41. (Tập 2)vancuong7975(xong) WIKI
-
Link PDF
Link Google Docs
Link Word Online
CHƯƠNG XLI
CUỘC XỬ ÁN
Xứ sở này sẽ còn nhớ lâu vụ án lừng danh này, Lòng thiết tha của mọi người đối với bị cáo được đưa lên đến mức thành náo động: là vì tội của anh can phạm thật lạ lùng, tuy vậy không đến nỗi hung bạo. Dù có hung bạo đi nữa, nhưng chàng thanh niên đó đẹp trai quá! Nền phúc trạch của anh dương cao vời vợi, sớm bỗng tan tành, làm tăng thêm nỗi bùi ngùi xúc động. Họ có sẽ kết tội anh không? các phụ nữ hỏi những người đàn ông quen biết, và người ta thấy họ chờ đợi câu trả lời, mặt mày xanh xám.
XANHTO-BƠ V
Thế rồi cái ngày đó đến, cái ngày ma bà đơ Rênan và Matinđơ rất đỗi lo sợ.
Quang cảnh lạ lùng của thành phố làm tăng gấp bội nỗi khủng khiếp của họ, và làm cho cả tầm hồn rắn rỏi của Fukê cũng không khỏi xúc động. Toàn xứ đều kéo đến Bơđăngxông để xem xử vụ án lãng mạn này.
Đã từ bao nhiêu ngày rồi, không còn thừa một chỗ nào trong các hàng cơm quán trọ. Ông Chánh tòa đại hình bị người ta xúm xít hỏi xin giấy vào xem, tất cả các bà tai mặt trong thành phố đều muốn dự cuộc xử án; người ta rao bán trong các phố chân dung của Juyliêng, v.v...
Matinđơ dự phòng sẵn cho giây phút trọng đại này một bức thư hoàn toàn do tay đức giám mục*** viết. VỊ giáo chủ này, là người lãnh đạo Giáo hội nước Pháp và có quyền bổ nhiệm các giám mục, hạ cố yêu cầu tha bổng cho Juyliêng. Hôm trước ngày xử án, Matinđơ đem bức thư đó đến cho vị phó giám mục có quyền thế lớn.
Khi cuộc hội kiến kết liễu, thấy cô ra về nước mắt chứa chan: - Tôi đảm bảo lời tuyên bố của ban hội thẩm, ông đơ Frile nói với cô, ông ta đã rời bỏ thái độ dè dặt ngoại giao, và chính ông cũng hầu như cảm động. Trong số mười hai người phụ trách thẩm tra xem tội phạm của người mà cô đỡ đầu có nhất quyết kiên trì không, và nhất là có dự mưu hay không, tôi có được sáu người bạn tận tâm với công danh sự nghiệp của tôi, và tôi đã nói cho họ hiểu rằng đưa tôi lên chức giám mục là tùy tay họ. Ông nam tước Valonô, mà tôi đã cất nhắc lên làm thị trưởng Verie, nắm hoàn toàn được hai người bản hạt của ông, tức là các ông đơ Moarô và đơ Sôlanh. Quả đáng tội, cuộc rút thăm đã cho chúng ta, về vụ này, hai vị hội thẩm tư tưởng hết sức ngược chiều; nhưng, tuy thuộc phái tự đa cực đoan, họ vẫn trung thành với mệnh lệnh của tôi trong những dịp quan trọng, và tôi đã cho người bảo họ phải biểu quyết theo ông Valonô. Tôi nghe nói có một vị hội thẩm thứ sáu, là nhà công nghiệp, giàu vô cùng và là một người ba hoa theo phái tự do, đương ngầm xin một vụ thầu cung cấp cho bộ chiến tranh, và chắc là ông ta không muốn làm mất lòng tôi. Tôi đã cho người bảo ông ta rằng ông đơ Valonô đã được tối dặn dò lời tối hậu.
- Thế cái ông Valonô ấy là ai? Matinđơ băn khoăn hỏi.
- Nếu cô được biết ông ta, thì cô không thể nào ngờ vực được sự thành công. Ông ta là một người ăn nói táo bạo, trắng trợn, thô bỉ, trời sinh ra để cầm đầu những kẻ ngu dại. Năm 1814 đã lôi ông ta ở cảnh khốn cùng ra, và tôi sắp đưa ông ta lên làm tỉnh trưởng. Ông ta có thể đánh những hội thẩm khác nếu họ không muốn biểu quyết theo ý ông ta.
Matinđơ hơi được yên tâm.
Một cuộc tranh luận khác chờ đợi cô trong buổi tối. Để khỏi kéo dài một cảnh tượng khó chịu và theo mắt anh thì kết quả đã chắc chắn, Juyliêng nhất quyết sẽ không lên tiếng.
- Trạng sư của tôi sẽ lên tiếng, thế là đủ lắm rồi, anh nói với Matinđơ. Tôi sẽ bị phơi bày cho tất cả những kẻ thù của tôi trông mặt, kể ra cũng là quá lâu rồi. Những dân tỉnh lẻ đó lấy làm chướng vì sự giàu sang nhanh chóng của tôi nhờ cô mà có, và, xin nói thực, không có một đứa nào là không ước mong tôi bị kết tội để rồi lại khóc như một thằng ngốc khi người ta dẫn tôi ra pháp trường.
- Họ mong được thấy anh bị nhục, cái đó đã đành rồi, Matinđơ trả lời, nhưng em không tin là họ độc ác. Sự có mặt của em ở Bơdăngxông và cái cảnh tượng đau đớn của em đã làm cho tất cả phụ nữ phải quan tâm;. khuôn mặt xinh đẹp của anh sẽ tác động nốt. Nếu anh nói một câu trước mặt các quan tòa, thì tất cả cử tọa sẽ bênh anh, v.v...
Hồi chín giờ sáng hôm sau, khi Juyliêng từ nhà giam đi xuống để sang đại sảnh đường của Tòa Án, các cảnh binh phải vất vả lắm mới rẽ được đám người đông nghịt chen chúc ở trong sân. Juyliêng đã ngủ ngon giấc, anh rất bình tĩnh, và không cảm thấy gì khác ngoài một thương hại có tính chất triết lý đối với đám người ghen ghét kia, họ không có độc bụng gì, nhưng họ sắp vỗ tay tán thành án quyết tử hình của anh. Anh rất ngạc nhiên khi bị giữ chân hơn một khắc đồng hồ giữa đám đông, anh bắt buộc phải thừa nhận rằng sự có mặt của anh gây cho công chúng một lòng thương hại bùi ngùi. Anh không nghe thây một lời nào khó chịu. Thì ra những dân tỉnh lẻ kia không đến nỗi xấu bụng như ta vẫn tưởng, anh nghĩ thầm.
Bước vào phòng xử án, anh ngạc nhiên vì vẻ thanh nhã của kiến trúc. Đó là một kiểu gôtích chững chạc, và một mớ những cột nhỏ xinh đẹp, bằng đá đẽo rất chuốt. Anh tưởng chừng như đương ở nước Anh.
Nhưng tất cả sự chú ý của anh liền bị thu hút ngay bởi mươi mươi lăm người phụ nữ xinh đẹp, ngồi ngay trước mặt cái ghế gỗ của bị cáo, đầy cả ba dãy bao lơn phía trên các quan tòa và các hội thẩm. Ngoảnh về phía công chúng anh thấy khán đài vòng cung cheo leo ở phía trên sảnh đường bậc thang, đầy những phụ nữ: đa số còn trẻ và anh thấy rất đẹp: mắt họ long lanh và đầy vẻ thiết tha. Trong phần còn lại của gian phòng, công chúng đông nghịt; người ta đánh nhau ở cả cửa vào, và bọn lính canh không sao làm cho mọi người im lặng được.
Khi tất cả mọi con mắt tìm kiếm Juyliêng trông thấy anh đã có mặt, lúc anh đến ngồi ở cái chỗ hơi cao dành cho bị cáo, thì anh liền được đón tiếp bằng một tiếng xì xào kinh ngạc và thương cảm bùi ngùi.
Ngày hôm đó, người ta tưởng chừng anh chưa đến hai mươi tuổi; anh ăn mặc rất giản dị, nhưng có một vẻ hoàn toàn ưu nhã; mái tóc và vầng trán anh trông rất xinh; Matinđơ đã cố tình tự trông nom sự phục sức của anh. Sắc mặt Juyliêng xanh nhợt. Vừa ngồi xuống ghế gỗ, anh liền nghe thấy từ phía có tiếng nói: Trời! Anh ta trẻ quá!.,. Thật là một đứa trẻ thơ... Trông người đẹp hơn ảnh nhiều!...
- Này anh bị cáo, người cảnh binh ngồi bên tay phải anh nói với anh, anh có trông thấy sáu cái bà ngồi ở hàng bao lơn kia không? Người cảnh binh chỉ cho anh một khán đài nhỏ nhô ra phía ngoài, bên trên những hàng ghế bậc thang của các hội thẩm. Đấy là bà tỉnh trưởng, viên cảnh binh nói tiếp, bên cạnh là bà hầu tước đơ M***, bà này có cảm tình với anh lắm đấy; tôi có nghe thấy bà ta nói chuyện với ông dự thẩm. Sau đó là bà Đervin...
- Bà Đervin! Juyliêng kêu lên, và trán anh ửng đỏ. ở đây ra, anh nghĩ bụng, thế nào bà ấy cũng viết thư cho bà đơ Rênan. Anh không biết bà đơ Rênan đã đến Bơdăngxông.
Các nhân chứng được gọi lên khai rất nhanh chóng*. Ngay từ những lời buộc tội đầu tiên của viên biện lý, trong số những bà ngồi ở chỗ bao lơn nhỏ kia, ngay trước mặt Juyliêng, có hai bà giàn giụa nước mắt. Bà Đervin thì không mủi lòng như thế, Juyliêng nghĩ bụng. Tuy vậy, anh nhật xét thấy bà ta đỏ bừng.
Ông biện lý, bằng những lời văn bã giả, lên giọng lâm ly thống thiết nói về sự đã man của tội ác đã phạm; Juyliêng quan sát thấy rằng những bà ngồi bên cạnh bà Đervin có vẻ hết sức không tán thành ông ta. Có nhiều viên hội thẩm, chắc là quen biết các bà kia, nói với các bà đó và có vẻ làm cho các bà yên tâm. Âu cũng là một triệu chứng tốt, Juyliêng nghĩ bụng.
Từ trước cho đến lúc đó, anh vẫn cảm thấy một nỗi khinh bỉ thuần túy đối với tất cả những người đàn ông dự phiên xử án. Sự hùng biện nhạt nhẽo của viên biện lý lại làm tăng thêm nỗi ghê tởm đó. Nhưng dần dần sự khô khan của tâm hồn Juyliêng biến đi trước những biểu hiện thiết tha mà rõ ràng anh là đối tượng.
Anh lấy làm hài lòng về vẻ mặt chắc nịch của trạng sư của anh. Đừng có văn vẻ già cả nhé, anh nói nhỏ với ông ta khi ông ta sắp lên tiếng.
Tất cả cái giọng khoa trương ăn cắp của Bôxuyê*, mà người ta đã phô ra để chống lại ông, đã có lợi cho ông đây, viên trạng sư nói. Quả nhiên, ông ta mới nói được năm phút đồng hồ, mà hầu hết các phụ nữ đã tay cầm mùi soa rồi. Viên trạng sư, được khuyến khích, nói với các hội thẩm những lời rất mạnh. Juyliêng rùng mình, anh cảm thấy mình sắp rỏ nước mắt đến nơi. Trời đất ơi! Các kẻ thù của ta sẽ nghĩ sao?
Anh sắp để cho sự bùi ngùi cảm động xâm chiếm lòng anh thì, may thay cho anh, anh chợt trông thấy một cái nhìn láo xược của ông nam tước đơ Valonô.
Đôi mắt của cái thằng hợm hĩnh thô bỉ ấy nảy lửa, anh nghĩ bụng: cái tâm hồn đê tiện kia mới có vẻ đắc thắng làm sao! Vì dù tội ác của ta chỉ đem lại cho ta duy có một cảnh huống này thôi, ta cũng phải nguyền rủa nó. Có trời biết thằng cha này sẽ nói gì về ta với bà đơ Rênan!
Ý nghĩ đó xóa nhòa tất cả mọi ý nghĩ khác. Chỉ giây lát sau, Juyliêng được các biểu hiện đồng tình của công chúng làm cho tỉnh trí lại. Trạng sư vừa nói xong bài cãi Juyliêng sực nhớ là nên bắt tay ông ta cho phải lễ. Thì giờ đã đi qua nhanh chóng.
Người ta mang đồ giải khát lại cho trạng sư và bị cáo. Lúc đó Juyliêng mới để ý đến một cảnh huống: không một người phụ nữ nào bỏ phiên tòa để đi ăn bữa chiều.
- Nói thực tình, tôi đói chết người đi được, trạng sư nói, thế còn ông?
- Tôi cũng vậy, Juyliêng đáp.
- Ông hãy trông kìa, bà tỉnh trưởng cũng cho mang bữa ăn chiều của bà đến đây kia, viên trạng sư vừa nói vừa chỉ cho anh chỗ bao lơn nhỏ. Cứ vững tâm, việc trôi chảy đấy. Lúc đó phiên tòa lại tiếp tục.
Ông chánh án đương đọc bản tóm tắt, thì chuông điểm mười hai giờ đêm. ông chánh án bắt buộc phải dừng lại; giữa sự im lặng của nỗi lo lắng chung, tiếng chuông đồng hồ vang khắp gian phong.
Đây là bắt đầu sang ngày cuối cùng của đời ta, Juyliêng nghĩ bụng. Bỗng anh cảm thấy bừng bừng trong lòng cái ý nghĩ về bổn phận. Từ trước đến đó, anh vẫn chế ngự được: sự xúc động của anh, và giữ vững quyết tâm là không nói năng gì; nhưng khi ông chánh án hỏi anh có muốn nói thêm gì không, thì anh liền đứng dậy. Anh trông thấy trước mặt đôi mắt của bà Đervin, đôi mắt đó, dưới ánh đen, có vẻ long lanh ngời sáng. Không chừng bà ta khóc chăng? anh nghĩ thầm.
"Thưa các ngài hội thẩm, "Lòng khinh bỉ ghê rợn, mà tôi vẫn tưởng có thể coi thường bất chấp lúc từ giã cõi đời, chính nó làm cho tôi phải lên tiếng. Thưa các ngài, tôi không có cái hân hạnh được là người cùng giai cấp với các ngài, các ngài thấy ở tôi một gã nhà quê đã bất bình nổi dậy chống lại sự thấp hèn của thân danh mình.
"Tôi không xin các ngài một ân điển nào cả, Juyliêng nói tiếp bằng giọng chắc nịch. Tôi không tự huyễn hoặc tí nào, cái chết đương chờ đợi tôi: chết là chính đáng. Tôi đã nỡ lòng xâm phạm đến tính mạng của người đàn bà xứng đáng được mọi sự tôn trọng, mọi sự kính nể hơn ai hết. Bà đơ Rênan đối với tôi đã như một người mẹ. Tội ác của tôi thật là tàn bạo, và nó đã được dự mưu. Vậy tôi đã đáng tội chết, thưa các ngài hội thẩm. Nhưng dù tội của tôi có nhẹ hơn chăng nữa, tôi trông thấy những người, không thèm đoái hoài đến những cái có thể đáng thương hại, trong tuổi thanh niên của tôi, chỉ lăm lăm muốn qua tôi mà trừng trị và làm nản lòng đến muôn thưở các tầng lớp thanh niên, sinh trưởng trong một giai cấp thấp kém và có sự may mắn được tiếp thụ một nền giáo dục tốt, và sự táo bạo dám chen chân vào cái mà sự kiêu hãnh của những kẻ giàu mệnh danh là xã hội.
"Tội ác của tôi là thế đó, thưa các ngài, và nó sẽ bị trừng trị càng nghiêm khắc vì nỗi, thực tế, tôi không được xử phán bởi những người cùng đẳng cấp* với tôi. Tôi không trông thấy trên các hàng ghế hội thẩm một người nhà quê làm nên giàu có nào, mà chỉ toàn những ngài trưởng giả phẫn nộ...".
Trong hai mươi phút đồng hồ, Juyliêng nói theo cái giọng đó; anh dốc hết cả những điều ấm ức trong lòng; viên biện lý, vốn đương cầu mong những ân huệ của quý tộc, cứ nhảy chồm chổm trên ghế ngồi; nhưng mặc dầu giọng điệu hơi trừu tượng mà Juyliêng đã đem vào cuộc biện luận, tất cả phụ nữ đều khóc sướt mướt. Ngay cả đến bà Đervin cũng mùi soa thấm mắt. Trước khi kết thúc, Juyliêng lại trở lại nói về sự dự mưu, về lòng hối hận, lòng tôn trọng, lòng kính yêu như con đối với mẹ và không có giới hạn, mà, trong những ngày hạnh phúc hơn, anh đã có đối với bà đơ Rênan... Bà Đervin kêu thét lên một tiếng và ngất đi.
Chuông điểm một giờ, khi các hội thẩm rút lui vào phong riêng. Không một người phụ nữ nào bỏ chỗ; đàn ông cũng nhiều người rưng rưng nước mắt. Những câu đàm luận lúc đầu rất sôi nổi: nhưng dần dần đợi mãi rồi phán quyết của ban hội thẩm mà không thấy, mọi người cùng mỏi mệt nên cử tọa bắt đầu yên tĩnh. Giây phút đó thật là long trọng; đèn đuốc bớt chói chang. Juyliêng, rất mệt mỏi, nghe thấy người ta bàn tán bên cạnh mình về vấn đề sự chậm trễ này là triệu chứng tốt hay xấu. Anh vui thích thấy tất cả mọi người đều ước mong điều tốt cho anh; ban hội thẩm vẫn chưa thấy trở ra, vậy mà không một người phụ nữ nào rời khỏi gian phòng.
Chuông vừa điểm hai giờ, thì nghe thấy có tiếng xôn xao lớn. Cái cửa nhỏ của phòng hội thẩm bỗng mở ra. Ông nam tước đơ Valonô tiến ra, bằng một bước đi trịnh trọng và có vẻ phường tuồng, tất cả các hội thẩm đi theo sau. Ông ta hắng giọng, rồi tuyên bố là ban hội thẩm thực lòng tin tưởng, mà đồng thanh nhất trí tuyên bố rằng Juyliêng Xôren phạm tội giết người, và giết người có dự mưu: lời tuyên bố đó đưa đến tử hình; một lát sau tòa tuyên án tử hình. Juyliêng nhìn đồng hồ của mình, và sực nhớ đến ông đơ Lavalet; lúc đó là hai giờ mười làm phút. Hôm nay là thứ sáu*, anh nghĩ bụng.
Ờ, nhưng .ngày hôm nay lại là ngày tốt lành cho thằng Valonô, nó kết tội ta... Ta bị canh giữ riết quá, Matinđơ không thể nào cứu ta trốn thoát được như bà đơ Lavalet đã làm... Như vậy là, trong ba ngày nữa, cũng vào giờ này, ta sẽ được biết cái hoặc nhiên đại sự* nó là thế nào.
Ngay lúc đó, anh nghe thấy một tiếng kêu thét lên và tâm trí anh trở về với thực tại. Các phụ nữ chung quanh anh khóc nức khóc nở anh thấy tất cả các bộ mặt đều quay về phía một khán đài nhỏ xây ở bộ phận thượng tầng của một cái cột vuông kiểu gô tích. Sau này anh được biết là Matinđơ đã náu mình trong đó. Không thấy tiếng kêu tái diễn, mọi người lại quay lại nhìn Juyliêng, mà các viên cảnh binh đương tìm cách dẫn xuyên qua đám đông.