31. (Tập 2)vancuong7975(xong )WIKI
-
Link PDF
Link Google Docs
Link Word Online
Khi anh đã tưởng trông thấy cô đơ La Môlơ ưu đãi anh chàng vị hôn phu của cô, thì trở về buồng riêng, Juyliêng không thể nào không nhìn những khẩu súng tay của mình một cách âu yếm.
Chà! ta sẽ làm như thế này thì khôn ngoan hơn nhiều, anh nghĩ bụng: tay xóa ký hiệu ở quần áo lót mình và đi vào một khu rừng vắng vẻ nào đó, cách Pari hai mươi dặm đường, kết liễu cuộc đời đáng ghét này đi! Lạ mặt ở địa phương, cái chết của ta sẽ được giấu kín trong mười ngày, và sau mười lăm ngày thì còn ai nghĩ đến ta nữa!
Lý luận như vậy thật là khôn ngoan. Nhưng ngày hôm sau, chỉ cái cánh tay của Matinđơ, trông hé thấy giữa cửa tay áo dài và chiếc găng, đã đủ để dìm sâu anh chàng triết lý trẻ tuổi nhà ta vào những kỷ niệm cay độc, nhưng nó ràng buộc anh với cuộc sống. Thế thì! lúc đó anh tự nhủ, ta sẽ theo cho đến cùng cái chính sách của người Nga kia. Rồi chung cục sẽ ra sao nhỉ?
Đối với bà thống chế cố nhiên, sau khi đã sao năm mươi ba bức thư nọ, ta sẽ không viết thêm bức nào nữa.
Đối với Matinđơ, sáu tuần lễ đóng kịch rất khổ tâm này, hoặc không thay đổi tí nào nỗi tức giận của nàng hoặc sẽ đem lại cho ta một giây lát dàn hòa. Trời đất ơi! ta sẽ sung sướng đến chết mất! Và anh không thể nào nghĩ nốt ý được. '
Sau một hồi lâu mơ mộng, khi anh đã nối tiếp được cuộc lý luận của anh: Vậy, anh nghĩ bụng, ta sẽ được một ngày hạnh phúc, sau đó lại bắt đầu lại những nỗi cay nghiệt của nàng, mà cơ sở, than ôi! là đức bạc của ta không cảm nổi lòng nàng, và ta sẽ không còn một phương kế nào nữa, ta sẽ tan tành sự nghiệp, sẽ bại vong vĩnh viễn...
Tính khí nàng như vậy, thì nàng có thể cho ta được cái bảo đảm gì? Than ôi! tài hèn đức mọn của ta là đầu mối của tất cả mọi sự. Ta sẽ thiếu thanh lịch trong phong cách, lời ăn tiếng nói của ta sẽ nặng nề và đơn diệu. Trời đất ơi! Tại sao ta lại là ta?
CHƯƠNG XXIX
BUỒN CHÁN
Hy sinh cho những đam mê của mình, cũng được đi; nhưng cho những đam mê mà mình không có! Ôi, thế kỷ XIX đáng buồn thay!
GIRÔĐÊ*
Sau khi đã đọc, lúc đầu chẳng có hứng thú gì, những bức thư dài đặc của Juyliêng, bà đơ Fervac bắt đầu bận tâm về nó; nhưng có một điều làm cho bà ngán ngẩm: Tiếc thay chàng Xôren lại không phải dứt khoát là thầy tu! Ví thử là thầy tu, thì ta có thể thừa tiếp chàng ta một cách tương đối thân mật; với tấm huân chương kia và bộ quần áo hầu như là của thường dân kia, ta dễ bị những câu hỏi độc địa, và biết trả lời thế nào? Bà không nghĩ nốt ý; một bà bạn tai ác nào đó có thể giả thiết và đi rêu rao nữa cũng nên, rằng đó là một cậu em họ thân danh thấp kém, có thân thuộc với cha ta, một anh lái buôn nào đó được đoàn Dân vệ tặng thưởng huân chương đấy thôi.
Từ trước cho đến khi gặp gỡ Juyliêng, nỗi vui thích nhất của bà đơ Fervac là được viết mấy chữ bà thống chế bên cạnh tên của mình, về sau, một thứ hợm hĩnh của người mới nổi, hợm hĩnh bệnh tật và hơi một tí cũng bị xúc phạm, đã phải phấn đấu chống lại một mối thiết tha chớm nở. Nếu ta muốn, bà thống chế nghĩ bụng, cất nhắc cho chàng ta làm phó giám mục trong một địa phận nào đó ở vùng lân cận Pari thì cũng rất dễ thôi! Nhưng ông Xôren cụt lủn, mà lại là cậu thư ký bé mọn của ông đơ La Môlơ nữa! thật là ngán quá.
Lần đầu tiên, cái tâm hồn e sợ đa điều ấy, bị xúc động vì một mối thiết tha xa lạ với những hoài vọng của bà về cấp bậc và địa vị xã hội cao sang. Lão già canh cổng của bà nhận xét rằng khi lão đem lại cho bà một bức thư của anh chàng thanh niên đẹp trai, có vẻ mặt rất buồn rầu kia, thì lão chắc chắn được thấy tiêu tan cái vẻ mặt lơ đãng và thất ý mà bà thống chế bao giờ cũng vẫn chăm lo biểu lộ mỗi khi có một kẻ gia nhân của bà tới gần bà.
Nỗi buồn chán của một lối sống chi toàn những tham vọng gây ấn tượng cho công chúng, mà trong thâm tâm không có nỗi vui thực sự về cái loại thanh công đó, đã trở thành không sao chịu nổi từ khi bà tơ tưởng đến Juyliêng, thậm chí muốn cho các chị hầu phòng khỏi bị ngược đãi suốt cả một ngày, thì chỉ cần buổi tối hôm trước bà đã được chuyện vãn một tiếng đồng hồ với chàng thanh niên lạ lùng kia. Thanh danh mới mẻ của bà chống lại được những bức thư nặc danh, viết rất khéo. Cậu bé Tăngbô cung cấp cho các chàng đơ Luyz, đơ Croadơnoa, đơ Cayluyx, vài ba chuyện vu cáo rất khôn khéo, và những chàng này lấy làm thú vị đem đi gieo rắc, mà không thèm xác minh những lời buộc tội kia có đúng sự thật hay không, tất cả chuyện đó đều vô hiệu. Bà thống chế, mà trí óc không quen chống lại những cách thức tầm thường đó, đem những nỗi ngờ vực của mình kể cho Matinđơ, và bao giờ cũng được nguôi lòng.
Một hôm, sau khi đã hỏi đến ba lần xem có thư từ gì không, bà đơ Fervac đột nhiên quyết định trả lời Juyliêng. Đó là một cuộc chiến thắng của sự buồn chán. Đến bức thư thứ hai, bà thống chế gần như bị ngừng lại vì thấy tay mình viết ra một cái địa chỉ tầm thường đến thế, Gửi ông Xôren, ở nhà ông hầu tước đơ La Môlơ, thật là bất tiện quá.
Nhất thiết, buổi tối bà nói với Juyliêng với một vẻ rất cộc cằn, ông phải đem lại cho tôi những tấm phong bì có đề sẵn địa chỉ của ông.
Thế là ta được phong chức tình nhân hầu cận, Juyliêng nghĩ bụng*, và anh vừa nghiêng mình làm lễ, vừa vui đùa tự vẽ mặt giống như Acxen, lão hầu cận của ông hầu tước.
Ngay tối hôm đó, anh đem phong bì lại, và ngày hôm sau, ngay từ sáng sớm, anh nhận được bức thư thứ ba, anh đọc năm sáu dòng đầu, và đôi ba dòng cuối. Bức thư dài bốn trang đặc một thứ chữ viết nhỏ rất xít.
Dần dần bà nhiễm cái thói quen êm ái viết thư gần như hằng ngày, Juyliêng trả lời bằng những bản sao chép trung thành những bức thư của người Nga, và, đây là cái lợi của lối văn kiểu sức khoa trương: bà đơ Fervac không ngạc nhiên tí nào về sự ít có liên quan giữa thư phúc đáp với thư của bà.
Lòng tự kiêu của bà không biết sẽ tức giận đến thế nào, nếu cậu bé Tăngbô, vốn tự nguyện làm kẻ do thám mọi hành vi của Juyliêng, mách được với bà rằng tất cả những thư của bà, không được bóc ra, bị vứt bừa vào trong ngăn kéo của Juyliêng.
Một buổi sáng người canh cổng đem vào thư viện cho anh một bức thư của bà thống chế; Matinđơ gặp hắn, trông thấy bức thư và địa chỉ do tay Juyliêng viết. Cô vào thư viện khi người canh cổng đi ra; bức thư vẫn còn ở trên mép bàn; Juyliêng mải viết lách, chưa bỏ vào ngăn kéo.
- Chuyện này là tôi không thể chịu nổi, Matinđơ vừa kêu lên vừa đoạt lấy bức thư, tôi là vợ ông, mà ông quên hẳn tôi đi. Cách ăn ở của ông thật là xấu xa, ông có biết không?
Nói đến đấy, lòng tự kiêu của cô, ngạc nhiên về hành vi trái nghi lễ kinh khủng của mình, làm cho cô nghẹn ngào; cô chứa chan nước mắt và chỉ phút chốc Juyliêng thấy hình như cô tắt thớ.
Sững sơ, bối rối, Juyliêng không thấy rõ lắm cảnh tượng đó có cái gì là tuyệt vời và sung sướng cho anh. Anh đỡ Matinđơ ngồi xuống; cô hầu ngả người vào lòng anh.
Giây phút đầu tiên mà anh nhận thấy động tác đó, là một nỗi vui sướng tuyệt trần. Giây phút thứ hai là
một ý nghĩ đến Kôraxôp: ta chỉ nói nửa lời là có thể hỏng cả.
Hai cánh tay anh cứng lại, vì sự cố gắng do sách lược đề ra quá nặng nề. Ta cũng không được phép ấp chặt vào lòng ta tấm thân mềm mại và kiều diễm này, sợ rồi nàng lại khinh bỉ và ngược đãi ta. Tính nết đâu mà khủng khiếp!
Và trong khi nguyền rủa cái tính nết của Matinđơ, anh lại càng yêu cô gấp trăm lần; anh tưởng chừng đương ôm trong đôi cánh tay anh một bà hoàng hậu.
Vẻ lạnh lùng trơ trơ của Juyhêng làm tăng lên gấp bội nỗi đau khổ vì kiêu ngạo nó vò xé tâm hồn cô đơ La Môlơ. Lúc đó tuyệt nhiên, cô không có sự lãnh tĩnh cần thiết để cố đoán trong mắt anh niềm cảm nghĩ của anh về cô trong lúc này. Cô không dám nhìn anh; cô sợ gặp phải nét mặt khinh bỉ.
Ngồi trên tấm đivăng của thư viện, yên lặng và đầu quay về phía đối lập với Juyliêng, cô bị giày vò bởi những nỗi đau đớn ác liệt nhất mà lòng kiêu và tình yêu có thể làm cho một tâm hồn con người cảm thấy. Cô vừa mới sa vào một hành động bỉ ổi biết chừng nào.
Khốn nạn thân ta! ta đã phải chịu cái số phận trông thấy những sự tỏ tình lộ liễu nhất của ta bị hắt hủi! và hắt hủi bởi ai? lòng kiêu ngạo đau đớn đến điên cuồng của cô nói thêm, hắt hủi bởi một tên gia nhân của cha ta.
- Cái đó tôi sẽ không đời nào chịu, cô nói to lên.
Và, điên cuồng vùng đứng dậy, cô mở ngăn kéo bàn của Juyliêng ở cách hai bước trước mặt cô. Cô như lạnh toát người vì khủng khiếp, khi trông thấy trong đó chín mười bức thư chưa bóc, giống hệt bức thư mà bác canh cổng vừa mới đem lên. Trên tất cả các địa chỉ, cô đều nhận ra nét chữ của Juyliêng, có biến dạng ít nhiều.
- Thì ra, cô điên người kêu lên, không những là ông giao hảo với bà ấy, mà ông lại còn khinh bà ấy nữa. Ông, một con người hạ tiện, dám khinh bà thống chế đơ Fervac!
Ồ! xin lỗi anh, cô nói thêm và quỳ sụp xuống chân anh, anh hãy khinh bỉ em nếu anh muốn, nhưng hãy yêu em, thiếu tình yêu của anh thì em không thể nào sống được nữa. Và cô ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự.
Thế là đây, con người kiêu ngạo kia, ở dưới chân ta! Juyliêng tự nhủ.
CHƯƠNG XXX
MỘT BIỆT PHÒNG Ở RẠP CA VŨ NHẠC HÀI KỊCH
As the blackest sky Foretells the heaviest tempest DON JUAN. C. I. st. 73*. lăng mạ của Matinđơ tỏ cho anh rằng sách lược của người Nga là khôn ngoan biết mấy. Nói ít, làm ít, đó là phương kế cứu vãn duy nhất của ta.
Anh đỡ Matinđơ dậy và không nói nửa lời, đặt cô ngồi lại trên tâm đivăng. Dần dần nước mắt của cô ròng ròng chảy.
Để tự trấn tĩnh, cô cầm lấy những bức thư của bà đơ Fervac, cô từ từ bóc những bức thư ấy ra. Cô có một động tác cáu kỉnh rõ rệt khi cô nhận ra nét chữ của bà thống chế. Cô lần giở những trang thư mà không đọc; phần nhiều những bức thư đó dài đến sáu trang.
- Ít ra, ông hãy trả lời tôi, cuối cùng Matinđơ nói với một giọng hết sức khẩn cầu, nhưng không dám nhìn Juyliêng. Ông biết rõ là tôi có lòng tự kiêu; đó là nỗi bất hạnh của địa vị tôi và cũng là của tính khí tôi nữa, xin thú thực; vậy bà đơ Fervac đã cướp của tôi trái tim ông... Bà ta có làm cho ông tất cả những hy sinh, mà mối tình tai hại kia đã lôi cuốn tôi vào hay không!
Juyliêng chỉ đáp lại bằng một sự im lặng u trầm. Nàng có quyền gì, Juyliêng nghĩ bụng, mà đòi hỏi ta một việc tiết lộ không xứng đáng với một người cao nhã?
Matinđơ cố đọc những bức thư; đôi mắt đầy lệ của cô làm cho cô không tài nào đọc được.
Từ một tháng nay cô đau khổ, nhưng cái tâm hồn kiêu kỳ đó không hề tự thú những cảm nghĩ của mình. Duy có sự tình cờ đã đưa đến sự bùng nổ kia. Một chốc lát lòng ghen và tình yêu đã thắng lòng kiêu ngạo. Cô được đặt ngồi trên đivăng rất gần bên anh. Anh trông thấy mái tóc và cái cổ ngọc ngà của cô; có một lúc, anh quên tất cả mọi sự giữ giàng; anh đưa cánh tay ôm ngang mình cô, và gần như xiết chặt cô vào ngực anh.
Cô từ từ ngoảnh đầu lại phía anh; anh kinh ngạc thấy nỗi đau đớn cực độ trong đôi mắt cô, đến nỗi không nhận được cái thần thái thường ngày của nó nữa.
Juyliêng cảm thấy rời rã cả người, vì hành vi gan góc anh tự đề cho mình thật là nặng nề chết người.
Đôi mắt kia chả mấy chốc sẽ chỉ còn biểu lộ một nỗi khinh khỉnh lạnh lùng hết sức, Juyliêng tự nhủ, nếu ta tự để lôi cuốn vào hạnh phúc yêu nàng. Nhưng, với một giọng thều thào và những lời mà cô không còn đủ sức để nói cho hết, lúc này cô nhắc đi nhắc lại với anh lời cam