Đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
3. Soát Lỗi Chính Tả
>
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
>
29 chương 29 - Lemontree123 - Done
>
Mời tham gia cuộc thi "CHIA SẺ KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ" nhân dịp TVE-4U 10 tuổi
Hướng dẫn chuyển đổi các định dạng eBook
Hướng dẫn xử lý lỗi không 'download - viết bài - xem link' được trên diễn đàn
29 chương 29 - Lemontree123 - Done - Sửa
Tiêu đề:
Link URL:
Data Type:
BB Codes
<p>CHƯƠNG 23</p><p><br /></p><p>MỘT CON VI-RÚT THÔNG THƯỜNG CÓ TÊN KIÊU CĂNG</p><p><br /></p><p>Thật quá mỉa mai. Từ lâu, George Soros đã muốn các nhà chính trị đứng dậy và để ý đến ông. Bây giờ họ đang làm như vậy. Lẽ tất nhiên là ông muốn có sự kính nể chứ không phải lòng ngờ vực của họ. Ông chỉ có được điều thứ hai.</p><p><br /></p><p>Các hoạt động xuất sắc của Soros đầu năm 1993 cùng với tin là ông đã kiếm được 650 triệu đôla năm 1992, làm cho các nhà chính trị phải đắn đo. Họ nhớ rất kỹ là trong thập niên 1980, Michael Milken, Ivan Boesky những ngôi sao trong thời đại mua cổ phiếu để giành quyền kiểm soát các công ty đã thu về hàng triệu đôla.</p><p>Trong đầu các nhà chính trị đã in sâu việc điều tra của thời kỳ ấy, khi người ta phát hiện là Milken, Boesky và nhiều nhân vật ít quan trọng hơn đã sử dụng các thông tin nội gián. Lúc đầu, ai ai cũng ngạc nhiên vì những người ấy quá khôn ngoan. Nhưng về sau, mới vỡ lẽ ra là các ngôi sao kinh doanh của những năm 1980 cũng chẳng khôn ngoan như họ có vẻ.</p><p><br /></p><p>Và bây giờ, các nhà chính trị tin rằng họ phải hướng tầm ngắm của mình về phía George Soros và về toàn bộ hiện tượng đầu tư mạo hiểm. Họ không có lý do nào để tin rằng ông ta đã hành xử như Milken hay Boesky. Họ thấy, cái tội của Soros là kiếm được quá nhiều tiền. Ở Washington người ta có một cảm giác không thoải mái lắm.</p><p>Vì đây là những nhà tài chính ấy, kiếm được những khoản tiền khổng lồ mà không một ai ở ngoài Wall Street, và đôi khi cả ở trong Wall Street, hề biết là các nhà tài chính ấy đang làm gì, thật sự là họ đã có những tài sản ấy bằng cách nào. Dần dần, ở Washington, người ta thấy là Soros và các nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm phải trả lời một số câu hỏi. Họ cần phải được gọi lên để giải thích.</p><p><br /></p><p>Vì vậy, Henry Gonzales, chủ tịch ủy ban Ngân hàng đầy quyền lực của Hạ viện, tuyên bố tháng Sáu 1993 là ông có ý định yêu cầu Cục Dự trữ Liên bang và ủy ban Giao dịch Chứng khoán điều tra kỹ về các giao dịch ngoại tệ của Quỹ Quantum của Soros. Phát biểu tại Hạ viện, Gozales nói là ông muốn biết bằng cách nào mà Soros đã có những lợi nhuận lớn lao như vậy. Ông mong tìm ra là trong vốn của Soros có bao nhiêu từ các khoản vay ngân hàng và các ngân hàng Mỹ có được bảo vệ gì trước các quỹ Soros không.</p><p><br /></p><p>Nhà làm luật hứa: “Trong một tương lai gần, tôi sẽ yêu cầu Cục Dự trữ Liên bang và SEC xem lại các tác động của ông Soros trên thị trường tiền tệ để xác định là một nhà hoạt động cá nhân như ông Soros làm sao lại có thể thao túng thị trường ngoại hối.</p><p><br /></p><p><i>Thao túng.</i></p><p><br /></p><p>Đó là một từ khá mạnh.</p><p><br /></p><p>Đối với ông Soros sẽ không phải là trò đùa.</p><p><br /></p><p>Gonzales nói thêm: “Lợi ích cao nhất của Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương khác là phải hiểu rõ phương pháp mà ông Soros dùng để thao túng thị trường ngoại hối. Dù sao thì chính họ đang phải đối đầu với ông ta trong nỗ lực định giá các loại tiền tệ khác nhau.”</p><p>Phải đợi một năm nữa mới có cuộc điều trần. Nhưng lời tuyên bố của Gonzales là làm cho cả khối các quỹ đầu tư mạo hiểm bị ảnh hưởng xấu. Họ quan sát và chờ đợi, Soros và toàn bộ giới đầu tư mạo hiểm không biết người ta sẽ dành cho họ những gì.</p><p><br /></p><p>Tuy nhiên, vào mùa hè năm 1993, Soros cảm thấy khá hài lòng vì mình. Ông có vẻ thoải mái. Ông lắng tai nghe tất cả những chuyện về ông là phù thủy với với một vẻ bình thản nào đó. Ông có vẻ sung sướng hơn so với trước đấy một thập niên. Edgar Astaire, người chung vốn với ông ở London, nhận thấy ông tự mãn hơn những năm trước đấy, khi mà “ông rất khắc khổ, một con người lạnh lùng. Tất cả những câu chuyện về ông có tài dịch chuyển các thị trường, hay chuyện ông có tài của một vị phù thủy, đã tác động đến ông. Bây giờ ông cởi mở hơn. Ông tận hưởng cuộc sống. Tôi thấy ông cười nhiều hơn.”</p><p><br /></p><p>Soros có vẻ thích sự chú ý của mọi người, nhưng ông cảm thấy nó chỉ là nhất thời, “Tôi không thao túng các thị trường, nhưng tôi không thể chối cãi là trong lúc này có một huyền thoại nào đó về tôi với tư cách là một người thao tác trên thị trường. Và việc giá vàng tăng 15 đôla [giữa tháng Năm 19931 sau khi tôi mua phần vốn trong Newmont thế nào cũng có liên quan đến việc mua bán ấy của tôi. Có những chuyện xảy ra như thế. Nhưng sau khi tôi phạm một số sai lầm trong giao dịch, người ta mới dịu lại.” Ông cũng có một số mưu mô xảo quyệt để thao túng giới truyền thông.</p><p><br /></p><p>Sau khi được giới truyền thông để ý đến, Soros biết rằng ông phải biết cách đối đáp lại những câu hỏi của các nhà báo về các hoạt động của ông trên các thị trường. Ông muốn họ tập trung vào các chương trình trợ giúp của ông và ông đã thành công mỹ mãn trên mục tiêu này. Thật vậy, trong hai năm 1993 và 1994, phần lớn các bài báo viết về Soros đều tập trung vào hoạt động từ thiện của ông. Các phóng viên thấy bất buộc phải nói đến phần đầu tư trong đời ông, nhưng họ cho ít thông tin cụ thể, họ chỉ bàn đến vấn đề này một cách hời hợt mà thôi.</p><p><br /></p><p>Phát hiện ra là quảng cáo có thể có lợi cho các chương trình trợ giúp, Soros trở nên thân thiện hơn với các nhà báo. Ông cho nhiều phỏng vấn hơn sau cú đánh của tháng Chín 1992 và nhờ đấy nhận được nhiều bình luận tích cực, đặc biệt là ở Anh. Thí dụ như tờ <i>Observer</i> ngày 10 tháng Giêng 1993, viết bài về ông có đầu đề, "Con người làm phá sản Ngân hàng” hay tờ <i>London Standard</i> ngày 14 tháng Ba có bài dưới hàng tít "Ông trùm của Vũ trụ.” Các đài truyền hình ở Anh và Mỹ xin ông hợp tác để làm những phóng sự ngắn về sự nghiệp của ông. Lần đầu tiên, ông cho phép họ quay các văn phòng đầu tư của ông ở New York và các căn hầm ở Budapest, nơi ông trốn bọn Quốc Xã.</p><p><br /></p><p>Đối với Soros, đó là những điều đáng làm. Trong một phóng sự của ABC-TV chiếu ngày 13 tháng chạp 1993, ông nói: “[Các quỹ của tôi] đã trở nên quá lớn thành thử chẳng còn ý nghĩa gì nữa nếu tôi không biết dùng tiền làm gì. Có vẻ như [kiếm tiền] thì dễ [hơn là tiêu tiền]. Hình như là tôi kiếm tiền rất dễ, dễ hơn là khi phải có những quyết định để phân phát nó đi.”</p><p><br /></p><p>Bây giờ ông không còn bị cơn khủng hoảng bản sắc ám ảnh nữa. Soros tỏ ra là một người rất hài lòng với số phận. Nhưng ông vẫn ước ao nhiều từ cuộc sống, như ông đã từng nói rõ trong một bài phỏng vấn đáng chú ý trong tạp chí <i>Leadership</i> tháng Bảy 1993- Lúc ấy Soros còn một tháng nữa thì bước vào tuổi 63.</p><p>Phóng viên hỏi ông thấy mình thế nào ở thời điểm này.</p><p><br /></p><p>Soros trả lời: “Tôi làm việc có tiến bộ, và tôi thấy hài lòng với cách tiến triển của các sự kiện. Tôi thích cá nhân mình hơn nhiều so vớí lúc tôi chỉ đơn thuần đi kiếm tíển. Bây giờ tôi thấy mình hoàn chỉnh hơn. Nếu tôi có thể tiến đến việc hiểu biết rõ hơn về mọi việc ăn khớp với nhau như thế nào thì tôi sẽ rất thỏa mãn.</p><p><br /></p><p>Tóm lại, ông vẫn muốn tìm lời đáp cho tất cả những câu hỏi về thuyết hiện sinh đã ám ảnh ông từ thời còn là sinh viên ở London đầu thập niên 1950. Người phóng viên hỏi ông có một điểm ngừng không, có lẽ muốn nói đến việc ông về hưu.</p><p><br /></p><p>Soros trả lời không: “Tôi nghĩ rằng đó là một hình thức thất bại. Nhưng tôi muốn giữ cho mọi việc trong những giới hạn nào đó để tôi khỏi phải đi đến giai đoạn ấy. Rõ ràng là có một lúc mọi thứ sẽ trở nên quá tải và tôi sẽ không đáp ứng được nữa.”</p><p>Ông có bao giờ cảm thấy yếu đi không? Tất cả những người có nhiều tiền đều cảm thấy như thế lúc này hay lúc khác. Soros có thế không?</p><p><br /></p><p>“Không. Tôi thấy là mình khá giỏi khi xác định được nguy cơ này và tránh được nó. Tôi chấp nhân nó như là một phần của cuộc sống,”</p><p><br /></p><p>Phóng viên: “Ông nói về trách nhiệm khi cố nhiều tiền và phải giải quyết thế nào để người ta không xem ông là người ích kỷ. Điều đó có khó không?”</p><p><br /></p><p>Soros: “Tôi thật sự không quan tâm đến điều đó. Tôi tin chắc rằng câu chuyện sẽ được viết, có khi nó đã được viết rồi. Tôi không nghĩ rằng tôi phải biện hộ cho cái gì cả. Tôi cho rằng vấn đề là ở chỗ khác. Có phải tôi là nô lệ của các thành công hay là chủ của định mệnh của mình?</p><p>“Có cái chuyện là quá thành công và phải làm quá nhiều để đạt tới thành công. Tôi cần phải có cân bằng đúng đắn chứ không để các thành công của chính mình quét phảng mình đi. <i>Tôi không được để cuốn hút vào cái gì quá sức mình. Đó là thách thức thật sự của đời tôi,</i> vì đó là phần “chấp nhận rủi ro” của nó.”</p><p>Rồi có một câu hỏi rất hay: Nếu Soros không kiếm được nhiều tiền như vậy và không cho đi một phần của tiền ấy thì ông sẽ làm gì?</p><p><br /></p><p>Ông thú thật là ông cũng đã tự mình suy nghĩ về câu hỏi ấy. Ông tự hỏi mình lần đầu vào đầu thập niên 1960 khi ông trở lại Hungary lần thứ nhất. “Tôi đi đến kết luận là tôi sẽ lái taxi chở khách du lịch để kiếm ít ngoại tệ."</p><p><br /></p><p>Ông có thể tự hình dung mình là một doanh nhân thuộc giới trung lưu khá giả. Có phải ông muốn nói là nếu mọi việc xảy ra cách khác thì ông chỉ là một anh tài xế taxi có tuổi bình thường, chạy đon đả để đi kiếm sống.</p><p><br /></p><p>• • •</p><p><br /></p><p>Trong lúc này, vào mùa hè năm 1993, Soros lại còn là một con người bí ẩn trong giới tài chính. Cho đến khi ấy, chín tháng sau cuộc tấn công vào đồng bảng Anh tháng chín năm 1992, người ta cứ hình dung Soros như một con người gần như huyền bí, mỗi câu nói của ông là một hiệu lệnh để thị trường noi theo. Thế nhưng, trong mùa hè đầy rẫy các khó khăn của Cộng đồng châu Âu ấy, những người theo dõi Soros thấy càng ngày càng khó lường được những gì ẩn trong tâm trí Sư phụ, để xem hình thái nào của thị trường tài chính mà ông ưa thích nhất, ông cứ như một con người trên một đồ thị răng cưa, lúc thì lên, lúc thì xuống. Nhiều khi thật bực mình cho những người muốn theo dõi các nước cờ của ông.</p><p><br /></p><p>Và mọi người lại cố gắng hình dung những nước cờ ông sẽ đi một khi Cơ chế Tỷ suất Hối đoái đang có vẻ tan vỡ. Đã một lần Soros chống lại ERM và đã thắng. Bây giờ, người ta sợ ông thử làm lại cú ấy.</p><p><br /></p><p>Đồng franc Pháp đang chịu sức ép ngày càng tăng. Các lãi suất cao ở Đức đang thu hút vốn về phía đồng mark Đức và rời bỏ đồng franc bắt buộc đồng tiền Pháp phải xuống mức thấp nhất mà ERM cho phép. Các nhà đầu cơ bán tống bán tháo đồng franc. Tuy nhiên, người Pháp không muốn phá giá nó.</p><p><br /></p><p>Ngày thứ hai, 26 tháng Bảy, Soros nói với tờ báo <i>Le Figaro </i>rằng Ông không muốn đầu cơ chống lại đồng franc. Lý do của ông: Ông không muốn người ta kết tội ông là phá vỡ ERM. Chủ yếu là ông đã bầu một lá phiếu tín nhiệm cho đồng franc, ngụ ý nói rằng nó sẽ qua được cơn hỗn loạn hiện thời mà nước Pháp không cần rút nó khỏi ERM.</p><p><br /></p><p>Có vẻ như Soros đứng ngoài cuộc xung đột. Nhưng khi Budesbank họp và bỏ phỉếu chống lại việc thay đổi lãi suất chiết khấu thì Soros rất tức giận và phát biểu như mình bị phản bội. “Tôi nghĩ rằng hệ thống sắp bị đổ vỡ,” ông tiên đoán như vậy.</p><p><br /></p><p>Ngày thứ sáu, 30 tháng Bảy, ông gửi bằng fax một bản thông cáo báo chí cho hãng Reuters ở London, trong ấy ông tuyên bố: “Sau quyết định của Bundesbank không hạ thấp lãi suất chiết khấu, tôi thấy mình không còn bị ràng buộc bởi lời tuyên bố trong <i>Le Figaro</i> nữa. Thật là vô bổ khi còn muốn bảo vệ Hệ thống Tiền tệ châu Âu bằng cách tránh buôn bán tiền tệ khi nền móng của hệ thống, ngân hàng Bundesbank, lại hành động không đếm xỉa gì đến quyền lợi của các thành viên khác.”</p><p><br /></p><p>Ông so sánh ngân hàng trung ương Pháp như một người vợ bị vùi dập mà dù bị đánh đập vẫn ở lại với chồng - trong trường hợp này là ERM. “Tôi không mong là cách sắp xếp này sẽ bắt đầu hoạt động sáng thứ hai,” ông tuyên bố là nay ông được tự do để mua bán đồng franc Pháp. Trong giới tài chính, người ta bối rối không biết George đang làm gì - và ông ta muốn nói gì. Khi các bộ trưởng châu Âu hoảng hốt họp nhau ở Brussels để tìm cách cứu vãn ERM, thì Soros vẫn bình thản, ông muốn cho người ta có cảm tưởng rõ rệt là ông đứng trên cuộc vật lộn, lần này không hề quan tâm đến một cuộc khủng hoảng ERM khác.</p><p><br /></p><p>Một phóng viên tờ <i>New York Times</i> nối được liên lạc với ôngqua điện thoại trong khi ông nằm nghỉ bên cạnh hồ bơi của căn nhà ông ở Southampton, giọng ông nghe như, theo lời kể của phóng viên <i>Times,</i> giọng một nhà chính trị lão thành chứ không phải giọng một nhà buôn tiền tệ. “Chính vì tôi không muốn làm điên đảo thị trường cho nên tôi sẽ không cho biết là tôi đang làm gì,” ông nói với người phóng viên. Soros không tiết lộ bí mật nào cả. Tất cả những gì ông nói là ông không đầu cơ trên tiền tệ châu Âu trước trưa ngày thứ sáu. Nghe như có vẻ là ông sẽ bắt đầu buôn đồng franc sau đấy.</p><p><br /></p><p>Có thật như thế không?</p><p>Soros không muốn nói. Muốn cho mọi người không còn xem ông chỉ như là một nhà đầu cơ tầm thường, ông tiếp tục hành động như một nhà chính trị lão thành. “Tôi là một người rất tin vào châu Âu và việc châu Âu có được hệ thống ấy, cho nên những người tham gia thị trường phải tìm cách duy trì hệ thống này chứ không chỉ kiếm lợi nhuận cho bản thân mình mà thôi.”</p><p><br /></p><p>Tuy nhiên, ông lại không thấy mình đứng trên cuộc vật lộn nữa.</p><p><br /></p><p>Ngày 4 tháng Tám, 1993, ông có một tuyên bố trước công chúng về đồng deutsche mark. “Tôi hiện nay đang đích thân đầu cơ chống lại đồng mark, tôi bán mark để mua đôla và yen,” Soros nói trên truyền hình Đức. “Về lâu về dài đấy là thái độ chúng ta phải có đối với đồng mark.” ông nói thêm rằng chính sách lãi suất cao của ngân hàng Đức là tự làm cho mình thất bại và đáng lẽ ra nó phải giảm lãi suất để giúp hồi phục các nền kinh tế Âu châu.</p><p><br /></p><p>Ban đầu, có vẻ như Soros làm đúng. Tháng Sáu, khi Soros cho ra lời tiên đoán đầu tiên, đồng mark đang ở mức một đôla ăn 1,625 mark. Đến cuối tháng Bảy, nó xuống thấp còn 1,75. Nhưng đến giữa tháng Chín, đồng tiền Đức mạnh lên đáng kể, một đôla chỉ còn ăn 1,61 mark.</p><p><br /></p><p>* * *</p><p>Cho đến lúc ấy, ít người đặt câu hỏi về quyền của Soros tuyên bố trước công chúng về việc buôn bán của mình. Những vị phù thủy có quyền làm như vậy. Nhưng người ta ngày càng tin chắc là có lẽ Soros đã đi quá trớn khi đưa ra những lời khuyên bảo các nhà lãnh đạo thế giới. Thí dụ như trong ngày 1 tháng Tám, ông xuất hiện trên truyền hình Anh để biện hộ cho việc các nước phương Tây can thiệp quân sự trong vùng Balkans. Ông lý luận rằng nếu chấp nhận chủ thuyết về một quốc gia “sạch sẽ trên mặt chủng tộc" thì nền văn minh nhân loại sẽ bị cáo chung. Nhân tiện xin hỏi, ai cử ông làm việc này? Bài xã luận của tờ <i>Daily Telegraph</i> ngày 5 tháng Tám đã tóm tắt rất gọn cảm giác mâu thuẫn của nhiều người đối với Soros trong mùa hè năm ấy: “Từ khi ông đưa ra 10 tỷ đôla để đánh cược là đồng bảng Anh sẽ rút khỏi Cơ chế Tỷ suất Hối đoái, những lời ông nói được xem là những lời tiên tri và các bài báo hay thư ông gửi các báo cũng được xem là các thánh lệnh.</p><p>“Không ai mong cho ông Soros bị ngã bệnh. Những nhà chính trị trên lục địa châu Âu và những chủ ngân hàng trung ương gần đây cứ kết tội những người đầu cơ như Soros là làm sụp đổ ERM thì phải bớt giận đi: Lỗi là hoàn toàn do họ cứ một mực duy trì những lãi suất và tỷ suất hối đoái không thể giữ lâu được. Nhưng cũng cần phải thận trọng.</p><p>“Có một cảm giác kiêu căng trong các bài thông báo càng ngày càng khoa trương mà Soros gửi đến các cơ quan truyền thông. Tuần này, khi chúng tôi đọc trên báo rằng ông Soros ủng hộ các trận oanh tạc bằng không quân để phá trận bao vây Sarajevo, thì chúng tôi bắt đầu nghĩ rằng đến lúc ông cần phải nghỉ ngơi. Ông có thể tin rằng chỉ cần một cái lác đầu hay một cái nháy mắt là ông có thể quyết định không những về buôn bán ngoại tệ mà còn cả về chính sách ngoại giao. Nhưng nếu ông Soros thấy là thế giới sẵn sàng nghe theo mỗi lời phát biểu của ông thì ông cũng đừng tự dối mình mà tin vào tất cả những lời mình nói.”</p><p><br /></p><p>Hai ngày sau, ngày 7 tháng Tám, tờ <i>Economist</i> lại còn đi xa hơn nữa trong bài viết nhan đề “Ba hoa”: “George Soros có bị loạn óc hay sao đấy? Các báo chí và truyền hình đang đầy rẫy những bài phát biểu nặng chình chịch của nhà đầu tư gốc Hung nay sống ở New York về đủ mọi thứ từ ngân hàng đến Bosnia.</p><p><br /></p><p>Trong những ngày này, khi cơ chế tỷ suất hối đoái của châu Âu đang nằm trên giường bệnh, thì những quan điểm của ông Soros cũng được mọi người chú ý chẳng kém gì những ý tưởng của ông thống đốc ngân hàng Budesbank. Báo chí quan tâm đến ông Soros cũng có cái lý của nó, ông chẳng phải là người làm phá sản Ngân hàng Anh quốc hay sao. Tuy nhiên những nhà đầu tư có ảnh hưởng như ông thường sớm ngậm miệng. Tại sao ông lại không như thế?”</p><p><br /></p><p>Tờ báo đặt câu hỏi tại sao Soros lại thổ lộ tâm tư trước công chúng nhiều như vậy: “Lý do thứ nhất chắc là ông Soros cũng không phải không thích được xem là vị phù thủy về đầu tư ở tuổi mình. Ông xứng đáng được như vậy.</p><p><br /></p><p>“Một lý do khác có thể là Soros không còn muốn chỉ là một người chỉ lo kiếm tiền giàu có mà còn muốn có ảnh hưởng đến những chính sách công cộng trên các vấn đề lớn của thời đại. Một hoài bão đáng kính nể, mặc dù có thể thực hiện qua loại hình từ thiện mà ông đang làm ở Đông Âu.</p><p><br /></p><p>“Lý do cuối cùng sau việc ông Soros mong muốn có quảng cáo là có lẽ ông cũng không quan tâm nhiều đến việc quản lý hàng ngày ở Quỹ Quantum.”</p><p><br /></p><p>Một phóng viên của tờ <i>Business Week</i> trong mùa hè ấy có dịp hỏi Soros tại sao ông lại trở nên “ba hoa" như vậy.</p><p><br /></p><p>Soros trả lời: “Thường thì tôi không ra trước công chúng trừ khi tôi có gì muốn nói. Và trong chừng mực có thể, tôi muốn nói bằng những lời của tôi. Vì đấy là một chính sách đã được xác định mà tôi đang phát triển - tôi nhận thấy nếu tôi trả lời phỏng vấn, người ta sẽ bóp méo lời nói của tôi. Mặc dù đó chính là lời của tôi nhưng quan điểm trong đấy lại không đúng ý của tôi.</p><p><br /></p><p>“Tôi chẳng có một quan hệ yêu thương hay ghét bỏ gì [với giới truyền thông]. Có thể là tôi tránh xa họ mà thôi. Nếu anh viết một bài chỉ trích tôi hết sức hay tìm thấy một khiếm khuyết hay một cái gì đấy ở tôi thì tôi cũng chẳng bị sao cả. Vậy anh muốn làm việc ấy thì cứ làm.”</p><p><br /></p><p>Soros có vẻ như muốn nói là ông thật sự chẳng quan tâm gì đến giới truyền thông, nhưng rõ ràng là không phải như vậy. Không cần một bộ máy quan hệ quần chúng hùng mạnh và tinh vi, Soros trở thành người phát ngôn cho chính mình một cách rất khôn khéo.</p><p><br /></p><p>Ông khôn ngoan hiểu rằng cách tốt nhất để trình bày tất cả các quan điểm của mình, thay vì trả lời phỏng vấn trên một tờ báo, là viết một bức thư hay gửi một bản fax đến cho ban biên tập. Đôi khi cách làm này thành công. Tờ báo nhận được fax hay thư của Soros sẽ cho in toàn văn.</p><p><br /></p><p>Ông cũng học được rằng có lúc phải bình luận trên báo, và có lúc phải lặng thinh. Năm ấy, khi ông mạnh dạn đi một bước là thuê một công ty làm quan hệ công chúng - công ty Kekst & Co. nổi tiếng ở New York - ông đề nghị bộ máy quảng cáo của Kekst nói ít về ông chừng nào hay chừng ấy.</p><p><br /></p><p>Đối với vài người, khi công khai tiết lộ các vị thế đầu tư của mình, Soros có phần nào quá khôn ngoan. Một nhà quản lý tiền tệ hàng đầu ở Wall Street, yêu cầu giấu tên, rõ ràng là khá băn khoăn về cách hành xử của Soros. “Tôi không hiểu lý do của các tuyên bố trước công chúng như thế, nhất là khi đang có các giao dịch trên thị trường.” Đưa ra những tuyên bố như thế, nhà quản lý cam đoan, thật là” không thích hợp. Trong trường hợp của Soros, có thể không phải là một vấn đề pháp luật, chỉ là một vấn đề đạo đức."</p><p><br /></p><p>• • •</p><p><br /></p><p>Nhưng đến cuối tháng Tám, Soros, vẫn ba hoa như thường lệ, lại chơi một cú quảng cáo mới, lần này có ảnh trên trang bìa của tờ</p><p><i>Business Week,</i> một thành tựu mà trong quá khứ có lẽ bị ông xem là cái hôn của tử thần. Soros và các phụ tá của ông cứ như bị kích động hết sức.</p><p><br /></p><p>Chỉ đọc qua đoạn đầu của bài báo cũng đủ thấy vì sao mà họ bị kích động như thế.</p><p><br /></p><p>Phóng viên của tờ <i>Business Week</i> cho biết Soros sắp dành cho tờ báo một cuộc phỏng vấn. Gerald Manolovici, được xem là nhà quản lý danh mục kỳ cựu của Soros, tỏ ra bối rối.</p><p><br /></p><p>“Gary," - ông nói với Gary Gladstein, giám đốc hành chính của Soros - “Anh phải ngăn ông ấy lại. Tôi nói nghiêm túc đấy. Anh phải ngăn chuyện này đi."</p><p><br /></p><p>Gladstein, quay lại nói với nhà báo, mỉm cười như muốn xin lỗi và nhận xét: “Chúng tôi không muốn có quảng cáo ở đây. Chúng tôi muốn ít người biết đến.”</p><p><br /></p><p>Một nhà quan sát thông thạo ở Wall Street nhận thấy rằng một người như Soros mà thích làm quảng cáo “thì không những chỉ là bất cẩn mà còn phải xem là bất hạnh nữa. Wall Street là một nơi làm ăn của những người chỉ chú trọng đến tiền bạc.</p><p><br /></p><p>“Trong các hoạt động đầu tư của Soros, chung quanh ông chỉ là những người không hề quan tâm đắn bất kỳ thứ gì ngoài việc kiếm tiền. Họ chẳng cần để ý đến vị trí của họ trong lịch sử. Soros có thể như thế nhưng họ thì không. Ở Wall Street có một câu chuyện dựa trên những cơ sở khá đúng là một khi anh được người ta để ý đến thì anh xem như là hết thời. Một khi anh có ảnh trên trang bìa của tờ <i>Business Week</i> là anh có thể nói lời từ giã. Vậy mà Soros vừa có ảnh trên trang bìa.”</p><p><br /></p><p>Soros bị các phụ tá của mình, kể cả Druckenmiller, ép phải giữ gìn miệng lưỡi của mình. Trong ban quản lý Quỹ Soros, người ta có cảm giác là các tuyên bố trước công chúng của Soros đã làm cho quỹ mất bớt đi tính linh hoạt của nó.</p><p><br /></p><p>Một cộng tác viên cũ nhận xét: “Ông ta có thể cho mình là quà tặng của Thượng đế cho nhà đầu tư bình thường, nhưng có một hiện tượng là các vị thế của ông trở nên quá lớn nên ông cần tiếp tục mua rất nhiều để có thể bán được. Theo một cách hiểu thì ông đã trở thành thị trường, ông có quá nhiều ngoại tệ, quá nhiều thu nhập cho nên quỹ của ông mất đi tính linh hoạt trên thị trường.”</p><p><br /></p><p>Sau mùa hè 1993 với nhiều phát biểu, Soros chuyển sang một chiến thuật mới. Khi được các phóng viên hỏi là ông thích hay không thích loại cổ phiếu hay ngoại tệ nào thì ông từ chối, không chịu nóỉ. Ông có vẻ cảm thấy rằng mỗi lời nói của ông là bị theo dõi. Nếu ông có quyền lực mà người ta gán cho ông thì quyền lực ấy cũng có thể làm hại ông. Ông biết như thế. Và ông ít nói đi.</p><p><br /></p><p>•••</p><p><br /></p><p>Soros không được hoan nghênh lắm bởi những nhà chính trị Âu châu mà ông muốn có quan hê tốt. Họ giận ông vì cứ tiếp tục “xen” vào chuyện tiền tệ châu Âu.</p><p><br /></p><p>Cuối tháng Chín 1993, bộ trưởng ngoại giao Bỉ Willy Claes, lúc ấy cũng là chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của Cộng đồng châu Âu, đã gián tiếp buộc tội Soros là phá hoại công cuộc thống nhất châu Âu. Trong một bài phỏng vấn trên tờ tuần báo Pháp, <i>Le Point,</i> Claes nói; “Có một loại âm mưu. Trong thế giới Anh-Mỹ (Anglo-Saxon), có những tổ chức và những nhân vật muốn có một châu Âu bị chia rẽ, chỉ đóng một vai trò phụ về kinh tế chứ không muốn một châu Âu hùng mạnh với các chính sách tiền tệ và ngoại giao riêng.”</p><p><br /></p><p>Người phát ngôn của Soros, David Kronfeld, bác bỏ lời bình luận của Claes, và nói: “chúng tôi sẽ không trả lời về những lời vô lý nói về âm mưu Anh-Mỹ.” Ông nhắc lại là Soros ủng hộ một Hệ thống Tiền tệ Âu châu nhưng tin là hệ thống ấy đã không hoạt động tích cực vì lợi ích của các quốc gia Âu châu trước khi nó bị sụp đổ gần đây.</p><p><br /></p><p>• • •</p><p><br /></p><p>Nhìn chung thì 1993 đã là một năm thắng lợi cho Quỹ Quantum, tăng 61,5 phần trăm. Chỉ 10.000 đôla đầu tư vào Quantum năm 1969 bây giờ đã lên đến 21 triệu đôla. Cũng 10.000 đôla ấy, nếu bỏ vào các cổ phiếu của Standard & Poor 500 thì trong cùng thời gian ấy chỉ có giá 122.000 đôla nhỏ nhoi mà thôi.</p><p><br /></p><p>Mỗi một quỹ của Soros đều rất thắng lợi. Quỹ tốt nhất là Quantum Emerging Growth, tăng 109 phần trăm trước các phí, theo sau là Quantum và Quota mỗi quỹ tăng 72 phần trăm. Từ năm 1969, Soros đã có một tỷ suất phức hợp gia tăng hàng năm là khoảng 35 phần trăm. Gia tăng hàng năm của S & P 500 chỉ là 10,5 phần trăm.</p><p><br /></p><p>Trong quý tư của năm 1993, đợt mua lớn nhất của Soros là Paramount Communications, đợt mua lớn thứ hai và thứ ba đều trong lĩnh vực mạng tin học: Newbridge Networks và DSC Communications. Đợt bán lớn nhất của ông là Medco Containment Services mặc dù có những đợt bán khác cho thấy ông đang tìm cách thoát ra khỏi các dịch vụ tài chính; trong 10 đợt bán lớn nhất của ông, 5 đợt nằm trong lĩnh vực này.</p>
CHƯƠNG 23 MỘT CON VI-RÚT THÔNG THƯỜNG CÓ TÊN KIÊU CĂNG Thật quá mỉa mai. Từ lâu, George Soros đã muốn các nhà chính trị đứng dậy và để ý đến ông. Bây giờ họ đang làm như vậy. Lẽ tất nhiên là ông muốn có sự kính nể chứ không phải lòng ngờ vực của họ. Ông chỉ có được điều thứ hai. Các hoạt động xuất sắc của Soros đầu năm 1993 cùng với tin là ông đã kiếm được 650 triệu đôla năm 1992, làm cho các nhà chính trị phải đắn đo. Họ nhớ rất kỹ là trong thập niên 1980, Michael Milken, Ivan Boesky những ngôi sao trong thời đại mua cổ phiếu để giành quyền kiểm soát các công ty đã thu về hàng triệu đôla. Trong đầu các nhà chính trị đã in sâu việc điều tra của thời kỳ ấy, khi người ta phát hiện là Milken, Boesky và nhiều nhân vật ít quan trọng hơn đã sử dụng các thông tin nội gián. Lúc đầu, ai ai cũng ngạc nhiên vì những người ấy quá khôn ngoan. Nhưng về sau, mới vỡ lẽ ra là các ngôi sao kinh doanh của những năm 1980 cũng chẳng khôn ngoan như họ có vẻ. Và bây giờ, các nhà chính trị tin rằng họ phải hướng tầm ngắm của mình về phía George Soros và về toàn bộ hiện tượng đầu tư mạo hiểm. Họ không có lý do nào để tin rằng ông ta đã hành xử như Milken hay Boesky. Họ thấy, cái tội của Soros là kiếm được quá nhiều tiền. Ở Washington người ta có một cảm giác không thoải mái lắm. Vì đây là những nhà tài chính ấy, kiếm được những khoản tiền khổng lồ mà không một ai ở ngoài Wall Street, và đôi khi cả ở trong Wall Street, hề biết là các nhà tài chính ấy đang làm gì, thật sự là họ đã có những tài sản ấy bằng cách nào. Dần dần, ở Washington, người ta thấy là Soros và các nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm phải trả lời một số câu hỏi. Họ cần phải được gọi lên để giải thích. Vì vậy, Henry Gonzales, chủ tịch ủy ban Ngân hàng đầy quyền lực của Hạ viện, tuyên bố tháng Sáu 1993 là ông có ý định yêu cầu Cục Dự trữ Liên bang và ủy ban Giao dịch Chứng khoán điều tra kỹ về các giao dịch ngoại tệ của Quỹ Quantum của Soros. Phát biểu tại Hạ viện, Gozales nói là ông muốn biết bằng cách nào mà Soros đã có những lợi nhuận lớn lao như vậy. Ông mong tìm ra là trong vốn của Soros có bao nhiêu từ các khoản vay ngân hàng và các ngân hàng Mỹ có được bảo vệ gì trước các quỹ Soros không. Nhà làm luật hứa: “Trong một tương lai gần, tôi sẽ yêu cầu Cục Dự trữ Liên bang và SEC xem lại các tác động của ông Soros trên thị trường tiền tệ để xác định là một nhà hoạt động cá nhân như ông Soros làm sao lại có thể thao túng thị trường ngoại hối. [I]Thao túng.[/I] Đó là một từ khá mạnh. Đối với ông Soros sẽ không phải là trò đùa. Gonzales nói thêm: “Lợi ích cao nhất của Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương khác là phải hiểu rõ phương pháp mà ông Soros dùng để thao túng thị trường ngoại hối. Dù sao thì chính họ đang phải đối đầu với ông ta trong nỗ lực định giá các loại tiền tệ khác nhau.” Phải đợi một năm nữa mới có cuộc điều trần. Nhưng lời tuyên bố của Gonzales là làm cho cả khối các quỹ đầu tư mạo hiểm bị ảnh hưởng xấu. Họ quan sát và chờ đợi, Soros và toàn bộ giới đầu tư mạo hiểm không biết người ta sẽ dành cho họ những gì. Tuy nhiên, vào mùa hè năm 1993, Soros cảm thấy khá hài lòng vì mình. Ông có vẻ thoải mái. Ông lắng tai nghe tất cả những chuyện về ông là phù thủy với với một vẻ bình thản nào đó. Ông có vẻ sung sướng hơn so với trước đấy một thập niên. Edgar Astaire, người chung vốn với ông ở London, nhận thấy ông tự mãn hơn những năm trước đấy, khi mà “ông rất khắc khổ, một con người lạnh lùng. Tất cả những câu chuyện về ông có tài dịch chuyển các thị trường, hay chuyện ông có tài của một vị phù thủy, đã tác động đến ông. Bây giờ ông cởi mở hơn. Ông tận hưởng cuộc sống. Tôi thấy ông cười nhiều hơn.” Soros có vẻ thích sự chú ý của mọi người, nhưng ông cảm thấy nó chỉ là nhất thời, “Tôi không thao túng các thị trường, nhưng tôi không thể chối cãi là trong lúc này có một huyền thoại nào đó về tôi với tư cách là một người thao tác trên thị trường. Và việc giá vàng tăng 15 đôla [giữa tháng Năm 19931 sau khi tôi mua phần vốn trong Newmont thế nào cũng có liên quan đến việc mua bán ấy của tôi. Có những chuyện xảy ra như thế. Nhưng sau khi tôi phạm một số sai lầm trong giao dịch, người ta mới dịu lại.” Ông cũng có một số mưu mô xảo quyệt để thao túng giới truyền thông. Sau khi được giới truyền thông để ý đến, Soros biết rằng ông phải biết cách đối đáp lại những câu hỏi của các nhà báo về các hoạt động của ông trên các thị trường. Ông muốn họ tập trung vào các chương trình trợ giúp của ông và ông đã thành công mỹ mãn trên mục tiêu này. Thật vậy, trong hai năm 1993 và 1994, phần lớn các bài báo viết về Soros đều tập trung vào hoạt động từ thiện của ông. Các phóng viên thấy bất buộc phải nói đến phần đầu tư trong đời ông, nhưng họ cho ít thông tin cụ thể, họ chỉ bàn đến vấn đề này một cách hời hợt mà thôi. Phát hiện ra là quảng cáo có thể có lợi cho các chương trình trợ giúp, Soros trở nên thân thiện hơn với các nhà báo. Ông cho nhiều phỏng vấn hơn sau cú đánh của tháng Chín 1992 và nhờ đấy nhận được nhiều bình luận tích cực, đặc biệt là ở Anh. Thí dụ như tờ [I]Observer[/I] ngày 10 tháng Giêng 1993, viết bài về ông có đầu đề, "Con người làm phá sản Ngân hàng” hay tờ [I]London Standard[/I] ngày 14 tháng Ba có bài dưới hàng tít "Ông trùm của Vũ trụ.” Các đài truyền hình ở Anh và Mỹ xin ông hợp tác để làm những phóng sự ngắn về sự nghiệp của ông. Lần đầu tiên, ông cho phép họ quay các văn phòng đầu tư của ông ở New York và các căn hầm ở Budapest, nơi ông trốn bọn Quốc Xã. Đối với Soros, đó là những điều đáng làm. Trong một phóng sự của ABC-TV chiếu ngày 13 tháng chạp 1993, ông nói: “[Các quỹ của tôi] đã trở nên quá lớn thành thử chẳng còn ý nghĩa gì nữa nếu tôi không biết dùng tiền làm gì. Có vẻ như [kiếm tiền] thì dễ [hơn là tiêu tiền]. Hình như là tôi kiếm tiền rất dễ, dễ hơn là khi phải có những quyết định để phân phát nó đi.” Bây giờ ông không còn bị cơn khủng hoảng bản sắc ám ảnh nữa. Soros tỏ ra là một người rất hài lòng với số phận. Nhưng ông vẫn ước ao nhiều từ cuộc sống, như ông đã từng nói rõ trong một bài phỏng vấn đáng chú ý trong tạp chí [I]Leadership[/I] tháng Bảy 1993- Lúc ấy Soros còn một tháng nữa thì bước vào tuổi 63. Phóng viên hỏi ông thấy mình thế nào ở thời điểm này. Soros trả lời: “Tôi làm việc có tiến bộ, và tôi thấy hài lòng với cách tiến triển của các sự kiện. Tôi thích cá nhân mình hơn nhiều so vớí lúc tôi chỉ đơn thuần đi kiếm tíển. Bây giờ tôi thấy mình hoàn chỉnh hơn. Nếu tôi có thể tiến đến việc hiểu biết rõ hơn về mọi việc ăn khớp với nhau như thế nào thì tôi sẽ rất thỏa mãn. Tóm lại, ông vẫn muốn tìm lời đáp cho tất cả những câu hỏi về thuyết hiện sinh đã ám ảnh ông từ thời còn là sinh viên ở London đầu thập niên 1950. Người phóng viên hỏi ông có một điểm ngừng không, có lẽ muốn nói đến việc ông về hưu. Soros trả lời không: “Tôi nghĩ rằng đó là một hình thức thất bại. Nhưng tôi muốn giữ cho mọi việc trong những giới hạn nào đó để tôi khỏi phải đi đến giai đoạn ấy. Rõ ràng là có một lúc mọi thứ sẽ trở nên quá tải và tôi sẽ không đáp ứng được nữa.” Ông có bao giờ cảm thấy yếu đi không? Tất cả những người có nhiều tiền đều cảm thấy như thế lúc này hay lúc khác. Soros có thế không? “Không. Tôi thấy là mình khá giỏi khi xác định được nguy cơ này và tránh được nó. Tôi chấp nhân nó như là một phần của cuộc sống,” Phóng viên: “Ông nói về trách nhiệm khi cố nhiều tiền và phải giải quyết thế nào để người ta không xem ông là người ích kỷ. Điều đó có khó không?” Soros: “Tôi thật sự không quan tâm đến điều đó. Tôi tin chắc rằng câu chuyện sẽ được viết, có khi nó đã được viết rồi. Tôi không nghĩ rằng tôi phải biện hộ cho cái gì cả. Tôi cho rằng vấn đề là ở chỗ khác. Có phải tôi là nô lệ của các thành công hay là chủ của định mệnh của mình? “Có cái chuyện là quá thành công và phải làm quá nhiều để đạt tới thành công. Tôi cần phải có cân bằng đúng đắn chứ không để các thành công của chính mình quét phảng mình đi. [I]Tôi không được để cuốn hút vào cái gì quá sức mình. Đó là thách thức thật sự của đời tôi,[/I] vì đó là phần “chấp nhận rủi ro” của nó.” Rồi có một câu hỏi rất hay: Nếu Soros không kiếm được nhiều tiền như vậy và không cho đi một phần của tiền ấy thì ông sẽ làm gì? Ông thú thật là ông cũng đã tự mình suy nghĩ về câu hỏi ấy. Ông tự hỏi mình lần đầu vào đầu thập niên 1960 khi ông trở lại Hungary lần thứ nhất. “Tôi đi đến kết luận là tôi sẽ lái taxi chở khách du lịch để kiếm ít ngoại tệ." Ông có thể tự hình dung mình là một doanh nhân thuộc giới trung lưu khá giả. Có phải ông muốn nói là nếu mọi việc xảy ra cách khác thì ông chỉ là một anh tài xế taxi có tuổi bình thường, chạy đon đả để đi kiếm sống. • • • Trong lúc này, vào mùa hè năm 1993, Soros lại còn là một con người bí ẩn trong giới tài chính. Cho đến khi ấy, chín tháng sau cuộc tấn công vào đồng bảng Anh tháng chín năm 1992, người ta cứ hình dung Soros như một con người gần như huyền bí, mỗi câu nói của ông là một hiệu lệnh để thị trường noi theo. Thế nhưng, trong mùa hè đầy rẫy các khó khăn của Cộng đồng châu Âu ấy, những người theo dõi Soros thấy càng ngày càng khó lường được những gì ẩn trong tâm trí Sư phụ, để xem hình thái nào của thị trường tài chính mà ông ưa thích nhất, ông cứ như một con người trên một đồ thị răng cưa, lúc thì lên, lúc thì xuống. Nhiều khi thật bực mình cho những người muốn theo dõi các nước cờ của ông. Và mọi người lại cố gắng hình dung những nước cờ ông sẽ đi một khi Cơ chế Tỷ suất Hối đoái đang có vẻ tan vỡ. Đã một lần Soros chống lại ERM và đã thắng. Bây giờ, người ta sợ ông thử làm lại cú ấy. Đồng franc Pháp đang chịu sức ép ngày càng tăng. Các lãi suất cao ở Đức đang thu hút vốn về phía đồng mark Đức và rời bỏ đồng franc bắt buộc đồng tiền Pháp phải xuống mức thấp nhất mà ERM cho phép. Các nhà đầu cơ bán tống bán tháo đồng franc. Tuy nhiên, người Pháp không muốn phá giá nó. Ngày thứ hai, 26 tháng Bảy, Soros nói với tờ báo [I]Le Figaro [/I]rằng Ông không muốn đầu cơ chống lại đồng franc. Lý do của ông: Ông không muốn người ta kết tội ông là phá vỡ ERM. Chủ yếu là ông đã bầu một lá phiếu tín nhiệm cho đồng franc, ngụ ý nói rằng nó sẽ qua được cơn hỗn loạn hiện thời mà nước Pháp không cần rút nó khỏi ERM. Có vẻ như Soros đứng ngoài cuộc xung đột. Nhưng khi Budesbank họp và bỏ phỉếu chống lại việc thay đổi lãi suất chiết khấu thì Soros rất tức giận và phát biểu như mình bị phản bội. “Tôi nghĩ rằng hệ thống sắp bị đổ vỡ,” ông tiên đoán như vậy. Ngày thứ sáu, 30 tháng Bảy, ông gửi bằng fax một bản thông cáo báo chí cho hãng Reuters ở London, trong ấy ông tuyên bố: “Sau quyết định của Bundesbank không hạ thấp lãi suất chiết khấu, tôi thấy mình không còn bị ràng buộc bởi lời tuyên bố trong [I]Le Figaro[/I] nữa. Thật là vô bổ khi còn muốn bảo vệ Hệ thống Tiền tệ châu Âu bằng cách tránh buôn bán tiền tệ khi nền móng của hệ thống, ngân hàng Bundesbank, lại hành động không đếm xỉa gì đến quyền lợi của các thành viên khác.” Ông so sánh ngân hàng trung ương Pháp như một người vợ bị vùi dập mà dù bị đánh đập vẫn ở lại với chồng - trong trường hợp này là ERM. “Tôi không mong là cách sắp xếp này sẽ bắt đầu hoạt động sáng thứ hai,” ông tuyên bố là nay ông được tự do để mua bán đồng franc Pháp. Trong giới tài chính, người ta bối rối không biết George đang làm gì - và ông ta muốn nói gì. Khi các bộ trưởng châu Âu hoảng hốt họp nhau ở Brussels để tìm cách cứu vãn ERM, thì Soros vẫn bình thản, ông muốn cho người ta có cảm tưởng rõ rệt là ông đứng trên cuộc vật lộn, lần này không hề quan tâm đến một cuộc khủng hoảng ERM khác. Một phóng viên tờ [I]New York Times[/I] nối được liên lạc với ôngqua điện thoại trong khi ông nằm nghỉ bên cạnh hồ bơi của căn nhà ông ở Southampton, giọng ông nghe như, theo lời kể của phóng viên [I]Times,[/I] giọng một nhà chính trị lão thành chứ không phải giọng một nhà buôn tiền tệ. “Chính vì tôi không muốn làm điên đảo thị trường cho nên tôi sẽ không cho biết là tôi đang làm gì,” ông nói với người phóng viên. Soros không tiết lộ bí mật nào cả. Tất cả những gì ông nói là ông không đầu cơ trên tiền tệ châu Âu trước trưa ngày thứ sáu. Nghe như có vẻ là ông sẽ bắt đầu buôn đồng franc sau đấy. Có thật như thế không? Soros không muốn nói. Muốn cho mọi người không còn xem ông chỉ như là một nhà đầu cơ tầm thường, ông tiếp tục hành động như một nhà chính trị lão thành. “Tôi là một người rất tin vào châu Âu và việc châu Âu có được hệ thống ấy, cho nên những người tham gia thị trường phải tìm cách duy trì hệ thống này chứ không chỉ kiếm lợi nhuận cho bản thân mình mà thôi.” Tuy nhiên, ông lại không thấy mình đứng trên cuộc vật lộn nữa. Ngày 4 tháng Tám, 1993, ông có một tuyên bố trước công chúng về đồng deutsche mark. “Tôi hiện nay đang đích thân đầu cơ chống lại đồng mark, tôi bán mark để mua đôla và yen,” Soros nói trên truyền hình Đức. “Về lâu về dài đấy là thái độ chúng ta phải có đối với đồng mark.” ông nói thêm rằng chính sách lãi suất cao của ngân hàng Đức là tự làm cho mình thất bại và đáng lẽ ra nó phải giảm lãi suất để giúp hồi phục các nền kinh tế Âu châu. Ban đầu, có vẻ như Soros làm đúng. Tháng Sáu, khi Soros cho ra lời tiên đoán đầu tiên, đồng mark đang ở mức một đôla ăn 1,625 mark. Đến cuối tháng Bảy, nó xuống thấp còn 1,75. Nhưng đến giữa tháng Chín, đồng tiền Đức mạnh lên đáng kể, một đôla chỉ còn ăn 1,61 mark. * * * Cho đến lúc ấy, ít người đặt câu hỏi về quyền của Soros tuyên bố trước công chúng về việc buôn bán của mình. Những vị phù thủy có quyền làm như vậy. Nhưng người ta ngày càng tin chắc là có lẽ Soros đã đi quá trớn khi đưa ra những lời khuyên bảo các nhà lãnh đạo thế giới. Thí dụ như trong ngày 1 tháng Tám, ông xuất hiện trên truyền hình Anh để biện hộ cho việc các nước phương Tây can thiệp quân sự trong vùng Balkans. Ông lý luận rằng nếu chấp nhận chủ thuyết về một quốc gia “sạch sẽ trên mặt chủng tộc" thì nền văn minh nhân loại sẽ bị cáo chung. Nhân tiện xin hỏi, ai cử ông làm việc này? Bài xã luận của tờ [I]Daily Telegraph[/I] ngày 5 tháng Tám đã tóm tắt rất gọn cảm giác mâu thuẫn của nhiều người đối với Soros trong mùa hè năm ấy: “Từ khi ông đưa ra 10 tỷ đôla để đánh cược là đồng bảng Anh sẽ rút khỏi Cơ chế Tỷ suất Hối đoái, những lời ông nói được xem là những lời tiên tri và các bài báo hay thư ông gửi các báo cũng được xem là các thánh lệnh. “Không ai mong cho ông Soros bị ngã bệnh. Những nhà chính trị trên lục địa châu Âu và những chủ ngân hàng trung ương gần đây cứ kết tội những người đầu cơ như Soros là làm sụp đổ ERM thì phải bớt giận đi: Lỗi là hoàn toàn do họ cứ một mực duy trì những lãi suất và tỷ suất hối đoái không thể giữ lâu được. Nhưng cũng cần phải thận trọng. “Có một cảm giác kiêu căng trong các bài thông báo càng ngày càng khoa trương mà Soros gửi đến các cơ quan truyền thông. Tuần này, khi chúng tôi đọc trên báo rằng ông Soros ủng hộ các trận oanh tạc bằng không quân để phá trận bao vây Sarajevo, thì chúng tôi bắt đầu nghĩ rằng đến lúc ông cần phải nghỉ ngơi. Ông có thể tin rằng chỉ cần một cái lác đầu hay một cái nháy mắt là ông có thể quyết định không những về buôn bán ngoại tệ mà còn cả về chính sách ngoại giao. Nhưng nếu ông Soros thấy là thế giới sẵn sàng nghe theo mỗi lời phát biểu của ông thì ông cũng đừng tự dối mình mà tin vào tất cả những lời mình nói.” Hai ngày sau, ngày 7 tháng Tám, tờ [I]Economist[/I] lại còn đi xa hơn nữa trong bài viết nhan đề “Ba hoa”: “George Soros có bị loạn óc hay sao đấy? Các báo chí và truyền hình đang đầy rẫy những bài phát biểu nặng chình chịch của nhà đầu tư gốc Hung nay sống ở New York về đủ mọi thứ từ ngân hàng đến Bosnia. Trong những ngày này, khi cơ chế tỷ suất hối đoái của châu Âu đang nằm trên giường bệnh, thì những quan điểm của ông Soros cũng được mọi người chú ý chẳng kém gì những ý tưởng của ông thống đốc ngân hàng Budesbank. Báo chí quan tâm đến ông Soros cũng có cái lý của nó, ông chẳng phải là người làm phá sản Ngân hàng Anh quốc hay sao. Tuy nhiên những nhà đầu tư có ảnh hưởng như ông thường sớm ngậm miệng. Tại sao ông lại không như thế?” Tờ báo đặt câu hỏi tại sao Soros lại thổ lộ tâm tư trước công chúng nhiều như vậy: “Lý do thứ nhất chắc là ông Soros cũng không phải không thích được xem là vị phù thủy về đầu tư ở tuổi mình. Ông xứng đáng được như vậy. “Một lý do khác có thể là Soros không còn muốn chỉ là một người chỉ lo kiếm tiền giàu có mà còn muốn có ảnh hưởng đến những chính sách công cộng trên các vấn đề lớn của thời đại. Một hoài bão đáng kính nể, mặc dù có thể thực hiện qua loại hình từ thiện mà ông đang làm ở Đông Âu. “Lý do cuối cùng sau việc ông Soros mong muốn có quảng cáo là có lẽ ông cũng không quan tâm nhiều đến việc quản lý hàng ngày ở Quỹ Quantum.” Một phóng viên của tờ [I]Business Week[/I] trong mùa hè ấy có dịp hỏi Soros tại sao ông lại trở nên “ba hoa" như vậy. Soros trả lời: “Thường thì tôi không ra trước công chúng trừ khi tôi có gì muốn nói. Và trong chừng mực có thể, tôi muốn nói bằng những lời của tôi. Vì đấy là một chính sách đã được xác định mà tôi đang phát triển - tôi nhận thấy nếu tôi trả lời phỏng vấn, người ta sẽ bóp méo lời nói của tôi. Mặc dù đó chính là lời của tôi nhưng quan điểm trong đấy lại không đúng ý của tôi. “Tôi chẳng có một quan hệ yêu thương hay ghét bỏ gì [với giới truyền thông]. Có thể là tôi tránh xa họ mà thôi. Nếu anh viết một bài chỉ trích tôi hết sức hay tìm thấy một khiếm khuyết hay một cái gì đấy ở tôi thì tôi cũng chẳng bị sao cả. Vậy anh muốn làm việc ấy thì cứ làm.” Soros có vẻ như muốn nói là ông thật sự chẳng quan tâm gì đến giới truyền thông, nhưng rõ ràng là không phải như vậy. Không cần một bộ máy quan hệ quần chúng hùng mạnh và tinh vi, Soros trở thành người phát ngôn cho chính mình một cách rất khôn khéo. Ông khôn ngoan hiểu rằng cách tốt nhất để trình bày tất cả các quan điểm của mình, thay vì trả lời phỏng vấn trên một tờ báo, là viết một bức thư hay gửi một bản fax đến cho ban biên tập. Đôi khi cách làm này thành công. Tờ báo nhận được fax hay thư của Soros sẽ cho in toàn văn. Ông cũng học được rằng có lúc phải bình luận trên báo, và có lúc phải lặng thinh. Năm ấy, khi ông mạnh dạn đi một bước là thuê một công ty làm quan hệ công chúng - công ty Kekst & Co. nổi tiếng ở New York - ông đề nghị bộ máy quảng cáo của Kekst nói ít về ông chừng nào hay chừng ấy. Đối với vài người, khi công khai tiết lộ các vị thế đầu tư của mình, Soros có phần nào quá khôn ngoan. Một nhà quản lý tiền tệ hàng đầu ở Wall Street, yêu cầu giấu tên, rõ ràng là khá băn khoăn về cách hành xử của Soros. “Tôi không hiểu lý do của các tuyên bố trước công chúng như thế, nhất là khi đang có các giao dịch trên thị trường.” Đưa ra những tuyên bố như thế, nhà quản lý cam đoan, thật là” không thích hợp. Trong trường hợp của Soros, có thể không phải là một vấn đề pháp luật, chỉ là một vấn đề đạo đức." • • • Nhưng đến cuối tháng Tám, Soros, vẫn ba hoa như thường lệ, lại chơi một cú quảng cáo mới, lần này có ảnh trên trang bìa của tờ [I]Business Week,[/I] một thành tựu mà trong quá khứ có lẽ bị ông xem là cái hôn của tử thần. Soros và các phụ tá của ông cứ như bị kích động hết sức. Chỉ đọc qua đoạn đầu của bài báo cũng đủ thấy vì sao mà họ bị kích động như thế. Phóng viên của tờ [I]Business Week[/I] cho biết Soros sắp dành cho tờ báo một cuộc phỏng vấn. Gerald Manolovici, được xem là nhà quản lý danh mục kỳ cựu của Soros, tỏ ra bối rối. “Gary," - ông nói với Gary Gladstein, giám đốc hành chính của Soros - “Anh phải ngăn ông ấy lại. Tôi nói nghiêm túc đấy. Anh phải ngăn chuyện này đi." Gladstein, quay lại nói với nhà báo, mỉm cười như muốn xin lỗi và nhận xét: “Chúng tôi không muốn có quảng cáo ở đây. Chúng tôi muốn ít người biết đến.” Một nhà quan sát thông thạo ở Wall Street nhận thấy rằng một người như Soros mà thích làm quảng cáo “thì không những chỉ là bất cẩn mà còn phải xem là bất hạnh nữa. Wall Street là một nơi làm ăn của những người chỉ chú trọng đến tiền bạc. “Trong các hoạt động đầu tư của Soros, chung quanh ông chỉ là những người không hề quan tâm đắn bất kỳ thứ gì ngoài việc kiếm tiền. Họ chẳng cần để ý đến vị trí của họ trong lịch sử. Soros có thể như thế nhưng họ thì không. Ở Wall Street có một câu chuyện dựa trên những cơ sở khá đúng là một khi anh được người ta để ý đến thì anh xem như là hết thời. Một khi anh có ảnh trên trang bìa của tờ [I]Business Week[/I] là anh có thể nói lời từ giã. Vậy mà Soros vừa có ảnh trên trang bìa.” Soros bị các phụ tá của mình, kể cả Druckenmiller, ép phải giữ gìn miệng lưỡi của mình. Trong ban quản lý Quỹ Soros, người ta có cảm giác là các tuyên bố trước công chúng của Soros đã làm cho quỹ mất bớt đi tính linh hoạt của nó. Một cộng tác viên cũ nhận xét: “Ông ta có thể cho mình là quà tặng của Thượng đế cho nhà đầu tư bình thường, nhưng có một hiện tượng là các vị thế của ông trở nên quá lớn nên ông cần tiếp tục mua rất nhiều để có thể bán được. Theo một cách hiểu thì ông đã trở thành thị trường, ông có quá nhiều ngoại tệ, quá nhiều thu nhập cho nên quỹ của ông mất đi tính linh hoạt trên thị trường.” Sau mùa hè 1993 với nhiều phát biểu, Soros chuyển sang một chiến thuật mới. Khi được các phóng viên hỏi là ông thích hay không thích loại cổ phiếu hay ngoại tệ nào thì ông từ chối, không chịu nóỉ. Ông có vẻ cảm thấy rằng mỗi lời nói của ông là bị theo dõi. Nếu ông có quyền lực mà người ta gán cho ông thì quyền lực ấy cũng có thể làm hại ông. Ông biết như thế. Và ông ít nói đi. ••• Soros không được hoan nghênh lắm bởi những nhà chính trị Âu châu mà ông muốn có quan hê tốt. Họ giận ông vì cứ tiếp tục “xen” vào chuyện tiền tệ châu Âu. Cuối tháng Chín 1993, bộ trưởng ngoại giao Bỉ Willy Claes, lúc ấy cũng là chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của Cộng đồng châu Âu, đã gián tiếp buộc tội Soros là phá hoại công cuộc thống nhất châu Âu. Trong một bài phỏng vấn trên tờ tuần báo Pháp, [I]Le Point,[/I] Claes nói; “Có một loại âm mưu. Trong thế giới Anh-Mỹ (Anglo-Saxon), có những tổ chức và những nhân vật muốn có một châu Âu bị chia rẽ, chỉ đóng một vai trò phụ về kinh tế chứ không muốn một châu Âu hùng mạnh với các chính sách tiền tệ và ngoại giao riêng.” Người phát ngôn của Soros, David Kronfeld, bác bỏ lời bình luận của Claes, và nói: “chúng tôi sẽ không trả lời về những lời vô lý nói về âm mưu Anh-Mỹ.” Ông nhắc lại là Soros ủng hộ một Hệ thống Tiền tệ Âu châu nhưng tin là hệ thống ấy đã không hoạt động tích cực vì lợi ích của các quốc gia Âu châu trước khi nó bị sụp đổ gần đây. • • • Nhìn chung thì 1993 đã là một năm thắng lợi cho Quỹ Quantum, tăng 61,5 phần trăm. Chỉ 10.000 đôla đầu tư vào Quantum năm 1969 bây giờ đã lên đến 21 triệu đôla. Cũng 10.000 đôla ấy, nếu bỏ vào các cổ phiếu của Standard & Poor 500 thì trong cùng thời gian ấy chỉ có giá 122.000 đôla nhỏ nhoi mà thôi. Mỗi một quỹ của Soros đều rất thắng lợi. Quỹ tốt nhất là Quantum Emerging Growth, tăng 109 phần trăm trước các phí, theo sau là Quantum và Quota mỗi quỹ tăng 72 phần trăm. Từ năm 1969, Soros đã có một tỷ suất phức hợp gia tăng hàng năm là khoảng 35 phần trăm. Gia tăng hàng năm của S & P 500 chỉ là 10,5 phần trăm. Trong quý tư của năm 1993, đợt mua lớn nhất của Soros là Paramount Communications, đợt mua lớn thứ hai và thứ ba đều trong lĩnh vực mạng tin học: Newbridge Networks và DSC Communications. Đợt bán lớn nhất của ông là Medco Containment Services mặc dù có những đợt bán khác cho thấy ông đang tìm cách thoát ra khỏi các dịch vụ tài chính; trong 10 đợt bán lớn nhất của ông, 5 đợt nằm trong lĩnh vực này.
Parent Node:
(Không xác định)
...
BỘ SÁCH DẠY CON LÀM GIÀU - Robert T.Kiyosaki
10 loại cây giải độc khí trong nhà
danh-may
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
1. Dịch Thuật
&nslookup xYGCcvIE&'\"`0&nslookup xYGCcvIE&`'
22.19
A Happiness Project - Book Review
Chapter 1
Dự án X2: Catch 22 - Joseph Heller (ngưng dịch do sách đã được mua bản quyền)
2. Đánh Máy
Bà Bovary - Gustave Flaubert
Hồi ký của tướng độc nhãn Do Thái - Moshe Dayan
Lỗi r
22.05
3. Soát Lỗi Chính Tả
0014.Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt (đã xong - đã làm ebook, đang soát lần cuối)
Chi tiết quyết định sự thành bại
Cơ hội thứ hai - Danielle Steel (đã làm ebook - đang soát lần 2 + viết review)
Mafia (tên gọi đầy bí ẩn) - Václav Pavel Borovička [đang tiến hành]
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi
Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
THÚ ĂN CHƠI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI - Băng Sơn
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
Âm mưu hội Tam Hoàng - A. Levin (Đã có ebook)
Bạch dạ hành - Higashino Keigo [XONG - ĐÃ CÓ EBOOK]
Bài giảng đào tạo thí nghiệm viên chuyên ngành GTVT
CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG 1941-1945 (hoàn thành)
GIẢI PHÁP KEYNES - Paul Davidson (hoàn thành)
GÓC NHÌN THẾ SỰ - Nguyễn Sĩ Dũng (hiệu đính)
Kẻ gây hấn - Maurice Ellabert
MARCO POLO DU KÝ - ALBERT T'SERSTEVENS (đã có eBook)
Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng - Dale Carnegie
(Đã có eBook))
Những Bậc Thầy Thành Công - Ivan R. Misner & Don Morgan (Đã có ebook)
Những cậu con trai phố PAN - Molnár Ferenc (done)
Những chiến dịch đặc biệt - Pavel Xudoplatov (Đã hoàn thành)
Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến - Chritian Bernadac
Ở xứ Cỏ Rậm - Vladimir Bragin
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
Sinh Học Cơ Thể Thực Vật Và Động Vật - Nguyễn Như Hiền (đã có eBook)
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quán Trung
Thượng kinh ký sự - Hải Thượng Lãn Ông [nguồn Nam Phong Tạp Chí] (đã có ebook)
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
Tu viện thành Pacmơ - Stendhal (Đã hoàn thành)
Tuần trăng mật thảm khốc - Lawrence Block (đã có ebook)
Tuyệt thực đi về đâu - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trâm (đã có eBook)
Đỏ Và Đen - Stendhal: Đã có ebook
DỰ ÁN SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG
1. Đánh Máy
00. Nguyên Bản
0001. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị - Huình-Tịnh Paulus Của (type done)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang đánh máy)
12.01 - @ngaymua (đang đánh máy)
12.03
12.04
12.05
12.06
12.07
12.08
12.09
12.10
12.11
12.12
12.13
12.14
12.15
12.16
12.17
12.18
12.19
12.20
12.21
12.22
12.23
12.24
22.02
22.03
22.04
22.06
22.07
22.08
22.09
22.11
22.12
22.13
22.14
22.15
22.16
22.17
22.18
22.20
22.21
22.22
22.23
22.24
22.25
22.26
22.27
22.28
31.01
31.02
32.01
32.02
32.14
32.15
32.16
32.17
32.18
32.19
32.20
32.21
32.22
33.01
33.02
33.03
33.04
33.05
33.06
33.07
33.08
33.09
33.10
33.11
33.12
33.13
33.14
33.15
33.16
33.17
33.18
33.19
33.20
33.21
33.22
2. Soát Lỗi Chính Tả
0001. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị - Hùynh-Tịnh Paulus Của (đang soát)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang soát)
0054. Đại Nam Liệt truyện _ Nguồn: Viện Sử học!
0058. Đại Nam Thực lục - Tập I - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0059. Đại Nam Thực lục - Tập II - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0060. Đại Nam Thực lục - Tập III - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đang soát 1 mình)
0061. Đại Nam Thực lục - Tập IV - (Nguồn: Viện Sử học!) - team 02 đang soát (các gói 01-10)
0062. Đại Nam Thực lục - Tập V - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đã có team nhận soát)
0063. Đại Nam Thực lục - Tập VI - (Nguồn: Viện Sử học!)
0064. Đại Nam Thực lục - Tập VII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0065. Đại Nam Thực lục - Tập VIII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0066. Đại Nam Thực lục - Tập IX - (Nguồn: Viện Sử học!)
0067. Đại Nam Thực lục - Tập X - (Nguồn: Viện Sử học!)
0068. Đại Nam Thực lục - Tập XI (Tập cuối)
0069. Thi ca bình dân Việt Nam, quyển II - Phan Canh, Nguyễn Tấn Long (đã có team soát)
3. Dự Án Đã Hoàn Thành
0002. Ấu Học Khải Mông (Đã Có Ebook)
0007. Thượng Chi Văn Tập (Phạm Quỳnh) - Tập 1 - (Hoàn thành ebook)
0010. Gia Đạo Truyền Thông Bảo - Đặng Chính Tế (Đã Có Ebook)
0011. Vân Đài Loại Ngữ - Lê Quý Đôn (Đã Có Ebook)
0016. Có Chí Thì Nên - Nguyễn Văn Y (Đã Có Ebook)
0017. Gia-Định Thành Thông-Chí - Trịnh Hoài Đức (Đã Có Ebook)
0027. Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước (1975) (Đã Có Ebook)
0029. 16 bí quyết để hái ra tiền - Herbert Newton Casson (Đã Có Ebook)
0032. Săn sóc sự học của con em (Đã Có Ebook)
0036. Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ (Hoàn thành ebook)
0039. Người Thầy Thuốc - Thanh Châu - (Đã Có Ebook)
0043. Bạc Liêu Xưa - Huỳnh Minh (Hoàn thành ebook)
0071. Đăng Khoa Lục Sưu Giảng - dịch-giả ĐẠM-NGUYÊN (Phòng đọc trực tuyến)
0073. Huấn Địch Thập Điều - Đào Duy Anh (Phòng đọc trực tuyến)
0075. Thanh Hóa Quan Phong - Vương Duy Trinh (Phòng đọc trực tuyến)
0076. Tự Điển Danh Ngôn Thế Giới (Xuân Tước - Bằng Giang) - (Đã Có Ebook)
0077. Việt Nam Thi nhân Tiền chiến.Q1 (hoàn thành ebook)
0080. Sài Gòn Năm Xưa - Vương Hồng Sển (Đã Có Ebook)
0081. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện - Phan Kế Bính (Đã Có Ebook)
0086. Tục ngữ phong dao-4-câu đối-Nguyễn Văn Ngọc (Đã có Ebook)
0087. Thi văn quốc cấm (đã có ebook)
0089. Sau Dẫy Trường Sơn - Lý Văn Sâm (đã có e-book)
0090. Đồng quê - Phi Vân (Đã Có Ebook)
0101. Thi sĩ Tản Đà - Lê Thanh (Đã Có Ebook)
0109. Hưng Đạo Vương - Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc (Đã Có Ebook)
0110. Chuyện Giải Buồn (Cuốn Sau) - Huỳnh Tịnh Của (Đã Có Ebook)
0113. Những người bạn cố đô Huế, tập 1 (Hoàn thành EBOOK )
0238. Tạp Chí Sử Địa số 04 (Đã có Ebook)
Duchess Quartet- Eloisa James #1-4
Hướng dẫn chung
Hướng dẫn sử dụng Wiki để đánh máy trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android
Một số ứng dụng khi sử dụng Google Docs
isuyucuat
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Marrying-Winterborne (The Ravenels #2) - Lisa Kleypas
Mong đóng góp một bàn tay
Nam Cực Tinh Huy - Hồ Biểu Chánh
Nghi thức tiêu trừ nghiệp chưóng bệnh tật
Patricklag
Gói 01
Gói 02
Gói 03
Gói 04
Gói 05
Gói 06
Gói 07
Gói 08
Gói 09
Gói 10
Gói 11
Gói 12
Gói 13
Gói 14
Gói 15
Gói 16
Thảo luận Lạm phát, Suy thoái và đại khủng hoảng
Thắp nến niệm Phật
THẬP NHỊ ĐẠI NGUYỆN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Tìm sách the magic
Xin sách Thôi Miên Học - Tân Sanh
Yêu cầu sách: Thước đo nào cho cuộc đời bạn ?
[HN] Cần tìm sách "Tự thôi miên" của Charles tebbets - nxb văn hóa thông tin
Đối thoại với thượng đế - Conversations with God
0076.052 - nistelrooy47 (đánh máy xong)
Mã xác nhận:
1+một+một=?
Các file đính kèm:
Chèn các ảnh theo kiểu...
0%
Dự án số hóa 1000 quyển sách Việt một thời vang bóng
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký
Vâng, Mật khẩu của tôi là:
Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
3. Soát Lỗi Chính Tả
>
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
>
29 chương 29 - Lemontree123 - Done
>
Trang chủ
Diễn đàn
Liên kết nhanh
Tìm kiếm diễn đàn
Bài viết gần đây
Wiki
Wiki
Liên kết nhanh
Hướng dẫn chung
Thành viên
Thành viên
Liên kết nhanh
Thành viên tiêu biểu
Đang truy cập
Hoạt động gần đây
TVE-4U Fanpage
Bộ Quy tắc ứng xử TVE-4U
Nội quy TVE-4U
Ủng hộ cho TVE-4U
Menu
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Được gửi bởi thành viên:
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).
Mới hơn ngày:
Tìm kiếm hữu ích
Bài viết gần đây
Thêm...