18.Trang 351-370vancuong7975(lần 2)WIKI

17/11/15
18.Trang 351-370vancuong7975(lần 2)WIKI
  • PDF
    GoogleDocs

    :rose:
    chóng nhận ra rằng trong trái tim mình vẫn còn một chỗ dành cho Stuart Mong, người lính tuyệt vời mà cô đã gặp ở Palladium rất nhiều năm trước đây. Một ý nghĩ nảy ra trong đầu, cô lấy cuốn sổ điện thoại từ hồi học đại học của chị cô trước đây. Chị cô đã nói rằng Stuart hiện giờ là giám đốc một bảo tàng nghệ thuật ở vịnh Green, Winconsin. Chị cô được biết thông tin này là do có lần chính Stuart đã gọi điện đến. Và những cuộc gọi điện thoạỉ đường dài lãng mạn bắt đầu. Stuart đến Los Angeles, và hai người tổ chức lễ cưới ít tháng sau đó ở Ritz-Carlton, Rancho Mirage, bang California.

    Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của Betty. Cô trở thành một nhà diễn thuyết thành công, có một công việc thành công và được mọi người kính trọng. Cô cũng đã kết hôn với người mà cô thực sự yêu thương trong cuộc đời mình. Và cuối cùng, trong cô loé lên một niềm hy vọng rằng có có thể nhìn lại. Những bác sĩ ở Viện mắt Doheny thông báo với cô rằng cô là một ứng viên hoàn hảo cho một cuộc phẫu thuật cấy màng sừng ở mắt.

    Betty trải qua hai cuộc phẫu thuật thành công, và mắt cô đã hoàn toàn sáng trở lại. Stuart và Betty vui mừng khôn xiết. Khi Stuart lái xe đưa có trở về nhà từ bệnh viện, Betty đã thực sự sửng sốt trước vô vàn những màu sắc. Những chiếc ô tô thật là tươi sáng và bóng lộn!

    Hai vợ chồng quyết định cần phải ngắm nhìn tất cả những gì có thể. Họ thực hiện một chuyến du lịch châu Âu. Họ thăm các bảo tàng, các phòng trưng bày nghệ thuật, các di tích lịch sử. Điều khiến Betty tò mò nhất là những bức vẽ tuyệt đẹp do nhiều nghệ sĩ khác nhau thực hiện. Bà nhớ lại: "Tôi phát khóc khi được nhìn ngắm quá nhiều cái đẹp đến thế. Lúc đó tôi cảm thấy choáng ngợp, nhưng thực sự điều đó đã mang lại cho tôi niềm hạnh phúc".

    Khi quay trở về nhà, Stuart và Betty tổ chức ăn tối ở ngoài để kỷ niệm 9 tháng họ tái họp. Khi họ rời khỏi nhà hàng, Betty bị ngã xuống cầu thang và bị đập đầu. Những ngày sau đó, cô bắt đầu có vấn đề với đôi mắt. Các bác sĩ đã xác nhận nỗi lo sợ của cô. Võng mạc của cô bị bong ra, và mặc dù đã nỗ lực phẫu thuật, một lần nữa cô lại không thoát khỏi cảnh mù loà. Không thể giúp mắt sáng trở lại sau lần bị mù thứ hai.

    Khi Betty kể đến phần này của câu chuyện, người nghe cảm thấy cực kỳ tuyệt vọng cho bà. Họ ôm đầu, xuôi vai, và những hàng lệ bắt đầu chảy trên má. Làm sao điều kinh khủng này lại có thể xảy ra với người phụ nữ tuyệt vời này? Làm sao một người có thể tồn tại khi bị mất ánh sáng, mà không phải mất lần đầu, mà là lần thứ hai?

    Betty nói: “Lúc đó mẹ tôi phát bệnh vì tuyệt vọng. Tôi đã quá lo lắng cho bà đến nỗi tôi chẳng còn thời gian mà giày vò mình trong nuối tiếc hay đau khổ. Thực ra, tôi không hoàn toàn cảm thấy bị suy sụp, mặc dù tôi đã từng có lúc cảm thấy như vậy. Khi bi kịch xảy ra, bạn mới thực sư biết mình là con người như thế nào”.

    "Tôi ước là tôi không bị mù, nhưng tôi đã gặp và có đươc những người bạn tri âm tri kỷ cũng là nhờ tôi bị mù. Tôi không có điều gì phải phàn nàn hay hối tiếc, tôi thực sự có một cuộc sống vô cùng tươi đẹp”. Bà thốt lên những lời đó với vẻ hết sức dễ dàng và mộc mạc đến nỗi mọi người không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tin bà. Sự cứng cỏi, tự tin và hài hưởc của bà khiến người ta không dám thương hại.

    Sự tự tin của Betty xuất phát từ lí do là bà không bao giờ để sự mù loà làm hạn chế mình. Bà nói rằng khi bạn đánh mất một giác quan này, bạn có thể phát huy sức mạnh của những giác quan khác. Betty đã chứng tỏ là một nghệ nhân trong việc dệt bằng tay tất cả các loại vải: từ những tấm khăn trải bàn trong những buổi tiệc nghi lễ đến những bộ đầm dạ hội. Chiếc khăn choàng bà tự dệt bàng tay cho Nancy Reagan và lá cờ bà dệt cho Betty Ford được treo trong các phòng trưng bày quà tặng của Nhà Trắng. Betty còn là một đầu bếp thượng hạng, một ca sĩ tài năng và một bạn nhảy đáng được khao khát - tất cả những tài năng mà có lẽ bà chưa hẳn đã có nếu như bà có thể nhìn.

    Betty và Stuart, vẫn tiếp tục dâng hiến cho cuộc đời niềm tin yêu lạc quan và cùng nhau tạo lập những chuyến phiêu lưu cho chính họ. Betty vẫn làm việc cho Viện nghiên cứu Chữ nổi, giờ ở Trung tâm Desert, Rancho Mirage, với nhiệm vụ chính là điều phối viên cho các chương trình cộng đồng.

    “Cả cuộc đời tôi là một thành công", bà tuyên bố. “Nhưng cái mà tôi gọi là thành công có lẽ không giống với quan niệm về thành công của bạn. Tôi tìm thấy thành công trong việc phát triển các mối quan hệ với tất cả mọi người. Và, mặc dù nghe có vẻ lạ, nhưng tôi cảm nhận được nhiệt huyết trong một căn phòng và kết giao với mọi người dựa trên cảm nhận đó. Trên đời này không gì quan trọng hơn những mối quan hệ giữa con người với con người. Xét về phương diện cá nhân, bị giới hạn về khả năng nhìn là một thách thức kéo dài suốt cuộc đời. Ngày hôm qua tôi biết tôi đã không làm được gì, nhưng ngày hôm nay, tôi may mắn có đặc ân được làm một điều gì đó để giúp đỡ người khác và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Có lẽ tôi cũng sẽ còn khả năng giúp đỡ mọi người vào cả ngày mai nữa. Và tôi cho đó là thành công”.

    Nụ cười thường trực trên môi, vẻ đẹp không có tuổi, nhiệt huyết vô biên, bản chất nhân hậu và tinh thần lạc quan yêu đời vô hạn của bà đã chứng minh được rằng bà đích thực là người phụ nữ của thành công và có tầm nhìn không biên giới.

    Thành công luôn đòi hỏi cần phải có sự đầu tư về thời gian, công sức, hoặc tiền bạc. Những đầu tư như nhau không có nghĩa là sẽ cho ra những kết quả giống nhau. Bạn thành công được đến mức độ nào phụ thuộc vào việc bạn đầu tư những nguồn lực của bạn khôn ngoan đến đâu và hiệu quả đến mức nào - và cả sự đầư tư của những người bạn của bạn nữa - nhằm góp phần đạt hiệu quả thành công lớn nhất. Câu chuyện, này là của hai tác giả ăn khách Mark Victor Hansen và Robert G. Atỉen.


    ĐÒN BẨY CỦA THÀNH CÔNG

    MARK VICTOR HANSEN VÀ ROBERT G. ALLEN

    Tác dụng của đòn bẩy tương đương với tốc độ. Nếu bạn muốn có một cuộc sống thịnh vượng, sung túc, bạn cần có đòn bẩy. Thậm chí là rất nhiều. Có ba phần trong quá trinh sử dụng đòn bẩy. Phần đầu tiên là mục tiêu mà bạn mong muốn biến nó trở thành hiện thực (Ước mơ). Những nhà Triệu phú tiến bộ thường có những ước mơ đl trước cả xu thế của loài người, và những ước mơ đó làm tăng thêm giá trị. Bằng cách này, mỗi một đô la kiếm được là cả một sự “khai sáng". Ngoài ra, quy luật vận động thường bao giờ cũng phát triển theo hướng tích cực và khi những đô la đã lên đến con số hàng triệu, thì cảm giác lâng lâng sẽ tràn ngập trong lòng những Triệu phú tiến bộ đó.

    Phần thứ hai là điểm tựa cho đòn bẩy. Đó chính là bạn. Bạn là vật thể mấu chốt để cái đòn bẩy dựa vào. Nếu không có bạn, sẽ không có độ cao cho đòn bẩy, và vật thể sẽ không bao giờ dịch chuyển, dù cái đòn bẫy có dài đến đâu và lực bẩy có lớn đến đâu đi chăng nữa.

    Phần thứ ba là bản thân cái đòn bẩy. Khi mục tiêu và điểm tựa đã được đặt đúng vị trí, thành công phụ thuộc vào độ dài và lực của đòn bẩy. Giả sử như cái đòn bẩy khoẻ thì tất cả đều là nhờ độ dài của đòn bẩy đó. Đòn bẩy càng dài thì càng cần ít công để dịch chuyển vật thể. Một cái đòn bẩy dài sẽ giúp thực hiện công việc nhanh hơn và dễ dàng hơn so với một cái đòn bẩy ngắn.

    Những Nhà triệu phú tiến bộ hiểu được rằng tốc độ đang là công cụ được ưa chuộng trong kinh doanh. Những Nhà triệu phú tiến bộ này biết cách tạo ra những cái đòn bẩy rất dài và khoẻ.

    Hãy cho tôi một cái đòn bẩy đủ dài và một điểm tựa, tôisẽ nâng Trái đất lên.

    -ARCHIMEDES

    Một ngôi sao điện ảnh làm một bộ phim. Chiếc đòn bẩy xuất hiện khi hàng ngàn bản được tung ra và bộ phim được chiếu trên khắp thế giới. Tiền vào như nước khi hàng triệu người đổ xô trả tiền để được xem phim.

    Khi một cầu thủ bóng chày thi đấu, đòn bẩy xuất hiện nếu anh ta được mười ngàn người hâm mộ theo dõi ở sân vận động và trận đấu được tường thuật trực tiếp trên truyền hình trên khắp cả nước. Khoản lương khổng lồ vận động viên này được nhận là nhờ những lợi ích thu được từ làn sử dụng đòn bẩy này.

    Mặt khác, những giáo viên, thường có 25 đến 40 sinh viên trong một lớp. Họ có rất ít đòn bẩy, vì thế lương của họ khá thấp. Cả cầu thủ bóng chày và người giáo viên đều giúp tăng thêm giá trị (với người giáo viên thường được coi là tăng thêm được nhiều giá trị hơn), tuy nhiên người cầu thủ lại có đòn bẩy lớn hơn và vì thế anh ta có quyền đòi hỏi nhiều hơn người giáo viên và lương cũng cao hơn.

    Tất cả những khoản tiền khổng lồ này đều được tạo ra theo nguyên tắc chung của đòn bẩy. Ví dụ, cuốn sáchHạt giống Tâm hồn (Chicken Soup for the Soul) tập một đã giúp tăng thêm nhiều giá trị. Ngay khi quyển sách được viết xong, nhà xuất bản đã bán được hàng triệu bản. Và ngay khi tác giả trở nên nổi tiếng, ông đã có thể lấy cuốn sách của mình làm đòn bẩy để phát triển thương hiệu Chicken Soup bằng một loạt các quyển sách khác nữa, ví dụ như cuốn Hạt giống cho Tâm hồn Thanh thiếu niên (Chicken Soup for the Teenage Soul) cũng như các tác phẩm khác như Chicken Soup Calendars. Hàng chục triệu những cuốn sách như thế này vẫn đang được bán rất chạy. Đòn bẩy này không chỉ giúp tạo ra đồng tiền liên tục cho tác giả mà còn cho các nhà xuất bản, các cửa hàng sách và nhiều đơn vị liên quan khác nữa.

    Cuốn sách Không có gì bị mất (Nothing Down) nhấn mạnh sức mạnh của đòn bẩy trong lĩnh vực bất động sản. Nếu bạn bỏ vốn 10 phần trăm vào một ngôi nhà trị giá 200 nghìn đô la và ngôi nhà đó sẽ tăng giá trị lên khoảng 5% trong vòng một năm thì tổng cộng tài sản đó sẽ tăng lên là 210 nghìn đô la. Bạn có được đòn bẫy không chỉ ở 20 nghìn đô la mà bạn bỏ vào mà còn ở phần còn lại 180 nghìn đô la mà bạn đã mượn. Khoản đầu tư 20 nghìn đô la đã giúp bạn kiếm được 10 nghìn đô la và một khoản lãi 50% trong số tiền của bạn.

    Nếu bạn có khả năng mua bán bất động sản mà không cần trả tiền mặt và giá trị của khối bất động sản đó tăng lên thì tức là bạn đã tạo ra một khoản lãi dựa vào đồng vốn của một ai đó. Tất nhiên, nó bao hàm cả thời gian và nỗ lực nữa. Tuy vậy, có lãi mà không phải bỏ ra một xu đầu tư nào thì rõ ràng bạn đã có một khoản lãi vô hạn. Và đó chính là một đòn bẩy có sức mạnh vô hạn.

    Sức Mạnh Khủng Khiếp của Đòn Bẩy

    Đòn bẫy là sức mạnh giúp điều khiển nhiều thứ mà không cần tốn nhiều công. Những cánh cửa lớn chỉ cản những bản lề nhỏ. Trong thế giới kinh doanh, có 5 kiểu đòn bẩy.

    OPM (Other People’s Money) - Tiền Của Người Khác

    Trong đầu tư bất động sản, chúng ta mua một khối tài sản với 10 phần trăm tiền mặt, nhưng ta quản lý 100% tài sản. Cách đầu tư cổ điển này được giới thiệu trong cuốn Không có gì bị mất (Nothing down) nhằm dạy cho chúng ta cách làm thế nào để đạt được đòn bẩy tối thượng: đó là mua được tài sản mà cần ít hoặc không cần tiền. Hàng ngàn người đã trở thành triệu phú nhờ cách này.

    OPE (Other People's Experience) - Kinh Nghiệm Của Người Khác

    Sẽ phải mất thời gian dài để tự học, do đó bạn nên mượn hay học từ người khác. Cách tốt nhất để trở nên giàu có là tự mình tiếp xúc, học hỏi những người giàu. Biết tất cả những gì họ biết, gặp gỡ tất cả những người họ gặp và làm tất cả những gì họ làm, thậm chí phải làm tốt hơn. Nếu bạn không thể làm được điều này, hãy đọc sách của họ, nghe những cuốn băng của họ, xem những cuốn video của họ, thậm chí phỏng vấn họ nếu có thể và tham dự những buổi hội thảo chuyên đề mà họ tham gia. Một ý tưởng mà bạn học được có thể giúp bạn tiết kiệm được nổ lực làm việc trong 10 năm. Dùng đòn bẩy tức là phát huy tối đa những kết quả của bạn trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Vì thế, hãy tiếp thu những thông tin và sự hiểu biết mà những người đi trưởc đã tích luỹ suốt cả đời họ để làm vốn sống hữu ích cho mình - bằng những cuốn sách, cuốn băng, đĩa CD, video và các buổi hội thảo chuyên đề. Đó là cách rẻ tiền nhất và nhanh nhất để đạt được OPI.

    OPI(Other People’s Ideas) - Ý Tưởng Của Người Khác

    Khi Mark muốn trở thành một nhà diễn thuyết chuyên nghiệp, anh đã tham dự hội nghị của Hiệp hội những Nhà diễn thuyết Quốc gia năm 1974. Cavett Robert, chủ tịch hội những người diễn thuyết, người đồng sáng lập ra hiệp hội đã có bài nói chuyện về cách thức tạo ra những cuốn sách đồng tác giả. Trong vòng một tháng, Mark đã lấy ý tưởng này và viết một cuốn sách với Keith DeGreen có tên gọi là Đứng dậy, Nói thẳng, và Chiến thắng (Stand up, Speak Out and Win). Họ tuyển 14 cộng tác viên và mỗi người đầu tư 2000 đô la cho 1000 quyển sách. Đó là vụ đầu tư làm ăn đầu tiên của Mark mà không cản bỏ ra một đồng xu nào. Anh đã tận dụng ý tưởng của một người khác để kiếm được 200 nghìn đô la trong năm đó (anh bán được 20 nghìn bản, mỗi bản giá 10 đô la). Mục tiêu của bạn cần phải được thực hiện với những người có thể chia sẻ với bạn những ý tưởng kiếm tiền ngoạn mục nhất.

    OPT (Other People's Work) - Thời Gian của Nguời Khác

    Đôi khi trong những hoàn cảnh cụ thể, có những người sẽ tự nguyện dành thời gian cho bạn. Song phần lớn họ sẽ bán cho bạn thời gian, tài năng, sự liên hệ, các nguồn lực và sự hiểu biết của họ với giá cũng phải chăng. Hãy nhờ cậy đến những chuyên gia - những người xuất sắc và độc đáo trong việc sử dụng các khả năng của họ để đưa bạn vươn cao.

    OPW - Công Việc Của Người Khác

    Hầu hết mọi người đều muốn có một công việc. Họ muốn sự yên ổn hơn là có cơ hội. Hãy nhờ họ và giao phó cho họ làm những công việc mà bạn không muốn hoặc không thể làm. Hãy nâng giá trị của mình lên thông qua những người khác.

    Những nhà triệu phú là những bậc thầy trong việc sử dụng 5 loại đòn bẩy này.

    Theo Nhà triệu phú một phút (The One Minute Millionare) của Mark Victor Hansen và Robert G. Allen.

    Những phẩm chất của một người lãnh đạo được hình thành từ cả khả năng bẩm sinh lẫn khả năng mà họ học được trong cuộc sống. Mọí nguyên tắc chung cho tất cả mọi thành công: muốn đạt được mục tiêu tương đối xa vời với bạn, bạn phải bắt đầu bằng cách thúc đẩy những năng lực tiềm ẩn trong chính con người bạn. Niri Patel, huấn luyện viên một mạng lưới ở Vương Quốc Anh, kể lại khả năng lãnh đạo đã giúp mang lại thành quả như thế nào.


    LÃNH ĐẠO

    NIRIPATEL

    Nói về thành công tức là nói về việc làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Dù bạn muốn thành công trong công việc, trong làm ăn, tài chính, sức khoẻ và thể chất, hay trong các mối quan hệ, thì bạn phải không ngừng hoàn thiện chính mình. Những sự tiến bộ này sẽ đến bằng cách tạo ra sự thay đổi.

    Vào nàm 1992, tôi cảm thấy rất bất mãn với cuộc đời mình. Tôi gặp vấn đề về sức khoẻ và điều này đã khiến tôi trở thành kẻ vô dụng trong gần hai năm. Tôi buộc phải nghỉ làm ở một nơi có lương bổng hậu hĩnh. Sức khoẻ tồi tệ, tài chính suy kiệt, và tôi là một kẻ thất nghiệp. Phải sống trong cảnh cực khổ, tôi không hiểu nổi tại sao tất cả những điều khủng khiếp này lại xảy đến với mình. Tại sao mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ như thế?

    Một năm sau, khi tham dự một hội thảo chuyên đề về phát triển cá nhân, tôi đã nghe thấy những câu nói như thế này: “Để mọi thứ thay đổi, bạn phải thay đổi. Để mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn, bạn phải trở nên tốt đẹp hơn”.

    Điều đó là dễ hiểu. Với cuộc sống bất hạnh như của tôi, tôi không thể mong chờ một điều gì tốt đẹp hơn nếu cứ ngồi ca cẩm than phiền mãi về hoàn cảnh cúa mình. Tôi cũng không thể làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn bằng cách ngồi trách móc người khác. Từ hôm đó tôi quyết định cần phải làm điều gì đó để thay đổi cuộc đời của tôi và chính tôi sẽ là người thay đổi chúng.

    Nhưng tôi sẽ thay đổi bằng cách nào? Nắm được điều gì giúp tạo ra sự thay đổi là hết sức quan trọng. Tôi nhận ra rằng cái tạo ra sự thay đổi không phải là hành động, cũng không phải là sự kiên trì bền bỉ, sự kiên định, sự tận tâm hay sự trung thành. Tất cả những yếu tố này đều dẫn đến sự thay đổi. Chúng cần thiết để làm xuất hiện sự thay đổi, song bản thân chúng không tự tạo ra sự thay đổi. Cái thực sự tạo ra sự thay đổi là thay đổi trong suy nghĩ. Khi điều kiện sống thay đổi, chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ của chính mình nhằm thích nghi hay vượt qua được sự thay đổi đó.

    Đến hôm nay cuộc đời tôi đã hoàn toàn đổi thay. Tôi có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, và chúng tôi đang chờ đợi sự ra đời của đứa con đầu lòng. Công việc làm ăn của chúng tôi hết sức suôn sẻ và công ty cũng góp phần tạo công ăn việc làm và cải thiện cuộc sống của nhiều người khác. Chúng tôi còn được sống trong vòng tay yêu thương bè bạn. Chỉ trong một thập kỷ mà cuộc sống đã thay đổi biết bao!

    Yếu tố giúp cuộc đời tôi chuyển hướng được như vậy là nhờ đã hiểu được rằng tạo ra sự thay đổi là phải dần dần từng bước trở thành người quản lý hay lãnh đạo. Những người lãnh đạo có mặt ở khắp nơi, trong chính phủ, trong doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo, các đội thể thao, và thậm chí là ở nhà. Trong một buổi nói chuyện gần đây, tôi đã đề cập đến một khán giả, người này vừa là một giáo viên ở trường mẫu giáo lại vừa là một bà nội trợ. Chị đã xin phép nghỉ làm dài hạn để chăm sóc cho đứa con gái 8 tháng tuổi của chị. Tôi đã nói những người phụ nữ như thế này là những người quản lý quan trọng nhất trong khán phòng bởi vì họ cần phải là người quản lý những đứa trẻ xung quanh họ. Xét cho cùng, nếu họ không là những tấm gương tôi cho con trẻ noi theo thì còn ai vào đây nữa? Tôi tiếp tục chia sẻ một số quan điểm cá nhân của tôi với khán giả về cách quản lý. lãnh đạo, chủ yếu bằng cách đặt câu hỏi. Tôi muốn chia sẻ với bạn những điều này và hy vọng rằng bạn cũng sẽ thấy chúng có ích.

    Lãnh đạo là gì?

    Lãnh đạo là việc nghiên cứu không ngừng để tìm ra cách tạo ra một tương lai mới. Các nhà lãnh đạo là những người gây được tầm ảnh hưởng lớn. Suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của họ đều có ảnh hưởng đến những người xung quanh và từ đó sẽ giúp tạo ra sự thay đổi. Các nhà lãnh đạo tuyển dụng tập hợp các nhân viên và làm cho họ tin rằng họ không chỉ còn là những chân sai vặt tầm thường cho cấp trên nữa. Tướng Norman Schwarzkopt định nghĩa người lãnh đạo phải là người "làm cho người khác sẵn lòng làm hơn những gì bình thường họ có thể làm".

    Những phẩm chất cần có ở một người lãnh đạo?

    Bốn phẩm chất mà một nhà lãnh đạo cần phải có bao gồm:

    1. Tầm nhìn. Nhà lãnh đạo phải là người biết nhìn xa trông rộng.

    2. Sẵn sàng. Nhà lãnh đạo phải là người có thể đảm bảo mục tiêu đề ra sẽ phải đạt được. Những nhà lãnh đạo xuất sắc cũng quan tâm đặc biệt đến những điều diễn ra xung quanh họ.

    3. Chuẩn mực. Nhà lãnh đạo phải là người đặt ra những tiêu chuẩn yêu cầu cao hơn những người khác. Họ không chấp nhận những tiêu chuẩn mà người khác thấy là đã đủ lắm rồi.

    4. Có chiến lược. Nhà lãnh đạo phải là người có những kĩ năng và chiến lược mà người khác cần phải có nhưng không có được.

    Tôi sẽ bắt đầu như thế nào nếu tôi muốn trở thành một nhà lãnh đạo?

    Hãy bắt đầu bằng cách lãnh đạo chính bạn. Hãy tạo những thay đổi cần thiết trong chính cuộc đời bạn để gjúp bạn trở nên hoàn thiện hơn. Ngoài ra, có 3 mức độ lãnh đạo:

    Lãnh đạo ở mức 1. Lãnh đạo người khác. Ngay khi bạn có thể lãnh đạo được chính mình thì đó là lúc bạn có thể lãnh đạo được người khác, ở mức độ này, người lãnh đạo có những người tuân theo. Những người này khác hẳn với đám đông a dua. Đám đông a dua chỉ là những kẻ loi choi chuyên nịnh bợ vuốt ve cái gọi là bản ngã của người lãnh đạo. Những người tuân theo thì ngược lại, họ mang theo thông điệp của người lãnh đạo.

    Lãnh đạo ở mức 2. Lãnh đạo những người lãnh. đạo ở mức độ này, bạn có thể xác định được những người quản lộ nào thuộc nhóm những người tuân theo tin cậy của bạn, và những người nào không nằm trong số nhóm đó. Điều này sẽ góp phần làm tăng sức ảnh huởng của bạn bởi vì bạn có thể tiếp cận được với nhiều người nhờ sự giúp đỡ của những người lãnh đạo cấp dưới của bạn.

    Lãnh đạo ở mức 3. Nhà lãnh đạo của những nhà lãnh đạo đi lãnh đạo người khác! Nghe thi có vẻ phức tạp, song thực ra cũng rất đơn giản. Những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất sẽ dần có cách để công việc của họ luôn luôn được tiếp nối ngay cả khi họ chuyển việc làm hoặc thậm chí đã chết họ tin vào sự nối tiếp.

    Vậy làm thế nào để người lãnh đạo có thể làm cho những nhân viên của họ, những người vốn quen bám vào thực tế cũ kỹ, chấp nhận một viễn cảnh mới, một thực tế mới?

    Có ba cách sau đây người lãnh đạo có thể áp dụng:

    1. Cho mọi người tham gia vào các hoạt động ở mức độ rộng hơn. Các nhà lãnh đạo hãy tạo cơ hội để mọi người có thể vượt ra ngoài những hoàn cảnh sống bình thường của họ và hướng tới những chân trời mới, tầm nhìn mới. Các nhân viên cần được giúp đỡ để họ có thể nhìn thấy một tương lai đầy hấp dẫn đang chờ họ ở phía trước. Thứ mà mọi người thiếu thường không phải là nguồn lực sẵn có của họ mà là khả năng phát huy nguồn lực đó! Đó là cách làm thế nào để một người giáo viên có thể hỗ trợ một đứa trẻ tự ti và khiến nó trở thành một học sinh xuất sắc trong trường học và thành công trong cả cuộc sống sau này. Đó là cách làm thế nào mà Mahatma Gandhi có thể giúp được người Ấn Độ giành được độc lập từ nước Anh và đó là cách làm thế nào mà Martin Luther King Jr. khích lệ được tinh thần của rất nhiều người với giấc mơ của ông.

    2. Bày tỏ nguyện vọng và động cơ giúp đỡ. Mục đích của một người sẽ quyết định khả năng gây ảnh hường tích cực đến người khác của họ. Nếu bạn coi trọng bản thân hơn việc giúp đỡ và đóng góp thì bạn sẽ thất bại. Điều này dẫn đến sự thất bại. Mặt khác, nếu mọi người cảm thấy bạn thực sự ở đó vì họ, thì họ sẽ không chỉ lắng nghe bạn mà còn hành động để đáp lại sự lãnh đạo của bạn. Đó là lý do vì sao Mẹ Teresa được rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đến để chia sẻ với bà những công việc giúp đỡ người vô gia cư và nghèo túng ở Calcutta.

    3. Giúp mọi người hiếu về những quy luật của cuộc sống. Chỉ có một thứ chắc chắn trong cuộc sống. Nếu mọi thứ không thay đổi thì người ta cũng không cần đến những nhà lãnh đạo, mà chỉ cần những người quản lý! Những nhà lãnh đạo có khả năng tiên đoán được sự thay đổi và hiểu rằng thời gian hợp lý nhất để giải quyết một vấn đề là khi nó chưa xảy ra. Winston Churchill đã cảnh báo những nguy hiểm mà châu Âu sắp sửa phải đối mặt rất lâu trước khi thế giới thấy sự thật đó hiện ra trước mắt họ.

    Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, dù là lãnh đạo chính mình hay lãnh đạo người khác, cách tốt nhất là cần phải tự hoàn thiện chính bản thân mình. Tôi thường nghe thấy câu nói này: “Nếu chúng ta luôn chỉ làm những gì chúng ta đã làm, thì chúng ta luôn chỉ nhận những gì chúng ta đã được nhận". Chỉ bằng sự thay đổi, ta mới có được thành công đích thực.

    Thành công tự bản thân nó là mội công cụ đòn bẩy. Bằng cách đạt được những mục tiêu đầy tham vọng, bạn sẽ thu hút được sự chủ ý của người khác, những người đang ao ước thành công của bạn và tán dưonq khả năng lãnh đạo của bạn. Đáng lưu ý nhất là những người biết tận dụng những thành qủa của họ để gọt giũa lại nghề nghiệp của mình theo cách có lợi nhất Connie Hinton, một chuyên gia marketing ở Sealle và là người hâm mộ cuồng nhiệt giải đua xe NASCAR, đã viết về một nhà vô địch đua ô tô và những cống hiến anh để lại cho môn thể thao.


    THÀNH CÔNG LÀ NGƯỜI LÁI CHIẾC Ô TÔ TỐC ĐỘ CAO MÀU ĐEN HAY ĐÔI KHI LÀ NHỮNG GÃ TỐT BỤNG KHÔNG MẶC ĐỒ TRẮNG

    CONNIE HINTON

    Chặng đua cuối cùng của giải Nascar Daytona 500, tháng 2 năm 2001. Michael Waltrtp và Dale Earnhardt con đang dẫn đầu đoàn đua, Michael ở vị trí thứ nhất còn Dale bám sát ở vị trí thứ hai. Dale Earnhardt cha (được mệnh danh là Kẻ hăm dọa với lối đua xe hết sức ngang tàng) đang bám đuổi ngay sau hai xe kia, bỏ lại đằng sau hàng loạt các xe đua khác đang nỗ lực theo sát. Với tốc độ gần 170m/h, Earnhardt cha lách xe khéo léo vượt lên trước những ô tô dẫn đường và vượt qua hai tay đua trẻ kia khi họ đang sắp sửa chạm đường đích.

    Khi vòng đua đến chặng cuối cùng, một trong số những ô tô đang cố vươn lên đã đâm vào xe của Dale cha làm cho anh ta bị mất lái ngay khi Waltrip và Dale con chạm vạch đích trong tiếng hò reo của đám đông. Tuy vậy tiếng hò reo chúc mừng nhanh chóng tắt lịm. Mọi người đều nhận ra chiéc ô tô màu đen mang số 3, của Dale cha đã đâm sầm vào tường và người ta không thấy bất kì cử động nào của người lái xe ngồi trong đó. Các tay đua khác và những người hâm mộ nín thở chờ đợi. Kẻ hăm doạ bước ra khỏi ô tô như những lần tai nạn trưởc. Nhưng lần này không có kết thúc có hậu ở Daytona cho người đàn ông trong chiếc xe màu đen. Đường đua vốn chứng kiến những thành công đỉnh cao cũng như một vài thất bại của anh giờ đã là đường đua cuối cùng của Dale Lớn.

    Những cống hiến mà Dale mang lại cho môn thể thao này cùng với thảm kịch mà anh gặp phải chắc sẽ còn làm nhiều người nhớ mãi. Dale Earnhardt cha là niềm cảm hứng cho các tay đua khác cũng như hàng triệu người hâm mộ. Anh đã dạy cho họ biết thế nào là ý nghĩa thực sự của thành công. Với nghề nghiệp vinh quang của mình, anh tin vào 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:

    Thứ nhất, Earnhardt không ngại nói ra những tiến bộ của anh trong môn thế thao mà anh yêu thích. Nỗi lo lắng lớn nhất của anh là làm sao lái xe an toàn, đặc biệt là khi vào những khúc đua cuối, tốc độ tăng lên và sự cạnh tranh giữa các tay đua cũng trở nên quyết liệt. Anh đã chứng kiến quá nhiều những người bạn cũng như những đồng nghiệp của mình thiệt mạng hoặc bị chấn thương nghiêm trọng từ các đường đua. Trên đường đua, tốc độ ô tô rất lớn (gần 200 dặm một giờ) và các ô tô rất dễ bị va chạm với nhau đến nỗi chỉ một lỗi nhỏ của một tay đua có thể dẫn đến những cú va quệt khủng khiếp giữa các xe. Anh có rất nhiều người hâm mộ. Các phỏng viên đổ xô vây bám quanh anh để phỏng vấn tại đường đua siêu tốc Daytona hay Talladega. Anh luôn luôn tận dụng những cơ hội được phỏng vấn để bày tỏ nỗi quan ngại của mình. Bằng cách này. Earnhardt đã thực sự giúp cho đường đua trở nên an toàn hơn.

    Thứ hai, Earnhardt hiểu được rằng mỗi thành công nhỏ đạt được trong từng chặng đua sẽ giúp anh dần tới mục tiêu cao nhất là giành chức vô địch. Các tay đua sẽ được thưởng điểm nếu họ giành chiến thắng trong các vòng đua hàng tuần và những điểm này sẽ được cộng vào bảng thành tích của mỗi tay đua trong suốt mùa giải. Anh hiểu rằng mình không thể đạt được chức vô địch nếu không ghi từ chặng đua đầu tiên, kể cả khi anh phải bò vào chiếc xe ô tô của mình do các chấn thương từ những vụ va quệt trước. Ngoài ra, các tay đua nhanh nhất, dẫn đầu đoàn đua hoặc dẫn đầu nửa vòng đua cũng sẽ được thường điểm. Ở giải NASCAR, trong nhiều năm, thông thường, người đoạt chức vô địch có điểm tổng cao hơn người về thứ hai khoảng dưới 10 điểm. Là nhà vô địch NASCAR đến 7 lần. Dale Earnhardt hiểu rất rõ rằng chỉ bằng cách tích luỹ những thành công nhỏ mỗi ngày mới có thể giúp tạo nên thắng lợi cuối cùng.

    Nguyên tắc thứ ba của Earnhardt là tập trung vào nhiệm vụ trước mắt. Anh nhận ra rằng nếu không toàn tâm toàn ý tập trung vào việc thực hiện mục tiêu trước mắt thì mục tiêu lâu dài là chức vô địch sẽ nằm ngoài tầm tay. Tháng 8 năm 1996, anh đạt vị trí dẫn đầu trong giải đua Watkins Glen, New York, chỉ một tuần sau vụ va quệt làm gãy xương ức và xương cổ. Khi giải thích về khả năng vượt qua nỗi đau thể xác, anh nói “Khi bạn tập trung làm một việc gì, bạn sẽ thấy mình chẳng để ý gì đến những cơn đau”. Việc hướng tới một mục tiêu ngắn hạn đã giúp Eamhardt liên tục nắm giữ vị trí nhà vô địch hết giải này đến giải khác.

    Nguyên tắc thứ tư của Earnhardt là khuếch trương danh tiếng của mình cả trong lẫn ngoài đường đua. Đua
  • Chia sẻ trang này