26. (Tập 2)vancuong7975(xong)WIKI

14/11/15
26. (Tập 2)vancuong7975(xong)WIKI
  • Link PDF

    Link Google Docs

    Link Word Online


    Điểm thứ tư mà tôi dám đề nghị với các ngài như chuyện hiển nhiên, tức là:

    Không thể nào thành lập một đảng võ trang ở Pháp nếu không có tăng lữ. Tôi mạnh bạo nói với các ngài điều đó, bởi vì, thưa các ngài, tôi sẽ chứng tỏ ngay đây với các nghị. Phải cho tăng lữ tất cả.

    1. Bởi vì ngày đêm chăm lo công việc của mình, và được hướng dẫn bởi những người tài cao học rộng an cư xa mọi giông tố những ba trăm dặm cách biên giới của các ngài...

    - À! La Mã! La Mã! ông chủ nhà kêu lên...

    - Vâng, thưa ngài, La Mã! ông hồng y giáo chủ tiếp lời một cách hãnh diện. Mặc dầu những câu đùa cợt khôn khéo hoặc nhiều hoặc ít, được thịnh hành cái hồi ngài còn ít tuổi, tôi sẽ cao giọng nói, giữa năm 1830, rằng duy chỉ có tăng lữ, được La Mã hướng dẫn, là có tiếng nói với đám lê dân.

    Năm vạn giáo sĩ cùng nhắc lại những lời như nhau, cái ngày được chỉ định bởi các thủ lĩnh, và chúng dân, dẫu sao cũng là kẻ cung cấp quân lính, sẽ cảm động vì tiếng nói của các giáo sĩ của họ nhiều hơn là vì tất cả những câu thơ lắt nhắt của thế gian... (Nhân vật này kích động nên những tiếng lào xào).

    Tăng lữ có một thiên tài cao hơn các ngài, ông hồng y giáo chủ cao giọng tiếp lời; tất cả những bước mà các ngài đã tiến được tới các điểm chủ yếu đó, có một đảng võ trang ở nước Pháp, đều là những bước tiến của chúng tôi. Ở đây nổi lên những sự kiện... Ai đã gửi tám vạn súng trường đến Văngđê?... v.v..., v.v...

    Tăng lữ mà con chưa được trả lại những khu rừng của mình, là không nắm được gì hết. Ở cuộc chiến tranh thứ nhất, ông bộ trưởng tài chính viết cho các cán sự của ông rằng chỉ còn tiền nong cho các linh mục mà thôi. Thực sự, nước Pháp không tin, và nước Pháp thích chiến tranh. Bất cứ kẻ nào đem lại được chiến tranh cho nước Pháp, thì kẻ đó cũng được nhân dân yêu thích về hai mặt, vì chiến tranh, tức là làm đói bọn Jêduyt, nói theo giọng dung tục; chiến tranh, tức là giải thoát những con người kiêu ngạo quái gở kia, tức là người Pháp, khỏi sự đe dọa của cuộc can thiệp ngoại lai.

    Ông hồng y giáo chủ được mọi người lắng nghe với thiện cảm... Có lẽ, ông nói, ông đơ Nervan cần phải từ chức, tên tuổi của ông gây phẫn nộ vô ích.

    Nghe thấy câu đó, mọi người cùng đứng lên và cùng nói nhao nhao cả lên. Họ lại sắp đuổi ta nữa đây, Juyliêng nghĩ; nhưng chính ông chủ tọa cẩn thận cũng đã quên phứt sự có mặt của Juyliêng và quên cả rằng có một anh Juyliêng nữa.

    Tất cả mọi con mắt đều tìm kiếm một con người mà Juyliêng nhận mặt được. Đó là ông đơ Nervan, thủ tướng, mà anh đã thoáng gặp ở vũ hội của ngài quận công đơ Rêtz.

    Sự lộn xộn đến cực độ, như lời các báo chí khi nói về Nghị viện. Sau một khắc đồng hồ dài dặc, sự im lặng dần dần được tái lập.

    Bấy giờ, ông đơ Nervan đúng lên, và lấy giọng một bậc tông đồ:

    - Tôi sẽ không khẳng định với các ngài, ông ta nói bằng một giọng lạ lùng, rằng tôi không thiết tha gì chức thủ tướng.

    Thưa các Ngài, tôi đã được chúng giải rằng tên tuổi của tôi làm tăng gấp đôi lực lượng của bọn Jacôbanh vì nó làm cho nhiều ngươi rất ôn hòa quyết định chống lại chúng ta. Vậy tôi rất sẵn lòng rút lui; song lẽ những con đường của Chúa, có một số ít người trông thấy; song lẽ, ông nói thêm và nhìn trừng trừng vào ông hồng y giáo chủ, tôi có một sứ mạng; trời đã bảo tôi: Người sẽ đem đầu của người lên đoạn đầu đài, hoặc người sẽ tái lập nền quân chủ ở nước Pháp, và làm cho hai Nghị viện chỉ còn như Nghị viện dưới thời vua Luy XV, và cái đó, thưa các ngài, tôi sẽ làm bằng được.

    Ông không nói nữa, ngồi xuống, và trong phòng im phăng phắc.

    Thật là tay đóng kịch giỏi, Juyliêng nghĩ. Anh lầm, cũng vẫn như thường lệ, vì giả thiết quá nhiều trí thông minh ở người khác. Được cuộc tranh cãi của một buổi tối náo nhiệt như thế, và nhất là được sự thành thục của cuộc bàn cãi làm cho hăng hái, trong lúc đó ông đơ Nervan tin ở sứ mạng của mình*. Có can đảm lớn, nhưng con người đó không có trí sáng suốt.

    Chuông điểm mười hai giờ đêm, giữa cái im lặng tiếp theo câu nói đẹp, tôi sẽ làm bằng được, Juyliêng thấy tiếng chuông đồng hồ có cái gì uy nghiêm và thảm đạm. Anh xúc động.

    Cuộc tranh luận lại tiếp tục ngay với một sức mãnh liệt càng tăng, và nhất là một sự ngây thơ không thể tưởng được. Những kẻ nay sẽ cho đầu độc ta đây.

    Juyliêng có những lúc nghĩ như vậy. Sao người ta lại có thể nói những điều như vậy trước mặt một kẻ thứ dân được nhỉ?

    Chuông điểm hai giờ mà người ta vẫn còn nói. Ông chủ nhà ngủ đã từ lâu; ông đơ Môlơ bắt buộc phải gọi chuông để bảo thay nến. Ông đơ Nervan, thủ tướng thì đã ra về từ lúc một giờ ba khắc, nhưng sau khi đã quan sát luôn nét mặt của Juyliêng trong một tấm gương ở bên cạnh ông ta. Ông ta ra về, có vẻ làm cho mọi người được thoải mái.

    Trong khi người ta thay nến, - có trời biết con người đó sẽ đi nói những gì với nhà vua! người mặc gilê nói nhỏ với người bên cạnh, ông ta có thể gán cho chúng ta nhiều trò lố bịch, và làm hỏng tương lai của chúng ta.

    Phải công nhận rằng ông ta dám đến đây, thật là tự phụ hiếm có, và trơ trẽn nữa. Ông ta đến đây trước khi đến bộ; nhưng chức vụ thủ tướng thay đổi hết thảy, đánh chìm tất cả mọi lợi ích của một con người, chắc ông ta cũng đã cảm thấy điều đó.

    Ông thủ tướng vừa ra khỏi, thì ông tướng lĩnh của Bônapactơ cũng đã nhắm mắt lại rồi. Trong lúc này ông nói về sức khỏe của ông, những vết thương của ông, ông xem đồng hồ bỏ túi của ông và ra về.

    - Tôi sẵn lòng đánh cuộc, người mặc gilê nói, rằng ông tướng lĩnh chạy theo, ông thủ tướng: ông ta sẽ xin lỗi đã có mặt ở đây, và khoe là chính ông ta dắt mũi chứng ta đấy.

    Khi bọn người nhà buồn ngủ rũ đã thay xong các ngọn nến:

    - Bây giờ chúng ta hãy bàn bạc với nhau, thưa các Ngài, ông chủ tọa hỏi, chúng ta đừng tìm cách thuyết phục lẫn nhau nữa. Chứng ta hãy nghĩ đến nội dung bức thư trong bốn mươi tám tiếng đồng hồ nữa sẽ đem trình dưới mắt các bạn bên ngoài của chúng ta. Người ta đã nói đến các bộ trưởng. Bây giờ ông đơ Nervan đã rời khỏi đây rồi, chúng ta có thể nói điều này, chúng ta cần gì các ông bộ trưởng? chúng ta sẽ làm cho các ông ấy quyết ý.

    Ông hồng y giáo chủ tán thành bằng nụ cười tế nhị.

    - Tôi thấy rằng không có gì dễ hơn là tóm tắt cái tình thế của chúng ta, ông giám mục trẻ tuổi địa phận Acđơ nói về sự nồng nhiệt tập trung và gồ ép của lòng cuồng tín sôi nổi nhất. Từ trước đến đó, ông ta vẫn im lặng; con mắt của ông ta, mà Juyliêng đã quan sát, lúc đầu dịu dàng và bình tĩnh, sau một giơ đầu của cuộc bàn cãi, đã bừng bừng nảy lửa. Bây giờ tâm hồn của ông ta tràn trề như núi lủa Vêduyvo*.

    - Từ 1806 đến 1814, nước Anh chỉ có một điều sai lầm, ông ta nói, là không tác động một cách trực tiếp và cá nhân đến Napôlêông. Khi con người đó đã làm ra những quận công và những quan nội thần, khi ông ta đã tái lập ngai vàng, thì sứ mạng mà Chúa đã giao phó cho ông ta, chấm hết; ông ta chỉ còn đáng đem ra hy sinh thôi. Các thánh thư đều dạy bảo chúng ta, ở nhiều đoạn, cách thanh toán những kẻ độc tài bạo chúa (Đến đây, có viện dẫn nhiều câu La Tinh.)

    Thưa các Ngài, bây giờ thì không phải là phải hy sinh một người nữa, mà là hy sinh cả Pari. Tất cả nước Pháp rập theo Pari. Các ngài võ trang năm trăm người trong mỗi tỉnh để làm gì? Công cuộc rất phiêu lưu và không bao giờ xong. Việc gì lại đánh lẫn lộn nước Pháp vào cái chuyện chỉ riêng của Pari. Riêng Pari với các báo chí và các phòng khách của nó đã làm nên tội, ta hãy tiêu diệt cái kinh thành Babylon* mới đó đi.

    Giữa bàn thờ và Pari, phải thanh toán đi. Sự đổ vỡ đó, cũng là ở trong những lợi ích thế gian của ngai vàng. Tại sao Pari đã không dám thở, dưới Bônapactơ? các ngài cứ hỏi khẩu đại bác ở Xanh-Rốc* thì biết...

    Mãi đến ba giờ sáng Juyliêng mới ra về cùng với ông đơ La Môlơ.

    Ông hầu tước ngượng ngùng và mệt mỏi. Lần đầu tiên, nói với Juyliêng, trong giọng nói' của ông có ý khẩn cầu. Ông xin anh cam đoan là không bao giờ phát giác những sự quá sốt sắng, đó là lời ông nói, mà sự tình cờ vừa mới khiến anh được chứng kiến. Ông chỉ nên nói về những chuyện đó với ông bạn ngoại quốc của chúng ta khi nào ông ta thật lòng khẩn khoản để được hiểu biết những con người điên cuồng trẻ tuổi của chúng ta thôi. Đối với họ, thì Nhà nước bị lật đổ, họ có cần gì? họ sẽ làm hồng y giáo chủ và sẽ ẩn náu ở La Mã. Còn chúng tôi, trong những lâu đài của mình, chúng tôi sẽ bị bọn nông dân tàn sát.

    Bức mật thư ông hầu tước biên soạn theo cái biên bản lớn hai mươi sáu trang mà Juyliêng đã viết, mãi đến bốn giơ ba khắc mới xong.

    - Tôi mệt đến chết người, ông hầu tước nói, cứ xem bức thư này, đoạn cuối không được rõ ràng lắm, thì đủ biết; tôi bất mãn về bức thư này hơn là về bất cứ cái gì của tôi đã làm trong đòi tôi từ trước đến nay. Thôi nay ông bạn, ông ta nói thêm, ông hãy đi nghỉ ngơi vài tiếng đồng hồ, và sợ họ đến bắt cóc ông đi mất, để tôi khóa trái cửa buồng ông lại.

    Hôm sau, ông hầu tước dẫn Juyliêng đến một tòa lâu đài hẻo lánh khá xa Pari. ở đó thấy có những người khách kỳ dị, mà Juyliêng đoán là những giáo sĩ. Người ta giao cho anh một tấm hộ chiếu mang một tên giả, nhưng ghi rõ mục đích thật của cuộc du hành mà anh vẫn làm ra bộ chưa biết. Anh một mình lên một chiếc xe song mã.

    Ông hầu tước không lo ngại tí gì về trí nhớ của anh. Juyliêng đã đọc thuộc lòng với ông nhiều lần bức mật thư, nhưng rất lo anh bị chặn giữa đường.

    - Nhất là ông chỉ nên làm ra vẻ một con người đàng điếm đi du lịch để giết thì giờ, ông nói với anh với giọng thân tình lúc ông rời khỏi phòng khách. Có thể trong cuộc hội họp tối qua của chúng ta, có nhiều kẻ giả danh đồng chí.

    Cuộc du hành vội vã và rất buồn. Juyliêng vừa đi khỏi tầm mắt ông hầu tước, là anh đã quên phứt cả bức mật thư lẫn sứ mạng để chỉ còn tơ tưởng đến những nỗi khinh bỉ của Matinđơ.

    Trong một xóm làng ở vài dặm quá thành Metz, người cai trạm đến nói với anh rằng không có ngựa. Lúc đó đã mười giờ đêm; Juyliêng, rất bực mình, gọi ăn bữa tối. Anh đi đi lại lại trước cửa và dần dà, như người vô tình, đi tạt vào sân chuồng ngựa. Anh không thấy có ngựa nghẽo gì cả.

    Nhưng cái vẻ của thằng cha kia thật quả là khác thường, Juyliêng nghĩ bụng; con mắt thao láo của nó cứ dò xét mình mãi.

    Như ta thấy, anh bắt đầu không tin lắm tất cả những diều người ta nói với anh. Anh nghĩ đến chuyện tháo thân sau bữa ăn tối, và để chẳng gì cũng biết thêm đôi chút về địa phương, anh rời khỏi buồng để xuống sưởi âm dưới bếp. Anh vui mừng biết bao khi được gặp ở đó ngài Giêrônimô, nhà ca sĩ trứ danh!

    Ngồi chễm chệ trong một chiếc ghế bành mà anh ta đã cho đem đến gần lửa, con người của thành Naplơ rên rỉ lên tiếng và một mình anh ta nói nhiều hơn cả hai chục người nông dân đứng vây quanh anh, nét mặt cứ nghệt ra.

    - Những người ở đây làm tai họa cho tôi, anh ta kêu to lên với Juyliêng, tôi đã hứa là ngày mai sẽ hát ở Maiăngxo*. Bảy vị vua chúa đã kéo đến để nghe tôi. Nhưng ta hãy ra hóng gió một lát, anh ta nói thêm với một vẻ ý tứ.

    Khi anh ta đã đi cách xa được trăm bước trên đường cái, và ngoài tầm có thể bị nghe lọt:

    - Ông có biết chuyện gì không? anh ta nói với Juyliêng; lão cai trạm này là một thằng nhãi con hai mươi xu, nó
    đã nói hết với tôi. Có đến hơn mươi hai con ngựa trong một chuồng ngựa ở đầu làng đằng kia. Họ định hãm một cái thư tín gì đây.

    - Thật à? J uyliêng nói với một vẻ ngây thơ.

    Khám phá ra sự gian lận cũng chưa phải là hết chuyện, còn phải ra đi nữa: Giêrônìmô và anh bạn không làm thế nào đi được. Ta hãy chờ đợi đến sáng ngày, sau cùng chàng ca sĩ nói, họ nghi chúng ta đấy. Không chừng họ có ác ý gì với ông hoặc với tôi đấy. Sáng mai chúng ta gọi một bữa ăn sáng thật ngon lành; trong khi họ sửa soạn, chúng ta đi dạo chơi, chúng ta tháo thân, chúng ta thuê ngựa và phóng đến trạm sau.

    - Thế còn hành lý của ông? Juyliêng nói và nghĩ bụng rằng không chừng chính tên Giêrônimô này cũng có thể được sai phái để đi chặn anh. Phải ăn tối và đi nằm. Juyliêng mới chạp mắt, thì bỗng giật mình tỉnh giấc vì tiếng nói của hai người, họ nói chuyện với nhau trong buồng anh, chẳng cần giữ ý tứ gì.

    Anh nhận ra được lão cai trạm tay cầm một cái đèn ló. Ánh sáng được chiếu về phía cái hòm xe ngựa, mà Juyliêng đã cho đem vào buồng anh, Bên cạnh viên cai trạm là một người đàn ông đương điềm nhiên lục soát cái hòm đã mở. Juyliêng chỉ nhận rõ hai cánh tay áo của y, đen xi và rất bổ.

    Đó là một cái áo thầy tu, anh nghĩ bụng, và anh se sẽ nắm lấy những khẩu súng tay nhỏ, mà anh đã đút dưới gối.

    - Đừng lo hắn thúc dậy, ông linh mục ạ, lão cai trạm nói. Rượu vang rót cho họ chính là cái rượu mà ông đã pha chế đấy.

    - Tôi không tìm thấy một tí dấu vết giấy tờ gì. ông linh mục trả lời. Chỉ nhiều quần áo lót mình, nước hoa, những sáp thơm, những trò phù phiếm; Đây là một anh chàng thanh niên của thời đại, lo chuyện vui chơi. Kẻ đi sứ có lẽ là tên kia thì đúng hơn, hắn giả vờ nói giọng Ý đấy mà.

    Những người đó lại gần Juyliêng để lục soát trong các túi của chiếc áo dài đi đường của anh. Anh rất ngứa ngáy muốn giết chết chúng như những tên kẻ trộm. Hậu quả chả có gì nguy cả. Anh rất muốn.,. Ta sẽ chỉ là một thằng ngu dại, anh tự nhủ, ta sẽ làm hỏng cả sứ mạng. Đây không phải là một nhà ngoại giao, ông giáo sĩ nói sau khi đã lục soát chiếc áo dài của anh, rồi ông ta rời đi và thế là khôn hồn!

    - Nếu hắn sơ đến giường của ta, thì hắn bỏ mạng! Juyliêng nghĩ bụng; rất có thể là hắn muốn đâm chết ta, và cái đó thì không đời nào ta chịu.

    Ông linh mục quay đầu lại, Juyliêng hơi hé lim dim con mắt; anh ngạc nhiên biết bao! chính là linh mục Caxtanet! Thì ra, mặc dầu hai người kia định nói rất nhỏ, ngay từ lúc đầu anh thấy hình như nhận được tiếng của một trong hai người, có vẻ quen, Juyliêng bỗng cảm thấy vô cùng thèm muốn được tẩy trừ trái đất khỏi một thằng đểu giả hèn nhát vào bậc nhất...

    - Nhưng còn sứ mạng của ta! anh tự nhủ,
  • Chia sẻ trang này