34. Gói Mu-Mưu - Bablu (type done)
-
Mớm
Mớm. Ngậm đồ ăn trong mồm mà truyền sang miệng con: Mẹ mớm cơm cho con. Chim mớm mồi.
Mớm lời. Xúi cho người ta nói lời của mình muốn nói: Mớm lời cho kẻ khác. || Mớm trống. Miết cơm vào mặt trống.
VĂN-LIỆU. - Miệng hài-nhi nhớ bữa mớm cơm (ch-ph).
Mớm. Để thử, làm thử, còn hờ-hững chưa chắc-chắn: Đục mớm lô kèo. Đánh mớm mấy tiếng trống.
Mờm
Mờm. Phần thịt u lên ở bắp vai các loài thú.
Mơn
Mơn. Lấy đầu ngón tay sẽ xoa xoa vào một chỗ nào trong thân-thể: Mơn chung-quanh cái nhọt. Nghĩa rộng: Nuông chiều không dám động đến: Mơn con cho nó hư. Nghĩa bóng: gợi, khêu: Mơn cho người ta nói.
Mởn
Mởn-mởn. Thường nói là mơn-mởn. Trỏ màu lá cây non và tốt: Hải-đường mơn-mởn cành tơ (K).
Mớn
Mớn. Trọng-lượng vừa đủ chở một chuyến thuyền: Thuyền chở không đầy mớn.
VĂN-LIỆU. - Thuyền ai dù ngược dù xuôi. Có về Nam-định cho tôi về nhờ. Sao cô ăn nói ỡm-ờ. Thuyền anh chật mớn cô nhờ làm sao (c-d).
Mớp
Mớp. Lừa gạt. Mắc mớp.
Mu
Mu. Chỗ gồ lên ở mặt trên một cơ-thể hay một vật gì: Mu bàn tay. Mu bàn chân. Mu rùa.
Mú
Mú. Thú cá bống ở nước ngọt.
Mù
Mù. Nói về con mắt hỏng không trông thấy gì nữa: Mắt mù. Nghĩa rộng: Mờ tối, mất sự sáng-suốt: Bụi mù. Trời tối mù. Khói đen mù. Gắt mù.
Mù-mịt. Cũng nghĩa như “mịt-mù”.
VĂN-LIỆU. - Tịt mù nào thấy bóng hồng vào ra (K). - Mắt mù tai điếc. - Chùm cây mù mịt ngất trời chon-von (Nh-đ-m). - Sấm ran sóng bể mù trời mưa tuôn (H-Ch). - Đêm sao đêm mãi tối mù-mù (Từ Diễn-Đồng).
Mù. Thứ sương bốc lên là-là trên mặt đất: Mùa đông. Buổi sáng có nhiều sương mù.
VĂN-LIỆU. - Qúa mù ra mưa (T-ng).
Mủ
Mủ.1. Nước trắng và đặc ở mụn nhọt hay ở vết thương: Nhọt mưng mủ. - 2. Nhựa trắng ở trong cây: Mủ đu-đủ. Mủ sung.
Mũ
Mũ. 1. Mạo. Đồ đội trên đầu làm bằng sợi, bằng da hay bằng tóc: Đội mũ.
Mũ bình-thiên. Thứ mũ ở trên phẳng, của vua đội lúc đi tế. || Mũ cánh chuồn. Mũ có hai cánh gài vào như cánh chuồn của các quan văn đội. || Mũ đông-pha. Mũ của người thường đi tế. Cũng gọi là mũ quan-viên. || Mũ mấm. Mũ để tang của đàn bà đội trong đám tang. || Mũ ni. Mũ của ông già đội, phía sau có diềm che kín cả tai và gáy: Mũ ni che tai, sự ai không biết.
VĂN-LIỆU. - Mũ cao, áo dài. - Mũ ni tràng hạt quyết đường xuất-gia (Nh-đ-m). - Tuổi này đã trót mũ này che tai (Ph-Tr).
II. 1. Phần trên loe ra hình như cái mũ: Mũ đanh. Mũ nấm. - 2. Miếng da khâu úp ở phần trên chiếc giầy: Thợ khâu mũ giầy..
Mụ
Mụ. Tiếng gọi người đàn bà đã có tuổi: Mụ già.
VĂN-LIỆU. - Lầu xanh có mụ Tú-bà (K).
Mụ. 1. Nữ-thần. Theo tục truyền rằng thần ấy nặn ra hình đứa trẻ và trông nom cho đến khi 12 tuổi: Cúng mụ. -2. Tiếng gọi đàn-bà đỡ đẻ: Bà mụ đỡ đẻ.
Mụ. Mờ ám, mất trí sáng, tri nhớ: Làm việc quá mụ cả người.
Mua
Mua. Đem tiền mua đổi lấy vật gì theo giá của nó: Mua hàng, mua nhà, v. v.... Nghĩa bóng: Tìm cách làm cho người ta yêu mình, mến mình: Mua lòng.
Mua-chuộc. Cầu cho người ta yêu mình, mến mình: Mua chuộc lòng người.
VĂN-LIỆU. - Mua đắt bán rẻ. Mua bán thắt cổ. - Mua pháo mướn người đốt. - Tiền thật mua của giả. - Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài (K). - Mua vui cũng được một vài trống canh (K). - Đố ai mua được một trường mộng xuân (C-o).
Múa
Múa. 1. Khua chân khua tay: Mừng múa tay lên. - 2. Khua chân khua tay, hoặc cầm vật gì mà khua theo bộ: Múa gươm. Múa bài bông.
Múa rối. Trò chơi bằng người gỗ mà người ta ngồi khuất một chỗ, giựt cho cử-động: Múa rối cạn. Múa rối nước.
VĂN-LIỆU. - Khua môi múa mép. - Múa máy quay cuồng. - Vụng múa chê đất lệch. - Múa rìu qua mắt thợ. - Bọ chó múa bấc. - Múa tay trong bị (T-ng).
Mùa
Mùa. 1. Thời tiết trong một năm, gồm có 3 tháng: Một năm có bốn mùa: Xuân hạ thu đông. - 2. Vụ kỳ nhất định có trong hàng năm: Mùa gặt. Mùa mưa. Mùa nhãn. Đậu mùa. - 3. Vụ cày cấy tháng mười: Gạo mùa. Làm mùa. Ruộng mùa.
Mùa màng. Vụ gặt hái: Mùa-màng năm nay được.
VĂN-LIỆU. - Mùa hè đóng bè làm phúc. - Được mùa thầy chùa no bụng. - May mùa đông, trồng mùa xuân. - Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể (T-n). - Chim gà cá lợn cành cau. Mùa nào thứ ấy giữ màu nhà quê (C-d). - Một màu quan-tái mấy mùa gió trăng (K). - Có cây trăm thước cỏ hoa bốn mùa (K). - Với hương dưới đất, bẻ hoa cuối mùa (K).
Múc
Múc. Dùng môi, thìa hay gáo mà lấy vật lỏng ra: Múc canh. Múc cháo. Múc nước.
VĂN-LIỆU. - Tiền trao cháo múc (T-n). - Gáo vàng múc nước giếng tây (Việt-nam phong-sử).
Mục
Mục. Bở, nát: Gỗ mục.
VĂN-LIỆU. - Củi mục bà để trong rương. Ai mà hỏi đến trầm hương của bà.
Mục ‘...’. I. Mắt: Cam ám-mục. - Kính dưỡng mục. Nghĩa rộng: Cái gì tiêu-biểu ra trước mắt: Trong quyển sách chia làm nhiều mục.
Mục-đích ‘...’. Cái đích mắt mình trông vào: Làm việc gì cũng phải có mục-đích rõ-ràng. || Mục-kích ‘...’ Mắt trông thấy rõ ràng: Chính tôi mục kích việc ấy. || Mục-kính ‘...’ Kính đeo mắt. || Mục-lục ‘...’ Biểu biên các đề-mục trong sách.
VĂN-LIỆU - Mục hạ vô nhân (T-ng).
II. Đứng đầu, đứng trên: Đầu mục. Mục tuần. Lại-mục.
Mục ‘...’. Chăn nuôi súc vật.
Mục-dân ‘...’. Cai-trị dân: Những người có trách-nhiệm mục-dân. || Mục-đồng ‘...’. Trẻ chăn trâu bò. || Mục-sư ‘...’. Người giáo-sĩ đi truyền đạo Tân-giáo.
VĂN-LIỆU. - Cỏ lan lối mục, rêu phong dấn tiều (B.C)
Mục ‘...’. Hòa thuận (không dùng một mình): Hỏa-mục. Bất hiếu bất mục.
Mui
Mui. Mái lợp ở trên xe, trên thuyền: Xe buông mui. Ngồi trên mui thuyền.
Mui-luyện. Mái khum-khum úp ở trên võng quan hay ở trên song-loan.
VĂN-LIỆU. - Con quan đô-đốc đô-đài. Lấy thằng thuyền chài phải lụy mui (C-d). - Mui bòng trăng tối, buồm dong gió trưa (Nh-đ-m).
Mui. Do tiếng mùi nói trạnh ra: Quen mui.
Múi
Múi. Phần thiên thành có mạng bọc ở trong trái cây: Múi bưởi. Múi cam.
VĂN-LIỆU. - Sáng mồng-một mở múi với giang sơn (thơ quả bười). - Một đồng mua một múi chanh. Cơm no nước đoạn để dành rửa tay (C-d).
Múi.Mối đầu: Múi thắt lưng.
Mùi
Mùi. I. Hơi đưa vào mũi mà người ta ngửi thấy: Mùi thơm. Mùi thối. Mùi tanh.
II. Vị người ta ăn mà biết: Ăn cho biết mùi. Nếm đủ mọi mùi.
Mùi-mẽ. Cũng nghĩa như “mùi”: Đồ ăn nhạt không ra mùi-mẽ gì cả.
VĂN-LIỆU. - biết mùi chùi chẳng sạch. - Pha nghề thi họa, đủ mùi ca-ngâm. - Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay (K).
Mùi. Xem “màu”.
Mùi. Thứ rau có vị thơm, ăn làm đồ gia-vị.
Mùi. ‘...’. Chính là chữ vị. Chữ thứ 8 trong thập-nhị chỉ: Năm mùi, tuổi mùi.
Mủi
Mủi. Cảm độngt hương xót: Mủi lòng rơi lệ.
Mũi
Mũi. 1. Cơ-thể ở giữa mặt để ngửi, để thở: Lỗ mũi. Sống mũi. Nghĩa rộng. Phần ngọn ở đầu vật gì: Mũi kim. Mũi giáo. Mũi thuyền. Mũi tên. Mũi đất. - 2. Nước ở trong mũi: Sổ mũi.
VĂN-LIỆU. - Xỏ chân lỗ mũi. - Bốc mũi bỏ lái (T-ng). - Mũi tê, hòn đạn. - Mũi kim đường chỉ. - Mũi chông, mũi mác. - Đững mũi chịu sào (T-ng).
Mụi
Mụi. Vụn vặt, còn thừa lại: Cỗ mụi. Thịt mụi. Xôi mụi.
Múm
Múm. Mím môi làm cho má phồng lên.
Múm-mím. Trỏ bộ cười không há to miệng ra: Cười múm-mím.
Múm. Mời mọc nhú lên: Cái đọt cây mới múm ra.
Mủm
Mủm~mỉm. Xem múm-mím.
Mũm
Mũm~mĩm. Trỏ bộ béo đẹp: Thằng bé trông mũm-mĩm.
Mun
Mun. Thứ gỗ quí, sắc đen: Đúa mun. Thước mun.
Mun. Tro: Lùi khoai trong mun.
Mùn
Mùn. Chất vụn nát ở mặt thớt hay ở đống rác, do ẩm ướt mà thành ra: Mùn thớt. Mùn rác.
Mủn
Mủn. Nói chất gì để lâu ngày nát vụt ra: Quần áo chôn lâu ngày nát mủn.
Mụn
Mụn. Nốt nhỏ mọc ở ngoài da: Mặt mọc mụn.
Mụn. Mảnh, mẩu: Mụn vải. Nghĩa bóng: Tiếng dùng để chỉ số ít về con cái: Hiếm hoi có vài mụn con.
Mùng
Mùng. Màn nằm: Mắc mùng mà nằm cho khỏi muỗi.
VĂN-LIỆU, - Khi trong võng, lúc trong mùng (Ph-h). - Chốn nằm chẳng có mùng màn che thân (Tr-th).
Mủng
Mủng. 1. Thúng nhỏ: Mủng đựng cau. 2. Thuyền nan nhỏ: Chở mủng đi hái rau muống.
Muối
Muối. Chất mặn lấy ở nước bể hay ở mỏ ra dùng để ăn.
VĂN-LIỆU. - Bỏ muối vào mắt (T-ng). - Muối bỏ bể, than bỏ lò (T-ng). - Tay nâng chén muối đĩa gừng. Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau (C-đ). - Múi thiền đã bén muối dưa (K). - Gió trăng mát mặt, muối dưa chay lòng (K) - Cá không ăn muối cá thối. Người không ăn lời người hư (T-ng)
Muối. Dùng muối ướp vật gì cho nó khỏi hư hỏng: Muối dưa. Muối cà. Muối cá.
Muối-vừng. Thứ đồ ăn bằng vừng rang lẫn với muối.
Muồi
Muồi. Chín nục: Thân này khác thể trái muồi trên cây (C-d).
Muỗi
Muỗi. Loài côn-trùng nhỏ, có cánh, hút màu loài vật khác để nuôi thân.
Muội
Muội. Mồ-hóng đèn: Muội đèn bắt đen cả mũi.
Muội. Tên nôm của ải Chi-lăng thuộc tỉnh Lạng-sơn: Tuần-Muội.
Muội ‘...’. Em gái: Lệnh-muội. Gia-muội.
Muội ‘...’ Mờ tối; Ngu muội. Mê muội.
Muội-tâm ‘...’. Che tối lương-tâm đi: Ai nỡ muội tâm mà làm việc thế!.
Muỗm
Muỗm. Thứ cây xoài, quả nhỏ hơn quả xoài.
Muôn
Muôn. Vạn, mười nghìn: Muôn đồng. Muôn đời.
Muôn một. Một phần trong muôn phần: Muôn một có mệnh hệ nào. Báo đền muôn một. Muôn vàn. Nhiều: Kế sao xiết nỗi muôn vàn ái-ân (K).
VĂN-LIỆU. - Ở đời muôn sự của chung. Hơn nhau một tiếng anh-hùng mà thôi. (C-d). - Muôn nghìn chớ lấy học trò. Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm (C-d). Liêu bằng muôn một những ngày một hai (N-đ-m). - Sầu này dằng-dặc muôn đời chưa quên (K). - Sự muôn năm cũ kể chi bây giờ (K). - Ngẫm hay muôn sự tại trời (K). Danh thơm muôn kiếp còn ghi (N-đ-m).
Muốn
Muốn. Ao ước, mong mỏi cho có, cho được: Muốn giàu, muốn sang.
VĂN-LIỆU. - Khó muốn giàu, đau muốn đã. - Muốn ăn hết phải đào giun. - Muốn ăn thì gắp cho người. - Muốn lãi buôn bè. Muốn què tập gậy. - Muốn giàu nuôi tằm. Muốn nằm đi kiện. - Quan muốn sang, nhà hàng muốn đắt. - Muốn tròn phải có khuôn. Muốn vuông phải có thước. - Muốn làm ông, cái lông không muốn mất (T-ng). - Tiếng oan đã muốn vạch trời kêu lên (K). - Nước kia muốn đổ, thành này muốn long (C-o).
Muộn
Muộn. Trưa, chậm: Đi học về muộn. Muộn chồng, muộn con. Lúa giỗ muộn.
Muộn-mằn. Chậm có con: Vợ chồng nhà ấy còn muộn mằn lắm.
VĂN-LIỆU. - Làm trai chí ở cho bền. Chó lo muộn vợ, chớ phiền muộn con. - Buồn vì một nỗi sớm con, muộn chồng. - Điềm hùng chứa ứng, chút trai muộn mằn (N-đ-m) - Chớ lo muộn chức, chớ phiền muộn danh (L-V-T).
Muộn. ‘...’. Buồn: Giải muộn. Phiền muộn.
VĂN-LIỆU - Thôi đừng muộn đắp, sầu đơm khó lòng (H-t).
Muông
Muông. 1. Loài thú: Các loài muông trên rừng. 2. Tiếng gọi loài chó: Đem muông đi săn.
Muông chim. Loài thú và loài cầm.
VĂN-LIỆU. - Tiếng muông chim lại hay xúi nên lời. (Tr-tb).
Muống
Muống. Phễu: Cắm muống vào chai để đổ dầu.
Muống. (Rau) Thứ rau mọc ở dưới nước.
VĂN-LIỆU. - Còn trời, còn nước, còn mây. Còn ao rau muống, còn đầy chum tương (C-d).
Muồng
Muồng. Thứ cây mọc ở trên rừng.
Muỗng
Muỗng. Thìa: Dùng muỗng húp canh.
Múp
Múp. Trỏ bộ béo phị, béo tròn: Béo múp đầu múp cổ.
Múp-míp. Béo lắm: Thằng bé béo múp-míp.
Mụp
Mụp. Thân non cây cải.
Mút
Mút. Để cái gì vào miệng cho ướt rồi chúm môi lại mà hút lấy: Mút kẹo. Mút tay.
VĂN-LIỆU. - Xé mắm mút tay (T-ng).
Mụt
Mụt. 1. Nhọt: Người mọc mụt. 2. Chồi cây mới nhú ra, mới mọc lên: Mụt măng.
Mưa
Mưa. Giọt nước ở trên mây kết lại rồi rơi xuống: Mưa giào. Mưa bụi. Mưa phùn. Mưa bay.
Mưa bụi. Mưa hạt nhỏ như bụi. || Mưa dầm. Mưa hạt nhỏ mà lâu hàng mấy ngày. || Mưa đá. Những giọt nước kết lại thành băng mà rơi xuống. || Mưa giào. Mưa to. || Mưa lũ. Mưa trên rừng. || Mưa phùn. Cũng nghĩa như “mưa bụi”.
VĂN-LIỆU. - Mưa dầm gió bấc. - Mưa thì mưa cho khắp. - Mưa bao giờ mát bấy giờ. - Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. - Đàn bà như hạt mưa sa. - Trời mưa thì mặc trời mưa. Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi. (T-ng) - Trời mưa thì mặc trời mưa. Tôi không có nón trời chừa tôi ra (C-d). - Tuy tiên gió láp mưa sa (K). - Hoài công nắng giữ, mưa gìn với ai (K). - Thờ-ơ gió trúc, mưa mai (K). - Giọt mưa cửu hạn, còn mơ đến giờ (C-o). - Mưa xuân tưới khắp một phương Lịch-thành (Nh-đ-m).
Mứa
Mứa. Thừa, dùng không hết: Ăn bỏ mứa.
Mửa
Mửa. Nôn ọe những thứ đồ ăn trong bụng ra: Say rượu mửa đầy nhà.
Mửa mật. Mửa nước đắng ra. Nghĩa bóng: Làm khó nhọc quá sức: Làm mửa mật ra mà không đủ ăn.
Mựa
Mựa. Lọ, chớ: Mựa dám từ-nan.
Mức
Mức. Thứ cây to có nhựa trắng, quả có bông.
Mực
Mực. 1. Chất đen nấu bằng keo và mồ-hóng, dùng để viết: Mài mực viết câu đối. Nghĩa rộng: Tiếng gọi chung các chất dùng để viết: Mực đen, mực đỏ, mực tím v.v. - 2. Sắc đen: Chó mực.
VĂN-LIỆU. - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (T-ng). - Mài mực ru con, mài son đánh giặc (T-ng). - Rõ ràng giấy trắng, mực đen. Duyên ai phận nấy chớ ghen mà gầy (C-đ).
Mực. Chừng, độ hạn không được quá: Làm ăn đúng mực. Khăn khăn một mực.
Mực thước. Dây mực và thước thợ. Nghĩa rộng: Khuôn phép: Làm mực thước cho người ta theo.
VĂN-LIỆU. - Cầm cân nảy mực. - Mực thẳng mất lòng cây gỗ cong (T-n). - Phong lưu rất mực hồng-quần (K). - Khôn ngoan rất mực, nói năng phải lời (K). - Khéo thay mực nảy, cân cầm chẳng sai (N-đ-m).
Mực. Loài vật ở bể có tua dài, lưng có mai, trong bụng có chất đen: Mực tươi, mực khô.
Mưng
Mưng. Nói cái bụn, cái nhọt cương lên, tấy lên: Nhọt mưng mủ.
Mừng
Mừng. I. Nói trong lòng vui sướng hiện ra sắc mặt: Mừng như người được của.
Mừng-rỡ. Cũng nghĩa như “mừng”: Thấy nhau mừng-rỡ trăm bề (K).
VĂN-LIỆU. - Đắt to, lễ mừng. - Tay bắt, mặt mừng. (T-ng). - Có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ. - Giàu ba mươi tuổi chớ mừng. Khó ba mươi tuổi em đừng vội lo (C-d). - Lòng riêng khấp-khởi mừng thầm (K). - Những mừng thầm cả nước duyên may (C-o). - Nửa mừng nửa sợ biết bao nhiêu tình (Nh-đ-m).
II. Lấy lời nói hay lễ-vật gì để tỏ lòng cùng vui với người có việc vui: Mừng đám cưới. Mừng bạn thi đỗ.
Mừng-tuổi. Mừng được thêm một tuổi về ngày dầu năm: Năm mới, con mừng tuổi cha mẹ.
Mười
Mười. 1. Mười: Ba mươi, bốn mươi, mười mươi. - 2. Chừng độ số mười: Mươi đồng. Mươi ngày.
VĂN-LIỆU. - Bảy mươi học bảy mốt (T-ng). - Vua chúa còn có khi lầm. Nữa là con trẻ mười lăm tuổi đầu (C-d).
Mười
Mười. Số đếm đứng sau số chín: Hai năm rõ mười.
VĂN-LIỆU. - Mười ăn chín nhịn. - Mười voi chẳng được bát nước xáo. - Có mười thì tốt, có một thì xấu. - Nói chín thì làm lên mười. Nói mười làm chín kẻ cười, người chê (C-d). - Mười phần ta đã tin nhau cả mười (K). - Ba sinh đã phỉ mười nguyền (K).
Mướn
Mướn. Thuê mướn: Làm mướn. Mướn thợ.
VĂN-LIỆU. - May thuê, viết mướn, kiếm ăn lần hồi (K). - Cầm bằng làm mướn, mướn không công (X-H). - Đừng chè thiếp vụng thiếp về. Có tiền thiếp cũng biết thuê mướn người (C-d).
Mượn
Mượn. 1. Nhờ, lấy tạm mà dùng rồi phải trả lại: Mượn tay người khác làm hộ. Mượn sách mà đọc. - 2. Thuê: Mượn thợ gặt.
VĂN-LIỆU. - Mượn được thầy tu (T-ng). - Mượn máu còn hơn cháu chồng. - Mượn điều trúc viện thừa lương (K). - Ngày mượn thú tiêu-dao cửa Phật (C-o). - Mượn màu son phấn đánh lừa con đen (K).
Mương
Mương. Đường khai cho nước chảy ở ruộng.
Mương. Thứ cá nhỏ ở sông, vảy trắng.
Mương. (rau). Thứ rau cho lợn ăn.
Mường
Mường. Dân-tộc ở miền núi từ Hòa-bình vào đến Nghệ-Tĩnh.
Mượng
Mượng-tượng. Nhớ mang-máng: Nhớ mượng-tượng.
Mướp
Mướp. Loài cây leo, quả dài, ăn được, khi già chỉ trơ còn xơ. Nghĩa bóng: xơ-xác như xơ mướp: Áo rách mướp.
Mướp đắng. Thứ mướp vỏ xùi-xùi, có vị đắng. || Mướp-hương. Thứ mướp quả có cạnh, có vị thơm.
VĂN-LIỆU. - Xác như vờ, xơ như mướp (T-ng). - Biết tay ăn mận thì chừa. Đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày (C-d). - Mạt cưa, mướp đắng đôi bên một phường (K).
Mướt
Mướt. Nói mồ-hôi chảy ra nhiều: Đi nắng mướt mồ-hôi.
Mượt
Mượt. Nhẵn, trơn: Tóc mượt. Mặt lụa mượt.
VĂN-LIỆU. - Bao giờ mưa gió thuận-hòa. Trơn lông mượt cánh lại ra phượng-hoàng (C-d).
Mưỡu
Mưỡu. Câu hát mào đầu ở bài hát nói: Hát mưỡu.
Mứt
Mứt. Đồ ăn làm bằng trái cây nấu với đường: Mứt lạc, mứt sen, mứt góp.
Mưu
Mưu. ‘...’. Chước, mẹo: Mưu cao. Mưu sâu. Mưu gian.
Mưu-lược ‘...’. Mưu-mẹo chước lược. || Mưu-mô. Mưu mẹo. || Mưu-sĩ ‘...’. Người bày mưu-mẹo giúp việc binh-pháp hay việc chính-trị. || Mưu-trí ‘...’. Mưu lược và trí-lự, trỏ người thao-lược khôn-ngoan.
VĂN-LIỆU. - Mưu thâm họa diệc thâm (T-ng). - Mưu con đĩ, trí học-trò (T-ng). - Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa (K). - Bề trung chống vững, mưu thâm chớ hòng (Nh-đ-m). - Dễ đỏ bụng hiểm, khôn ngửa mưu gian (Nh-đ-m). - Bè gian đương sắp mưu lừa (Nh-đ-m). - Ai hay chước quỉ mưu thần (L-V-T).
Mưu ‘...’. Lo-toan, lo-liệu: Mưa làm việc công-ích.
Mưu-cầu ‘...’. Mưu-toan: Mưu-đồ phú-quí. || Mưu-sinh ‘...’. Lo tính đường sinh-hoạt: Tìm cách mưu-sinh.
VĂN-LIỆU. - Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên (T-ng).