1.12. (Tập 1) - @vancuong7975(soát xong)WIKI
-
Link PDF
Link Google Docs
Link Word Online
của cha xứ già bại liệt, và cắt thịt gà hộ ông ta rất khéo tay.
Các sinh đồ chủng viện, cũng như các thanh niên trong tất cả mọi nghề nghiệp, thường tự thổi phồng tác dụng của những phương sách nhỏ kia nó có điểm khác thường và làm cho đầu óc người ta phải chú ý.
Ta cần phải quen với những câu chuyện trò ấy mới được, Juyliêng tự nhủ. Khi người ta không nói đến xúc xích và những xứ đạo béo bở, thì ngườii ta đàm luận với nhau về cái phần thế tục của các lý thuyết tu hành, về những vụ xích mích giữa những ông giám mục và tỉnh trưởng, giữa những ông thị trưởng và cha xứ. Juyliêng thấy hiện lên ý niệm về một vị Chúa thứ hai, nhưng là một vị Chúa đáng sợ hơn nhiều và quyền thế hơn nhiều, vị Chúa thứ hai đó, là đức giáo hoàng. Họ bảo nhau, nhưng hạ thấp giọng, và khi biết chắc là không bị ông Pira nghe thấy, rằng nếu đức giáo hoàng không thèm mất công bổ nhiệm tất cả các tỉnh trưởng và thị trưởng của nước Pháp, thì chính là vì ngài đã ủy công việc đó cho vua nước Pháp, bằng cách phong cho nhà vua làm trưởng nam của Giáo hội.
Chính vào khoảng thời gian đó mà Juyliêng cho là có thể khai thác cho uy danh của mình quyển sách Nói về giáo hoàng của ông Đơ Mextrơ. Nói thực ra, thì anh làm cho các bạn học phải kinh ngạc, nhưng đó lại là một tai họa nữa. Khi thấy anh trình bày giỏi hơn họ những ý kiến của chính họ, thì họ đâm ghét. Ông Sêlăng đã vụng tính cho Juyliêng, cũng như ông đã vụng tính cho bản thân ông. Sau khi đã cho anh có thói quen lý luận chính xác và không để cho những lối hư văn huyễn hoặc, ông đã quên không bảo anh rằng, ở con người không được trọng vọng mấy, thì thói quen đó là một tội nặng, vì bất cứ lý luận chặt chẽ nào cũng đều làm mất lòng người khác.
Vậy, tài ăn nói của Juyliêng lại là một tội nặng mới của anh. Các bạn học anh, vì nghĩ đến anh nhiều, đã tìm được một câu nói đủ diễn tả được tất cả nỗi kinh khiếp mà anh gây cho họ: họ tặng anh cái biệt hiệu là Mactanh Luyte*\ nhất là vì, họ nói, cái luận lý ma quỷ địa ngục nó làm cho anh rất kiêu hãnh.
Nhiều anh sinh đồ trẻ tuổi sắc mặt hồng hào tươi mưởi hơn và có thể được coi là đẹp trai hơn Juyliêng, nhưng anh có đôi bàn tay trắng trẻo và không thể nào giấu được một số những thói quen sạch sẽ cảnh vẻ. Cái ưu điểm đó không phải là ưu điểm trong cái nhà buồn thảm mà số phận đã ném anh vào. Những anh nhà quê bẩn thỉu mà anh sống giữa bọn họ, phát ngôn rằng anh có những tác phong sinh hoạt rất buông tuồng. Chúng tôi sợ làm chán tai bạn đọc nên không muốn kể lại muôn nghìn những nỗi bất hạnh của anh chàng nhà ta. Chẳng hạn, những thằng bạn sức lực nhất của anh định quen thói đánh đập anh, anh bắt buộc phải tự võ trang bằng một cái côm-pa bằng sắt và cảnh cáo bằng những ám hiệu, rằng anh sẽ sử dụng nó. Trong một bản báo cáo của mật vụ, những ám hiệu không thể nào được kể là có giá trị bằng những lời nói.
CHƯƠNG XXVIII
MỘT ĐÁM RƯỚC
Mọi trái tim đều xúc dộng. Sự hiện diện của Chúa hình như xuống đến tận những phố nhỏ hẹp và kiến trúc gô-tích, có kéo đèn treo khắp nơi, và được các tín dồ chăm lo rải cát kỹ càng.
Juyliêng tha hồ làm ra bé mọn và ngu dốt, anh cũng không thể vừa lòng họ được, anh khác họ quá. Anh tự nghĩ, tất cả các giáo sư kia đều là những người rất tinh tế và được lựa chọn trong đám hàng nghìn người, sao các ông ấy lại không ưa thích thái độ nhún mình của ta? Duy có một ông, anh thấy có vẻ lạm dụng cái thái độ khiêm nhường của anh sẵn lòng tin mọi thứ và ra vẻ bị mắc lừa mọi thứ. Đó là linh mục Sa-Becna, giám đốc nghi lễ của nhà thờ lớn, ở đó, từ mười lăm năm nay, người ta cho ông hy vọng một chức vụ cha tư giáo, trong khi chờ đợi, ông dạy khoa giảng đạo ở chủng viện. Trong thời kỳ mù quáng của anh, môn học đó là một trong những môn mà thường Juyliêng hay đứng đầu. Linh mục Sa xuất phát từ đó mà tỏ tính thân thiện với anh, và, ở lớp học ra, ông sẵn lòng khoác tay anh để đi dạo vài vòng trong vườn.
Ông ta có chủ định gì, Juyliêng tự hỏi? Anh ngạc nhiên thấy linh mục Sa nói với anh, hàng mấy giờ đồng hồ, về những vật trang trí sở hữu của nhà thờ. Có mười bảy cái áo lễ choàng thêu đẹp, không kể các vật trang trí tang lễ. Người ta hy vọng rất nhiều ở bà cụ chủ tịch Đơ Ruybemprê, bà cụ cố này, năm nay đã chín mươi tuổi, còn giữ được, ít ra là từ năm bảy mươi*, những áo cưới của bà, bằng những thứ hàng tơ lộng lẫy của Lyông*, có dệt vàng. Anh thử tưởng tượng, anh bạn ạ, linh mục Sa vừa nói vừa đứng sững ngay lại và mở tròn hai con mắt, những thứ hàng to đó dựng đứng lên được, vì có nhiều vàng quá. Ớ Bodăngxông mọi người đều tin rằng, do chúc thư của bà chủ tịch, kho tàng của nhà thờ sẽ được tăng thêm hơn mười chiếc áo lễ choàng, không kể bốn năm bộ áo choàng đại lễ cho những ngày khánh tiết lớn. Tôi còn đi xa hơn nữa, linh mục Sa hạ thấp giọng nói thêm, tôi có những lý do để nghĩ rằng bà chủ tịch sẽ để lại cho chúng ta tám cây đèn nến bằng bạc mạ vàng, người ta cho rằng do quận công Đơ Buôcgônhơ, Saclơ vũ dũng, mua từ nước Ý về, tổ tiên bà ngày xưa có một người là triều thần sủng ái của quận công. Cái nhà ông này có chủ định gì, với tất cả những chuyện đồ cổ kia nhỉ? Juyliêng tự hỏi. Cuộc chuẩn bị khéo léo này kéo dài đã được một thế kỷ, mà vẫn chưa thấy ló cái gì ra. Chắc là ông ta phải nghi ngờ gì ta lắm đây! Ông ta khéo léo hơn tất cả những kẻ khác, vì những kẻ kia chỉ mười lăm ngày là người ta đoán rõ ngay được dụng ý thầm kín. Ta hiểu rồi, lòng hy vọng của ông này bị đau khổ từ mười lăm năm nay!
Một buổi tối, đương giữa bài học kiếm thuật, Juyliêng được cha Pira gọi lên. Ông ta bảo anh:
- Ngày mai là ngày lễ Corpus Domini (ngày lễ Thánh thể). Linh mục Sa-Becna cần đến anh để giúp ông ấy trang trí nhà thờ, anh hãy đi đi và hãy vâng lời.
Cha Pira lại gọi anh lại, và nói thêm, với một vẻ thương tình:
- Tùy anh nghĩ xem anh có muốn nhân dịp này để xa lánh ra phố xá một chuyến không.
- Incedo per ignes, Juyliêng trả lời (con có những kẻ thù giấu mặt).
Hôm sau, ngay từ sáng sớm, Juyliêng đi đến nhà thơ lớn, hai mắt nhìn xuống. Quang cảnh phố xá và sự hoạt động bắt đầu tấp nập trong thành phố làm cho anh dễ chịu. Khắp nơi, người ta treo đền kết hoa trước mặt nhà để chào mừng đám rước. Tất cả thời gian anh đã ở trong chủng viện, bây giờ anh thấy chỉ là một chốc lát. Tư tưởng anh còn ở Vergy và ở cô Amăngđa xinh đẹp mà anh có thể gặp, vì tiệm cà phê của cô không lấy gì làm xa lắm. Anh trông thấy từ xa linh mục Sa Becna trên ngưỡng của nhà thơ yêu quý của ông ta, đó là một con người to béo, nét mặt phớn phở và có vẻ cởi mở. Ngày hôm đó, ông ta ra chiều đắc chí: Ta đương chờ đợi con, con yêu quý của ta, mới trông thấy anh từ rất xa ông ta đã kêu lên, con đến ta mừng lắm. Công việc ngày hôm nay sẽ lâu và nặng nhọc, chúng ta hãy ăn một bữa lót dạ thứ nhất để lấy sức, bữa thứ hai sẽ ăn vào hồi mười giờ, trong giờ làm lễ giảng.
- Thưa ông, Juyliêng nói với một vẻ nghiêm trang, con mong rằng lúc nào cũng có người bên cạnh con, xin ông hãy nhận cho rằng, anh vừa nói thêm vừa chỉ chiếc đồng hồ trên đầu hai người, con đến đây lúc năm giờ kém một phút.
- Chà! những cậu bé độc ác ở trong trường làm con lo sợ! Con nghĩ đến họ làm gì, linh mục Sa nói, một con đường đi có bớt đẹp vì có những gai góc trong các bụi giậu hai bên đường không? Các du khách cứ đi và để mặc cho gai góc độc ác trơ trẽn nằm yên một chỗ. Thôi, bắt tay vào công việc, con ạ, bắt tay vào công việc đi!
Linh mục Sa bảo rằng công việc sẽ nặng nhọc, thật đúng. Hôm trước vừa có một tang lễ lớn ở nhà thờ người ta đã không sửa soạn được gì cả vậy, trong có một buổi sáng, phải phủ lên tất cả các cột gô-tích phân chia giáo đường làm ba gian trung bộ, một thứ áo ngoài bằng vóc đỏ lên cao đến ba chục piê. Đức giám mục đã cho triệu bốn người trang trí nhà cửa, đi xe trạm từ Parì xuống, nhưng mấy ông đó không thể làm lấy tất cả mọi công việc được, và thấy các bạn đồng nghiệp ở Bodăngxông vụng về, đáng lẽ phải khuyến khích họ, các ông ấy lại chế giễu họ làm cho họ lại càng vụng về gấp bội.
Juyliêng thấy rằng phải đích thân leo lên thang, vốn người anh lanh lẹ nên công việc làm rất tốt. Anh nhận nhiệm vụ điều khiển những người trang trí nhà của của thành phố. Cha Sa vui thích nhìn anh bay từ cái thang này sang cái thang kia. Khi tất cả mọi cái cột đã được phủ vóc, đến vấn đề phải cắm năm bó lông chim lớn lên cái tán lớn, bên trên bàn thờ chính. Đó là một cái vành lớn bằng gỗ chạm trổ công phu, mạ vàng chói lọi và được đỡ bởi tám cái cột lớn vặn thừng bằng đá hoa nước Ý. Nhưng, muốn tới trung tâm cái tán, bên trên bức màn thánh, phải đi trên một đường cong bằng gỗ, có lẽ đã mọt và cao bốn chục piê.
Trông thấy con đường gay go đó, những tay trang trí nhà cửa ở Pari xuống, từ trước đến đó vẫn vui cười giòn giã, bỗng ỉu xịu, họ đứng dưới nhìn lên, bàn cãi nhiều và không dám lên. Juyliêng ben cầm lấy những bó lông chim, và leo lên thang vun vút. Anh đặt những chòm lông đó rất ngay ngắn đúng chỗ trên một đường trang trí vành tròn, ở trung tâm cái tán. Khi anh xuống thang, cha Sa Becna liền ôm lấy anh.
- Optime*, ông giáo sĩ nhân hậu kêu lên, ta sẽ kể lại việc này với Đức Cha.
Bữa ăn sáng lúc mười giờ rất là vui vẻ. Chưa bao giờ cha Sa trông thấy nhà thờ của ông đẹp như thế.
- Trò thân mến ạ, ông nói với Juyliêng, mẹ ta trước kia làm nghề cho thuê ghế trong tòa giáo đường tôn nghiêm này, thành ra ta được sinh trưởng trong ngôi nhà lớn này. Chế độ khủng bố của Rôbexpie làm cho gia đình ta bị phá sản, nhưng, hồi đó ta mới lên tám tuổi, ta đã phục vụ những lễ giảng ở tư thất, và được nuôi ăn trong ngày làm lễ giảng. Không có ai biết gấp một bộ áo lễ choàng khéo hơn ta, không bao giờ các nẹp bị gãy. Từ khi Napôlêông tái lập việc thờ phụng, ta có cái may mắn được điều khiển mọi việc trong cái thủ phủ tôn kính này.
Năm lần mỗi năm, mắt ta được trông thây nó trang hoàng bằng những vật trang trí rất đẹp kia. Nhưng chưa bao giờ nó được lộng lẫy như thế này, chưa bao giờ những khổ vóc được dính chặt chẽ bằng hôm nay, được dán vào cột khít như thế.
- Thế là, ông ta sắp thổ lộ với ta đây, Juyliêng nghĩ thầm, ông ta đương kể lể chuyện riêng với ta, có sự cởi mở đây. Nhưng không hề thấy con người, rõ ràng là đương phấn kích này, nói một điều gì khinh suất, ấy là hôm nay ông ta đã làm việc nhiều, trong lòng đương sung sướng, Juyliêng nghĩ bụng, rượu vang ngon đã uống thả cửa. Con người giỏi thật! thật là cái gương tốt cho ta! đáng mặt anh chị*. (Đó là một câu nói hạ lưu, anh thừa hưởng của ông cụ thiếu tá quân y.)
Lúc chuông điểm phần hát Sanctus* của ll giảng, Juyliêng định lấy một tấm áo bằng vải trắng để đi theo đức giám mục trong đám rước nguy nga tráng lệ.
- Thế còn kẻ trộm, con ơi, thế còn kẻ trộm! cha Sa kêu lên, con không nghĩ đến à? Đám rước sắp đi ra, nhà thơ sẽ vắng vẻ, hai thầy trò sẽ ở lại trông coi. Chúng ta nên lấy làm may phúc nếu chỉ mất mát có một vài thước của cái nẹp vàng đẹp đẽ quấn chân cột kia. Đấy cũng lại là một tặng phẩm của bà Đơ Ruybemprê, bà thừa hưởng của ông cụ ba đời, vị bá tước trứ danh, vàng mười đấy, con ạ, ông linh mục ghé vào tai anh nói thêm, với một vẻ phấn kích rõ ràng, không có tí gì là giả tạo! Ta giao cho anh kiểm soát chái nhà phía bắc đừng có rời khỏi. Ta giữ phần ta chái phía nam và gian đại trung đường. Phải lưu ý đến những phòng xung tội, chính ở đó, những con mẹ do thám của phường ăn trộm hay nấp rình lúc chúng ta quay mặt đi.
Ông vừa nói xong, thì chuông điểm mười một giờ ba khắc, và liền ngay đó chuông lớn lên tiếng gióng giả. Tiếng chuông vang lừng, những âm thanh chắc nịch và long trọng kia làm cho Juyliêng xúc dộng. Trí tưởng tượng của anh không còn ở trên trái đất nữa.
Mùi thơm của hương trầm và của những cành hoa hồng do những đứa bé hóa trang thành thánh Jăng gieo trước thánh thể làm cho anh mê đặc.
Những tiếng chuông rất nghiêm trầm kia đáng lẽ chỉ nên đánh thức dậy ở Juyliêng ý nghĩ về công việc của hai chục người trả công năm mươi xăngtim, và có lẽ được mười lăm hay hai chục tín đồ giúp sức. Đáng lẽ anh phải nghĩ đến sự hao mòn của các dây chuông, sự hao mòn của rui mè, đến nỗi nguy của chính bản thân cái chuông, cứ hai thế kỷ lại có một lần rơi xuống, và suy nghĩ về cách làm thế nào giảm bớt tiền công của những người giật chuông, hoặc trả công họ bằng một sự rộng lượng hay ân huệ gì khác trích ở quỹ của Nhà thờ, và không làm xẹp túi tiền của mình.
Đáng lẽ suy nghĩ những điều khôn ngoan như vậy, thì tâm hồn Juyliêng, được phấn kích bởi những âm thanh rắn rỏi và chắc nịch kia, lại lông bông trong những cõi mơ mộng. Không bao giờ anh làm được một giáo sĩ tốt, cũng không bao giờ là một nhà cai trị giỏi. Những tâm hồn dễ xúc động như thế, bất quá chỉ tạo nên được một anh nghệ sĩ là cùng, ở đây trông thấy rõ ràng cái tự đắc của Juyliêng. Có lẽ đến năm chục anh sinh đồ chủng viện, bạn đồng học của anh, được trở nên chăm chú đến thực tế của đời sống do nỗi thù ghét của mọi người và do cái chủ nghĩa Jacôbanh mà người ta vạch cho họ là đương mai phục đằng sau mỗi bờ rào, khi nghe tiếng chuông lớn của nhà thờ, có lẽ họ chỉ nghĩ đến tiền công của những người kéo chuông. Cớ lẽ họ xem xét, với cái tiền tài của Barem*, xem mức độ xúc cảm của công chúng có đáng đồng tiền trả cho những người kéo chuông hay không. Ví thử Juyliêng muốn nghĩ đến những lợi ích vật chất của nhà thờ, thì trí óc anh, vút bay xa quá đích, có lẽ lại nghĩ đến cách tiết kiệm bốn chục quan cho xưởng chế tạo, và bỏ lỡ mất cơ hội tránh được một món chi tiêu hai mươi nhăm xăngtim.
Trong khi đám rước từ từ đi diễu khắp thành phố Bơdăngxông một buổi trời nắng đẹp tuyệt trần, và dừng lại ở những hương án rực rỡ mà tất cả các nhà chức trách đua nhau dựng lên, thì nhà thờ nằm lại trong một cảnh vô cùng tịch mịch. Trong nhà thơ âm u mát rượi, hãy còn ngào ngạt hương hoa.
Sự im ả, cảnh vắng vẻ tịch mịch, không khí mát lạnh của những gian trung đường dài thăm thẳm làm cho sự mơ màng của Juyliêng được êm đềm hơn. Anh không lo bị linh mục Sa đến xáo động, vì ông còn bận ở phía trên kia ngôi đền. Tâm hồn anh hầu như đã trút khỏi cái thể xác trần tục, nó đương lững thững trong chái nhà phía bắc giao cho anh coi giữ. Anh càng được yên tâm vì đã nắm vững là ở trong các phòng xưng tội chỉ còn có vài người đàn bà kính tin, mắt anh nhìn mà chẳng trông thấy gì.
Tuy vậy, tâm trí phiêu diêu của anh hơi bị thức tỉnh bởi bóng dáng hai người đàn bà ăn mặc rất lịch sự, đang quỳ, một người ở trong một phòng xưng tội, và người kia, ngay bên cạnh người thứ nhất, trên một chiếc ghế tựa. Anh nhìn mà chẳng trông thấy gì, tuy vậy, hoặc do ý thức phảng phất về nhiệm vụ, hoặc do cảm thán vì y phục sang trọng và giản dị của các bà kia, anh nhận thầy rằng không có vị giáo sĩ nào trong phòng xưng tội đó. Lạ nhỉ, Juyliêng nghĩ thầm, sao các bà xinh đẹp này lại không đến qùy ở trước một cỗ hương án nào đó, nếu là người sùng tín, hoặc ngồi lợi thế ở hàng đầu một ban công nào, nếu là người của xã hội phong lưu? Bộ áo dài kia xinh quá! biết bao duyên dáng dễ thương! Anh chậm bước lại để cố nhìn thấy mật họ.
Người quỳ trong phòng xưng tội hơi ngoảnh đầu lại, khi nghe thấy tiếng chân của Juyliêng giữa cảnh tĩnh mịch đó. Bỗng bà ta kêu lên một tiếng, và lịm người đi.
Khi ngất đi, bà đương quỳ đó, liền ngã vật ra phía sau, bà bạn, ở gần bên, bèn xô lại để cứu giúp. Cùng lúc đó, Juyliêng trông thấy đôi vai của cái bà ngã về phía sau... Một chuỗi ngọc trai quý rất to hạt, vặn cuốn thừng, anh trông rất quen, làm anh chú ý. Khi nhận ra món tóc của bà Đơ Rênan, anh chẳng còn hồn vía nào nữa! vì chính là bà ta. Còn bà kia đương cố đỡ lấy đầu bà cho bà khỏi ngã lãn xuống, là bà Đervin. Juyliêng, như điên như dại, nhảy bổ đến, nếu không có Juyliêng đến đỡ kịp cả hai người, thì có lẽ bà Đơ Rênan đã ngã hẳn và lôi cả bà bạn ngã theo. Anh thấy mặt bà Đơ Rênan xanh nhợt, hoàn toàn mê man, đầu ngoặt ngẹo trên vai. Anh giúp đỡ bà Đervin đặt cái đầu kiều mị đó lên vai tựa một chiếc ghế, còn anh thì vẫn quỳ gối.
Bà Đervin quay lại và nhận ra anh:
- Lánh xa đi, ông lánh xa đi! bà nói với một giọng vô cùng giận dữ. Nhất là không được để cho cô ấy trông thấy ông nữa. Thật vậy, trông thấy ông thì cô ấy phát khiếp, trước khi biết ông, cô ấy sung sướng biết bao nhiêu! Cách cư xử của ông thật là ác độc. Lánh đi, lánh xa đi, nếu ông còn có phần nào biết hổ thẹn.
Câu đó nói ra với một giọng rất hách dịch, và Juyliêng lúc đó rất mềm yếu, nên anh lảng xa ngay. Bà này từ trước vẫn thù ghét ta, anh tự nhủ khi nghĩ đến bà Đervin.
Cùng một lúc đó, tiếng hát ồm ồm giọng mũi của những vị giáo sĩ đi đầu đám rước, vang lên trong nhà thờ, đám rước đã trở về. Cha Sa-Becna gọi Juyliêng bao nhiêu lần, lúc đầu anh không nghe thấy, sau cùng, ông ta đến nắm lấy cánh tay anh đang sau một cái cột Juyliêng đương nấp, sống dở chết dở. Ông định giới thiệu anh với đức giám mục.
- Con bị ngây ngất đây mà, con ơi, ông linh mục nói với anh khi thấy anh nhợt nhạt và hầu như không cất chân đi được, con đã làm việc nhiều quá. Ông đưa tay cho anh vịn. Con hãy đi theo ta, con hãy ngồi xuống chiếc ghế dài nhỏ này của nguời ban nước phép, đằng sau lưng ta, ta sẽ che cho con. Lúc đó hai người đương ở cạnh cái cổng lớn. Con hãy bình tâm, còn những hai mươi phút nữa Đức cha mới tới, Con hãy cố hồi phục đi, khi nào ngài đi qua, ta sẽ đỡ con dậy, vì ta con khỏe mạnh cứng cáp, mặc dầu đã có tuổi.
Nhưng khi ông giám mục đi qua, Juyliêng còn run rẩy đến nỗi cha Sa đành phải từ bỏ ý nghĩ giới thiệu anh.
- Con đừng nên buồn quá, ông nói với anh, ta sẽ tìm được một dịp khác.
Buổi tối, ông cho đem đến tiểu giáo đường của chủng viện mười* nến bạch lạp tiết kiệm được, ông nói, do Juyliêng đã khéo chăm nom và đã cho thổi tắt nhanh chóng. Chẳng có gì sai sự thực bằng. Chính bản thân anh chàng tội nghiệp đương tắt ngấm thì có, anh không hề có được một ý nghĩ gì từ lúc trông thấy bà Đơ Rênan.
CHƯƠNG XXIX
BƯỚC TIẾN THÂN ĐẦU TIÊN
Y đã hiểu biết thời đại của y, y đã hiểu biết quản hạt của y, và y lại giàu có. Juyliêng chưa ra khỏi giấc mơ màng sâu thẳm mà chìm ngập vào, thì một buổi sáng, cha Pira nghiêm khắc cho gọi anh lên.
- Đây là linh mục Sa-Becna viết thư cho ta để đề bạt con. Ta khá hài lòng về cách xử sự của con nói chung. Con hết sức thiếu cẩn trọng và cả thiếu suy nghĩ nữa, tuy bề ngoài không có vẻ gì, nhưng, cho đến nay, thì tâm địa tốt và lại hào sảng nữa, trí óc thì ưu việt. Tóm lại, ta thấy ở con một tia sáng không nên bỏ qua.
Sau mười lăm năm công lao, bây giờ ta sắp ra khỏi nhà này: tội lớn của ta là đã để mặc cho các sinh đồ có tự do ý chí, và đã không che chở, mà cũng không cản phá cái hội kín mà con có nói chuyện với ta ở phong xưng tội. Trước khi ra đi, ta muốn giúp con một việc gì, đáng lẽ ta đã hành sự từ hai tháng trước, vì con xứng đáng, nếu không có chuyện tố giác căn cứ vào địa chỉ của Amăngđa Binê, tìm thấy ở buồng con. Nay ta cho con làm phụ giảng về Tân và Cựu ước.
Juyliêng, nhiệt liệt cảm kích, cũng đã có ý quỳ xuống chân ông và tạ on Chúa, nhưng anh lại vâng theo một cử chỉ chân thật hơn. Anh lại gần cha Pira và cầm lấy bàn tay ông, mà đưa lên môi.
- Cái gì thế này? ông giám dốc kêu lên, có vẻ không bằng lòng, nhưng con mắt của Juyliêng còn biểu lộ nhiều hơn động tác của anh nữa.
Cha Pira nhìn anh kinh ngạc, như thể một người đã lâu năm mất thói quen gặp những cảm xúc tế nhị. Sự chăm chút đó làm cho ông giám đốc lộ chân tình, tiếng nói của ông lạc hẳn giọng đi.
- Thôi thì, ừ, con ạ, ta có tình quyến luyến con thực. Trời biết rằng lòng ta không muốn thế. Đáng lẽ ta phải công bằng, không thù ghét ai, không yêu riêng ai. Con đường sự nghiệp của con rồi sẽ gian khổ. Ta trông thấy ở con một cái gì nó làm phật ý kẻ phàm tục. Sự ghen ghét và sự vu cáo sẽ theo đuổi con. Bất cứ nơi nào mà Trời đặt con vào, những đồng bạn của con sẽ không bao giờ trông thấy con mà không sinh lòng thù ghét, và nếu họ giả vờ yêu mến con, thì chính là dể làm hại con một cách chắc chắn hơn. Đối với cái đó, chỉ có một phương thuốc, con chỉ nên trông cậy ở Chúa, người đã cho con, để trừng phạt tội tự đắc của con, cái số mệnh phải bị người ta thù ghét: con hãy giữ hạnh kiểm cho trong sạch, đó là phương kế duy nhất ta thấy con có thể có được. Nếu con tin ở lẽ thật của lưới trời lồng lộng, chẳng sớm thì muộn những kẻ thù của con cũng sẽ bị bẽ bàng tủi hổ.
Đã bao lâu Juyliêng không được nghe thấy một tiếng nói thân yêu, cho nên ta phải tha thứ cho anh một sự mềm yếu, lúc đó anh nước mắt ròng ròng. Cha Pira dang hai tay ôm lấy anh giây phút đó thật êm đềm cho cả hai người.
Juyliêng vui sướng điên người bước tiến thân này là bước đầu tiên anh thu hoạch được, những cái lợi của nó thật lớn vô cùng. Muốn quan niệm được những cái lợi đó, phải đã từng bị bắt buộc sống hàng bao tháng trời ròng rã không một phút nào được một mình, và phải trực tiếp va chạm với những bạn đồng học ít ra là quấy rầy, và phần đông là ác độc không sao kham nổi. Chỉ cứ riêng những tiếng kêu gào của họ cũng đủ để làm xáo động một cơ thể tế nhị. Cái vui ồn ào của những anh nhà quê được ăn no mặc ấm kia, chỉ được hả hê, chỉ tự cho là trọn vẹn khi nào họ kêu gào bằng hết cả sức lực hai buồng phổi của họ.
Bây giờ, Juyliêng được ăn một mình, hay gần như thế một tiếng đồng hồ sau các sinh đồ khác. Anh có riêng một chìa khóa vườn và có thể đi dạo chơi ở đó trong những giờ vắng vẻ.
Juyliêng hết sức ngạc nhiên, thấy người ta thù ghét anh ít hơn trước, trái lại, anh cứ chờ đợi một sự thù hằn gấp bội. Lòng mong ước thầm kín rằng đừng ai nói chuyện gì với anh, trước kia ai cũng thấy rõ ràng và làm cho anh có bao nhiêu kẻ thù, bây giờ lại không phải là một biểu hiện của tính kiêu ngạo đáng cười nữa. Trong mắt những con người thô bỉ ở chung quanh anh, đó lại là một ý thức đứng đắn về chức vị của anh. Sự thù ghét giảm bớt trông thấy, nhất là trong nhũng đám anh bạn trẻ nhất đã trở thành học trò của anh, và anh đối xử rất lễ độ. Dần dần có cả những người về phe với anh, gọi anh là Mactanh Luytê, trở thành lố bịch.
Nhưng kể tên những bạn, những thù, để làm gì? Tất cả cái đó là xấu xa, và lại càng xấu xa khi thực có dụng ý. Tuy nhiên, đó là những ông thầy dạy đạo đức duy nhất của dân chúng, không có họ thì dân chúng sẽ ra sao? Báo chí có bao giờ thay thế được ông linh mục?
Từ ngày Juyliêng nhận chức vị mới, ông giám đốc chủng viện làm ra bộ không bao giờ nói chuyện với anh mà không có người chứng kiến. Trong cách xử sự đó có sự cẩn trọng cho thầy, cũng như cho trò, nhưng nhất là có sự thử thách. Nguyên tắc bất di bất dịch của nhà Jăngxênit nghiêm khắc Pira là: Một con người có tài đức đối với mắt anh chăng? anh hãy làm trở ngại cho tất cả những ước vọng của hắn, cho tất cả những mưu đồ của hắn. Nếu thưc có tài đức, thì hắn sẽ biết cách lật đổ hoặc đi vòng tránh các trở ngại.
Hôm đó đương là mùa săn bắn. Fukê bỗng có ý kiến gửi đến chủng viện một con nai và một con lợn lòi, nói là của gia đình Juyliêng gửi. Những con vật chết được đặt ở lối đi giữa nhà bếp và phòng ăn. Tết cả các sinh đồ, khi đi ăn, đều trông thấy chúng nằm lù lù ở đấy. Họ rất lấy làm kinh dị. Con lợn lòi dù đã chết hẳn hoi, cũng làm cho những cậu trẻ tuổi nhất phải phát khiếp, họ sờ mó những cái răng nanh của nó. Trong tám ngày liền người ta không còn nói đến chuyện gì khác.
Món quà đó liệt gia đình Juyliêng vào hạng phải kính nể trong xã hội, và giáng cho lòng ghen ghét một đòn trí mạng. Anh trở thành một kẻ có thế ưu việt do sự giàu có xác định cho Sazen và những sinh đồ lỗi lạc nhất gạ gẫm anh, và hầu như phàn nàn với anh về nỗi anh chả bảo trước cho họ biết là gia đình anh giàu có, làm cho họ có thể đã mang tội bất kính đối với tiền bạc.
Lúc đó có một vụ trưng binh mà Juyliêng được miễn dịch do tư cách là sinh đồ chủng viện. Trường hợp đó làm anh xúc động sâu xa. Thế là vĩnh viễn bỏ qua mất cái giây phút mà ví thử là hai mươi năm về trước, một cuộc đời anh hùng có thể đã bắt đầu cho ta!
Anh đi dạo chơi một mình trong vườn của chủng viện, anh nghe thấy những người thợ nề, đương xây đắp bức tường bao, nói chuyện với nhau.
- Ấy đấy! phải đi mất thôi, lại một vụ trưng binh mới nữa đấy.
- Trong thời ông trước*, thì còn nói gì! một anh thợ nề thời đó trở thành sĩ quan, làm nên cấp tướng, chuyện đã từng thấy.
- Bây giờ thì đừng có hòng! chỉ có những thằng đói rách phải đi thôi. Anh nào có máu mặt thì vẫn ở lại quê hương.
- Đứa nào khốn khổ, vẫn cứ khốn khổ, ấy thế đó thôi.
- Ờ này, có đúng vậy không, cái điều họ nói ấy mà, rằng ông trước đã chết rồi? Một bác thợ nề thứ ba nói tiếp lời.
- Làcbọn kếch xù họ nói, thế thôi, anh ạ! chủ yếu là họ vẫn sợ ông ấy mà.
- Chả bù với bây giờ, cái thời ông ấy công việc chạy cứ rầm rầm! Thế mà ông ấy bị bọn tướng lĩnh của ông ấy phản bội đấy. Bất nhân đến thế là cùng!
Cuộc chuyện trò đó an ủi Juyliêng đôi chút. Anh vừa dời bước đi, vừa thở dài nhắc lại câu:
Nhà vua duy nhất là nhân dân của tưởng nhó*.
Kỳ sát hạch đã đến, Juyliêng trả lời một cách thật là xuất sắc, anh thấy rằng cả Sazen cũng cố trổ hết tài học.
Hôm đầu, các vị giám khảo được ông phó giám mục trứ danh Đơ Frile cắt cử, đều rất lấy làm phiền cứ phải luôn luôn ghi vào đứng đầu, hay cùng lắm là đứng thứ nhì, trên danh sách của họ, cái tên Juyliêng Xoren, mà người ta lưu ý họ là con cưng của cha Pira. Ở chủng viện có những người đánh cuộc rằng, trong danh sách tổng sát hạch, thế nào Juyliêng cũng sẽ đứng số một, như thế là có vinh dự được đến ăn tiệc của Đức giám mục. Nhưng lúc cuối một buổi sát hạch, một ông giám khảo quỷ quyệt, sau khi đã hỏi Juyliêng về Thánh-Jê-rôm* và sự mê say của ông đối với Xirêrông, bèn nói về Hôraxơ, Viêcgilo* và những tác giả phàm tục khác. Juyliêng đã học thuộc lòng rất nhiều đoạn văn của các tác giả đó, mà các bạn đồng học không ngờ. Bị những thành công lôi cuốn, anh quên rằng mình đương ở đâu, và thấy ông giám khảo tái tam tái tứ yêu cầu, anh liền đọc thuộc lòng và diễn dịch một cách nồng nhiệt rất nhiều bài nhạc thi của Hôraxơ. Sau khi đã để anh mắc bẫy trong hai mươi phút đồng hồ, đột nhiên ông giám khảo đổi nét mặt và qưở trách anh một cách chua cay là đã mất thì giờ vào những việc học tập phàm tục kia, và đã • buộc vào đầu óc những tư tưởng vô ích hoặc có tội.
- Thưa ông, tôi là một kẻ ngu dại, và ông nói đúng, Juyliêng nói với một vẻ nhũn nhặn, khi anh nhận thấy cái mưu mẹo quỷ quyệt mà anh đã bị mắc lừa.
Mưu kế đó của ông giám khảo bị mọi người, ngay cả ở chủng viện, coi là nhơ nhớp, ấy thế mà linh mục Đơ Frile, con người quỷ quyệt đã tổ chức rất khôn khéo mạng lưới của thánh hội Bodăngxông, và gửi những thông điệp về Pari làm cho các quan tòa, ông tỉnh trưởng và cả đến các tướng tá trong doanh trại đều phải run sợ, ông ta vẫn cứ hạ ngòi bút uy lực đề con số 198 bên cạnh tên Juyliêng. Ông ta lấy làm vui sướng được làm như thế để làm nhục kẻ thù của ông ta, là ông Pira theo phái Jàngxênit.
Từ mười năm nay, mưu đồ lớn nhất của ông ta là làm cho ông này mất cái chân giám đốc chủng viện. Ông tu sĩ này, chính bản thân vẫn theo đường lối xử sự mà ông chỉ dẫn cho Juyliêng, ông vốn là người chân thật, kính tin, không chạy vạy mưu mô, thiết tha với bổn phận. Nhưng trời, trong cơn giận dữ, đã cho ông có một tính khí nóng nảy, dễ cảm thấy sâu sắc những sự lăng nhục và những mối thù hằn. Đối với tâm hồn nồng cháy đó, không có một sự nhục mạ nào của kẻ khác nhằm vào