1.13. (Tập 1) - @vancuong7975(xong)WIKI
-
Link PDF
Link Google Docs
Link Word Online
ông mà lại không có hiệu lực. Đáng lẽ ông xin từ chức đã đến trăm lần, nhưng ông lại tự cho là giúp ích được trong cái chức vụ mà Thượng đế đã đặt ông vào. Ta ngăn cản những sự phát triển của chủ nghĩa Jêduyt* và của thói sùng bái thần tượng*, ông tự nhủ như vậy.
Đến thời kỳ sát hạch, có lẽ đã đến hai tháng ông không nói chuyện với Juyliêng, tuy vậy khi nhận được thư chính thức báo tin kết quả kỳ thi, ông thấy con số 198 bên cạnh tên người học trò mà ông coi là vinh dự của nhà trường, thì ông phát ốm mất tám ngày. Niềm an ủi duy nhất của con người bản tính nghiêm khắc đó, là tập trung vào Juyliêng tất cả mọi phương tiện giám sát. Ông lấy làm sung sướng thấy không phát hiện ở anh tí gì là giận dữ, là dự định báo thù, là chán nản.
Vài tuần lễ sau, Juyliêng giật mình khi nhận được một bức thư, đóng dấu bưu điện từ Pari. Thế là, anh nghĩ bụng, bà Đơ Rênan nhớ lời ước hẹn đây. Một ông ký tên là Pôn Xoren, tự xưng là có họ với anh, gửi cho anh một hối phiếu năm trăm quan. Thư viết thêm rằng nếu Juyliêng tiếp tục học tập có kết quả các tác giả La-tinh ưu tú, thì mỗi năm sẽ gửi cho anh một số tiền như thế.
Chính là nàng đây, chính là tấm lòng ưu ái của nàng! Juyliêng cảm kích tự nhủ, nàng muốn an ủi ta, nhưng tại sao lại không có lấy một lời thân ái?
Anh đoán lầm về bức thư kia, bà Đơ Rênan có bạn là bà Đervin hướng dẫn, còn đương miên man với những nỗi hối hận sâu sắc. Mặc dầu không muốn, bà vẫn thường luôn luôn nghĩ đến con người lạ lùng mà sự gặp gỡ đã làm cho cuộc đời bà đảo lộn, song bà vẫn nhất định không viết thư cho anh.
Nếu chúng ta dùng cái ngôn ngữ của chủng viện, thì chúng ta có thể thừa nhận là có một phép lạ trong sự gửi năm trăm quan kia, và nói rằng trời đã mượn chính ông Đơ Frile, để ban cho Juyliêng món tiền đó.
Mười hai năm về trước, linh mục Đơ Frile đến Bodăngxông với một túi hành trang hết sức lép kẹp, theo tin đồn đại, thì đó là tất cả sản nghiệp của ông. Bây giờ ông nghiễm nhiên là một trong những nghiệp chủ giàu có nhất tỉnh. Trong quá trình phấn phát của ông, ông đã tậu nửa phần của một miếng đất, mà nửa kia là của thừa kế của ông Đơ La Môlơ. Do đó nảy ra một vụ kiện lớn giữa hai nhân vật đó.
Mặc dầu đời sống huy hoàng của ông ở Pari, và những chức vụ của ông ở trong triều, hầu tước Đơ La Môlơ cảm thấy rằng chọi nhau ở Bodăngxông với một ông phó giám mục có tiếng là cất lên hạ xuống những ông tỉnh trưởng như chơi, thì thật là nguy hiểm. Đáng lẽ có thể xin một món tiền ân thưởng năm vạn quan, mượn một danh nghĩa nào đó mà ngân sách thừa nhận, và vứt bỏ cho linh mục Đơ Frile cái vụ kiện gày còm năm vạn quan đó, thì ông hầu tước lại đâm ra tức khí. Ông cho là lý của ông phải: lý với chả lẽ!
Thế mà, nếu được phép nói: có ông quan tòa nào lại chả có một thằng con hay ít ra là một người họ hàng cần được giúp đỡ để tiến thân trong xã hội?
Để soi sáng cho những người mù nhất, tám ngày sau lời phán quyết đầu tiên mà ông đạt được, ông thầy tu Đơ Frile lấy xe song loan của Đức giám mục, và đích thân mang tấm huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh đến cho trạng sư của mình, ông Đơ La Môlơ hơi bị choáng váng vì thái độ ngạo nghễ của phe đối địch, và thấy các trạng sư của mình nao núng, bèn thỉnh giáo cha Sêlăng, ông này liền giới thiệu ông với ông Pira.
Mối giao thiệp đó, tính đến thời kỳ câu chuyện của chúng ta, đã kéo dài được nhiều năm. Cha Pira đem cái bản tính nồng nhiệt của ông vào vụ tranh chấp này. Ông luôn luôn tìm gặp các trạng sư của hầu tước, nghiên cứu vụ kiện, và thấy lý của hầu tước là đúng, ông công khai trở thành người vận động cho hầu tước Đơ La Môlơ chống lại ông phó giám mục thế lực như trời. Ông này lấy làm phẫn nộ vì sự láo xược đó, và lại là ở một anh ơăngxênit nhãi nhép nữa!
Cái thứ quý tộc triều đình kia, nó tự cho là có thế lực lắm, các ông thử xem nó có là cái thá gì! ông thầy tu Đơ Frile nói với các người thân cận. Ông Đơ La Môlơ chưa hề có gửi được lấy một cái huân chương khốn khổ cho người đại lý của ông ta ở Bodăngxông, và sắp để cho y bị cất chức một cách thảm hại đến nơi. Thế mà, người ta có viết thư cho tôi biết, cái ông nguyên lão nghị viên quý tộc đó, không tuần lễ nào là không đến phô bày tấm huy chương Thánh linh bội tinh* của mình trong phòng khách ông Chưởng ấn, bất cứ ông nào.
Mặc dầu tất cả sự hoạt động tích cực của cha Pira, và mặc dầu ông Đơ La Môlo vẫn luôn luôn giao hảo với ông bộ trưởng Tư pháp và nhất là với các văn phòng của
ông này, tất cả những thành tựu của ông sau sáu năm trời chăm sóc, chỉ là không đến nỗi tuyệt đối thua kiện.
Luôn luôn giao thiệp bằng thư từ với linh mục Pira, vì một công việc mà cả hai ông đều theo đuổi một cách say mê, cuối cùng hầu tước lấy làm thích cái loại trí óc của linh mục. Dần dần, thư từ của họ ngả sang giọng thần tình mặc dầu địa vị xã hội xa cách nhau muôn trùng. Linh mục Pira nói với hầu tước rằng người ta muốn bắt buộc ông, vì bị làm nhục mà phải xin từ chức. Trong cơn phẫn nộ vì cái quỷ kế ông cho là hèn mạt, mà người ta đã dùng đối với Juyliêng, ông kể câu chuyện của anh ta cho hầu tước nghe.
Tuy rất giàu có, nhưng vị đại lãnh chúa đó không hà tiện tí nào. Ông chưa hề bao giờ ép được linh mục Pira nhận cho, dù chỉ là tiền bồi hoàn những bưu phí do vụ kiện gây nên. Ông bèn tóm lấy ý kiến gửi năm trăm quan cho người học trò yêu của ông kia.
Ông Đơ La Môlơ chịu khó tự tay viết bức thư gửi tiền. Việc đó làm ông nghĩ đến nhà tu sĩ.
Một hôm, ông này nhận được một lá thư nhỏ mời ông, vì có việc cấp bách, đến ngay tức khắc một quán trọ ở ngoại ô Bơdăngxông. Tới đó, ông gặp người quản lý của ông Đơ La Môlơ.
- Ngài hầu tước sai tôi đem xe song mã của ngài lại cho ông, người đó nói với ông. Ngài mong rằng sau khi đọc lá thư này, ông có thể đi Pari được, trong vòng bốn năm ngày. Tôi sẽ dùng khoảng thời gian mà ông vui lòng chỉ định cho, để đi thăm các đất đaí của Ngài hầu tước, ở Frăngsơ-Côngtê. Sau đó, chúng ta sẽ đi Pari, ngày nào là tùy ở ông.
Bức thư rất ngắn:
"Thưa quý ông, xin ông hãy giũ bỏ tất cả những chuyện eo xèo của tỉnh lẻ, đến thở một không khí yên tĩnh ở Pari. Tôi gửi tới ông cỗ xe của tôi, nó có lệnh phải chờ đợi sự quyết định của ông, trong bốn ngày. Con tôi sẽ chờ đợi ông, ở Pari, cho đến thứ ba. Thưa ông, tôi chỉ cần ông ừ cho một tiếng, là tôi sẽ đứng lên nhận, nhân danh ông, một giáo khu tốt nhất của vùng ngoại vi thành phố Pari. Người giàu có nhất trong các giáo dân thuộc giáo khu tương lai của ông, chưa được gặp mặt ông bao giờ, nhưng dốc lòng tận tụy với ông nhiều hơn là ông có thể tưởng được, chính là hầu tước Đơ La Môlơ".
Nhà tu sĩ nghiêm khắc Pira cũng không ngờ đâu rằng ông lại yêu cái chủng viện này, đầy dẫy những kẻ thù của ông, và từ mười lăm năm trời nay, ông đã dành cho nó tất cả tâm tư. Bức thư của ông Đơ La Môlơ đối với ông khác nào sự xuất hiện của nhà giải phẫu có nhiệm vụ phải làm một cuộc mổ xẻ đau đớn và cần thiết. Sự huyền chức của ông là chắc chắn rồi. Ông ước hẹn với viên quản lý trong ba ngày nữa.
Trong bốn mươi tám tiếng đồng hồ, ông bồi hồi phấp phỏng. Sau cùng, ông viết thư cho ông Đơ La Môlơ, và biên soạn, để gửi Đức Giám mục, một bức thư tuyệt tác về lối văn tăng lữ, nhưng hơi dài. Thật khó lòng mà tìm được những câu văn hoàn mỹ hơn và có một khi vị kính cẩn chân thành hơn. Tuy vậy bức thư đó, dụng ý để gây cho ông Đơ Frile một giờ đồng hồ khó khăn trước mặt quan thầy, kể lể tách bạch tất cả những chủ đề khiếu nại nghiêm trọng, và đi xuống đến cả những chuyện phiền hà bẩn thỉu nhỏ nhặt nó làm cho nhà tu sĩ Pira, sau sáu năm trời ròng rã, chịu đựng một cách nhẫn nại, nay bắt buộc rời bỏ địa phận giám mục.
Người ta ăn cắp củi của ông trong kho củi, người ta đánh bả con chó của ông v.v...
Bức thư viết xong, ông cho đánh thức Juyliêng dậy, lúc đó là tám giờ tối, anh đã ngủ yên, cũng như tất cả các sinh đồ khác.
- Con biết tòa giám mục ở đâu rồi chứ? ông nói với anh bằng lối văn La tinh rất văn vẻ, con hãy đem bức thư này đến cho Đức Cha. Ta sẽ không giấu con rằng ta phái con đến giữa đàn chó sói đấy. Con hãy nên tỉnh mắt thính tai hết sức. Trong những câu trả lời, con không được nói dối điều gì, nhưng con hãy nghĩ rằng kẻ nào hỏi con, có lẽ sẽ có một nỗi vui mừng thực sự nếu có thể làm hại được con. Ta rất vui lòng, con ạ, được cho con cái kinh nghiệm thử thách này trước khi từ biệt các con, vì chả nói giấu gì, bức thư mà con cầm đi đây là thư từ chức của ta.
Juyliêng đứng lặng yên, anh vẫn yêu cha Pira. Mặc dầu sự cân nhắc đắn đo nhủ anh rằng:
Sau khi con người chính trực này đi rồi, thì cánh hội Thánh - Tâm sẽ truất ta và có lẽ đuổi cổ ta đi.
Anh không thể nào nghĩ đến mình được. Điều làm anh lúng túng, là một cầu mà anh muốn sắp xếp một cách cho lễ phép, và thực sự anh không có tâm trí nào để làm được việc đó.
- Thế nào! con, không đi à?
- Nghĩa là, thưa ông, Juyliêng nóỉ một cách rụt rè, người ta bảo rằng trong suốt thờì gian dài ông làm giám đốc, ông không để ra được đồng nào. Còn hiện có sáu trăm quan.
Nước mắt làm anh nghẹn ngào không nói được nữa.
- Cả điều đó nữa, rồi cũng sẽ được ghi, ông nguyên giám đốc chủng viện lạnh lùng nói. Đi lên ban giám mục đi, kẻo muộn rồi.
Tình cờ tối hôm đó, nhà tu sĩ Đơ Frile đến phiên trực trong phòng khách của tòa giám mục, Đức Cha bận đi dự tiệc ở dinh tỉnh trưởng. vậy là Juyliêng đưa bức thư cho chính ông Đơ Frile, nhưng anh không biết ông ta.
Juyliêng ngạc nhiên thấy ông thầy tu đó mở phăng bức thư gửi cho đức giám mục. Khuôn mặt đẹp của ông phó giám mục biểu lộ ngay một sự ngạc nhiên pha lẫn sự vui thích hớn hở, và tăng vẻ nghiêm nghị. Trong khi ông ta đọc, Juyliêng chú ý vì nét mặt tươì tỉnh của ông, có thì giờ ngắm nghía ông kỹ càng. Bộ mặt kia đáng lẽ còn nghiêm nghị hơn nữa, nếu không có cái vẻ tinh khôn cực độ nó hiện lên ở một vài nét, và thậm chí có thể biểu lộ sự giảo quyệt, nếu người chủ bộ mặt đẹp đó có một giây phút nào ngơi chú ý đến nó. Cái mũi, rất cao, hình thành một đường duy nhất tuyệt đối thẳng, và buồn thay, làm cho một khuôn mặt nhìn nghiêng, kể ra rất lịch sự, lai giống hệt tướng mạo một con cáo. Ngoài ra, nhà tu sĩ có vẻ rất lưu tâm đến chuyện từ chức của ông Pira kia, lại ăn mặc với một vẻ thanh lịch mà Juyliêng rất ưa thích, và anh chưa hề thấy ở một tu sĩ nào khác bao giờ.
Mãi sau này Juyliêng mới biết cái tài đặc biệt của tu sĩ Đơ Frile là thế nào. ông ta biết mua vui cho đức giám mục, một ông già phong nhã, sinh ra để sống ở Pari, và coi Bodăngxông như một nơi bị đi đày, ông giám mục đó mắt rất kém, và thích ăn cá đến say mê. Tu sĩ Đơ Frile gỡ bộ xương món cá nguội ta dọn lên cho Đức Cha.
Juyliêng im lặng nhìn ông thầy tu đương đọc lại bức thư từ chức, thì bỗng nhiên cửa mở ra rầm rầm. Một tên hầu, y phục lộng lẫy, đi qua rất nhanh, Juyliêng chỉ kịp ngoảnh đầu về phía cửa, anh trông thấy một ông già bé nhỏ đeo một tấm thánh giá đeo ngục. Anh quỳ ngay xuống, đức giám mục ban cho anh một nụ cười ơn huệ và đi qua. Ông tu sĩ mỹ mạo đi theo, và Juyliêng còn lại một mình trong phòng khách mà anh được thư thả ngắm nhìn thán phục vẻ huy hoàng kính tin.
Ông giám mục địa phận Bodângxông, con người trí tuệ được thử thách, nhưng không bị mụ mẫm vì những nỗi khổ cực kéo dài của cuộc lưu vong cảnh ngoại, năm nay đã hơn bảy mươi nhăm tuổi, và hết sức ít quan tâm đến chuyện sẽ xảy ra trong mười năm nữa.
- Cái anh sinh đồ có con mắt tinh anh kia, mà hình như ta vừa thoáng trông thấy, Ià ai vậy? đức giám mục nói. Theo phép tắc của ta. thì cái giờ này họ phải đi ngủ rồi thì phải.
- Bẩm Đức Cha, cái nhà anh này thì tỉnh táo hết sức, tôi xin thề với Đức Cha như vậy, và .anh ta đem lại một tin quan trọng: đó là tin từ chức của người Jăngxênit duy nhất còn lại trong địa phận của Đức Cha. Cái nhà ông tu sĩ Pira đáng sợ ấy rốt cục đã hiểu ý tứ rồi.
- À! ông giám mục vừa cười* vừa nói, tôi đố ông tìm được một người nào bằng ông ta để thay thế ông ta đấy. Và để cho ông thấy tất cả giá trị của con người đó, tôi mời ông ta đến ăn cơm chiều mai.
Ông phó giám mục định đưa nhẹ vài câu về việc lựa chọn người kế chân ông giám mục, không sẵn lòng nói chuyện công việc, bảo ông ta rằng:
- Trước khi đưa ông nọ vào, ta hãy thử xem ông này ra đi như thế nào đã. Ông cho gọi cái ông sinh đồ kia vào, sự thật ở miệng trẻ mà.
Juyliêng được gọi vào. Ta sắp phải đứng giữa hai ông vấn tội đây! anh nghĩ thầm. Chưa bao giờ anh thấy mình dũng cảm hơn lúc này.
Lúc anh bước vào, hai ngườí hầu cận, ăn mặc sang trọng hơn cả ông Valonô, đương cởi áo cho Đức Cha. Vị giáo chủ này, trước khi vào chuyện ông Pira, thấy rằng nên hỏi han Juyliêng về sự học hành của anh. Ông nói đôi chút về giáo điều, và lấy làm ngạc nhiên. ít lâu sau, ông nói đến cổ học, đến Viêcgilơ, Hôraxơ, Xixêrông. Những cái tên đó, Juyliêng nghĩ bụng, đã làm cho ta bị con số 198. Ta chả còn sợ thiệt hại gì nữa, ta hãy cố trả lời cho xuất sắc. Anh thành công: vị giáo chủ, vốn cùng là tay cổ học cừ khôi, lấy làm vui thích lắm.
Ở bữa tiệc trên tỉnh, một thiếu nữ, người có danh tiếng và có thực tài, đã đọc thuộc lòng bài thơ La Madaỉen*. Ông giám mục đương nói chuyện văn chương, và quên phắt ngay cha Pira và tất cả mọi công việc, để bàn luận với anh sinh đồ vấn đề tìm xem Hôraxơ xưa kia giàu hay nghèo. Vị giáo chủ dẫn nhiều bài nhạc thi, nhưng đôi khi trí nhớ của ông lười làm việc, và ngay tức khắc Juyliêng đọc thuộc toàn bài thơ, với một vẻ rất nhũn nhặn, điều làm ông giám mục chú ý, là Juyliêng vẫn không ra khỏi cái giọng nói chuyện bình thường, anh đọc vài ba chục câu thơ La tinh, chẳng khác gì nói chuyện về những điều xảy ra trong trường. Hai người nói lâu về Viêcgilơ, về Xixêrông. Cuối cùng, vị giáo chủ không thể nào không khen ngợi anh sinh đồ trẻ tuổi.
- Không thể nào có ai học hành giỏi giang hơn thế này được.
- Bẩm Đức Cha, Juyliêng nói, chủng viện của người có thể cung hiến cho người một trăm chín mươi bảy sinh đồ còn xứng đáng được người hạ cố ban khen hơn.
- Thế là thế nào nhỉ? vị giáo chủ nói, ngạc nhiên về con số kia.
- Con có thể dẫn một bằng chứng chính thức để xác minh cái điều con vừa có vinh dự được nói trước mặt Đức Cha.
Ở kỳ sát hạch hàng năm của chủng viện, cũng đúng là trả lời về những vấn đề đương làm cho con lúc này được Đức Cha tán thưởng, con đã được đứng số thứ 198.
- Á! đây là con cưng của cha Pira, ông giám mục vừa kêu lên, vừa cười và nhìn ông Đơ Frile, đáng lẽ ta phải ngỡ trước rồi mới phải, nhưng cuộc đấu tranh thẳng thắn đấy chứ. Anh ạ, ông nói thêm với Juyliêng, có phải anh đã được đánh thức dậy để phái đến đây không?
- Bẩm Đức Cha, vâng. Trong đời con, mới có mỗi một lần đi một mình ra khỏi trường, để đến giúp cha Sa-Becna trang trí nhà thờ lớn, hôm ngày lễ thánh thể.
- Optime, ông giám mục nói, thế nào, chính anh là người đã tỏ ra biết bao dũng cảm, lên đặt những bó lông chim trên tán đấy à? Những bó lông đó hàng năm làm cho ta run sợ, ta vẫn e vì nó mà thiệt mất một mạng người. Anh ạ, có tiền đồ lớn đấy, nhưng ta không muốn chặn đứng bước đường sự nghiệp của anh, chắc là sẽ rực rỡ lắm, bằng cách để cho anh đói mà chết mất.
Và theo lệnh ông giám mục, người ta mang đến bánh bích quy và rượu vang Malaga, Juyliêng thưởng thức ngay, và tu sĩ Đơ Fríle còn thưởng thức nhiều hơn nữa, ông này biết rằng đức giám mục của ông thích trông thấy người ta ăn uống vui vẻ và ngon lành.
VỊ giáo chủ, mỗi lúc một thêm hài lòng về cuộc kết thúc buổi tối của ông, bèn nói một lúc về lịch sử giáo hội. Ông thấy rằng Juyliêng không hiểu, ông chuyển qua tình trạng tinh thần đạo đức của đế quốc La mã, dưới triều các hoàng đế của thời đại Côngxtăngtanh*. Buổi tàn cục của đa thầngiáo được kèm theo một tình trạng lo âu và ngờ vực, tình trạng này, ở thế kỷ XIX, làm cho những tâm trí buồn bã và chán chường trở nên sầu não. Đức Cha nhận thấy rằng Juyliêng hầu như không biết cả đến tên của Tacito*.
Juyliêng trả lời rất hồn nhiên, làm cho vị giáo chủ phải ngạc nhiên, rằng không thấy có tác giả đó trong thư viện của chủng viện.
- Thế thì hay quá, ông giám mục vui vẻ nói. Anh gỡ được cho ta khỏi băn khoăn: từ mười phút đồng hồ, ta tìm mãi cách để cám ơn anh về buổi tối thú vị mà anh đã gây được cho ta, và cố nhiên bằng một cách rất tình cờ. Ta không ngại lại thấy một nhà bác học ở một anh sinh đồ của chủng viện của ta. Mặc dầu cái tặng phẩm này không được hợp quy tắc giáo hội cho lắm, nhưng ta quyết ý cho anh một bộ Tacìtơ.
VỊ giáo chủ cho đem lại tám quyển sách đóng bìa rất sang, và muốn tự tay viết, dưới nhan đề quyển đầu, một lời ca tụng bằng tiếng La-tinh cho Juyliêng Xoren. Ông giám mục vẫn tự phụ giỏi văn La-tinh, cuối cùng ông nói với anh, bằng một giọng nghiêm trang, khác hẳn giọng chuyện trò lúc trước;
- Anh bạn trẻ ạ, nếu anh ngoan ngoãn, một ngày kia anh sẽ được nhận một giáo khu tốt nhất của địa phận ta, và cách tòa giám mục của ta không đầy trăm dặm, nhưng phải ngoan ngoãn mới được.
Khi Juyliêng, ôm nặng chồng sách, đi ra khỏi tòa giám mục, hết sức ngạc nhiên, thì vừa lúc chuông điểm mười hai giờ đêm.
Đức Cha không hề nói với anh một câu nào về cha Pira. Juyliêng ngạc nhiên nhất là thấy ông giám mục vô cùng lễ độ. Anh không ngờ có thể có một phong cách lịch sự như vậy, kết hợp với một phong độ trang trọng tự nhiên đến thế. Juyliêng chú ý nhất đến sự tương phản khi anh gặp lại cha Pira buồn bực đang nóng ruột chờ đợi anh.
- Quid tibì dixerunt? (Họ nói với anh những gì?) ông kêu to hỏi anh, khi mới trông thấy anh từ rất xa.
Thấy Juyliêng hơi lúng túng khi dịch sang tiếng La tinh những lời nói của ông giám mục:
- Nói tiếng Pháp, và nhắc lại đúng những lời của Đức Cha, không thêm, không bớt tí gì, ông nguyên giám đốc chủng viện nói với giọng nghiêm khắc và những cách thức vô cùng khiếm nhã của ông.
- Một ông giám mục mà tặng cho anh sinh đồ trẻ tuổi của chủng viện một món quà như thế này thì cũng lạ lùng thật! ông vừa nói vừa giở trang bộ Tacitơ tráng lệ, mà mép sách mạ vàng có vẻ làm cho ông ghê người.
Chuông điểm hai giờ, khi ông cho phép anh học trò yêu trở về buồng ngủ, sau một cuộc tường thuật rất tỉ mỉ.
- Con hãy để lại đây cho ta quyển đầu của bộ Tacitơ của con, quyển có đề chữ khen tặng của Đức Giám mục, ông nói với anh. Dòng chữ La-tinh này sẽ là ống thu lôi của con trong cái nhà này, sau khi ta đã đi khỏi.
Erit tibi, fili mi, successor meus tanquam leo quaerens quem devoret. (Vì đối với con, con ạ, kẻ kế chân ta sẽ như một con sư tử điên cuồng, chỉ chực vồ ăn thịt).
Sáng hôm sau, Juyliêng thấy có cái gì lạ lùng trong cách thức các bạn học nói năng với anh. Anh lại càng dề dặt hơn. Đó, anh nghĩ bụng, là hiệu quả từ sự chức của ông Pira. Cả cái nhà này đã biết tin rồi, và ta có tiếng là học trò yêu của ông. Trong những cách thức kia chắc là có sự nhục mạ, nhưng anh không thấy. Trái lại, trong con mắt của tất cả những kẻ anh gặp suốt dọc các phòng ngủ, anh thấy không có bóng dáng sự thù hằn, Thế này là nghĩa gì? chắc lại là một cạm bẫy gì đây, ta phải giữ miếng cẩn thận lắm mới được. Sau cùng, thấy cậu bé sinh đồ ở Verie vừa cười vừa nói với anh; Cornelii Taciti opera omnia (Tacitơ toàn tập).
Nghe thấy câu nói đó, tất cả mọi người đua nhau khen ngợi Juyliêng, không những về món tặng phẩm đồ sộ anh vừa nhận được của Đức Cha, mà cả về cuộc đàm thoại hai tiếng đồng hồ mà anh đã có vinh dự được người ban cho. Người ta biết đến cả những chi tiết tỉ mỉ nhất. Từ lúc đó, không còn thấy có sự ghen ghét nữa, người ta nịnh nọt anh một cách hèn hạ: cha Caxtanet mới ngày hôm trước con hết sức láo xược với anh, nay cũng đến khoác lấy cánh tay anh và mời anh ăn cơm sáng với ông.
Do một định mệnh của tính tình Juyliêng, sự láo xược của những kẻ thô bỉ kia trước đây đã làm cho anh buồn lòng rất nhiều, nay thái độ hèn hạ của họ lại làm cho anh thấy ghê tởm chứ chẳng vui gì.
Vào hồi mười hai giơ trưa, cha Pira từ biệt học trò, nhưng không quên nói với họ một lời diễn từ nghiêm khắc: "Các con có muốn những vinh quang của thế gian, ông nói với họ, tất cả mọi lợi lộc xã hội, cái thích thú được có quyền hành, được bất chấp luật pháp và được láo xược vô tội vạ với tất cả mọi người? hay các con muốn sự cứu rỗi vĩnh viễn? những người kém cỏi nhất trong các con, chỉ việc mở mắt ra để phân biệt hai con đường".
Ông vừa ra khỏi, là những kẻ sùng tín của hội Thánh tâm của Jédu đến ngay tiểu giáo đường hát bài Te Deum*. Ở trong trường, không ai đếm xỉa đến diễn từ của ông nguyên giám đốc. Ông ta bực mình vì bị bãi chức đấy mà, người ta nói như vậy khăp nơi, không có một anh sinh đồ nào có đầu óc ngây thơ để tin ở sự tự nguyện từ bỏ một chức vụ nó cho người ta có bao nhiêu quan hệ với những nhà thầu cung cấp lớn.
Linh mục Pira đến ngụ ở một quán trọ đẹp nhất Bữdăngxông, ông định ở đó hai ngày, lấy cớ là có những công việc mà kỳ thực ông không có.
Ông giám mục đã mời ông đến ăn cơm, và để đùa ông phó giám mục Đơ Frile, ông tìm cách để cho ông Pira được tỏ tài xuất sắc. Lúc đang ăn tráng miệng, thì có tin lạ lùng từ Pari tới, là linh mục vừa được bổ nhiệm đến giáo khu N..., ở cách thủ đô bốn dặm. VỊ giáo chủ hiền hậu mừng ông ta một cách thành thực, ông trông thấy trong tất cả việc này một nước cờ cao làm cho ông vui vẻ và khiến ông đánh giá rất cao tài năng của ông lính mục. Ông cho ông ta một chứng từ rất tốt đẹp bằng tiếng La tinh, và bắt linh mục Đơ Frile phải im, khi ông này dám giở trò chê trách này nọ.
Buổi tối, Đức Cha đem sự thán phục của ngài đến nhà nữ hầu tước Đơ Ruybemprê*. Thật là một tin quan trọng cho xã hội thượng lưu ở Bodăngxống, người ta đã trông thấy từ bây giờ linh mục Pira lên chức giám mục. Những nguời tinh khôn nhất tưởng rằng ông Đơ La Môlơ là bộ trưởng gì đây, và hôm đó họ tự cho phép mỉm cười về những dáng vẻ hách dịch mà ông tu sĩ Đơ Frile phô bày trong xã hội.
Sáng hôm sau, gần như người ta đổ theo linh mục Pira ngoài đường phố, và những người bán hàng, ra đứng ở cửa hàng, khi ông đi vận động các quan tòa của hầu tước. Lần đầu tiên, ông được họ tiếp đãi rất lễ độ. Nhà Jăngxênit nghiêm khắc, công phẫn về tất cả những điều trông thấy, bàn bạc rất lâu với các trạng sư mà ông đã chọn cho hầu tước Đơ La Môlơ, rồi lên đường đi Pari. Ông buột miệng nói với đôi ba người bạn học cũ ở trường trung học tiễn chân ông đến tận cỗ xe song mã mà họ thán phục các huy chương, rằng sau khi cai quản chủng viện trong mười lăm năm trời, ông từ biệt Bodăngxông với năm trăm hai mươi quan tiền dành dụm. Những người bạn đó vừa ôm hôn ông vừa khóc, và họ nói riêng với nhau: Ông tu sĩ ngây thơ đáng lẽ chả cần nói dối như vậy làm gì, nghe tức cười quá.
Người tầm thường, bị mù quáng vì lòng yêu tiền, không thể nào hiểu được rằng chính là trong sự chân thật của ông mà tu sĩ Pira đã tìm được sức mạnh cần thiết dể chiến đấu một mình trong sáu năm chống với Mari Alacooc*, hội Thánh tâm Jêdu, bọn Jêduyt và đức giám mục của ông.
CHƯƠNG XXX
MỘT NGƯỜI THAM VỌNG
Chỉ còn có một thứ quý phái duy nhất, đó ỉà tước hiệu công tước, hầu tước thì là trò cười, nghe nói công tước người ta phải ngoảnh đầu lại.
EDINBURGH REVIEW*
G \Aẳu Hầu tước Đơ La Môlơ tiếp linh mục Pira, không"
Có những kiểu cách vặt của tay đại lãnh chúa, rất lễ độ đây, nhưng ai hiểu thì thấy là rất láo xược. Những trò đó mất thì giờ lắm, mà hầu tước thì đương dở bận những công việc to tát, không có thì giờ thừa.
Từ sáu tháng nay, ông mưu mô vận động để làm cho cả *nhà vua và quốc gia chấp nhận một bộ nào đó, bộ này sẽ tạ ơn ông, đưa ông lên hàng công tước.
Đã bao lầu rồi, hầu tước yêu cầu trạng sư của mình ở Bơdăngxông làm cho ông một bản tường trình rõ ràng và rành mạch về các vụ kiện của ông ở Frăngsơ-Côngtê, nhưng không được toại nguyện. Làm thế nào ông trạng sư trứ danh có thể giảng giải cho ông những vụ kiện đó được, khi chính ông ta cũng không hiểu?
Mẩu giấy vuông nhỏ, mà ông linh mục đưa cho ông xem, làm ông vỡ lẽ tất cả.
- Thưa cha xứ thân mến, hầu tước nói với ông sau khi đã thanh toán những năm phút tất cả mọi công thức lễ phép và thăm hỏi về những chuyện riêng cá nhân, thưa cha xứ thân mến, giữa cảnh gọi là thịnh vượng của tôi, tôi không có thì giờ để lo toan một cách đứng đắn về hai điều nhỏ nhặt nhưng khá quan trọng: gia đình của tôi và công việc của tôi. Tôi chăm sóc đến cơ nghiệp nhà tôi một cách đại lược, tôi có thể làm cho nó phát đạt nhiều, tôi chăm sóc đến các thú vui chơi của tôi, và đó phải là điều coi trọng hàng đầu, ít ra là trong con mắt tôi, ông nói thêm khi bắt chợt thấy vẻ ngạc nhiên trong mắt linh mục Pira. Mặc dầu là người hiểu biết, linh mục cũng lấy làm kinh dị thấy một ông già nói về các thú vui của mình một cách thẳng thắn như vậy.
Cố nhiên ở Pari cũng có sự cần lao, vị đại lãnh chúa nói tiếp, nhưng ở cheo leo tận tầng gác thứ năm và hễ mà tôi thân cận với một người, là y lấy ngay một căn nhà ở tầng gác thứ hai và bà vợ của y ấn định một ngày tiếp khách, do đó phải làm việc nhiều hơn, phải cố gắng nhiều hơn là để làm hay để ra vẻ một người xã giao. Đó là công việc duy nhất của họ khi họ đã đủ ăn.
Về các vụ kiện của tôi, nói cho thật đúng, và cũng là nói về từng vụ kiện xét riêng, tôi có những trạng sư làm việc đến lao lực mà chết, một ông trạng sư của tôi mới chết hôm kia, về bệnh phổi. Nhưng, về các công việc của tôi nói chung, thưa ông, ông có thể tin được không, là từ ba năm nay, tôi đã chán không muốn tìm một người, trong khi viết lách cho tôi, lại chịu nghĩ ngợi cẩn thận một chút về công việc họ làm? Thôi, tất cả những chuyện đó chỉ là một lời giáo đầu.
Tôi rất mến ông, và tôi dám nói thêm, mặc dầu mới được gặp ông lần đầu, tôi rất yêu thích ông. Ông có muốn làm thư ký cho tôi, với tám nghìn lương bổng hoặc gấp đôi thế không? Tôi vẫn còn lãi chán, xin thề với ông, và tôi xin đảm nhận giữ cho ông cái giáo khu tốt đẹp của ông, dự phòng cho ngày nào chúng ta không thích hợp với nhau nữa.
Linh mục từ chối, nhưng vào lúc cuộc đàm thoại gần chấm dứt, thấy ông hầu tước thật sự băn khoăn, ông nảy ra một ý.
- Tôi có để lại heo hút trong chủng viện của tôi một anh chàng thanh niên tội nghiệp, nếu tôi không lầm, thì anh ta sắp bị người ta ngược đãi thậm tệ. Nếu anh ta chỉ là một tu sĩ đơn giản thôi, thì anh ta đã được in pace*.
Cho đến bây giờ anh thanh niên đó chỉ mới biết có tiếng La-tinh và Kinh thánh thôi, nhưng rất có thể một ngày kia anh sẽ phát huy những tài năng lớn hoặc cho công việc giảng đạo, hoặc cho công việc giáo đạo. Tôi không biết rồi anh ta sẽ làm gì, nhưng anh ta có ngọn lửa thiêng, anh ta có thể đi xa lắm. Tôi đã tính đem anh ta cho đức giám mục của chúng tôi nếu có bao giờ có được một vị giám mục có đôi chút cải cách của ông nhìn con người và công việc.
- Anh chàng thanh niên của ông gốc gác thế nào? hầu tước nói.
- Ngườii ta bảo rằng anh là con một bác thợ xẻ vùng núi của chúng tôi, nhưng tôi thì cho rằng đó là con hoang của một người nhà giàu nào đó. Tôi có thấy anh ta nhận được một bức thư nặc danh hay ẩn danh với một hối phiếu năm trăm quan.
- À! Thì ra là Juyliêng Xoren, hầu tước nói.
- Vì đâu mà ông biết tên anh ta? linh mục ngạc nhiên hỏi, và thấy ông đỏ mặt khi hỏi câu đó, hầu tước trả lời:
- Điều đó tôi sẽ không nói với ông đâu.
- Thế thì, linh mục nói tiếp, ông có thể thử dùng anh ta làm thư ký xem, anh ta có nghị lực, có lý trí, nói tóm lại, ta cứ thử xem.
- Sao lại không, nhỉ? hầu tước nói, nhưng anh ta có thể nào bị viên giám đốc cảnh sát hay một người nào khác mua chuộc để làm kẻ do thám ở nhà tôi không? Tôi chỉ còn e ngại có mỗi điều ấy.
Sau những lời cam quyết vun vào của linh mục Pira, hầu tước lấy ra một tờ giấy bạc một nghìn quan:
- Ông gửi món lộ phí này cho Juyliêng Xoren, bảo anh ta đến đây.
- Rõ thật, linh mục Pira nói, ông là người ở Pari có khác. Ông không biết đến sự chuyên chế nó đè lên chúng tôi ở tỉnh nhỏ, và đặc biệt lên những tu sĩ không về phe với bọn Jêduyt. Họ sẽ không để cho Juyliêng Xoren đi khỏi được đâu, họ sẽ viện ra những cớ rất khôn, khéo, họ sẽ trả lời tôi là anh ta đau ốm, là bưu trạm có lẽ đã đánh lạc mất thư .từ, v.v...