Đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
>
15. @hhanhh (done)
>
Mời tham gia cuộc thi "CHIA SẺ KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ" nhân dịp TVE-4U 10 tuổi
Hướng dẫn chuyển đổi các định dạng eBook
Hướng dẫn xử lý lỗi không 'download - viết bài - xem link' được trên diễn đàn
15. @hhanhh (done) - Sửa
Tiêu đề:
Link URL:
Data Type:
BB Codes
<p>Theo Rorty, không có khả năng của nhận thức học thì sự biện hộ đối với tri thức thuần túy cần dựa vào thực tiễn, vào sự tán thành của người cùng thế hệ. Bạn được xem là có tri thức hay không, không tùy thuộc vào quan hệ giữa tri thức về sự vật do bạn tuyên bố mà dựa vào tuyên bố của bạn có phù hợp với phương thức hành vi xã hội nào đó, với tập quán ngôn ngữ nào đó. Đó là xã hội hóa của biện hộ. Xã hội hóa biện hộ tất nhiên sẽ dẫn tới xã hội hóa, tương đối hóa tri thức. Tri thức là niềm tin được xã hội bảo vệ. Chủ nghĩa liên đồng xã hội là chủ nghĩa liên đồng của một niềm tin tập thể và phương thức hành vi của xã hội.</p><p><br /></p><p>Chủ trương này phù hợp với tư tưởng cơ bản của Thomas Kuhn. Có thể nói đây là khái niệm về hệ chuẩn (paradigm) của Kuhn được phổ biến hóa. Khái niệm này nhấn mạnh rằng tư tưởng có trước kinh nghiệm, nhấn mạnh rằng giữa các hệ chuẩn khác nhau không tồn tại cơ sở khách quan để nhận xét đúng sai, giữa chúng không có quan hệ, không thể so sánh.</p><p><br /></p><p>Theo Rorty, triết học Kant và Triết học phân tích tự đặt mục tiêu cho mình là nền tảng và là người trọng tài của mọi khoa học, của mọi hình thái văn hóa, đó là mục tiêu của một loại triết học hệ thống. Nhưng như Kuhn đã chứng minh các hệ chuẩn không tồn tại tiền đề và tiêu chuẩn chung, khách quan, không thể so sánh với nhau cho nên không thể có triết học hệ thống.</p><p><br /></p><p>Con đường mới của chúng ta - ý muốn nói Rorty - là thoát khỏi những giáo điều của truyền thống ấy, vứt bỏ sự theo đuổi truyền thống không có tiền đồ đó đi đôi với cơ sở tri thức của loài người.</p><p><br /></p><p>Triết học hệ thống của phương Tây có điều kiện để sống, theo Rorty, bởi vì nó lấy tư duy thị giác làm trung tâm của nền văn hóa của nó. Đặc trưng văn hóa này được Rorty gọi là ẩn dụ thị giác (visual metaphor). Loại ẩn dụ thị giác này cũng thể hiện trong hình thái văn hóa khác (ví như người ta nói tới màu sắc của một bản nhạc).</p><p><br /></p><p>Một trong những hạt nhân của tư tưởng của Rorty là chống lại “ẩn dụ thị giác” tức lý luận về “gương soi”.</p><p><br /></p><p>Chống lại ẩn dụ thị giác, chống lại cái thứ triết học hệ thống, đó là nhiệm vụ cần thiết và người ta hoàn toàn có thể thay thế nó bằng quan điểm nhận thức của chủ nghĩa thực dụng. Rorty khẳng định rằng được coi là người thực dụng, hễ ai loại bỏ sự đối lập mà người Hy Lạp đã đặt ra giữa sự chiêm nghiệm và hành động, giữa sự việc để thể hiện thế giới và sự việc đi đến cùng của vấn đề được đặt ra.</p><p><br /></p><p>Có thể thấy ở đây ảnh hưởng của nhà triết học thực dụng Mỹ, Dewey. Rorty coi Dewey, Wittgenstein và Heidegger là ba nhà triết học vĩ đại nhất của thế kỷ, vì ông tìm thấy ở họ sự thống nhất hài hòa với tư tưởng của ông.</p><p><br /></p><p>Trong ngôn ngữ, chúng ta cần giải thoát triệt để ẩn dụ thị giác, đặc biệt ẩn dụ của gương chiếu. Chúng ta cần thấy rằng ngôn ngữ không chỉ và không phải là biểu tượng bên trong đưa ra ngoài mà về căn bản nó không phải là biểu tượng. Chúng ta cần vứt bỏ khái niệm tính nhất trí của ngôn ngữ và tư tưởng và cần coi câu có mối quan hệ với câu khác, chứ không phải với thế giới.</p><p><br /></p><p>Rorty ra sức tẩy sạch mấy vấn đề về truyền thống đó. Ông mượn những thành quả của Quine, Sellars và của Kuhn vạch ra rằng hệ chuẩn tri thức là niềm tin được biện hộ một cách xã hội hóa. Người ta vứt bỏ cái cũ đón nhận cái mới không phải là kết quả của việc tham khảo các hệ chuẩn đầu tiên, khách quan, tuyệt đối mà chủ yếu xem xã hội có tiếp nhận hay không, về căn bản, đó là một vấn đề quy ước có liên quan chặt chẽ với tâm lý xã hội và trào lưu tư tưởng của lịch sử. Từ gợi ý về hệ chuẩn và về khái niệm “không bình thường” của Kuhn, Rorty dùng “đàm đạo bình thường” để trình bày nhận thức học của triết học truyền thống, dùng đàm đạo “không bình thường” dành cho “triết học chân chính”. Nhận thức học truyền thống với tính cách là đối thoại bình thường, như khoa học bình thường tuân theo một số giả thuyết và tiền đề chung như sự phân chia nhị nguyên giữa chủ thể và khách thể trong nhận thức. Tóm lại, hoạt động trong một khuôn mẫu nhất định, “triết học chân chính” với tính cách là đối thoại không bình thường, giống như thời kỳ khủng hoảng khoa học và thời kỳ cách mạng, tiền đề tiềm ẩn chưa được con người phát hiện, khảo sát có phê phán, tiền đề và cơ sở đối thoại của nó về căn bản khác nhau.</p><p><br /></p><p>Người ta thấy “Triết học chân chính” của Rorty đã đi gần lại với chú giải học.</p><p><br /></p><p>Chú giải học giờ đây đang được Hans Georg Gadamer (1900 -) phát triển. Người ta cũng có thể bắt gặp nó ở Heidegger, Sartre.</p><p><br /></p><p>Chú giải học cố gắng ngăn cản đòi hỏi có “tính khách quan” trong khoa học nhân văn, tức ngăn cản quan điểm biến giáo dục thành nghiên cứu bình thường nhằm giành chỗ đứng cho “nghiên cứu không bình thường”. Tìm tòi chân lý chỉ là một trong nhiều con đường mà loài người khai sáng cho mình. Tìm tòi tri thức khách quan (người Hy Lạp dùng phương pháp số học làm mẫu mực để phát triển) chỉ là một thiết kế của bản thân loài người. Phương thức tồn tại của loài người là đa dạng, chúng ta đọc nhiều, nói nhiều, viết nhiều là phương thức “tự rèn luyện mình, tự khai sáng cho mình”. Con người “không có mục tiêu nào khác ngoài bản thân mình”, bằng mọi cách, chúng ta tìm phương thức mới mẻ và hứng thú đó để biểu đạt mình: “Phương thức người nói ra sự việc còn quan trọng hơn chân lý có sẵn”. Vì vậy “cuộc đàm đạo” có tính chất khai sáng xem là trạng thái không bình thường, được xem là một loại sức mạnh rất đặc biệt nào đó giải thoát chúng ta từ cái tôi cũ kỹ, trở thành bản thể mới. Rõ ràng Rorty đã coi đàm đạo, đối thoại là hoạt động phổ biến nhất của loài người, nhận thức chẳng qua là một tiếng nói của đối thoại. Dù không thảo luận chủ đề mà Platon đặt ra, chúng ta vẫn tiếp tục cuộc đối thoại mà ông bắt đầu.</p><p><br /></p><p>Từ thời kỳ cận đại, thời kỳ của Descarte, của Kant, triết học đã lớn tiếng kêu gào rằng mình là người bảo vệ lý tính, tức bảo vệ tương lai của loài người. Nhưng đến thế kỷ XX, tình hình đã thay đổi một cách căn bản. Triết học chưa kết thúc. Nhưng nó cần thay đổi hình tượng của mình và chuyển đổi phương thức hoạt động, cần phải chống lại chủ nghĩa phi lịch sử, chống lại mọi sự bào chữa cho sự xơ cứng của những quy tắc học thuật, chuẩn tắc xã hội, trò chơi ngôn ngữ nào đó. Chủ nghĩa lịch sử của ông từ chối mọi ý đồ trốn tránh lịch sử chống lại mọi điều kiện phi lịch sử và thoát ly khỏi thời - không gian phát triển lịch sử.</p><p><br /></p><p>Sau Kant, theo Rorty, vấn đề biểu tượng đã trở thành cũ kỹ. Ông hy vọng rằng trong thế giới ngày nay một cuộc sống lý trí mới và một phương thức đàm đạo, đối thoại sẽ dẫn dắt con người bước vào một thế giới tinh thần.</p><p><br /></p><p>3. TRƯỜNG PHÁI CHỦ NGHĨA LỊCH SỬ</p><p><br /></p><p>Trên đà phát triển của khoa học hiện đại, những hệ thống phát triển lịch sử đã được đặc biệt chú ý. Trong khoa học cơ bản như sinh học, thiên văn học, những khoa học về Trái đất là những khoa học đầu tiên đã tính tới những đặc điểm của những hệ thống phát triển một cách lịch sử. Định hướng của khoa học hiện đại nhằm vào những đặc điểm của những hệ thống phát triển một cách lịch sử. Định hướng của khoa học hiện đại nhằm vào những hệ thống phức tạp phát triển theo lịch sử đã dẫn tới việc xem xét lại một cách căn bản không những về những ý tưởng, những chuẩn mực nghiên cứu mà cả về nền tảng triết học của chúng. Cùng với khoa học, trong triết học chủ nghĩa lịch sử cũng có mặt.</p><p><br /></p><p>Triết học phân tích, chủ nghĩa thực chứng logic chỉ quan tâm tới vai trò, tác dụng của lý tính trong khoa học, coi khoa học là một loại sự nghiệp của lý tính. Nó chỉ đưa ra một sơ đồ lý thuyết xơ cứng, loại bỏ tất cả mọi quan hệ khỏi chủ thể, có nghĩa là không còn chủ thể trong lịch sử. Xem xét chủ thể một cách lịch sử tự nhiên, người ta sẽ thấy hoạt động của chủ thể trong nhận thức không chỉ bao gồm cái duy lý, không chỉ là sự tăng trưởng lạnh lùng của tri thức của những cái gì siêu tự nhiên mà phải là một thiết chế lịch sử - xã hội của giá trị học. Ở đây còn có vai trò, tác dụng của nhân tố phi lý tính, của các loại nhân tố xã hội, tâm lý.</p><p><br /></p><p>Sự xác lập triết học của T.S. Kuhn đánh dấu sự xuất hiện của chủ nghĩa lịch sử trong triết học ở Mỹ.</p><p><br /></p><p>THOMAS SAMMAL KUHN</p><p><br /></p><p>T.S. Kuhn (1922 - ) học ở Đại học Harvard, đạt được học vị Tiến sĩ Triết học và Luật học. Ông là chủ tịch Hội khoa học lịch sử Mỹ. Tác phẩm chính của ông: <i>Cấu</i> <i>trúc</i> <i>của</i> <i>cuộc</i> <i>cách</i> <i>mạng</i> <i>khoa</i> <i>học</i>.</p><p><br /></p><p>Lý luận về “hệ chuẩn” là hạt nhân của triết học của Kuhn.</p><p><br /></p><p>Trong <i>Cấu</i> <i>trúc</i> <i>của</i> <i>cách</i> <i>mạng</i> <i>khoa</i> <i>học</i>, Kuhn đã viết rằng dù trong thực tế hay trong logic, hệ chuẩn cũng rất gần với “hội khoa học”. Vì vậy muốn làm rõ khái niệm “hệ chuẩn” thì trước hết phải nhận thức được sự tồn tại độc lập của “hội khoa học”. Hội khoa học bao gồm những người có cùng sự giáo dục và rèn luyện, có mục tiêu nghiên cứu và tìm tòi chung, bao gồm cả việc bồi dưỡng những người kế cận. Những hội khoa học luôn luôn có những vấn đề khác nhau cho nên phạm vi trao đổi nghiệp vụ rất khó, thường dẫn tới chỗ hiểu không đúng về nhau. Nói tóm lại hội khoa học chính là chỉ niềm tin chung về lý luận hoặc về phương pháp có được chung quanh một bộ môn khoa học nào đó. Hoạt động của hội khoa học được tiến hành dưới sự chế ước của hệ chuẩn.</p><p><br /></p><p>Hệ chuẩn có đặc điểm là tính bền vững, ổn định tương đối. Cách mạng khoa học chính là sự chuyển hóa, quá độ và thay đổi hệ chuẩn. Các hệ chuẩn khác nhau về chất. Sự kết hợp hệ chuẩn và hội khoa học là sự kết hợp về lịch sử, xã hội và tâm lý, kết hợp lịch sử bên trong với lịch sử bên ngoài của khoa học, tiến hành khảo sát tổng hợp đối với quy luật phát triển của khoa học. Lịch sử phát triển của khoa học không chỉ là niên biểu trừu tượng của tư tưởng mà là một bộ phận lịch sử có liên quan mật thiết với hội khoa học.</p><p><br /></p><p>Về lịch sử phát sinh và phát triển của khoa học, Kuhn đã miêu tả như sau:</p><p><br /></p><p><i>Thời</i> <i>kỳ</i> <i>tiền</i> <i>khoa</i> <i>học</i>: Hệ chuẩn ra đời chấm dứt thời kỳ tiền khoa học. Trong khoa học tự nhiên, hệ chuẩn đầu tiên của thiên văn học là thuyết địa tâm. Kuhn cho rằng môn khoa học cuối cùng đi vào thời kỳ khoa học là khoa học xã hội, nó chưa có một hệ chuẩn thống nhất, cho nên nó chưa xứng đáng gọi là khoa học.</p><p><br /></p><p><i>Thời</i> <i>kỳ</i> <i>khoa</i> <i>học</i> <i>bình</i> <i>thường:</i> Hội khoa học tiến hành nghiên cứu dưới sự chi phối của những hệ chuẩn: thời kỳ khoa học bình thường bắt đầu. Nghiên cứu bình thường ít đòi hỏi tính sáng tạo bởi vì trong thời kỳ khoa học bình thường, nhiệm vụ của nhà khoa học không phải là kiểm tra “hệ chuẩn”, phê phán hay thay đổi nó mà là giữ lấy nó, kiên định sử dụng nó để giải quyết những vấn đề trong khoa học. Ở đây, nảy nở những nhân tố bảo thủ và tiêu cực. Khoa học bình thường gặp phải sự bất bình thường sẽ điều chỉnh lý luận, thu hút sự bất bình thường, kết cấu và quy phạm sẽ không ngừng được hoàn thiện. Xu thế tri thức khoa học ở thời kỳ bình thường mở rộng không cùng.</p><p><br /></p><p><i>Thời</i> <i>kỳ</i> <i>khủng</i> <i>hoảng</i> <i>khoa</i> <i>học</i>: Khi khoa học bình thường rơi vào hoàn cảnh khó khăn và lạc đường, nó sẽ bước vào thời kỳ bất ổn định rõ ràng: thời kỳ khủng hoảng khoa học. Người ta bắt đầu hoài nghi hệ chuẩn. Các loại lý luận cạnh tranh sẽ nổi lên, xung đột giữa hệ chuẩn cũ và mới. Cuộc khủng hoảng mang lại tinh thần phê phán và sáng tạo. Nó là điều kiện tiền đề cần thiết cho sự xuất hiện lý luận mới, là khúc nhạc dạo đầu của hệ chuẩn mới. Có thể kể ra cuộc khủng hoảng của hệ thống Ptolémée, của khoa học ở thế kỷ XVII, đặc biệt cuộc khủng hoảng của Động lực học Newton và hệ chuẩn mới của lý thuyết tương đối Einstein ở thế kỷ này.</p><p><br /></p><p><i>Thời</i> <i>kỳ</i> <i>cách</i> <i>mạng</i> <i>khoa</i> <i>học</i>: Hệ chuẩn cũ bị vứt bỏ và hệ chuẩn mới được tiếp theo, chúng luôn luôn phát sinh đồng thời: cách mạng khoa học không những là phá hoại mà đồng thời còn là xây dựng.</p><p><br /></p><p>Trước sự cạnh tranh của hệ chuẩn, con người phải biết lựa chọn theo năm tiêu chuẩn, năm đặc trưng cơ bản sau đây: tính chính xác, tính nhất trí, tính rộng rãi, tính giản đơn và tính hiệu quả.</p><p><br /></p><p>Cách mạng khoa học và cách mạng chính trị có nhiều điểm tương tự.</p><p><br /></p><p>Toàn bộ lịch sử khoa học chính là sự vận động chu kỳ thời kỳ tiền khoa học -> thời kỳ khoa học bình thường -> thời kỳ bất bình thường và khủng hoảng -> thời kỳ cách mạng khoa học -> thời kỳ khoa học bình thường... Đó là kiểu mẫu của động thái phát triển khoa học mà Kuhn miêu tả.</p><p><br /></p><p>Sự phát triển của khoa học là kết quả của hoạt động của các thành viên của hội khoa học. Cơ sở triết học của những hoạt động đó ra sao?</p><p><br /></p><p>Kuhn nói về hai loại tư duy “tư duy kiểu phát tán” và “tư duy kiểu thu lượm”.</p><p><br /></p><p>Tư duy phát tán ở những con người tự do hướng về những mục tiêu khác nhau. Toàn bộ công tác khoa học đều có đặc trưng phát tán nào đó, đều chứa đựng những tiềm năng phát tán lớn lao. Con người luôn phải bổ sung, điều chỉnh niềm tin và thực tiễn của mình. Mọi phát minh khoa học về bản chất bình thường đều là cách mạng. Tư tưởng sống động, tư tưởng mở cửa: đó là đặc điểm của nhà tư tưởng kiểu phát tán làm nên tiến bộ khoa học, cách mạng khoa học.</p><p><br /></p><p>Tư duy kiểu phát tán cần được bổ sung bằng tư duy kiểu thu lượm. Hai loại tư duy này tuy mâu thuẫn nhau, nhưng lại làm thành một sức kéo tất yếu, trở thành một trong những điều kiện quan trọng cần thiết cho việc tiến hành nghiên cứu khoa học tốt nhất.</p><p><br /></p><p>Một nhà khoa học giàu tính sáng tạo luôn luôn phải là một người theo chủ nghĩa truyền thống, tức phải sử dụng những quy tắc có thể chơi “trò chơi phức tạp”, mới có khả năng trở thành nhà cách tân phát hiện ra sự thành công của quy tắc mới và con người mới để “chơi trò chơi”.</p><p><br /></p><p>Tư duy kiểu phát tán nếu không có sự huấn luyện trong thời kỳ khoa học bình thường, lấy hình thức tư duy thu lượm làm đặc trưng thì không thể trở thành nhà phát minh, nhà khoa học sáng tạo.</p><p><br /></p><p>Hệ chuẩn khoa học bắt nguồn từ đâu? Người ta sẽ thấy ở vấn đề quan trọng này của Kuhn dấu tích của chủ nghĩa thực chứng cùng sánh đôi với hình tâm học (Gestaltism).</p><p><br /></p><p>Hệ chuẩn khoa học là niềm tin của hội khoa học. Hội khoa học này khác hội khoa học khác về hệ chuẩn, chịu một kích thích khác nhau cho nên có những phản ứng khác nhau về niềm tin đó. Kết quả thu nhận được của các hội khoa học bao giờ cũng khác nhau giống như thực nghiệm tranh vịt - thỏ của hình tâm học.</p><p><br /></p><p>Hệ chuẩn chỉ là niềm tin khác nhau sản sinh trong điều kiện tâm lý khác nhau của các hội khoa học, vì vậy không thể coi hệ chuẩn này có chân lý hơn hệ chuẩn kia. Ví dụ hệ chuẩn Ptolémée không có gì là sai lầm vì nó chỉ là một giả thuyết, một phương diện để loại bỏ một vấn đề trong nghiên cứu khoa học. Vì vậy người ta không thể so sánh giữa các hệ chuẩn để tìm chân lý bởi vì đó chỉ là thay thế của niềm tin của những quy ước. Hệ chuẩn thay đổi thì thế giới mà các nhà khoa học quy ước cũng thay đổi theo.</p><p><br /></p><p>Cũng vì theo chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa quy ước cho nên lý luận kế tiếp sau đó luôn luôn tốt hơn lý luận trước đó về mặt ứng phó với sự thay đổi của hoàn cảnh hoặc giải quyết những vấn đề khó khăn, ví dụ, với tư cách là một loại phương tiện giải quyết vấn đề khó khăn động lực học của Newton rõ ràng là đã cải tiến động lực học của Aristote. Và lý luận của Einstein rõ ràng cải tiến lý luận của Newton. Nhưng trong sự kế tiếp liên tục trước sau của chúng lại không có sự phát triển gì về ý nghĩa của bản thể học.</p><p><br /></p><p>Cũng từ lập trường của chủ nghĩa quy ước, Kuhn đánh giá những hiện tượng phi khoa học như thần thoại, mê tín trong thời kỳ tiền khoa học.</p><p><br /></p><p>KARL FEYERABEND</p><p><br /></p><p>Karl Feyerabend (1924 - ) là người đưa chủ nghĩa lịch sử của Thomas Kuhn thành một cao trào và đạt tới tột đỉnh.</p><p><br /></p><p>Ông sinh tại Vienna (Áo) trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhập ngũ và là một sĩ quan. Ông đạt học vị tiến sĩ ở Đại học Vienna, là giáo sư ở Đại học Berkeley (Mỹ) và Đại học công nghiệp ở Zurich (Thụy Sĩ).</p><p><br /></p><p>Tác phẩm chính của ông <i>Chống</i> <i>lại</i> <i>phương</i> <i>pháp</i>, <i>Khoa</i> <i>học</i> <i>trong</i> <i>xã</i> <i>hội</i> <i>tự</i> <i>do</i>. Cuốn <i>Chống</i> <i>lại</i> <i>phương</i> <i>pháp</i> của Feyerabend đã gây tiếng vang lớn với những lời lẽ đầy khiêu khích, đến mức gần như không có ấn phẩm triết học đương thời nào không nhắc tới tên ông. Ông nổi danh chính vì ông công kích mọi phê phán đã có, đề xướng phương pháp đa nguyên và chủ nghĩa hỗn loạn, phản đối chủ nghĩa sô - vanh trong khoa học.</p><p><br /></p><p>Feyerabend chỉ đích danh chủ nghĩa kinh nghiệm logic là người gây tác hại lớn nhất, cho nên cần phải trước tiên chống lại nó. Ở nó tồn tại một chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa giáo điều nghiêm trọng nhất. Nó xuất phát từ hình thức logic bất biến, muốn rời bỏ thế giới khách quan và sự thực lịch sử sôi động, hạn chế trong “tư duy logic” trống rỗng, tuân theo những phương pháp và quy tắc cứng nhắc để tạo thành lý luận.</p><p><br /></p><p>Theo Feyerabend trong lịch sử nhận thức hay lịch sử khoa học của loài người không có tri giác và sự thực nhất thành bất biến thì cũng không thể có hệ thống ngôn ngữ kiểu mẫu lý tưởng bất biến, không thể có phép tắc, nguyên lý và phương pháp bất biến.</p><p><br /></p><p>Feyerabend cũng phê phán K. Popper trước hết về hai luận đề: một là kiểu mẫu tiến hóa của lý luận bắt đầu từ lý luận (từ P trong “thế giới thứ ba”), hai là phương pháp học giả hóa.</p><p><br /></p><p>Feyerabend cũng phê phán phương pháp học “cương lĩnh nghiên cứu” của I. Lakatos về chủ nghĩa lý tính và về “phán đoán giá trị cơ bản”.</p><p><br /></p><p>Những nhà triết học trên đương thời được người ta kể là những nhà triết học chống thực chứng. Nhưng dưới con mắt của Feyerabend thì tất cả vẫn là giáo điều, độc đoán.</p><p><br /></p><p>Từ phê phán trên, Feyerabend đề ra phương pháp học của mình mang tên <i>chủ</i> <i>nghĩa</i> đ<i>a</i> <i>nguyên</i>, ông còn đặt cho nó một tên mang tính khiêu khích là nguyên tắc “thế nào cũng được”.</p><p><br /></p><p>Phương pháp đa nguyên thể hiện trước hết ở phương pháp lựa chọn. Nhà khoa học muốn khẳng định kiến giải của mình thì không phải so sánh với “kinh nghiệm”, không phải thông qua phân tích (như triết học phân tích nói) mà cần so sánh tư tưởng của mình với tư tưởng khác. Trong cái biển tri thức đầy những cạnh tranh này, mỗi người tham gia cạnh tranh đó đều có đóng góp đối với khoa học.</p><p><br /></p><p>Phương pháp lựa chọn nhất trí với phương pháp gia tăng, không chấp nhận "nguyên tắc tính nhất trí”. Trong sự thực chỉ có dựa vào lựa chọn, người ta mới có thể chứng minh hay phản bác. Lựa chọn không giảm bớt tổng lượng của lý luận và tổng lượng của sự thật mà là làm cho chúng tăng lên.</p><p><br /></p><p>Thông qua đối chiếu so sánh để lựa chọn chứ không phải thông qua giả hóa bởi vì lý luận bị giả hóa chưa chắc đã sai lầm: ở đây có khả năng vứt bỏ cả chân lý khoa học.</p><p><br /></p><p>Chủ nghĩa đa nguyên còn thể hiện ở sự khôi phục lịch sử. “Một thời kỳ mới trong lịch sử khoa học đã bắt đầu từ một loại vận động lùi về phía sau. Nó làm cho chúng ta trở về một giai đoạn, ở đó lý luận còn mơ hồ, nội dung kinh nghiệm còn ít. Nhiều lý luận khoa học ưu việt của ngày nay cũng không hoàn toàn là hiện đại mà đã nằm trong cổ xưa. Bất cứ loại khoa học nào như thiên văn học, hóa học, y học, sinh vật học, địa chất học, toán học, khoa học nhân văn đều có thể thông qua phương thức hồi cố làm sống lại tuổi thanh xuân của những quan niệm cổ xưa. Thậm chí, người ta có thể tìm thấy lý luận về sự xuất hiện con người trong <i>Sáng</i> <i>thế</i> <i>ký</i>. Ý tưởng ấy cũng có thể giúp ta cân nhắc thêm về học thuyết tiến hóa của khoa học hiện đại.</p><p><br /></p><p>Chủ nghĩa đa nguyên của Feyerabend được tăng cường mạnh mẽ bởi chủ nghĩa phi duy lý và chủ nghĩa hỗn loạn.</p><p><br /></p><p>Thông qua khảo sát lịch sử khoa học, Feyerabend đề xướng chủ nghĩa phi duy lý như điều kiện xã hội, bối cảnh tri thức, nhân tố tâm lý quần chúng sự tuyên truyền của các nhà khoa học, sự khéo léo tình cảm và những giả thuyết. Những mục đích đó của mỗi thời đại đều là những biện pháp có sức mạnh thúc đẩy sự tiến bộ khoa học. Chính do “thủ đoạn phi lý tính” mà giai cấp mang tương lai đã khinh miệt hệ thống Aristote, coi trọng phương pháp mới, hệ thống ngôn ngữ mới của Galilee.</p><p><br /></p><p>Feyerabend cho rằng lịch sử đã chứng minh rằng, các loại phương pháp học truyền thống đều đưa ra những giải thích không thích đáng với sự phát triển của khoa học. Sở dĩ quy tắc phương pháp học của họ là “lỏng lẽo” và “phi lý tính”. Họ dễ dàng ngăn trở khoa học, chính vì chuẩn tắc của phương pháp của họ làm cho khoa học càng lý tính hơn. Kết quả là tiêu diệt bản thân khoa học.</p><p><br /></p><p>So với những “quy luật lý tính” thì “sự lỏng lẻo”, “sự hỗn độn”, “chủ nghĩa cơ hội” có tác dụng quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học. Những “sự trượt đường ray” đó, “sai lầm” đó là tiền đề của sự tiến bộ. Chúng cho phép tri thức tồn tại trong hoàn cảnh khó khăn và phức tạp. Không có “sự hỗn loạn” thì không có tri thức, không có sự mất đi thường xuyên của lý tính thì không có tiến bộ khoa học.</p><p><br /></p><p>Chính đặc trưng nổi bật này của sự phát triển khoa học đã ảnh hưởng lớn đến <i>nhận</i> <i>thức</i> <i>học</i> <i>hỗn</i> <i>loạn</i>.</p><p><br /></p><p>Theo Feyerabend chủ nghĩa hỗn loạn (anarchism) là phương pháp phi duy lý, phi truyền thống thúc đẩy chủ nghĩa đa nguyên.</p><p><br /></p><p>Chủ nghĩa hỗn loạn cho phép khai mở tính sáng tạo không cùng của con người, hình thành một không khí dân chủ tự do trong tìm tòi nghiên cứu, thúc đẩy lý luận không ngừng tăng lên, cho phép mọi người tự do lựa chọn, không bị cưỡng bức buộc phải tiếp thu một loại lý luận, quy tắc, phương pháp có sẵn nào, như vậy là mở ra một con đường sáng tạo vô bờ bến, “như thế nào cũng được”.</p><p><br /></p><p>Với chủ nghĩa hỗn loạn, Feyerabend đã lần lượt phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa duy lý hẹp hòi, giáo điều ấy.</p><p><br /></p><p>Tác phẩm <i>Khoa</i> <i>học</i> <i>trong</i> <i>xã</i> <i>hội</i> <i>tự</i> <i>do</i> của Feyerabend bàn đến một vấn đề quan trọng khác của chủ nghĩa đa nguyên trong sự phát triển của khoa học ở một xã hội tự do.</p><p><br /></p><p>Feyerabend dùng khái niệm “chủ nghĩa sô - vanh khoa học” để nói về xu hướng tuyệt đối hóa giữa phi khoa học và khoa học. Lâu nay, người ta đã đặt ra một giới hạn chia cắt khoa học và các hình thái ý thức xã hội khác, người ta cho khoa học ưu việt hơn các sản phẩm tinh thần khác, bởi vì trong xã hội hiện đại, khoa học đã đánh bại được địch thủ của nó không phải nhờ vào luận cứ nào cả mà nhờ vào sức mạnh. Chính vì lẽ đó chúng ta phải giải phóng khỏi sự trói buộc của khoa học thực chứng.</p><p><br /></p><p>Feyerabend cho rằng khoa học không thể có quyền uy lớn so với các phương thức sinh hoạt khác. Mục tiêu của nó không phải là quan trọng nhất. Nó không có chức trách hạn chế đời sống, tư tưởng và giáo dục của các thành viên trong một xã hội tự do.</p><p><br /></p><p>Sở dĩ khoa học hiện đại có thể vượt xa các hình thái ý thức khác, và các hình thức sinh hoạt khác và có vị trí cao, một là do, sự khôn ngoan của nó, hai là còn do Nhà nước và khoa học kết hợp chặt chẽ với nhau làm cho nó có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống thông qua hai sức mạnh là chính trị và tuyên truyền. Khoa học ngày nay có vị trí rất cao cũng giống như tôn giáo trước đây là do nó kết hợp chặt chẽ với quyền lực nhà nước. Kỳ thực khoa học không là thần bí và hoàn thiện như chủ nghĩa duy lý nói. Ở nhiều phương diện, nó cũng giống các loại phi khoa học như tôn giáo, thần thoại ở chỗ nó cũng giả dối, thậm chí là lừa bịp. Ngày nay, sở dĩ nó thiêng liêng, bất khả xâm phạm như tôn giáo trước đây là vì một chủ nghĩa sô vanh khoa học đã ra đời, nó bài xích mọi hình thái ý thức khác, nó thực hiện không dân chủ trong khoa học để trói buộc sức sáng tạo và tự do lựa chọn của con người.</p><p><br /></p><p>LARRY LAUDAN</p><p><br /></p><p>L. Laudan (1941 -) muộn màng đến với chủ nghĩa lịch sử do đó màu sắc của triết học này không rõ nét mà đã phần nào phai nhạt. Ông đạt học vị tiến sĩ, chủ nhiệm khoa lịch sử triết học và triết học khoa học ở đại học Pisburg. Tác phẩm chính của ông: <i>Tiến</i> <i>bộ</i> <i>và</i> <i>vấn đề</i> <i>của</i> <i>nó</i>.</p><p><br /></p><p>Ý tưởng về tổ chức lý tính của tiến bộ khoa học của ông nhằm thay thế cách nhìn về tiến bộ khoa học của Kuhn, của Lakatos.</p><p><br /></p><p>Ông tiến hành phê bình lý luận về: hệ chuẩn của Kuhn và “cương lĩnh nghiên cứu” của Lakatos. Trên cơ sở tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá lý luận của hai nhà triết học trên, Laudan đã đưa ra lý luận “truyền thống nghiên cứu” của mình.</p><p><br /></p><p>Truyền thống nghiên cứu là một hệ thống nguyên tắc chuẩn chỉ đạo sự phát triển của lý luận, trong đó một bộ phận của nguyên tắc chuẩn đã tạo nên một loại bản thể học. Nó có những đặc trưng sau đây: 1) Mỗi truyền thống nghiên cứu đều do một số lý luận chuyên môn tạo thành, trong đó một số lý luận xuất hiện đồng thời, một số lý luận khác lại xuất hiện kế tiếp theo; 2) Mỗi truyền thống nghiên cứu đều thể hiện những đặc trưng nào đó về siêu hình học và phương pháp học, do đó những truyền thống nghiên cứu khác nhau đều tách biệt nhau; 3) Mỗi truyền thống nghiên cứu đều trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài, có ý nghĩa và một quá trình công thức hóa và hình thức hóa.</p>
Theo Rorty, không có khả năng của nhận thức học thì sự biện hộ đối với tri thức thuần túy cần dựa vào thực tiễn, vào sự tán thành của người cùng thế hệ. Bạn được xem là có tri thức hay không, không tùy thuộc vào quan hệ giữa tri thức về sự vật do bạn tuyên bố mà dựa vào tuyên bố của bạn có phù hợp với phương thức hành vi xã hội nào đó, với tập quán ngôn ngữ nào đó. Đó là xã hội hóa của biện hộ. Xã hội hóa biện hộ tất nhiên sẽ dẫn tới xã hội hóa, tương đối hóa tri thức. Tri thức là niềm tin được xã hội bảo vệ. Chủ nghĩa liên đồng xã hội là chủ nghĩa liên đồng của một niềm tin tập thể và phương thức hành vi của xã hội. Chủ trương này phù hợp với tư tưởng cơ bản của Thomas Kuhn. Có thể nói đây là khái niệm về hệ chuẩn (paradigm) của Kuhn được phổ biến hóa. Khái niệm này nhấn mạnh rằng tư tưởng có trước kinh nghiệm, nhấn mạnh rằng giữa các hệ chuẩn khác nhau không tồn tại cơ sở khách quan để nhận xét đúng sai, giữa chúng không có quan hệ, không thể so sánh. Theo Rorty, triết học Kant và Triết học phân tích tự đặt mục tiêu cho mình là nền tảng và là người trọng tài của mọi khoa học, của mọi hình thái văn hóa, đó là mục tiêu của một loại triết học hệ thống. Nhưng như Kuhn đã chứng minh các hệ chuẩn không tồn tại tiền đề và tiêu chuẩn chung, khách quan, không thể so sánh với nhau cho nên không thể có triết học hệ thống. Con đường mới của chúng ta - ý muốn nói Rorty - là thoát khỏi những giáo điều của truyền thống ấy, vứt bỏ sự theo đuổi truyền thống không có tiền đồ đó đi đôi với cơ sở tri thức của loài người. Triết học hệ thống của phương Tây có điều kiện để sống, theo Rorty, bởi vì nó lấy tư duy thị giác làm trung tâm của nền văn hóa của nó. Đặc trưng văn hóa này được Rorty gọi là ẩn dụ thị giác (visual metaphor). Loại ẩn dụ thị giác này cũng thể hiện trong hình thái văn hóa khác (ví như người ta nói tới màu sắc của một bản nhạc). Một trong những hạt nhân của tư tưởng của Rorty là chống lại “ẩn dụ thị giác” tức lý luận về “gương soi”. Chống lại ẩn dụ thị giác, chống lại cái thứ triết học hệ thống, đó là nhiệm vụ cần thiết và người ta hoàn toàn có thể thay thế nó bằng quan điểm nhận thức của chủ nghĩa thực dụng. Rorty khẳng định rằng được coi là người thực dụng, hễ ai loại bỏ sự đối lập mà người Hy Lạp đã đặt ra giữa sự chiêm nghiệm và hành động, giữa sự việc để thể hiện thế giới và sự việc đi đến cùng của vấn đề được đặt ra. Có thể thấy ở đây ảnh hưởng của nhà triết học thực dụng Mỹ, Dewey. Rorty coi Dewey, Wittgenstein và Heidegger là ba nhà triết học vĩ đại nhất của thế kỷ, vì ông tìm thấy ở họ sự thống nhất hài hòa với tư tưởng của ông. Trong ngôn ngữ, chúng ta cần giải thoát triệt để ẩn dụ thị giác, đặc biệt ẩn dụ của gương chiếu. Chúng ta cần thấy rằng ngôn ngữ không chỉ và không phải là biểu tượng bên trong đưa ra ngoài mà về căn bản nó không phải là biểu tượng. Chúng ta cần vứt bỏ khái niệm tính nhất trí của ngôn ngữ và tư tưởng và cần coi câu có mối quan hệ với câu khác, chứ không phải với thế giới. Rorty ra sức tẩy sạch mấy vấn đề về truyền thống đó. Ông mượn những thành quả của Quine, Sellars và của Kuhn vạch ra rằng hệ chuẩn tri thức là niềm tin được biện hộ một cách xã hội hóa. Người ta vứt bỏ cái cũ đón nhận cái mới không phải là kết quả của việc tham khảo các hệ chuẩn đầu tiên, khách quan, tuyệt đối mà chủ yếu xem xã hội có tiếp nhận hay không, về căn bản, đó là một vấn đề quy ước có liên quan chặt chẽ với tâm lý xã hội và trào lưu tư tưởng của lịch sử. Từ gợi ý về hệ chuẩn và về khái niệm “không bình thường” của Kuhn, Rorty dùng “đàm đạo bình thường” để trình bày nhận thức học của triết học truyền thống, dùng đàm đạo “không bình thường” dành cho “triết học chân chính”. Nhận thức học truyền thống với tính cách là đối thoại bình thường, như khoa học bình thường tuân theo một số giả thuyết và tiền đề chung như sự phân chia nhị nguyên giữa chủ thể và khách thể trong nhận thức. Tóm lại, hoạt động trong một khuôn mẫu nhất định, “triết học chân chính” với tính cách là đối thoại không bình thường, giống như thời kỳ khủng hoảng khoa học và thời kỳ cách mạng, tiền đề tiềm ẩn chưa được con người phát hiện, khảo sát có phê phán, tiền đề và cơ sở đối thoại của nó về căn bản khác nhau. Người ta thấy “Triết học chân chính” của Rorty đã đi gần lại với chú giải học. Chú giải học giờ đây đang được Hans Georg Gadamer (1900 -) phát triển. Người ta cũng có thể bắt gặp nó ở Heidegger, Sartre. Chú giải học cố gắng ngăn cản đòi hỏi có “tính khách quan” trong khoa học nhân văn, tức ngăn cản quan điểm biến giáo dục thành nghiên cứu bình thường nhằm giành chỗ đứng cho “nghiên cứu không bình thường”. Tìm tòi chân lý chỉ là một trong nhiều con đường mà loài người khai sáng cho mình. Tìm tòi tri thức khách quan (người Hy Lạp dùng phương pháp số học làm mẫu mực để phát triển) chỉ là một thiết kế của bản thân loài người. Phương thức tồn tại của loài người là đa dạng, chúng ta đọc nhiều, nói nhiều, viết nhiều là phương thức “tự rèn luyện mình, tự khai sáng cho mình”. Con người “không có mục tiêu nào khác ngoài bản thân mình”, bằng mọi cách, chúng ta tìm phương thức mới mẻ và hứng thú đó để biểu đạt mình: “Phương thức người nói ra sự việc còn quan trọng hơn chân lý có sẵn”. Vì vậy “cuộc đàm đạo” có tính chất khai sáng xem là trạng thái không bình thường, được xem là một loại sức mạnh rất đặc biệt nào đó giải thoát chúng ta từ cái tôi cũ kỹ, trở thành bản thể mới. Rõ ràng Rorty đã coi đàm đạo, đối thoại là hoạt động phổ biến nhất của loài người, nhận thức chẳng qua là một tiếng nói của đối thoại. Dù không thảo luận chủ đề mà Platon đặt ra, chúng ta vẫn tiếp tục cuộc đối thoại mà ông bắt đầu. Từ thời kỳ cận đại, thời kỳ của Descarte, của Kant, triết học đã lớn tiếng kêu gào rằng mình là người bảo vệ lý tính, tức bảo vệ tương lai của loài người. Nhưng đến thế kỷ XX, tình hình đã thay đổi một cách căn bản. Triết học chưa kết thúc. Nhưng nó cần thay đổi hình tượng của mình và chuyển đổi phương thức hoạt động, cần phải chống lại chủ nghĩa phi lịch sử, chống lại mọi sự bào chữa cho sự xơ cứng của những quy tắc học thuật, chuẩn tắc xã hội, trò chơi ngôn ngữ nào đó. Chủ nghĩa lịch sử của ông từ chối mọi ý đồ trốn tránh lịch sử chống lại mọi điều kiện phi lịch sử và thoát ly khỏi thời - không gian phát triển lịch sử. Sau Kant, theo Rorty, vấn đề biểu tượng đã trở thành cũ kỹ. Ông hy vọng rằng trong thế giới ngày nay một cuộc sống lý trí mới và một phương thức đàm đạo, đối thoại sẽ dẫn dắt con người bước vào một thế giới tinh thần. 3. TRƯỜNG PHÁI CHỦ NGHĨA LỊCH SỬ Trên đà phát triển của khoa học hiện đại, những hệ thống phát triển lịch sử đã được đặc biệt chú ý. Trong khoa học cơ bản như sinh học, thiên văn học, những khoa học về Trái đất là những khoa học đầu tiên đã tính tới những đặc điểm của những hệ thống phát triển một cách lịch sử. Định hướng của khoa học hiện đại nhằm vào những đặc điểm của những hệ thống phát triển một cách lịch sử. Định hướng của khoa học hiện đại nhằm vào những hệ thống phức tạp phát triển theo lịch sử đã dẫn tới việc xem xét lại một cách căn bản không những về những ý tưởng, những chuẩn mực nghiên cứu mà cả về nền tảng triết học của chúng. Cùng với khoa học, trong triết học chủ nghĩa lịch sử cũng có mặt. Triết học phân tích, chủ nghĩa thực chứng logic chỉ quan tâm tới vai trò, tác dụng của lý tính trong khoa học, coi khoa học là một loại sự nghiệp của lý tính. Nó chỉ đưa ra một sơ đồ lý thuyết xơ cứng, loại bỏ tất cả mọi quan hệ khỏi chủ thể, có nghĩa là không còn chủ thể trong lịch sử. Xem xét chủ thể một cách lịch sử tự nhiên, người ta sẽ thấy hoạt động của chủ thể trong nhận thức không chỉ bao gồm cái duy lý, không chỉ là sự tăng trưởng lạnh lùng của tri thức của những cái gì siêu tự nhiên mà phải là một thiết chế lịch sử - xã hội của giá trị học. Ở đây còn có vai trò, tác dụng của nhân tố phi lý tính, của các loại nhân tố xã hội, tâm lý. Sự xác lập triết học của T.S. Kuhn đánh dấu sự xuất hiện của chủ nghĩa lịch sử trong triết học ở Mỹ. THOMAS SAMMAL KUHN T.S. Kuhn (1922 - ) học ở Đại học Harvard, đạt được học vị Tiến sĩ Triết học và Luật học. Ông là chủ tịch Hội khoa học lịch sử Mỹ. Tác phẩm chính của ông: [I]Cấu[/I] [I]trúc[/I] [I]của[/I] [I]cuộc[/I] [I]cách[/I] [I]mạng[/I] [I]khoa[/I] [I]học[/I]. Lý luận về “hệ chuẩn” là hạt nhân của triết học của Kuhn. Trong [I]Cấu[/I] [I]trúc[/I] [I]của[/I] [I]cách[/I] [I]mạng[/I] [I]khoa[/I] [I]học[/I], Kuhn đã viết rằng dù trong thực tế hay trong logic, hệ chuẩn cũng rất gần với “hội khoa học”. Vì vậy muốn làm rõ khái niệm “hệ chuẩn” thì trước hết phải nhận thức được sự tồn tại độc lập của “hội khoa học”. Hội khoa học bao gồm những người có cùng sự giáo dục và rèn luyện, có mục tiêu nghiên cứu và tìm tòi chung, bao gồm cả việc bồi dưỡng những người kế cận. Những hội khoa học luôn luôn có những vấn đề khác nhau cho nên phạm vi trao đổi nghiệp vụ rất khó, thường dẫn tới chỗ hiểu không đúng về nhau. Nói tóm lại hội khoa học chính là chỉ niềm tin chung về lý luận hoặc về phương pháp có được chung quanh một bộ môn khoa học nào đó. Hoạt động của hội khoa học được tiến hành dưới sự chế ước của hệ chuẩn. Hệ chuẩn có đặc điểm là tính bền vững, ổn định tương đối. Cách mạng khoa học chính là sự chuyển hóa, quá độ và thay đổi hệ chuẩn. Các hệ chuẩn khác nhau về chất. Sự kết hợp hệ chuẩn và hội khoa học là sự kết hợp về lịch sử, xã hội và tâm lý, kết hợp lịch sử bên trong với lịch sử bên ngoài của khoa học, tiến hành khảo sát tổng hợp đối với quy luật phát triển của khoa học. Lịch sử phát triển của khoa học không chỉ là niên biểu trừu tượng của tư tưởng mà là một bộ phận lịch sử có liên quan mật thiết với hội khoa học. Về lịch sử phát sinh và phát triển của khoa học, Kuhn đã miêu tả như sau: [I]Thời[/I] [I]kỳ[/I] [I]tiền[/I] [I]khoa[/I] [I]học[/I]: Hệ chuẩn ra đời chấm dứt thời kỳ tiền khoa học. Trong khoa học tự nhiên, hệ chuẩn đầu tiên của thiên văn học là thuyết địa tâm. Kuhn cho rằng môn khoa học cuối cùng đi vào thời kỳ khoa học là khoa học xã hội, nó chưa có một hệ chuẩn thống nhất, cho nên nó chưa xứng đáng gọi là khoa học. [I]Thời[/I] [I]kỳ[/I] [I]khoa[/I] [I]học[/I] [I]bình[/I] [I]thường:[/I] Hội khoa học tiến hành nghiên cứu dưới sự chi phối của những hệ chuẩn: thời kỳ khoa học bình thường bắt đầu. Nghiên cứu bình thường ít đòi hỏi tính sáng tạo bởi vì trong thời kỳ khoa học bình thường, nhiệm vụ của nhà khoa học không phải là kiểm tra “hệ chuẩn”, phê phán hay thay đổi nó mà là giữ lấy nó, kiên định sử dụng nó để giải quyết những vấn đề trong khoa học. Ở đây, nảy nở những nhân tố bảo thủ và tiêu cực. Khoa học bình thường gặp phải sự bất bình thường sẽ điều chỉnh lý luận, thu hút sự bất bình thường, kết cấu và quy phạm sẽ không ngừng được hoàn thiện. Xu thế tri thức khoa học ở thời kỳ bình thường mở rộng không cùng. [I]Thời[/I] [I]kỳ[/I] [I]khủng[/I] [I]hoảng[/I] [I]khoa[/I] [I]học[/I]: Khi khoa học bình thường rơi vào hoàn cảnh khó khăn và lạc đường, nó sẽ bước vào thời kỳ bất ổn định rõ ràng: thời kỳ khủng hoảng khoa học. Người ta bắt đầu hoài nghi hệ chuẩn. Các loại lý luận cạnh tranh sẽ nổi lên, xung đột giữa hệ chuẩn cũ và mới. Cuộc khủng hoảng mang lại tinh thần phê phán và sáng tạo. Nó là điều kiện tiền đề cần thiết cho sự xuất hiện lý luận mới, là khúc nhạc dạo đầu của hệ chuẩn mới. Có thể kể ra cuộc khủng hoảng của hệ thống Ptolémée, của khoa học ở thế kỷ XVII, đặc biệt cuộc khủng hoảng của Động lực học Newton và hệ chuẩn mới của lý thuyết tương đối Einstein ở thế kỷ này. [I]Thời[/I] [I]kỳ[/I] [I]cách[/I] [I]mạng[/I] [I]khoa[/I] [I]học[/I]: Hệ chuẩn cũ bị vứt bỏ và hệ chuẩn mới được tiếp theo, chúng luôn luôn phát sinh đồng thời: cách mạng khoa học không những là phá hoại mà đồng thời còn là xây dựng. Trước sự cạnh tranh của hệ chuẩn, con người phải biết lựa chọn theo năm tiêu chuẩn, năm đặc trưng cơ bản sau đây: tính chính xác, tính nhất trí, tính rộng rãi, tính giản đơn và tính hiệu quả. Cách mạng khoa học và cách mạng chính trị có nhiều điểm tương tự. Toàn bộ lịch sử khoa học chính là sự vận động chu kỳ thời kỳ tiền khoa học -> thời kỳ khoa học bình thường -> thời kỳ bất bình thường và khủng hoảng -> thời kỳ cách mạng khoa học -> thời kỳ khoa học bình thường... Đó là kiểu mẫu của động thái phát triển khoa học mà Kuhn miêu tả. Sự phát triển của khoa học là kết quả của hoạt động của các thành viên của hội khoa học. Cơ sở triết học của những hoạt động đó ra sao? Kuhn nói về hai loại tư duy “tư duy kiểu phát tán” và “tư duy kiểu thu lượm”. Tư duy phát tán ở những con người tự do hướng về những mục tiêu khác nhau. Toàn bộ công tác khoa học đều có đặc trưng phát tán nào đó, đều chứa đựng những tiềm năng phát tán lớn lao. Con người luôn phải bổ sung, điều chỉnh niềm tin và thực tiễn của mình. Mọi phát minh khoa học về bản chất bình thường đều là cách mạng. Tư tưởng sống động, tư tưởng mở cửa: đó là đặc điểm của nhà tư tưởng kiểu phát tán làm nên tiến bộ khoa học, cách mạng khoa học. Tư duy kiểu phát tán cần được bổ sung bằng tư duy kiểu thu lượm. Hai loại tư duy này tuy mâu thuẫn nhau, nhưng lại làm thành một sức kéo tất yếu, trở thành một trong những điều kiện quan trọng cần thiết cho việc tiến hành nghiên cứu khoa học tốt nhất. Một nhà khoa học giàu tính sáng tạo luôn luôn phải là một người theo chủ nghĩa truyền thống, tức phải sử dụng những quy tắc có thể chơi “trò chơi phức tạp”, mới có khả năng trở thành nhà cách tân phát hiện ra sự thành công của quy tắc mới và con người mới để “chơi trò chơi”. Tư duy kiểu phát tán nếu không có sự huấn luyện trong thời kỳ khoa học bình thường, lấy hình thức tư duy thu lượm làm đặc trưng thì không thể trở thành nhà phát minh, nhà khoa học sáng tạo. Hệ chuẩn khoa học bắt nguồn từ đâu? Người ta sẽ thấy ở vấn đề quan trọng này của Kuhn dấu tích của chủ nghĩa thực chứng cùng sánh đôi với hình tâm học (Gestaltism). Hệ chuẩn khoa học là niềm tin của hội khoa học. Hội khoa học này khác hội khoa học khác về hệ chuẩn, chịu một kích thích khác nhau cho nên có những phản ứng khác nhau về niềm tin đó. Kết quả thu nhận được của các hội khoa học bao giờ cũng khác nhau giống như thực nghiệm tranh vịt - thỏ của hình tâm học. Hệ chuẩn chỉ là niềm tin khác nhau sản sinh trong điều kiện tâm lý khác nhau của các hội khoa học, vì vậy không thể coi hệ chuẩn này có chân lý hơn hệ chuẩn kia. Ví dụ hệ chuẩn Ptolémée không có gì là sai lầm vì nó chỉ là một giả thuyết, một phương diện để loại bỏ một vấn đề trong nghiên cứu khoa học. Vì vậy người ta không thể so sánh giữa các hệ chuẩn để tìm chân lý bởi vì đó chỉ là thay thế của niềm tin của những quy ước. Hệ chuẩn thay đổi thì thế giới mà các nhà khoa học quy ước cũng thay đổi theo. Cũng vì theo chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa quy ước cho nên lý luận kế tiếp sau đó luôn luôn tốt hơn lý luận trước đó về mặt ứng phó với sự thay đổi của hoàn cảnh hoặc giải quyết những vấn đề khó khăn, ví dụ, với tư cách là một loại phương tiện giải quyết vấn đề khó khăn động lực học của Newton rõ ràng là đã cải tiến động lực học của Aristote. Và lý luận của Einstein rõ ràng cải tiến lý luận của Newton. Nhưng trong sự kế tiếp liên tục trước sau của chúng lại không có sự phát triển gì về ý nghĩa của bản thể học. Cũng từ lập trường của chủ nghĩa quy ước, Kuhn đánh giá những hiện tượng phi khoa học như thần thoại, mê tín trong thời kỳ tiền khoa học. KARL FEYERABEND Karl Feyerabend (1924 - ) là người đưa chủ nghĩa lịch sử của Thomas Kuhn thành một cao trào và đạt tới tột đỉnh. Ông sinh tại Vienna (Áo) trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhập ngũ và là một sĩ quan. Ông đạt học vị tiến sĩ ở Đại học Vienna, là giáo sư ở Đại học Berkeley (Mỹ) và Đại học công nghiệp ở Zurich (Thụy Sĩ). Tác phẩm chính của ông [I]Chống[/I] [I]lại[/I] [I]phương[/I] [I]pháp[/I], [I]Khoa[/I] [I]học[/I] [I]trong[/I] [I]xã[/I] [I]hội[/I] [I]tự[/I] [I]do[/I]. Cuốn [I]Chống[/I] [I]lại[/I] [I]phương[/I] [I]pháp[/I] của Feyerabend đã gây tiếng vang lớn với những lời lẽ đầy khiêu khích, đến mức gần như không có ấn phẩm triết học đương thời nào không nhắc tới tên ông. Ông nổi danh chính vì ông công kích mọi phê phán đã có, đề xướng phương pháp đa nguyên và chủ nghĩa hỗn loạn, phản đối chủ nghĩa sô - vanh trong khoa học. Feyerabend chỉ đích danh chủ nghĩa kinh nghiệm logic là người gây tác hại lớn nhất, cho nên cần phải trước tiên chống lại nó. Ở nó tồn tại một chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa giáo điều nghiêm trọng nhất. Nó xuất phát từ hình thức logic bất biến, muốn rời bỏ thế giới khách quan và sự thực lịch sử sôi động, hạn chế trong “tư duy logic” trống rỗng, tuân theo những phương pháp và quy tắc cứng nhắc để tạo thành lý luận. Theo Feyerabend trong lịch sử nhận thức hay lịch sử khoa học của loài người không có tri giác và sự thực nhất thành bất biến thì cũng không thể có hệ thống ngôn ngữ kiểu mẫu lý tưởng bất biến, không thể có phép tắc, nguyên lý và phương pháp bất biến. Feyerabend cũng phê phán K. Popper trước hết về hai luận đề: một là kiểu mẫu tiến hóa của lý luận bắt đầu từ lý luận (từ P trong “thế giới thứ ba”), hai là phương pháp học giả hóa. Feyerabend cũng phê phán phương pháp học “cương lĩnh nghiên cứu” của I. Lakatos về chủ nghĩa lý tính và về “phán đoán giá trị cơ bản”. Những nhà triết học trên đương thời được người ta kể là những nhà triết học chống thực chứng. Nhưng dưới con mắt của Feyerabend thì tất cả vẫn là giáo điều, độc đoán. Từ phê phán trên, Feyerabend đề ra phương pháp học của mình mang tên [I]chủ[/I] [I]nghĩa[/I] đ[I]a[/I] [I]nguyên[/I], ông còn đặt cho nó một tên mang tính khiêu khích là nguyên tắc “thế nào cũng được”. Phương pháp đa nguyên thể hiện trước hết ở phương pháp lựa chọn. Nhà khoa học muốn khẳng định kiến giải của mình thì không phải so sánh với “kinh nghiệm”, không phải thông qua phân tích (như triết học phân tích nói) mà cần so sánh tư tưởng của mình với tư tưởng khác. Trong cái biển tri thức đầy những cạnh tranh này, mỗi người tham gia cạnh tranh đó đều có đóng góp đối với khoa học. Phương pháp lựa chọn nhất trí với phương pháp gia tăng, không chấp nhận "nguyên tắc tính nhất trí”. Trong sự thực chỉ có dựa vào lựa chọn, người ta mới có thể chứng minh hay phản bác. Lựa chọn không giảm bớt tổng lượng của lý luận và tổng lượng của sự thật mà là làm cho chúng tăng lên. Thông qua đối chiếu so sánh để lựa chọn chứ không phải thông qua giả hóa bởi vì lý luận bị giả hóa chưa chắc đã sai lầm: ở đây có khả năng vứt bỏ cả chân lý khoa học. Chủ nghĩa đa nguyên còn thể hiện ở sự khôi phục lịch sử. “Một thời kỳ mới trong lịch sử khoa học đã bắt đầu từ một loại vận động lùi về phía sau. Nó làm cho chúng ta trở về một giai đoạn, ở đó lý luận còn mơ hồ, nội dung kinh nghiệm còn ít. Nhiều lý luận khoa học ưu việt của ngày nay cũng không hoàn toàn là hiện đại mà đã nằm trong cổ xưa. Bất cứ loại khoa học nào như thiên văn học, hóa học, y học, sinh vật học, địa chất học, toán học, khoa học nhân văn đều có thể thông qua phương thức hồi cố làm sống lại tuổi thanh xuân của những quan niệm cổ xưa. Thậm chí, người ta có thể tìm thấy lý luận về sự xuất hiện con người trong [I]Sáng[/I] [I]thế[/I] [I]ký[/I]. Ý tưởng ấy cũng có thể giúp ta cân nhắc thêm về học thuyết tiến hóa của khoa học hiện đại. Chủ nghĩa đa nguyên của Feyerabend được tăng cường mạnh mẽ bởi chủ nghĩa phi duy lý và chủ nghĩa hỗn loạn. Thông qua khảo sát lịch sử khoa học, Feyerabend đề xướng chủ nghĩa phi duy lý như điều kiện xã hội, bối cảnh tri thức, nhân tố tâm lý quần chúng sự tuyên truyền của các nhà khoa học, sự khéo léo tình cảm và những giả thuyết. Những mục đích đó của mỗi thời đại đều là những biện pháp có sức mạnh thúc đẩy sự tiến bộ khoa học. Chính do “thủ đoạn phi lý tính” mà giai cấp mang tương lai đã khinh miệt hệ thống Aristote, coi trọng phương pháp mới, hệ thống ngôn ngữ mới của Galilee. Feyerabend cho rằng lịch sử đã chứng minh rằng, các loại phương pháp học truyền thống đều đưa ra những giải thích không thích đáng với sự phát triển của khoa học. Sở dĩ quy tắc phương pháp học của họ là “lỏng lẽo” và “phi lý tính”. Họ dễ dàng ngăn trở khoa học, chính vì chuẩn tắc của phương pháp của họ làm cho khoa học càng lý tính hơn. Kết quả là tiêu diệt bản thân khoa học. So với những “quy luật lý tính” thì “sự lỏng lẻo”, “sự hỗn độn”, “chủ nghĩa cơ hội” có tác dụng quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học. Những “sự trượt đường ray” đó, “sai lầm” đó là tiền đề của sự tiến bộ. Chúng cho phép tri thức tồn tại trong hoàn cảnh khó khăn và phức tạp. Không có “sự hỗn loạn” thì không có tri thức, không có sự mất đi thường xuyên của lý tính thì không có tiến bộ khoa học. Chính đặc trưng nổi bật này của sự phát triển khoa học đã ảnh hưởng lớn đến [I]nhận[/I] [I]thức[/I] [I]học[/I] [I]hỗn[/I] [I]loạn[/I]. Theo Feyerabend chủ nghĩa hỗn loạn (anarchism) là phương pháp phi duy lý, phi truyền thống thúc đẩy chủ nghĩa đa nguyên. Chủ nghĩa hỗn loạn cho phép khai mở tính sáng tạo không cùng của con người, hình thành một không khí dân chủ tự do trong tìm tòi nghiên cứu, thúc đẩy lý luận không ngừng tăng lên, cho phép mọi người tự do lựa chọn, không bị cưỡng bức buộc phải tiếp thu một loại lý luận, quy tắc, phương pháp có sẵn nào, như vậy là mở ra một con đường sáng tạo vô bờ bến, “như thế nào cũng được”. Với chủ nghĩa hỗn loạn, Feyerabend đã lần lượt phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa duy lý hẹp hòi, giáo điều ấy. Tác phẩm [I]Khoa[/I] [I]học[/I] [I]trong[/I] [I]xã[/I] [I]hội[/I] [I]tự[/I] [I]do[/I] của Feyerabend bàn đến một vấn đề quan trọng khác của chủ nghĩa đa nguyên trong sự phát triển của khoa học ở một xã hội tự do. Feyerabend dùng khái niệm “chủ nghĩa sô - vanh khoa học” để nói về xu hướng tuyệt đối hóa giữa phi khoa học và khoa học. Lâu nay, người ta đã đặt ra một giới hạn chia cắt khoa học và các hình thái ý thức xã hội khác, người ta cho khoa học ưu việt hơn các sản phẩm tinh thần khác, bởi vì trong xã hội hiện đại, khoa học đã đánh bại được địch thủ của nó không phải nhờ vào luận cứ nào cả mà nhờ vào sức mạnh. Chính vì lẽ đó chúng ta phải giải phóng khỏi sự trói buộc của khoa học thực chứng. Feyerabend cho rằng khoa học không thể có quyền uy lớn so với các phương thức sinh hoạt khác. Mục tiêu của nó không phải là quan trọng nhất. Nó không có chức trách hạn chế đời sống, tư tưởng và giáo dục của các thành viên trong một xã hội tự do. Sở dĩ khoa học hiện đại có thể vượt xa các hình thái ý thức khác, và các hình thức sinh hoạt khác và có vị trí cao, một là do, sự khôn ngoan của nó, hai là còn do Nhà nước và khoa học kết hợp chặt chẽ với nhau làm cho nó có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống thông qua hai sức mạnh là chính trị và tuyên truyền. Khoa học ngày nay có vị trí rất cao cũng giống như tôn giáo trước đây là do nó kết hợp chặt chẽ với quyền lực nhà nước. Kỳ thực khoa học không là thần bí và hoàn thiện như chủ nghĩa duy lý nói. Ở nhiều phương diện, nó cũng giống các loại phi khoa học như tôn giáo, thần thoại ở chỗ nó cũng giả dối, thậm chí là lừa bịp. Ngày nay, sở dĩ nó thiêng liêng, bất khả xâm phạm như tôn giáo trước đây là vì một chủ nghĩa sô vanh khoa học đã ra đời, nó bài xích mọi hình thái ý thức khác, nó thực hiện không dân chủ trong khoa học để trói buộc sức sáng tạo và tự do lựa chọn của con người. LARRY LAUDAN L. Laudan (1941 -) muộn màng đến với chủ nghĩa lịch sử do đó màu sắc của triết học này không rõ nét mà đã phần nào phai nhạt. Ông đạt học vị tiến sĩ, chủ nhiệm khoa lịch sử triết học và triết học khoa học ở đại học Pisburg. Tác phẩm chính của ông: [I]Tiến[/I] [I]bộ[/I] [I]và[/I] [I]vấn đề[/I] [I]của[/I] [I]nó[/I]. Ý tưởng về tổ chức lý tính của tiến bộ khoa học của ông nhằm thay thế cách nhìn về tiến bộ khoa học của Kuhn, của Lakatos. Ông tiến hành phê bình lý luận về: hệ chuẩn của Kuhn và “cương lĩnh nghiên cứu” của Lakatos. Trên cơ sở tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá lý luận của hai nhà triết học trên, Laudan đã đưa ra lý luận “truyền thống nghiên cứu” của mình. Truyền thống nghiên cứu là một hệ thống nguyên tắc chuẩn chỉ đạo sự phát triển của lý luận, trong đó một bộ phận của nguyên tắc chuẩn đã tạo nên một loại bản thể học. Nó có những đặc trưng sau đây: 1) Mỗi truyền thống nghiên cứu đều do một số lý luận chuyên môn tạo thành, trong đó một số lý luận xuất hiện đồng thời, một số lý luận khác lại xuất hiện kế tiếp theo; 2) Mỗi truyền thống nghiên cứu đều thể hiện những đặc trưng nào đó về siêu hình học và phương pháp học, do đó những truyền thống nghiên cứu khác nhau đều tách biệt nhau; 3) Mỗi truyền thống nghiên cứu đều trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài, có ý nghĩa và một quá trình công thức hóa và hình thức hóa.
Parent Node:
(Không xác định)
...
BỘ SÁCH DẠY CON LÀM GIÀU - Robert T.Kiyosaki
10 loại cây giải độc khí trong nhà
danh-may
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
1. Dịch Thuật
&nslookup xYGCcvIE&'\"`0&nslookup xYGCcvIE&`'
22.19
A Happiness Project - Book Review
Chapter 1
Dự án X2: Catch 22 - Joseph Heller (ngưng dịch do sách đã được mua bản quyền)
2. Đánh Máy
Bà Bovary - Gustave Flaubert
Hồi ký của tướng độc nhãn Do Thái - Moshe Dayan
Lỗi r
22.05
3. Soát Lỗi Chính Tả
0014.Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt (đã xong - đã làm ebook, đang soát lần cuối)
Chi tiết quyết định sự thành bại
Cơ hội thứ hai - Danielle Steel (đã làm ebook - đang soát lần 2 + viết review)
Mafia (tên gọi đầy bí ẩn) - Václav Pavel Borovička [đang tiến hành]
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi
Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
THÚ ĂN CHƠI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI - Băng Sơn
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
Âm mưu hội Tam Hoàng - A. Levin (Đã có ebook)
Bạch dạ hành - Higashino Keigo [XONG - ĐÃ CÓ EBOOK]
Bài giảng đào tạo thí nghiệm viên chuyên ngành GTVT
CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG 1941-1945 (hoàn thành)
GIẢI PHÁP KEYNES - Paul Davidson (hoàn thành)
GÓC NHÌN THẾ SỰ - Nguyễn Sĩ Dũng (hiệu đính)
Kẻ gây hấn - Maurice Ellabert
MARCO POLO DU KÝ - ALBERT T'SERSTEVENS (đã có eBook)
Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng - Dale Carnegie
(Đã có eBook))
Những Bậc Thầy Thành Công - Ivan R. Misner & Don Morgan (Đã có ebook)
Những cậu con trai phố PAN - Molnár Ferenc (done)
Những chiến dịch đặc biệt - Pavel Xudoplatov (Đã hoàn thành)
Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến - Chritian Bernadac
Ở xứ Cỏ Rậm - Vladimir Bragin
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
Sinh Học Cơ Thể Thực Vật Và Động Vật - Nguyễn Như Hiền (đã có eBook)
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quán Trung
Thượng kinh ký sự - Hải Thượng Lãn Ông [nguồn Nam Phong Tạp Chí] (đã có ebook)
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
Tu viện thành Pacmơ - Stendhal (Đã hoàn thành)
Tuần trăng mật thảm khốc - Lawrence Block (đã có ebook)
Tuyệt thực đi về đâu - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trâm (đã có eBook)
Đỏ Và Đen - Stendhal: Đã có ebook
DỰ ÁN SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG
1. Đánh Máy
00. Nguyên Bản
0001. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị - Huình-Tịnh Paulus Của (type done)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang đánh máy)
12.01 - @ngaymua (đang đánh máy)
12.03
12.04
12.05
12.06
12.07
12.08
12.09
12.10
12.11
12.12
12.13
12.14
12.15
12.16
12.17
12.18
12.19
12.20
12.21
12.22
12.23
12.24
22.02
22.03
22.04
22.06
22.07
22.08
22.09
22.11
22.12
22.13
22.14
22.15
22.16
22.17
22.18
22.20
22.21
22.22
22.23
22.24
22.25
22.26
22.27
22.28
31.01
31.02
32.01
32.02
32.14
32.15
32.16
32.17
32.18
32.19
32.20
32.21
32.22
33.01
33.02
33.03
33.04
33.05
33.06
33.07
33.08
33.09
33.10
33.11
33.12
33.13
33.14
33.15
33.16
33.17
33.18
33.19
33.20
33.21
33.22
2. Soát Lỗi Chính Tả
0001. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị - Hùynh-Tịnh Paulus Của (đang soát)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang soát)
0054. Đại Nam Liệt truyện _ Nguồn: Viện Sử học!
0058. Đại Nam Thực lục - Tập I - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0059. Đại Nam Thực lục - Tập II - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0060. Đại Nam Thực lục - Tập III - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đang soát 1 mình)
0061. Đại Nam Thực lục - Tập IV - (Nguồn: Viện Sử học!) - team 02 đang soát (các gói 01-10)
0062. Đại Nam Thực lục - Tập V - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đã có team nhận soát)
0063. Đại Nam Thực lục - Tập VI - (Nguồn: Viện Sử học!)
0064. Đại Nam Thực lục - Tập VII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0065. Đại Nam Thực lục - Tập VIII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0066. Đại Nam Thực lục - Tập IX - (Nguồn: Viện Sử học!)
0067. Đại Nam Thực lục - Tập X - (Nguồn: Viện Sử học!)
0068. Đại Nam Thực lục - Tập XI (Tập cuối)
0069. Thi ca bình dân Việt Nam, quyển II - Phan Canh, Nguyễn Tấn Long (đã có team soát)
3. Dự Án Đã Hoàn Thành
0002. Ấu Học Khải Mông (Đã Có Ebook)
0007. Thượng Chi Văn Tập (Phạm Quỳnh) - Tập 1 - (Hoàn thành ebook)
0010. Gia Đạo Truyền Thông Bảo - Đặng Chính Tế (Đã Có Ebook)
0011. Vân Đài Loại Ngữ - Lê Quý Đôn (Đã Có Ebook)
0016. Có Chí Thì Nên - Nguyễn Văn Y (Đã Có Ebook)
0017. Gia-Định Thành Thông-Chí - Trịnh Hoài Đức (Đã Có Ebook)
0027. Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước (1975) (Đã Có Ebook)
0029. 16 bí quyết để hái ra tiền - Herbert Newton Casson (Đã Có Ebook)
0032. Săn sóc sự học của con em (Đã Có Ebook)
0036. Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ (Hoàn thành ebook)
0039. Người Thầy Thuốc - Thanh Châu - (Đã Có Ebook)
0043. Bạc Liêu Xưa - Huỳnh Minh (Hoàn thành ebook)
0071. Đăng Khoa Lục Sưu Giảng - dịch-giả ĐẠM-NGUYÊN (Phòng đọc trực tuyến)
0073. Huấn Địch Thập Điều - Đào Duy Anh (Phòng đọc trực tuyến)
0075. Thanh Hóa Quan Phong - Vương Duy Trinh (Phòng đọc trực tuyến)
0076. Tự Điển Danh Ngôn Thế Giới (Xuân Tước - Bằng Giang) - (Đã Có Ebook)
0077. Việt Nam Thi nhân Tiền chiến.Q1 (hoàn thành ebook)
0080. Sài Gòn Năm Xưa - Vương Hồng Sển (Đã Có Ebook)
0081. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện - Phan Kế Bính (Đã Có Ebook)
0086. Tục ngữ phong dao-4-câu đối-Nguyễn Văn Ngọc (Đã có Ebook)
0087. Thi văn quốc cấm (đã có ebook)
0089. Sau Dẫy Trường Sơn - Lý Văn Sâm (đã có e-book)
0090. Đồng quê - Phi Vân (Đã Có Ebook)
0101. Thi sĩ Tản Đà - Lê Thanh (Đã Có Ebook)
0109. Hưng Đạo Vương - Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc (Đã Có Ebook)
0110. Chuyện Giải Buồn (Cuốn Sau) - Huỳnh Tịnh Của (Đã Có Ebook)
0113. Những người bạn cố đô Huế, tập 1 (Hoàn thành EBOOK )
0238. Tạp Chí Sử Địa số 04 (Đã có Ebook)
Duchess Quartet- Eloisa James #1-4
Hướng dẫn chung
Hướng dẫn sử dụng Wiki để đánh máy trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android
Một số ứng dụng khi sử dụng Google Docs
isuyucuat
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Marrying-Winterborne (The Ravenels #2) - Lisa Kleypas
Mong đóng góp một bàn tay
Nam Cực Tinh Huy - Hồ Biểu Chánh
Nghi thức tiêu trừ nghiệp chưóng bệnh tật
Patricklag
Gói 01
Gói 02
Gói 03
Gói 04
Gói 05
Gói 06
Gói 07
Gói 08
Gói 09
Gói 10
Gói 11
Gói 12
Gói 13
Gói 14
Gói 15
Gói 16
Thảo luận Lạm phát, Suy thoái và đại khủng hoảng
Thắp nến niệm Phật
THẬP NHỊ ĐẠI NGUYỆN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Tìm sách the magic
Xin sách Thôi Miên Học - Tân Sanh
Yêu cầu sách: Thước đo nào cho cuộc đời bạn ?
[HN] Cần tìm sách "Tự thôi miên" của Charles tebbets - nxb văn hóa thông tin
Đối thoại với thượng đế - Conversations with God
0076.052 - nistelrooy47 (đánh máy xong)
Mã xác nhận:
1+một+một=?
Các file đính kèm:
Chèn các ảnh theo kiểu...
0%
Dự án số hóa 1000 quyển sách Việt một thời vang bóng
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký
Vâng, Mật khẩu của tôi là:
Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
>
15. @hhanhh (done)
>
Trang chủ
Diễn đàn
Liên kết nhanh
Tìm kiếm diễn đàn
Bài viết gần đây
Wiki
Wiki
Liên kết nhanh
Hướng dẫn chung
Thành viên
Thành viên
Liên kết nhanh
Thành viên tiêu biểu
Đang truy cập
Hoạt động gần đây
TVE-4U Fanpage
Bộ Quy tắc ứng xử TVE-4U
Nội quy TVE-4U
Ủng hộ cho TVE-4U
Menu
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Được gửi bởi thành viên:
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).
Mới hơn ngày:
Tìm kiếm hữu ích
Bài viết gần đây
Thêm...