29. Gói Le-Lịu - hondat (type done)
-
https://drive.google.com/open?id=0ByzwYaW9KdWRLUt4R2VPeFpQZmM
Lây
Lây. Nói về bệnh tật bén sang, truyền sang : Bệnh hay lây. Lây ghẻ. Đau mắt lây. Nghĩa rộng : Lan ra, truyền ra : Một người hư làm lây cả nhà. Ghét lây cả người khác.
Lây-lắt. Liên-miên : Việc làm còn lây-lắt.
Lây-nhây. Cũng nghĩa như “lay-nhay” : Việc lây-nhây mãi không xong.
Lấy
Lấy. 1.f. Thâu nhận làm của mình : Lấy thuế. Lấy vợ. – 2. Chiếm đoạt : Lấy thành, lấy nước.– 3. Đem : Lấy hiếu mà thờ cha mẹ. Lấy tình mà xử với bạn.– 4. Cầm : Lấy quyển sách đưa cho tôi. Lấy tiền trả người ta.– 5. Mua : Đi lấy hàng. – 6. Xin : Lấy chữ quan, lấy triện lý-trưởng.– 7. Trích ra : Câu này lấy ở trong văn cổ. Lấy ý ở bản tuồng cổ mà đặt thành bản tuồng kim.– 8. Làm cho được : Lấy tiếng. Lấy lòng. Lấy lợi. Cho vay lấy lãi.– 9. Làm cho gọi là đủ : Học lấy lệ. Đi lấy có mặt. – 10. Nhận là, hiểu là: Cùng là một câu sách, mỗi nhà có chú-thích lấy nghĩa mỗi khác.
Lầy
Lầy. Nói về đất lẫn với nước thành là lụng-bụng : Đường lầy. Ruộng lầy. Sa lầy. Nghĩa rộng : Nói cái gì nhớt nhát : Mũi lầy. Mủ lầy.
Lầy-đây. Cũng nghĩa như “lầy-lũa”. !! Lầy-lũa. Nói về người dạn dầy không biết xấu-hổ, hay xin xỏ quấy nhiễu người ta. Con người lầy-lũa. !!Lầy-nhầy. Nhớt-nhát, lằng-nhằng : Máu mủ lầy-nhầy. Nghĩa bóng : Dai dẳng : Nói lầy-nhầy.
Lẩy
Lẩy. Tách nhặt ra : Lấy hạt bắp. Nghĩa bóng : Lựa từng câu mà tách ra : Lẩy Kiều.
Lẩy. Gay gắt hờn dỗi : Làm lẩy. Nói lẩy.
Lẩy-bẩy. Nói cái bộ yếu đuối run rẩy, không vững : Đi lẩy-bẩy. Lẩy-bẩy như quân Cao-Biền dậy non.
Lẫy
Lẫy. Cái máy ở cái nỏ, cái ná, để bật dây trong khi bắn.
Lẫy. Nói đứa trẻ con đã lật nổi mình lại : Trẻ biết lẫy.
Lẫy-đẫy. Lo-lắng cực khổ : Độ này túng thiếu lẫy-đẫy lắm.
Lẫy-lừng. Nói về tiếng tăm vang động, đâu đâu cũng biết : Thanh-giá lẫy-lừng khắp nước.
Le
Le. Loài mòng két nhỏ. Thường gọi là le-le : Chân le, chân vịt.
Le. Thè lưỡi ra : Lắc đầu le lưỡi.
Le-te. Nói bộ thấp nhỏ : Năm gian nhà cỏ thấp le-te.
Lé
Lé. Hiếng : Mắt trông hơi lé.
Lè
Lè. Thòi ra, đùn ra : Miếng giấy lè ra. Ăn không được, phải lè ra.
Lè-nhè. Kè-nhè nói mãi : Say rượu nói lè-nhè cả ngày.
Lè-tè. Cũng nghĩa như “ le-te “ : Thấp lè-tè.
Lè-xè. Tiếng lá hay tiếng cánh chim đập : Lè-xè én liệng lầu không (K).
Lẻ
Lẻ. 1. Không chẵn : Đánh chẵn lẻ.– 2. Dôi ra, thừa ra : Một trăm lẻ 4 đồng. – 3. Một phần mười trong đấu gạo : Một đấu hai lẻ.
Lẻ-loi. Nghĩa bóng : Cô đơn : Vì chàng thân thiếp lẻ-loi một mình (Ch – Ph). !! Lẻ-tẻ. Thưa, lơ-thơ, không đông người : Chợ lẻ-tẻ có mấy người.
VĂN-LIỆU. – Nay đà loan phượng lẻ bầy (L-V-T). – Lẻ-loi gối phụng, lạnh-lùng chăn loan (H-Chừ).
Lẻ-nhẻ. Cũng nghĩa như “ lè-nhè “.
Lẽ
Lẽ. Đạo phải, đường phải : Nói hợp lẽ. Tìm lẽ mà cãi.
VĂN-LIỆU. – Khôn chẳng qua lẽ. – Lạ gì thanh khí lẽ hằng (K). – Dẫu rằng trăm miệng khôn phân lẽ nào (K). – Vườn xuân chẳng lẽ ngăn rào mãi ru (B-C).
Lẽ. Nói người vợ thứ, đối với vợ cả : Vợ cả, vợ lẽ.
VĂN-LIỆU. – Chết trẻ còn hơn lấy lẽ (T-ng). – Thà rằng làm lẽ thứ mười, Còn hơn chính thất những người đầu ngu (C-d).
Lem
Lem. Cũng nói là “ nhem “. Nhọ, lang : Mặt lem.
Lem-luốc. Nhơ bẩn. Cũng nói là “ nhem-nhuốc “ : Nghĩ mình lem-luốc thay nghề khác (cho bản thân). !! Lem-nhem. Nhọ bẩn : Viết lem-nhem cả tờ giấy.
Lém
Lém. Nhanh, mau, dễ bắt sang : Lửa cháy lém. Duo sắc lém.Nghĩa bóng : Liến-thoắng : Nói lém.
Lém-lém. Thường nói là “ lem-lém “. Nhanh, mau : Lém- Lém như gấu ăn trăng. !! Lém-lỉnh. Cũng như nghĩa bóng tiếng “ lém “.
Lém-đém. Chỗ có chỗ không, chỗ thưa, chỗ đậm.
Lèm
Lem-bèm. Tham những cái nhỏ-nhặt, không đứng-đắn : Ăn nói lèm-bèm.
Lèm-nhèm. Không được sạch-sẽ, rõ-ràng : Con mắt lèm-nhèm. Chữ viết lèm-nhèm.
Lẹm
Lẹm. Thót, hoắm vào : Lẹm cằm.
Len
Len. Chen, lách mình vào : Đi len vào giữa đám.
Len lỏi. Chen mình vào : Len-lỏi mãi mới vào tới nơi. Nghĩa bóng : Cầu-cạnh : Len-lỏi vào trường danh-lợi.
VĂN-LIỆU. –Rêu phong kẽ ngạch, cỏ len mái nhà (K). – Biết đâu quân tử mà len mình vào (C-d).
Len-lét. Xem “ lét-lét “.
Lén
Lén. Đi sẽ không cho người ta biết. Nghĩa rộng Giấu, lẩn : Kẻ trộm lẻn vào nhà.
VĂN-LIỆU. – Đẩy sao đã thấy Sở-khanh lén vào (K). – Dời chân sẽ lén vào chơi hậu-đường (Nh-đ-m).
Lèn
Lèn. Nhồi chặt vào : Lèn bông vào gối. Lèn cối xay.
VĂN-LIỆU. – Càng quen càng lèn cho đau (T-ng). – Túi tham của đút chặt lên (N-d-m). – Trước bia hạ mã chặt lèn ngựa xe (N-d-m).
Lẻn
Lẻn. Đi giấu không cho người ta biết : Kẻ cắp lẻn vào cửa hàng.
VĂN-LIỆU. – Thừa cơ lẻn bước ra đi (K).
Leng
Leng-keng. Tiếng đồ kim-khí gõ kêu lên : Lắc cái chuông kêu leng-keng.
Lẻng
Lẻng-xẻng. Tiếng đồng tiền, đồng bạc rơi xuống mà kêu : Bạc rơi lẻng-xẻng.
Leo
Leo. Bám vào và bò lên : Người leo cột. Dây leo.
Leo dây. Người đi đứng ở trên một sợi dây : Leo dây múa rối.
VĂN-LIỆU. – Giậu đổ bìm leo (T-ng). – Vị cây dây leo (T-ng). – Bầu leo dây bí cũng leo (T-ng). – Kiến leo cột sắt bao món (C-d).
Leo-kheo. Trỏ bộ cao và gầy : Chân gầy leo-kheo.
Leo-lét. Nói ngọn đèn nhỏ nhấp nháy và sắp tắt.
Leo-nheo. Nói trẻ con hờn quấy không dứt ra được : Leo-nheo một đàn trẻ.
Leo-teo. Láu-táu : Chưa gì đã leo-teo nói hớt.
Léo
Léo.Vượt địa-vị mình mà lên chỗ cao, có ý xấc-láo : Ngồi léo lên chiếu trên.
Léo-hánh. Bén mảng đến gần : Đừng cho con nít héo lánh.
Léo. Buộc xoắn chặt đầu múi dây lại : Buộc léo dây vào đầu cây đa.
Léo-nhéo. Tiếng kêu, tiếng nói lanh-lảnh và dai-dẳng : Khách đến đòi nợ léo-nhéo cả ngày.
Léo-xéo. Cũng nghĩa như “ léo-nhéo “ : Léo-xéo như rõ réo quan-viên (T-ng).
Lèo
Lèo. 1. Dây buộc ở lá buồm để lựa theo chiều gió cho thuyền đi : Buồm đứt dây lèo. Nghĩa rộng : đoạn dây ngân buộc ngang ở cái diều, để cho cân cánh diều mà thả : Diều lệch lèo không lên được.
Lèo-lá. Mỏng-mảnh lật-lọng, không thực : Ăn ở lèo-lá.
VĂN-LIỆU. – Chẳng được thẳng lèo tranh trước gió, Chi bằng mái một giữ khoan-khoan (Việt-nam phong-sử). – Cuộc cơ trên lái, đường tơ dưới lèo (N-d-m).
II. 1. Giải treo : Tranh lèo giật giải. – 2. Tên phu cửu vạn bát sách chi-chi trong bài tổ-tôm: Bài ù có lèo.
VĂN-LIỆU. – Mai – sinh tên đã giật lèo trạng – nguyên (N-d-m). – Tranh lèo giật giải nhường người quyết khoa (N-d-m).
III. Miếng chạm long làm diềm tủ hay diềm sập : Lèo chạm cành nho con sóc.
Lèo. Tên gọi nước Lào. Xem “ lào “.
Lèo. Nước dùng để chan vào mì mà ăn : Ăn mì lèo.
Lèo-nhèo. Bụng-nhụng : Lèo-nhèo như thịt bụng. Nghĩa bóng : Rầy-rà lôi-thôi : Nói lèo-nhèo bên tai.
Lèo-tèo. Thưa vắng : Chợ họp lèo-tèo.
Lèo-xèo. Tiếng dầu mỡ cháy mà kêu : Rán mỡ lèo-xèo. Củi cháy lèo-xèo.
Lẻo
Lẻo. 1. Trong suốt : Nước trong lẻo. – 2. Hoạt, bẻm : Lẻo khẩu.
Lẻo lẻo. Thường đọc là leo-lẻo. Cũng nghĩa như “ lẻo “ : Nước trong leo-lẻo. Mồm nói leo-lẻo.
Lẻo. Xén, cắt cho gọn : Lẻo miếng bánh cho vuông.
Lẽo
Lẽo. Chệch, không thẳng thớ, Củi lẽo thớ thì khó chẻ. Cắt miếng vải lẽo mất rồi.
Lẽo-đẽo. Lếch-thếch theo sau : Trẻ con theo lẽo-đẽo
VĂN-LIỆU. – Bụi hồng lẽo-đẽo đi về chiêm-bao (K).
Lẹo
Lẹo. Cũng nghĩa như “ lẽo “.
Lẹo. Mụn ở mi mắt, tức là cái chắp.
Lẹo. Nói về quả sinh đôi dính liền với nhau : Trái lẹo.
Lẹo. Nói chó lợn giao cấu với nhau.
Lép
Lép. Không chắc, không có gì trong ruột : Thóc lép. Ngô lép. Lép bụng.
Lép-kẹp. Nói trong ruột không có gì : Bụng đói lép-kẹp. !! Lép-sẹp. Cũng nghĩa như “ lép-kẹp “. !! Lép vế. Kém vai vế : Lép vế thì bị người ta bắt nạt.
Lép-bép. Tiếng nổ, tiếng nói liên-thanh : Muối rang nổ lép-bép. Nói lép-bép luôn mồm.
Lép-nhép. Tiếng do ở vật gì ướt và dính mà thành ra : Mồm lai lép-nhép. Đường đi lép-nhép.
Lẹp
Lẹp. Thứ cá bể mình nhỏ và dẹp, nhiều xương.
Lẹp-kẹp. Tiếng kêu ở dép lúc người ta đi : Đi dép lẹp-kẹp.
Lẹp-xẹp. Lơ-thơ : Ruộng lúa lẹp-xẹp. Cửa hàng trông lẹp-xẹp.
Lét
Lét. Liếc : Bóng thu một lét, hai chân đôi hàng (N-d-m).
VĂN-LIỆU. – Mai-sinh trông lét rõ-ràng tiểu-thư (N-d-m). – Lét chừng sinh đã dần-dà đến ngay (H-T). – Sóng thu một lét hữu-tình (H-Chừ).
Lét-lét. Thường nói là “ len – lét “. Trỏ bộ sợ hãi không dám nhìn : Sợ lét-lét.
Lẹt
Lẹt-đẹt. Nói chân thấp chạy chậm : Chạy lẹt-đẹt đằng sau. Lẹt-đẹt thi mãi không đỗ.
Lẹt-đẹt. Tiếng nổ không dòn, không kêu : Pháo nổ lẹt-đẹt.
Lê
Lê. 1. Kéo xệt trên mặt đất : Kéo lê đôi giầy rách. Kéo lê cái gậy sau lưng. Trẻ con bò lê khắp nhà. – 2. Ngồi dai, ngồi lâu : Đến ngôi lê nhà người ta.
Lê-la. Cũng như nghĩa thứ hai tiếng lê. !! Lê lết. Nói chân tay không nhấc lên được : Ốm nằm lê-lết không ngồi dậy được.
VĂN-LIỆU. – Ngồi lê nói hớt – Bò lê bò càng.
Lê (lưỡi). Mũi nhọn cắm ở đầu súng.
Lê “…”. Thứ cây có quả, vỏ thường vàng, thịt trắng, vị ngọt.
VĂN-LIỆU. – Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (K). – Màu hoa lê hãy đầm-đìa hạt mưa (K). – Đóa hoa lê ngon mắt cửu-trùng (C-o). – Có lê quên lựu, có trăng quên đèn (L-V-T).
Lê “…”. Đen (không dùng một mình).
Lê-dân “…” “…”. Dân đen, dân chúng : Có lòng thương xót lê-dân. !! Lê-minh “…” “…”. Tờ-mờ sáng : Dân quê hàng ngày làm việc từ lúc lê-minh. !! Lê-thứ “…” “…”. Cũng nghĩa như “ lê-dân “.
Lê “…”. 1. Tên một họ. – 2. Tên một nhà làm vua ở nước ta : Tiền Lê là nhà Lê làm vua sau nhà Đinh ; Hậu Lê là nhà Lê làm vua sau nhà Trần.
Lê-mê. Tê-mê, buồn bã, mỏi mệt.
Lê-thê. Dài lướt-thướt : Phướn dài lê-thê.
Lề
Lề. Lệ, thói quen : Đất có lề, quê có thói (T-ng).
Lề-lối. Cách-thức: Đơn từ làm đã có lề-lối. !! Lề-luật. Tức là lệ-luật. !! Lề-thói. Tục-lệ.
VĂN-LIỆU. – Quanh năm buôn phấn bán son đã lề (K). – Cứ trong lề-luật quốc-gia (L-V-T). – Đủ lễ nạp-thái, định ngày nghênh-hôn (H-T). Kim ngân phá lề-luật (T-ng).
Lề. 1. Dây xe dùng để đóng sách : Xe lề đóng sách, đóng vở.– 2. Mảnh giấy vụn người ta xén ra : Nhà in bán giấy lề.
VĂN-LIỆU. – Giấy rách giữ lấy lề (T-ng).
Lễ
Lễ. 1. Chắp tay mà vái lạy : Lễ ông vải. Lễ Thánh – 2. Đem tiền bạc hay đồ vật mà dâng biếu ai : Đem tiền lễ quan.
Lễ. Tiền bạc hay đồ vật đem dâng biếu ai : Tùy tiền biện lễ.
VĂN-LIỆU. – Lễ như tế sao (T-ng). – Một lễ sống bằng đống lễ chết (T-ng).
Lễ “…”.Phép tắc để người ta phải tuân theo khi thờ cúng quỉ-thần và giao-thiệp với xã-hội : Lễ tế thần tế thánh. Ăn ở với nhau cho hợp lễ.
Lễ-bái “…” “…”. Nói chung về sự cúng tế. !! Lễ-bộ “…” “…”. Bộ ở trong triệu coi về lễ-nghi, việc cúng tế và việc thi cử trong nước. !! Lễ-độ “…” “…”. Phép-tắc : Cư-xử có lễ độ.!! Lễ-ký “…” “…” Tên một bộ kinh trong năm kinh, dạy về lễ-nghi. !! Lễ-lạt. Cũng nghĩa như lễ-vật. !! Lễ-mạo “…” “…”. Dáng mặt cung-kính : Trông người có lễ-mạo. Lễ-nghi “…” “…”. Qui-tắc và nghi-tiết : Hương-đăng vừa đủ lễ-nghi (Nh-đ-m). !! Lễ-nghĩa “…” “…”. Khuôn-phép và lẽ phải : Người có học mới biết lễ-nghĩa. !! Lễ-phép. Phép-tắc: Học-trò phải giữ lễ phép. !! Lễ-phục “…” “…”. Áo mặc lúc dự lễ : Đi tế phải mặc lễ-phục. !! Lễ-sinh “…” “…”. Người làm lại coi về việc tế-tự và thi-cử : Xúng-xính như lễ-sinh (T-ng). !! Lễ-văn “…” “…”. Văn-vẻ trong việc lễ : Lễ-văn trong sự cúng tế. !! Lễ-vật “…” “…”. Đồ để cúng lễ hay dâng biếu.
VĂN-LIỆU. – Lễ bạc tâm thành (T-ng). – Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó (T-ng). – Tốt lễ dễ van (T-ng). – Lễ là tảo-mộ, hội là đạp-thanh (K). – Nghìn vàng gọi chút lễ thường. (K). – Chưa trao lê nhạn, mới đầu thiếp canh (Nh-đ-m). – Lễ-nghi dàn trước, bác đồng phục sau (K). – Phú quí sinh lễ nghĩa (T-ng).
Lễ-mễ. Trỏ bộ mang cái gì nặng-nề : Mang lễ-mễ một ôm sách.
Lệ
Lệ. E, ngại : Lệ khi bướm chẳng chiều ong (Ph-Tr).
VĂN-LIỆU. – Hễ trời có mắt thì ta lệ gì (N-đ-m).
Lệ “…”. Lề-lối người ta đặt ra hoặc người ta đã làm để về sau theo : Phép vua thua lệ làng (T-ng).
Lệ-bộ. Nói về cách ăn mặc cho đủ lề-lối : Ăn mặc cho đủ lệ-bộ. !! Lệ-luật “…” “…”. Lệ và luật : Lệ-luật của nhà nước. !! Lệ ngạch “…” “…”. Những cái đã thành lệ thành ngạch : Lệ ngạch trong làng.
VĂN-LIỆU. – Xin cho chấn-thải lại y lệ thường (Nh-đ-m).
Lệ “…”. Nước mắt : Áo đầm giọt lệ, tóc se mái sầu (K).
VĂN-LIỆU. – Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng (K). – Lệ ai chan-chứa hơn người (Tì-bà-hành).
Lệ “…”. Thuộc về, làm tôi tớ : Lính lệ, nô-lệ.
Lệ-binh “…” “…”. !! Lệ-dịch “…” “…”. Nói chung về lính lệ : Truyền cho lệ-dịch tức thì phát sai (Trê cóc).
Lệ “…”. Trái, bậy : Tội lệ.
Lệ “…”. Dữ, độc : Ôn-hoàng dịch-lệ.
Lệ khí “…” “…”. Khí độc : Mùa hẹ phải phòng lệ-khí.
Lệ “…”. Đẹp : Diễm-lệ.
Lệ-khệ. Trỏ dáng-điệu khệnh-khạng : Đi đứng lệ-khệ.
Lếch
Lếch-thếch. Trỏ bộ lôi-thôi không gọn-gàng : Lếch-thếch nón mê áo rách (Phú Lưu-Bình).
VĂN-LIỆU. – Cái cua lếch-thếch theo hầu, cái chày rơi xuống vỡ đầu cái cua (C-d).
Lệch
Lệch. Tức là con nhệch, một thứ lươn bể.
Lệch. Nghiêng, không ngay, không cân : Ai đội mũ lệch xấu mặt người ấy (T-ng).
Lệch-lạc. Cũng nghĩa như “ lệch “.
VĂN-LIỆU. – Vụng múa chê đất lệch (T-ng). – Nghiêng trời lệch đất. – Yêu nhau đắp-điếm mọi bề, Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng (C-d).
Lên
Lên. 1. Từ chỗ dưới tới chỗ trên, từ chỗ thấp tới chỗ cao : Lên gác. Lên xe. Lên ngôi vua. Lên 10 tuổi. – 2. Phát ra, mọc lên : Lên đậu. Lên sởi.
Lên đèn. Thắp đèn : Đã lên đèn rồi mới về chợ. !! Lên đồng. Nói người ngồi đồng thần thánh mà quỷ đã ứng vào. !! Lên đường. Bắt đầu ra đi : Tiễn khách lên đường. !! Lên hơi. Nói cái gì ủ hấp mà lên hơi : Cơm rượu ủ lên hơi. !! Lên giọng. Cất cao giọng lên : Lên giọng bình văn. !! Lên mặt. Ra mặt kiêu ngạo : Lên mặt làm kiêu. !! Lên tiếng. Cất tiếng lên : Đứng ngoài lên tiếng cho người nhà biết.
VĂN-LIỆU. – Lên thác xuống ghềnh (T-ng). – Lên cạn xuống nước (T-ng). – Dưới trông lên, trên trông xuống (T-ng). – Lên bổng xuống chìm (T-ng). – Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng (K). – Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên (K).
Lênh
Lênh-chênh. Không bằng phẳng, không vững chắc, không bấu víu vào đầu : Cái tủ kê còn lênh-chênh lắm. Công việc còn lênh-chênh.
Lênh-đênh. Trôi nổi bấp-bênh : Chân trời mặt biển lênh-đênh (K).
VĂN-LIỆU. – Lênh-đênh đâu nữa cũng là lênh-đênh (K). – Lênh-đênh gió dập sóng vùi (L-V-T).
Lênh-láng. Chưa chan dàn-dụa : Nước mưa lênh-láng.
Lềnh
Lềnh. Một ngôi thứ ở trong làng : Lên lềnh, lên lão.
Lềnh-kềnh. Cồng-kềnh không gọn : Đồ-đạc để lềnh-kềnh.
Lệnh
Lệnh “…”. I. Điều truyền bảo của người trên : Ra lệnh, vâng lệnh. Nghĩa rộng : Ống lói (nhói) hay cái thanh-la dùng để ra hiệu-lệnh : Đốt ống lệnh. Đánh lệnh.
Lệnh chỉ “…” “…”. Chiếu-chỉ của nhà vua : Rằng vâng lênh-chỉ rước chầu vu-quy (K). !! Lệnh-tiễn “…” “…”. Cái tên làm hiệu-lệnh : Lại sai lệnh-tiễn truyền qua (K).
VĂN-LIỆU. – Giả lệnh, giả thị (T-ng). – Vội-vàng xuống lệnh ra uy (K). – Lệnh quan ai dám cãi lời (K).
II. Lành, tốt.
Lệnh-ái “…” “…”. Tiếng gọi tôn trọng con gái người ta. !! Lệnh-lang “…” “…”. Tiếng gọi tôn trọng con trái người ta. !! Lệnh-nghiêm “…” “…”. Tiếng gọi tôn ông thân-sinh người ta. !! Lệnh-tộc “…” “…”. Tiếng gọi tôn họ người ta : Thiếu chi lệnh –tộc
quyền-môn (C-H). !! Lệnh-từ “…” “…”. Tiếng gọi tôn bà thân-sinh người ta.
Lệnh doãn “…” “…”. Chức quan huyện đời cổ.
Lết
Lết. Kéo lê chân vì không nhắc lên được : Bò lê bò lết.
Lệt
Lệt-bệt. Mệt nhọc uể-oải : Người yếu, sáng dậy lệt-bệt.
Lệt-xệt. Tiếng giầy giép kéo lê hay là chất quánh đang sôi : Đi dép lệt-xệt. Nồi chè sôi lệt-xệt.
Lêu
Lêu. Nhàn cái xấu của người ta mà chế-diễu để cho người ta thẹn : Học dốt, phải phạt bị anh em lêu.
Lêu-hồ. Cũng nghĩa như “ lêu “. !! Lêu-lêu. Tiếng nói để trêu diễu người ta thẹn.
Lêu-đêu. Trỏ dáng cao : Cao lêu-đêu.
Lêu-lổng. Lông-bông, dông-dài : Chơi bời lêu-lổng.
Lếu
Lếu. Cũng nghĩa như “ láo “ : Nói lếu, nói láo.
Lếu-láo. Cũng nghĩa như “ lếu “.
Lều
Lều. Túp nhỏ : Lều tranh.
Lều-chiếu. Lều và chiếu, đồ của học-trò ngày xưa mang vào trường thi để che nắng mưa khi ngồi mà làm bài.
VĂN-LIỆU. – Kẻ lều người chõng nghênh-ngang (L-V-T). – Tủi bút tủi nghiên, hổ lều hổ chõng (phú thi hỏng).
Lều-bều. Nổi lềnh-bềnh : Củi nổi lều-bều trên mặt nước.
Lểu
Lểu-đểu. Cũng nghĩa như “ lảo-đảo “.
Lểu-lảo. Cũng nghĩa như “ lếu-láo “.
Li
Li. Cốc thủy-tinh : Một li rượu.
Li “…”. Một phần mười trong một phân : Năm phân hai li. Nghĩa rộng : Một tí, một chút : Sai một li đi một dặm.
Li-ti. Nhỏ lắm : Chữ nhỏ li-ti.
Li “…”. Một quẻ trong tám quẻ kinh Dịch.
Li “…”. Lìa.
Li-biệt “…” “…”. Cũng nghĩa như “ biệt-li “. !! Li-dị “…” “…”. Nói vợ chồng lìa bỏ nhau : Làm đơn ra tòa xin li-dị. !! Li-gián “…” “…”. Dùng mẹo làm cho người ta rời cách nhau : Mắc mưu li gián của bên địch. !! Li-hôn “…” “…”. Cũng nghĩa như “ li-dị “. !! Li-kỳ “…” “…”. Lạ lùng : Văn-lứ li-kỳ. Hình-trạng li-kỳ. !! Li-tao “…” “…”. Giọng văn sầu thảm do ông Khuất-Nguyên đặt ra. !! Li-tâm-lực “…” “…” “…”. (Tiếng vật-lý-học). Sức của một vật-thể gì đi ra ngoài đường trung-tâm-điểm. !! Li-từ “…” “…”. Tờ li-dị : Chồng làm li-từ cho vợ đi lấy chồng. !! Li-thư “…” “…”. Cũng nghĩa như “ li-từ “.
VĂN-LIỆU. – Bất li chi thù (T-ng). – Điệu hổ li sơn (T-ng). – Sinh li, tử biệt (T-ng). – Li-bang, khứ lí (T-ng).
Li-bì. Mê-mệt, mê-man : Ngủ li-bì. Say li-bì.
Lí
Lí. 1. Thứ dây leo, có hoa thơm, màu vàng vàng. – 2. Nói màu gì giống màu hoa lí.
Lí “…” I. 1. Đạo tự-nhiên : Lí huyền-diệu của trời đất. – 2. Lẻ phải : Nói có lí. – 3. Ý tứ hợp với lẽ phải : Bài ấy văn-lí cứng lắm.
Lí-do “…” “…”. Nguyên do : Lí-do, việc ấy không ai hiểu ra thế nào. !! Lí-đoán “…” “…”. Bài phán-đoán theo lẽ : Bài lí-đoán của thầy kiện. !! Lí-hóa “…” “…”.Vật-lí-học và hóa-học. !! Lí-học “…” “…”. Cái học tính-lí : Lí-học của Tống-nho. !! Lí khí “…” “…”. Đạo và khí của trời đất. !! Lí-luận “…” “…”. Lí và luật : Tinh thông lí-luật. !! Lí-số “…” “…”. Môn học về lí và số : Bói-toán thuộc về lí số. !! Lí-sự “…” “…”. Lẽ phải trái của một việc gì : Cãi lí-sự. !! Lí-tính “…” “…”. Tính thuần hợp với đạo-lí : Lí-tính trái với tình-dục. !! Lí-tưởng “…” “…”. Tư-tưởng cao-tuyệt trong trí nghĩ của người ta : Lí-tưởng cao xa. !! Lí-thú “…” “…”. Nghĩa-lý và thú-vị : Câu chuyện có lí-thú. !! Lí-thuyết “…” “…”. Cái thuyết biện-bạch theo cái lí của một người, một phái : Lí-thuyết của Khổng-học. !! Lí-ưng “…” “…”. Cái lẽ đáng phải thế : Lí-ứng thì con phải nghe lời cha mẹ.
II. 1. Trị, sửa, làm. Lí-tài.– 2. Xét lẽ : Li-hội.
Lí-hội “…” “…”. Xét lẽ mà hiểu rõ : Vấn-đề ấy cần phải lí-hội cho rõ. !! Lí-tài “…” “…”. Làm về việc sinh-sản ra của cải : Cuộc lí-tàicủa Đông-dương.
Lí “…”. Làng : Hương-lí.
Lí-dịch “…” “…”. Các người làm việc trong làng. !! Lí-trưởng “…” “…”. Kẻ đứng đầu thừa-hành việc quan trong làng.
Lí “…”. Dặm : Đường thiên-lý.
Lí “…”.1. Tên một họ. – 2. Tên một nhà làm vua ở nước ta.
Lí “…”. Loài mận : Sân đào lí mưa lồng man-mác (C-o).
Lí “…”. Cá chép.
Lý-ngư “…” “…”. Cá chép : Lí-ngư mua được một đôi mang về (Nhị-thập-tứ-hiếu).
Lí “…”. 1. Giầy. – 2. Giầy xéo lên.
Lí-lịch []. Chức-nghiệp, sự-trạng của một người : Khai lí lịch
Lí-láu. Liến-thoắng : Nói li-láu không nghe được.
Lí-nhí. Nói về hình vật nhỏ mọn : Chữ viết lí-nhí.
Lí-tí. Cũng nghĩa như “li-ti”.
Lì
Lì. Nhẵn trơn, nhẵn phẳng : Mặt bàn đánh nhẵn lì. Nghĩa bóng : Trơ, không chuyển : Mặt lì. Gan lì. Ngồi lì. Mắng thế mà vẫn cứ lì mặt ra.
Lì-lì. Cũng nghĩa như “lì”
Lị
Lị []. Bệnh có trùng ăn ở ruột, đi đại tiện ra chất lầy-nhầy như mũi lẫn với máu..
Lị []. Tới cai-trị một chỗ nào : Lịch lị mấy phủ huyện.
Lị-sở []. Chỗ quan đóng để cai-trị : Lị-sở huyện Hoàn-long ở Thái-hà ấp.
Lia
Lia. Cầm vật gì mà đưa ngang hay ném ngang : Lia mảnh sanh xuống ao. Lia lưỡi dao trên ngọn cỏ.
Lìa
Lìa. Rời ra, chia rẽ : Lá lìa cành. Vợ chồng lìa nhau.
VĂN-LIỆU. – Nước non lìa cửa lìa nhà đến đây (K). - Thiếp như hoa đã lìa cành (K). - Cánh bằng tiện gió cất lìa dặm khơi (K). - Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng (K). - Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao (K).
Lịa
Lịa. Mắn quá, liền-liền : Làm lịa tay.
Lịch
Lịch []. Từng trải (không dùng một mình).
Lịch-duyệt []. Từng trải : Người có lịch-duyệt. ॥ Lịch-đại []. Trải qua nhiều đời : Lịch-đại đế-vương. ॥ Lịch-lãm []. Xem ngắm nhiều nơi : Lịch-lãm các danh-sơn thắng-cảnh. ॥ Lịch-luyện []. Từng trải luyện thục : Người lịch-luyện cho nên thạo việc. ॥ Lịch sử []. Sử chép việc một người hay một đời: Lịch-sử đức Trần Hưng-đạo. Lịch-sử triều Lê. ॥ Lịch-thiệp []. Từng trải việc giao-thiệp : Tiếp-đãi một cách lịch-thiệp. ॥ Lịch-triều []. Trải các đời vua : Lịch-triều đều có sắc phong.
Lịch []. Bản chép ngày tháng trong một năm : Lịch của nhà vua ban.
Lịch-bịch. Chỉ dáng bộ nặng-nề : Chân đi lịch-bịch.
Lịch-kịch. Cũng nói là lịch-cà lịch-kịch. Tiếng động chạm vào vật nọ vật kia : Dọn dẹp lịch-kịch cả ngày.
Lịch-sự. Khéo đẹp, nhã nhặn : Ăn mặc lịch-sự. Nói-năng lịch-sự.
VĂN-LIỆU . – Chẳng gì tươi tốt bằng vàng, Chẳng gì lịch-sự nỏ-nang bằng tiền (C-d).
Liếc
Liếc. 1. Đưa nghiêng con mắt mà trông : Nàng rằng trộm liếc dung-quang (K). – 2. Miết đi miết lại lưỡi dao vào vật gì để cho sắc : Dao năng liếc thì sắc.
VĂN-LIỆU. – Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa (K). – Tiểu-thư liếc mắt đưa tình (Nh-đ-m). – Liếc trông mặt sắt lặng nghe tiếng đồng (Nh-đ-m).
Liêm
Liêm []. I. Trong sạch, trái với tham : Làm quan liêm.
Liêm-chính []. Trong sạch ngay thẳng : Người liêm-chính không có lòng tư-túi. ॥ Liêm-khiết []. Trong sạch : Phẩm-hạnh liêm-khiết. ॥ Liêm-sỉ []. Trong sạch biết xấu-hổ : Làm người phải có liêm-sỉ.
Liêm-phóng []. Sở dò xét những việc bí-mật.
Liếm
Liếm. Lấy đầu lưỡi đưa đi đưa lại vào vật gì cho sạch : Mèo liếm đĩa.
VĂN-LIỆU. - Yêu chó chó liếm mặt (t-ng). – Còn mẹ ăn cơm với cá, Chết mẹ liếm là đầu chợ (T-ng).
Liềm
Liềm. Đồ dùng bằng sắt, lưỡi cong-cong, có khía dùng để cắt cỏ, cắt rạ.
Liềm-vạt. Thứ liềm to có chuôi dài : Câu-liêm, liềm-vạt.
VĂN-LIỆU. – Con trâu cày chiêm, cái liềm cắt cỏ (câu hát). – Quê mùa ở đất đồng chiêm, Lấy dao cắt cỏ, lấy liềm bổ cau (C-d). – Bao giờ cho đến tháng mười, Ta đem liềm hái xa ngoài ruộng la (C-d).
Liềm. Đồ dùng để xeo giấy.
Liễm
Liễm []. 1. Thu, góp : liễm tiền phường, liễm tiền xóm. – 2. Thu vào trong người : Nước mưa liễm vào người thành bệnh.
Liệm
Liệm []. Bó xác người chết bằng lụa, vải : Đại-liệm. Tiểu-liệm.
Liên
Liên []. Cây sen.
Liên-nhục []. Hạt sen đã bóc vỏ bỏ nhân rồi. ॥ Liên- tâm []. Tên một thứ chè Tàu, cánh xanh như màu tẩm hạt sen. ॥ Liên-tu []. Tua vàng trong hoa sen. ॥ Liên-tủ []. Hạt sen.
Liên []. Liền.
Liên-can []. Dính-dáng vào một tội gì với người khác : Liên-can vào vụ án-mạng. ॥ Liên-chi []. Liền cành nọ sang cành kia. Nghĩa bóng : Rậm, nhiều : Liên-chi hồ-điệp. ॥ Liên-danh []. Đứng liền tên với nhau : Nhiều người liên-danh ký vào lá đơn. ॥ Liên-đái []. Tiếng pháp-luật. Nói nhiều người phải chịu chung một trách-nhiệm : Liên-đái bồi-thường. ॥ Liên-hoàn []. Nhiều vòng liền nhau. Nghĩa bóng : Làm cho khiên-liên với nhau : Dùng kế liên-hoàn. ॥ Liên-khâm []. Liền vạt áo với nhau. Nghĩa rộng : Anh em rể. ॥ Liên-lụy []. Dính-dáng tội-vạ : Làm bậy để liên-lụy đến họ-hàng. ॥ Liên-miên []. Liền-liền không dứt : Bệnh tật liên-miên. ॥ Liên-tiếp [] Tiếp liền nhau : Nhà ở liên-tiếp. ॥ Liên-thanh []. Liền tiếng : Trống đánh liên-thanh.
Liên []. Làm cho liền.
Liên-cú []. Một lối thơ, mỗi người đọc một câu nối liền với nhau cho thành bài. ॥ Liên-hợp []. Làm cho hợp liền với nhau : Liên-hợp anh em đồng-chí. ॥ Liên-lạc []. Làm cho kết liền với nhau : Liên-lạc đoàn thể.
Liên-kiều. Tên một vị thuốc.
Liến
Liến. Nói nhiều nà trơn-tru, hoạt bát : Nói liến.
Liến-láu. Liến-thoắng, láu-lỉnh : Người liến-láu khó tin được. ॥ Liến-thoắng. Nói nhiều mà nhanh để chống-chế cái dở của mình : Không biết cái dở của mình, còn cứ liến-thoắng mãi ! ॥ Liến-xáo. Cũng nghĩa như “liến”.
Liền
Liền. 1. Sát với nhau, dính với nhau : Hai thửa ruộng liền nhau. Liền một thủa ruộng. – 2. Tức thì : Nói xong làm liền.
VĂN-LIỆU. – Đồng tiền liền khúc ruột (T-ng). – Chữ tài liền với chữ tai một vần (K). – Chiêm-bao mê-mẩn liên-liền (Nh-đ-m). – Lấy vợ thì cưới liền tay, Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm-pha (C-d). – Nàng vừa phục xuống, Từ liền ngã ra (K). – Cũng theo vận ấy để liền bốn câu (Nh-đ-m).
Liễn
Liễn. Đồ bằng sành hay bằng sứ, có nắp, thường dùng để đựng đồ ăn : Liễn đựng cơm.
Liễn. Giấy bồi có trục, thường dùng để viết câu đối.
Liểng
Liểng-xiểng. Nói về tình-hình trong khi thất bại : Quân thua liểng-xiểng. Công nợ liểng-xiểng.
Liệng
Liệng. Ném ngang tay : Liệng hòn gạch xuống nước.
Liệng. 1. Bay lượn : Sập-sẻ yến liệng lầu không (K). – 2. Ghé, tạt ngang vào : Đi qua liệng vào hỏi thăm.
Liếp
Liếp. Đồ đan bằng tre, bằng nứa, để che cửa hay để giải : Giường tre, cửa liếp.
VĂN-LIỆU. - Cái gương tày liếp (T-ng).
Liệp
Liệp []. Vượt qua (không dùng một mình).
Liệp-đẳng []. Vượt bậc : Học liệp-đẳng.
Liệp []. Đi săn (không dùng một mình).
Liệp-danh []. Cố ý đi cầu lấy hư-danh : Phường liệp danh. ॥ Liệp-hệ []. Nhà săn bắn.
Liệt
Liệt. Bại, không cử-động được : Liệt gân, liệt tay.
VĂN-LIỆU. – Liệt giường, liệt chiếu.
Liệt []. Bày hàng : Liệt tên vào sổ.
Liệt-cường []. Các nước mạnh. ॥ Liệt-quốc []. Các nước. ॥ Liệt-quý []. Các ngài. ॥ Liệt-vị []. Các ngài.
Liệt []. Kém : Bài thi bị phê liệt.
Liệt-bại []. Kém thua : Dân-tộc liệt-bại. ॥ Liệt-nhược []. Hèn yếu : Dân khí liệt-nhược.
VĂN-LIỆU. – Ưu thắng, liệt bại.
Liệt []. Nóng, mạnh (không dùng một mình).
Liệt-nữ []. Người con gái có khí-tiết mạnh mẽ : Bà Triệu-Ẩu là một đấng liệt-nữ nước Nam. ॥ Liệt-phụ []. Người đàn bà có khí-tiết mạnh-mẽ : Bà Bùi thị-Xuân là một bà liệt-phụ. ॥ Liệt-sĩ []. Người có khí tiết mạnh-mẽ : Quách-Giải là một tay liệt-sĩ đời xưa.
Liêu
Liêu []. Bạn làm quan (không dùng một mình).
Liêu hữu []. Bạn làm quan. Liêu-thuộc []. Các quan nhỏ thuộc quyền một quan lớn : Quan trên truyền bảo các liêu-thuộc.
Liều
Liều. Lượng số vừa dùng một lần : Một liều thuốc súng. Uống một liều thuốc.
Liều. Không kể, không thiết, không sợ : Liều thân. Liều đời. Làm liều. Nói liều.
Liều-lĩnh. Không kể gì cái hay, cái phải, cứ nói bướng, làm bướng : Liều-lĩnh làm càn.
VĂN-LIỆU. – Liều thân hoại thể (T-ng). – Một liều ba bảy cũng liều, Cầm bằng con trẻ chơ diều đứt dây (C-d). – Thì đem vàng đá mà liều với thân (K). – Liều công mất một buổi quỳ mà thôi (K). – Tử sinh liều giữa trận tiền (K). – Làm đơn ái-mộ dâng liều một chương (Nh-đ-m).
Liễu
Liễu []. Loài cây cành mềm, lá rủ xuống thướt tha.
Liễu-bồ []. Xem “bồ liễu”.
VĂN-LIỆU. – Mặt hoa mày liễu (T-ng). – Những người con mắt là răm, Lông mày là liễu, đáng trăm quan tiền (C-d). – Hoa ghe thua thắm, liễu hờn kém xanh (K). – Xá chi liễu ngõ hoa tường (K). – Chơi cho liễu chán hoa chê (K). – Ngọn tâm hỏa đốt rầu nét liễu (C-o). – Lơ-thơ tơ liễu buông mành (K).
Liễu []. 1. Xong, rồi : Liễu kết. – 2. Hiểu rõ : Liễu giải.
Liễu-giải []. Hiểu biết rõ : Liễu-giải đạo-lý của một tôn-giáo. ॥ Liễu-kết []. Thúc kết xong một việc gì : Cuối năm thì liễu-kết sổ sách. ॥ Liễu-ngộ []. Nghĩ-ngợi một lẽ gì lâu ngày mà thình-lình hiểu thấu được : Liễu-ngộ đạo Phật. ॥ Liễu-sự []. Xong việc : Làm cho liễu-sự.
Liễu-hạnh công-chúa []. Một vị nữ-thần ở nước Nam.
Liễu-hoàn []. Do chữ nha-hoàn [] đọc sai. Con hầu gái : Liễu-hoàn mấy ả hoa-nhan (B-C).
Liệu
Liệu []. Toan tính : Liệu mà xa chạy cao bay (K).
Liệu-hồn. Tiếng đe dọa : Liệu hồn ! không có thì chết ! ॥ Liệu-lý []. Lo toan sắp đặt : Liệu-lý việc nhà.
VĂN-LIỆU. – Liệu cơm gắp mắm, liệu con gả chồng (T-ng). - Lời nói chẳng mất tiền mua, Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau (C-d). – Liệu đem tấc cỏ quyết đền ba xuân (K). – Cái thân liệu những từ nhà liệu đi (K). – Liệu thân này với cơ thuyền phải nao ! (C-o).
Lim
Lim. Thứ danh mộc ở rừng, gỗ dắn tốt, thường dùng để làm nhà cửa : Lim xanh, lim đỏ.
VĂN-LIỆU. – Tiếc thay cây gỗ lim chìm, Đem làm cột giậu cho bìm nó leo (C-d). – Bao giờ rau ghém làm đình, Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta (câu hát). – Công anh chuốt chuốt bào bào, Tạp thì ra tạp lẽ nào ra lim (C-d).
Lịm
Lịm. Mê, không biết gì : Ngủ lịm, Sốt lịm.
Lịm-lịm. Thường nó là “lìm-lịm” : Vừa lìm-lịm giấc, thoắt tinh-tỉnh dần (Nh-đ-m).
Linh
Linh. Tên một loài cá nhỏ ở bể.
Linh []. Thiêng : Đền này linh lắm.
Linh-cữu []. Quan tài đựng xác người chết chưa chôn : Rước linh-cữu ra đồng. ॥ Linh-dị []. Thiêng lạ : Dấu linh-dị rành-rành vẫn sáng (Phú Tây-hồ). ॥ Linh-diệu []. Thiêng-liêng huyền-diệu : Việc quỉ-thần rất linh-diệu. ॥ Linh-dư []. Bộ đòn đưa đám mà : Sửa soạn linh-dư để cất đám. ॥ Linh-dược []. Thuốc hay : Bệnh nặng đi cầu linh-dược. ॥ Linh-đan []. Thuốc luyện của thần-tiên. Dùng rộng để chỉ liều thuốc hay. ॥ Linh-hồn []. Phần hồn thiêng trong người ta, đối với thể xác : Người chết thì linh-hồn ra người xác thịt. ॥ Linh-mục []. Một chức coi một xứ của bên đạo Da-tô. ॥ Linh-nghiệm []. Linh thiêng ứng-nghiệm : Đạo bùa trừ ta rất linh-nghiệm. ॥ Linh-phù []. Bùa thiêng : Một đạo linh-phù. ॥ Linh-sàng []. Giường thờ người chết lúc chưa chôn : Khóc trước linh-sàng. ॥ Linh-sảng []. Khí thiêng-liêng sáng-láng : Linh-sảng của các đấng thần-minh. ॥ Linh-tính []. Tính thiêng-liêng : Trời phú linh-tính cho người ta. ॥ Linh-tọa []. Bàn thờ. ॥ Linh-từ []. Đền thiêng. ॥ Linh-thần []. Vị thần thiêng. ॥ Linh-ứng []. Cầu cái gì mà thấy ứng rõ-ràng : Đền ấy linh-ứng lắm. ॥ Linh-vị []. Bài vị thờ người chết : Trông lên linh-vị chữ bài (K). ॥ Linh-xa []. Kiệu để rước hồn bạch trong khi đưa đám ma : Cháu đưa đám ông bà đi theo sau linh-xa.
Linh []. Lẻ : Một trăm linh năm.
Linh-lạc []. Rụng rời tan-tác : Anh em linh-lạc mỗi người một nơi. ॥ Linh-tinh []. Lặt-vặt : Xét các việc linh-tinh.
Linh []. Tên vị thuốc. Tức là phục-linh.
Linh-đình []. To-tát rậm-rật : Cỗ bàn linh-đình.
VĂN-LIỆU. – Ngựa xe võng giá linh-đình (L-V-T). – Một nhà dọn dẹp linh-đình (K).
Linh-lợi []. Nhanh-trai hoạt-bát : Trông người linh-lợi lắm.
Lính
Lính. Người trong hàng quân-ngũ :Lính lệ. Lính dõng. Lính lập.
Lính-cơ. Lính thuộc về quan An-nam cai-quản để canh giữ dinh-thự. ॥ Lính dõng. Xem “dõng”. ॥ Lính giản. Lính hàng tỉnh chọn ở dân ra. ॥ Lính lệ. Lính hầu quan phủ, quan huyện. ॥ Lính tuần. Lính hầu quan tỉnh.॥ Lính thủy. Lính ở các tầu chiến. ॥ Lính-tập. Lính An-nam do người Pháp luyện tập để đi đánh giặc và canh giữ đồn ải : Lính tập khố-xanh, lính tập khố đỏ. ॥ Lính thú. Lính đóng đồn ở biên-thùy. ॥ Lính tráng. Lính và tráng. Thường nói chung về lính.
VĂN-LIỆU. – Mình lính, tính quan (T-ng). – Quan cứ lệnh, lính cứ truyền (T-ng). – Con nhà lính, tính nhà quan (T-ng). – Thứ nhất thì chết mất cha, Thứ nhì đi lính, thứ ba đi thuyền (C-d).
Lình
Lình. Dùi bằng sắt, những người lên đồng dùng xiên qua má : Ông đồng xiên lình.
Lỉnh
Lỉnh. Lảng đi : Lỉnh đi lúc nào không ai biết.
Lỉnh-kỉnh. Lủng-củng : Thức lỉnh-kỉnh cả đêm.
Lĩnh
Lĩnh. Thứ hàng tơ mặt bóng : Mua lính mang quần.
VĂN-LIỆU. – Tiền lĩnh quần chị, không bằng tiền chỉ quần em (T-ng). – Chị giàu quần lĩnh hoa chanh, Chúng em khốn khó quấn manh lụa đào (C-d). – Chó có váy lĩnh (T-ng).
Lĩnh []. Nhận lấy : Lĩnh ý. Lĩnh bằng. Lĩnh tiền.
Lĩnh-canh []. Nhận ruộng cấy rẽ : Làm giấy lĩnh-canh. ॥ Lĩnh-hội []. Nhận được và hiểu thấu : Lĩnh-hội được ý của thánh-hiền. ॥ Lĩnh-thổ []. Đất thuộc quyền mình quản-lĩnh : Đất của ai đã khai ra là lĩnh-thổ của người ấy.
VĂN-LIỆU. – Lời vàng vâng lĩnh ý cao (K). – Lĩnh ấn vàng với kiếm vàng ra đi (Nh-đ-m).
Lĩnh []. Tràng áo (không dùng một mình).
Lĩnh-tụ []. Tràng áo và tay áo. Chỉ dùng nghĩa bóng để nói người đứng đầu một đảng-phái : Lĩnh-tụ đảng xã-hội.
Lĩnh-binh []. Một chức quan võ đời xua, coi một đạo binh ở một tỉnh.
Lĩnh-kĩnh. Ngổn-ngang nhiều quá : Tiền bạc lĩnh-kĩnh.
Lĩnh-sự []. Chức quan thay mặt ở một nước ở nước khác, để trông nom dân nước mình kiều cư ở đấy.
Lịnh
Lịnh. Xem “lệnh”.
Lít
Lít. Do chữ “litre” ra. Đơn vị về sự đong lường.
Liu
Liu. Bậc đàn trong ngũ-âm.
Liu-điu. Thứ rắn con : Liu-điu lại nở ra dòng liu-điu (C-d).
VĂN-LIỆU. – Đôi ta như rắn liu-điu, Nước chảy mặc nước ta dìu lấy nhau (C-d). – Chẳng phải liu-điu vẫn giống nhà (Lê Quí-Đôn).
Líu
Líu. Nói lưỡi khi sợ mà co lại, không nói thành tiếng : Líu lưỡi lại không nói được.
Líu-lo hay là líu-lo líu-lường. Nói ngọng không rõ tiếng gì : Líu-lo trên liễu một vài tiếng chim (H.T). ॥ Líu-nhíu. Dúm-dít lại với nhau : Chữ viết líu-nhíu. ॥ Líu-tíu. Xôn-xao rối-rít : Tiếng người mua bán líu-tíu.
Lịu
Lịu. Xem “nhịu”.
Lo
Lo. 1. Áy-náy không yên trong lòng : Lo vỡ đê. – 2. Để ý toan tính việc gì : Lo ăn, lo tiêu. Lo mưu, lo kế.
Lo-âu. Lo sợ : Thân ta ta phải lo-âu (K). ॥ Lo-lắng. Cũng nghĩa như “lo” : Những là lo-lắng đêm ngày (Nh-đ-m). ॥ Lo-liệu. Lo tính công việc : Lo-liệu việc nhà. ॥ Lo-lường. Cũng như “lo-liệu”. ॥ Lo-toan. Cũng nghĩa như “lo-liệu”.
VĂN-LIỆU. - Ăn no, lo được (T-ng). – Lo bò trắng răng (T-ng). – Lo bằng lo sang sứ (T-ng). – Một người hay lo bằng kho người hay làm (T-ng). – Làm người chẳng biết lo xa, Trẻ thơ đã vậy, mai già thì sao (C-d). – Cũng đừng tính quẩn, lo quanh (K). – Cái lo này để về sau tày trời (Nh-đ-m). – Lo gì phúc lộc công danh kém người (Nh-đ-m). – Giàu ăn khó chịu, lo gì mà lo (C-d). – Thành đồ đã có vua xây, Việc gì gái góa lo ngày lo đêm (C-d).
Lo-le. Thập-thò : Giấu mặt đi đừng có lo-le ra.
Ló
Ló. Thò ra : Mặt trăng mới ló lên. Ló đèn bấm.
Ló-thó. Bộ gầy gò yếu đuối : Hình thù ló-thó.
Lò
Lò. Đồ đắp bằng đất, là bằng sắt, hay nơi xây bằng gạch để đốt lửa nấu, nung : Lò gạch. Lò sưởi. Lò rèn. Lò đúc. Nghĩa rộng : Xưởng làm đồ gỗ : Lò xũ. Nghĩa bóng : Phường, tụi : Cùng một lò trộm cướp.
Lò-cừ. Lò lớn. Nghĩa bóng : trời đất : Lò cừ nung-nấu sự đời (C-o).
VĂN-LIỆU. – Tiền vào quan như than vào lò (T-ng). – Đốt là hương ấy, so tơ phím này (K). – Lòng người là sắt, phép công là lò (Nh-đ-m). - Dễ trong một bếp mà chen mấy lò (L-V-T).
Lò. Lọt vào : Gió lò khe cửa.
Lò-cò. Đi, nhảy một chân : Trẻ con chơi đi lò-cò.
Lò-dò. Đi dò từng bước : Lò-dò như cò bắt tép.
Lò-mò. Mò-mẫm đi trong tối : Lò-mò cả đêm.
Lò-xo. Do chữ “ressort”. Thứ ruột gà làm bằng thép, để đệm vào giường hay xe cho êm.
Lõ
Lõ. Cao chồi lên : Lõ mũi, Gầy lõ xương.