47. (Tập 2)vancuong7975(xong)WIKI

20/11/15
47. (Tập 2)vancuong7975(xong)WIKI
  • Link PDF

    Link Google Docs

    Link Word Online


    - Badơrst (Bathurst): huân tước Badơrst, là một nhà chính trị Anh hết sức phản động, thù ghét Napôlêông đến cao độ. Y làm bộ trưởng thuộc địa, và chính y đề nghị với chính phủ Anh đày Napôlêông ra đảo Xanhtơ-Hêlen.

    80- Lôckơ (Locke): nhà triết học Anh (1632-1704), tác giả bộ sách Tiểu luận về trí thức.

    82- ...đơ Rênan: bản Bucci chữa là: đơ Rênan, bị bãi chức“.

    - ...Phái tự do đưa lên: ở đây Xtăngđan ám chỉ cái chuyện mà hồi đó người ta gọi là "cuộc phân đảng bảo hoàng’ ' (la détection royaliste) nghĩa là cuộc liên kết của phái tự do với một số nghị sĩ bảo hoàng trong cuộc tuyển cử năm 1827.

    83- ...Juyliêng biết bản in đầu tiên in lầm là: "ông đơ Valonô được Juyliêng cho biết...". Đây có chữa lại theo bản 1854. Bản Bucci thì chữa là: "Juyliêng được ông đơ Valonô cho biết...".

    84- ... đã làm: bản Bucci chữa thêm: "Gia đình của người chết, bây giờ sống ra sao? Ý nghĩ đó làm cho lòng anh thắt lại".

    85- Pellicô (Pellico) nhà văn Ý (1789-1854).

    86- tưởng chừng trông thấy, bản Bucci chữa là: “trông thấy ông ta, cô tưởng chừng trống thấy...’.

    - những anh ngố có mép mạ vàng., (ces nigauds à tranches dorées): nghĩa bóng, chỉ những quyển sách có mép mạ vàng lộng lẫy, nhưng chứa đựng những tư tưởng mà cô ta cho là ngô nghê.

    87- Prôvăngxo (Provence): tên một xứ cũ ở cực Nam nước Pháp, khí hậu Địa Trung Hải, nắng đẹp, trời xanh ngắt. (Matinđơ đi nghỉ ở Hyerơ, là ở miền đó.)

    - cung điện Alămbra của thành Gronadơ (1’Alhambre de Grenade): cung điện trứ danh của các vua dân tộc Môrơ, ở thành Gronadơ (Tây Ban Nha), có những khu vườn tráng lệ.

    - Culông (Coulon): dòng họ Coulon (hoặc Coulomb) dưới thời Đế chế và thời Trùng hưng, có nhiều thế hệ những vũ đạo gia nổi tiếng.

    Bài nhảy tay tư (quadrille) cũng gọi lả đối vũ, hai đôi nhảy với nhau.

    - Pari: ám chỉ một đoạn văn trong tác phẩm Tự thuật của Ruxô (Phần 22, quyển X)!

    - Pèrêtnur. (Feretrius) trong tác phẩm Những cuộc dạo chơi trong thành La Mã, xtăngdan có kể chuyện một nhà học giả đã dịch Jupiter Feretrìus là Jupiter và nhà vua Faretriux. Thực ra Jupiter được gọi bằng nhiều biệt hiệu, theo những pháp thuật của vị thần đó: Jupiter tonnant, nghĩa là thần Jupite nổi sấm: jupiter Feretríux hoặc Férétrien là thần Jupiter lôi đả. ông học giả nào đó thật là học...dốt.

    94- Một hoàng thân đơ Côngtì (de Conti): Côngti là chi họ con út của dòng họ Buốcbông-Côngdle. Các hoàng thân của chi họ đó đều gọi là hoàng thân đa Côngti.

    95- Rôtsin (Rotchschild): chủ ngân hàng (1713-1812), thủy tổ một gia đình tài phiệt có thế lực ở Pháp.

    97- Côngrađanh (Conrađin): cũng gọi là Côngra đệ Ngũ (con của Côngra đệ Tứ, vua La mã năm 1237, và hoàng đế nước Đức năm 1250, quận công của các xứ Xnap (Souab) và Frăngcôni. Ông cố gắng chinh phục lại vương quốc Naplơ (Ý), bị thua trận ở Tagliacotzô, bị tử hình và hành hình năm 1268, mới 16 tuổi.

    98- Gatôp (galope hoặc galop); một điệu nhảy nhịp đôi, rất nhanh.

    99- bà đơ Xtan (madame de stael): nữ văn học gia nước Pháp, sinh ở Pari, nổi tiếng vì các tác phẩm văn học có ảnh hưởng lớn ớ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ (1766-1818).

    100- Ctcêri (Pierre-Luc-Charies Cicerì): họa sĩ trang trí Pháp (1782-1868). (Theo chú thích của bản Liên Xô).

    101- ... có vẻ, bản Bucci chữa là:”... có dáng dấp".

    102- Mêry-xuyêc Xen (Mêry-sur-Seine): tổng lỵ trong quận Nôgiăng-xuyêc-Xen, trên bờ sông Xen.

    103- uyxt (whist); tiếng Anh, chỉ một trò chơi bài lá của người Anh.

    104- huân chương Kim dương (la Toison dor): mội thứ huân chương đặt ra từ 1429 bởi Philip Nhân từ, quận công đơ Buôcgônhơ.Sau huân chương đó chuyển sang thành huân chương hiệp sĩ đầu tiên của nước Áo và nước Tây Ban Nha. Huy hiệu là một cái vòng đeo cổ bằng vàng hoặc một dải băng đỏ đeo trước ngực, dưới có treo lửng một con cừu đực, lấy điển tích ở thần thoại Hy Lạp.

    - Ăngtibơ (Antibes): tổng lỵ, ở quận Graxơ, có hải cảng trên bờ Địa Trung Hải.

    106- Girôngdanh (Girondin): một phe đảng chính trị nổi tiếng trong thời cách mạng. Đầu tiên chống chế độ quân chủ, lên cầm quyền năm 1792; nhưng sau khi Luy XVI bị truất, họ phản đối những vụ tàn sát tháng chín và từ chối không biểu quyết án tử hình nhà vua. Bị Hội nghị Quốc ước đặt ra ngoài vòng pháp luật, phần nhiều đảng viên bị lên đoạn đầu đài.

    107- rượu ngũ vị (punch): tên một thứ rượu pha chế bằng rượu mạnh với nhiều thứ linh tinh (nước chanh vắt, nước trà, đường v.v...) Dịch âm là: rmju Pôngsơ.

    108- khuyển nho (cynique)'. một phái triết học ở cổ Hy Lạp, do Diôgien (Diôngène) khởi xướng, chủ trương khinh bĩ các nghi thức xã hội. Do đó, người đời dùng tên đó để chỉ những cái gì trắng trợn, vô sỉ, coi thường lễ giáo thông tục.

    - Curiê (Paul-Louis Courier): nhà văn Pháp, sinh tại Pari (1772-1825), có viết những bài châm biếm chế độ Trùng hưng rất cay độc và xuất sắc. Trong bài Trả lời những thư nặc danh, ông đã phản đối mạnh mẽ câu lăng mạ bằng tiếng Hy Lạp, gọi ông là khuyển nho.

    - Muyra (Murat): em rể Napôlêông, chồng của Carôlin Bônapactơ, thống chế nước Pháp, sinh năm 1767, làm vua thành Naptơ từ 1808 đến 1815, bị xử bắn năm 1845.

    - Uôsinhton (Wasington): một trong những nhà sáng lập ra nền cộng hòa Hoa kỳ, ông là tổng thống đầu tiên của nước Hoa Kỳ. (1732-1799).

    109- Marinô Faliêrô: nhân vật lịch sử, thống lãnh Vonidor từ 1354 đến 1355, bị bọn quí tộc xử tử hình vì đã âm mưu chống lại họ; làm dề tài cho vở kịch thơ của Bairon (1820).

    - Cadimia Đờlavinh (Casimir Delagivne): nhà thơ và kịch tác gia Pháp (1793-1843).

    - Ixraren Bertuxiô (Israel Bertuccio): bản Bucci thêm: "chỉ là một anh thợ mộc ở công binh xưởng".

    - Dòng dõi cao sang biết mấy bản Bucci thêm: "nhưng về khí phách thì héo hon biết mấy, mờ nhạt biết mấy".

    110 - Pisogruy (Pichegru): tướng lĩnh Pháp (1761-1804), có chiến công lững lẫy, nhưng đầy lòng tham vọng, âm mưu dấy loạn chống Napôlêông, bị bắt, thắt cổ chết bằng vải ca vát.

    - La Fayet (La Payette): hầu tước đơ La Fayet, tướng tĩnh và chính trị gia người Pháp (1757-1834), tham gia tích cực vào cuộc chiến tranh giải phóng ở Mỹ; ở Pháp, tham gia các cuộc cách mạng 1789 và 1830, với khuynh hướng bảo hoàng tự do.

    - bản Buccì thêm: “vì dẫu sao những chuyện đó không dễ dàng như bắn một phát súng lục..."

    111- Vêly (Vély): bản Liên Xô in là Velly, và chú thích là: "Paul-Prancois Velly (1709-1759), tác giả của 8 cuốn lịch sử xứ Flăngđrơ mà ông viết còn dở dang".

    112- Mikel-Ănggiơ (Mìchel-Ange): họa sĩ, điêu khắc gia, kiến trúc sư và thi sĩ người Ý (1475-1564). Có vẽ nhiều bức bích họa nhà thờ, về đề tài lấy trong Kình Thánh.

    - Piêmông (Piémont): một xứ ở miền Nam nước Ý.

    113- Tuyranh (Turin); thủ phủ xứ Piêmông nước Ý (Tiếng Ý là Turino)

    114- Tập thơ của một nữ tu sĩ Bồ Đào Nha (Lettes d‘une Religieuse portugaise): đây là nói về Tập thơ Bồ Đào Nha (Lettres portugaise) của Marian Ancagaxađa (Marianne Alcagasada), 1669; đó là một tập thơ tình của một nữ tu viện trưởng gửi cho Samya (Chamillard), người sau này trở thành nguyên soái xứ Falăngdrơ. Tập thư đã được xuất bản dưới nhan đề trên. Xtăngđan rất thích tập thơ này vì những cảm xúc chận thật, tha thiết và vô cùng ngây thơ (Chú thích của bản Liên Xô).

    115- Thật là oái oăm: nguyên văn là "Sans doute le diable uy perd rien". (Hẳn là con qủy không thiệt thòi gì trong cái đó), ý nói là hành động của cô ta như vậy, thật không phải do trí khôn ngoan sáng suốt, mà chắc hẳn là do những lực lượng ma quái nó cám dỗ xui nên, làm cho tâm hồn bị lầm lạc đau khổ vì tình cảm rắc rối oái oăm. Đây, dịch thoát lấy ý.

    116- Hemani: (vở kịch nổi tiếng của Victor Huygô) đã được công diễn ngày 25-2-1830.

    - Thư tống ngục (Lettres de cachet): thư có niêm phong bằng dấu ấn của nhà vua, trong đó có lệnh cho bắt bỏ tù hoặc đày một người mà mình muốn (tên để trống)!

    - Tanma (Talma): diễn viên bi kịch nổi tiếng ở nước Pháp, được Napôlêông đặc sủng (1763-1826).

    117- quảng trường Bãì-Sỏi (place de Grève): Tất cả nhũng chuyện kể ở đây đều đúng sự thực lịch sử. Sau vụ âm mưu của bọn Chính khách và bọn Bất mãn, Jôdep dơ Đônitaxơ, lãnh chúa đơ La Môlơ, 44 tuổi, bj hành hình ở quảng trường Bãi sỏi ngày 30-4-1574. Một truyền thuyết có uy tín, cho rằng La Môlơ là tình nhân của hoàng hậu Margorit dơ Navarơ. Sau khi ông ta chết, bà hoàng hậu đã cho ướp cái đầu lâu của ông và tàng trữ làm di vật của mối tình cũ.

    - Hoàng hậu Margorit vuong quốc Navarơ (Marguerite de Navarre): vốn tên con gái là Margrơrit dơ Valoa, con gái của vua Henri II và bà Catorin dơ Mêđícix, sinh ở cung Xanh-Giecmanh-ănglê. Lấy chồng là vua Henri của vương quốc Navarơ (miền Tân Nam nước Pháp) sau này trở thành vua nước Pháp, danh hiệu là Henri IV. Bà hoàng hậu này bị truất năm 1509. Có để lại tập Hổi ký và tập 77JƠ (1553-1615).

    Quận công xứ Alăngxông (duc d“Alencon): lúc là Sarlơ IV, chồng bà Margorit de Valoa, em gái vua Frăngxoa đệ Nhất, chết năm 1525. Bà Margorit đơ Valoa này (đừng lầm với bà Margơrit dơ Valoa vợ vua Henri IV, còn gọi là Margrit (Ănggulêm (đ'Angoulêne) hoặc Margorit đ’Orlêăng (đ’Orlẻans), sau khi quận công đ*Alăngxông' chết, tái giá với vua xứ Navarơ là Henri đ'Ánbrêt (dòng họ mẹ Henri IV). Bà rất yêu văn nghệ, và che chở tôn giáo. Bà để lại một tập truyện ngắn nhan đề là Hêptamêrôn và một tập thơ Những Margorìt của bậc Margơrit trong các bà hoàng (Les marguetites de la marguerite des princesses). - Margorit (gốc La Tinh, margarita: hạt châu trân), nghĩa cũ trong tiếng Pháp, là trân châu (ngọc trai), sau này có nghĩa là một giống hoa cúc (thuộc luân loài paquerettes); đây là theo nghĩa cũ. Vậy nhan đề trên có nghĩa là: những hạt trân châu của bậc trân châu trọng các bà hoàng (nghĩa là: của bà hoàng ưu tú nhất trong các bà hoàng).

    - Henri IV: vốn là vua xứ Navarơ, sau làm vua nước Pháp từ 1589 đến 1610 thì bị hành thích chết. Trước lấy Margơrit đơ Valoa, sau truất bà này và lấy Mari đơ Mêđíxix; bà hoàng hậu này nắm quyền phụ chính trong thời kỳ vua Luy XIII kế ngôi ông, còn thơ ấu.

    - Chồng của tình nhân ông ta: Henri IV là chồng của Margorit đơ Navarơ, bà này là tình nhân của ông La Môlơ nói trên.

    - Thứ-ba-béo (Mardi-gras): ngày Thứ ba kết thúc thời kỳ giả trang (carnaval; đã có chú thích ở quyển I sách này). Gọi tên như vậy, vì hôm đó người ta ăn uống no nê thỏa thích, để ngày hôm sau Thứ tư lễ Trò (Mercredi des Cendres), bắt đầu thời kỳ ăn khem (Carème).

    - Một cái đầu óc: tiếng Pháp "c’est une tẻte" ý nói một cái đầu óc cương ngạnh, hoặc bướng bỉnh, hoặc có những ý nghĩ dị kỳ, không lay chuyển nổi, một tính khí đặc biệt, khác thường.

    118- 24 tháng tám 1572. cuộc tàn sát những người theo đạo Tin Lành, đêm 23 rạng ngày 14-8-1572 (gọi lả đêm Xanh-Bartêlêmy), do hoàng hậu Catorin đơ Mèdixix và các quận công Ghidơ thúc đẩy. Sự việc diễn ra ngay hôm sau ngày lễ cưới của vua Henri nước Navarơ (sau này là Henri IV) với Margơrit đơ Valoa, em gái vua Sariơ IX. Bao nhiêu thủ lĩnh chính theo đạo Tin Lành đều bị giết, trừ một số ít như Henri đơ Navarơ và hoàng thân đơ Côngdê, vì chịu phản gián nên được tha. Hậu quả cuộc tàn sát này là cuộc nội chiến lần thứ năm.

    119- d‘Obtnhê và Brăngtôm (d'Aubigné, Brantôme): là hai tác giả đã đóng góp rất nhiều cho uy tín của câu chuyện tỉnh ái giữa Bônitaxơ đơ la Môlơ với Margorit đơ Navarơ.

    - Uônto Xcôt (Walter Scott): nhà tiểu thuyết xứ Xcôtlen (nước Anh), tác giả nhiều bộ tiểu thuyết nổi tiếng như Aivanhô. v.v... thường là mô tả rất sinh động những thời quá khứ của lịch sử (1771-1832).

    120- l‘Êtoalơ (hEtoile): tức là tập Hồi ký của Pierơ đơ letoalơ (Pierre de letoile, 1546-1611). cũng có nhan đề nữa là Nhật ký của các triều vua Henri III và Henri IV (Joumal des règnes de Henri III et Henri IV). Tập hồi ký của một thường dân trung lưu ở Pari, ngày ngày ghi lại những sự việc mà ông ta được nghe nói, nhưng không quan tâm đến tính chất xác thực của tài liệu ông viết. (Chú thích của bản Liên Xô).

    - Hiệp hội (La Ligue): đây là một hiệp hội của phe đảng Thiên chúa giáo, do quận công đơ Ghidơ sáng lập năm 1976, danh nghĩa là để bênh vực đạo Thiên chúa (công giáo) chống với phái tân giáo (Gia tô giáo, Tin Lành), nhưng kỳ thực là để đánh đổ vua Henri III và đưa dòng họ đơ Ghidơ lên ngôi vua nước Pháp. Sau Henri IV, nhờ sự từ bỏ Tân giáo, đã chấm dứt được Hiệp hội.

    - ...Cô nói với ta: bản Bucci thêm: "mà cũng chỉ là trước mũi gươm của quân Tây Ban Nha thôi chứ ở Pari, anh ấy sợ đủ mọi thứ, anh thấy đâu đâu cũng toàn là cái nguy hiểm bị làm trò cười:.

    125' ...buông rơi tất cả: bản Bucci chữa là: 'tư tưởng cùa anh miên man trong một cuộc mơ màng bất tận".

    - Mêrinê {Prosper Mốrimée): nhà tiểu thuyết Pháp, sinh tại Pari, tác giả Côlômboia, Carmen v.v... (1803-1870).

    128- Palextin (Palestine): một miền ở Cận đông, xưa gọi lả Đất thánh, thú đô: Jérusalem. Thời kỳ thập tự chiến, đã từng lập thành vương quốc Jèrusalem ngắn ngửi. Đi Palextin, nghĩa là đi tham gia thập tự chiến.

    - Oagram (Wagram): tên một làng ở nước Áo, ở đó Napôlêông đã chiến thắng đại công tước Sarlơ một trận lừng lẫy, ngày 6-7-1809.

    129- ky sĩ (cavalier): tiếng Pháp cavalier có hai nghĩa: người cưỡi ngựa, ky binh; và người đàn ông hầu tiếp người đàn bà trong một cuộc khiêu vũ, hoặc dạo chơi, v.v... Đây dịch đúng nghĩa đen. Có thể hiểu cả hai nghĩa.

    130- tu sĩ Môry (abbé Maury): hồng y giáo chủ nhà hoạt động chính trị Pháp, năm 1792 ra nước ngoài và đến 1800 lại trở về Pháp (1768-1817).

    - Tutti quantr. tiếng Ý, nghĩa là tất cả chẳng trừ anh nào.

    - Manông LBXCO (Manon Lêscaưt): xem chú thích ở trên.

    - Nàng Hêlôgalơ mới (La Nouvelle Héloise): tiểu thuyết của J.J. Ruxo (1761).

    - Baxompierơ (Bassomplierre): thống chế nước Pháp và nhà ngoại giao, sinh ở Loren, một bậc thông minh tài trí lỗi lạc của thời đại (1579-1646). Bị giam cầm mười ba năm ở ngục Baxtiơ vì chống lại Risơliơ. Có để lại tập Hồi ký thú vị.

    - Văngđê (Vandée): tên một tỉnh ở miền Tây nước Pháp nổi danh vì cuộc dấy loạn trong thời Cách mạng cùa nông dân các vùng Brotanhơ, Poatu và Ănggiu.

    134- ...châu Phi: ám chỉ cái chuyện có nhiều thanh niên của các nước, từ năm 1821, kéo nhau đi đánh quân Thổ Nhĩ Kỳ để bênh vực Hy Lạp. Cuộc đổ bộ của quân đội Pháp ở châu Phi, vào ngày 13-6-1830, và hạ thành Angiê ngày 4 tháng 7.

    - Bôđoanh (Bédouin) dành gọi những người Ả rập du mục trên sa mạc ở châu Phi.

    135- nó thôi. thơ trích ngụ ngôn của La Fôngten, Gã chăn cừu và đàn cừu của gã.

    - Côblenx (Côblenz): thủ phủ của xứ Pruyxơ-Rênan, ở ngã ba sông Ranh và sông Môden. Năm 1782, là nơi tập hợp những người Pháp lưu vong, họp thành đạo quân Côngđê ở đó.

    - Sille (Sebllier): thi sĩ và kịch tác gia Đức, tác giả Vilhem Tell (1739-1895).

    - disiuvoltura:tìếng Ý, nghĩa là ung dung khoái đạt.

    - Lêỏngìin Fay (Léontine Fay: nữ diễn viên của rạp Gymnadơ, hồi đó hay đóng những vở của Sribơ, rất được hoan nghênh.

    150- ghế đẩu (tabouret): ở trong triều, các nữ công tước có đặc ân, khi chầu vua hay hoàng hậu, được ngồi trên một cái ghế xếp nhỏ, không phải đứng. Vì vậy cái ghế đẩu là biểu trưng cho hàng nữ công tước.

    151- thế thứ hai (seconde): thế thứ hai trong tám thế cầm gươm và đâm của kiếm thuật.

    - Thành Luy (Saint Louis: tức là vua Luy IX, cầm quân đi thập tự chiến (1218-1270).

    152- Mêphìxtôphêlex (Méphistophélès): tên chúa quỷ trong vở kịch Faust của Gơte (Goethe).

    - Grăngven (Granvelle): triều thần của vua Sarlơ-Canh (Charles-Quint), thế chân cho cha ở chức vị đó, sinh ở Bơdăngxông (1517-1586).

    - Tartuyt (Tartưtle): tên của nhân vật trong kịch Gã Turtuyi của Môlie; già đạo đức, mưu mô giảo quyệt, tìm cách quyến rũ vợ của Orgông là người cả tin hắn, đã mời hắn về ở nhà mình để cung dưỡng

    - Napôlêông: tiền vàng 20 quan, cỏ in hình nổi Napôlêông.

    153- Fônglăng và Magalông (Fontan, Magalon): hai nhà báo, chủ nhiệm báo Album, bị cầm tù vì những bài châm biếm chính phủ Trùng Hưng. Magalông bị giải đi Poaxy (Poissy) làm khổ sai chèo thuyền, cùm xích vào với bọn tù khổ sai (1823). Nhà văn Satôbriăng (Chateaubriand) đúng về phe tự do để phản kháng và Magalông được chuyển về Xanhtơ-Pêlagi (Sainte-Pélagie nhà tù ở Pari, để chứa tù chính trị và tù văn tự).

    - ...Conmar (Colmar): đại tá Carông bị xử bắn năm 1822, ở Colmar vì chuyện âm mưu phản loạn.

    154- Ôpêra của người Ý (Opéra Italien); thường gọi là Comédíe itatienne, tức là ban kịch của người Ý (vừa kịch nói, vừa kịch hát), biểu diễn ở Pari, lần lượt ở rạp hát của dinh Buôcgônhơ (1689), ở điện Poti-Buôcbông, ở hoàng cung, v.v... và đến 1762 thì sát nhập với ban Ca vũ nhạc hý kịch (Opéra comìque).

    - Espríl per prégui II A 30: chú thích của tác giả, vì viết tắt, nên chúng tôi để nguyên không dịch. Theo Henri Martinô, thì mấy tiếng đó phải đọc là: Espril perd préíecture. Guizol 11-8-1830. Nghĩa là: "Tài trí mất tỉnh trưởng. Ghidô, 11-8-1830". Câu đó ám chỉ việc Xtăngdan ngày hôm đó đến tìm gặp ông bộ trưởng Ghidô để xin làm tỉnh trưởng, nhưng lời thỉnh nguyên bị bác bỏ vì ông bộ trưởng này, là người bảo thủ, vốn nghi kỵ, những người tài trí.

    155- Anirê đơ Muyxê (Altred de Musset): thi sĩ trứ danh Pháp, thế kỷ XIX (1810-1857).

    - lianăc (Jarnac): tổng ly Sarăngtơ (quận Cònhăc, trên sông Sarăngtơ), ở đó, quận công giáo, do quận công d'Ăngju (duc
  • Chia sẻ trang này