Đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
3. Soát Lỗi Chính Tả
>
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
>
28 chương 28 - Lemontree123 - Done
>
Mời tham gia cuộc thi "CHIA SẺ KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ" nhân dịp TVE-4U 10 tuổi
Hướng dẫn chuyển đổi các định dạng eBook
Hướng dẫn xử lý lỗi không 'download - viết bài - xem link' được trên diễn đàn
28 chương 28 - Lemontree123 - Done - Sửa
Tiêu đề:
Link URL:
Data Type:
BB Codes
<p><b>CHƯƠNG 28 QUAY VỀ NƯỚC MỸ</b></p><p><br /></p><p><br /></p><p>Năm 1995 là một năm thành công của Quỹ Quantum, tăng 39 phần trăm; nhưng năm 1996 thì kém hơn; nửa năm đầu, mức tăng chỉ là 5,7 phần trăm và cả năm 1996 chỉ tăng 1,5 phần trăm. Tuy nhiên, Soros vẫn hãnh diện khoe là Quỹ Quantum vẫn thường được công nhận là có thành tích cao nhất trong số các quỹ đầu tư qua 27 năm lịch sử của nó.</p><p><br /></p><p>Soros quyết định dùng nửa số thu nhập (350 triệu đôla) của mình vào việc từ thiện năm 1996.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">• • •</p><p><br /></p><p>Năm 1996, Soros được 65 tuổi. Ông không hề giảm tốc độ làm việc kể cả các hoạt động đầu tư và từ thiện, mà ông cũng không muốn làm như thế. Còn sức khỏe thì ông vẫn làm việc nhiều trong thập niên 1990 như trong những năm trước đấy.</p><p>Byron Wien, bạn thân của ông, khi tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của Soros vào mùa xuân năm 2008, nói sự nghiệp của Soros luôn luôn theo hướng đi lên. “Tôi quen ông ấy trong những năm sáu mươi khi ông còn chỉ là một nhân viên phân tích ở Wall Street. Cuối thập niên ấy, ông thành lập một quỹ đầu tư, và trong thập niên 1970, ông nghèo đói và đang thành công.”</p><p><br /></p><p>Rồi đến thập niên 1980, Wien nhớ lại, khi Soros vượt lên trước, “ông thành lập Viện Xã hội mở và vẫn thành công rồi bây giờ lại thành công với tư cách nhà từ thiện bán thời gian. Trong những năm 1980 ông thành công rất lớn.”</p><p>Bước ngoặt quyết định của Soros, bằng cách cho giới đầu tư thấy là ông có những tài năng đặc biệt để lôi kéo sự chú ý của công chúng, là vào năm 1992 ông tàn sát đồng bảng Anh. Wien nói thêm: “[Sau khi thắng được ván cược khổng lồ ấy] ông trở thành một nhân vật chính trong tài chính và trong từ thiện, bắt đầu suy nghĩ cách trở thành một nhân vật có thể có ảnh hưởng đến các vấn đề thế giới. Ông bắt đều phát triển rộng các Viện Xã hội mở của mình."</p><p><br /></p><p>Ông thật sự không hy vọng gì rằng các Viện Xã hội mở (OSI) mà ông đang lập ở khắp nơi trên thế giới sẽ có thể tiếp tục sau khi ông rời khỏi vũ đài. Trong đầu ông, ông thấy chỉ có thể duy trì các giúp đỡ về tài chính mà họ cần.</p><p>Nhưng đến đầu thập niên 2000, ông đảo ngược cách suy nghĩ, khi ông bắt đầu tìm cách để có thể duy trì việc kinh doanh dưới sự điều khiển của các con ông và giữ cho các OSI cách hoạt động tùy cơ ứng biến.</p><p><br /></p><p>Trong suốt 12 năm từ 1988 đến 2000 khi có Stanley Druckenmiller bên cạnh ông, Soros đã hình dung là Druckenmiller sẽ điều khiển quỹ đầu tư sau Soros.</p><p>Nhưng theo các báo chí thì Druckenmiller đã thật sự chán ngấy về tất cả những quảng cáo mà Soros đã làm cho quỹ, cho Druckenmiller và cho Soros.</p><p><br /></p><p>Sau khi Druckenmiller rời bỏ quỹ năm 2000 và với vai trò của Soros giảm mạnh tại Quỹ Soros, George bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về những gì sẽ xảy ra cho vương quốc của ông sau khi ông qua đời.</p><p>Soros xem xét kỹ lưỡng lý lịch của một loạt những người hoạt động kinh doanh như là một thí nghiệm để tìm người nối nghiệp ông. William Stack đến làm với Soros sau khi là nhà đầu tư chính về các vốn sở hữu tại Dresdner RCM Global Investor ở San Francisco chỉ tồn tại được một năm cho đến đầu năm 2002 khi Soros báo cho biết là ông sẽ được Mark Schwarz thay thế, trước đấy là chủ tịch của Goldman Sachs Asia. Soros có ý định chuyển công ty cho một người nào khác sau Schwartz, nhưng hai người con trai của Soros nói là họ muốn tham gia kinh doanh.</p><p>Thế là, vào tháng Mười năm 2004, chỉ hai năm sau khi Schwartz được tuyển mộ, Soros tuyên bố là ông sẽ đặt hai người con của mình, Robert và Jonathan vào những vị trí quan trọng của công ty quản lý quỹ của ông. Dường như là Soros đưa ra những thay đổi này như một tín hiệu về việc ông đang lập người thừa kế.</p><p><br /></p><p>Các nhà đầu tư nhận được một thư báo rằng Robert Soros, lúc ấy 41 tuổi, sẽ giữ chức trưởng ban đầu tư và Jonathan Soros, 34 tuổi, sẽ là đồng phó chủ tịch (cùng với anh mình) của Ban quản lý Quỹ Soros, lúc ấy đang quản lý 12,8 tỷ đôla.</p><p>Để ổn định quỹ đầu tư, Soros lại phải nghĩ đến việc một ngày nào đó ông phải trở lại và điều khiển công ty. Byron Wien bình luận: “Ông ta đã thay đổi từ việc làm ra nhiều tiền - từ việc phát triển cơ sở - sang việc duy trì mãi lực của cơ sở. Điều mà ông muốn làm chỉ là có một cơ sở kinh doanh giá 10 tỷ đôla. Nếu nó mất đi gần 5 phần trăm, tức là 450 triệu đôla thì đó là số tiền mà ông sẽ cho. Trước đây, ông thường cho từ 300 triệu đôla đến 500 triệu đôla, nay ông cho 600 triệu đôla mỗi năm. Tôi không thấy có ai cho nhiều như vậy.”</p><p>Hoạt động đầu tư của Soros ngày càng trở nên ít quan trọng đi trong cuộc đời của ông. Ông ngày càng nghĩ ngợi về việc tăng cường phần làm từ thiện. Trong thập niên 1990, mỗi năm Soros cho đi đến một nửa thu nhập hàng năm của mình.</p><p>Có vẻ như Druckenmiller nắm vững được tình thế trong những năm 1990, trong khi Soros ngày càng bị mê hoặc bởi các vấn đề quốc tế. Khi Druckenmiller có vẻ như sẽ trở thành người điều khiển quỹ đầu tư vào giữa thập niên 1990 hay ở một thời điểm sau đó thì, theo lời kể của Byron Wien, Soros đang muốn trở thành “một Bernard Baruch toàn thời gian. Tôi không nghĩ rằng ông muốn trở thành bộ trưởng ngoại giao. Ông muốn làm cố vấn cho các bộ trưởng ngoại giao.</p><p>“Ông không nghĩ rằng ông đã đến vị trí ấy. Ông thật sự tiếp cận được chính quyền Clinton nhưng không tiếp cận được với chính quyền Bush. Mỗi bài xã luận ông viết trên báo đều được mọi người đọc. Ông có nhiều tác động hơn người ta tưởng lên những người tạo ra dư luận quần chúng quan trọng”. Nhưng trong mùa thu 2008, ở tuổi 78, Soros vẫn còn tìm cách để gây tác động lớn hơn.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">• • •</p><p><br /></p><p>Tháng Hai 1996, lúc đang có một cơn bão lớn, một số triết gia và nhà khoa học chính trị tài ba nhất của đất nước họp nhau trong một dịp cuối tuần tại một trang trại của George Soros ở Westchester. Gió bão mạnh đến nỗi các cửa sổ đều bị rung lên.</p><p>Đây là một trong số các buổi họp dịp cuối tuần mà người ta đặt cho cái tên “Buổi ẩn tu của Soros”; mục đích của chúng là giúp cho Soros suy nghĩ kỹ về cách cho đi những khoản tiền lớn từ tài sản của mình. Năm 1994, ông đã cho đi vì mục đích từ thiện đến 300 triệu đôla. Ông còn muốn cho nhiều hơn nữa.</p><p>Soros nâng cốc chúc mừng các khách mời. Ông đưa ra một câu hỏi nhờ họ giải đáp: ông có nên làm từ thiện để phục vụ các lợi ích của nước Mỹ không? Theo họ thì ông nên tập trung các nỗ lực của mình ở đâu?</p><p><br /></p><p>Sau khi đã tiêu hàng tỷ đôla để giúp những vùng khác trên thế giới, Soros rất lo lắng về tính cởi mở của chính xã hội Mỹ đang bị xói mòn.</p><p><br /></p><p>Ông trở nên chán nản vì nước Mỹ đã không nắm lấy cơ hội sau khi bức tường Berlin bị sụp đổ và sự tan rã của Liên Xô. Soros cho rằng đáng lẽ ra nước Mỹ phải bỏ ra thật nhiều tiền để hậu thuẫn cho các nguyện vọng dân chủ ở Đông Âu và Liên Xô. Ông cũng phiền lòng vì nước Mỹ đã phản ứng quá chậm trước các hành động diệt chủng ở Nam Tư. Năm 1993, Quỹ Nhân đạo Soros đã bỏ ra 50 triệu đôla viện trợ nhân đạo thông qua Liên Hiệp quốc đến Bosnia và Herzegovina.</p><p>Thắng lợi năm 1994 của những người bảo thủ thuộc đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Quốc hội cũng làm cho Soros tức giận vì ông cảm thấy, khi không bầu cho đảng Dân chủ, người Mỹ đã vứt bỏ trách nhiệm của mình đối với những người nghèo và người nhập cư.</p><p>Kết quả là ông thấy phải quan tâm nhiều hơn đến nước Mỹ. Ông bắt đầu để ý đến nước Mỹ vì ông thấy rằng xã hội tương đối cởi mở ở đây mà mọi người được hưởng thụ đang bị nguy hại.</p><p><br /></p><p>Ông có ý định tập trung các hoạt động từ thiện vào nước Mỹ vì rõ ràng là xã hội dân sự ở đây đang cần giúp đỡ. Đối với Soros, Mỹ là nơi tốt nhất để đấu tranh nhằm tạo ra một xã hội mở trên toàn cầu vì rõ ràng là Mỹ đã trở nên thế lực thống trị cả thế giới.</p><p><br /></p><p>Và lẽ tất nhiên là ông tập trung các hoạt động từ thiện vào Hoa Kỳ. Năm 1996, Viện Xã hội mở chính thức thành lập Chương trình Sáng kiến Mỹ, để thực hiện các đề án và trợ giúp ngành giáo dục cho trẻ em ngoài học đường, các vấn đề về tư pháp hình sự, các quyền sinh đẻ của phụ nữ, và nhiều vấn đề khác. Năm ấy, các hoạt động mới ở Mỹ đã tiêu hết khoảng 11,4 triệu đôla.</p><p><br /></p><p>Cũng trong năm 1996, các chương trình Mỹ của Soros đã hứa chi 12 triệu đôla trong ba năm cho Dự án Algebra nhằm dạy toán cho các trường học ở nông thôn và ở các khu nghèo khổ của thành phố. Trung tâm về Tội ác, Cộng đồng và Văn hóa của Soros trong năm ấy đã giúp 1,4 triệu đôla dưới hình thức tiền trợ cấp cho 30 chương trình giúp đỡ các tù nhân tự phục hồi.</p><p><br /></p><p>Soros tin rằng kẻ thù chính của một xã hội mở, không còn là sự đe dọa của chủ nghĩa xã hội mà là sự đe dọa của chủ nghĩa tư bản. Ông chỉ ra rằng các xã hội mở không còn bị chủ nghĩa xã hội đe dọa, nay đang đứng trước một mối đe dọa mới có nguồn gốc nội tại - mà ông gọi là “chủ nghĩa cá nhân quá mức."</p><p><br /></p><p>Ông đã sống ở Hoa Kỳ từ năm 1950, và đã trở thành giàu có do tài đầu tư của mình nhưng cũng vì nước Mỹ đã cho ông quyền tự do để làm giàu, ông biết rõ tất cả những điều này và ông khâm phục lòng tự do và tính cởi mở của nước Mỹ; và đầu óc kinh doanh đã cho phép người Mỹ đạt được nhiều tiến bộ trên thế giới. Ông phát biểu trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi tháng Năm năm 2008: “Về mặt này, có một sự khác biệt vô cùng lớn giữa nước Mỹ và các nơi khác trên thế giới. Và cả tính đa dạng khác thường, sự phong phú của tính đa dạng trong những gì sẽ được phát minh ra.”</p><p><br /></p><p>Nhưng cũng có những thứ mà ông không khâm phục. “Một xã hội mở thì theo định nghĩa là không hoàn hảo. Có lẽ điều mà tôi không hài lòng nhiều nhất là sự sùng bái thành công chỉ vì nó là thành công chứ không phải lòng tôn trọng của cái mà ta có thể gọi là các giá trị nội tại- trước đây người ta quen gọi là những “giá trị công dân” hay “sự đuổi theo chân lý."</p><p><br /></p><p>Khoảng giữa thập niên 1990 có lẽ là thời gian thích hợp nhất để ông tập trung trí tuệ vào việc hàn gắn những gì ở Mỹ cần phải hàn gắn. Ông không đồng ý với đường lối chung là tập trung vào một vài vấn đề xã hội và ông hy vọng sẽ có thể sắp xếp lại cho hợp với cách suy nghĩ của mình hơn.</p><p><br /></p><p>Vì vậy, George Soros bắt đầu làm từ thiện trong nước Mỹ, lúc đầu tập trung vào việc giảm bớt những tai họa do việc sử dụng ma túy trái phép và do các chính sách không hữu hiệu về ma túy gây ra và tìm cách cải thiện những luật lệ của Mỹ về việc chăm sóc những người bệnh nan y và những người sắp qua đời.</p><p>Năm 1994, tiền tài trợ của viện cho những chương trình ở Mỹ là 195.000 đôla dành cho Trung tâm Lindesmith (về ma túy) và cho Đề án về Cái chết ở Mỹ.</p><p><br /></p><p>Năm 1996 toàn bộ mạng lưới các Quỹ Soros đã chi 350 triệu đôla, trong số đó 4,4 triệu đôla được phân cho Lindesmith và Đề án về Cái Chết ở Mỹ.</p><p><br /></p><p>Năm 1998, toàn bộ tiền trợ cấp của viện tăng lên 574,7 triệu đôla, trong đó các Chương trình Mỹ nhận 118,5 triệu đôla. Năm 2007, các Chương trình Mỹ tiêu hết 77,9 triệu đôla.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">• • •</p><p><br /></p><p>Trước tháng Mười Hai 1996, Soros ít quan tâm đến khả năng thay đổi nước Mỹ qua chính trị.</p><p><br /></p><p>Ông gần như không tham gia vào chính trị ở Mỹ. Ông đóng góp rất ít tiền cho các ứng viên ra tranh cử hay cho các đảng lớn. Đóng góp lớn nhất của ông là 100.000 đôla năm 1996 cho ủy ban quốc gia của Đảng Dân chủ, ông đóng góp 5,000 đôla cho ba ứng cử viên vào Thượng viện và 500 đôla tiền mặt cho mỗi người trong số 25 ứng cử viên vào Hạ viện, tất cả đều thuộc đảng Dân chủ và một vài người có khuynh hướng tự do trong đảng Cộng hòa. Đấy chỉ là những khoản tiền nhỏ nếu so sánh với khả năng đóng góp của ông.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">• • •</p><p><br /></p><p>Vấn đề ông tham gia đóng góp đầu tiên là ma túy. Ông có cảm tưởng mạnh mẽ rằng cách nước Mỹ giải quyết vấn đề này chỉ làm yếu đi cuộc chiến chống ma túy của Mỹ.</p><p><br /></p><p>Soros cho rằng xem việc sử dụng ma túy là một tội ác thật ra có hại nhiều hơn có lợi, vì nó ngăn cản việc điều trị hiệu quả và đưa quá nhiều người vào các trại giam. Vì đề nghị những thay đổi triệt để trong chính sách của Mỹ về ma túy nên Soros bị cả những nhà chính trị ở Washington và các nhà bình luận của giới truyền thông trách móc. Nhưng ông không hề nao núng: ông mong mỏi có một ngày nào đấy, các chính sách kiểm soát ma túy của quốc gia phản ánh đúng hơn những lý tưởng của một xã hội mở.</p><p><br /></p><p>Từ năm 1993, ông đã giúp 15 triệu đôla cho các quỹ và các nhóm ủng hộ việc thay đổi chính sách ma túy của Mỹ. Trung tâm Lindesmith, được thành tập năm 1994 bởi Ethan A. Nedelman, trong khuôn khổ một đề án của Viện Xã hội mở của George Soros để nghiên cứu giúp cho các cải cách trong chính sách ma túy. Nó hoạt động cho đến năm 2000.</p><p><br /></p><p>Năm 2000, viện đã tiêu hết 5,6 triệu đôla trên vấn để cải cách chính sách ma túy. Tháng Bảy năm 2000. Trung tâm Lindesmith tách khỏi viện rồi cùng với Quỹ Chính sách Ma túy để lập thành Mạng lưới Liên minh chính sách Ma túy.</p><p>Qua các Chương trình Mỹ của mình, viện của Soros tiếp tục tài trợ nhiều chương trình cải cách chính sách ma túy với kinh phí 4 triệu đôla cho năm 2007.</p><p><br /></p><p>Soros nói rằng các hoạt động từ thiện của mình trong nước Mỹ sẽ không được thấy rõ như các hoạt động của ông ở Đông Âu. Ông viết trên tạp chí <i>Chronicle of Philantrophy</i> số ra ngày 5 tháng Chín 1996: “Tôi cảm thấy mình phải đóng góp nhiều hơn trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây vì tôi ở một vị trí độc đáo. Ở Mỹ, tôi không phải trên một vị trí độc đáo. Tôi chỉ là một trong số nhiều người trong cuộc và tôi nghĩ rằng các hoạt động của chúng tôi sẽ trở nên ít độc đáo hơn. Ở Đông Âu, chúng tôi dẫn đầu. Ở đây, chúng tôi chỉ tham gia vào đội hình”.</p><p>Ông đã quá khiêm tốn. Đúng là ông chỉ là một trong số nhiều người trong cuộc đang cố gắng giải quyết các vấn đề xã hội của nước Mỹ; nhưng ông lại độc đáo ở chỗ cho rất nhiều tiền và lôi kéo rất nhiều chú ý.</p><p><br /></p><p>Soros đã chi trên 1 triệu đôla cho các cuộc bầu phiếu để thông qua các sáng kiến đề nghị những đạo luật khoan dung hơn về ma túy tại các bang California và Arizona. Các sáng kiến này hy vọng sẽ mở rộng việc sử dụng ma túy cho các mục đích chữa bệnh.</p><p>Ở California luật mới sẽ cho phép trồng cây cần sa và mọi người đều có thể sử dụng nó. Luật được đề nghị ở Arizona cho phép các bác sĩ kê đơn cho bất kỳ thứ nào trong số 117 loại ma túy bị cấm, kể cả cần sa, LSD và heroin cho những “bệnh nhân đau nặng hay đau gần chết.”</p><p><br /></p><p>Cả hai biện pháp được thông qua tháng Mười Một 1996, và Soros được xem là người dẫn dắt các sáng kiến ấy đến thắng lợi.</p><p><br /></p><p>Soros càng móc sâu trong túi thì các người cạnh tranh với ông càng cất cao giọng. Các quan chức chính phủ thuộc phe bảo thủ và các chuyên gia về ma túy phẫn nộ hò hét, nói rằng việc sử dụng cần sa trong chữa bệnh là một thử nghiệm xã hội ngạo mạn có thể dẫn đến việc hợp pháp hóa cần sa và các chất ma túy khác.</p><p><br /></p><p>Không một lời chỉ trích nào có thể làm ông chùn bước. Tháng Tám 1997, Viện Xã hội mở của ông thông báo là sẽ trợ cấp 1,1 triệu đôla cho Quỹ Tides ở San Francisco để cung cấp ống tiêm sạch cho những người nghiện ma túy nhằm chống lại việc lan tràn bệnh AIDS.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">• • •</p><p><br /></p><p>Stephen Steiner chỉ có một lần gặp George Soros năm 2004 về chuyện sử dụng ma túy. Năm 2001, Steiner mất một người con trai 19 tuổi do sử dụng ma túy quá liều. Hai năm sau, khi nghe nói Soros ủng hộ và đang chi tiền cho việc tự do hóa chính sách ma túy, người cha buồn khổ đến chửi vào mặt ông. Steiner kể với tôi: “Tôi thấy thật đáng sợ. Lý lẽ của tôi trước Soros là hợp pháp hóa ma túy không phải là một lựa chọn; nó sẽ không làm được cái mà ông nói là giảm bớt tội phạm. Tôi trách Soros và những tay sai của ông vì nói là khi hợp pháp hóa ma túy thì các tội ác sẽ không còn nữa. Tội ác sẽ không mất đi.”</p><p>Steiner nói, ngay cả như thế đi nữa thì chúng ta cũng đã thấy các tác hại của rượu, một thứ ma túy đã được hợp pháp hóa. Steiner nói tiếp: “Thử nhìn xem Soros đã làm những gì với đồng bảng Anh, với kinh doanh nội gián ở Pháp, anh chắc sẽ nói rằng ông ta sẽ bị tẩy chay, sẽ không có ai nghe ông ta nói nữa, nhưng người này có quá nhiều tiền, mà có tiền là có quyền lực. Ông ta trụ lại được ở Wall Street nhờ có đồng tiền và nhờ báo chí tự do. Đây là một con người độc ác.”</p><p>Steiner biết rằng không thể tránh một cuộc đối đầu với Soros. Ngày 29 tháng Mười 2004, Steiner đi nghe Soros nói chuyện trước 100 người tại Câu Lạc Bộ Báo chí Quốc gia ở Washington D.C. “Khi mọi người ngồi xuống, tôi quyết định là phải đứng lên để tố cáo ông ta và cố cho báo chí đăng tin.”</p><p>Steiner tay cầm một bức ảnh của con ông và trèo lên bục của diễn giả. “Tôi cầm lấy micrô và tự giới thiệu mình. Tôi bắt đầu tố cáo ông ta: Tên tôi là Stephen Steiner. Tôi mất đứa con mới 19 tuổi. Chính sách của Soros về hợp pháp hóa ma túy là sai lầm. Ông ta là một người độc ác.”</p><p>Nhóm nhân viên bảo vệ của ông ta đối xử thô bạo với tôi; họ đuổi tôi ra khỏi phòng họp. Họ không kiện tôi. Nhưng tôi bị hành hung, và bị trật khớp vai nên tôi đi kiện họ. Tôi không nhổ nước bọt lên ông ta, tôi cũng không ném bánh kem lên ông ta (như có người nói như vậy).</p><p>Báo chí làm ngơ không chú ý đến Steiner. Trong phòng họp có đến 15 máy quay truyền hình nhưng không một đài truyền hình nào đưa tin về vụ rắc rối này.</p><p>Vụ rắc rối với Steiner có lẽ là một phần lý do để Soros cảm thấy là cá nhân và danh tiếng của ông đang phải chịu đựng quá nhiều. Cuối thập niên 1990, những lời châm chọc, nhất là chống lại các chính sách về ma túy của ông, bắt đầu gây thiệt hại cho ông. Ông nói với tạp chí <i>Time.</i> "Tôi hơi bị quấy rầy, không bị nhiều lắm, chỉ hơi hơi thôi. Tôi bị để ý đến nhiều quá, phải chiến đấu trên nhiều mặt trận, và đó là sai lầm.”</p><p><br /></p><p style="text-align: center">• • •</p><p><br /></p><p>Soros cũng gây ra tranh cãi trong một hoạt động từ thiện thứ hai - cách thức người Mỹ đối xử với những người sắp chết. Nghĩ lại tình cảnh của mình khi cha ông chết, Soros hứa là ông sẽ làm tất cả để cải thiện số phận của những người sắp chết, cho họ có một cảm giác tiện nghi và phẩm cách trong những ngày cuối cùng của họ.</p><p><br /></p><p>Năm 1993, Soros mời một nhóm chuyên gia đến trang trại của ông ở Westchester để khuyến khích họ xây dựng một đề án gọi là Đề án về Cái Chết ở Mỹ.</p><p><br /></p><p>Trong số những người có mặt buổi cuối tuần ấy có Bác sĩ Kathleen M. Foley, một nhà ung thư - thần kinh học và chuyên gia nổi tiếng về đau đã từng công tác tại Trung tâm Ung Bướu Sloan- Kettering ở New York từ năm 1974. Bà đã điều khiển một chương trình nghiên cứu lâm sàng và đào tạo trên vấn đề chống đau cho các bệnh nhân ung thư và chăm sóc bệnh nhân trước khi qua đời.</p><p><br /></p><p>Khi một cộng tác viên của Soros mời bà tham gia với nhóm những chuyên gia khác về chăm sóc người bệnh cuối đời để báo cáo cho Soros về lĩnh vực chuyên môn của mình, bà không hề biết ông ấy là ai, nhưng bà bằng lòng gặp ông ta, mong muốn được thảo luận chuyên đề của mình với bất kỳ ai có thể giúp đỡ.</p><p><br /></p><p>Trong buổi họp cuối tuần ấy, Soros nhớ lại là ông rất buồn vì đã không nói lời vĩnh biệt với cha ông như ông muốn, ông cũng nhớ lại một kỷ niệm ít buồn hơn khi mẹ ông chết năm 1991. Bà đã qua đời tại nhà, trong một khung cảnh tiện nghi và ông đã có thể cầm tay mẹ.</p><p>Bác sĩ Foley nhận thấy rằng phần lớn người già chết ở bệnh viện và họ không được chăm sóc đầy đủ cho buổi cuối đời. Họ không muốn chết ở bệnh viện, nhưng trên 70 phần trăm những người bệnh không chữa được đều chết ở bệnh viện, một số ít được các nhà dưỡng lão chăm sóc. “Chúng ta ở trong một nền văn hóa kiêng không nói đến những người sắp chết,” bác sĩ Foley nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn năm 2008. “Mở ra những thảo luận về cái chết và về những người sắp chết chính là tạo cơ hội để cải thiện tình trạng của những người sắp chết.”</p><p>Khi buổi cuối tuần sắp kết thúc, Soros hỏi các chuyên gia, “Tốt lắm, thế các vị muốn làm gì?”, ông có tính hay hỏi như thế. Ông thường muốn cho các chuyên gia tự quyết định cách tiến hành, dùng tiền bạc của mình để đề án khởi động được và tự duy trì.</p><p><br /></p><p>Nhóm này chỉ là một tập hợp các chuyên gia. Không ai trong số họ biết được phải cần bao nhiêu tiền để xây dựng đề án.</p><p><br /></p><p>Soros đề nghị nhóm chuyên gia tự tổ chức lấy với mục đích cải thiện số phận của những người sắp chết, ông không nói đến tiền bạc, nhưng ông cho người ta có cảm giác là một khi tổ chức xong, nhóm chuyên gia có thể nhận tiền trợ giúp của ông.</p><p>Kết quả là Đề án về Cái chết ở Mỹ được tổ chức, và Soros đảm bảo chi 15 triệu đôla tiền trợ giúp. Trong 9 năm đề án tồn tại, cuối cùng ông đã chi cả thảy 49 triệu đôla.</p><p>Ông công bố việc thành lập Đề án tại trường Đại học Columbia. Kathleen Foley được chọn làm chủ nhiệm đề án, và bà vẫn tiếp tục ở cương vị ấy vào mùa hè 2008. (Lúc này, đề án đã phát triển sang 28 nước.) Những người chỉ trích lên tiếng trách móc đề án, nói rằng trong các nhiệm vụ của nó có cả việc tự vẫn với sự trợ giúp của bác sĩ và giúp người bệnh chết không đau đớn. Tuy nhiên, những người chỉ trích đã nhầm vì hai đề tài này không nằm trong đề án. Foley không cho hai hành động gây tranh cãi này vào vì bà sợ các tranh luận có thể làm cho đề án đi trệch khỏi mục tiêu quan trọng hơn của nó.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">• • •</p><p><br /></p><p><br /></p><p>George Soros tiên đoán rằng các quỹ của ông chỉ tồn tại thêm một thập kỷ sau khi ông qua đời. Ông hy vọng có thể rút ra khỏi công việc hàng ngày điều khiển các quỹ. Ông vừa làm như vậy với công ty kinh doanh của mình. Ông hy vọng thành lập một tổ chức có thể hoạt động không cần đến ông. Ông cảm thấy ông đang đi đúng hướng. Nhưng ông vẫn chưa sẵn sàng rút khỏi việc phát triển một chiến lược toàn diện cho các quỹ.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">• • •</p><p><br /></p><p>Sau cuộc khủng bố trên đất Mỹ ngày 11 tháng Chín 2001, Soros thấy mình không thích tổng thống George Bush cho lắm và ông nghĩ rằng nước Mỹ đang đi trệch khỏi mục đích xây dựng một xã hội mở vĩ đại nhất, ông thấy có một mốí liên hệ giữa các hoạt động của ông để tự do hóa các luật về ma túy và để cải thiện số phận của những người sắp chết - và ông cũng không thích những gì ông gặp phải.</p><p><br /></p><p>Trong buổi phỏng vấn của chúng tôi tháng Năm năm 2008, ông nói: “Tôi cảm thấy rằng các nhà chức trách đang khai thác sự sợ hãi của dân chúng đối với ma túy, đặc biệt là sự sợ hãi của bố mẹ là con cái của họ có thể sử dụng ma túy, trở thành nạn nhân của ma túy. Điều này làm cho chính phủ [Bush] tiếp tục các chính sách phản tác dụng và làm cho vấn đề tồi tệ hơn là khi giải quyết theo cách khác. Theo một cách nhìn nào đó thì hai chương trình này cũng giống như trận chiến chống khủng bố vì ở đây, chính phủ đang khai thác lòng sợ hãi theo bản năng trước cái chết. Sự sợ hãi theo bản năng này không phải chỉ riêng cho nước Mỹ, nhưng chắc chắn là nó đặc biệt cho đời sống hiện đại và cho loại xã hội của nước Mỹ.”</p><p><br /></p><p style="text-align: center">• • •</p><p><br /></p><p>Trong khi các Quỹ Xã hội mở lan rộng từ nước này sang nước khác thì Soros được chào đón với lòng khiếp sợ ở vài nơi, vớí sự khinh bỉ ở những nơi khác. Thông điệp của ông về đa nguyên chính trị và truyền thông tự do đã mang những cơn kích động đến nhiều nơi ở Đông Âu và Nga; nhưng thông điệp ấy cũng làm cho các thành phần phái hữu trong các nước ấy trở nên tức giận.</p><p>Các nhà lãnh đạo độc đoán ở Serbia, Croatia, Albania, và Kyrgyzstan tấn công ông dồn dập, buộc tội cho các Quỹ Soros là bảo vệ bọn gián điệp và vi phạm các luật pháp về tiền tệ. Những nhân viên của ông bị tấn công và bị đe dọa vào tù hay phạt tiền vì những tội được gán cho họ. Có lẽ cuộc tấn công tồi tệ nhất là ở Belarus và vào mùa hè năm 1997, ông bắt buộc phải ngừng các hoạt động ở đấy. Vì muốn đóng cửa Quỹ Soros - tổ chức phi chính phủ độc lập lớn nhất trong nước ấy - Belarus đã phạt quỹ ấy 3 triệu đôla với lý do vi phạm luật ngoại hối.</p><p><br /></p><p>Soros không chịu khuất phục trước áp lực ngày càng lớn lên vương quốc từ thiện của ông, nay sử dụng 1.300 nhân viên trong 24 nước. Năm 1997, ông mở năm văn phòng tại Trung Á - Mông Cổ, Uzbekistan, Tajikistan, Armenia và Azerbaijan - và một văn phòng ở Guatemala, văn phòng đầu tiên ở Mỹ Latin (Năm 2008, Viện Xã hội mở cũng đã có bốn quỹ ở châu Phi.)</p><p><br /></p><p style="text-align: center">• • •</p><p><br /></p><p>Không phải như thế là Soros đã chọn giảm bớt các hoạt động của ông ở các nước khác. Ngược lại là đằng khác, đặc biệt là ở Liên Xô. Tháng Mười 1997, Soros tuyên bố là ông sẽ cho đến 500 triệu đôla trong ba năm tới để giúp nước Nga cải thiện hệ thống y tế, mở rộng các cơ hội phát triển giáo dục, đào tạo quân nhân trong các nghề dân sự.</p><p>Khoản tiền ấy làm cho ông trở thành nhà từ thiện lớn nhất nước Nga. Đóng góp của ông còn cao hơn của nước Mỹ, trong cùng thời gian ấy chỉ cho nước Nga 95 triệu đôla.</p><p>Ông biết rằng cho nhiều tiền trợ giúp như thế, ông có nguy cơ mang tiếng là một “túi tiền”, một từ mà ông đã dùng trong cuộc phỏng vấn với tôi năm 2008. “Đôi khi tôi có cảm tưởng mình chỉ là một ống tiêu hóa khổng lổ, hút tiền vào một đầu rồi đẩy nó ra ở đầu kia,” Soros viết trong lời tựa của cuốn sách ông xuất bản năm 1998 <i>Cuộc Khủng hoảng của Chủ nghĩa Tư bản toàn cầu</i> (Nhà xuất bản PublicAffairs). “Nhưng thật ra là đã có rất nhiều ý tưởng nối vào cả hai đầu.”</p><p>Tháng Hai năm 1997, Soros vẫn tiếp tục kiếm được tiền từ quỹ đầu tư của ông. Quỹ Quantum dẫn đầu với 4,9 tỷ đôla, toàn bộ vương quốc tài chính của Soros có giá trị 15 tỷ đôla. Chính bản thân Soros cũng có tài sản 2,5 tỷ đôla, theo tạp chí <i>Forbes.</i></p><p><br /></p><p style="text-align: center">• • •</p><p><br /></p><p>Soros quan tâm rất nhiều đến nước Nga mới. Năm 1997, ông thâm nhập vào thị trường Nga, mối lo lắng về nước này cũng giảm đi do sự tin tưởng của ông vào những người trẻ tuổi có đầu óc cải cách chung quanh tổng thống Boris Yeltsin. Tháng Ba năm ấy, Soros cho chính phủ Nga vay hàng trăm triệu đôla để chính phủ có thể trả tiền hưu trí còn nợ lại. Mùa hè năm ấy, mặc dù nước này bị nợ nhiều, tham nhũng khắp nơi, và đang rơi vào tình trạng vỡ nợ, thì Soros trở thành nhà đầu tư cá nhân lớn nhất ở nước Nga.</p><p>Cuối tháng Tám 1997, Soros tuyên bố là các đầu tư của ông ở Nga bị lỗ 2 tỷ đôla. Còn về chuyện ông vào nước Nga thì ông không có gì phải tiếc; ông xem những hoạt động ấy như một phần nỗ lực của ông để biến nước Nga thành một xã hội mở. Ông biết là ông không thành công, nhưng ông cứ thử. Là một nhà đầu tư, ông có những hối tiếc. Kinh nghiệm của ông ở Nga đã nhấn mạnh đến những khó khăn để dung hòa giữa hai vai trò của nhà đầu tư và nhà từ thiện.</p><p>Ông đã có 1 tỷ đôla đầu tư trong một công ty mẹ lớn nhất ở Nga, một tập đoàn truyền thông gọi là Svyazinvest - góp vốn với một trong những nhà “đầu sỏ” hùng mạnh nhất nước Nga, Vladimir Potanin, vị chủ tịch trẻ tuổi của một ngân hàng khổng lồ ở Nga.</p><p><br /></p><p>Các nhà đầu sỏ không có được một danh tiếng khả kính cho lắm. Họ tìm những cơ hội kiếm được nhiều tiền theo sau chính sách tư nhân hóa ở Nga; và họ sử dụng những chiến thuật đáng ngờ để chiếm lĩnh những tập đoàn công nghiệp lớn. Soros tưởng rằng đã đúng lúc đầu tư vào Nga; như ông thường thích nói, là chủ nghĩa tư bản ăn cướp có vẻ đã sẵn sàng trở thành chủ nghĩa tư bản hợp pháp.</p><p>Ngoài khoản đầu tư lớn của Soros cùng với Potanin - mà về sau ông gọi là tệ hại nhất trong đời mình - ông cũng có các cổ phiếu, trái phiếu và đồng rúp của Nga. Soros thật chẳng trung lập chút nào khi ông tìm cách giúp người Nga vào mùa hè 1998.</p><p><br /></p><p>Soros liên hệ cả với Robert E. Rubin, bộ trưởng Ngân khố Mỹ và David A. Lipton, một nhân viên kỳ cựu của Bộ Ngân khố. Ông cũng gọi điện thoại cho hai người trước đây có thế lực trong chính phủ Yeltsin, Yegor T. Gaidar và Anatoly B. Chubais, để hỏi họ bằng cách nào ông có thể giúp cho nước Nga thoát khỏi một cuộc sụp đổ kinh tế. Soros đề nghị một hành động giải cứu quốc tế và phá giá đồng rúp.</p><p><br /></p><p>Ngày 13 tháng Tám 1998, Soros gửi một bức thư đến tở <i>Financial Times</i> nói rằng sự nóng chảy của các thị trường tài chính Nga đã đến “giai đoạn cuối.” Ông kêu gọi phải có hành động tức khắc, kể cả việc phá giá và việc thành lập một ban điều hành tiền tệ - một hệ thống định giá tiền của quốc gia theo giá của bạn hàng giàu nhất của quác gia ấy. Một kế hoạch như thế sẽ lấy đi quyền kiểm soát của các chủ ngân hàng trung ương ở Nga trên chính sách tiền tệ.</p><p>Bức thư này gây ra một sự hoảng sợ trong các thị trường ở Nga - càng làm cho người ta nghi ngờ về ý đồ của Soros. Cuối ngày, ông ra một thông báo nói rằng ông không đầu cơ bán khống đồng rúp; ông cũng nói thêm là ông không hề buôn bán các chứng khoán Nga trong suốt cuộc khủng hoảng.</p><p>Đến cuối tuần, có vẻ là nước Nga đang tiến đến một vi phạm trong nghĩa vụ trả nợ nước ngoài và nợ trong nước. Vụ phá giá đồng rúp có vẻ không tránh được. Các nhà đầu tư quốc tế bắt đầu chạy khỏi nước Nga. Sau đấy là một vụ hoảng loạn toàn diện trong ngành tài chính.</p><p>Soros phủ nhận là lòng ích kỷ có đóng một vai trò trong chính sách ngoại giao tài chính của ông. Đúng là ông có tham gia sâu vào, nhưng các lời khuyên của ông không làm lợi cho ông, và, ông nói thêm rằng, các lời khuyên ấy đã có thể giải quyết cuộc khủng hoảng.</p><p>Tiếp theo cú đột kích của ông khi đánh cược là đồng bảng Anh sẽ rớt giá năm 1992, Soros đã trở thành một huyền thoại. Có những tổng thống và thủ tướng lo sợ là ông đánh cược trên đồng tiền của họ, là Wall Street và City ở London sẽ hùa theo dẫn đến những cuộc phá giá nghiêm trọng và những cuộc khủng hoảng kinh tế.</p><p><br /></p><p>Nhưng rồi đến năm 1998, ông lâm vào cảnh rắc rối và theo giới truyền thống bị mất đến 2 tỷ đôla do việc Nga vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Các cộng tác viên của Soros nói là ông mất ít hơn thế rất nhiều, chỉ vài trăm triệu đôla và chỉ liên quan đến đầu tư của ông ở Svyazinvest.</p><p style="text-align: center"><br /></p> <p style="text-align: center">• • •</p><p><br /></p><p>Phấn chấn vì những tỷ đôla kiếm ra, tin chắc là mình có tài tiên đoán những tăng tiến cũng như những sụt giảm của kinh tế, George Soros đã không sợ tung ra những lời chỉ trích hệ thống tài chính thế giới. Năm 1998, khi Public Affairs cho xuất bản cuốn <i>Cuộc Khủng hoảng của Chủ nghĩa Tư bản Toàn cầu: Xã hội mở bị Lâm nguy, </i>ông đã báo động một thảm họa tài chính sắp đến. Nhiều người trong giới tài chính, xem thường ông như là một người phá đám, đã buộc tội ông là ra sách để ngăn không cho những người khác cũng giàu lên như ông. Vấn đề đối với người khác là Soros đã đúng khi bong bóng Internet bị vỡ tung năm 2000, kéo theo một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.</p><p><br /></p><p>Ông mệt mỏi khi nghe những người chỉ trích mình lên án là vì ông đã kiếm được rất nhiều tiền, nên khi ông bắt đầu khái niệm hóa thì đừng ai tin ông. Sự thật thì ngược lại: “Nói là đây có một anh nhà giàu thì ai cũng nói được." Soros bình luận trên đài CNN, “và đừng ai tin anh ta. Sự thật là tôi kiếm được rất nhiều tiền, như thế chứng minh là các thị trường thật không hoàn hảo. Tôi nhận ra điều ấy và tôi khai thác nó. Tôi làm giàu như thế đấy.”</p><p><br /></p><p style="text-align: center">• • •</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Soros đã trở nên quá hùng mạnh trong ngành tài chính vào năm 1997 đến nỗi khi có một cuộc khủng hoảng tài chính nào có dính dáng đến các nhà đầu tư thì người ta lại đổ lên đầu ông. Một thí dụ rất rõ rệt là cuộc khủng hoảng ở châu Á năm 1997. Các nhà quan sát khách quan cho là việc các đồng tiền châu Á rớt giá vì có “sự thối rữa nội tại làm giảm giá.” Nhưng George Soros vẫn bị buộc tội là người gây ra thất bại cho nền kinh tế trong vùng.</p><p><br /></p><p>Đầu năm 1997, Soros dùng quỹ của mình để đầu cơ bán khống đồng tiền Thái Lan, đồng baht và đồng tiền Malaysia, đồng ringgit, đánh cược rằng cả hai sẽ rớt giá. Tháng Bảy, Thái Lan phá giá đồng baht. Việc này kéo theo những cuộc phá giá tiền tệ ở Malayxia và tại các nơi khác làm cho nền kinh tế ở đây bị suy giảm.</p><p>Khi có các cuộc phá giá, Soros nói là các quỹ của ông đã tích cực mua những đồng tiền này; ông tin rằng chúng đã rớt xuống tận đáy. Nhưng những tuyên bố này không ngăn được sự buộc tội ông của thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed: “Người Do Thái đã cướp đi tất cả của người Palestine, nhưng họ không thể làm được như thế ở Malaysia, vì thế họ làm việc này - hạ giá đồng ringgit.” Soros trả lời lại trong một bài diễn văn đọc ở Washington vài ngày sau, trong đó ông chỉ trích Mahathir và chính sách của ông ấy, khuyên là nên cách chức thủ tướng.</p><p><br /></p><p>Vấn đề lại còn thêm rối rắm khi các báo đăng tin là Soros có thể bị mất khoảng 2 tỷ đôla, như thế chắc là ông không thể “tạo” cuộc khủng hoảng để làm lợi cho chính mình. Khi Soros nói chuyện với tôi thì 11 năm đã trôi qua, trí nhớ của ông có vẻ khá mập mờ về chuyện ông có thể bị mất tiền ringgit. “Tôi có mất chút ít nhưng không nhiều lắm.” Khi tôi hỏi ông “chút ít" là bao nhiêu, ông trả lời: “Tôi không biết, nhưng chỉ là tối thiểu.” Ông nói ông mất tiền nhiều hơn ở Indonesia. Ông nghĩ rằng thật sự là ông không biết đã mất hay lời bao nhiêu trên đồng ringgit. “Chúng tôi hòa vốn hay lời một ít hay lỗ một ít. Tôi thanh lý các vị thế vì tôi sợ là họ sẽ đưa vào các biện pháp kiểm soát và tiền của tôi sẽ bị đóng băng. Và thật sự là họ đưa vào các biện pháp kiểm soát nên thoát ra được là một việc tốt.”</p><p><br /></p><p style="text-align: center">• • •</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Soros không được các giới truyền thông nhắc đến nhiều cho mãi đến đầu thập kỷ 1990. Lúc ấy, giới truyền thông muốn tìm hiểu Soros là ai, làm sao ông kiếm được nhiều tiền như vậy, ông có bao nhiêu khía cạnh trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình. Ted Koppel trong chương trình truyền hình <i>Nightline</i> ngày 5 tháng Mười Một 1997 đã mô tả Soros như “một trong những nhà từ thiện giàu nhất, rộng rãi nhất và như nhiều người nói là liều tĩnh nhất trên thế giới.” Khi phải tấn công Soros, Koppel chỉ nói là “người ta nói”. Ông không muốn đưa ra các chỉ trích dưới tên mình.</p><p>Có một sự khâm phục miễn cưỡng của các nhà báo đối với Soros vì ông ta kiếm được quá nhiều tiền, nên có vẻ như ông thuộc về một hạng người riêng biệt. Koppel nói: “Ông Soros có quá nhiều tiền và một khả năng đã được chứng minh là có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa cho nên khó có thể so sánh một cách giản đơn các hoạt động hay các tham vọng của ông với những hoạt động và tham vọng của những người giàu có khác. Quy mô của việc Soros sử dụng tài sản của mình làm cho ông dễ dàng so sánh với các chính phủ mà chính sự sống còn của các chính phủ ấy đôi khi được ông bảo đảm hay bị ông đe dọa.”</p><p><br /></p><p>Câu hỏi đặt ra vẫn còn đó: Soros là người anh hùng hay là tên côn đồ? Đa số cho ông là một anh hùng. Những người hoài nghi thì gợi ý rằng các đóng góp của ông dường như chỉ để làm cho các chính phủ mất ổn định, để cho ông được hưởng lợi từ các hỗn loạn gây ra. Để kiếm được tiền rồi cho đi, có người nói, là ông đã phải đảo lộn các nền kinh tế. Những người chỉ trích tranh luận rằng trong khi Soros thuyết giáo về đạo đức của những xã hội mở thì ông thường chỉ giúp tiền cho những người ly khai vì sắc tộc (người Hồi giáo ở Bosnia, người Macedonia); ông quan sát các tình hình bạo lực xảy ra sau đó, đồng thời qua các đầu tư của mình, ông khai thác tình hình mà ông đã gây ra.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">• • •</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Strove Talbott, người bạn ở cùng phòng với Tổng thống Clinton khi hai người cùng học ở Đại học Oxford và sau đấy là thứ trưởng ngoại giao của Clinton từ 1994 đến 2001, gặp Soros lần đầu tiên trong những năm 1980; cả hai cùng quan tâm đến tương lai của nước Nga. Trong những năm sau, Talbott luôn luôn muốn gặp nhà tài phiệt quốc tế “vì ông là người đã làm rất nhiều việc trong ngành tài chính."</p><p>Talbott chiêm ngưỡng Soros vì ông có một kết hợp hiếm có giữa những hiểu biết trong các ngành ngoại giao và tài chính. Đấy là “trí óc, sự năng động, khả năng nắm vững tình hình và tiền bạc của ông. Qua Viện Xã hội mở của mình, George đã đổ nhiều tiền vào các quốc gia thuộc Liên Xô cũ còn hơn cả chính phủ Mỹ. Như thế có nghĩa là ông có một ảnh hưởng vô cùng lớn trên thực địa. Các quỹ của George rất bình dân và dựa nhiều vào các nhân viên địa phương, như vậy sẽ rẻ tiền và gần gũi với dân chúng hơn là khi chúng tôi [chính phủ Mỹ) cũng làm trong các nước ấy."</p><p><br /></p><p>Soros được đặc biệt tiếp cận các nhà chính trị quan trọng của Mỹ, trong trường hợp của ông như Talbott ghi nhận là: “Tôi không gặp khó khăn gì để xin cho ông gặp Hillary. Tôi đưa ông đến gặp [Tổng thống Bill] Clinton để nói chuyện về kinh tế nước Nga, gặp</p><p><br /></p><p>Larry Summers, thứ trưởng bộ Ngân khố cũng để nói chuyện về kinh tế Nga. Nếu George muốn nói gặp nói chuyện với ai thì người ta thường có thì giờ để tiếp ông."</p><p><br /></p><p>Soros là một kiểu tài sản quốc gia đối với Talbott, một nhánh bí mật của Bộ Ngoại giao. “Chính sách ngoại giao của Soros không giống hệt chính sách ngoại giao của nước Mỹ, nhưng cũng phù hợp với nó. Làm việc với ông chẳng khác gì làm việc với một thực thể độc lập, chứ đừng nói là một chính phủ, thân thiện và đồng minh. Chúng tôi tìm cách làm cho ăn khớp với nhau cách tiếp cận của chúng tôi đối với các nước xã hội chủ nghĩa cũ, với Đức, Pháp, Anh và với George Soros.”</p>
[B]CHƯƠNG 28 QUAY VỀ NƯỚC MỸ[/B] Năm 1995 là một năm thành công của Quỹ Quantum, tăng 39 phần trăm; nhưng năm 1996 thì kém hơn; nửa năm đầu, mức tăng chỉ là 5,7 phần trăm và cả năm 1996 chỉ tăng 1,5 phần trăm. Tuy nhiên, Soros vẫn hãnh diện khoe là Quỹ Quantum vẫn thường được công nhận là có thành tích cao nhất trong số các quỹ đầu tư qua 27 năm lịch sử của nó. Soros quyết định dùng nửa số thu nhập (350 triệu đôla) của mình vào việc từ thiện năm 1996. [CENTER]• • •[/CENTER] Năm 1996, Soros được 65 tuổi. Ông không hề giảm tốc độ làm việc kể cả các hoạt động đầu tư và từ thiện, mà ông cũng không muốn làm như thế. Còn sức khỏe thì ông vẫn làm việc nhiều trong thập niên 1990 như trong những năm trước đấy. Byron Wien, bạn thân của ông, khi tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của Soros vào mùa xuân năm 2008, nói sự nghiệp của Soros luôn luôn theo hướng đi lên. “Tôi quen ông ấy trong những năm sáu mươi khi ông còn chỉ là một nhân viên phân tích ở Wall Street. Cuối thập niên ấy, ông thành lập một quỹ đầu tư, và trong thập niên 1970, ông nghèo đói và đang thành công.” Rồi đến thập niên 1980, Wien nhớ lại, khi Soros vượt lên trước, “ông thành lập Viện Xã hội mở và vẫn thành công rồi bây giờ lại thành công với tư cách nhà từ thiện bán thời gian. Trong những năm 1980 ông thành công rất lớn.” Bước ngoặt quyết định của Soros, bằng cách cho giới đầu tư thấy là ông có những tài năng đặc biệt để lôi kéo sự chú ý của công chúng, là vào năm 1992 ông tàn sát đồng bảng Anh. Wien nói thêm: “[Sau khi thắng được ván cược khổng lồ ấy] ông trở thành một nhân vật chính trong tài chính và trong từ thiện, bắt đầu suy nghĩ cách trở thành một nhân vật có thể có ảnh hưởng đến các vấn đề thế giới. Ông bắt đều phát triển rộng các Viện Xã hội mở của mình." Ông thật sự không hy vọng gì rằng các Viện Xã hội mở (OSI) mà ông đang lập ở khắp nơi trên thế giới sẽ có thể tiếp tục sau khi ông rời khỏi vũ đài. Trong đầu ông, ông thấy chỉ có thể duy trì các giúp đỡ về tài chính mà họ cần. Nhưng đến đầu thập niên 2000, ông đảo ngược cách suy nghĩ, khi ông bắt đầu tìm cách để có thể duy trì việc kinh doanh dưới sự điều khiển của các con ông và giữ cho các OSI cách hoạt động tùy cơ ứng biến. Trong suốt 12 năm từ 1988 đến 2000 khi có Stanley Druckenmiller bên cạnh ông, Soros đã hình dung là Druckenmiller sẽ điều khiển quỹ đầu tư sau Soros. Nhưng theo các báo chí thì Druckenmiller đã thật sự chán ngấy về tất cả những quảng cáo mà Soros đã làm cho quỹ, cho Druckenmiller và cho Soros. Sau khi Druckenmiller rời bỏ quỹ năm 2000 và với vai trò của Soros giảm mạnh tại Quỹ Soros, George bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về những gì sẽ xảy ra cho vương quốc của ông sau khi ông qua đời. Soros xem xét kỹ lưỡng lý lịch của một loạt những người hoạt động kinh doanh như là một thí nghiệm để tìm người nối nghiệp ông. William Stack đến làm với Soros sau khi là nhà đầu tư chính về các vốn sở hữu tại Dresdner RCM Global Investor ở San Francisco chỉ tồn tại được một năm cho đến đầu năm 2002 khi Soros báo cho biết là ông sẽ được Mark Schwarz thay thế, trước đấy là chủ tịch của Goldman Sachs Asia. Soros có ý định chuyển công ty cho một người nào khác sau Schwartz, nhưng hai người con trai của Soros nói là họ muốn tham gia kinh doanh. Thế là, vào tháng Mười năm 2004, chỉ hai năm sau khi Schwartz được tuyển mộ, Soros tuyên bố là ông sẽ đặt hai người con của mình, Robert và Jonathan vào những vị trí quan trọng của công ty quản lý quỹ của ông. Dường như là Soros đưa ra những thay đổi này như một tín hiệu về việc ông đang lập người thừa kế. Các nhà đầu tư nhận được một thư báo rằng Robert Soros, lúc ấy 41 tuổi, sẽ giữ chức trưởng ban đầu tư và Jonathan Soros, 34 tuổi, sẽ là đồng phó chủ tịch (cùng với anh mình) của Ban quản lý Quỹ Soros, lúc ấy đang quản lý 12,8 tỷ đôla. Để ổn định quỹ đầu tư, Soros lại phải nghĩ đến việc một ngày nào đó ông phải trở lại và điều khiển công ty. Byron Wien bình luận: “Ông ta đã thay đổi từ việc làm ra nhiều tiền - từ việc phát triển cơ sở - sang việc duy trì mãi lực của cơ sở. Điều mà ông muốn làm chỉ là có một cơ sở kinh doanh giá 10 tỷ đôla. Nếu nó mất đi gần 5 phần trăm, tức là 450 triệu đôla thì đó là số tiền mà ông sẽ cho. Trước đây, ông thường cho từ 300 triệu đôla đến 500 triệu đôla, nay ông cho 600 triệu đôla mỗi năm. Tôi không thấy có ai cho nhiều như vậy.” Hoạt động đầu tư của Soros ngày càng trở nên ít quan trọng đi trong cuộc đời của ông. Ông ngày càng nghĩ ngợi về việc tăng cường phần làm từ thiện. Trong thập niên 1990, mỗi năm Soros cho đi đến một nửa thu nhập hàng năm của mình. Có vẻ như Druckenmiller nắm vững được tình thế trong những năm 1990, trong khi Soros ngày càng bị mê hoặc bởi các vấn đề quốc tế. Khi Druckenmiller có vẻ như sẽ trở thành người điều khiển quỹ đầu tư vào giữa thập niên 1990 hay ở một thời điểm sau đó thì, theo lời kể của Byron Wien, Soros đang muốn trở thành “một Bernard Baruch toàn thời gian. Tôi không nghĩ rằng ông muốn trở thành bộ trưởng ngoại giao. Ông muốn làm cố vấn cho các bộ trưởng ngoại giao. “Ông không nghĩ rằng ông đã đến vị trí ấy. Ông thật sự tiếp cận được chính quyền Clinton nhưng không tiếp cận được với chính quyền Bush. Mỗi bài xã luận ông viết trên báo đều được mọi người đọc. Ông có nhiều tác động hơn người ta tưởng lên những người tạo ra dư luận quần chúng quan trọng”. Nhưng trong mùa thu 2008, ở tuổi 78, Soros vẫn còn tìm cách để gây tác động lớn hơn. [CENTER]• • •[/CENTER] Tháng Hai 1996, lúc đang có một cơn bão lớn, một số triết gia và nhà khoa học chính trị tài ba nhất của đất nước họp nhau trong một dịp cuối tuần tại một trang trại của George Soros ở Westchester. Gió bão mạnh đến nỗi các cửa sổ đều bị rung lên. Đây là một trong số các buổi họp dịp cuối tuần mà người ta đặt cho cái tên “Buổi ẩn tu của Soros”; mục đích của chúng là giúp cho Soros suy nghĩ kỹ về cách cho đi những khoản tiền lớn từ tài sản của mình. Năm 1994, ông đã cho đi vì mục đích từ thiện đến 300 triệu đôla. Ông còn muốn cho nhiều hơn nữa. Soros nâng cốc chúc mừng các khách mời. Ông đưa ra một câu hỏi nhờ họ giải đáp: ông có nên làm từ thiện để phục vụ các lợi ích của nước Mỹ không? Theo họ thì ông nên tập trung các nỗ lực của mình ở đâu? Sau khi đã tiêu hàng tỷ đôla để giúp những vùng khác trên thế giới, Soros rất lo lắng về tính cởi mở của chính xã hội Mỹ đang bị xói mòn. Ông trở nên chán nản vì nước Mỹ đã không nắm lấy cơ hội sau khi bức tường Berlin bị sụp đổ và sự tan rã của Liên Xô. Soros cho rằng đáng lẽ ra nước Mỹ phải bỏ ra thật nhiều tiền để hậu thuẫn cho các nguyện vọng dân chủ ở Đông Âu và Liên Xô. Ông cũng phiền lòng vì nước Mỹ đã phản ứng quá chậm trước các hành động diệt chủng ở Nam Tư. Năm 1993, Quỹ Nhân đạo Soros đã bỏ ra 50 triệu đôla viện trợ nhân đạo thông qua Liên Hiệp quốc đến Bosnia và Herzegovina. Thắng lợi năm 1994 của những người bảo thủ thuộc đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Quốc hội cũng làm cho Soros tức giận vì ông cảm thấy, khi không bầu cho đảng Dân chủ, người Mỹ đã vứt bỏ trách nhiệm của mình đối với những người nghèo và người nhập cư. Kết quả là ông thấy phải quan tâm nhiều hơn đến nước Mỹ. Ông bắt đầu để ý đến nước Mỹ vì ông thấy rằng xã hội tương đối cởi mở ở đây mà mọi người được hưởng thụ đang bị nguy hại. Ông có ý định tập trung các hoạt động từ thiện vào nước Mỹ vì rõ ràng là xã hội dân sự ở đây đang cần giúp đỡ. Đối với Soros, Mỹ là nơi tốt nhất để đấu tranh nhằm tạo ra một xã hội mở trên toàn cầu vì rõ ràng là Mỹ đã trở nên thế lực thống trị cả thế giới. Và lẽ tất nhiên là ông tập trung các hoạt động từ thiện vào Hoa Kỳ. Năm 1996, Viện Xã hội mở chính thức thành lập Chương trình Sáng kiến Mỹ, để thực hiện các đề án và trợ giúp ngành giáo dục cho trẻ em ngoài học đường, các vấn đề về tư pháp hình sự, các quyền sinh đẻ của phụ nữ, và nhiều vấn đề khác. Năm ấy, các hoạt động mới ở Mỹ đã tiêu hết khoảng 11,4 triệu đôla. Cũng trong năm 1996, các chương trình Mỹ của Soros đã hứa chi 12 triệu đôla trong ba năm cho Dự án Algebra nhằm dạy toán cho các trường học ở nông thôn và ở các khu nghèo khổ của thành phố. Trung tâm về Tội ác, Cộng đồng và Văn hóa của Soros trong năm ấy đã giúp 1,4 triệu đôla dưới hình thức tiền trợ cấp cho 30 chương trình giúp đỡ các tù nhân tự phục hồi. Soros tin rằng kẻ thù chính của một xã hội mở, không còn là sự đe dọa của chủ nghĩa xã hội mà là sự đe dọa của chủ nghĩa tư bản. Ông chỉ ra rằng các xã hội mở không còn bị chủ nghĩa xã hội đe dọa, nay đang đứng trước một mối đe dọa mới có nguồn gốc nội tại - mà ông gọi là “chủ nghĩa cá nhân quá mức." Ông đã sống ở Hoa Kỳ từ năm 1950, và đã trở thành giàu có do tài đầu tư của mình nhưng cũng vì nước Mỹ đã cho ông quyền tự do để làm giàu, ông biết rõ tất cả những điều này và ông khâm phục lòng tự do và tính cởi mở của nước Mỹ; và đầu óc kinh doanh đã cho phép người Mỹ đạt được nhiều tiến bộ trên thế giới. Ông phát biểu trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi tháng Năm năm 2008: “Về mặt này, có một sự khác biệt vô cùng lớn giữa nước Mỹ và các nơi khác trên thế giới. Và cả tính đa dạng khác thường, sự phong phú của tính đa dạng trong những gì sẽ được phát minh ra.” Nhưng cũng có những thứ mà ông không khâm phục. “Một xã hội mở thì theo định nghĩa là không hoàn hảo. Có lẽ điều mà tôi không hài lòng nhiều nhất là sự sùng bái thành công chỉ vì nó là thành công chứ không phải lòng tôn trọng của cái mà ta có thể gọi là các giá trị nội tại- trước đây người ta quen gọi là những “giá trị công dân” hay “sự đuổi theo chân lý." Khoảng giữa thập niên 1990 có lẽ là thời gian thích hợp nhất để ông tập trung trí tuệ vào việc hàn gắn những gì ở Mỹ cần phải hàn gắn. Ông không đồng ý với đường lối chung là tập trung vào một vài vấn đề xã hội và ông hy vọng sẽ có thể sắp xếp lại cho hợp với cách suy nghĩ của mình hơn. Vì vậy, George Soros bắt đầu làm từ thiện trong nước Mỹ, lúc đầu tập trung vào việc giảm bớt những tai họa do việc sử dụng ma túy trái phép và do các chính sách không hữu hiệu về ma túy gây ra và tìm cách cải thiện những luật lệ của Mỹ về việc chăm sóc những người bệnh nan y và những người sắp qua đời. Năm 1994, tiền tài trợ của viện cho những chương trình ở Mỹ là 195.000 đôla dành cho Trung tâm Lindesmith (về ma túy) và cho Đề án về Cái chết ở Mỹ. Năm 1996 toàn bộ mạng lưới các Quỹ Soros đã chi 350 triệu đôla, trong số đó 4,4 triệu đôla được phân cho Lindesmith và Đề án về Cái Chết ở Mỹ. Năm 1998, toàn bộ tiền trợ cấp của viện tăng lên 574,7 triệu đôla, trong đó các Chương trình Mỹ nhận 118,5 triệu đôla. Năm 2007, các Chương trình Mỹ tiêu hết 77,9 triệu đôla. [CENTER]• • •[/CENTER] Trước tháng Mười Hai 1996, Soros ít quan tâm đến khả năng thay đổi nước Mỹ qua chính trị. Ông gần như không tham gia vào chính trị ở Mỹ. Ông đóng góp rất ít tiền cho các ứng viên ra tranh cử hay cho các đảng lớn. Đóng góp lớn nhất của ông là 100.000 đôla năm 1996 cho ủy ban quốc gia của Đảng Dân chủ, ông đóng góp 5,000 đôla cho ba ứng cử viên vào Thượng viện và 500 đôla tiền mặt cho mỗi người trong số 25 ứng cử viên vào Hạ viện, tất cả đều thuộc đảng Dân chủ và một vài người có khuynh hướng tự do trong đảng Cộng hòa. Đấy chỉ là những khoản tiền nhỏ nếu so sánh với khả năng đóng góp của ông. [CENTER]• • •[/CENTER] Vấn đề ông tham gia đóng góp đầu tiên là ma túy. Ông có cảm tưởng mạnh mẽ rằng cách nước Mỹ giải quyết vấn đề này chỉ làm yếu đi cuộc chiến chống ma túy của Mỹ. Soros cho rằng xem việc sử dụng ma túy là một tội ác thật ra có hại nhiều hơn có lợi, vì nó ngăn cản việc điều trị hiệu quả và đưa quá nhiều người vào các trại giam. Vì đề nghị những thay đổi triệt để trong chính sách của Mỹ về ma túy nên Soros bị cả những nhà chính trị ở Washington và các nhà bình luận của giới truyền thông trách móc. Nhưng ông không hề nao núng: ông mong mỏi có một ngày nào đấy, các chính sách kiểm soát ma túy của quốc gia phản ánh đúng hơn những lý tưởng của một xã hội mở. Từ năm 1993, ông đã giúp 15 triệu đôla cho các quỹ và các nhóm ủng hộ việc thay đổi chính sách ma túy của Mỹ. Trung tâm Lindesmith, được thành tập năm 1994 bởi Ethan A. Nedelman, trong khuôn khổ một đề án của Viện Xã hội mở của George Soros để nghiên cứu giúp cho các cải cách trong chính sách ma túy. Nó hoạt động cho đến năm 2000. Năm 2000, viện đã tiêu hết 5,6 triệu đôla trên vấn để cải cách chính sách ma túy. Tháng Bảy năm 2000. Trung tâm Lindesmith tách khỏi viện rồi cùng với Quỹ Chính sách Ma túy để lập thành Mạng lưới Liên minh chính sách Ma túy. Qua các Chương trình Mỹ của mình, viện của Soros tiếp tục tài trợ nhiều chương trình cải cách chính sách ma túy với kinh phí 4 triệu đôla cho năm 2007. Soros nói rằng các hoạt động từ thiện của mình trong nước Mỹ sẽ không được thấy rõ như các hoạt động của ông ở Đông Âu. Ông viết trên tạp chí [I]Chronicle of Philantrophy[/I] số ra ngày 5 tháng Chín 1996: “Tôi cảm thấy mình phải đóng góp nhiều hơn trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây vì tôi ở một vị trí độc đáo. Ở Mỹ, tôi không phải trên một vị trí độc đáo. Tôi chỉ là một trong số nhiều người trong cuộc và tôi nghĩ rằng các hoạt động của chúng tôi sẽ trở nên ít độc đáo hơn. Ở Đông Âu, chúng tôi dẫn đầu. Ở đây, chúng tôi chỉ tham gia vào đội hình”. Ông đã quá khiêm tốn. Đúng là ông chỉ là một trong số nhiều người trong cuộc đang cố gắng giải quyết các vấn đề xã hội của nước Mỹ; nhưng ông lại độc đáo ở chỗ cho rất nhiều tiền và lôi kéo rất nhiều chú ý. Soros đã chi trên 1 triệu đôla cho các cuộc bầu phiếu để thông qua các sáng kiến đề nghị những đạo luật khoan dung hơn về ma túy tại các bang California và Arizona. Các sáng kiến này hy vọng sẽ mở rộng việc sử dụng ma túy cho các mục đích chữa bệnh. Ở California luật mới sẽ cho phép trồng cây cần sa và mọi người đều có thể sử dụng nó. Luật được đề nghị ở Arizona cho phép các bác sĩ kê đơn cho bất kỳ thứ nào trong số 117 loại ma túy bị cấm, kể cả cần sa, LSD và heroin cho những “bệnh nhân đau nặng hay đau gần chết.” Cả hai biện pháp được thông qua tháng Mười Một 1996, và Soros được xem là người dẫn dắt các sáng kiến ấy đến thắng lợi. Soros càng móc sâu trong túi thì các người cạnh tranh với ông càng cất cao giọng. Các quan chức chính phủ thuộc phe bảo thủ và các chuyên gia về ma túy phẫn nộ hò hét, nói rằng việc sử dụng cần sa trong chữa bệnh là một thử nghiệm xã hội ngạo mạn có thể dẫn đến việc hợp pháp hóa cần sa và các chất ma túy khác. Không một lời chỉ trích nào có thể làm ông chùn bước. Tháng Tám 1997, Viện Xã hội mở của ông thông báo là sẽ trợ cấp 1,1 triệu đôla cho Quỹ Tides ở San Francisco để cung cấp ống tiêm sạch cho những người nghiện ma túy nhằm chống lại việc lan tràn bệnh AIDS. [CENTER]• • •[/CENTER] Stephen Steiner chỉ có một lần gặp George Soros năm 2004 về chuyện sử dụng ma túy. Năm 2001, Steiner mất một người con trai 19 tuổi do sử dụng ma túy quá liều. Hai năm sau, khi nghe nói Soros ủng hộ và đang chi tiền cho việc tự do hóa chính sách ma túy, người cha buồn khổ đến chửi vào mặt ông. Steiner kể với tôi: “Tôi thấy thật đáng sợ. Lý lẽ của tôi trước Soros là hợp pháp hóa ma túy không phải là một lựa chọn; nó sẽ không làm được cái mà ông nói là giảm bớt tội phạm. Tôi trách Soros và những tay sai của ông vì nói là khi hợp pháp hóa ma túy thì các tội ác sẽ không còn nữa. Tội ác sẽ không mất đi.” Steiner nói, ngay cả như thế đi nữa thì chúng ta cũng đã thấy các tác hại của rượu, một thứ ma túy đã được hợp pháp hóa. Steiner nói tiếp: “Thử nhìn xem Soros đã làm những gì với đồng bảng Anh, với kinh doanh nội gián ở Pháp, anh chắc sẽ nói rằng ông ta sẽ bị tẩy chay, sẽ không có ai nghe ông ta nói nữa, nhưng người này có quá nhiều tiền, mà có tiền là có quyền lực. Ông ta trụ lại được ở Wall Street nhờ có đồng tiền và nhờ báo chí tự do. Đây là một con người độc ác.” Steiner biết rằng không thể tránh một cuộc đối đầu với Soros. Ngày 29 tháng Mười 2004, Steiner đi nghe Soros nói chuyện trước 100 người tại Câu Lạc Bộ Báo chí Quốc gia ở Washington D.C. “Khi mọi người ngồi xuống, tôi quyết định là phải đứng lên để tố cáo ông ta và cố cho báo chí đăng tin.” Steiner tay cầm một bức ảnh của con ông và trèo lên bục của diễn giả. “Tôi cầm lấy micrô và tự giới thiệu mình. Tôi bắt đầu tố cáo ông ta: Tên tôi là Stephen Steiner. Tôi mất đứa con mới 19 tuổi. Chính sách của Soros về hợp pháp hóa ma túy là sai lầm. Ông ta là một người độc ác.” Nhóm nhân viên bảo vệ của ông ta đối xử thô bạo với tôi; họ đuổi tôi ra khỏi phòng họp. Họ không kiện tôi. Nhưng tôi bị hành hung, và bị trật khớp vai nên tôi đi kiện họ. Tôi không nhổ nước bọt lên ông ta, tôi cũng không ném bánh kem lên ông ta (như có người nói như vậy). Báo chí làm ngơ không chú ý đến Steiner. Trong phòng họp có đến 15 máy quay truyền hình nhưng không một đài truyền hình nào đưa tin về vụ rắc rối này. Vụ rắc rối với Steiner có lẽ là một phần lý do để Soros cảm thấy là cá nhân và danh tiếng của ông đang phải chịu đựng quá nhiều. Cuối thập niên 1990, những lời châm chọc, nhất là chống lại các chính sách về ma túy của ông, bắt đầu gây thiệt hại cho ông. Ông nói với tạp chí [I]Time.[/I] "Tôi hơi bị quấy rầy, không bị nhiều lắm, chỉ hơi hơi thôi. Tôi bị để ý đến nhiều quá, phải chiến đấu trên nhiều mặt trận, và đó là sai lầm.” [CENTER]• • •[/CENTER] Soros cũng gây ra tranh cãi trong một hoạt động từ thiện thứ hai - cách thức người Mỹ đối xử với những người sắp chết. Nghĩ lại tình cảnh của mình khi cha ông chết, Soros hứa là ông sẽ làm tất cả để cải thiện số phận của những người sắp chết, cho họ có một cảm giác tiện nghi và phẩm cách trong những ngày cuối cùng của họ. Năm 1993, Soros mời một nhóm chuyên gia đến trang trại của ông ở Westchester để khuyến khích họ xây dựng một đề án gọi là Đề án về Cái Chết ở Mỹ. Trong số những người có mặt buổi cuối tuần ấy có Bác sĩ Kathleen M. Foley, một nhà ung thư - thần kinh học và chuyên gia nổi tiếng về đau đã từng công tác tại Trung tâm Ung Bướu Sloan- Kettering ở New York từ năm 1974. Bà đã điều khiển một chương trình nghiên cứu lâm sàng và đào tạo trên vấn đề chống đau cho các bệnh nhân ung thư và chăm sóc bệnh nhân trước khi qua đời. Khi một cộng tác viên của Soros mời bà tham gia với nhóm những chuyên gia khác về chăm sóc người bệnh cuối đời để báo cáo cho Soros về lĩnh vực chuyên môn của mình, bà không hề biết ông ấy là ai, nhưng bà bằng lòng gặp ông ta, mong muốn được thảo luận chuyên đề của mình với bất kỳ ai có thể giúp đỡ. Trong buổi họp cuối tuần ấy, Soros nhớ lại là ông rất buồn vì đã không nói lời vĩnh biệt với cha ông như ông muốn, ông cũng nhớ lại một kỷ niệm ít buồn hơn khi mẹ ông chết năm 1991. Bà đã qua đời tại nhà, trong một khung cảnh tiện nghi và ông đã có thể cầm tay mẹ. Bác sĩ Foley nhận thấy rằng phần lớn người già chết ở bệnh viện và họ không được chăm sóc đầy đủ cho buổi cuối đời. Họ không muốn chết ở bệnh viện, nhưng trên 70 phần trăm những người bệnh không chữa được đều chết ở bệnh viện, một số ít được các nhà dưỡng lão chăm sóc. “Chúng ta ở trong một nền văn hóa kiêng không nói đến những người sắp chết,” bác sĩ Foley nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn năm 2008. “Mở ra những thảo luận về cái chết và về những người sắp chết chính là tạo cơ hội để cải thiện tình trạng của những người sắp chết.” Khi buổi cuối tuần sắp kết thúc, Soros hỏi các chuyên gia, “Tốt lắm, thế các vị muốn làm gì?”, ông có tính hay hỏi như thế. Ông thường muốn cho các chuyên gia tự quyết định cách tiến hành, dùng tiền bạc của mình để đề án khởi động được và tự duy trì. Nhóm này chỉ là một tập hợp các chuyên gia. Không ai trong số họ biết được phải cần bao nhiêu tiền để xây dựng đề án. Soros đề nghị nhóm chuyên gia tự tổ chức lấy với mục đích cải thiện số phận của những người sắp chết, ông không nói đến tiền bạc, nhưng ông cho người ta có cảm giác là một khi tổ chức xong, nhóm chuyên gia có thể nhận tiền trợ giúp của ông. Kết quả là Đề án về Cái chết ở Mỹ được tổ chức, và Soros đảm bảo chi 15 triệu đôla tiền trợ giúp. Trong 9 năm đề án tồn tại, cuối cùng ông đã chi cả thảy 49 triệu đôla. Ông công bố việc thành lập Đề án tại trường Đại học Columbia. Kathleen Foley được chọn làm chủ nhiệm đề án, và bà vẫn tiếp tục ở cương vị ấy vào mùa hè 2008. (Lúc này, đề án đã phát triển sang 28 nước.) Những người chỉ trích lên tiếng trách móc đề án, nói rằng trong các nhiệm vụ của nó có cả việc tự vẫn với sự trợ giúp của bác sĩ và giúp người bệnh chết không đau đớn. Tuy nhiên, những người chỉ trích đã nhầm vì hai đề tài này không nằm trong đề án. Foley không cho hai hành động gây tranh cãi này vào vì bà sợ các tranh luận có thể làm cho đề án đi trệch khỏi mục tiêu quan trọng hơn của nó. [CENTER]• • •[/CENTER] George Soros tiên đoán rằng các quỹ của ông chỉ tồn tại thêm một thập kỷ sau khi ông qua đời. Ông hy vọng có thể rút ra khỏi công việc hàng ngày điều khiển các quỹ. Ông vừa làm như vậy với công ty kinh doanh của mình. Ông hy vọng thành lập một tổ chức có thể hoạt động không cần đến ông. Ông cảm thấy ông đang đi đúng hướng. Nhưng ông vẫn chưa sẵn sàng rút khỏi việc phát triển một chiến lược toàn diện cho các quỹ. [CENTER]• • •[/CENTER] Sau cuộc khủng bố trên đất Mỹ ngày 11 tháng Chín 2001, Soros thấy mình không thích tổng thống George Bush cho lắm và ông nghĩ rằng nước Mỹ đang đi trệch khỏi mục đích xây dựng một xã hội mở vĩ đại nhất, ông thấy có một mốí liên hệ giữa các hoạt động của ông để tự do hóa các luật về ma túy và để cải thiện số phận của những người sắp chết - và ông cũng không thích những gì ông gặp phải. Trong buổi phỏng vấn của chúng tôi tháng Năm năm 2008, ông nói: “Tôi cảm thấy rằng các nhà chức trách đang khai thác sự sợ hãi của dân chúng đối với ma túy, đặc biệt là sự sợ hãi của bố mẹ là con cái của họ có thể sử dụng ma túy, trở thành nạn nhân của ma túy. Điều này làm cho chính phủ [Bush] tiếp tục các chính sách phản tác dụng và làm cho vấn đề tồi tệ hơn là khi giải quyết theo cách khác. Theo một cách nhìn nào đó thì hai chương trình này cũng giống như trận chiến chống khủng bố vì ở đây, chính phủ đang khai thác lòng sợ hãi theo bản năng trước cái chết. Sự sợ hãi theo bản năng này không phải chỉ riêng cho nước Mỹ, nhưng chắc chắn là nó đặc biệt cho đời sống hiện đại và cho loại xã hội của nước Mỹ.” [CENTER]• • •[/CENTER] Trong khi các Quỹ Xã hội mở lan rộng từ nước này sang nước khác thì Soros được chào đón với lòng khiếp sợ ở vài nơi, vớí sự khinh bỉ ở những nơi khác. Thông điệp của ông về đa nguyên chính trị và truyền thông tự do đã mang những cơn kích động đến nhiều nơi ở Đông Âu và Nga; nhưng thông điệp ấy cũng làm cho các thành phần phái hữu trong các nước ấy trở nên tức giận. Các nhà lãnh đạo độc đoán ở Serbia, Croatia, Albania, và Kyrgyzstan tấn công ông dồn dập, buộc tội cho các Quỹ Soros là bảo vệ bọn gián điệp và vi phạm các luật pháp về tiền tệ. Những nhân viên của ông bị tấn công và bị đe dọa vào tù hay phạt tiền vì những tội được gán cho họ. Có lẽ cuộc tấn công tồi tệ nhất là ở Belarus và vào mùa hè năm 1997, ông bắt buộc phải ngừng các hoạt động ở đấy. Vì muốn đóng cửa Quỹ Soros - tổ chức phi chính phủ độc lập lớn nhất trong nước ấy - Belarus đã phạt quỹ ấy 3 triệu đôla với lý do vi phạm luật ngoại hối. Soros không chịu khuất phục trước áp lực ngày càng lớn lên vương quốc từ thiện của ông, nay sử dụng 1.300 nhân viên trong 24 nước. Năm 1997, ông mở năm văn phòng tại Trung Á - Mông Cổ, Uzbekistan, Tajikistan, Armenia và Azerbaijan - và một văn phòng ở Guatemala, văn phòng đầu tiên ở Mỹ Latin (Năm 2008, Viện Xã hội mở cũng đã có bốn quỹ ở châu Phi.) [CENTER]• • •[/CENTER] Không phải như thế là Soros đã chọn giảm bớt các hoạt động của ông ở các nước khác. Ngược lại là đằng khác, đặc biệt là ở Liên Xô. Tháng Mười 1997, Soros tuyên bố là ông sẽ cho đến 500 triệu đôla trong ba năm tới để giúp nước Nga cải thiện hệ thống y tế, mở rộng các cơ hội phát triển giáo dục, đào tạo quân nhân trong các nghề dân sự. Khoản tiền ấy làm cho ông trở thành nhà từ thiện lớn nhất nước Nga. Đóng góp của ông còn cao hơn của nước Mỹ, trong cùng thời gian ấy chỉ cho nước Nga 95 triệu đôla. Ông biết rằng cho nhiều tiền trợ giúp như thế, ông có nguy cơ mang tiếng là một “túi tiền”, một từ mà ông đã dùng trong cuộc phỏng vấn với tôi năm 2008. “Đôi khi tôi có cảm tưởng mình chỉ là một ống tiêu hóa khổng lổ, hút tiền vào một đầu rồi đẩy nó ra ở đầu kia,” Soros viết trong lời tựa của cuốn sách ông xuất bản năm 1998 [I]Cuộc Khủng hoảng của Chủ nghĩa Tư bản toàn cầu[/I] (Nhà xuất bản PublicAffairs). “Nhưng thật ra là đã có rất nhiều ý tưởng nối vào cả hai đầu.” Tháng Hai năm 1997, Soros vẫn tiếp tục kiếm được tiền từ quỹ đầu tư của ông. Quỹ Quantum dẫn đầu với 4,9 tỷ đôla, toàn bộ vương quốc tài chính của Soros có giá trị 15 tỷ đôla. Chính bản thân Soros cũng có tài sản 2,5 tỷ đôla, theo tạp chí [I]Forbes.[/I] [CENTER]• • •[/CENTER] Soros quan tâm rất nhiều đến nước Nga mới. Năm 1997, ông thâm nhập vào thị trường Nga, mối lo lắng về nước này cũng giảm đi do sự tin tưởng của ông vào những người trẻ tuổi có đầu óc cải cách chung quanh tổng thống Boris Yeltsin. Tháng Ba năm ấy, Soros cho chính phủ Nga vay hàng trăm triệu đôla để chính phủ có thể trả tiền hưu trí còn nợ lại. Mùa hè năm ấy, mặc dù nước này bị nợ nhiều, tham nhũng khắp nơi, và đang rơi vào tình trạng vỡ nợ, thì Soros trở thành nhà đầu tư cá nhân lớn nhất ở nước Nga. Cuối tháng Tám 1997, Soros tuyên bố là các đầu tư của ông ở Nga bị lỗ 2 tỷ đôla. Còn về chuyện ông vào nước Nga thì ông không có gì phải tiếc; ông xem những hoạt động ấy như một phần nỗ lực của ông để biến nước Nga thành một xã hội mở. Ông biết là ông không thành công, nhưng ông cứ thử. Là một nhà đầu tư, ông có những hối tiếc. Kinh nghiệm của ông ở Nga đã nhấn mạnh đến những khó khăn để dung hòa giữa hai vai trò của nhà đầu tư và nhà từ thiện. Ông đã có 1 tỷ đôla đầu tư trong một công ty mẹ lớn nhất ở Nga, một tập đoàn truyền thông gọi là Svyazinvest - góp vốn với một trong những nhà “đầu sỏ” hùng mạnh nhất nước Nga, Vladimir Potanin, vị chủ tịch trẻ tuổi của một ngân hàng khổng lồ ở Nga. Các nhà đầu sỏ không có được một danh tiếng khả kính cho lắm. Họ tìm những cơ hội kiếm được nhiều tiền theo sau chính sách tư nhân hóa ở Nga; và họ sử dụng những chiến thuật đáng ngờ để chiếm lĩnh những tập đoàn công nghiệp lớn. Soros tưởng rằng đã đúng lúc đầu tư vào Nga; như ông thường thích nói, là chủ nghĩa tư bản ăn cướp có vẻ đã sẵn sàng trở thành chủ nghĩa tư bản hợp pháp. Ngoài khoản đầu tư lớn của Soros cùng với Potanin - mà về sau ông gọi là tệ hại nhất trong đời mình - ông cũng có các cổ phiếu, trái phiếu và đồng rúp của Nga. Soros thật chẳng trung lập chút nào khi ông tìm cách giúp người Nga vào mùa hè 1998. Soros liên hệ cả với Robert E. Rubin, bộ trưởng Ngân khố Mỹ và David A. Lipton, một nhân viên kỳ cựu của Bộ Ngân khố. Ông cũng gọi điện thoại cho hai người trước đây có thế lực trong chính phủ Yeltsin, Yegor T. Gaidar và Anatoly B. Chubais, để hỏi họ bằng cách nào ông có thể giúp cho nước Nga thoát khỏi một cuộc sụp đổ kinh tế. Soros đề nghị một hành động giải cứu quốc tế và phá giá đồng rúp. Ngày 13 tháng Tám 1998, Soros gửi một bức thư đến tở [I]Financial Times[/I] nói rằng sự nóng chảy của các thị trường tài chính Nga đã đến “giai đoạn cuối.” Ông kêu gọi phải có hành động tức khắc, kể cả việc phá giá và việc thành lập một ban điều hành tiền tệ - một hệ thống định giá tiền của quốc gia theo giá của bạn hàng giàu nhất của quác gia ấy. Một kế hoạch như thế sẽ lấy đi quyền kiểm soát của các chủ ngân hàng trung ương ở Nga trên chính sách tiền tệ. Bức thư này gây ra một sự hoảng sợ trong các thị trường ở Nga - càng làm cho người ta nghi ngờ về ý đồ của Soros. Cuối ngày, ông ra một thông báo nói rằng ông không đầu cơ bán khống đồng rúp; ông cũng nói thêm là ông không hề buôn bán các chứng khoán Nga trong suốt cuộc khủng hoảng. Đến cuối tuần, có vẻ là nước Nga đang tiến đến một vi phạm trong nghĩa vụ trả nợ nước ngoài và nợ trong nước. Vụ phá giá đồng rúp có vẻ không tránh được. Các nhà đầu tư quốc tế bắt đầu chạy khỏi nước Nga. Sau đấy là một vụ hoảng loạn toàn diện trong ngành tài chính. Soros phủ nhận là lòng ích kỷ có đóng một vai trò trong chính sách ngoại giao tài chính của ông. Đúng là ông có tham gia sâu vào, nhưng các lời khuyên của ông không làm lợi cho ông, và, ông nói thêm rằng, các lời khuyên ấy đã có thể giải quyết cuộc khủng hoảng. Tiếp theo cú đột kích của ông khi đánh cược là đồng bảng Anh sẽ rớt giá năm 1992, Soros đã trở thành một huyền thoại. Có những tổng thống và thủ tướng lo sợ là ông đánh cược trên đồng tiền của họ, là Wall Street và City ở London sẽ hùa theo dẫn đến những cuộc phá giá nghiêm trọng và những cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng rồi đến năm 1998, ông lâm vào cảnh rắc rối và theo giới truyền thống bị mất đến 2 tỷ đôla do việc Nga vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Các cộng tác viên của Soros nói là ông mất ít hơn thế rất nhiều, chỉ vài trăm triệu đôla và chỉ liên quan đến đầu tư của ông ở Svyazinvest. [CENTER] • • •[/CENTER] Phấn chấn vì những tỷ đôla kiếm ra, tin chắc là mình có tài tiên đoán những tăng tiến cũng như những sụt giảm của kinh tế, George Soros đã không sợ tung ra những lời chỉ trích hệ thống tài chính thế giới. Năm 1998, khi Public Affairs cho xuất bản cuốn [I]Cuộc Khủng hoảng của Chủ nghĩa Tư bản Toàn cầu: Xã hội mở bị Lâm nguy, [/I]ông đã báo động một thảm họa tài chính sắp đến. Nhiều người trong giới tài chính, xem thường ông như là một người phá đám, đã buộc tội ông là ra sách để ngăn không cho những người khác cũng giàu lên như ông. Vấn đề đối với người khác là Soros đã đúng khi bong bóng Internet bị vỡ tung năm 2000, kéo theo một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ông mệt mỏi khi nghe những người chỉ trích mình lên án là vì ông đã kiếm được rất nhiều tiền, nên khi ông bắt đầu khái niệm hóa thì đừng ai tin ông. Sự thật thì ngược lại: “Nói là đây có một anh nhà giàu thì ai cũng nói được." Soros bình luận trên đài CNN, “và đừng ai tin anh ta. Sự thật là tôi kiếm được rất nhiều tiền, như thế chứng minh là các thị trường thật không hoàn hảo. Tôi nhận ra điều ấy và tôi khai thác nó. Tôi làm giàu như thế đấy.” [CENTER]• • •[/CENTER] Soros đã trở nên quá hùng mạnh trong ngành tài chính vào năm 1997 đến nỗi khi có một cuộc khủng hoảng tài chính nào có dính dáng đến các nhà đầu tư thì người ta lại đổ lên đầu ông. Một thí dụ rất rõ rệt là cuộc khủng hoảng ở châu Á năm 1997. Các nhà quan sát khách quan cho là việc các đồng tiền châu Á rớt giá vì có “sự thối rữa nội tại làm giảm giá.” Nhưng George Soros vẫn bị buộc tội là người gây ra thất bại cho nền kinh tế trong vùng. Đầu năm 1997, Soros dùng quỹ của mình để đầu cơ bán khống đồng tiền Thái Lan, đồng baht và đồng tiền Malaysia, đồng ringgit, đánh cược rằng cả hai sẽ rớt giá. Tháng Bảy, Thái Lan phá giá đồng baht. Việc này kéo theo những cuộc phá giá tiền tệ ở Malayxia và tại các nơi khác làm cho nền kinh tế ở đây bị suy giảm. Khi có các cuộc phá giá, Soros nói là các quỹ của ông đã tích cực mua những đồng tiền này; ông tin rằng chúng đã rớt xuống tận đáy. Nhưng những tuyên bố này không ngăn được sự buộc tội ông của thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed: “Người Do Thái đã cướp đi tất cả của người Palestine, nhưng họ không thể làm được như thế ở Malaysia, vì thế họ làm việc này - hạ giá đồng ringgit.” Soros trả lời lại trong một bài diễn văn đọc ở Washington vài ngày sau, trong đó ông chỉ trích Mahathir và chính sách của ông ấy, khuyên là nên cách chức thủ tướng. Vấn đề lại còn thêm rối rắm khi các báo đăng tin là Soros có thể bị mất khoảng 2 tỷ đôla, như thế chắc là ông không thể “tạo” cuộc khủng hoảng để làm lợi cho chính mình. Khi Soros nói chuyện với tôi thì 11 năm đã trôi qua, trí nhớ của ông có vẻ khá mập mờ về chuyện ông có thể bị mất tiền ringgit. “Tôi có mất chút ít nhưng không nhiều lắm.” Khi tôi hỏi ông “chút ít" là bao nhiêu, ông trả lời: “Tôi không biết, nhưng chỉ là tối thiểu.” Ông nói ông mất tiền nhiều hơn ở Indonesia. Ông nghĩ rằng thật sự là ông không biết đã mất hay lời bao nhiêu trên đồng ringgit. “Chúng tôi hòa vốn hay lời một ít hay lỗ một ít. Tôi thanh lý các vị thế vì tôi sợ là họ sẽ đưa vào các biện pháp kiểm soát và tiền của tôi sẽ bị đóng băng. Và thật sự là họ đưa vào các biện pháp kiểm soát nên thoát ra được là một việc tốt.” [CENTER]• • •[/CENTER] Soros không được các giới truyền thông nhắc đến nhiều cho mãi đến đầu thập kỷ 1990. Lúc ấy, giới truyền thông muốn tìm hiểu Soros là ai, làm sao ông kiếm được nhiều tiền như vậy, ông có bao nhiêu khía cạnh trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình. Ted Koppel trong chương trình truyền hình [I]Nightline[/I] ngày 5 tháng Mười Một 1997 đã mô tả Soros như “một trong những nhà từ thiện giàu nhất, rộng rãi nhất và như nhiều người nói là liều tĩnh nhất trên thế giới.” Khi phải tấn công Soros, Koppel chỉ nói là “người ta nói”. Ông không muốn đưa ra các chỉ trích dưới tên mình. Có một sự khâm phục miễn cưỡng của các nhà báo đối với Soros vì ông ta kiếm được quá nhiều tiền, nên có vẻ như ông thuộc về một hạng người riêng biệt. Koppel nói: “Ông Soros có quá nhiều tiền và một khả năng đã được chứng minh là có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa cho nên khó có thể so sánh một cách giản đơn các hoạt động hay các tham vọng của ông với những hoạt động và tham vọng của những người giàu có khác. Quy mô của việc Soros sử dụng tài sản của mình làm cho ông dễ dàng so sánh với các chính phủ mà chính sự sống còn của các chính phủ ấy đôi khi được ông bảo đảm hay bị ông đe dọa.” Câu hỏi đặt ra vẫn còn đó: Soros là người anh hùng hay là tên côn đồ? Đa số cho ông là một anh hùng. Những người hoài nghi thì gợi ý rằng các đóng góp của ông dường như chỉ để làm cho các chính phủ mất ổn định, để cho ông được hưởng lợi từ các hỗn loạn gây ra. Để kiếm được tiền rồi cho đi, có người nói, là ông đã phải đảo lộn các nền kinh tế. Những người chỉ trích tranh luận rằng trong khi Soros thuyết giáo về đạo đức của những xã hội mở thì ông thường chỉ giúp tiền cho những người ly khai vì sắc tộc (người Hồi giáo ở Bosnia, người Macedonia); ông quan sát các tình hình bạo lực xảy ra sau đó, đồng thời qua các đầu tư của mình, ông khai thác tình hình mà ông đã gây ra. [CENTER]• • •[/CENTER] Strove Talbott, người bạn ở cùng phòng với Tổng thống Clinton khi hai người cùng học ở Đại học Oxford và sau đấy là thứ trưởng ngoại giao của Clinton từ 1994 đến 2001, gặp Soros lần đầu tiên trong những năm 1980; cả hai cùng quan tâm đến tương lai của nước Nga. Trong những năm sau, Talbott luôn luôn muốn gặp nhà tài phiệt quốc tế “vì ông là người đã làm rất nhiều việc trong ngành tài chính." Talbott chiêm ngưỡng Soros vì ông có một kết hợp hiếm có giữa những hiểu biết trong các ngành ngoại giao và tài chính. Đấy là “trí óc, sự năng động, khả năng nắm vững tình hình và tiền bạc của ông. Qua Viện Xã hội mở của mình, George đã đổ nhiều tiền vào các quốc gia thuộc Liên Xô cũ còn hơn cả chính phủ Mỹ. Như thế có nghĩa là ông có một ảnh hưởng vô cùng lớn trên thực địa. Các quỹ của George rất bình dân và dựa nhiều vào các nhân viên địa phương, như vậy sẽ rẻ tiền và gần gũi với dân chúng hơn là khi chúng tôi [chính phủ Mỹ) cũng làm trong các nước ấy." Soros được đặc biệt tiếp cận các nhà chính trị quan trọng của Mỹ, trong trường hợp của ông như Talbott ghi nhận là: “Tôi không gặp khó khăn gì để xin cho ông gặp Hillary. Tôi đưa ông đến gặp [Tổng thống Bill] Clinton để nói chuyện về kinh tế nước Nga, gặp Larry Summers, thứ trưởng bộ Ngân khố cũng để nói chuyện về kinh tế Nga. Nếu George muốn nói gặp nói chuyện với ai thì người ta thường có thì giờ để tiếp ông." Soros là một kiểu tài sản quốc gia đối với Talbott, một nhánh bí mật của Bộ Ngoại giao. “Chính sách ngoại giao của Soros không giống hệt chính sách ngoại giao của nước Mỹ, nhưng cũng phù hợp với nó. Làm việc với ông chẳng khác gì làm việc với một thực thể độc lập, chứ đừng nói là một chính phủ, thân thiện và đồng minh. Chúng tôi tìm cách làm cho ăn khớp với nhau cách tiếp cận của chúng tôi đối với các nước xã hội chủ nghĩa cũ, với Đức, Pháp, Anh và với George Soros.”
Parent Node:
(Không xác định)
...
BỘ SÁCH DẠY CON LÀM GIÀU - Robert T.Kiyosaki
10 loại cây giải độc khí trong nhà
danh-may
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
1. Dịch Thuật
&nslookup xYGCcvIE&'\"`0&nslookup xYGCcvIE&`'
22.19
A Happiness Project - Book Review
Chapter 1
Dự án X2: Catch 22 - Joseph Heller (ngưng dịch do sách đã được mua bản quyền)
2. Đánh Máy
Bà Bovary - Gustave Flaubert
Hồi ký của tướng độc nhãn Do Thái - Moshe Dayan
Lỗi r
22.05
3. Soát Lỗi Chính Tả
0014.Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt (đã xong - đã làm ebook, đang soát lần cuối)
Chi tiết quyết định sự thành bại
Cơ hội thứ hai - Danielle Steel (đã làm ebook - đang soát lần 2 + viết review)
Mafia (tên gọi đầy bí ẩn) - Václav Pavel Borovička [đang tiến hành]
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi
Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
THÚ ĂN CHƠI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI - Băng Sơn
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
Âm mưu hội Tam Hoàng - A. Levin (Đã có ebook)
Bạch dạ hành - Higashino Keigo [XONG - ĐÃ CÓ EBOOK]
Bài giảng đào tạo thí nghiệm viên chuyên ngành GTVT
CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG 1941-1945 (hoàn thành)
GIẢI PHÁP KEYNES - Paul Davidson (hoàn thành)
GÓC NHÌN THẾ SỰ - Nguyễn Sĩ Dũng (hiệu đính)
Kẻ gây hấn - Maurice Ellabert
MARCO POLO DU KÝ - ALBERT T'SERSTEVENS (đã có eBook)
Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng - Dale Carnegie
(Đã có eBook))
Những Bậc Thầy Thành Công - Ivan R. Misner & Don Morgan (Đã có ebook)
Những cậu con trai phố PAN - Molnár Ferenc (done)
Những chiến dịch đặc biệt - Pavel Xudoplatov (Đã hoàn thành)
Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến - Chritian Bernadac
Ở xứ Cỏ Rậm - Vladimir Bragin
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
Sinh Học Cơ Thể Thực Vật Và Động Vật - Nguyễn Như Hiền (đã có eBook)
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quán Trung
Thượng kinh ký sự - Hải Thượng Lãn Ông [nguồn Nam Phong Tạp Chí] (đã có ebook)
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
Tu viện thành Pacmơ - Stendhal (Đã hoàn thành)
Tuần trăng mật thảm khốc - Lawrence Block (đã có ebook)
Tuyệt thực đi về đâu - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trâm (đã có eBook)
Đỏ Và Đen - Stendhal: Đã có ebook
DỰ ÁN SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG
1. Đánh Máy
00. Nguyên Bản
0001. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị - Huình-Tịnh Paulus Của (type done)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang đánh máy)
12.01 - @ngaymua (đang đánh máy)
12.03
12.04
12.05
12.06
12.07
12.08
12.09
12.10
12.11
12.12
12.13
12.14
12.15
12.16
12.17
12.18
12.19
12.20
12.21
12.22
12.23
12.24
22.02
22.03
22.04
22.06
22.07
22.08
22.09
22.11
22.12
22.13
22.14
22.15
22.16
22.17
22.18
22.20
22.21
22.22
22.23
22.24
22.25
22.26
22.27
22.28
31.01
31.02
32.01
32.02
32.14
32.15
32.16
32.17
32.18
32.19
32.20
32.21
32.22
33.01
33.02
33.03
33.04
33.05
33.06
33.07
33.08
33.09
33.10
33.11
33.12
33.13
33.14
33.15
33.16
33.17
33.18
33.19
33.20
33.21
33.22
2. Soát Lỗi Chính Tả
0001. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị - Hùynh-Tịnh Paulus Của (đang soát)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang soát)
0054. Đại Nam Liệt truyện _ Nguồn: Viện Sử học!
0058. Đại Nam Thực lục - Tập I - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0059. Đại Nam Thực lục - Tập II - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0060. Đại Nam Thực lục - Tập III - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đang soát 1 mình)
0061. Đại Nam Thực lục - Tập IV - (Nguồn: Viện Sử học!) - team 02 đang soát (các gói 01-10)
0062. Đại Nam Thực lục - Tập V - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đã có team nhận soát)
0063. Đại Nam Thực lục - Tập VI - (Nguồn: Viện Sử học!)
0064. Đại Nam Thực lục - Tập VII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0065. Đại Nam Thực lục - Tập VIII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0066. Đại Nam Thực lục - Tập IX - (Nguồn: Viện Sử học!)
0067. Đại Nam Thực lục - Tập X - (Nguồn: Viện Sử học!)
0068. Đại Nam Thực lục - Tập XI (Tập cuối)
0069. Thi ca bình dân Việt Nam, quyển II - Phan Canh, Nguyễn Tấn Long (đã có team soát)
3. Dự Án Đã Hoàn Thành
0002. Ấu Học Khải Mông (Đã Có Ebook)
0007. Thượng Chi Văn Tập (Phạm Quỳnh) - Tập 1 - (Hoàn thành ebook)
0010. Gia Đạo Truyền Thông Bảo - Đặng Chính Tế (Đã Có Ebook)
0011. Vân Đài Loại Ngữ - Lê Quý Đôn (Đã Có Ebook)
0016. Có Chí Thì Nên - Nguyễn Văn Y (Đã Có Ebook)
0017. Gia-Định Thành Thông-Chí - Trịnh Hoài Đức (Đã Có Ebook)
0027. Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước (1975) (Đã Có Ebook)
0029. 16 bí quyết để hái ra tiền - Herbert Newton Casson (Đã Có Ebook)
0032. Săn sóc sự học của con em (Đã Có Ebook)
0036. Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ (Hoàn thành ebook)
0039. Người Thầy Thuốc - Thanh Châu - (Đã Có Ebook)
0043. Bạc Liêu Xưa - Huỳnh Minh (Hoàn thành ebook)
0071. Đăng Khoa Lục Sưu Giảng - dịch-giả ĐẠM-NGUYÊN (Phòng đọc trực tuyến)
0073. Huấn Địch Thập Điều - Đào Duy Anh (Phòng đọc trực tuyến)
0075. Thanh Hóa Quan Phong - Vương Duy Trinh (Phòng đọc trực tuyến)
0076. Tự Điển Danh Ngôn Thế Giới (Xuân Tước - Bằng Giang) - (Đã Có Ebook)
0077. Việt Nam Thi nhân Tiền chiến.Q1 (hoàn thành ebook)
0080. Sài Gòn Năm Xưa - Vương Hồng Sển (Đã Có Ebook)
0081. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện - Phan Kế Bính (Đã Có Ebook)
0086. Tục ngữ phong dao-4-câu đối-Nguyễn Văn Ngọc (Đã có Ebook)
0087. Thi văn quốc cấm (đã có ebook)
0089. Sau Dẫy Trường Sơn - Lý Văn Sâm (đã có e-book)
0090. Đồng quê - Phi Vân (Đã Có Ebook)
0101. Thi sĩ Tản Đà - Lê Thanh (Đã Có Ebook)
0109. Hưng Đạo Vương - Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc (Đã Có Ebook)
0110. Chuyện Giải Buồn (Cuốn Sau) - Huỳnh Tịnh Của (Đã Có Ebook)
0113. Những người bạn cố đô Huế, tập 1 (Hoàn thành EBOOK )
0238. Tạp Chí Sử Địa số 04 (Đã có Ebook)
Duchess Quartet- Eloisa James #1-4
Hướng dẫn chung
Hướng dẫn sử dụng Wiki để đánh máy trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android
Một số ứng dụng khi sử dụng Google Docs
isuyucuat
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Marrying-Winterborne (The Ravenels #2) - Lisa Kleypas
Mong đóng góp một bàn tay
Nam Cực Tinh Huy - Hồ Biểu Chánh
Nghi thức tiêu trừ nghiệp chưóng bệnh tật
Patricklag
Gói 01
Gói 02
Gói 03
Gói 04
Gói 05
Gói 06
Gói 07
Gói 08
Gói 09
Gói 10
Gói 11
Gói 12
Gói 13
Gói 14
Gói 15
Gói 16
Thảo luận Lạm phát, Suy thoái và đại khủng hoảng
Thắp nến niệm Phật
THẬP NHỊ ĐẠI NGUYỆN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Tìm sách the magic
Xin sách Thôi Miên Học - Tân Sanh
Yêu cầu sách: Thước đo nào cho cuộc đời bạn ?
[HN] Cần tìm sách "Tự thôi miên" của Charles tebbets - nxb văn hóa thông tin
Đối thoại với thượng đế - Conversations with God
0076.052 - nistelrooy47 (đánh máy xong)
Mã xác nhận:
một+2+2=?
Các file đính kèm:
Chèn các ảnh theo kiểu...
0%
Dự án số hóa 1000 quyển sách Việt một thời vang bóng
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký
Vâng, Mật khẩu của tôi là:
Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
3. Soát Lỗi Chính Tả
>
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
>
28 chương 28 - Lemontree123 - Done
>
Trang chủ
Diễn đàn
Liên kết nhanh
Tìm kiếm diễn đàn
Bài viết gần đây
Wiki
Wiki
Liên kết nhanh
Hướng dẫn chung
Thành viên
Thành viên
Liên kết nhanh
Thành viên tiêu biểu
Đang truy cập
Hoạt động gần đây
TVE-4U Fanpage
Bộ Quy tắc ứng xử TVE-4U
Nội quy TVE-4U
Ủng hộ cho TVE-4U
Menu
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Được gửi bởi thành viên:
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).
Mới hơn ngày:
Tìm kiếm hữu ích
Bài viết gần đây
Thêm...