tâm lý đều có chung một tính chất là có thể cảm giác được, chúng còn có một số quan hệ hình thức chung, siêu cảm giác. Loại “quan hệ hình thức” này cũng là cái chung, tức phổ quát, Montague viết: “Sự phức tạp của vật lý và tâm lý không phải ở tính có thể cảm giác được mà còn ở quan hệ hình thức căn bản hơn như “trật tự", “nhân quả”, “thời gian”... đều có cái chung”. Những quan hệ ấy trong trạng thái thuần túy của chúng có thể phát hiện được, khi chỉ dùng sự phân tích vượt ra ngoài phạm vi tác dụng phân biệt của cái có thể cảm giác được. Sự phân tích ngoài cảm giác này là “sự phân tích logic”. Vì vậy ông cho rằng tự nhiên của vật lý không phải là sự tồn tại của mọi cái, "hiện thực của vật lý phức tạp, có thể phân giải thành những sự việc và quan hệ khá đơn giản”. Thông qua cái gì để phân tích? Đó là “phân tích logic”, vì phân giải được “sự việc quan hệ” cũng là những cái của khái niệm cơ bản và mệnh đề của logic và toán học. Những cái đó là căn bản, độc lập tồn tại nên Perry cho rằng; logic học có trước vật lý học.</p><p><br /></p><p>Chủ nghĩa hiện thực mới đã đem lại cho cái phổ quát nói chung (cái logic, cái tư duy) và cái riêng lẻ (cái vật lý, cái cảm giác) những vị trí giống nhau trong bản thể học, tức là thừa nhận tính độc lập khách quan của chúng, nhưng họ lại cho rằng sự tồn tại của chúng có ý nghĩa khác nhau: “Sự vật riêng lẻ tồn tại trong thời gian cái phổ quát là siêu thời gian, siêu kinh nghiệm”. Russell tuyên bố rõ hơn sự tồn tại của hai thế giới: thế giới của sự vật riêng lẻ, tức thế giới của “tài liệu cảm giác” và thế giới phổ quát siêu cảm giác. Phổ quát là vĩnh hằng, chúng có tính hiện thực, siêu thời gian, đối lập với tồn tại (chỉ sự vật trong thời gian). Thế giới phổ quát hoặc thế giới hiện thực là vĩnh viễn, không biến đổi, chính xác. Các nhà toán học, nhà logic học, những người xây dựng hệ thống điển hình và tất cả những người thích cái hoàn mỹ hơn yêu thích cả sinh mạng của họ đều thích thú nó. Ngược lại thế giới của sự vật riêng lẻ thì mất đi trong chốc lát, không rõ ràng, không có giới hạn xác định, không có kế hoạch và sự sắp xếp nào rõ ràng tuy nó bao gồm mọi sự vật, mọi tư tưởng, mọi tình cảm, mọi “tài liệu cảm giác” và mọi khách thể vật chất. Thế giới ấy chẳng qua là “hình ảnh mờ nhạt của thế giới phổ quát”. Lý luận về hai thế giới của Russell hoàn toàn bắt nguồn từ học thuyết Platon. Khi nói về vấn đề phổ quát, ông viết: “Vấn đề mà ngày nay chúng ta bàn đến đã có từ xa xưa do chính Platon đưa lại. Lý thuyết về ý niệm của Platon là một thử nghiệm nhằm giải đáp vấn đề này... thử nghiệm của Platon đến ngày nay vẫn là một thử nghiệm thành công nhất. Những vấn đề nêu lên ngày nay phần lớn là lý luận của Platon, chỉ có một số sửa đổi cần thiết do sự tiến bộ của thời đại đặt ra”. Những người hiện thực mới ở Mỹ khi hợp tác viết lời nói đầu của <i>Chủ</i> <i>nghĩa</i> <i>thực</i> <i>tại</i> <i>mới</i> cũng viết rằng: “Người theo chủ nghĩa hiện thực mới cũng là người theo chủ nghĩa hiện thực Platon”. Nhưng nó có một đặc điểm sau đây. Đúng như Russell đã nói tiến bộ của thời đại đã đưa đến một số “sửa chữa”. Ấy là ở chỗ nó đã khai thác những thành tựu của toán học và của logic học để làm căn cứ lý luận. Theo họ, toán học và logic học không có cơ sở khách quan. Khái niệm và phạm trù của chúng là tiên nghiệm, bởi vậy tự nó đã rõ, nó không cần dựa bất kỳ sự vật cụ thể nào, cho nên bản thân nó có ý nghĩa hiện thực. Russell nói: “Giống như nguyên tắc của logic là tiên nghiệm, nguyên tắc logic không thể dựa vào kinh nghiệm để được chứng minh vì mọi cái chứng minh trước tiên đều cần giả định những nguyên tắc logic ấy”. Ông nói tiếp: “Mọi toán học thuần túy đều tiên nghiệm như logic, ví như 2 + 2 = 4, chúng ta cảm thấy tính tất nhiên của mệnh đề 2 cộng với 2 là 4 có tính chất nào đó, tính chất ấy không thể nào xuất hiện dù trong khái quát của kinh nghiệm đúng đắn nhất. Sự khái quát của kinh nghiệm mãi mãi dừng lại trên sự thực thuần túy. Chúng ta cảm thấy trong bất kỳ ở đâu trên thế giới là có 2 cộng với 2 là 4. Cho nên nó không chỉ là sự thật thuần túy mà trở thành một điều tất nhiên, mọi sự thực đều có khả năng phải tuân theo sự tất nhiên ấy”.</p><p><br /></p><p>Các nhà triết học hiện thực mới ở Mỹ cũng có cách nhìn như thế. Perry cũng cho rằng cái vật lý đều có thể thông qua phân tích logic phân giải thành “sự việc và quan hệ đơn giản”, những cái đó là khái niệm logic hoặc mệnh đề siêu cảm giác rõ ràng hơn, vũ trụ là một thực thể logic hoàn toàn trung tính. Ông cho rằng qua phân giải vũ trụ, người ta có được yếu tố cuối cùng tức là logic đơn giản nhất, những logic này có thể tổ chức nên bất kỳ đối tượng nào. Tinh thần và vật chất là sự hội tụ của logic. Chính logic này tạo nên “vật thể trung tính”. Do đó người theo chủ nghĩa hiện thực mới coi logic không chỉ là khoa học liên quan với tư duy mà còn là khoa học liên quan với bản thân bản thể, là “khoa học bản thể thuần túy”. Họ coi toán học và khái niệm logic là mẫu mực, là chuẩn tắc của mọi khái niệm, triết học phải lấy toán học và logic làm nền tảng, phải kết hợp triết, học với logic học, phải dùng phương pháp toán học và khái niệm logic để phân tích mọi khái niệm, phân tích logic với khái niệm. Lý tưởng của triết học phải là một hệ thống diễn dịch đơn giản nhất, chặt chẽ nhất, thậm chí mệnh đề logic có thể dẫn chúng ta đến nhận thức mọi sự vật trên thế giới.</p><p><br /></p><p>CHỦ NGHĨA THỂ HIỆN TRỰC TIẾP VÀ CHỦ NGHĨA ĐỘC LẬP NỘI TẠI</p><p><br /></p><p>Về nhận thức học, chủ nghĩa hiện thực mới nêu lên “chủ nghĩa hiện thực trực tiếp”. Đó là một nguyên tắc cơ bản của trào lưu triết học này Montague viết rằng cái phổ biến “trực tiếp nhận thức” được, không phải thông qua bắt chước hoặc phản ảnh gián tiếp nhận thức. Có nghĩa là nhận thức của con người về đối tượng không phải quan hệ về đối tượng mà là bản thân đối tượng. Nói cách khác, khi con người nhận thức về đối tượng nào đó, nó không hình thành quan niệm về đối tượng trong ý thức con người mà đối tượng đó thâm nhập trực tiếp vào trong ý thức của con người.</p><p><br /></p><p>Nguyên lý về “tính độc lập của cái nội tại” được Perry nêu lên đã thống nhất với nguyên lý thể hiện trực tiếp. Nói rõ hơn, nội dung cụ thể như sau: một mặt là sự vật độc lập, mặt khác, sự vật được nhận thức đã thâm nhập trực tiếp vào tâm linh, biến thành quan niệm. Hoặc nói cách khác, sự vật không dựa vào ý thức để tồn tại, vừa có thể thâm nhập vào ý thức, làm thành nội dung của ý thức. Perry viết: “Như mọi chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện thực mới khẳng định những cái giống nhau, khi khẳng định sự vật là độc lập thì cũng khẳng định sự vật được nhận thức, chúng là quan niệm của tâm linh. Chúng có thể thâm nhập trực tiếp vào tâm linh và khi chúng thâm nhập vào tâm linh, chúng trở thành cái gọi là “quan niệm”. Vì vậy, quan niệm chỉ là sự vật trong quan hệ nhất định, hoặc nói, sự vật khi được nhận biết tức là quan niệm”. Nói cụ thể hơn, lý luận ấy bao gồm hai bộ phận: “học thuyết tính nội tại” và “học thuyết tính độc lập”, “học thuyết tính nội tại” khẳng định sự vật A được nhận biết, bản thân A thâm nhập vào mọi loại quan hệ, quan hệ ấy biến thành quan niệm hoặc nội dung của tâm linh”. Perry nói “Thuyết nội tại là một chủ nghĩa nhất nguyên về nhận thức học, nó chống lại chủ nghĩa nhị nguyên về thể xác và tâm linh, cũng chống lại chủ nghĩa nhị nguyên về sự vật và tư tưởng”. Chủ nghĩa nhất nguyên về nhận thức học như sau: khi sự vật được nhận thức thì những sự vật đó giống nhau từng nguyên tố một so với quan niệm hoặc nội dung của nhận thức. Như vậy là đối tượng và quan niệm hợp nhất với nhau. Học thuyết về tính độc lập cho rằng sự vật đi vào tâm lý (nội tại) nên bản thân nó có nội dung, sự tồn tại của nó không dựa vào bản thân nó, có nghĩa rằng cái nội tại đồng thời có thể là độc lập.</p><p><br /></p><p>Vì sao thuyết nội tại và thuyết độc lập có thể nhất trí với nhau? Perry trả lời rằng vật chất và tinh thần cùng một loại nguyên tố trung tính cấu tạo nên với các mối quan hệ khác nhau, do đó sự khác biệt giữa thân thể và tâm linh là sự khác nhau về quan hệ và cơ năng, không phải khác nhau về nội dung (nội dung của cả hai đều là nguyên tố của trung tính). Cùng một vật khi nó dựa vào một loại quan hệ sẽ trở thành một cái có vật thể, đồng thời nó cũng có thể dựa vào một quan hệ khác trở nên nội dung có tri giác. Nói cách khác, cùng một loại nguyên tố trong một loại quan hệ này thì có tính chất vật thể và không loại trừ nó có thể đồng thời trong quan hệ khác có tính chất tinh thần. Giống như một người vừa là em bố tôi, vừa là chú tôi. Vậy là người ấy chỉ khác nhau về quan hệ mà thôi. Perry cho rằng quan hệ nhận thức giữa tri thức và sự vật là thể hiện một loại tinh thần và vật chất. Vì vậy khi chúng ta nhận thức một sự vật, chúng ta không thể nói sự vật là một loại tinh thần và vật chất. Hay khi chúng ta nhận thức một sự vật, chúng ta không thể nói sự vật là một loại bản thể mà chỉ có thể nói chung chung (sự vật và quan niệm về nó) là cùng một cái, chẳng qua chỉ khác nhau về quan hệ. Cho nên sự vật vừa là nội tại ở trong tâm linh của chúng ta, đồng thời cũng độc lập với tâm linh chúng ta. Perry kết luận "nguyên lý" của tính độc lập của cái nội tại là nguyên lý cơ bản với tính cách là một loại triết học có tính xây dựng của chủ nghĩa hiện thực mới".</p><p><br /></p><p>Thuyết thể hiện trực tiếp và thuyết độc lập nội tại trên đây của chủ nghĩa hiện thực mới, theo các nhà triết học hiện thực mới, là chống lại chủ nghĩa nhị nguyên, bởi vì chủ nghĩa nhị nguyên coi sự nhận thức về sự vật là quan niệm, biểu tượng của sự vật, không xem nó là bản thân sự vật tách rời hai cái với nhau. Họ cho rằng ở thế kỷ XVI, đại diện cho chủ nghĩa nhị nguyên đó là Descartes.</p><p><br /></p><p>Có thể nói gọn lại nhận thức học của chủ nghĩa hiện thực mới với hai nguyên tắc về “thể hiện trực tiếp" và “độc lập của cái nội tại” đã bắt nguồn sâu sắc từ triết học của Berkeley và Hume.</p><p><br /></p><p>Trong phong trào chủ nghĩa hiện thực không thể không có những bất đồng giữa các nhà triết học. Nhưng xét tới cùng, những bất đồng đó chỉ mang tính nội bộ, tất thảy đều không ai vượt ra xa khuôn khổ của chủ nghĩa hiện thực, và họ cùng đi tới những hiệu quả như sau.</p><p><br /></p><p>Có hai vấn đề gây bất đồng giữa họ: 1) vấn đề tính chất của nhận thức, 2) vấn đề những cảm giác sai lầm (có người dịch là “thố giác”).</p><p><br /></p><p>Về tính chất của ý thức, Perry và Holt cho rằng sự nhận thức (ý thức) của cá thể đối với khách thể là một loại “phản ứng đặc biệt” (special response) của cơ thể đối với khách thể. Quan điểm này đi gần tới chủ nghĩa thực dụng, đặc biệt với tâm lý học hành vi, bởi vì tâm lý học này cũng đi theo chủ nghĩa kinh nghiệm: nó từ bỏ phép nội quan và chỉ thừa nhận hành vi (cử động) bên ngoài là đối tượng hữu hiệu của tâm lý học. Montague phản đối quan điểm trên cho rằng sự vật ngoài cơ thể gây phản ứng trong óc chúng ta, nhưng sự tạo nên “phản ứng đặc biệt” của ý thức không phải là sự vận động hoặc hành vi của thể hữu cơ, mà là “quan hệ ẩn chứa siêu việt của cái tôi”, của trạng thái bộ óc. Cái siêu việt của cái tôi đặc biệt này làm nảy sinh quan hệ nhất định của cơ thể với khách thể trong thời gian, không gian hoặc căn bản không có trong thời gian và không gian (đối tượng), ở đây Montague cũng thuộc xu hướng muốn phá vỡ khung thực chứng: ra sức sử dụng khoa học như là cơ bản cho công việc tái thiết tổng quát về hiện thực (mà đây đó được gọi là “siêu hình học”).</p><p><br /></p><p>Vấn đề về ảo giác - chủ nghĩa hiện thực mới cho rằng, đối tượng của ý thức (khách thể) là tồn tại độc lập, đồng thời nhận thức của con người đối với khách thể không phải là “bắt chước”, là “phản ảnh” khách thể mà khách thể thể hiện trực tiếp trong ý thức. Nhưng trong đời sống thực tế, con người thường có hai ý thức trái ngược nhau về cùng một đối tượng (ví dụ cái gậy và cái gậy gãy ở trong nước, hai đường dây song song và một đường dây nhìn từ xa)... Nếu theo thuyết thể hiện trực tiếp thì hai nhận thức đều là đúng. Đây là một khó khăn đặt ra cho chủ nghĩa hiện thực mới: thế nào là nhận thức giả, nhận thức sai lầm?</p><p><br /></p><p>Để giải quyết vấn đề, Holt nêu lên sự phân biệt giữa “tồn tại” và “thực tại”. Holt viết: “Trong thế giới ở ngoài tâm linh, có nhiều mâu thuẫn, và phi thực tại”. Đối tượng của ảo giác có tồn tại nhưng không hiện thực.</p><p><br /></p><p>Montague không tán thành quan điểm trên, ông đề xuất hai khái niệm “hiện hữu” (existant) và “thực thể” (subsistant) để phân biệt đối tượng thật và đối tượng giả. Đối tượng của thực tại thật là “hiện hữu” đối tượng của phi thực tại là “thực thể”. Cái phi thực tại hoặc thực thể có thể trở thành đối tượng nhận thức, nhưng bản thân nó không phải là nguyên nhân gây nên nhận thức, gây nên ảo giác, cho nên theo Montague, cái thật, cái giả tùy theo sự phán đoán chủ quan của chúng ta, tùy theo hành động lựa chọn của cảm nhận và khái niệm tạo nên sự sai lầm, Montague gọi đó là sự sai lệch về quan sát cá nhân. Cũng theo Montague, đối tượng của cảm nhận thật và đối tượng của cảm nhận giả không có quan hệ đối xứng, có nghĩa là chúng ta chỉ có thể dùng đối tượng thật để <i>giải</i> <i>thích</i> cảm nhận giả chứ không thể làm ngược lại. Ảo giác trong cơn mê cũng vậy, cũng không có tính đối xứng với kinh nghiệm của cuộc sống tỉnh táo.</p><p><br /></p><p>Những bất đồng tương tự khác đã đòi hỏi chủ nghĩa hiện thực mới phải chuyển sang một hình thức mới của chủ nghĩa thực chứng.</p><p><br /></p><p>CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN</p><p><br /></p><p>Trước những khó khăn mà chủ nghĩa hiện thực vấp phải, một nhóm người trong bọn họ đã tách ra, họ phê phán những thiếu sót của chủ nghĩa hiện thực mới, từ đó một trào lưu triết học mang tên <i>chủ</i> <i>nghĩa</i> <i>hiện</i> <i>thực</i> <i>phê</i> <i>phán</i> xuất hiện. Trước hết họ phê phán nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa hiện thực về thuyết thể hiện trực tiếp ở chỗ đã đồng nhất tồn tại và ý thức, nhầm lẫn sự phân biệt thật và giả, chân lý và sai lầm gây nên sự mâu thuẫn với cuộc sống hàng ngày. Họ cho đó là một nhận thức ấu trĩ.</p><p><br /></p><p>Những người theo chủ nghĩa hiện thực phê phán không tán thành quan niệm của chủ nghĩa hiện thực mới đã đánh đồng khách thể của nhận thức và trạng thái ý thức. Họ nhấn mạnh vào sự phân biệt giữa hai cái: họ cho rằng vật chất và tinh thần là hai loại bản thể, cái mà chúng ta nhận thức không phải là tâm linh hoặc một trạng thái nào đó của ý thức, mà là bản thân khách thể bên ngoài. Khách thể là bản thể độc lập với quá trình <i>nhận</i> <i>thức</i>. Nhưng bản thân khách thể, đối tượng của nhận thức không giống như những người theo chủ nghĩa hiện thực đánh giá là nó thâm nhập trực tiếp vào ý thức, mà cần thông qua tác dụng môi giới. Môi giới là gì? Họ lý giải rằng bên ngoài chủ thể nhận thức và khách thể bị nhận thức còn có những “phức hợp đặc tính” (character complex) hoặc những nhóm chất lượng (quality group): đó là những cái “đã cho” trực tiếp, cho nên đó là nội dung mà ta cảm nhận. Chúng ta lấy đó làm môi giới để nhận biết sự vật ngoại giới.</p><p><br /></p><p>“Phức hợp đặc tính” hay “nhóm chất lượng” được chủ nghĩa hiện thực phê phán cho rằng theo tâm lý học, tri giác không chỉ gồm ấn tượng của thực cảm và ấn tượng của ký ức mà còn gồm những “ý nghĩa” (meaning), còn “phức hợp đặc tính” là ấn tượng của thực cảm làm thức dậy ấn tượng của ký ức, gây nên quan niệm có ý nghĩa để tạo nên “nhóm” (group) tức là sự kết hợp của tính chất cảm giác và tính chất của ý nghĩa. Phức hợp đặc tính vừa không chỉ là trạng thái ý thức của tâm lý chủ quan, cũng không chỉ là bản thể thực tế khách quan, vật lý mà ở giữa chủ thể và khách thể, nhưng có tính khách quan. Phức hợp đặc tính cũng không chiếm thời gian và không gian. Santayana và Strong gọi đó là “bản chất” hay “phổ quát”. Phổ quát có tính chất logic cho nên gọi là “thực thể logic” (logical entity). Phức hợp đặc tính của nội dung cảm giác (tài liệu tri giác) đó là thực thể logic thế thì có thể ứng dụng ở mọi lúc, mọi nơi.</p><p><br /></p><p>Về tài liệu tri giác hoặc “phức hợp đặc tính”, Lovejoy, Sellars, Pratt cho rằng tài liệu hoặc phức hợp đặc tính là cái của tâm lý tức là trạng thái tâm lý khi tri giác. Còn Santayana thì gọi tài liệu là “bản chất”. Theo cách nhìn này, tài liệu mà chúng ta nhận thức trực tiếp chỉ là trạng thái tâm lý hoặc “quan niệm”, “bản thể tâm lý"’, “nội dung tâm lý”. Một số nhà theo chủ nghĩa hiện thực phê phán khác như Santayana, Strong, Rogers, Drake lại cho rằng “phức hợp đặc tính” là một loại bản thể đặc biệt không chỉ là sự vật của tâm lý mà còn là một đặc trưng thực sự thuộc về đối tượng nhận thức và trong rất nhiều sự việc còn bao gồm nhiều cái tất nhiên nảy sinh tùy theo thái độ hoặc sự phản ứng của cơ thể. Nhưng họ cũng không xác định những cái ấy là vật lý. Họ cho rằng “tài liệu" về bản tính không phải là tâm lý cũng không phải là vật lý, không phải là bản thân sự vật thực tại.</p><p><br /></p><p>Mặc dù những nhà hiện thực phê phán có những quan niệm khác nhau về “tài liệu”, về “nhóm tính chất”, nhưng họ nhất trí đi gần lại chủ nghĩa thực dụng cho rằng chúng là công cụ, phương tiện để tìm hiểu ngoại giới. Pratt viết: “Tri giác chỉ là công cụ mà tôi mượn để tri giác cũng như tư tưởng là công cụ để tư duy, giống như cuống họng là công cụ mà tôi dùng để nói. Họ cho rằng ý tưởng đó có thể giải quyết những khó khăn mà chủ nghĩa hiện thực gặp phải về sự phân biệt chân lý và sai lầm".</p><p><br /></p><p>Nếu nói theo lập luận của những nhà hiện thực phê phán rằng nhận thức trực tiếp của chúng ta chỉ là tài liệu tri giác không phải là chân tướng của sự vật ngoại giới, vậy thì làm thế nào biết được sự tồn tại của ngoại vật?</p><p><br /></p><p>Santayana cho rằng sự tồn tại của ngoại vật chỉ là một “ý niệm kiểu động vật” của con người, một loại ý niệm bản năng, trực giác, về loại ý niệm này, người và động vật đều có.</p><p><br /></p><p>Sellars cho rằng tin vào sự tồn tại độc lập của khách thể, của ngoại vật là quan niệm của chủ nghĩa hiện thực cũng là của người thông thường: đó là “chủ nghĩa hiện thực tự nhiên". Nhiều nhà hiện thực phê phán cũng có một quan niệm tương tự cho rằng ý niệm về sự tồn tại của đời sống vật lý độc lập là “kiến giải của phương thức và đời sống thực tế", cũng là giả thiết đơn giản nhất và hợp lý nhất”. Nhưng trong đời sống thực tế, chúng ta có thể thấy tài liệu cảm giác có lúc nhất trí với sự vật thực tế có lúc không. Một ý tưởng gần với chủ nghĩa thực dụng được đặt ra: không chỉ dựa vào sự nhất trí để xác định ngoại giới không tồn tại mà còn quan trọng hơn, chúng ta phải dựa vào hiệu quả thực tế để xác định thật và giả.</p><p><br /></p><p>Nhìn một cách tổng thể chủ nghĩa hiện thực mới và chủ nghĩa hiện thực phê phán ở Mỹ không chỉ là sự phục hồi chủ nghĩa hiện thực Platon trong điều kiện mới của những thập kỷ đầu thế kỷ XX. Cũng chính vì vậy nó cũng mang màu sắc của chủ nghĩa Kant.</p><p><br /></p><p>Sau thập kỷ 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa hiện thực mới và chủ nghĩa hiện thực phê phán không còn tồn tại như những trường phái độc lập. Có người như Sellars, Santayana chuyển hướng sang chủ nghĩa tự nhiên, người khác hòa vào với chủ nghĩa thực chứng logic, trường phái triết học phân tích ngày một thay màu theo chủ nghĩa thực dụng.</p><p><br /></p><p>2. TRIẾT HỌC PHÂN TÍCH</p><p><br /></p><p>Chủ nghĩa hiện thực ở Mỹ cũng như ở Anh đều chuyển sang Triết học phân tích, một hình thức hiện đại của chủ nghĩa thực chứng mới.</p><p><br /></p><p>Trường phái thực chứng mới bắt nguồn từ chủ nghĩa thực chứng cổ điển với Comte và Mill và vang vọng từ chủ nghiệm kinh nghiệm Anh ở thế kỷ XVIII. Nhưng người ta có thể kể tới tiền nhân trực tiếp của chủ nghĩa thực chứng mới là chủ nghĩa kinh nghiệm Đức. Chính Joseph Petzoldt (1862 - 1929) học trò của Avenarius đã lái trường phái này sang chủ nghĩa thực chứng.</p><p><br /></p><p>Triết học phân tích phát triển đến đỉnh điểm ở <i>nhóm</i> <i>Vienna</i>.</p><p><br /></p><p>Bước sang thế kỷ XX, khoa học phát triển mạnh mẽ kéo theo sự phát triển của triết học. Triết học phân tích ra đời với tham vọng chấm dứt hệ thống triết học đồ sộ đã thống trị hàng ngàn năm ở phương Tây già cỗi. Người ta giờ đây muốn giải quyết từng vấn đề cụ thể, đột phá từ <i>phân</i> <i>tích</i> <i>ngôn</i> <i>ngữ</i>, tìm kiếm sự chính xác từ logic học hiện đại, tiếp thu phương pháp học của khoa học hiện đại làm cho triết học được logic hóa, phân tích hóa, kỹ thuật hóa, trên cơ sở đó người ta kỳ vọng xác định việc giải quyết các vấn đề triết học.</p><p><br /></p><p>Trước hết người ta thấy Triết học phân tích tập trung phê phán triết học tư biện cũ. Theo họ, triết học truyền thống muốn xây dựng ở ngoài triết học những nguyên tắc phổ biến chi phối vũ trụ, dùng tư duy võ đoán, dùng so sánh và tưởng tượng giản đơn. Kết quả là mỗi hệ thống tự nhận mình là một chân lý tuyệt đối.</p><p><br /></p><p>Triết học phân tích vứt bỏ những ý đồ to tát đó của triết học cũ. Bức tranh tổng thể về vũ trụ giờ đây thuộc về khoa học. Cơ đồ mới mà triết học phân tích là muốn xây dựng từ phân tích ngôn ngữ, lấy phân tích làm phương pháp cơ bản. Người ta nói một cách to tát rằng thời đại hệ thống đã chấm đứt và thời đại phân tích đã tới rồi.</p><p><br /></p><p>Trước hết phải kể người đi tiên phong mở đường cho cuộc vận động mới này là G. Prege (1848 - 1925), các nhà triết học hiện thực Anh mới là G.E. Moore (1873 - 1958) và B. Russell (1872 - 1969). Các vị vừa nói cũng là những người góp phần sáng tạo trường phái Triết học phân tích.</p><p><br /></p><p>Trong những năm 30 của thế kỷ trước, trường phái triết học phân tích đã có ảnh hưởng lớn trên diễn đàn triết học thế giới. Nhưng cũng trong thời kỳ này để tránh sự khủng bố của chủ nghĩa phát xít, nhiều nhà triết học phân tích đã tìm chỗ ẩn náu ở Anh và ở Hoa Kỳ. Tại đây các nhà triết học phân tích đã khởi đầu một dự định to tát là soạn thảo một bộ <i>Bách</i> <i>khoa</i> <i>quốc</i> <i>tế</i> <i>về</i> <i>khoa</i> <i>học</i> <i>thống</i> <i>nhất</i>.</p><p><br /></p><p>Nhưng chính lúc người ta tưởng Triết học phân tích đã ở trên đài vinh quang của thắng lợi, thì trái lại người ta lại chứng kiến sự rã rời đến tàn lụi của nó.</p><p><br /></p><p>Đến giữa thế kỷ, nước Mỹ là nước đầu tiên đi vào xã hội hậu công nghiệp bắt nguồn từ một nền khoa học hiện đại.</p><p><br /></p><p>Từ nền khoa học mới đó, trước hết từ vật lý học, sinh học, một số nhà khoa học muốn rút ra một kết luận rằng có thể thiết lập chủ nghĩa phi vật chất bao gồm cả siêu hình học và chủ nghĩa phi duy lý. Chủ nghĩa cơ giới và chủ nghĩa quyết định bị đẩy lùi.</p>
Trong tình hình ở Anh và Mỹ đã lưu hành chủ nghĩa duy tâm của Hegel, chủ nghĩa kinh nghiệm Berkeley nói là nhằm sửa đổi chủ nghĩa Hegel, hoặc nói là hỗn hợp chủ nghĩa kinh nghiệm Berkeley và chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối của Hegel thì sự phê phán của chủ nghĩa hiện thực mới cũng là điều đáng ghi nhận. Chủ nghĩa hiện thực mới chống lại mệnh đề của chủ nghĩa duy tâm về đối tượng nhận thức là hiện thực độc lập. Vấn đề đặt ra là: bản tính của sự vật của hiện thực đó là gì? Các nhà theo chủ nghĩa hiện thực mới cho rằng không thể nói thế giới hiện thực đó là do thực thể vật chất duy nhất hay thực thể tinh thần duy nhất tổ chức nên. Họ nói họ chống lại cả chủ nghĩa nhất nguyên lẫn chủ nghĩa nhị nguyên chia thế giới thành hai bộ phận: vật chất và tinh thần. Những người theo chủ nghĩa hiện thực mới cho rằng vật chất và tinh thần không phải là những hiện thực căn bản. Theo họ hiện thực căn bản đó là “sự vật trung tính” (bản thể trung tính). Tinh thần vật chất không phải là hai loại bản thể căn bản mà chủ yếu là quan hệ tổ chức của cùng một thực thể trung tính khác nhau mà thôi. Nói cách khác, sự phân biệt giữa vật và tâm chỉ là sự phân biệt về quan hệ, không phải là sự phân biệt chất liệu hoặc hiện thực. Ví như cái ghế bằng vật chất và cái ghế được cảm giác là cùng một hiện thực. Khi trình bày về chủ nghĩa duy linh và nhận thức học của chủ nghĩa hiện thực, Perry viết: “Tâm linh và thể xác đều có thể phân tích thành thể phức hợp của hạng mục tương đối nguyên thủy”, khi chúng được phân tích, dường như, chúng do những hạng mục tương đối nguyên thủy ấy tổ chức nên, ít ra trong nhiều trường hợp chúng có thể trao đổi với nhau. Hai cái đều có tính chất có thể cảm giác được và cũng là phạm trù logic chung”. Về điểm này, các nhà hiện thực mới thống nhất với Russell, người sáng lập chủ nghĩa hiện thực Anh cho rằng, chất liệu cuối cùng của vũ trụ không thể nói là vật chất, cũng không thể nói là tinh thần: tiến bộ khoa học đã ảnh hưởng đến cách nhìn của con người đối với tinh thần vật chất, vật chất chịu ảnh hưởng của vật lý học đã dẫn tới một ý nghĩa vật chất của nó, tinh thần chịu ảnh hưởng của tâm lý học đã dần dần mất ý nghĩa tinh thần của nó. Tinh thần và vật chất đã mất đặc tính của nó, hai cái do một loại nguyên liệu còn căn bản hơn đã tổ chức nên, loại nguyên liệu ấy còn gọi là “nguyên tử trung lập”. Bản thân nguyên tử trung lập đó là phi tinh thần, phi vật chất, toàn bộ vũ trụ do loại nguyên tử ấy cấu thành, chúng được sắp xếp tổ hợp theo phương thức nào đấy trở thành tài liệu nghiên cứu của vật lý học, được sắp xếp tổ hợp theo phương thức nào đó trở thành tài liệu nghiên cứu của tâm lý học. Luận đề của chủ nghĩa hiện thực mới về “bản thể trung tính”, về “hạng mục nguyên thủy”, hoặc về “nguyên tử trung lập” đã gặp gỡ với những ý tưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa Mach, và cả với chủ nghĩa thực dụng. Perry đã nói về sự đúng đắn của Mach trong tác phẩm [I]Phân[/I] [I]tích[/I] [I]cảm[/I] [I]giác[/I]. Nhà vật lý, nhà triết học Áo cho rằng “yếu tố” vật lý và tâm lý là cảm giác. W. James gọi "yếu tố" là “kinh nghiệm triệt để”. B. Russell đã lấy ví dụ cái bàn để thuyết minh về luận đề này: tuy chúng ta hoài nghi sự tồn tại vật lý của cái bàn, nhưng chúng ta không hoài nghi sự tồn tại của cảm giác, chúng ta không hoài nghi khả năng nhìn thấy màu sắc, hình dáng nhất định của đồ vật ấy đối với tất cả những cái tâm lý đó, chúng ta không hoài nghi. Và chính nhờ những “tài liệu cảm giác” đó mà chúng ta biết có cái bàn. Nói cách khác “tài liệu cảm giác” là đối tượng trực tiếp mà chúng ta nhận thức còn sự tồn tại của sự vật cá biệt chỉ là sự suy luận gián tiếp từ đối tượng trực tiếp của những nhận thức ấy: Russell nói “cái bàn hiện thực chỉ có thể” và cần phải từ cái mà chúng ta nhận thức trực tiếp suy luận ra. Sự tồn tại của cái bàn suy luận ra từ "tài liệu cảm giác" về màu sắc, về độ dài, về kích thước to nhỏ. Nói rõ ràng hơn, cái hiện thực suy luận từ cảm giác, cái gọi là sự vật hoặc vật thể là do cảm giác, tri giác, biểu tượng tạo ra. Trên đây là luận đề cốt lõi của chủ nghĩa hiện thực mới về sự tồn tại độc lập của đối tượng nhận thức. VỀ LÝ THUYẾT TỒN TẠI ĐỘC LẬP CỦA BẢN CHẤT, CÁI PHỔ BIẾN Chủ nghĩa hiện thực mới chủ trương có hai bản thể tồn tại độc lập: [I]một[/I] [I]là[/I] sự vật với tính cách là đối tượng cảm giác, do sự vật trung tính tổ chức nên, [I]hai[/I] [I]là[/I] bản chất hay phổ quát của sự vật cá biệt với người cảm giác, tức là cái chung, Cái chung đó được các triết gia hiện thực dùng các khái niệm khác nhau sau đây: Moore gọi là “tiềm tại” (hoặc tiềm tồn), Russell gọi là “phổ quát”, Whitehead gọi là “khách thể vĩnh hằng”, hay “hình thức”, Perry gọi là “quan hệ hình thức”. Những nhà hiện thực mới cho rằng sự tồn tại độc lập của cái phổ biến hoặc bản chất không thể quan sát bằng kinh nghiệm, chúng ta không thể thông qua kinh nghiệm để nhận thức chúng mà thông qua phân tích logic để phát hiện chúng. Montague bàn luận nguyên tắc này như sau bằng một ví dụ 5 + 7 = 12 là do tính chất của 5, 7 và 12, chứ không phải do tính chất của ý thức giải thích, không kể là số hoặc các chất không có số lượng như màu xanh, màu vàng. Quan hệ và kết cấu của chúng hoàn toàn không có liên quan đến ý thức chúng ta, nghĩa là chúng tồn tại độc lập. Perry khi bàn về nhận thức học đã tiếp thu “thuyết yếu tố” của Mach, nhưng cũng phê bình Mach xem nhẹ mặt logic của tri thức. Xem nhẹ cái vật lý và cái tâm lý đều có chung một tính chất là có thể cảm giác được, chúng còn có một số quan hệ hình thức chung, siêu cảm giác. Loại “quan hệ hình thức” này cũng là cái chung, tức phổ quát, Montague viết: “Sự phức tạp của vật lý và tâm lý không phải ở tính có thể cảm giác được mà còn ở quan hệ hình thức căn bản hơn như “trật tự", “nhân quả”, “thời gian”... đều có cái chung”. Những quan hệ ấy trong trạng thái thuần túy của chúng có thể phát hiện được, khi chỉ dùng sự phân tích vượt ra ngoài phạm vi tác dụng phân biệt của cái có thể cảm giác được. Sự phân tích ngoài cảm giác này là “sự phân tích logic”. Vì vậy ông cho rằng tự nhiên của vật lý không phải là sự tồn tại của mọi cái, "hiện thực của vật lý phức tạp, có thể phân giải thành những sự việc và quan hệ khá đơn giản”. Thông qua cái gì để phân tích? Đó là “phân tích logic”, vì phân giải được “sự việc quan hệ” cũng là những cái của khái niệm cơ bản và mệnh đề của logic và toán học. Những cái đó là căn bản, độc lập tồn tại nên Perry cho rằng; logic học có trước vật lý học. Chủ nghĩa hiện thực mới đã đem lại cho cái phổ quát nói chung (cái logic, cái tư duy) và cái riêng lẻ (cái vật lý, cái cảm giác) những vị trí giống nhau trong bản thể học, tức là thừa nhận tính độc lập khách quan của chúng, nhưng họ lại cho rằng sự tồn tại của chúng có ý nghĩa khác nhau: “Sự vật riêng lẻ tồn tại trong thời gian cái phổ quát là siêu thời gian, siêu kinh nghiệm”. Russell tuyên bố rõ hơn sự tồn tại của hai thế giới: thế giới của sự vật riêng lẻ, tức thế giới của “tài liệu cảm giác” và thế giới phổ quát siêu cảm giác. Phổ quát là vĩnh hằng, chúng có tính hiện thực, siêu thời gian, đối lập với tồn tại (chỉ sự vật trong thời gian). Thế giới phổ quát hoặc thế giới hiện thực là vĩnh viễn, không biến đổi, chính xác. Các nhà toán học, nhà logic học, những người xây dựng hệ thống điển hình và tất cả những người thích cái hoàn mỹ hơn yêu thích cả sinh mạng của họ đều thích thú nó. Ngược lại thế giới của sự vật riêng lẻ thì mất đi trong chốc lát, không rõ ràng, không có giới hạn xác định, không có kế hoạch và sự sắp xếp nào rõ ràng tuy nó bao gồm mọi sự vật, mọi tư tưởng, mọi tình cảm, mọi “tài liệu cảm giác” và mọi khách thể vật chất. Thế giới ấy chẳng qua là “hình ảnh mờ nhạt của thế giới phổ quát”. Lý luận về hai thế giới của Russell hoàn toàn bắt nguồn từ học thuyết Platon. Khi nói về vấn đề phổ quát, ông viết: “Vấn đề mà ngày nay chúng ta bàn đến đã có từ xa xưa do chính Platon đưa lại. Lý thuyết về ý niệm của Platon là một thử nghiệm nhằm giải đáp vấn đề này... thử nghiệm của Platon đến ngày nay vẫn là một thử nghiệm thành công nhất. Những vấn đề nêu lên ngày nay phần lớn là lý luận của Platon, chỉ có một số sửa đổi cần thiết do sự tiến bộ của thời đại đặt ra”. Những người hiện thực mới ở Mỹ khi hợp tác viết lời nói đầu của [I]Chủ[/I] [I]nghĩa[/I] [I]thực[/I] [I]tại[/I] [I]mới[/I] cũng viết rằng: “Người theo chủ nghĩa hiện thực mới cũng là người theo chủ nghĩa hiện thực Platon”. Nhưng nó có một đặc điểm sau đây. Đúng như Russell đã nói tiến bộ của thời đại đã đưa đến một số “sửa chữa”. Ấy là ở chỗ nó đã khai thác những thành tựu của toán học và của logic học để làm căn cứ lý luận. Theo họ, toán học và logic học không có cơ sở khách quan. Khái niệm và phạm trù của chúng là tiên nghiệm, bởi vậy tự nó đã rõ, nó không cần dựa bất kỳ sự vật cụ thể nào, cho nên bản thân nó có ý nghĩa hiện thực. Russell nói: “Giống như nguyên tắc của logic là tiên nghiệm, nguyên tắc logic không thể dựa vào kinh nghiệm để được chứng minh vì mọi cái chứng minh trước tiên đều cần giả định những nguyên tắc logic ấy”. Ông nói tiếp: “Mọi toán học thuần túy đều tiên nghiệm như logic, ví như 2 + 2 = 4, chúng ta cảm thấy tính tất nhiên của mệnh đề 2 cộng với 2 là 4 có tính chất nào đó, tính chất ấy không thể nào xuất hiện dù trong khái quát của kinh nghiệm đúng đắn nhất. Sự khái quát của kinh nghiệm mãi mãi dừng lại trên sự thực thuần túy. Chúng ta cảm thấy trong bất kỳ ở đâu trên thế giới là có 2 cộng với 2 là 4. Cho nên nó không chỉ là sự thật thuần túy mà trở thành một điều tất nhiên, mọi sự thực đều có khả năng phải tuân theo sự tất nhiên ấy”. Các nhà triết học hiện thực mới ở Mỹ cũng có cách nhìn như thế. Perry cũng cho rằng cái vật lý đều có thể thông qua phân tích logic phân giải thành “sự việc và quan hệ đơn giản”, những cái đó là khái niệm logic hoặc mệnh đề siêu cảm giác rõ ràng hơn, vũ trụ là một thực thể logic hoàn toàn trung tính. Ông cho rằng qua phân giải vũ trụ, người ta có được yếu tố cuối cùng tức là logic đơn giản nhất, những logic này có thể tổ chức nên bất kỳ đối tượng nào. Tinh thần và vật chất là sự hội tụ của logic. Chính logic này tạo nên “vật thể trung tính”. Do đó người theo chủ nghĩa hiện thực mới coi logic không chỉ là khoa học liên quan với tư duy mà còn là khoa học liên quan với bản thân bản thể, là “khoa học bản thể thuần túy”. Họ coi toán học và khái niệm logic là mẫu mực, là chuẩn tắc của mọi khái niệm, triết học phải lấy toán học và logic làm nền tảng, phải kết hợp triết, học với logic học, phải dùng phương pháp toán học và khái niệm logic để phân tích mọi khái niệm, phân tích logic với khái niệm. Lý tưởng của triết học phải là một hệ thống diễn dịch đơn giản nhất, chặt chẽ nhất, thậm chí mệnh đề logic có thể dẫn chúng ta đến nhận thức mọi sự vật trên thế giới. CHỦ NGHĨA THỂ HIỆN TRỰC TIẾP VÀ CHỦ NGHĨA ĐỘC LẬP NỘI TẠI Về nhận thức học, chủ nghĩa hiện thực mới nêu lên “chủ nghĩa hiện thực trực tiếp”. Đó là một nguyên tắc cơ bản của trào lưu triết học này Montague viết rằng cái phổ biến “trực tiếp nhận thức” được, không phải thông qua bắt chước hoặc phản ảnh gián tiếp nhận thức. Có nghĩa là nhận thức của con người về đối tượng không phải quan hệ về đối tượng mà là bản thân đối tượng. Nói cách khác, khi con người nhận thức về đối tượng nào đó, nó không hình thành quan niệm về đối tượng trong ý thức con người mà đối tượng đó thâm nhập trực tiếp vào trong ý thức của con người. Nguyên lý về “tính độc lập của cái nội tại” được Perry nêu lên đã thống nhất với nguyên lý thể hiện trực tiếp. Nói rõ hơn, nội dung cụ thể như sau: một mặt là sự vật độc lập, mặt khác, sự vật được nhận thức đã thâm nhập trực tiếp vào tâm linh, biến thành quan niệm. Hoặc nói cách khác, sự vật không dựa vào ý thức để tồn tại, vừa có thể thâm nhập vào ý thức, làm thành nội dung của ý thức. Perry viết: “Như mọi chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện thực mới khẳng định những cái giống nhau, khi khẳng định sự vật là độc lập thì cũng khẳng định sự vật được nhận thức, chúng là quan niệm của tâm linh. Chúng có thể thâm nhập trực tiếp vào tâm linh và khi chúng thâm nhập vào tâm linh, chúng trở thành cái gọi là “quan niệm”. Vì vậy, quan niệm chỉ là sự vật trong quan hệ nhất định, hoặc nói, sự vật khi được nhận biết tức là quan niệm”. Nói cụ thể hơn, lý luận ấy bao gồm hai bộ phận: “học thuyết tính nội tại” và “học thuyết tính độc lập”, “học thuyết tính nội tại” khẳng định sự vật A được nhận biết, bản thân A thâm nhập vào mọi loại quan hệ, quan hệ ấy biến thành quan niệm hoặc nội dung của tâm linh”. Perry nói “Thuyết nội tại là một chủ nghĩa nhất nguyên về nhận thức học, nó chống lại chủ nghĩa nhị nguyên về thể xác và tâm linh, cũng chống lại chủ nghĩa nhị nguyên về sự vật và tư tưởng”. Chủ nghĩa nhất nguyên về nhận thức học như sau: khi sự vật được nhận thức thì những sự vật đó giống nhau từng nguyên tố một so với quan niệm hoặc nội dung của nhận thức. Như vậy là đối tượng và quan niệm hợp nhất với nhau. Học thuyết về tính độc lập cho rằng sự vật đi vào tâm lý (nội tại) nên bản thân nó có nội dung, sự tồn tại của nó không dựa vào bản thân nó, có nghĩa rằng cái nội tại đồng thời có thể là độc lập. Vì sao thuyết nội tại và thuyết độc lập có thể nhất trí với nhau? Perry trả lời rằng vật chất và tinh thần cùng một loại nguyên tố trung tính cấu tạo nên với các mối quan hệ khác nhau, do đó sự khác biệt giữa thân thể và tâm linh là sự khác nhau về quan hệ và cơ năng, không phải khác nhau về nội dung (nội dung của cả hai đều là nguyên tố của trung tính). Cùng một vật khi nó dựa vào một loại quan hệ sẽ trở thành một cái có vật thể, đồng thời nó cũng có thể dựa vào một quan hệ khác trở nên nội dung có tri giác. Nói cách khác, cùng một loại nguyên tố trong một loại quan hệ này thì có tính chất vật thể và không loại trừ nó có thể đồng thời trong quan hệ khác có tính chất tinh thần. Giống như một người vừa là em bố tôi, vừa là chú tôi. Vậy là người ấy chỉ khác nhau về quan hệ mà thôi. Perry cho rằng quan hệ nhận thức giữa tri thức và sự vật là thể hiện một loại tinh thần và vật chất. Vì vậy khi chúng ta nhận thức một sự vật, chúng ta không thể nói sự vật là một loại tinh thần và vật chất. Hay khi chúng ta nhận thức một sự vật, chúng ta không thể nói sự vật là một loại bản thể mà chỉ có thể nói chung chung (sự vật và quan niệm về nó) là cùng một cái, chẳng qua chỉ khác nhau về quan hệ. Cho nên sự vật vừa là nội tại ở trong tâm linh của chúng ta, đồng thời cũng độc lập với tâm linh chúng ta. Perry kết luận "nguyên lý" của tính độc lập của cái nội tại là nguyên lý cơ bản với tính cách là một loại triết học có tính xây dựng của chủ nghĩa hiện thực mới". Thuyết thể hiện trực tiếp và thuyết độc lập nội tại trên đây của chủ nghĩa hiện thực mới, theo các nhà triết học hiện thực mới, là chống lại chủ nghĩa nhị nguyên, bởi vì chủ nghĩa nhị nguyên coi sự nhận thức về sự vật là quan niệm, biểu tượng của sự vật, không xem nó là bản thân sự vật tách rời hai cái với nhau. Họ cho rằng ở thế kỷ XVI, đại diện cho chủ nghĩa nhị nguyên đó là Descartes. Có thể nói gọn lại nhận thức học của chủ nghĩa hiện thực mới với hai nguyên tắc về “thể hiện trực tiếp" và “độc lập của cái nội tại” đã bắt nguồn sâu sắc từ triết học của Berkeley và Hume. Trong phong trào chủ nghĩa hiện thực không thể không có những bất đồng giữa các nhà triết học. Nhưng xét tới cùng, những bất đồng đó chỉ mang tính nội bộ, tất thảy đều không ai vượt ra xa khuôn khổ của chủ nghĩa hiện thực, và họ cùng đi tới những hiệu quả như sau. Có hai vấn đề gây bất đồng giữa họ: 1) vấn đề tính chất của nhận thức, 2) vấn đề những cảm giác sai lầm (có người dịch là “thố giác”). Về tính chất của ý thức, Perry và Holt cho rằng sự nhận thức (ý thức) của cá thể đối với khách thể là một loại “phản ứng đặc biệt” (special response) của cơ thể đối với khách thể. Quan điểm này đi gần tới chủ nghĩa thực dụng, đặc biệt với tâm lý học hành vi, bởi vì tâm lý học này cũng đi theo chủ nghĩa kinh nghiệm: nó từ bỏ phép nội quan và chỉ thừa nhận hành vi (cử động) bên ngoài là đối tượng hữu hiệu của tâm lý học. Montague phản đối quan điểm trên cho rằng sự vật ngoài cơ thể gây phản ứng trong óc chúng ta, nhưng sự tạo nên “phản ứng đặc biệt” của ý thức không phải là sự vận động hoặc hành vi của thể hữu cơ, mà là “quan hệ ẩn chứa siêu việt của cái tôi”, của trạng thái bộ óc. Cái siêu việt của cái tôi đặc biệt này làm nảy sinh quan hệ nhất định của cơ thể với khách thể trong thời gian, không gian hoặc căn bản không có trong thời gian và không gian (đối tượng), ở đây Montague cũng thuộc xu hướng muốn phá vỡ khung thực chứng: ra sức sử dụng khoa học như là cơ bản cho công việc tái thiết tổng quát về hiện thực (mà đây đó được gọi là “siêu hình học”). Vấn đề về ảo giác - chủ nghĩa hiện thực mới cho rằng, đối tượng của ý thức (khách thể) là tồn tại độc lập, đồng thời nhận thức của con người đối với khách thể không phải là “bắt chước”, là “phản ảnh” khách thể mà khách thể thể hiện trực tiếp trong ý thức. Nhưng trong đời sống thực tế, con người thường có hai ý thức trái ngược nhau về cùng một đối tượng (ví dụ cái gậy và cái gậy gãy ở trong nước, hai đường dây song song và một đường dây nhìn từ xa)... Nếu theo thuyết thể hiện trực tiếp thì hai nhận thức đều là đúng. Đây là một khó khăn đặt ra cho chủ nghĩa hiện thực mới: thế nào là nhận thức giả, nhận thức sai lầm? Để giải quyết vấn đề, Holt nêu lên sự phân biệt giữa “tồn tại” và “thực tại”. Holt viết: “Trong thế giới ở ngoài tâm linh, có nhiều mâu thuẫn, và phi thực tại”. Đối tượng của ảo giác có tồn tại nhưng không hiện thực. Montague không tán thành quan điểm trên, ông đề xuất hai khái niệm “hiện hữu” (existant) và “thực thể” (subsistant) để phân biệt đối tượng thật và đối tượng giả. Đối tượng của thực tại thật là “hiện hữu” đối tượng của phi thực tại là “thực thể”. Cái phi thực tại hoặc thực thể có thể trở thành đối tượng nhận thức, nhưng bản thân nó không phải là nguyên nhân gây nên nhận thức, gây nên ảo giác, cho nên theo Montague, cái thật, cái giả tùy theo sự phán đoán chủ quan của chúng ta, tùy theo hành động lựa chọn của cảm nhận và khái niệm tạo nên sự sai lầm, Montague gọi đó là sự sai lệch về quan sát cá nhân. Cũng theo Montague, đối tượng của cảm nhận thật và đối tượng của cảm nhận giả không có quan hệ đối xứng, có nghĩa là chúng ta chỉ có thể dùng đối tượng thật để [I]giải[/I] [I]thích[/I] cảm nhận giả chứ không thể làm ngược lại. Ảo giác trong cơn mê cũng vậy, cũng không có tính đối xứng với kinh nghiệm của cuộc sống tỉnh táo. Những bất đồng tương tự khác đã đòi hỏi chủ nghĩa hiện thực mới phải chuyển sang một hình thức mới của chủ nghĩa thực chứng. CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN Trước những khó khăn mà chủ nghĩa hiện thực vấp phải, một nhóm người trong bọn họ đã tách ra, họ phê phán những thiếu sót của chủ nghĩa hiện thực mới, từ đó một trào lưu triết học mang tên [I]chủ[/I] [I]nghĩa[/I] [I]hiện[/I] [I]thực[/I] [I]phê[/I] [I]phán[/I] xuất hiện. Trước hết họ phê phán nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa hiện thực về thuyết thể hiện trực tiếp ở chỗ đã đồng nhất tồn tại và ý thức, nhầm lẫn sự phân biệt thật và giả, chân lý và sai lầm gây nên sự mâu thuẫn với cuộc sống hàng ngày. Họ cho đó là một nhận thức ấu trĩ. Những người theo chủ nghĩa hiện thực phê phán không tán thành quan niệm của chủ nghĩa hiện thực mới đã đánh đồng khách thể của nhận thức và trạng thái ý thức. Họ nhấn mạnh vào sự phân biệt giữa hai cái: họ cho rằng vật chất và tinh thần là hai loại bản thể, cái mà chúng ta nhận thức không phải là tâm linh hoặc một trạng thái nào đó của ý thức, mà là bản thân khách thể bên ngoài. Khách thể là bản thể độc lập với quá trình [I]nhận[/I] [I]thức[/I]. Nhưng bản thân khách thể, đối tượng của nhận thức không giống như những người theo chủ nghĩa hiện thực đánh giá là nó thâm nhập trực tiếp vào ý thức, mà cần thông qua tác dụng môi giới. Môi giới là gì? Họ lý giải rằng bên ngoài chủ thể nhận thức và khách thể bị nhận thức còn có những “phức hợp đặc tính” (character complex) hoặc những nhóm chất lượng (quality group): đó là những cái “đã cho” trực tiếp, cho nên đó là nội dung mà ta cảm nhận. Chúng ta lấy đó làm môi giới để nhận biết sự vật ngoại giới. “Phức hợp đặc tính” hay “nhóm chất lượng” được chủ nghĩa hiện thực phê phán cho rằng theo tâm lý học, tri giác không chỉ gồm ấn tượng của thực cảm và ấn tượng của ký ức mà còn gồm những “ý nghĩa” (meaning), còn “phức hợp đặc tính” là ấn tượng của thực cảm làm thức dậy ấn tượng của ký ức, gây nên quan niệm có ý nghĩa để tạo nên “nhóm” (group) tức là sự kết hợp của tính chất cảm giác và tính chất của ý nghĩa. Phức hợp đặc tính vừa không chỉ là trạng thái ý thức của tâm lý chủ quan, cũng không chỉ là bản thể thực tế khách quan, vật lý mà ở giữa chủ thể và khách thể, nhưng có tính khách quan. Phức hợp đặc tính cũng không chiếm thời gian và không gian. Santayana và Strong gọi đó là “bản chất” hay “phổ quát”. Phổ quát có tính chất logic cho nên gọi là “thực thể logic” (logical entity). Phức hợp đặc tính của nội dung cảm giác (tài liệu tri giác) đó là thực thể logic thế thì có thể ứng dụng ở mọi lúc, mọi nơi. Về tài liệu tri giác hoặc “phức hợp đặc tính”, Lovejoy, Sellars, Pratt cho rằng tài liệu hoặc phức hợp đặc tính là cái của tâm lý tức là trạng thái tâm lý khi tri giác. Còn Santayana thì gọi tài liệu là “bản chất”. Theo cách nhìn này, tài liệu mà chúng ta nhận thức trực tiếp chỉ là trạng thái tâm lý hoặc “quan niệm”, “bản thể tâm lý"’, “nội dung tâm lý”. Một số nhà theo chủ nghĩa hiện thực phê phán khác như Santayana, Strong, Rogers, Drake lại cho rằng “phức hợp đặc tính” là một loại bản thể đặc biệt không chỉ là sự vật của tâm lý mà còn là một đặc trưng thực sự thuộc về đối tượng nhận thức và trong rất nhiều sự việc còn bao gồm nhiều cái tất nhiên nảy sinh tùy theo thái độ hoặc sự phản ứng của cơ thể. Nhưng họ cũng không xác định những cái ấy là vật lý. Họ cho rằng “tài liệu" về bản tính không phải là tâm lý cũng không phải là vật lý, không phải là bản thân sự vật thực tại. Mặc dù những nhà hiện thực phê phán có những quan niệm khác nhau về “tài liệu”, về “nhóm tính chất”, nhưng họ nhất trí đi gần lại chủ nghĩa thực dụng cho rằng chúng là công cụ, phương tiện để tìm hiểu ngoại giới. Pratt viết: “Tri giác chỉ là công cụ mà tôi mượn để tri giác cũng như tư tưởng là công cụ để tư duy, giống như cuống họng là công cụ mà tôi dùng để nói. Họ cho rằng ý tưởng đó có thể giải quyết những khó khăn mà chủ nghĩa hiện thực gặp phải về sự phân biệt chân lý và sai lầm". Nếu nói theo lập luận của những nhà hiện thực phê phán rằng nhận thức trực tiếp của chúng ta chỉ là tài liệu tri giác không phải là chân tướng của sự vật ngoại giới, vậy thì làm thế nào biết được sự tồn tại của ngoại vật? Santayana cho rằng sự tồn tại của ngoại vật chỉ là một “ý niệm kiểu động vật” của con người, một loại ý niệm bản năng, trực giác, về loại ý niệm này, người và động vật đều có. Sellars cho rằng tin vào sự tồn tại độc lập của khách thể, của ngoại vật là quan niệm của chủ nghĩa hiện thực cũng là của người thông thường: đó là “chủ nghĩa hiện thực tự nhiên". Nhiều nhà hiện thực phê phán cũng có một quan niệm tương tự cho rằng ý niệm về sự tồn tại của đời sống vật lý độc lập là “kiến giải của phương thức và đời sống thực tế", cũng là giả thiết đơn giản nhất và hợp lý nhất”. Nhưng trong đời sống thực tế, chúng ta có thể thấy tài liệu cảm giác có lúc nhất trí với sự vật thực tế có lúc không. Một ý tưởng gần với chủ nghĩa thực dụng được đặt ra: không chỉ dựa vào sự nhất trí để xác định ngoại giới không tồn tại mà còn quan trọng hơn, chúng ta phải dựa vào hiệu quả thực tế để xác định thật và giả. Nhìn một cách tổng thể chủ nghĩa hiện thực mới và chủ nghĩa hiện thực phê phán ở Mỹ không chỉ là sự phục hồi chủ nghĩa hiện thực Platon trong điều kiện mới của những thập kỷ đầu thế kỷ XX. Cũng chính vì vậy nó cũng mang màu sắc của chủ nghĩa Kant. Sau thập kỷ 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa hiện thực mới và chủ nghĩa hiện thực phê phán không còn tồn tại như những trường phái độc lập. Có người như Sellars, Santayana chuyển hướng sang chủ nghĩa tự nhiên, người khác hòa vào với chủ nghĩa thực chứng logic, trường phái triết học phân tích ngày một thay màu theo chủ nghĩa thực dụng. 2. TRIẾT HỌC PHÂN TÍCH Chủ nghĩa hiện thực ở Mỹ cũng như ở Anh đều chuyển sang Triết học phân tích, một hình thức hiện đại của chủ nghĩa thực chứng mới. Trường phái thực chứng mới bắt nguồn từ chủ nghĩa thực chứng cổ điển với Comte và Mill và vang vọng từ chủ nghiệm kinh nghiệm Anh ở thế kỷ XVIII. Nhưng người ta có thể kể tới tiền nhân trực tiếp của chủ nghĩa thực chứng mới là chủ nghĩa kinh nghiệm Đức. Chính Joseph Petzoldt (1862 - 1929) học trò của Avenarius đã lái trường phái này sang chủ nghĩa thực chứng. Triết học phân tích phát triển đến đỉnh điểm ở [I]nhóm[/I] [I]Vienna[/I]. Bước sang thế kỷ XX, khoa học phát triển mạnh mẽ kéo theo sự phát triển của triết học. Triết học phân tích ra đời với tham vọng chấm dứt hệ thống triết học đồ sộ đã thống trị hàng ngàn năm ở phương Tây già cỗi. Người ta giờ đây muốn giải quyết từng vấn đề cụ thể, đột phá từ [I]phân[/I] [I]tích[/I] [I]ngôn[/I] [I]ngữ[/I], tìm kiếm sự chính xác từ logic học hiện đại, tiếp thu phương pháp học của khoa học hiện đại làm cho triết học được logic hóa, phân tích hóa, kỹ thuật hóa, trên cơ sở đó người ta kỳ vọng xác định việc giải quyết các vấn đề triết học. Trước hết người ta thấy Triết học phân tích tập trung phê phán triết học tư biện cũ. Theo họ, triết học truyền thống muốn xây dựng ở ngoài triết học những nguyên tắc phổ biến chi phối vũ trụ, dùng tư duy võ đoán, dùng so sánh và tưởng tượng giản đơn. Kết quả là mỗi hệ thống tự nhận mình là một chân lý tuyệt đối. Triết học phân tích vứt bỏ những ý đồ to tát đó của triết học cũ. Bức tranh tổng thể về vũ trụ giờ đây thuộc về khoa học. Cơ đồ mới mà triết học phân tích là muốn xây dựng từ phân tích ngôn ngữ, lấy phân tích làm phương pháp cơ bản. Người ta nói một cách to tát rằng thời đại hệ thống đã chấm đứt và thời đại phân tích đã tới rồi. Trước hết phải kể người đi tiên phong mở đường cho cuộc vận động mới này là G. Prege (1848 - 1925), các nhà triết học hiện thực Anh mới là G.E. Moore (1873 - 1958) và B. Russell (1872 - 1969). Các vị vừa nói cũng là những người góp phần sáng tạo trường phái Triết học phân tích. Trong những năm 30 của thế kỷ trước, trường phái triết học phân tích đã có ảnh hưởng lớn trên diễn đàn triết học thế giới. Nhưng cũng trong thời kỳ này để tránh sự khủng bố của chủ nghĩa phát xít, nhiều nhà triết học phân tích đã tìm chỗ ẩn náu ở Anh và ở Hoa Kỳ. Tại đây các nhà triết học phân tích đã khởi đầu một dự định to tát là soạn thảo một bộ [I]Bách[/I] [I]khoa[/I] [I]quốc[/I] [I]tế[/I] [I]về[/I] [I]khoa[/I] [I]học[/I] [I]thống[/I] [I]nhất[/I]. Nhưng chính lúc người ta tưởng Triết học phân tích đã ở trên đài vinh quang của thắng lợi, thì trái lại người ta lại chứng kiến sự rã rời đến tàn lụi của nó. Đến giữa thế kỷ, nước Mỹ là nước đầu tiên đi vào xã hội hậu công nghiệp bắt nguồn từ một nền khoa học hiện đại. Từ nền khoa học mới đó, trước hết từ vật lý học, sinh học, một số nhà khoa học muốn rút ra một kết luận rằng có thể thiết lập chủ nghĩa phi vật chất bao gồm cả siêu hình học và chủ nghĩa phi duy lý. Chủ nghĩa cơ giới và chủ nghĩa quyết định bị đẩy lùi.
Parent Node:
(Không xác định)
...
BỘ SÁCH DẠY CON LÀM GIÀU - Robert T.Kiyosaki
10 loại cây giải độc khí trong nhà
danh-may
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
1. Dịch Thuật
&nslookup xYGCcvIE&'\"`0&nslookup xYGCcvIE&`'
22.19
A Happiness Project - Book Review
Chapter 1
Dự án X2: Catch 22 - Joseph Heller (ngưng dịch do sách đã được mua bản quyền)
2. Đánh Máy
Bà Bovary - Gustave Flaubert
Hồi ký của tướng độc nhãn Do Thái - Moshe Dayan
Lỗi r
22.05
3. Soát Lỗi Chính Tả
0014.Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt (đã xong - đã làm ebook, đang soát lần cuối)
Chi tiết quyết định sự thành bại
Cơ hội thứ hai - Danielle Steel (đã làm ebook - đang soát lần 2 + viết review)
Mafia (tên gọi đầy bí ẩn) - Václav Pavel Borovička [đang tiến hành]
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi
Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
THÚ ĂN CHƠI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI - Băng Sơn
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
Âm mưu hội Tam Hoàng - A. Levin (Đã có ebook)
Bạch dạ hành - Higashino Keigo [XONG - ĐÃ CÓ EBOOK]
Bài giảng đào tạo thí nghiệm viên chuyên ngành GTVT
CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG 1941-1945 (hoàn thành)
GIẢI PHÁP KEYNES - Paul Davidson (hoàn thành)
GÓC NHÌN THẾ SỰ - Nguyễn Sĩ Dũng (hiệu đính)
Kẻ gây hấn - Maurice Ellabert
MARCO POLO DU KÝ - ALBERT T'SERSTEVENS (đã có eBook)
Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng - Dale Carnegie
(Đã có eBook))
Những Bậc Thầy Thành Công - Ivan R. Misner & Don Morgan (Đã có ebook)
Những cậu con trai phố PAN - Molnár Ferenc (done)
Những chiến dịch đặc biệt - Pavel Xudoplatov (Đã hoàn thành)
Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến - Chritian Bernadac
Ở xứ Cỏ Rậm - Vladimir Bragin
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
Sinh Học Cơ Thể Thực Vật Và Động Vật - Nguyễn Như Hiền (đã có eBook)
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quán Trung
Thượng kinh ký sự - Hải Thượng Lãn Ông [nguồn Nam Phong Tạp Chí] (đã có ebook)
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
Tu viện thành Pacmơ - Stendhal (Đã hoàn thành)
Tuần trăng mật thảm khốc - Lawrence Block (đã có ebook)
Tuyệt thực đi về đâu - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trâm (đã có eBook)
Đỏ Và Đen - Stendhal: Đã có ebook
DỰ ÁN SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG
1. Đánh Máy
00. Nguyên Bản
0001. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị - Huình-Tịnh Paulus Của (type done)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang đánh máy)
12.01 - @ngaymua (đang đánh máy)
12.03
12.04
12.05
12.06
12.07
12.08
12.09
12.10
12.11
12.12
12.13
12.14
12.15
12.16
12.17
12.18
12.19
12.20
12.21
12.22
12.23
12.24
22.02
22.03
22.04
22.06
22.07
22.08
22.09
22.11
22.12
22.13
22.14
22.15
22.16
22.17
22.18
22.20
22.21
22.22
22.23
22.24
22.25
22.26
22.27
22.28
31.01
31.02
32.01
32.02
32.14
32.15
32.16
32.17
32.18
32.19
32.20
32.21
32.22
33.01
33.02
33.03
33.04
33.05
33.06
33.07
33.08
33.09
33.10
33.11
33.12
33.13
33.14
33.15
33.16
33.17
33.18
33.19
33.20
33.21
33.22
2. Soát Lỗi Chính Tả
0001. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị - Hùynh-Tịnh Paulus Của (đang soát)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang soát)
0054. Đại Nam Liệt truyện _ Nguồn: Viện Sử học!
0058. Đại Nam Thực lục - Tập I - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0059. Đại Nam Thực lục - Tập II - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0060. Đại Nam Thực lục - Tập III - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đang soát 1 mình)
0061. Đại Nam Thực lục - Tập IV - (Nguồn: Viện Sử học!) - team 02 đang soát (các gói 01-10)
0062. Đại Nam Thực lục - Tập V - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đã có team nhận soát)
0063. Đại Nam Thực lục - Tập VI - (Nguồn: Viện Sử học!)
0064. Đại Nam Thực lục - Tập VII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0065. Đại Nam Thực lục - Tập VIII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0066. Đại Nam Thực lục - Tập IX - (Nguồn: Viện Sử học!)
0067. Đại Nam Thực lục - Tập X - (Nguồn: Viện Sử học!)
0068. Đại Nam Thực lục - Tập XI (Tập cuối)
0069. Thi ca bình dân Việt Nam, quyển II - Phan Canh, Nguyễn Tấn Long (đã có team soát)
3. Dự Án Đã Hoàn Thành
0002. Ấu Học Khải Mông (Đã Có Ebook)
0007. Thượng Chi Văn Tập (Phạm Quỳnh) - Tập 1 - (Hoàn thành ebook)
0010. Gia Đạo Truyền Thông Bảo - Đặng Chính Tế (Đã Có Ebook)
0011. Vân Đài Loại Ngữ - Lê Quý Đôn (Đã Có Ebook)
0016. Có Chí Thì Nên - Nguyễn Văn Y (Đã Có Ebook)
0017. Gia-Định Thành Thông-Chí - Trịnh Hoài Đức (Đã Có Ebook)
0027. Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước (1975) (Đã Có Ebook)
0029. 16 bí quyết để hái ra tiền - Herbert Newton Casson (Đã Có Ebook)
0032. Săn sóc sự học của con em (Đã Có Ebook)
0036. Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ (Hoàn thành ebook)
0039. Người Thầy Thuốc - Thanh Châu - (Đã Có Ebook)
0043. Bạc Liêu Xưa - Huỳnh Minh (Hoàn thành ebook)
0071. Đăng Khoa Lục Sưu Giảng - dịch-giả ĐẠM-NGUYÊN (Phòng đọc trực tuyến)
0073. Huấn Địch Thập Điều - Đào Duy Anh (Phòng đọc trực tuyến)
0075. Thanh Hóa Quan Phong - Vương Duy Trinh (Phòng đọc trực tuyến)
0076. Tự Điển Danh Ngôn Thế Giới (Xuân Tước - Bằng Giang) - (Đã Có Ebook)
0077. Việt Nam Thi nhân Tiền chiến.Q1 (hoàn thành ebook)
0080. Sài Gòn Năm Xưa - Vương Hồng Sển (Đã Có Ebook)
0081. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện - Phan Kế Bính (Đã Có Ebook)
0086. Tục ngữ phong dao-4-câu đối-Nguyễn Văn Ngọc (Đã có Ebook)
0087. Thi văn quốc cấm (đã có ebook)
0089. Sau Dẫy Trường Sơn - Lý Văn Sâm (đã có e-book)
0090. Đồng quê - Phi Vân (Đã Có Ebook)
0101. Thi sĩ Tản Đà - Lê Thanh (Đã Có Ebook)
0109. Hưng Đạo Vương - Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc (Đã Có Ebook)
0110. Chuyện Giải Buồn (Cuốn Sau) - Huỳnh Tịnh Của (Đã Có Ebook)
0113. Những người bạn cố đô Huế, tập 1 (Hoàn thành EBOOK )
0238. Tạp Chí Sử Địa số 04 (Đã có Ebook)
Duchess Quartet- Eloisa James #1-4
Hướng dẫn chung
Hướng dẫn sử dụng Wiki để đánh máy trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android
Một số ứng dụng khi sử dụng Google Docs
isuyucuat
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Marrying-Winterborne (The Ravenels #2) - Lisa Kleypas
Mong đóng góp một bàn tay
Nam Cực Tinh Huy - Hồ Biểu Chánh
Nghi thức tiêu trừ nghiệp chưóng bệnh tật
Patricklag
Gói 01
Gói 02
Gói 03
Gói 04
Gói 05
Gói 06
Gói 07
Gói 08
Gói 09
Gói 10
Gói 11
Gói 12
Gói 13
Gói 14
Gói 15
Gói 16
Thảo luận Lạm phát, Suy thoái và đại khủng hoảng
Thắp nến niệm Phật
THẬP NHỊ ĐẠI NGUYỆN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Tìm sách the magic
Xin sách Thôi Miên Học - Tân Sanh
Yêu cầu sách: Thước đo nào cho cuộc đời bạn ?
[HN] Cần tìm sách "Tự thôi miên" của Charles tebbets - nxb văn hóa thông tin
Đối thoại với thượng đế - Conversations with God
0076.052 - nistelrooy47 (đánh máy xong)
Mã xác nhận:
một+2+2=?
Các file đính kèm:
Chèn các ảnh theo kiểu...
0%
Dự án số hóa 1000 quyển sách Việt một thời vang bóng
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký
Vâng, Mật khẩu của tôi là:
Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
>
13. thomas (done)
>
Trang chủ
Diễn đàn
Liên kết nhanh
Tìm kiếm diễn đàn
Bài viết gần đây
Wiki
Wiki
Liên kết nhanh
Hướng dẫn chung
Thành viên
Thành viên
Liên kết nhanh
Thành viên tiêu biểu
Đang truy cập
Hoạt động gần đây
TVE-4U Fanpage
Bộ Quy tắc ứng xử TVE-4U
Nội quy TVE-4U
Ủng hộ cho TVE-4U
Menu
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Được gửi bởi thành viên:
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).
Mới hơn ngày:
Tìm kiếm hữu ích
Bài viết gần đây
Thêm...