22. TVTPM - Bún (xong)
-
Link PDF
Link Google Docs
Link Word Online
VUI LÒNG XEM FILE ĐÍNH KÈM. CẢM ƠN.
nhà thờ chảng sắp giảng. Những người nghèo đến từ lúc năm giờ sáng, choán ghế để bán lại chỗ ngồi.
Fabrixơ thành công quá nên cuối cùng, chàng nẩy ra một ý kiến làm thay đồi tất cả trong tâm hồn chàng: chàng nghĩ rằng một ngày kia, dủ chỉ vì tò mò mà thôi, nữ hâu tước Cretxăngzi có thể đến nghe một bài thuyết pháp của chàng. Cho nên bỗng nhiên công chúng vui sướng nhận thấy tài hoa của chàng tăng tiến bội phần; khi chàng cảm động, chàng đánh bạo sử dụng những hình ảnh có thể làm cho những diễn giả thành thạo nhất cũng phải rùng mình vì sự táo tợn của nó; những khi khác, chàng quên mực thước và đắm đuối trong cảm hứng, thế là cả cử tọa ứa nước mắt. Tuy nhiên chàng mất công chiu mày(1' tìm trong hàng nghìn gương mặt hướng về diễn đàn cái gương mặt có thể là một biến cố lớn trong đời chàng.
"Tuy nhiên, nếu ta được có diễm phúc ấy, chàng tự bảo, thì ta sẽ lịm đi, hoặc là ta líu lưỡi không nói được nữa". Đe phòng nguy hại thứ hai, chàng đã đật ra một bài cầu nguyện trìu mến và thiết tha mà chàng luôn luôn đặt một bên diên đàn, trên một chiếc ghế đầu. Chàng dự định nếu muốn một mà nữ hầu tước đến khiến chảng luống cuống không nghĩ ra lời để nói, thì chàng sẽ đọc bài cầu nguyện đó.
Một hôm, nhứng tên người nhà của hầu tước đã nhận thù lao của chàng, cho chàng biết người ta ra lệnh chuẩn bị buồng lô nhà họ Cretxăngzi ỏ nhà hát lớn cho ngày hôm sau. Đã một năm qua, nữ hầu tước không dự một cuộc biểu diễn nào; nàng phá lệ là vì lần này, người biểu diễn là một danh ca giọng cao làm mọi người say khướt và nhà hát đày ãm ắp mỗi tối. Thoạt tiên Fabrixơ vui mửng khôn xiết kể. "Thế là ta được
ngắm nhìn nàng cả một buổi tối. Người ta nói nàng xanh xao lắm". Và chàng cố hình dung xem cái gương mặt đáng yêu kia đã trò nên như thế nào với những mầu sắc phai nhợt sau các cuộc bão táp trong lòng.
Anh bạn Luyđôvic sững sờ trước sự điên ro liều lĩnh của ông chủ, tìm được, nhưng phải vất vả lắm, một buồng lô ở dẫy thứ tư, hầu như đối diện với buồng của hầu tước phu nhân. Fabrixơ nảy ra một sáng kiến: "Ta hy vọng gợi được cho nàng cái ý muốn đi nghe thuyết pháp và ta sẽ chọn một nhà thờ rất nhỏ, để có thể nhìn nàng được tường tận".
Thưòng thường Đông Xêza thuyết pháp vào lúc ba giờ. Từ sáng sớm cái hôm nữ hầu tước định dự buổi ca nhạc, chầng cho loan báo là vì nhiệm vụ, chàng phải có mặt ở tòa tổng giám mục suốt cả ngày, cho nên lần này chàng sẽ cá biệt thuyết pháp lúc tám giờ rưỡi tối, ở tại nhà thờ nhỏ Đức bà Vizitaxiông nằm đối diện một chái cda lâu đài Cretxăngzi. Luyđôvic thay mặt chàng đem đến hiến các bà xơ ở nhà thò đó một số nên rất lớn, yêu cầu các bâ thắp sáng rực nhà thờ lên trong đêm thuyết pháp. Người ta phải đến cho chàng cả một đại đội lính thù pháo trong đội cấm vệ, và người ta đặt ở trước nhà nguyện một lính gác, súng cắm lưỡi lê, để đề phòng trộm cắp.
Cuộc thuyết pháp được báo bắt đầu lúc tám giờ rưỡi, nhưng mới hai giờ, nhà thờ đã đầy ắp ngưdi: người ta có thể hình dung cái phố vắng vẻ ở đó nổi bật kiểu kiến trúc nguy nga của tòa lâu đài Cretxãngzi, hôm nay trở nên huyên náo như thế nào. Fabrixơ có cho báo là để tò lòng sủng kính đối với Đức Mẹ Tình Thương, chảng sẽ thuyết giáo về lòng thương xót mà một tâm hồn quảng đại cần có đối với một kẻ đau khổ, ngay cả khi kẻ ấy phạm tội. Trá hình hết sức cẩn thận, Fabrixơ đến buồng lô của mình ở Jihà khi cửa vừa mồ và chưa có ngọn dèn nào tháp lên. Buổi ca nhạc bắt đầu vào lúc tám giờ. Mấy phút sau, chàng được hưởng cái thú không trí tuệ nào hình dung được, nếu tự nó không được hưởng: chàng thấy cứa buồng lô Cretxãngzi mở và giây lát sau, nữ hầu tước đi vào. Fabrixơ chưa hề được nhìn nàng rõ như vậy từ cái hôm nàng tặng chàng cây quạt. Chàng mừng tưởng như đến nghẹt thở. Chàng cảm thấy trong người có những biến chuyển kỳ lạ đến nỗi phải nghĩ thầm: "Có lẽ ta sấp chết! Chấm dứt cuộc đời đáng buồn theo kiểu này thì cũng mê thật! Có tbể ta sẽ ngả xuống trong cái buồng này. Những con chiên tập hợp ở nhà thờ Vizitaxiông sẽ không thấy ta đến, và ngày mai họ sẽ biết là vị tổng gím mục tương lai của họ đá phạm giới trong một boiồng lô nhạc viện, lại đã hóa trang làm một tên người hầu, mặc đồng phục ngưdì hầu nứa chứ! Thôi thì xong dời cái danh tiếng cùa ta! Nhưng danh tiếng để mầ làm gì kia chứ?"
Tuy nhiẽn, đến tám giờ bốn mươi lăm, Fabrixơ miễn cưỡng ròi bỏ buồng lô hàng thứ tư và phải khó nhọc lắm mới đi bộ đến được nơi đã bố trí để trút bỏ quần áo người hầu nhà quan và mặc y phục đúng đắn. Cho đến khoảng chín gtò, chàng mới đến nhà thờ Vizitaxiông, trong tình trạng xanh xao vầ yếu một đến nỗi người ta đồn là đức cha phó chủ giáo tối nay không thuyết giáo được. Người ta có thể đoán các bà xơ săn sóc đức cha sốt sắng như thế nào, ở cổng nhà tiếp khách trong, là nơi cha tạm nghỉ. Các bả xơ ấy nói chuyện huyên thiên; Fabrixỡ yêu cầu để yên cho chàng ngồi một mình trong mấy phút, roi chàng chạy đến diễn đàn. Một phụ tá của chàng từ hồi ba giờ đả báo cho chàng biết nhà thò Vizitaxiông chật ních người, nhưng toàn là ngưòì ỏ tầng lớp co cùng, chắc là vì thấy có hoa đăng rực rỡ mà kéo tói. Lên diễn đàn, Fabrixơ ngạc nhiên một cách vui vẻ khi thấy các hàng ghế đều đầy những thanh niên phong nhã và những nhân vật quyền quí nhất. Chàng bắt đầu bài thuyết pháp bàng vài lời tạ lôi được chào đón bằng những tiếng rít khẽ khâm phục. Rồi chàng diễn tả nong nhiệt con người khốn khổ can phải thương xót để tò lòng sùng thương Đức Mẹ Tình Thương. Người cũng đã chịu biết bao đau khổ trên quả đất này. Diển giả rất xúc động. Có những lúc chàng chỉ có thể nói vừa đủ nghe cho mọi người ở mọi nơi trong cái nhà thờ nhỏ ấy. Trước con mắt của tất cả phụ nữ và một số khá đống trong nam giới, thì đức cha trông như chính là con người đau kho cần được thương xót đó, bỏi vì mặt cha xanh xao nhợt nhạt quá. Mấy phút sau những câu thanh minh bắt đầu bài giảng, người ta đã nhận thấy đức cha phó chủ giáo khác thường: tối hôm nay người buồn dười dượi, buồn sầu thương hơn mọi lần. Có lúc thấy mắt người rớm lệ: tức thời trong cử tọa nổi lên những tiếng nấc đều khắp và ồn ào đến nỗi phải ngừng giảng.
Sau lần gián đoạn này, còn đến mười lần khác nữa. Thính giả kêu lên vì khâm phục, lại có khi khóc rưng rức. Từng lúc người ta nghe những tiếng suýt xoa: ”Đức Thánh Mau ôi!". "Ồí! Lạy Chúa!". Trong đám cử tọa thượng lưu ấy, sự xúc động đều khắp và không cưỡng được; không ai thấy xấu hổ vì kêu to và những người ngồi cạnh họ cũng không thấy lố bịch, buồn cười.
Trong giờ nghỉ theo lệ ỏ giữa buổi thuyết pháp, có người nói với Fabríxơ là không còn một ai ồ buổi ca nhạc nữa: chi còn một phu nhân ngồi trong buồng lô của mình, đó là bà hầu tước Cretxãngzi. Trong giờ nghỉ đó, thình lình người ta nghe có tiếng ồn ào lớn trong buồng, do các con chiên, họ biểu quyết dựng một tượng đài cho đức cha phó chủ giáo. Sự hoan nghênh của cử tọa đối với phần giảng thứ hai của bài thuyết pháp sôi sục và có tính cách phù hoa quá, những hưng phan tín ngưỡng nhường chỗ cho những tiếng kêu reo có vè phàm tục qui, ông ta ãn đứt danh ca giọng cao xuất sắc nhất của nước Ý". Người ta bảo vậy. Clêlia tự nhủ: "Neu ta nhìn thấy chàng thì ta nguy mất!".
Tài hoa của Fabrixờ ngày cầng rực rỡ, chàng còn thuyết giáo ở cái nhà thò nhỏ ấy nhiều lần nữa, nhưng cũng hoài công: không bao giờ chàng nhìn thấy Clêlia. Hơn thế, cuối cùng Clêlia nói tức về việc chàng kiên trl đến quấy rối cành yên tĩnh ở đường phố hiu quạnh của mình, sau khi đã đuổi mình khỏi vườn mình.
Nhìn qua những gương mặt phụ nữ đến nghe mình giảng đạo, từ đã khá lâu, Fabrixơ để ý thấy một cô bé tóc đen rất xinh, mắt long lanh ánh lửa. Đôi mắt tuyệt vờí đó hễ cứ đến câu thứ chín thứ mười bài thuyết pháp là đẫm lệ. Khi chàng buộc phải nói dài dòng và nói những điều chán ngắt đối với riêng mình, thì chàng vui lòng nhìn vào gương mặt trẻ măng đáng mến ấy để cho mắt được nghỉ ngơi. Chàng được biết người thiếu nữ đỏ tên là Aneta Marỉni con một và là người thừa kế gia tài của người buôn len dạ giàu nhất Pácmơ mới chết mấy tháng trước.
Không bao lâu cái tên Aneta Marini, con gái người buôn len dạ đã ở trên cửa miệng mọi người: người ta nói cô chết mê chết mệt Pabrixơ. Khi những cuộc thuyết pháp bắt dầu, cuộc hôn nhân của cô với Giacômô Rátxi, con trưởng vị bộ trưởng bộ tư pháp đã được quyết định; cô cũng có cảm tình vối chồng trai đó. Nhưng chi mới nghe Đức cha Fabrixơ nói hai lần, cô dã tuyên bo không muốn lấy chồng nữa; khi người ta hỏi vì sao có sự thay đổi ý kiến lạ lùng như vậy, cô nói một người con gái lương thiện mà chịu lấy một ngươi lảm chồng trong khi say mê một người khác là không xứng đáng. Lúc đầu, gia đình cô ta tìm kiếm xem người khác đó là ai, nhưng vô hiệu.
Nhưng rồi những giọt nước mát nóng bỏng mà Aneta nhỏ ra trong các buổi nghe giảng đạo đã đưa họ vào con đường chân lý. Mẹ và các chú, các cậu cô thiếu nữ hỏi có phải cô yêu Đức cha Fabrixơ khong, cô mạnh dạn trả lời rằng vì người ta đã khám phá ra sự thực, nên cô không đành hạ mình nói dối. Cô nói thêm là đã không có hy vọng gì lấy người mà cô yêu thì ít ra cô cũng không muốn gai mắt phải nhìn bộ mặt lố bịch của công tử Rátxi. Con trai của một người mà tất cả thị dân thành Pácmơ ghen tị đã bị côgái coi là dơ dáng, việc đó mấy hôm sau đỗ trở thành đầu đề cho sự bàn kháo trong thành phố. Người ta thấy câu trả lời cùa Marini rất thú vị, nên ai cũng thuật lại. ơ lâu đài Cretxăngzi, người ta nói đến chuyện này cũng như ở khắp mọi nđi.
Clêlia hẳn là giữ miệng không nói gì về việc này trong phòng khách của mình. Nhưng nàng hỏi dò chị hầu phòng, và chù nhật sau, khi xem lể ở nhà nguyện trong lâu đài xong, nàng cho chị hầu phòng lên xe đi theo nàng để đến một buổi lễ thứ hai ỏ giáo khu cô Marini. Nàng thấy đã có mặt đông đù tất cả những chàng trai trẻ của thành phố, họ đều đến đó vì cùng một duyên cớ. Các vị ấy dang đứng gần cửa ra vào. Giây lát sau có một sự chuyển động lớn trong đám thanh niên ấy và Clêlia hiểu rằng tiểu thư Marini đang đi vầo nhà thò. Nơi Clêlia đứng rất thuận lợi để nhìn cô thiếu nữ; mặc dủ ngoan đạo, nồng không chú ý gì đến cuộc hành lễ. Nàng tìm thấy ỏ cô gái thị dân xinh đẹp ấy một vẻ tự thị mà nàng cho là cùng lắm cũng chỉ có thể hợp với một phụ nữ đá có chồng nhiều năm. Tuy nhiên, thân hình nhỏ nhắn cùa cô rất cân đối và đôi mẳt linh hoạt có vè như ngưdi xứ Lồngbacđi nói, "trò chuyện vối những vật mà nó nhìn". Nữ hầu tước ra về trước khi cuộc hành lễ chấm dứt.
Từ ngày hôm sau những bạn bè nhà Cretxãngzi - những người này tối nào cũng đến chơi ỏ đấy kề thêm một chuyện lố lăng mới của cô bé Marini. Sợ cô làm những điều điên rồ liều lĩnh, mẹ cô chỉ cho cô ít tiền thôi, cô đến trao một chiếc nhẫn kim cương rất đẹp cho ông Hâyde trứ danh, lúc đó đang ỏ Pácmơ để lo trang trí các phòng khách lâu đài Cretxăngzi; chiếc nhẫn đó là tặng phẩm của cha cô, cô đến đưa cho Hây de để nhờ ông ta cho mình một bức chân dung ngài Đen Đônggô. Nhưng cô muốn chân dung ấy mặc áo đen bình thưòng chứ không khoác y phục cha cô. Thế mà ngày hôm trước, mẹ cô đã lấy làm ngạc nhiên, hơn nữa bất bình khi tìm thấy trong buồng con gái mình một bức chân dung của Fabrixơ Đen Đônggô rồi, một chân dung lộng lẫy lồng trong chiếc khung thiếp vàng đẹp nhất trong số được lầm ra ở Pácmơ hai mươi năm qua.Chương thứ hăi mươi tám Bị lôi cuốn theo các biến cố, chúng tôi không có thì giờ phác họa cái nòi giống hài hước những triều thần nhung nhúc trong cung đình Pácmơ chúng bình luận rất lố lăng về những sụ kiện chúng tôi đã kể. Ở cái xứ này, một anh quí tộc nhỏ nhoi, có ba bon nghìn frăng lợi tức đã xứng đáng được mang bít tất đen dự nghi lễ thức giấc cùa quận vương nếu trưốc hết, anh không hề đọc Vônte vã Rútxô: điều kiện này thỏa mãn không khó. Sau đó anh phải biết nói một cách cảm khái đến chứhg nghẹt mũi của nhà vua hoặc là nói về thùng khoáng sản ngài mới nhận được từ xứ Xácxơ gửi tới. Nếu sau những cái đó mà anh không vắng mặt một buổi xem lễ nào ở nhà thờ và anh có vài tu sĩ cỡ lân là bạn thân thiết thì anh có thể được hoàng thân hạ cố hỏi đến moi năm một lần, mười lăm hôm trưác hoặc mười lăm hôm sau ngày mồng một tháng giêng; điều đó làm cho anh nổi bật lên trong bản hạt, và người viên chức sở thuế khong dám quấy rầy anh quá nhiều nếu anh chậm trả khoản thuế dồng niên một trăm frăng đánh vồo những thổ địa ít ỏi của anh.
Ông Côngzô là một kê nhỏ nhoi loại ấy: một người rất quí tộc, ngoài chút ít tài sản ra, còn nhờ thế lực hầu tước Cretxăngzi mà có được một chức vụ vè vang thu thuế bong một nghìn một trăm năm mươi frăng. Anh chàng ấy có thể ăn cơm ỏ nhà đàng hoàng, nhưng anh có một say mê: anh ta
chỉ thấy thoải mái và sung sướng khi nào được ở trong phòng khách của một nhân vật quyền quí thỉnh thoảng mắng anh: Im đi Côngzô, anh chỉ là một thằng ngốc. Ong chủ nhà nói như vậy là vì bực tức chứ thực ra hầu như lúc nào Côngzô cũng thông minh hơn ông lớn dó. về việc gì ý kiến của hắn cũng thức thời và khá thông sáng; hơn thế hắn sẵn sàng thay đổi ý kiến khi thấy ông chủ nhầ nhăn mật. Nói cho đúng thì dù hắn rất khéo chăm sóc quyền lợi riêng, hắn cũng không có một ý kiến nào gọi là của hắn vầ khi quận vương không nhức đầu nghẹt mũi thì cũng lắm khi hắn lúng túng khi bước vào một phòng khách. Ở Pácmơ, Côngzô nổi tiếng là nhờ một cái mũi ba góc đồ sộ cám một chiếc lông chim đen hơi sòn, mà hắn đội cả những khi mặc lễ phục; nhưng cần phải thấy hắn đội cái lông chim ấy trên đầu hoặc cầm trêa tay kia: con người tài hoa và quan trọng hiện ra ở đấy. Hắn thực sự lo ngại khi hỏi thăm sức khỏe con chó nhỏ của nữ hầu tựốc. Nếu lâu đài bị hỏa hoạn, hằn sẽ không ngần ngại hy sinh tính mệnh để cứu một trong những chiếc ghế bành đã bao năm nay móc kéo dài quần chẽn bằng hàng tơ đen, khi họa hoằn hắn dám ngồi vào chốc lát.
Bảy tám nhân vật vào loại ấy mỗi tối đến phòng khách nữ hầu tước vào lúc bảy giờ. Họ vừa ngồi xuống thì một tên hầu mặc đồng phục sang trọng màu vầng nhạt với nhiều tua bạc, ngoài khoác một áo vét đỏ để cho thêm sang trọng, đến cầm mũ và can của họ. Ngay sau đó một người hau phòng bưng tới một tách cà phê nhỏ xíu, chân bằng chì bạc quấn; cứ nửa giờ một lần, một đầu bếp m.ang gươm và áo rực rỡ theo kiểu Pháp đến mời một món kem đông lạnh.
Sau các anh triều thần nhỏ bé và cũ kỹ đó nửa giờ thì có năm sáu sĩ quan đến: họ nói to, họ có dáng điệu nhả võ và thường thưòng họ tranh' luận với nhau về số lượng cục và
loại cúc cần có trên một áo lính để cho tướng tổng tư lệnh chiến thắng. Trong phòng khách đó, viện dẫn báo Pháp ra là dại, bởi vì dù mà cái tin dẫn ra có làm vui lòng người ta bao nhiêu di nữa - chẳng hạn: có năm mươi tên tự do bị bắn ỏ Tây Ban Nha! - thì anh cũng cứ bị xem là đã đọc báo Pháp. Kiệt tác trong tài hoa của họ là tranh thủ được sự gia tăng bổng lộc một trăm năm mươi ữăngmỗi chu kỳmưòi năm. Quận vương chia với quí tộc cái thú ngự trị trên nông dân và thị dán như thế đó.
Nhân vật chính trong phòng khách bà hau tước rõ ràng là hiệp sĩ Fôxcarini, không nói khác được; hoàn toàn lương thiện cho nên dưới chế độ nào ông cũng có ờ tù một ít. Ông nguyên là đại biểu trong viện dân biểu Milăng, cái viện nổi tiếng vì đã bác khước luật đăng ký quân tịch của Napôlêông, một việc hiếm thấy trong lịch sử. Hiệp sĩ Fôxcarini sau khi là bạn của thân mẫu hẩu tước trong hai mươi năm vẫn còn là người có ảnh hưởng nhất trong gia đình. Òng luôn có một chuyện vui nhộn để kể, nhưng lại không có gì lọt qua được con mắt tình tế của ông; cho nên bà hầu tước non trẻ, trong thâm tâm thấy mình tội lỗi, đã run sợ trưốc mặt ông.
Vì Côngzô mê tít các quan to, họ thường mắng hắn, văng tục với hắn và cho hắn khóc một vài lần mỗi năm, cho nên hắn rất ham tìm cách giúp đỡ họ trong những việc lặt vặt. Giá những thói quen của một người kiết xác không làm hắn tê liệt thì một lượng tính tế nhất định cộng với một lượng trâng tráo lớn hơn nhiều.
Côngzô đã như vậy cho nên coi thường nứ hầu tưổc Cretxăngzi vì cả đởi nâng chưa hề nói với hắn một tiếng thiếu lễ độ. Nhưng dù sao, bà vẫn là vợ ông hầu tưóc Cretxăngzi nổi tiếng, ky sỹ danh dự của thái phi, một người cứ mỗi tháng một đôi lần mắng hắn: "Im đi, Côngzô, anh chỉ là một con lừa".
Thường thường, nữ hầu tước ở trong trạng thái mơ màng và lơ đễnh, cho đến khi có tiếng đồng hồ đánh mười một giò thì bà pha trà vầ gọi tên từng người hiện diện mời uống trà: Côngzô để ý thấy mỗi khi người ta nói đến cô bé Aneta Marini thì nữ hầu tước tỉnh ra một lát khỏi trạng thái mơ màng đó. Sau bữa trà, lúc sấp được trờ về buồng riêng, hình như nữ hầu tước có vui lên, và người ta chọn lúc ấy để đọc cho bà nghe nhừng bài thơ trào phúng.
Ỏ Ý người ta làm thơ châm biếm rất hay: dó là thể loại văn học còn có ít nhiều sinh lực. Thực ra, loại văn chương này không bị kiểm duyệt. Những tàn khách của nhà họ Cretxăngzi bao giờ cũng rao bài thơ của mình bằng câu: hầu tước phu nhân có vui lòng cho phép tôi đọc trước mặt phu nhân một bài thơ rất dỏ hay không ? Khi bài thơ làm cho người ta cười và đã được đọc di đọc lại hai ba lần thì bao giờ cũng có một sĩ quan kêu lên:
- Òng bộ trưởng bộ công an đáng lẽ phải lo bắt những tác giả các thứ ô trọc này mà treo cổ thứ chơi.
Giới thị dân trái lại đón nhận những bài thơ ấy với sự khâm phục chân tình nhất và bọn thư ký của các biện lý đem sao ra bán.
Căn cứ trên lối tọc mạch riêng của nữ hầu tước, Côngzô tưỏng là người ta tán dương sắc đẹp của con bé Marini thái quá trưóc mặt bà, và con bé lại có đến bạc triệu nữa, cho nên bà ganh ghét. Vì Côngzô luôn có nụ cười trên môi và hoàn toàn coi thường những ai không quí tộc, cho nên hán có thể chui vào khắp mọi nơi. Ngay hôm sau, hắn đội cái mũ có lông chim một cách đác thắng thế nào đó mà đến nhà nử hầu tước, cách đội mũ ấy người ta chỉ thấy hấn dùng một lần trong năm, nhừng khi quận vương vừa nói với hắn: Nhà ngươi về nhé, Côngzô. Sau khi kính cẩn chào nữ hầu tước, hắn không lui ra xa như thường lệ để ngồi vào cái ghế bành mà người ta đẩy tới cho hắn. Hắn đứng giứa đám đông, kêu lên thô bạo: "Tôi đã thấy bức chân dung của Đức cha Đen Đônggô”. Clêlia ngạc nhiên đến nỗi phải tựa vào tay vịn của chiếc ghế bành; nàng đương đầu với bão táp, nhưng rồi cũng phải mau chóng bỏ phòng khách mà đi. Một sĩ quan vừa ăn xong cốc kem thứ tư lốn lối kêu:
- Anh Côngzô tội nghiệp ạ, phải công nhận là anh vụng về một cách hiếm có. Thế nào mà anh lại không biết đức phó chủ giáo, nguyên là một đại tá gan dạ nhất tửa Napôlêông, trước đây y đă chơi một vố rất cay cho thân sinh nữ hầu tước, khi ông trốn khỏi ngục thành do tướng Côngti trấn giữ, dễ dàng như đi ra khỏi nhà thờ xteccala (nhà thò chính ỏ Pácmơ?).
- Đúng là tôi không biết rất nhiều chuyện, ông đại úy thân yêu ạ, và tôi là một thằng ngốc đáng thương cả ngày chỉ những lầm cùng lẫn.
Ngày hôm sau, khi ăn xong vầ bọn tôi tở đã ra ngoài. Côngzô vùng la lên: hễ cứ đến năm gid rưỡi, sau giấc trưa, là đi chơi ở con đưòng dạo mát của thành phố.
- Anh cứ như thế đấy với những chuyện dớ dẩn của anh! Hầu tước nói cục cằn với Côngzô, anh làm cho tôi phải tới nơi dạo mát sau thái phi dù tôi là ky sĩ danh dự của bà, vầ bà có thể sai bảo tôi việc nọ việc kia. Nào, mau lên! Nếu có thể, hãy vắn tất kể cho tôi nghe chuyện gì mà anh gọi là chuyện yêu đương của ngài phó chủ giáo!
Nhưng Côngzô lại muốn dành câu chuyện cho nữ hầu tước là người đã mòi cơm hắn. Vậy nên hắn vội vàng kể rất sơ lược cái chuyện hầu tưóc đòi hỏi, xong, hau tước mắt ríu lại, chạy đi ngủ. Tay Côngzô xử sự khác hẳn đối vởì bà hẩu tước tội nghiệp. Trong giầu sang, Clêlia vẫn cứ non trẻ và ngây thơ như xưa, cho nên tường phải sửa chửa sự thô bi trong lời lẽ của chồng đối với hắn. Say sưa với thắng lợi đố, Côngzô lấy lại được hết tầi hùng biện của mình và kể sự việc cho phu nhân nghe với những chí tiết bất tận, coi đó là một thú vui vừa là một bổn phận.
Cô bé Aneta Marini tới một xó cạnh một chỗ ngồi mà người ta giữ cho cô ở buổi thuyết pháp, lúc nào có cũng đến với hai bà dì vả người thủ quỹ cũ của ông bố. Những chỗ ngồi ấy cô bảo giữ từ hôm trưốc và thường thường bắt chọn như thế nào cho gần như đối diện với bục giảng, nhưng hơi chếch về phái đại hương án, vi cô để ý thấy vị phó chủ giáo thường quay nhìn hương án. Thế mà, điều này công chúng cũng để ý thấy đỏi mắt biết nói cùa vị giảng sư trẻ cũng không hiếm lúc ưa dừng lại trên người cô thừa kế đẹp mặn mả; vầ rõ rầng là cha cũng có ít nhiều chú ý vì hễ mắt cha đăm đăm nhìn cô bé là bài thuyết giáo của cha trở nên uyên bác: lòi dẫn kinh truyện tuôn ra dồi dào, ngưài ta không nghe thấy nữa những náo nức của tâm hồn. Và các bà, các cô vì thế mà tức khắc hết say bải giảng, xoay ra ngắm nhìn cô Marini và nói xấu cô. Clêlia bắt lặp lại đến ba lần những chi tiết lạ lùng đó. Đến lượt thứ ba, nàng trỏ nên nghĩ ngợi. Nàng nhẩm tính thấy đã mười bốn tháng rồi nàng không thấy mặt Pabrixo. Nàng tự nhú: "Vào nhà thờ một giờ không phải để nhìn Fabrixd mà để nghe một bài giảng đạo nổi tiếng có phải là tội lỗi lớn lắm không ? Vả chãng, ta sẽ ngồi xa bục giảng và chỉ nhìn Fabrixơ một lần khi vào và một lần khi nghe xong bài giảng... Không, có phải ta đi ngắm Fabrixơ đâu, ta sẽ đi nghe một giảng sư lạ lùng!" Giữa những lý lẽ đó, phu nhân vẫn còn hối hận mười bốn tháng qua, thái độ của mình đã rất đẹp đẽ mà! Đe cố chút yên tĩnh trong,tâm hồn, bà tự nhủ: "Thôi thì thế nảy: nếu người phụ nữ đầu tiên đến nhà ta chiều nay là người đã có đi nghe đức cha Đen Đônggô thuyết giáo thì ta sẽ đi nghe; nếu người ấy chưa từng đi thì ta cũng không đi".
Đá quyết định như thế nên Clêlia làm cho Côngzô khôn xiết vui mừng khi bảo hán:
- Anh hây cố gắng hỏi cho biết đức Cha phó chù giáo sẽ giảng vào ngày nào kỳ tới và ở nhà thd nào? Tối nay, trước khi anh ra về, có lẽ tôi có việc muốn nhờ anh.
Côngzô vừa ra khỏi để đi đến đường dạo mát thì Clêlia xuồng vườn cho thoáng khí. Nảng không tự dằn vặt mình vối cái ý nghĩ vì sao sáu tháng nay nàng không xuống. Nàng nhanh nhẹn, sinh động, hồng hào. Buổi tối đó một tên chán phè nào vào phòng khách cũng khiến nàng hồi hộp. Cuối cùng, kẻ hầu báo có Côngzô đến và anh này liếc mắt qua đủ thấy mình sẽ lầ con người cần thiết trong tám hôm. "Nữ hầu tưóc ghen với cô bé Marinĩ, hắn tự nhủ, và vở kịch này sẽ hay lắm nếu phu nhân thủ vai chính, con bé Aneta đóng nàng hau và đức cha Đen Đônggô giữ vai chàng si tình. Nói thật, giá vé có lên tới hai frăng cũng còn là rẻ!11 Côngzô khôn xiết vui mừng và buổi tối, hấn hớt lời tất cả mọi người, kể những chuyện vô duyên nhất (chẳng hạn chuyện nứ diễn viên nổi tiếng và hầu tước Pêquynhi mà hắn mới nghe hôm trước, tử miệng một khách du lịch Pháp), về phần mình hầu tước phu nhân cũng không ngồi yên được bà đi lại trong phòng khách, bà sang phòng kế cận ở đó hầu tước chỉ chịu bày những bức tranh giá hơn hai vạn frăng mỗi bức. Những bức tranh đó tối hôm ấy tự báo ý nghĩa rõ ràng quá khiến phu nhân thấy tim quận đau vì xúc động. Cuối cùng, Clêlia nghe tiếng hai cánh cửa mở toang, nàng chạy ngay trở về phòng khách: đó là nữ hầu tước Ravécxi. Khi nói nhứng câu chào mùng theo lễ, Clêlia cảm thấy mình nghẹn lời. Nữ hầu tước bắt nàng nói lại câu hỏi mà lần đầu bà không nghe rõ:
- Phu nhân nghĩ thế nào về cha giảng đạo được mọi người ưa chuộng?
- Trưốc tôi tưởng óng ta chỉ là một anh chàng trẻ tuổi đầy những mưu đồ tính toán, xứng đáng là cháu bà bá tưóc Môxca lẫy lừng, quá thế. Nhưng lần ông thuyết pháp vừa rồi ở, vâng, ỏ nhà thờ Vizitaxiông đối diện với lầu đài phu nhân đây, ông ta tỏ ra kỳ diệu, tuyệt vời, khiến tòi quên hết hằn học mà coi ông là người hùng biện nhất trong những người mà tôi được nghe.
- Thế phu nhân dã có dự một buổi thuyết pháp của cha à? Clêlia run lên vì sung sướng, hỏi:
- Thê nào? Bà hâu tước cười, nói. Phu nhân không nghe tôi vừa nói ư? Có cho gì tôi cũng không chịu vắng mặt! Người ta nói đức cha đau phổi và chẳng bao lâu nữa, người sẽ không giảng được.
- Tôi hầu như đã quyết định phải đi nghe nhà thuyết pháp được tâng bốc đó. Ngày nào ông ta sẽ giảng vậy?
- Thứ hai sau, nghĩa là trong ba hôm nữa. Tuồng như ông ta đã đoán được dự định của bà lớn vì ông sẽ đến giảng ở nhà thờ Vizitaxiông.
Hắn lại mỉa mai một cách tế nhị: "Vả lại, phái nhanh chán mới được. Cha mắc bệnh phoi rồi. Tôi nghe bác sĩ Ràngbô nói cha không sống nổi một nàm nửa. Chúa đã phạt cha về tội hủy bỏ hạn cấm cố bầng cách trốn khỏi ngục thành một cách phản phúc".
Clêlia ngồi xuống chiếc trường ký ờ phòng tranh và ra hiệu cho Côngzô làm theo. Lát sau nàng đưa cho hắn một túi nhò trong đó có mấy đồng xơ canh.
- Anh giữ cho tôi bốn chồ.
- Gá Côngzô tội nghiệp này có được phép theo hầu bầ lởn không ạ?. - Hẳn chứ! Giữ cho tôi nãm chỗ ngồi... Tôi chẳng muốn ngồi gần bục giảng, nàng nói thêm, nhưng tôi muốn được xem mặt tiểu thư Marini, mà người ta đồn là xinh lắm.
Được người ta thấy mình tùy tòng một bà lớn quyền quí như vậy, Côngzô cho là một vinh dự có một không hai, cho nẽn đã mặc y phục kiểu Pháp và đeo gươm. Cũng chưa hết, lợi dụng việc lâu đài Cretxăngzi ở gần nhà thờ, hắn cho mang từ lâu đài sang một chiếc ghế thiếp vàng sáng chói để cho nữ hầu tước ngồi, điều này những người thị dân coi là quá đỗi xấc láo. Có thể tưởng tượng bà hầu tước đáng thương lúng túng như thế nào khi trông thấy chiếc ghế bành ấy, hơn nữa, thấy người ta đặt nó đối diện với bục giảng. Clêlia xấu hổ quá, cúi mặt và nép mình vào một xó trong chiếc ghế bành rộng mênh mông; nàng không có đủ can đảm để nhìn đến ngay cả cô bé Marini nữa, mà Côngzô lấy tay chỉ trỏ một cách trắng trợn khiến cho nàng vô cùng kinh ngạc. Nhứng ai không là qui tộc thì cũng không là gì cả dưới con mắt của tên thị thần đỏ:
Fabrixơ hiện ra trên diễn đàn. Chàng gầy quá, xanh quá, héo hắt quá, khiến cho đôi na ắt Clêlia lập tức giàn giụa lệ. Chàng nói đôi lòi rồi ngừng dưòng như bị tắt tiếng đột ngột; chàng cố bắt đầu lại nói mấy câu nữa nhưng vô hiệu. Chàng quay lại cầm một tà giấy có viết chứ.
- Các đồng bào ơi! Có, một linh hồn khổ sở đáng cho đồng bào rủ hết lòng thương, nhờ tiếng nói của tôi xin đồng bào cầu nguyện cho nó thoát khỏi những đau đớn dày vò chỉ chấm dứt khi đời nó chấm dứt mà thôi.
Chàng đọc phần sau trên tờ giấy, rất chậm rãi. Nhưng âm hưởng của giọng chàng không biết thế nào mà chưa tới giữa bài cầu nguyện, mọi người đều khóc, kể cả anh chàng Côngzô. "Nhờ vậy mầ không ai để ý đến ta", Clêlia nghĩ thẩm và thổn thức.
Trong khi đọc trên giấy, Fabrixơ tìm được hai ba ý về tình trạng người khốn khổ mà chầng đến đây xỉn con chiên cầu nguyện cho. Rồi thì ý kiến hiện lên hàng loạt. Chàng có vẻ nói với công chúng kỳ thực chỉ nói vởi Clêlia. Chàng nghỉ giảng hỡi sớm hơn thường lệ, vì cố hết sức củng không ngăn được dòng nước mắt cứ dâng lên khiến chàng nghẹn ngảo, không nói rõ thành‘tiếng. Những người công minh nhận thấy bài thuyết pháp này khác thường, nhưng vì lâm ly cảm động cho
nên ít ra cũng ngang giá trị với bài thuyết pháp nổi tiếng nhất thực hiện trong xán lạn. về phàn Clêlia, nàng vừa nghe được mưdi đòng trong lời cầu nguyện mà Fabrixơ đọc lên, thì đã thấy là mình để trôi qua mưòi bốn tháng trời không gặp Fabrixơ là phạm một tội ác. về đến nhà nàng đi nằm ngay để được tha hồ nghĩ đến người yêu, và ngày hôm sau, vào sáng sớm, Fabrixơ nhận được một mảnh giấy viết.
"Người ta tin vào lòng quí trọng danh dự cùa ông: háy tìm bốn người dũng cảm mà ông có thể tin cậy à tính kín đáo, và đến mai, lúc chuông đồng hồ nhà thờ Xteccala đánh mười hai tiếng, hãy chd ở gần một cái cửa nhỏ mang số 19, phố Xanh Pôn. Chớ quên rằng ông có thể bị tấn cống, cho nên đừng đí một mình".
Nhận ra nét chữ thần tiên kia, Fabrixơ quì xuống và khóc. Chàng kêu to:
- Thế là cuối cùng... sau những mười bốn tháng tám ngày! Vinh biệt những cuộc thuyết pháp.
- Hây vào đây, bạn lòng ơi.
- Em đây anh ạ, em đến đây để nói em yêu anh và để hỏi anh có chịu nghe lời em không.
- Em đã phát nguyện vối Đức Mẹ, như anh biết là không bao giờ được nhìn thấy anh. Bời vậy, em tiếp anh trong bóng tối dầy đặc này. Em muốn nói cho anh biết rằng có khi nào anh bắt phải nhìn anh giữa ban ngày ban mặt thì thôi đấy, giữa chúng ta không còn có quan hệ gì với nhau nữa. Nhưng mà trước hết, em không muốn anh giảng đạo trước mặt con Aneta Marini nữa. Và anh đủng nghĩ rằng tự em đã cho mang một chiếc ghế bành vào nhà Chúa.
- Thiên thần của anh ạ, anh sẽ không giảng đạo nữa trước bất kỳ ai; anh chỉ giảng để mong có một ngày được thấy mặt em mà thôi.Đừng nói như thế với em, hãy nghĩ rằng em không được phép nhìn thấy anh đâu.
Vảo thời kỳ mà chúng tôi kể tiếp đây thì bá tước Môxca đã trở về Pácmơ từ lâu, lảm thủ tưởng và có quyền thế hơn bao giờ hết.
Sau ba năm hạnh phúc thần tiên, Fabrixơ bỗng nẩy ra trong lòng một ham muốn yêu thương khiến cho mọi việc thay đổi.
Bà hầu tước có một đứa con trai hai tuổi rất kháu khỉnh, tên là Xăngđrinô, nguồn vui của mẹ nó. Nó luôn luôn theo mẹ, hoặc là chơi trên đầu gối của hầu tước Cretxãngzi. Trái lại, Fabrixơ hầu như không bao giờ gặp nó. Chàng không muốn con mình quen âu yếm một người cha khác. Chàng nẩy ra ý định bắt con về trước khi ký ức của nó có khả năng ghi nhớ rõ ràng sự việc.
Trong nhứng giờ phút dài dằng dặc ban ngày, Clêlia không thể gặp bạn, thì Xăngđrinô là nguồn an ủi của nàng. Bời vì chúng tỏi phải thú nhận một điều có vẻ kỳ quặc lắm đối vái người ở phía bắc dãy núi Anpơ: mặc dù làm một việc tội lỗi như vậy, nàng vẫn giữ lời nguyền; nàng đã thề với Đức Mẹ, chắc ai cũng còn nhớ, lầ không bao giờ nhìn thấy Fabrixơ; đó là nguyên văn lời thề của nàng; do đó nàng chỉ tiếp Fabrixơ vào đêm, và không khi nào để đèn lửa trong phòng.
Tôi nào Fabrixơ củng được người yêu tiếp đón. Điều dáng phục là ờ giữa cái triều đình ốm dở vi buồn chán, và vì bệnh tọc mạch những biện pháp đề phòng của Fabrixơ đả được tính toán khéo léo đến nỗi không bao giờ thiên hạ nghi ngờ là có cái "tình bạn"a’ ấy, theo cách người ta vẫn nói ở Lôngbacđi. Mối tình này nồng nần quá cho nên không thể không có bất. hòa. Clêlia rất dễ ghen, tuy nhiên hầu hết những xích mích đã xảy ra vì một duyên có khác. Fabrixỡ lợi dụng một vài vụ lễ bái công khai đề đến cùng một nơi với Clêlia và ngắm nhìn nàng, tức thỏi nàng kiếm cỏ để nhanh chóng rời khỏi nơi đó và cấm cửa bạn một thời gian dài.
Đám triều thần ở Pácmơ lấy làm lạ sao một phụ nữ đẹp đến thế, thông minh và có học thức đến thế lại không có một quan hệ yêu đương thầm kín nào. Nàng làm này sinh những say đắm gây nên nhiều hành động điên dại vầ Fabrixơ củng nhiều khi ghen tuông.
Đức giám mục Lăngđriani đôn hậu đã qua đòi lâu rồi. Lòng thành tín, tác phong đạo đức gương mẫu và tài hùng biện của Fabrixơ đã khiến thiên hạ quên đức cố tổng giám
1. Nguyên văn tiếng Ý: Amtetzta. mục từ lâu. Ngưdi anh cả của chàng cũng qua đòi, tất cả tài sản gia đình đều qua tay chàng. Từ ngày ấy, mỗi năm chàng phân phát cho các cha xứ trong địa phận số bong lộc hơn một trăm nghìn frăng về chức vụ tổng giám mục mà chảng được hưởng.
Thật khó mà mơ ước đến một cuộc sống được quí trọng hơn, danh giá hơn và có ích hơn cuộc sống của Fabrixơ! Tuy nhiên mọi việc đã bị đảo lộn bởi cái khát vọng tình cảm tai hại của chảng.
Một hôm Fabrixơ nól với Clêlia:
- Vì lời phát nguyện mà anh tôn trọng nhưng đã làm anh đau khổ suốt đời bải em không muốn gặp anh vào ban ngày, anh buộc lòng phải luôn sống cô đơn, chỉ lấy công việc làm khuây khỏa; thế mà công việc cũng thiếu. Trong khi dùng cái cách khắc khổ và buồn bực đó để sống cho qua những giây phút dằng dặc mỗi ngảy, anh bỗng nghĩ tới một điều dày vò lòng anh, mà từ sáu tháng nay anh xua đuổi đi không được; con anh sẽ không yêu anh; nó không nghe nói đến anh bao giờ. Nuôi dưỡng trong cảnh xa hoa êm ái ờ lâu đài Cretxăngzi, nó biết mặt anh đã may! Những lần hiếm hoi anh gặp con, anh nghĩ đến mẹ nó, vì nó gợi nhớ cái nhan sắc tiên nga cùa em mà anh không được phép nhìn ngắm; tất thằng bé cho anh là nghiêm nghị, nghĩa là buồn bực, theo cảm nghĩ cùa trẻ con.
- Ây, Clêlia nói, qua những lời lẽ khiến anh sợ hãi đó, anh định đạt đến mục đích gì?
- Muén có lại được đứa con anh. Anh muốn nó ờ vối anh; anh muốn dược nhìn thấy nó ngày ngày, muốn nó tập yêu mến anh và anh cũng được tha hồ âm yếm nó. Bdi một tiền định khe khẤt có một không hai trong thiên hạ đã tước mất của anh cái hạnh phúc mồ bao nhiêu tâm hồn trìu mến được hưởng, và anh không được sống gần gũi người anh yêu quí, anh muốn ít ra là có bên cạnh mình một sinh linh nhắc nhở với lòng anh hình ảnh em, hầu như thay thế em. Trong cảnh cô đơn bắt buộc, công việc mà con người đối với anh là gánh nặng; em đã biết tham vọng đoi với anh là một chữ không có nghĩa từ khi anh có diễm phúc được Bácbôn tống lao, và cái gì khống phải là cảm khái của tâm hồn đối với anh đều buồn cưdi, vô nghĩa trong cành sống phiền muộn xa em.
Mật khác, nếu nàng chiều theo lòng ham muốn rất tự nhiên của Fabrixơ, nếu nàng tìm cách giải khổ cho con người đa cảm mà nàng hiểu sâu sắc lòng dạ, con ngưdi mà lời phát thệ lạ lủng của nàng đã làm cho cuộc sống mất yên tĩnh một cách dị thường, thì cũng có thể dầu mơ hồ là qua việc cướp con của một nhân vật quyền quí nhất nưdc Ý, điều gian dối của hai người lại không bị phát hiện? Hầu tước Cretxăngzi sẽ tuôn tiền ra như nước, sẽ tự mình điều khiển việc tìm kiếm và không sớm thì muộn, việc bắt cóc sẽ bại lộ. Chỉ có một cách đề phòng là mang nó đi xa. Êđinbua chẳng hạn, hoặc là Pari, nhưng lòng trìu mến của người mẹ không đành làm thế. Cách thứ hai, do Fabrixơ đề nghị, trên thực tế là cách hợp lý nhất nhưng tự nó lại như mang một điềm tiên báo thảm khốc còn đáng kinh hãi hơn đối vối người mẹ lạc hồn phách đó: Fabrixơ nói phải bày ra một cơn bệnh giả, đứa bé phải ngày càng ốm nặng, rồi thì chết trong lúc hầu tưởc Cretxảngzi vắng nhà.
Clêlia ghê tởm việc ấy, tởm đến kính hoàng, và họ bất hòa với nhau, nhưng cũng không bất hòa được lâu.
Clêlia cho lả không nên thách thức Chúa, đứa con thân yêu ấy là con cùa tội lỗi, nếu bâỹ giờ con chọc Chúa giận nữa thì Chúa không khỏi bát nó về trời. Fabrixơ lại nói về số kiếp đặc biệt cùa chàng.
- Chức phận mà ngẫu nhiên anh được ban, chàng nói với Clêlia, cùng với mối tình của anh đã buộc anh sống vĩnh viễn trong cô đơn: anh không thể như phần lớn bạn đồng nghiệp, có được một cảnh gần gũi êm ái, bởi em chỉ muốn tiếp anh trong bóng tối, khiến cho phần thdi gian sống bên cạnh em chỉ còn là những khoảnh khắc.
Nước mắt đã tuổn nhiều. Clêlia phát ốm. Nhưng quá yêu Fabrixơ, nàng không thể từ chối mãi sự hy sinh mà chàng đòi hỏi ở nàng. Người ta làm như là Xãngđrìnô ốm; hầu tước vội vã cho mời những thầy thuốc trứ danh nhất và từ lúc đó. Clêlia đà gặp một rắc rối ghê gớm mà nàng không dự kiến: lằm thế nào đây để đứa con yêu quí không uống một thứ thuốc nào hết do thầy thuốc chì định, đó không phải là một việc nhỏ.
Bị bắt buộc nằm nhiều hơn hạn độ cần thiết cho sức khỏe của nó, đứa trẻ dó ốm thực sự. Làm sao bảo cho thầy thuốc biết nguyên nhân bệnh này? Bị xâu xé giứa quyền lợi trái ngược nhau của hai người chí thân, Clêlỉa suýt mất trí. Cô nên vd cho là con đã bình phục và vất bỏ kết quả của một sự xếp đặt dối trá mất nhiều thì giờ và công sức? về phần Fabrixơ, chàng không thề tự tha thứ việc mình bức bách người yêu, cũng không thể bỏ dự định của mình. Chàng tìm được cách đêm đêm vào bên giưdng chú bé ốm, điều này gây một rắc rối khác. Cléỉia đến săn sóc con vả một đôì khi Fabrixơ buộc phải nhìn thấy nàng duới ánh nến: điều này, trái tim đau yếu khổ sỏ của Clêlia coi là một tội lỗi ghê gớm, nó báo trước cái chết của Xăngđrìnô. Nhiều nhâ thần học nổi tiếng nhạt, khi được hỏi về trường hợp nếu thực hiện một lời phát nguyện mà kết quả cố hại rõ ràng thì thế nào, đả trả lòi rằng việc hủy bỏ lòi nguyện sẽ không bị coi như một tội lỗi nếu người phát nguyền từ bỏ lòi nguyền, không vi sắc dục mà dể tránh một tai hại tất yếu; sự lý giải đó không có hiệu lực đối vối Clêlia, nàng vẫn đau đớn tuyệt vọng. Và Pabrixơ sắp thấy ý muốn kỳ quặc của mình mang cái chết đến cho Clêlia và con chàng.
Fabrixơ nhờ cậy người bạn thân cùa mình lầ bá tước Môxca; vị thủ tướng này tuy gìầ củng cảm thấy xúc động trước mối tình kia mà ông chỉ mối biết một phần nhỏ.
- Tôi sẽ vì anh mả cho ông hầu tước đi vắng ít nhất là năm sáu hôm. Anh muốn vào lúc nào?
ít lâu sau, Fabrixơ đến báo cho bá tước biết mọi việc đã được chuẩn bị để lợi dụng thỏi gian hầu tước vắng mặt.
Hai ngày sau, trong lúc hầu tước đi ngựa từ một trang ấp ở vùng Mãngtu về, có mấy tên cưốp, có vẻ như do một cá nhân có thù hằn thuê, dã bắt cóc ông nhưng không hành hung gì; hq đặt ông vào một chiếc thuyền và cho thuyền xuôi dòng sông Pô mất ba ngày, lại cuộc hành trình mà Fabrixơ đã thực hiện ngày trước, trong vụ Giletti nổi tiếng. Ngày thứ tư, bọn cướp cho hầu tước lên bộ tại một hòn đảo hoang vu trên sông Pô, sau khi cưỏp hết của cải .của ông, không đề cho ông một đồng tiền nào hay một vật gì có chút giá trị. Hầu tước phải mắt hai ngày mối về đến lâu đài của mình ở Pácmơ. Ông thấy lâu đài chăng vải đen và tôi tó ủ rũ.
Cuộc bắt có thực hiện một cách tài tình đó đã mang đến một hậu quả rất tai hại; Xăngđrinô được nuôi dưỡng bí mật trong một ngôi nhà lớn và đẹp ỏ đấy bà hầu tước đến thăm con hầu như hàng ngày, nhưng Xăngđrinô chết sau mấy tháng điều dưỡng, Clêlia nghĩ ràng nàng đã bị trủng phạt đích đáng vì không giứ lời nguyền với đức mẹ; nàng đã nhìn Fabrixơ khá nhiều lần trong ánh sáng vầ hai lần giữa cả ban ngày, trong sự sôi nổi âu yếm, vào thỏi gian Xăngđrinô đau ốm! Nàng chỉ sống thêm được mấy năm sau khi đứa con yêu quí qua đời; tuy nhiên nàng có được sự an ủi tắt thỏ trên tay người yêu.
Fabrixỡ sì tình quá và ngoan đạo(11 quá cho nên không tự tử để tự giải thoát; chàng hy vọng được gặp lại Clêlia ở một thế giối tốt đẹp hơn, nhưng chàng củng đủ thông minh để cảm thấy là còn phải sửa chữa, đền bồi nhiều nữa.
Sau khi Clêlia mất không lâu, Fabrixơ ký nhiều văn kiện qua đó chàng cấp cho mỗi tôi td một món trợ cấp đồng niên là một nghìn frăng vầ dành cho mình cũng chừng ấy. Chàng biếu nữ bá tước Môxca một số đất đai có lợi tức khoảng mười vạn frăng, cũng một số tiền như thế cho nữ hầu tước Đen Đônggô, bà mẹ, còn lại bao nhiêu trong gia tài bố thì chàng cho cô em lấy chồng nghèo. Ngày hôm sau, chàng gửi đơn xin từ chức tổng giám mục đến nhứng nơi có thẩm quyền vồ cũng xin từ tất cả những chức vị gì mà ân sủng của Ecnext V và cảm tình của vị thủ tướng đã ban cho chàng; rồi chảng vào Tu viện dòng Sact’rơ ở Pácmơ ò trong những khu rừng cạnh sông Pô, cách Xacca haí dặm.
Nữ bá tước Mâxca phu nhân trưdc đây rất tán thành việc chồng trở về làm thd tướng, nhưng phu nhân không khi nào chịu trở về trên đất nước quận vương Ecnext V. Phu nhân có
1. Đạo Gia tô lên án việc tự sát, chỡ dù là tự sát sẽ mất linh hồn, nghĩa lả sa xuống địa ngục. Như thế nếu Fabrixơ tự sát thì sẽ không thể nào gặp lại Clêlia.
triều đình riêng cùa mình ở Vinhanô, cách CazanMagio một phần tư dặm trên tả ngạn sông Pô, tức là đất Áo. Trong tòa lâu đài tráng lệ mà bá tước xây dựng tại Vinhanô cho bả, cứ đến ngày thứ nàm mỗi tuần, bà tiếp tất cả xã hội thượng lưu thành Pácmo, còn ngày thường bà tiếp nhứng bạn bè đông đảo của bà. Thế tất rồi Fabrixỡ cũng đến Vinhanô một ngày kia. Tóm lại bá tước phu nhân có đù vè của một người có hạnh phúc, nhưng bà không sống thêm được bao nhiêu lâu sau khi Fabrixơ, người mà bà yêu quí qua đời, Fabrixơ chỉ sống được một năm trong tu viện.
Các nhả tù công quốc Pácmơ .trống rỗng, bá tước Môxca giàu không kể xiết, Ecnetxt V được thần dân sùng bái vì chính quyền của ngài với chính quyền của các đại công tước Tòxcan.
Để cho một thiểu số hạnh phúc.
NHÀ XUẤT BẢN VÀN HỌC 18 - NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - BA ĐÌNH . HÀ NỘI Điện thoại: 8294684 - 8294685 Fax: 04 8 294781
4
Chịu trách nhiệm xuất bắn:
NGUYỄN VĂN LƯU
Chịu trách nhiệm bẳn thào:
NGUYỄN CỪ
Biên tập: PHÒNG VÁN HỌC DỊCH Vẽ híp: TRẦN ĐẠI THANG
Sửu bân in: THẠCH TOÀN
TU VIỆN THÀNH PẢC Mơ • XTANHĐAN
In 800 cuốn, khô’ 14,5 X 20,5 cm tại Xí nghiệp In Sơn La. Giấy TNKHXB số: 391/58-CXB. In xong và nộp lưu chiểu qúy IV năm 2003. - - Anh Côngzô tội nghiệp ạ, phải công nhận là anh vụng về một cách hiếm có. Thế nào mà anh lại không biết đức phó chủ giáo, nguyên là một đại tá gan dạ nhất tửa Napôlêông, trước đây y đă chơi một vố rất cay cho thân sinh nữ hầu tước, khi ông trốn khỏi ngục thành do tướng Côngti trấn giữ, dễ dàng như đi ra khỏi nhà thờ xteccala (nhà thò chính ỏ Pácmơ?).
- Đang tải...