37. (Tập 2)vancuong7975(xong)WIKI
-
Link PDF
Link Google Docs
Link Word Online
lẽ Chúa sẽ tha cho ta cái tội lấy chết làm vui. Bà không dám nghĩ thêm: Và chết bởi tay của Juyliêng, là hạnh phúc tuyệt vời.
Vừa thoát khỏi sự có mặt của nhà phẫu thuật và của tất cả các bạn hữu đông đảo kéo đến, bà liền cho gọi Êlida, chị hầu phòng của bà.
- Viên giám ngục, bà đỏ bừng mặt nói với chị, là một con người độc ác. Chắc hẳn y sẽ hành hạ ông ta, tưởng như thế là làm vui lòng tôi... Ý nghĩ đó, tôi không sao chịu nổi. Chị chịu khó đi, làm như tự ý chị, đem cho viên giám ngục cái gói con này, trong có vài đồng Luy, nhé? Chị sẽ bảo y rằng tôn giáo không cho phép y ngược đãi ông ta... Cần nhất y không được đi nói với ai về món tiền gửi biếu này.
Chính nhờ cái chuyện vừa nói đó, mà Juyliêng được viên giám ngục ở Verie đối xử nhân đạo: viên giám ngục đó, vẫn là cái nhà ông Noaru, con người tuân thủ lệnh trên nghiêm cấm, mà chúng ta đã được thấy thất đảm kinh hồn vì sự vào thăm ông Appe dạo nọ.
Một viên dự thẩm vào trong nhà giam*. - Tôi đã phạm tội cố sát, Juyliêng nói với ông ta; tôi đã mua súng và bảo nạp đạn sẵn ở nhà ông mỗ, người bán võ khí. Điều 1342 của Hình luật nói rõ ràng, tôi đáng tội chết, và tôi chờ đợi tử hình.
Viện dự thẩm ngạc nhiên vì cách trả lời đó, muốn đặt thật nhiều câu hỏi* để làm thế nào cho Juyliêng phải tự mâu thuẫn trong các câu trả lời.
- Thế ông không thấy rằng, Juyliêng mỉm cười nói với viên đó, tôi đã tự nhận tội hết cái mức ông có thể mong muốn hay sao? Thôi đi đi, ông ơi, ông sẽ không hụt mất cái mồi mà ông theo đuổi đâu. Ông sẽ được cái thú kết tội. Xin ông miễn cho tôi khỏi phải trông thấy mặt ông.
Ta còn một bổn phận chán ngắt phải làm, Juyliêng nghĩ thầm, phải viết thư cho cô đơ La Môlơ. Anh viết:
"Anh đã báo thù. Khốn thay, tên tuổi anh sẽ bị đăng trên báo chí, và anh không được thoát ly cõi đời này một cách thầm kín. Hai tháng nữa, anh sẽ chết. Cuộc báo thù thật là khủng khiếp, cũng như nỗi đau đớn phải xa cách em. Từ lúc này, anh tự cấm không được viết và nói đến tên em. Đừng bao giờ nói đến anh, ngay cả với đứa con của anh: sự im lặng là cách duy nhất để tôn trọng anh. Đối với người đời, anh sẽ là một kẻ sát nhân tầm thường. Cho phép anh nói thật trong giây phút tối hậu này: em sẽ quên anh. Cái chuyện tai họa lớn này, mà anh khuyên em đừng bao giờ hé răng với một người nào ở trên đời, sẽ làm cạn nguồn, trong rất nhiều năm, tất cả cái gì anh thấy là lãng mạn và quá phiêu lưu trong tính tình của em. Em vốn sinh ra để sống với những nhân vật anh hùng của thời trung cổ; em hãy tỏ ra cái khí phách cương cường của những nhân vật đó. Cái việc phải xảy ra, hãy giữ gìn kín đáo và đừng để di hại đến thanh danh của em. Em sẽ đội một cái tên giả, và đừng tâm sự với một người nào. Nếu nhất thiết em cần phải có một người bạn để giúp đỡ em, thì anh di tặng em linh mục Pira.
"Ngoài ra đừng nói với một ai khác, nhất là những con người của giai cấp em: những hạng đơ Luyz, Cayluyx.
"Một năm sau khi anh chết, em hãy lấy ông đơ Croadonoa; anh yêu cầu em, anh hạ lệnh cho em với tư cách là chồng em. Đừng có viết cho anh, anh sẽ không trả lời đâu. Độc ác còn kém xa Iagô, hình như thế thì phải, anh sẽ nói như hắn: From this time forth I never wilis speak word*.
"Từ nay sẽ không ai thấy anh nói gì, viết gì; gửi em đây, là những lời cuối cùng của anh cũng như những nỗi niềm yêu đương cuối cùng của anh.
"J.X"
Sau khi đã gửi bức thư đó đi rồi, Juyliêng, hơi tỉnh trí, lần đầu tiên cảm thấy rất mực đau khổ. Những ước mong của lòng tham vọng, phải lần lượt rứt khỏi trái tim anh bằng câu nói to tát này: Ta sẽ chết. Cái chết, tự bản thân nó, đối với mắt anh không lấy gì làm khủng khiếp. Tất cả cuộc đời của anh từ trước đến nay chỉ là một cuộc chuẩn bị lâu dài cho sự tai họa, và anh chẳng bao giờ quên cái tai họa thường được coi là lớn hơn tất cả.
Ô hay! Anh nghĩ bụng, nếu trong sáu mươi ngày nữa ta phải quyết đấu với một người sử dụng võ khí rất giỏi, có dễ ta lại hèn yếu mà cứ luôn luôn nghĩ đến điều đó, và thất đảm kinh hồn hay sao?
Anh dành hơn một tiếng đồng hồ để tìm hiểu rõ mình về điểm đó.
Khi anh đã trông rõ tâm hồn của anh rồi, và sự thật hiện lên trước mắt anh rõ ràng cũng như một trong những cái cột của nhà giam, anh nghĩ đến sự hối hận!
Việc gì mà ta phải hối hận nhỉ? Ta đã bị xúc phạm một cách tàn khốc; ta đã giết, ta đáng chết, có thế thôi. Ta chết sau khi đã thanh khoản với người đời. Ta không
để lại một bổn phận nào chưa làm trọn, ta không nợ ai cái gì cả; cái chết của ta chả có gì nhục nhã ngoài cái dụng cụ: riêng cái đó thôi, kể ra cũng thừa đủ để làm ta phải nhục nhã đối với mắt bọn trưởng giả ở Verie; nhưng lấy trí mà xét, chả có gì đáng coi thường hơn! Ta còn một cách để được trọng vọng đối với mắt họ: ấy là ném những đồng tiền vàng cho dân chúng khi đi thụ hình. Lưu danh của ta, gắn liền với ý niệm hoàng kim, sẽ chói lọi đối với họ.
Cái lý luận đó, chỉ một phút sau, anh thấy là hiển nhiên. Sau đó: Ta chả còn công việc gì trên trái đất nữa, Juyliêng tự nhủ, và anh ngủ rất say.
Vào quãng chín giơ tối, viên giám ngục mang bữa ăn tối lại cho anh và đánh thức anh dậy.
- Ở Verie, người ta đồn thế nào?
- Ông Juyliêng ạ, tôi đã có lời thề trước thánh giá ở triều đình nhà vua, cái hôm tôi được đặt vào chức vị này, lời thể đó bắt buộc tôi phải im lặng.
Hắn im, nhưng vẫn đứng đây. Trông thấy cái trò giảo quyệt tầm thường đó, Juyliêng lấy làm thú vị. Ta cần phải, anh nghĩ, để cho hắn chờ thật lâu đồng tiền năm quan mà hắn mong ước để bán lương tâm của hắn cho ta.
Khi viên giám ngục thấy bữa ăn đã xong mà Juyliêng không có vẻ gì là muốn dụ dỗ hắn:
- Ông Juyliêng ạ, hắn nói một vẻ giả dối và ngọt ngào, mối cảm tình của tôi đối với ông bắt buộc tôi phải nói; mậc dầu người ta bảo là trái với lợi ích của công lý, như vậy có thể giúp ông sắp xếp cuộc bào chữa... Ông Juyliêng ạ, ông là người tốt bụng, chắc ông sẽ rất hài lòng nếu tôi báo tin ông biết là bà đơ Rênan đã gần khỏi.
- Ủa! bà ấy không chết à? Juyliêng kêu lên như điên dại.
- Ủa! ra ông chưa biết gì! viên giám ngục nói với một vẻ ngây độn, nó biến ngay thành vẻ sung sướng của lòng tham. Kể ra thì ông cũng nên cho ông bác sĩ giải phẫu ít nhiều, vì theo pháp luật và công lý, đáng lẽ ông ta không được nói. Nhưng để làm vui lòng ông, tôi có đến nhà ông ta, và ông ta đã kể cho tôi nghe tất cả...
- Nghĩa là, vết thương không chết người, Juyliêng sốt ruột nói với hắn, anh lấy cái mạng của anh để cam đoan với tôi chứ?
Viên giám ngục, người cao lớn đến sáu piê, hoảng sợ và rút lui ra phía cửa. Juyliêng thấy rằng mình muốn biết sự thực mà làm thế là vụng, anh bèn ngồi xuống và ném một đồng Napôlêông cho ông Noaru.
Câu chuyện kể lể của người đó chứng thực cho Juyliêng rằng vết thương của bà đơ Rênan không chết người, anh nghe kể mà dần dần ứa nước mắt. - Đi ra! bỗng anh nói một cách cộc cằn.
Viên giám ngục tuân lệnh. Cửa vừa khép lại xong, Juyliêng liền kêu lên-. Trời đất ơi! Nàng không chết! và anh quỳ gục xuống, nước mắt như mưa.
Trong giây phút trọng đại đó, anh tin ở Chúa. Các trò giảo quyệt của bọn thầy tu có nghĩa lý gì? nó có thể nào làm cho sự thật và sự cao siêu của ý niệm Chúa bị sứt mẻ tí nào không?
Mãi đến lúc đó, Juyliêng mới bắt đầu hối hận về tội ác đã phạm. Do một sự ngẫu hợp, nó tránh cho anh khỏi nỗi đau khổ, cũng mãi đến lúc đó mới vừa chấm dứt tình trạng bứt rứt về thể chất và hầu như điên loạn về tâm thần của anh từ lúc anh rời Pari đi Verie.
Nước mắt của anh có một nguồn hào sảng, anh không nghi ngờ tí nào về sự kết tội nó đương chờ đợi anh.
Như vậy là nàng sẽ sống!... anh tự nhủ... Nàng sẽ sống để tha thứ cho ta và để yêu ta...
Sáng hôm sau, rất muộn, khi viên giám ngục đánh thức anh:
- Chắc ông đói lắm rồi thì phải, ông Juyliêng ạ, viên đó nói với anh. Tôi đã đến đây hai lần và không muốn đánh thức ông. Đây là hai chai rượu vang thượng hảo hạng mà ông linh mục của chúng tôi, ông Maxlông, gửi biếu ông.
- Thế nào? cái thằng đểu ấy hãy còn ở đấy à? Juyliêng nói.
- Thưa ông, vâng, viên giám ngục nói thấp giọng, nhưng ông đừng nói nói to thế, có thể. hại cho ông đấy.
Juyliêng cười ha hả.
- Ông bạn ơi, tôi đã đến nước này, thì chỉ có một mình ông có thể làm hại tôi nếu ông không hiền từ và nhân đức nữa...Ông sẽ được đền bù hậu hĩ, Juyliêng nói và dừng lời, lấy vẻ mặt kẻ cả, vẻ mặt đó được chứng minh ngay bằng một đồng tiền bỏ ra đãi hắn.
Ông Noaru lại kể rất tỉ mỉ chi tiết tất cả những gì ông ta đã được nghe về bà đơ Rênan, nhưng không đả động đến chuyện cô Êlida vào thăm.
Ông ta lúc đó hết sức là thấp hèn và phục tòng. Bỗng một ý kiến rọi qua đầu óc Juyliêng: Cái tên khổng lồ hình thù cổ quái này có thể kiếm được ba bốn trăm quan gì đó, vì nhà tù của hắn không đông khách lắm; ta có thể bảo đảm cho hắn một vạn quan, nếu hắn sẵn lòng trốn sang Thụy Sĩ với ta... Cái khó là làm thế nào cho hắn tin ở sự thành thực của ta. Cái ý nghĩ phải thương lượng dài dòng với một con người ti tiện như thế, làm cho Juyliêng phát tởm, anh liền nghĩ sang chuyện khác.
Buổi tối, không kịp nữa rồi. Một chiếc xe trạm đến đón anh lúc mười hai giờ đêm. Anh rất lấy làm hài lòng về những viên cảnh binh, bạn đồng hành với anh. Buổi sáng, khi đến nhà tù ở Bodăngxông, người ta có nhã ý cho anh ở tầng gác thượng của một chòi vọng lâu kiểu gôtích. Anh phán đoán kiểu kiến trúc là của đầu thế kỷ XIV; anh thán phục vẻ thanh thoát và nhẹ nhàng thú vị của nó. Do một khoảng cách hẹp giữa hai bức tường bên kia một cái sân sâu rộng, anh được nghé nhìn thăm thẳm một phong cảnh tuyệt đẹp.
Ngày hôm sau, có một cuộc thẩm vấn, sau đó, người ta để cho anh được yên, trong rất nhiều ngày. Tâm hồn anh bình tĩnh. Anh thấy công việc nay của anh hoàn toàn đơn giản: Ta đã cố ý giết người, ta phải bị giết.
Tư tưởng của anh cũng chẳng dừng lâu gì ở cái lý luận đó. Cuộc xử án, nỗi buồn chán phải ra mặt công chúng, cuộc bào chữa, anh coi tất cả những cái đó như
những trò phiền nhiễu nhỏ nhặt, những nghi thức chán ngắt, đến ngày hôm đó sẽ nghĩ đến cũng vừa. Anh cũng chẳng nghĩ gì nhiều hơn đến cái lúc chết. Sau cuộc xử án, ta sẽ nghĩ đến chuyện đó. Cuộc sống đối với anh không buồn tẻ, anh nhìn tất cả mọi sự mọi vật dưới một hình trạng mới mẻ. Anh không còn tham vọng nữa. Anh nghĩ rất ít đến cô đơ La Môlơ. Những nỗi hối hận làm bận trí óc anh nhiều, và thường hay trình bày cho anh hình ảnh bà đơ Rênan, nhất là trong cảnh im lặng của những đêm khuya, chỉ bị quấy rối, trong chòi vọng lâu cao đó, bởi tiếng kêu của loài cú vọ*
Anh cảm ơn trời về nỗi đã không làm cho nàng bị tử thương. Lạ lùng thay! anh nghĩ thầm, ta cứ tưởng rằng, do bức thư gửi ông đơ La Môlơ, nàng đã phá hoại vĩnh viễn hạnh phúc tương lai của ta, thế mà, chưa đến mười lăm ngày sau cái hôm gửi bức thư ấy, ta đã không còn nghĩ gì nữa đến tất cả những chuyện ta quan tâm lúc đó...Hai hoặc ba nghìn liver lợi tức hàng năm để sống yên ổn trong một miền rừng núi như Vergy... Lúc đó ta thật là sung sướng... Mà ta không biết là ta sung sướng!
Có những lúc khác, anh đương ngồi trên ghế tựa bỗng đứng phắt lên. Nếu ta đã làm tử thương bà đơ Rênan, thì chắc là ta đã tự sát rồi... Ta cần phải tin chắc chắn điều đó để không ghê tởm chính mình ta.
Tự sát! Vấn đề trọng đại là đó, anh nghĩ bụng. Những viên thẩm phán kia, rất mực thể thức, rất mực ráo riết theo đuổi bị cáo tội nghiệp, họ sẵn lòng cho treo cổ người công dân lương hảo nhất, để mưu cầu một tấm huân chương... Ta sẽ thoát khỏi uy lực của họ, thoát khỏi những lời lăng mạ bất thành cú của họ, mà tờ báo của địa phương sẽ mệnh danh là hùng biện...
Ta có thể còn sống trên dưới năm sáu tuần lễ nữa... Tự sát! nói chứ, không, anh tự nhủ vài hôm sau, Napôlêông đã sống...
Vả chăng, ta thấy đời sống dễ chịu; cuộc sống ở đây yên ổn; không có những kẻ đến quấy rầy, anh vừa nói thêm vừa cười, và anh bèn ghi những sách mà anh định cho gửi từ Pari về.
CHƯƠNG XXXVII
MỘT CHÒI VỌNG LÂU
Mồ một người bạn.
XTERNƠ*
Nghe thấy có tiếng ồn ào ở ngoài hành lang: không phải giờ người ta lên chỗ giam anh, con cú vọ vừa kêu vừa bay vụt lên, cửa mở ra, và cụ linh mục Sêlăng già lụ khụ, run rẩy và tay chống gậy, ôm chằm lấy anh.
- Chà! lạy Chúa tôi! có lẽ nào, con... Đồ ác quái! đáng lẽ ta phải nói thế.
Và ông già hiền hậu không nói thêm được một lời nào. Juyliêng chỉ sợ ông cụ ngã. Anh phải dắt cụ ngồi vào một chiếc ghế tựa. Bàn tay của thời gian đã đè nặng nề lên trên con người đó, xưa kia cương cường là thế. Juyliêng thấy ông chỉ còn la cái bóng của ông cụ ngày xưa.
Khi cụ đã lấy lại được hơi thở: - Mãi hôm kia đây thôi, ta mới nhận được thư của con gửi từ Xtrazbua, với số tiền năm trăm quan cho người nghèo ở Verie; người ta đem cái thư đó đến cho ta vào tận trong núi ở Livơruy, ta ẩn dật trong đó, ở nhà thằng Giăng cháu ta. Hôm qua,