49. (Tập 2)vancuong7975(xong) WIKI

20/11/15
49. (Tập 2)vancuong7975(xong) WIKI
  • Link PDF

    Link Google Docs

    Link Word Online


    - Eđinboc (Edinbourg): tiếng Anh là Edinburg, thủ phủ xứ Xcotlen, nước Anh.

    - Niu Yoc (New-York): tức là Nữu ước, thành phố nước Hoa Kỳ.

    - Lo Giôbo (Le Globe): một trong những tờ báo bảo thủ ở nước Anh, ra đời năm 1803.

    - Eguylông, Aglanh, Marmangđơ (Aiguilon, Agen, Marmande): Eguyông, tên một xã ở tỉnh LôêGaron, quận Agianh, Agianh, tỉnh ly của tỉnh LôêGaron, Marmăng đo, quận lỵ trong tỉnh LôêGaron, ở cách Agianh 50 km về phía Tây Bắc.

    - Ôtellô (Othello): nhân vật chính của vở kịch cùng tên, của Sếcxpia. Đây, tác giả không viết rành mạch. Đúng ra là: "mở đầu bức thư như nàng Đêxđêmôna trong vở Ôtellô (hồi I, lớp III), nàng Đexđêmôna nói trước Thượng nghị viện Vơnidơ về tình yêu của nàng với Ôtellô.

    - ...lấy danh hiệu của một trong những đất đai của ông: danh hiệu quý tộc đều là lấy tên của đất được phong (ví dụ: đơ La Môlơ), tức là hoặc được phong, hoặc con cháu của dòng họ đã được phong đất La Môlơ. về sau, có kẻ không được phong đất, nhưng mua đất, rồi cũng tự ghép tên đất vào tên mình, như thể được phong đất vậy.

    327- Luy XI (Louis XI): vua nước Pháp từ 1461 đến 1483.

    - rắc rối gì nữa: Ý nói không cần thêm tiếng Xôren vào (thành Juyliêng Xoren đơ La Vecnê), bỏ phăng ngay tên Xoren đi.

    - ...nhà giam. bản Bucci thêm: "Bộ mặt của ông ta vênh vang ra vẻ. Juyliêng biết rằng ông ta đương xin một cò bán bán thuốc lá cho một anh cháu. Trông thấy con người đó... Một dải băng lớp, rộng bản màu trắng nâng đỡ bông hoa bách hợp”. Màu trắng và hoa bách hợp là biểu trưng của quân quyền ở nước Pháp). “Trông thấy con người đê tiện đó, lòng can đảm của Juyliêng bỗng giảm sút và anh thấy đau lòng..."

    - Câu hỏi. bản Bucc chữa lại câu này là: "Đầu óc nhỏ nhen của viên dự thẩm không hiểu nổi sự thẳng thắn đó, nên hắn đặt thật nhiều câu hỏi...

    - From this... woro. dịch nghĩa câu tiếng Anh này là: "Từ giờ phút này nữa đi, tôi sẽ không bao giờ nói một lời nào nữa".

    - cú vọ: Trong nguyên văn, tác giả viết là orraie. vốn nghĩa orraie là một loài chim diều hâu, đại bàng (tiếng đó cũng được dùng để chỉ loại pygargue, chim đại bàng ở mặt bể, có đuôi trắng, có con sài cánh dài đến 2,50 mét). Người ta thường lầm oriaie là giống chim này với ettraie, là một loài cú vọ (chim đêm). Ở đây, có lẽ Xtăngđan cũng mắc cái lầm phổ biến đó, mà dùng danh từ oriraie để chỉ loài cú vọ, vì cảnh tả đây là cánh đêm, chim đây là chim đêm, thêm nữa, giống đại bàng thường ở ngọn cây cao, và ở hốc đá trên núi cao, chứ không lẩn quất dưới mái nhà của người, như loài cú vọ. Vậy, chúng tôi dịch là cú vọ, theo ý tác giả, chứ không theo danh từ có lẽ dùng sal cùa tác giả.

    - Xterne (Sterne): nhà văn nước Anh (1713-1768), sinh ở Airorlen (Irland).

    - đơ Lavalet (de Lavalette): tức là Ăngtoan Mari, bá tước đơ Lavalet, nhà chính trị nước Pháp, sinh ở Pari, bị kết án tử hình sau vụ Trăm Ngày, (Napôlêông, từ đảo Enbơ trốn thoát trở về, giành lại ngôi hoàng đế, trị vì được một trăm ngày, thì lại thua trận bị truất, và đày đi Xanhtơ Hêlen). ông được vợ ông cứu thoát. Vợ ông là Emlli đơ Bôhame, cháu gál của bà Jôdêphin đơ Bôhame, vợ Napôlêông (1769-1830).

    - Rơnê(René); tiểu thuyết lãng mạn của Satôbriăng (Chateaubtiand), trong đó tác giả tự mô tả dưới nhân vật chính là Rơnê, điển hình của những tâm hồn ốm yếu, mơ mộng viển vông, chán ghét thực tại, và mòn mỏi trong những khát vọng hảo huyền (1805). Văn học lãng mạn Pháp trong thế kỷ XIX, mang nặng dấu vết của nhân vật này.

    - ... rủi lắm-, đây, dịch theo bản in 1854 vì bản in đầu có in lầm là: "...may lắm" (bien chanceux). Bản in 1854 chữa lại là..."rủi lắm" (bien peu chanceux).

    - Caxtro (Castres); quận ly trong tỉnh Tam, trên sông Agu, chi nhánh của sông Tam, miền Tây nam nước Pháp.

    - Lôcko (Locke): nhà triết học Anh (1632-1704), tác giả bộ Tri thức luận. (Đã chú thích ở trên).

    372- loạn Ném đá (La Fronde); tên gọi vụ nổi loạn ở nước Pháp, hai vua Luy XIV còn nhỏ tuổi, bà mẹ là Annơ d'ôtrisơ cầm quyền. Phe triều đình đánh nhau với phe pháp viện. Cuộc xung đột xảy ra thành hai đợt từ 1648 đến 1649, và một đợt từ 1649 đến 1653.

    Sovrodơ (Chevreuse): nữ công tước đơ Sovrodơ (1600-1679), vợ góa của công tước Anbe đơ Luynơ, sau lấy công tước đơ Sovrơdơ. Đóng một vai trò quan trọng trong vụ ném đá và trong những âm mưu chống Risoliơ và Mazaranh.

    Lônggovilar. (Longueville): nữ công tước đơ Lôngovilơ (1619-1679), em gái Côngđê kẻ thù kiên quyết của Mazaranh, đóng một vai trò quan trọng trong vụ Ném đá.

    373- W. Goiơ. theo H. Martinô cho biết thì bản in thứ nhất và hầu hết các bản in sau đếu in lầm là Bà Goto (Mme Goethe).Nguyên nhân sự lầm lẫn là do chữ viết rất xấu và rất khó đọc của Xtăngđan. Đây, chữa lại là w. Gotơ (tức Woflgang Goethe): nhà văn hào trứ danh nước Đức (1749-1832), tác giả Faust, Werther MM...

    - xe trạm: xe trạm là thứ xe chạy rất nhanh; ở một đoạn trên trong truyện, Juyliêng đã có lúc phải rời ngựa để đi xe trạm cho được nhanh chóng.

    383- ...rất nhanh chóng: bản Bucci chữa là: "Những nhân chúng được gọi lên khai. Việc đó kéo dải bao nhiêu tiếng đồng hồ".

    384- Bôxuyê (Bossuet); một vị giám mục, có tài hùng biện xuất chúng, và là một nhà văn học, sử học, bác học, và phê bình có tiếng (1627-1794).

    386- ...cùng đẳng cấp (pair): Từ năm 856, vua Sarla lơ Sôvơ đã tuyên bố rằng những quyền thần trong nước chỉ có thể bị xử phán bởi những người cùng đẳng cấp với mình, về sau, trong thời phong kiến, các chư hầu cùng đẳng cấp được quyền xử phán lẫn nhau.

    387- ngày thứ sáu: theo tục mê tin phương Tây, người ta cho ngày thứ Sáu trong tuần lễ là ngày tai họa, vì ngày thứ sáu tuần thánh (Vendredl saint) lả ngày kỷ niệm Jexu Crixt tử nạn.

    - Hoặc nhiên đại sự (le grand pentêtre): đây là câu nói tương truyền là của nhà văn Rabơle trước khi chết: "Je vais quérir le grand peut-être" nghĩa là: Tôi đi tìm cái hoặc nhiêu đại sự. Ý nói rằng sau khi người ta chết đi, thì kiếp sống bên kia nó thế nào, có hay không, v.v... biết bao nhiêu điều bí mật, chỉ phỏng đoán mà không ai biết chắc cả, cho nên gọi là cái có lẽ (peutêtre) lớn lao.

    390- Fênoiông (Fénelon): tổng giám mục địa phận Cambrê (1651-1715); thầy dạy dỗ thái tử quận công đơ Buôcgônhơ (con vua Luy XIV, và bố vua Luy XX), ông có viết ra những bộ sách Ngụ ngôn và Têlêmac để dạy dỗ thái tử. Ông theo chủ nghĩa thanh tĩnh (quiétisme) chủ trương đạt tới sự hoàn thiện của người có đạo bằng lòng yêu Chúa thuần túy, và sự bất động của tâm hồn, không cần những hành động bên ngoài. Ông bị Bôxuyê đã kích kịch liệt, bị Tòa án Thánh lên án (1969) và phải từ bỏ chủ nghĩa đó.

    391- Rótru (Rotrou): thi sĩ và kịch tác gia Pháp (1609-1650), tác giả nhiều vở bi kịch, mà Vanhxexlax (Venceslas), bi kịch năm hồi bằng văn vần (1647), là hay nhất.

    392- Nin (NĨJ): con sông lớn ở Ai Cập.

    393- ...tầm thường: thơ của Vonte trong vở kịch Mahômết (Hồi II, lớp V).

    - Manuyen (Manuel): (1775-1827): nổi tiếng nhất vỉ đã bị khai trừ khỏi Nghị viện ngày 4-3-1823, ông ta.đã tình nguyện đầu quân năm 1792, đến 1797 thì giải ngũ và được chấp thuận làm trạng sư.

    - Benphêgor (Belphégor): nhân vật trong truyện ngắn Belphéor của La Fôngten, phỏng theo Makiavel.

    - quyền thiên nhiên: Đây, Xtăngđan nhớ đến bộ sách Khế ước xã hội của Ruxô.

    - La Mã quốc vương (roi de Ronte: tửc là Napôlêông II, con trai của Napôlêông đệ Nhất và của bà Mari Luydơ. Ngay khi mới lọt lòng mẹ (1811) đã được phong làm quốc vương La mã, và được hai viện công nhận là Hoàng đế, khi Napôlêông đệ Nhất thoái vị lần thứ hai (23-6-1815). Suốt đời, ông ta chỉ sống ở trong lâu đài Sonbrun, bên cạnh ông ngoại là Hoàng đế Frăngxoa II nước Áo, với danh hiệu là quận công đơ Rêystat (duc de Reichstadt). Năm 1940, di hài được chuyển đến viện Anhvalit ở Pari.

    - Thánh Pôn (Saint Paul): tục gọi là vị tông đồ của người ngoại đạo (Apôtre des gentils), tử vì đạo ở La Mã năm 1679.

    - Đuyboa (Dunois): tức là Hồng y giáo chủ Đuyboa, làm bộ trưởng dưới thời nhiếp chính của quận công d‘Orlêăng (1656-1723). Tính tình hèn hạ và tham ô, tuy vậy rất có biệt tài ngoại giao. Năm 1722, làm thủ tướng.

    - ...con của bà:bản Bucci có ghi chú: "Văn nhát gừng, cần phải sửa. Khi viết, ta chỉ chú ý đến nội dung sự việc, cảm thấy điều này rất mạnh, ngày 1 tháng 12 năm 1835, khi đọc lại vì không có sách nào khác".

    - To the happy few. nghĩa là "cho vài người được ưu đãi". Xtăngđan thường hay dùng câu nói đó, mượn ở chương II tiểu thuyết Ông trợ tế ở uếchlin (Wakefield) của Gônsmit, nhà văn Anh (1766), trong đó có kể chuyện ông linh mục kia viết nhiều sách, và nghĩ rằng những sách đó sẽ được đọc bởi vài người được ưu đãi.
  • Chia sẻ trang này