Chương [email protected](xong)WIKI
-
Link PDF
Link Google Docs
Link Word Online
CHƯƠNG 10
CALIFORNIA Ở KRƯM
1. Vấn đề Do Thái trong đường lối đối nội và đối ngoại của Kremli những nãm 1930 - 1940
Vào 1942 - 1945 cái gọi là vấn đề Do Thái trong quan hệ với các đồng minh có ý nghĩa thiết thực trong đường lối đối nội và đối ngoại của nhà nước Xô Viết.
Kremli tính nhận được phương tiện để phục hồi kinh tế quốc dân dưới dạng sự giúp đõ dân chúng Do Thái Liên Xô bị thiệt thòi từ sự xâm lược của Hitler. Chính phủ vẫn tiếp tục đường lối cũ ve vãn các giới Do Thái, cố dùng “vấn đề Palestine” làm át chủ bài trong các thương thuyết với người Anh vốn đang e sợ cho địa vị của mình tại Cận Đông và cản trở việc di dân hàng loạt người Do Thái và sự thành lập ở đó quốc gia Do Thái.
Đầu những năm 1920, khi chính quyền Xô Viết đã đứng vững, trong số lãnh đạo các cấp có không ít nhân vật người Do Thái.
Những năm 1922-1923 trong nước đã tiêu diệt nhiều tổ chức Do Thái và tổ chức dân tộc khác và các lãnh tụ của họ bị bắt. Một trong những tổ chức tích cực nhất kiểu này, thí dụ là Poalei Tsion ở Ôđécxa. Thành viên của tổ chức bí mật này đã vô hiệu hoá được sự theo dõi bên ngoài, dụ mấy cán bộ tác chiến ra nghĩa địa hoang vắng và đánh họ nhừ tử. Nhóm bí mật khác, Khagana, hình thành ở Jưtomir, nhưng trớ trêu, chính những cán bộ tác chiến của GPU làm việc tại thành phố này, những người Do Thái được trao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch chống lại nhóm dân tộc chủ nghĩa Do Thái.
Các lãnh tụ những tổ chức Do Thái hoặc bị lưu đày hoặc đi ra nước ngoài. Người ta cho họ làm điều đó: đến 1928 không tồn tại những cản trở đối với việc đi ra nước ngoài và thủ tục rất đơn giản.
Trong tất cả các cơ quan lớn thời ấy người Do Thái chiếm các vị trí có uy tín. Tôi nhớ rằng năm 1939 chúng tôi nhận được chỉ thị truyền miệng bắt buộc, sau những vụ thanh trừng hàng loạt, theo dõi bao nhiêu phần trăm người dân tộc thiểu số có trong ban lãnh đạo những cơ quan, theo quan điểm an ninh, quan trọng nhất. Nhưng chỉ thị đó sâu sắc hơn nhiều theo ý đồ của nó so với mức tôi giả định. Rất may đa số bạn chiến đấu của tôi đến thời gian ấy đạt được những thành tích lớn, đã chứng minh lòng trung thành của mình đối vối đảng và không bị ảnh hưởng bởi chỉ thị đó.
Sự thành lập tỉnh tự trị Do Thái với trung tâm Birobidjan được Stalin phê duyệt để tăng cường chế định biên giới ở Viễn Đông bằng cách thành lập ở đấy một kiểu lớp đệm, chứ hoàn toàn không phải là một bước tiến tới thành lập nhà nước Do Thái. Biên giới ở những khu vực này vẫn thường bị xâm phạm bởi các nhóm khủng bố Bạch vệ và Trung Quốc. Ý tưởng của Stalin là để dựng lớp chưóng ngại vật trên đường đi của chúng bằng những làng mà dân chúng có tinh thần thù địch với bọn Bạch Vệ lưu vong, và đặc biệt là với dân Cozak. Chế định của khu vực được xác định một cách sáng suốt như một tỉnh tự tri, chứ không phải nước cộng hoà, có nghĩa: ở đây sẽ không có cơ quan lập pháp của mình, chẳng có toà án tối cao lẫn những cơ cấu lãnh đạo cấp bộ. Dù tỉnh có quyền tự trị, nó vẫn chỉ là lãnh thổ biên giới đặc biệt, chứ không phải một trung tâm chính trị. Sau khi bắt đầu chiến tranh nảy ra ý tưởng lợi dụng các thủ lĩnh tổ chức Bund xã hội Do Thái, Henrik Erlikh và Viktor Alter vào các mục đích chính trị đối ngoại. Cựu phó tổng cục phản gián tình báo tướng Raikhman năm 1970 kể vói tôi rằng những thủ lĩnh Bund này bị chúng ta bắt ở Đông Ba Lan vào tháng 9, 10 - 1939. Khi bắt đầu chiến tranh với Đức, vào tháng 9 - 1941 họ được thả. Tại cuộc gặp gỡ với Beria họ được đề nghị thành lập uỷ ban Do Thái chống Hitler: ban đầu Erlikh sẽ là chủ tịch uỷ ban, phó của ông, Mikhoels, còn thư ký chịu trách nhiệm, Alter. Phải từ bỏ kế hoạch bởi Erlikh và Alter biết quá nhiều về ý đồ của Stalin lợi dụng họ để moi tiền phương Tây. Sau 12 - 1941 Alter và Erlikh lại bị tống giam, dù người ta không đưa ra được chứng cứ nào buộc tội họ. 27 - 12 - 1941 Erlikh gửi thư cho chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Kalinin, phản kháng việc bắt giữ và chứng minh rằng ông là người ủng hộ chính phủ Xô Viết và sẵn sàng hợp tác với NKVD.
Từ bức thư này thấy rõ rằng chính NKVD cố thúc đẩy thông qua Erlikh việc thành lập uỷ ban Do Thái chống phát xít (EAK). Nhiệm vụ chính của uỷ ban, trong thư nói, phải là tuyên truyền tích cực trong các cộng đồng Do Thái Mỹ và Anh địa vị của người Do Thái ở Liên Xô nhằm nhận được sự giúp đỡ tối đa cần cho Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống sự xâm lược của Hitler. Tất cả các đề nghị của EAK nhận đươc sự khuyến khích trọn vẹn của lãnh đạo, và NKVD được trao việc chọn lựa địa điểm thuận tiện cho bộ chỉ huy của uỷ ban. Đứng đầu uỷ ban gồm: Mikhoels, nhà đạo diễn chính và diễn viên tài ba của nhà hát quốc gia Do Thái, Fefer, nhà thơ danh tiếng Epstein, nhà báo và nhà phê bình văn học.
Erlikh đã không nhận được thư phúc đáp. Các lưu trữ chứng tỏ rằng vào tháng 12 Beria đã ra lệnh chuyển Erlikh và Alter vào xà lim đơn. Những tù phạm này được biết tới như các con số 41 và 42, cấm việc hỏi cung và viết tên họ vào sổ lưu ở nhà tù Quybưsev nơi họ bị giam giữ. Tướng Raikhman muộn hơn kể với tôi rằng tồn tại một mệnh lệnh đặc biệt mà các nhân viên nhà tù không được quyền biết họ tên thật của họ. Những chỉ thị này xuất phát từ Stalin, Molotov và Beria.
Các chính quyền Mỹ và Ba Lan hỏi về số phận của Erlikh và Alter, Molotov uỷ quyền cho Litvinov thông báo rằng ngày 23 - 12 - 1941 Erlikh và Alter đã bị xử bắn vì vào tháng 9 và tháng 10 năm đó họ đã hoạt động phản bội một cách có hệ thống, tìm các phổ biến ở Liên Xô thông tin thù địch nhằm ngừng các hoạt động quân sự và ký hiệp ước hoà bình với nước Đức phát xít.
Đó là sự dối trá. Erlikh tự vẫn: ngày 14 - 5 -1942 ông đã treo cổ trong xà lim. Alter sống trong sự giam hãm đơn độc đến ngày 17 - 2 - 1943 và bị bí mật xử bắn theo lệnh của Beria.
Chỉ vào tháng 9 - 1992 tuần báo của MVD Thanh Kiếm và Lá Chắn mới cho biết về số phận Erlikh và Alter. Họ bị thủ tiêu để giấu đi những tiếp xúc bí mật của lãnh đạo Xô Viết với những đại diện có uy tín của các cộng đồng Do Thái ở nước ngoài. Erlikh và Alter bị trừ khử còn vì Stalin sợ ảnh hưởng chính trị của họ ngoài phạm vi Liên Xô.
2. Uỷ ban Do Thái chống phát xít
Lập tức ngay sau khi thành lập ủy ban Do Thái chống phát xít tình báo Liên Xô quyết định sử dụng các liên hệ của giới trí thức Do Thái để làm rõ khả năng nhận viện trợ kinh tế bổ sung trong cuộc đấu tranh với nước Đức phát xít qua các giới Do Thái. Từ 1925 theo chỉ thị của Dzerjinxky chúng ta tích cực xử lý và thâm nhập vào các tổ chức Do Thái của Mỹ, Tây Âu và Palestine. Xerebrianxky đã lập được mạng điệp viên đặc biệt trong phong trào Do Thái vào đầu những năm 30. Giờ đây EAK có thể là bình phong để hồi phục địa vị mạng điệp viên trong phong trào Do Thái đã bị mất đi năm 1938 liên quan với việc bắt giữ gần như toàn bộ thành phần tác chiến của nhóm Xerebrianxky.
3. Nhiệm vụ mật của Mikhoels lôi kéo tư bản Mỹ vào Liên Xô nãm 1943
Với mục đích này Mikhoels và Fefer, điệp viên tin cậy của ta, được giao thăm dò phản ứng của các tổ chức Do Thái có uy tín ở nước ngoài về sự thành lập cộng hoà Do Thái ở Krưm. Nhiệm vụ thăm dò tình báo đặc biệt này, xác định các tiếp xúc với phong trào Do Thái Mỹ những năm 1943 - 1944 dưới sự chỉ đạo của đại diện ta ở Mỹ, đã được hoàn thành tốt đẹp. Tôi nhớ vào giai đoạn này trong ban lãnh đạo Liên Xô đúng là đã nghĩ đến. khả năng thành lập cộng hoà Do Thái ở Krưm trên cơ sở ba vùng Do Thái từng tồn tại ở đó trước chiến tranh. Theo đề nghị của Molotov ban lãnh đạo EAK chuẩn bị bức thư gửi Stalin với đề nghị thành lập cộng hòa Do Thái ở Krưm. Chính Mikhoels đã nằm trong sự đào luyện của NKVD từ năm1935. Thêm nữa một trong những nhiệm vụ chính của ông là lập nên vỏ bọc để tiếp cận các nhóm lãnh đạo của tổ chức Do Thái Mỹ “Djoint”.
Trong bức thư một phần nói rằng sự thành lập cộng hoà Xô Viết Do Thái phù hợp với những nguyên tắc bolsevich và trong tinh thần chính sách dân tộc của Lenin- Stalin.
Bức thư này được lưu trong sổ đăng ký giữ trong lưu trữ của đảng, đến tận giờ vẫn chưa công khai hết. Nó không được đưa ra, khi trong cuộc viếng thăm Washington năm 1992 của tổng thống Eltsin người ta trưng bày các tài liệu lưu trữ của AEK.
Ngày 15 - 2- 1944 dự thảo bức thư được trình lên Molotov. Theo chỉ thị của ông, Lozovxky, phó của Molotov đã chỉnh lý nó. Bức thư được chuyển lại Molotov và ghi ngày tháng khác 21 - 2. Ba ngày sau nó được đăng ký trong ban thư ký chính phủ Liên Xô dưới số M-23314 và cùng ngày được chuyển cho bí thư BCHTƯ Malenkov, Bí thư thành uỷ Moskva, chủ nhiệm tổng cục chính trị các lực lượng vũ trang Serbakov và chủ nhiệm uỷ ban kế hoạch nhà nước Voznexenxky uỷ nhiệm xem xét vấn đề này.
Cần lưu ý rằng, Litvinov vốn là đại sứ ở Mỹ trong những năm chiến tranh, trong thư gửi Molotov và NKVD đã kiên quyết chống lại các liên hệ với phong trào Do Thái, cũng như chống sự tham gia tích cực vào giải quyết vấn đề Palestine. Theo Litvinov, khả năng tác động của chúng ta tới phong trào Do Thái sẽ là không đáng kể. Vì thế ông đề nghị giao mọi tiếp xúc với các nhóm Do Thái cho các cán bộ cơ quan đặc biệt Xô viết hoặc mạng điệp viên được tin cậy đặc biệt. Trong những đề đạt ấy không có gì đáng kinh ngạc: lãnh đạo tổ chức chiến đấu bí mật của người bolsevich trước cách mạng, Litvinov có kinh nghiệm tác chiến, trong đó kể cả việc lôi kéo những người từ các giới thù địch hợp tác.
Cán bộ tác chiến của chúng tôi Kheifets đã thành công trong thu nhận tài liệu về bom nguyên tử ở Mỹ, kể với tôi rằng bức thư thực chất là đề nghị thành lập một nước cộng hoà Do Thái ở Krưm, nơi người Do Thái cả thế giới có thể đến. Điều đó, tất nhiên là đòi hỏi sự xáo trộn cư dân Krưm. Tháng 3 và 4 - 1944 người Tácta Krưm bị trục xuất: từ Krưm bị đẩy đi và chuyển tới Uzbekixtan 150 nghìn người. Bức thư và lệnh trục xuất thực tế được ký chung một ngày (tương ứng là 14 và 15 - 2) là sự trùng hợp. Lệnh của Stalin trục xuất người Tácta Krưm bị buộc tội cộng tác hàng loạt với bọn Đức đã được ký trước, nhưng để thực hiện nó vào tay Beria một ngày trước khi có bức thư của ủy ban Do Thái chống phát xít. Sự phối hợp và thực thi kế hoạch về việc lôi kéo tư bản Do Thái được giao cho Kheifets và trưởng nhóm tình báo Zarubin ở Mỹ, họ đã tổ chức chuyến đi của Mikhoels sang Mỹ năm 1943.
Trước khi sang Mỹ Mikhoels được Beria gọi đến Lubianka và hướng dẫn làm cách nào mở được những tiếp xúc rộng với những người Do Thái Mỹ. Kế hoạch của chúng ta quy lại là để nhận được sự ủng hộ của dư luận xã hội Mỹ và nhận được tiền cho vay cần để phát triển ngành công nghiệp than và gang thép. Mikhoels và Fefer đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Thành công chuyến đi của Mikhoels sang Mỹ lập tức đã làm ông ta bị tình nghi trong mắt Stalin. Chứ sao, ông ta người đại diện văn hoá Do Thái, đã trở thành một anh hùng đích thực, nổi tiếng khắp thế giới, vì thế ông ta được quyết định số phận như của Erlikh và Alter.
Có vai trò đáng kể của Mikhoels và Fefer trong chiến dịch tình báo tiếp cận những nhóm bác học, chuyên gia thân thích của Einstein chuyên trách nghiên cứu thứ “siêu vũ khí” lúc ấy chưa ai rõ.
Người ta nói rằng Mikhoels có thể được đề nghị chức vụ chủ tịch Xô viết tối cao trong cộng hoà Do Thái Krưm. Ngoài Molotov, Lozovxky và mấy quan chức Bộ Ngoại giao, Mikhoels là người duy nhất biết về sự tồn tại kế hoạch Stalin thành lập nhà nước Do Thái ở Krưm. Bằng cách ấy Stalin dự tính nhận được từ Phương Tây 10 tỷ đôla cho việc phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá.
Tôi không biết chi tiết bức thư của uỷ ban Do Thái chống phát xít gửi Stalin. Beria thì rõ rằng sáng kiến của chúng ta được phía Mỹ ủng hộ, chính xác hơn, các tổ chức Do Thái Mỹ, bởi chính ông tiếp cả Mikhoels, cả Fefer sau chuyến đi Mỹ. Sự bàn bạc vấn đề về thành lập cộng hoà Do Thái trong phạm vi Liên Xô, riêng tôi cho là một kiểu thăm dò Phương Tây nhằm làm sáng tỏ xem các kế hoạch trợ giúp kinh tế của họ đối với chúng ta tiến xa đến mức nào sau chiến tranh. Thế những quyết định thành lập cộng hoà Do Thái bị hoãn lại đến kết thúc chiến tranh, và bức thư nằm im suốt bốn năm, và về nội dung của nó loang đi lắm lời đồn đại khác nhau nhất. Sau đó, năm 1948, Malenkov sử dụng nó để chống lại các thành viên EAK, còn muộn hơn nữa, để chống các kỳ cựu trong ban lãnh đạo đất nước. Molotov, Mikoian, Vorosilov, Voznexenxky và, cuối cùng, chính Beria liên đới đến sự thảo luận thành lập cộng hoà Do Thái trên lãnh thổ Krưm, tự chính họ, do có những họ hàng người Do Thái, thành ra có điểm yếu trong tiến trình chiến dịch này.
Kế hoạch lôi kéo tư bản Mỹ, như tôi đã nhắc tới, gắn với ý tưởng thành lập cộng hoà Do Thái ở Krưm cái được gọi là “California của Krưm”. Ý tưởng này được bàn bạc rộng rãi trong các giới Do Thái Mỹ điều tôi nghe Kheifets kể. Theo lời ông, quan tâm đặc biệt đến đề án là chủ tịch viện thương mại Mỹ Erik Jonhson, người vào tháng 6 - 1944 cùng với đại sứ Mỹ Averell Hariman được Stalin tiếp để thảo luận các vấn đề hồi phục những tỉnh vốn là nơi sinh sống chủ yếu của cư dân Do Thái, ở Beloruxia, và việc di dân Do Thái đến Krưm. Johnson vẽ ra trước Stalin một viễn cảnh sáng sủa khi nói rằng để cho mục đích ấy sau chiến tranh sẽ cho Liên Xô những kỳ phiếu Mỹ dài hạn.
Ý tưởng về thành lập cộng hoà xã hội chủ nghĩa Do Thái ở Krưm được bàn bạc công khai ở Moskva không chỉ trong số người Do Thái, mà cả ở các cấp lãnh đạo cao nhất.
Rõ rằng Mikhoels như chủ tịch uỷ ban Do Thái chống phát xít trong hoạt động của mình dựa phần lớn vào Fefer, một điệp viên cỡ lớn của NKVD, do chính uỷ an ninh quốc gia Raikhman "dẫn dắt”, vẫn có khi chính Beria gặp Fefer tại điểm hẹn để bàn vấn đề thành lập cộng hòa Do Thái ở Krưm.
Vào tháng 6 - 1945 đề án này có vẻ còn hiệu lực và cần hiện thực hoá. Trong thời gian chuẩn bị hội nghị Yalta Hariman hỏi tôi và Novikov, trợ lý của Molotov, việc thành lập cộng hoà Do Thái tiến hành ra sao liên quan với tiền sẽ cho vay dành cho đề án này. Tôi nhớ đã nhìn thấy thông báo về việc Stalin ngay sau chiến tranh đã thảo luận với phái đoàn thượng nghị sĩ Mỹ về điều này và về tỉnh Gomel nơi sinh sống thuận tiện của người Do Thái ở Beloruxia. Ông đề nghị họ không hạn chế hối phiếu và trợ giúp kỹ thuật cho hai khu vực này, mà cho vay không gắn với những đề án cụ thể.
Sau đó, tháng 6 - 1945 sau hiệp ước Yalta và chiến thắng đối với nước Đức Hitler, Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô đã phê chuẩn sắc lệnh: Krưm trở thành một tỉnh trong thành phần cộng hoà Liên bang Nga. Trong khi
đó trước chiến tranh Krưm là nước cộng hoà tự trị với đại diện số đông người Tácta trong cơ cấu lãnh đạo. Tháng 11 - 1945, khi Hariman cô" nối liên lạc với Stalin thông qua Molotov đế bàn bạc các vấn đề hợp tác kinh tế, đề nghị của ông ta về một cuộc gặp gõ riêng bị gạt bỏ theo lệnh Stalin.
Sau chiến tranh Stalin tiến hành đường lối khác hơn: tăng cường thâm nhập vào hàng ngũ phong trào Do Thái. Đến cuối năm 1945 đã rõ rằng Stalin không xem mình bị trói buộc với sự thăm dò không chính thức trước đấy, người Anh và người Mỹ tổ chức uỷ ban Anh-Mỹ về Palestine không có sự tham gia của Liên Xô. Điều đó mâu thuẫn với hiệp ước đạt được từ trước của các đồng minh và vấn đề Palestine.
Và thế là vào tháng 4 - 1946 các thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Dekanozov và Vưsinxky đã chuyển thư lên chính phủ trong đó nhấn mạnh rằng các quyền lợi của Liên Xô bị coi thường: vấn đề Palestine sẽ được giải quyết không có sự tham gia của chúng ta. Từ sự đồng ý của Molotov Vưsinxky đăng một bài báo dưới tên bí danh trong tạp chí Thời Đại Mới, nói về sự cần thiết thành lập một quốc gia Do Thái dân chủ ở Palestine. Sự tính toán là nhằm tăng cường địa vị của Liên Xô ở Cận Đông và đồng thời phá vỡ ảnh hưởng của Anh ở các nưóc Ả rập đang chống lại sự xuất hiện của một quốc gia mới, cho thấy rằng người Anh không đủ khả năng ngăn chặn người Do Thái thành lập quốc gia của mình. Đồng thời với những bước chính trị được tiếp nhận, đã có chỉ thị năm 1946 ném các điệp viên sang Palestine qua đường Rumani. Họ phải dựng lên ở Palestine một mạng lưới điệp viên bí mật mà có thể được sử dụng trong các chiến dịch chiến đấu và phá hoại chống quân Anh. Để cho mục đích đó tôi chọn ba sĩ quan: Garbuz, Cemenov (tên thật là Taubman, ông là trợ lý của Grigulevich về hoạt động bí mật ở Latvia và giúp thủ tiêu Rudolf Klement ở Paris năm 1938), Kolexnikov. Garbuz và Kolexnikov có kinh nghiệm chiến tranh du kích tại Ucraina và Beloruxia nơi họ tham gia các chiến dịch chống chính quyền Đức chiếm đóng.
Tôi từ đầu hiểu rằng khi giúp người Do Thái, trên thực tế chúng ta đặt nhiệm vụ của mình là tổ chức mạng lưới điệp viên bên trong cơ cấu quân sự và chính trị Do Thái. Người Do Thái khát khao độc lập và gắn bó chặt chẽ với nước Mỹ. Nhưng chúng ta không có lòng tự tin rằng chúng ta đủ sức ảnh hưởng tới họ như ở Đông Âu. Thế nhưng chúng tôi cho rằng sự hiện diện của mình ở đấy cực kỳ quan trọng. Như tôi nghe Kheifets kể từ năm 1943 Litvinov trong thư của mình từ Washington gửi Molotov nhấn mạnh rằng Palestine và sự thành lập nhà nước Do Thái là một trong những vấn đề cốt yếu của chính trị quốc tế sau chiến tranh.
Nửa sau của năm 1946 Stalin giữ lập trường đối kháng tích cực đối với hoạt động của các tổ chức Do Thái thế giới và đường lối Anh-Mỹ về vấn đề Palestine. Ông bực tức vì những đòi hỏi của người Do Thái Liên Xô về cải thiện điều kiện sống của họ khi tản cư trở về. Ông bắt đầu hâm nóng chiến dịch bài Do Thái ở Liên Xô: bắt đầu cuộc thanh lọc trong bộ máy đảng, cơ quan ngoại giao, chỉ huy quân đội và tình báo. Đỉnh điểm của chiến dịch là “âm mưu của các bác sĩ” và sự buộc tội các bác sĩ người Do Thái trong chủ nghĩa Do Thái. Đây lại là một cách đánh vu hồi kiểu Stalin nhằm thay ban lãnh đạo cũ,Molotov, Mikoian, Beria và những những mới khác, chỉ sợ người ta đe doạ địa vị nhà cầm quyền duy nhất của đất nước.
4. Tiêu diệt giới trí thức Do Thái sau khỉ bắt đầu “Chiến tranh lạnh”
Tháng 10 - 1946 lần đầu tiên vấn đề hiểm hoạ chủ nghĩa tư sản dân tộc Do Thái đối vói hệ tư tưởng cộng sản được đưa ra. Vừa nhậm chức bộ trưởng an ninh Abakumov trong thư gửi lãnh tụ đã buộc tội các nhà lãnh đạo ủy ban Do Thái chống phát xít, theo ông ta, họ đặt quyền lợi Do Thái cao hơn quvền lợi đất nước Xô Viết. Lời buộc tội tương tự vang lên đầy nghiêm trọng. Kheiíets, đã hoàn thành xuất sắc trong thu nhận thông tin về bom nguyên tử và thiết lập các tiếp xúc ở cấp cao trong cộng đồng Do Thái ở Mỹ. Bị thất sủng. Ông tiếp tục làm thư ký về quan hệ với nước ngoài trong uỷ ban Do Thái chống phát xít, thế nhưng buộc phải cắt đứt các tiếp xúc của mình với xã hội Do Thái Mỹ.
Trong bức thư Abakumov buộc tội uỷ ban, rằng cuối chiến tranh nó nhận về mình chức năng đại diện các quyền lợi của dân chúng Do Thái khi trả lại tài sản cho những người hồi hương. Hàng ngàn người Do Thái trong thời gian chiến tranh đã chạy khỏi Kiev, Minxk, Riga, Leningrad và Moskva, trốn tránh quân đội Đức đang tấn công. Bọn quốc xã đi với khẩu hiệu giải phóng dân Ucraina và vùng Baltic khỏi “sự thống trị Do Thái”. Điều đó giúp bọn dân tộc chủ nghĩa chiếm đoạt nhà cửa, tài sản của người Do Thái. Năm 1945 khi những người Do Thái sống sót trở về nhà, họ thấy tài sản mình đã ở trong tay kẻ khác.
Tôi nhớ Khrusev khi đó là bí thư thứ nhất ĐCS Ucraina đã gọi điện thoại cho Uxman Iuxupov, bí thư ĐCS Uzbekixtan và than vãn rằng, người Do Thái tản cư “bay về Ucraina như bầy quạ”. Trong cuộc trò chuyện đó (năm1947) ông ta tuyên bố rằng đơn giản ông ta không có chỗ để tiêp nhận tất cả, bởi thành phố bị huỷ hoại, và nhất thiêt phải chặn dòng thác đó, nếu không thì Kiev sẽ bị cướp bóc. Vào lúc đó tôi đang trong văn phòng của Iuxupov, và ông kể lại tôi nghe cuộc trò chuyện, bởi tôi đến chỗ ông yêu cầu về vấn đề định cư ba nghìn người Kurd chạy sang Azerbaizan từ Iran dẫn đầu là Barzani. Để họ lại Kavkaz là cực kỳ nguy hiểm nên lãnh đạo đã quyết định di chuyển họ đến Uzbekixtan.
Chủ tịch uỷ ban Do Thái chống phát xít Mikhoels cố hết sức bảo vệ quyền lợi của người Do Thái trong các vấn đề nhà ở và tài sản. Abakumov cố chứng minh rằng ý đồ của uỷ ban là biểu hiện chủ nghĩa dân tộc tư sản Do Thái. Xử sự của Mlkhoels nhân danh những người Do Thái trở về nhà, sự thông tỏ của ông về những tiếp cận thăm dò tuyệt mật của lãnh đạo Xô Viết đối với những người Do Thái không đơn thuần làm Stalin lo lắng, chúng tăng thêm mối ngờ vực.
Tình hình càng xấu hơn vào năm 1947. Tôi nhớ chỉ thị của Obrutsnikov và Xvinelupov, các thứ trưởng Bộ An ninh và Bô Nội vụ không bổ nhiệm người Do Thái vào cấp bậc sĩ quan trong các cơ quan an ninh. Tôi không thể tưởng tượng rằng một mệnh lệnh bài Do Thái công khai đến thế đã xuất phát từ Stalin, và cho rằng tất cả đó là từ tay Abakumov. Tôi đã rõ rằng kế hoạch vĩ đại sử dụng giới trí thức Do Thái Xô Viết để củng cố hợp tác quốc tế với người Do Thái toàn thế giới đã bị gạt bỏ. Eitingon suốt ngày than vãn những sự chèn ép họ hàng của ông trong các trường đại học và cơ quan y tế, tin chắc rằng chủ nghĩa bài Do Thái là thành tố đáng kể cho đường lối nhà nước. Nhìn lại, tôi thừa nhận rằng ông hiểu tình thế hơn tôi nhiều.
Beria và Bogdan Kobulov thường kể với tôi rằng Stalin thích những câu đùa và chuyện tiếu lâm bài xích đạo Hồi, nói riêng là bài xích Azerbaizan, đặc biệt khi người ta kể chúng trước mặt Bagirov, bí thư thứ nhất ĐCS Azerbaizan, người đơn thuần không chịu nổi giọng điệu dè bĩu của Kobulov, nói tiếng Nga với âm sắc Azerbaizan. Điều đó buộc tôi phải nghĩ rằng sự hài hưóc nhằm chống nhóm dân tộc này hay dân tộc khác làm Stalin khoái chí và ông, về bản chất, là kẻ bài Do Thái không nhiều hơn so với bài đạo Hồi.
Stalin và các trợ thủ gần gũi của ông thể hiện mốỉ quan tâm đến vấn đề Do Thái nhằm kiếm lợi chính trị trong cuộc đấu tranh vì quyền lực và để tập hợp các lực lượng của mình. Những “trò chơi” bài Do Thái ở cấp cao nhất đã bắt đầu như thế. Sau khi Stalin bắt đầu chiến dịch chống những người theo chủ nghĩa hoàn vũ những năm 1946 - 1947, thành phần lãnh đạo cấp trung và các quan chức đảng cơ sở đã lĩnh hội chủ nghĩa bài Do Thái như đưòng lối chính thức của Đảng. Thuật ngữ “hoàn vũ nhân không mồm” thành ra đồng nghĩa của từ “Do Thái”: nó có nghĩa là các công dân Xô Viết dân tộc Do Thái chia sẻ thế giới quan của người Do Thái Phương Tây và vì thế không thể hoàn toàn trung thành với nhà nước Xô Viết.
Chiến dịch chống phái hoàn vũ trùng với sự thay đổi sự thăng bằng chính trị quay quanh Stalin. Malenkov bị hạ thấp chức vụ, Beria bị gạt khỏi mọi công việc liên quan đến an ninh. Bắt đầu có những tin đồn rằng Molotov vây quanh mình toàn người Do Thái.
Nỗ lực của Stalin sau chiến tranh hướng tới việc phổ biến ảnh hưởng của Liên Xô đầu tiên sang các nưóc Đông Âu, sau đó là khắp nơi, ở đâu chúng ta cạnh tranh với nước Anh. Stalin tiên đoán rằng các nưóc Ả rập sẽ hưóng về Liên Xô khi thất vọng vì Anh và Mỹ ủng hộ Israel. Người Arập vì thế phải đánh giá những xu thế bài Do Thái trong đưòng lối đối ngoại Xô Viết.
“Chiến tranh lạnh” bắt đầu một cách thật sự vào những năm 1946 - 1947 khi đã biến mất những ảo vọng tính đến sự hợp tác của chúng ta với Phương Tây. Các quan hệ đồng minh với Anh và Mỹ trong chiến tranh đã trở thành đốì đầu. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc càng ngày càng mãnh lệt hơn, tăng thêm sự căng thẳng ở Italia và Pháp nơi những người cộng sản tiến hành cuộc đấu tranh chính trị tàn khốc. Với sự bắt đầu “chiến tranh lạnh” những hi vọng của chúng ta nhận được tư bản Do Thái đã biến mất. Ban lãnh đạo đất nước đã rõ rằng sự ủng hộ của các giới doanh nghiệp Do Thái ở nưóc ngoài và sự đầu tư của họ là không thể.
Nạn nhân đầu tiên của sự thay đổi đường lối là Mikhoels.
Ngoài ra, có những tài liệu tác chiến đến tay Stalin về việc Mikhoels muốn tìm được sự ủng hộ của con rể ông G. Morozov, để bảo đảm trong ban lãnh đạo Xô Viết quyết định có lợi cho ông cải thiện tình hình dân chúng Do Thái và sự phát triển văn hoá Do Thái. MGB cũng nghi ngờ rằng qua các liên lạc của Mikhoels với các tổ chức Do Thái ở Mỹ đã rõ một số sự kiện bi thảm trong cuộc đời gia đình Alliluevich, họ hàng của Stalin. Hẳn rằng Stalin e ngại rằng uy tín cá nhân của Mikhoels có thể bị lợi dụng bởi phong trào Do Thái quốc tế. Mikhoels nổi tiếng và hiển nhiên, là một nhân cách xuất chúng, vì thế trong điều kiện chính thể chuyên chế thời đó không thể có chuyện ứng dụng đối với ông cái sơ đồ bắt bớ và trừng phạt đã quen thuộc được che đậy bằng bản án ngụy tạo.
Mikhoels bị thủ tiêu trong cái gọi là chế độ đặc biệt vào tháng 1 - 1948. May cho tôi, tôi đã không có một chút liên quan gì tới chiến dịch này. Các chi tiết vụ giết người tôi được rõ vào năm 1953. Còn nhớ rằng chỉ đạo trực tiếp tại chỗ chiến dịch này là phó của Abakumov và bộ trưởng an ninh Beloruxia Tsanava. Mikhoels bị Golubov nhử vào một nhà nghỉ với cuộc gặp gõ với các nghệ sĩ chủ chốt của Beloruxia, và ông bị tiêm mũi tiêm chết người và người ta ném họ xuống dưói bánh xe tải để dàn cảnh cán xe của bọn cướp trên phố ngoại ô Minxk. Sau tay lái chiếc xe tải là cán bộ phòng giao thông MGB tuyến đường sắt Beloruxia.
Golubov là điệp viên MGB trong giới trí thức sáng tạo, điều tất nhiên Mikhoels không biết. Thế nhưng trong tình huống ấy anh ta trở thành nhân chứng không mong muốn, bởi chính nhờ anh ta mới đưa được Mikhoels đến nhà nghỉ.
Tin về cái chết của Mikhoels gợi trong lòng tôi mối nghi ngờ mà tôi đã không hề nói với ai. Thế nhưng tôi không thể tưởng tượng là chính Ogolsov đến Minxk trực tiếp đến chỉ đạo chiến dịch. Tôi đã nghĩ rằng một tên kẻ cướp có tinh thần bài Do Thái nào đó được nói cho biết trước ở đâu và nơi nào có thể tìm ra Mikhoels, tự cho mình là đại biểu cho các quyền lợi Do Thái đã gây ra vụ sát hại.
Số phận Ogolsov là tiêu biểu đối với các nhà lãnh đạo MGB thời đó. Tháng 5-1953 Beria đã đạt được việc bắt giam ông về hình thức với lý do thủ tiêu bất hợp pháp Mikhoels, tháng 8 - 1953 sau sự bắt giữ Beria, ông được tha. Và không ai cho ông ta có lỗi trong vụ này. Bởi lúc ấy tất cả những ai trong Bộ Chính trị tham dự “vụ án các bác sĩ” đồng tình với vụ này, đang có quyền lực. Chỉ năm 1957, để bôi nhọ Ogolsov, vốn gắn bó với Malenkov, theo uỷ nhiệm của Stalin đã theo dõi Beria từ 1951, người ta khai trừ ông khỏi đảng vì “vi phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa trong tiến trình công tác điều tra ở Leningrad những năm 1941 - 1943”.
Phần lớn năm 1948 tôi chuyên trách vụ khủng hoảng Berlin và thành lập mạng lưới bí mật người Kurd ở Iran, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích lật đổ chính phủ Nuri Said và Feisal ở Iraq, cũng như các công việc ở Tiệp Khắc. Tôi bay sang Praha với Zubov để cố gắng vô hiệu hoá những người theo tổng thống Benes khi chuyển giao chính quyền cho chính phủ mới đứng đầu là Hotvald.
Năm 1947 vợ tôi ốm nặng và nhanh chóng về hưu. Từ những năm 1940 cô đã có đủ sáng suốt để xa rời công việc tác chiến, và được cử làm giảng viên chính các bộ môn đặc biệt trong học viện cao cấp của NKVD (sau là MGB). Thỉnh thoảng người ta dùng cô để tiếp xúc với các điệp viên nữ được quan tâm đặc biệt bởi lãnh đạo Tổng cục phản gián, nhưng phần lớn cô ẩn trong bóng tối và tránh bị chú ý. Bệnh của cô phát triển vào thời gian chiến dịch thanh lọc người Do Thái của MVD, MGB và Bộ Ngoại giao. Cô về hưu với quân hàm trung tá năm 1949 và đăng ký trong biên chế bằng tên thời con gái là Kaganova.
Vào những năm 1949 và 1950 khi tôi phải thường xuyên đi sang Praha, Tây Ucraina, Azerbaizan và Uzbekixtan, Eitingon thực hiện các trách nhiệm của tôi về tình báo và công tác phá hoại trong văn phòng. Ông thường đến thăm Emma và kể cho cô nghe về chiến dịch bài xích Do Thái đang càng ngày càng mở rộng phạm vi. Em gái Eitingon, Xonia, một bác sĩ nội khoa nổi tiếng và bác sĩ trưỏng bệnh viện nhà máy ô tô, bị bắt, em gái vợ tôi Elizabeta bị đuổi khỏi trường đại học y khoa ở Kiev. Chúng tôi đã tìm cách giúp họ lợi dụng các quan hệ thân tình với Muzưtsenko, giám đốc MONIKI ở Moskva. Những
năm 30 ông là điệp viên của NKVD ở Pháp và Áo, nhưng năm 1938 đã rời ngành tình báo và quay về với nghề nghiệp bác sĩ trước đấy của mình, ông đã thu xếp công việc cho Elizabeta, mà, tiện thể nói thêm, đang làm việc tại trường đại học này cho đến tận giờ.
Một đòn giáng bất ngờ đối với tôi là sự bắt giữ Kheifets năm 1948 hay 1949 gì đó, sự chạy chọt của tôi và Eitingon đều vô hiệu, cả tôi lẫn ông đã gán vụ bắt bớ này với chiến dịch bài Do Thái. Kết quả là hầu như toàn bộ các thành viên uỷ ban Do Thái chống phát xít và những nhà hoạt động văn hoá Do Thái khác đã bị bắt và trao cho toà án với tội danh có âm mưu tách Krưm khỏi Liên Xô.
5. Sự tranh giành quyền lực trong ban lãnh đạo Kremli. Nguy tạo vụ án về âm mưu lãnh đạo MGB lôi kéo các bác sĩ mưu phân người Do Thái
Cuộc đấu tranh nội bộ vào giai đoạn từ 1948 - 1952 khơi lên một làn sóng bài Do Thái mới, nảy sinh ‘Vụ án các bác sĩ”. Dù nó là một phần của chiến dịch bài Do Thái, nó đã không bị hạn chế chỉ bằng những người Do Thái. Đúng hơn có thể nói rằng “vụ các bác sĩ” là sự tiếp tục của cuộc đấu tranh trong đó thanh toán những mâu thuẫn cũ trong ban lãnh đạo đất nước. Stalin nhờ Malenkov và Khrusev muốn thanh lọc trong hàng ngũ kỳ cựu và gạt bỏ Beria. Những nhân vật chính trong cái “vụ án các bác sĩ” ngoắt ngoéo phải là Molotov, Vorosilov và Mikoian, “những người Mohican cuối cùng” trong Bộ Chính trị của Stalin. Thế nhưng toàn bộ sự thật liên quan đến “vụ án các bác sĩ” chẳng bao giờ được công bô', thậm chí vào thời kỳ tự do công luận của Gorbachov. Bởi đó là sự tranh chấp bẩn thỉu vì quyền lực được triển khai rộng trong Kremli trưóc cái chết của Stalin và, về bản chất, bao trùm toàn bộ ban lãnh đạo, vẫn được cho rằng “vụ án các bác sĩ” bắt đầu từ một bức thư kích động gửi Stalin, trong đó các bác sĩ người Do Thái bị buộc tội nuôi dưỡng những kế hoạch giết chết các nhà lãnh đạo đất nưóc nhờ các phương pháp điều trị không đúng và thuốc độc. Tác giả bức thư là bà Lidia Timasuk nối danh gây tai tiếng, bác sĩ phòng khám đa khoa của Kremli. Thế nhưng bức thư của Timasuk gửi Stalin không phải năm 1952, ngay trưóc sự bắt bớ, mà vào tháng 8- 1948. Trong đó khẳng định rằng viện sĩ Vinogradov đã chữa bệnh không đúng cho Jdanov và các nhà lãnh đạo khác mà kết quả là Jdanov chết. Lúc ấy Stalin cho đó là những lời “vơd vẩn”, và bức thư được cho vào lưu trữ. ở đấy nó nằm im ba năm cho đến tận lúc người ta lôi nó ra vào cuối năm 1951. Bức thư cần như một công cụ trong cuộc tranh giành quyền lực. Tất cả các uỷ viên Bộ Chính trị biết về bức thư, biết về phản ứng của Stalin. Thế nhưng điều quan trọng nhất là Timasuk không buộc ai vào tội mưu phản. Trong bức thư bà chỉ báo động về sự bất cẩn và sai sót vẫn có trong việc điều trị bệnh cho các lãnh đạo đảng và nhà nước. Theo lý do đó văn bản bức thư đến tận giờ vẫn chưa được công bố, trong đó trình bày, về thực chất, sự chỉ trích lẫn nhau của các bác sĩ, về điều này tôi được đại tá Liudvigov, trợ lý của Beria Bộ Chính trị và Hội đồng bộ trưởng, kể trong nhà tù Vladimir.
Tôi luôn luôn cho rằng “vụ án các bác sĩ” do Abakumov bày đặt như sự tiếp tục chiến dịch chống phái chủ nghĩa hoàn vũ. Thế nhưng năm 1990, khi đến Viện kiểm soát quân sự nơi ngưòi ta gọi tôi làm nhân chứng liên quan với sự điều tra lại vụ án Abakumov bị bắt năm 1951, bị buộc tội là đã che giấu các số liệu về vụ âm mưu giết
Stalin. Trong khi đó Abakumov, theo lời những người buộc tội ông ta, dựa vào các bác sĩ người Do Thái và người Do Thái cộng sự trong bộ máy bộ an ninh, một phần là dựa vào Eitingon.
Malenkov và Beria, miễn nghi ngờ, khát khao loại trừ Abakumov, và cả hai sẵn sàng sử dụng bất kỳ phương tiện gì để đạt mục đích của mình. Xukhanov trợ lý của Malenkov, mùa xuân 1951 tiếp tại phòng tiếp khách của BCHTƯ điều tra viên bộ phận điều tra về những vụ đặc biệt của MGB, trung tá Riumin nổi tiếng bởi thái độ bài Do Thái. Kết quả cuộc gặp gỡ này là gây hại đối với số phận của giới trí thức Do Thái Xô Viết. Vào thời gian đó Riumin đang sợ bị đuổi khỏi cơ quan an ninh vì bị cảnh cáo do quên chiếc cặp với các tài liệu điều tra trong xe buýt cơ quan. Ngoài ra ông ta che giấu Đảng và Cục cán bộ bộ an ninh chuyện bố ông ta là phú nông, em trai em gái của ông ta bị buộc tội ăn cắp, còn bố vợ phục vụ trong quân đội của Koltsak.
Cần đánh giá đúng Abakumov: ông ta biết rất rõ rằng những mưu toan của Riumin tiếp nhận trước đấy coi các bác sĩ bị bắt là những kẻ khủng bố tất thẩy chỉ là khúc dạo đầu. Trong vòng mấy tháng của năm 1950 ông ta kìm giữ được phần nào Riumin trong dây xích. Để cứu vãn công danh và lối thoát khỏi gánh nặng bài Do Thái của mình, Riumin sung sướng chấp nhận đòi hỏi của Xukhanov viết thư vạch tội Abakumov.
30 năm sau các sự kiện được mô tả, cô họ của tôi làm nhân viên đánh máy trong ban thư ký của Malenkov (thủ trưởng trực tiếp của cô là Xukhanov) kể với tôi rằng Riumin là kẻ hết sức vô học và dốt nát đã viết đi viết lại mười một lần bức thư của mình với những lời buộc tội Abakumov. Xukhanov giữ anh ta lại trong phòng tiếp chừng sáu giờ, sau đó trao đổi với Malenkov về bức thư gửi Stalin. Chỉ Xukhanov biết tại sao lại chọn Riumin để buộc Abakumov tội mưu phản. Thế nhưng ông ta không nói về mặt này của sự việc khi phát biểu trên truyền hình Nga vào tháng 7 - 1992 trong buổi truyền tin về lịch sử “cuộc mưu phản của các bác sĩ”.
Đến thời gian đó nhiều bác sĩ giỏi người Do Thái đã bị bắt, có lẽ người nổi tiếng nhất là chuyên gia tên tuổi thế giới Etinger, người đã chết bi thảm trong tù. Riumin buộc Abakumov chịu trách nhiệm về cái chết của Etinger vì đã cố ý nhốt ông ta vào xà lim với mục đích trừ khử một trong những kẻ tham gia “âm mưu các bác sĩ” để không khai ra những kẻ mưu phản khác.
Abakumov vốn kinh nghiệm hơn trong những mưu mô tương tự, so với Riumin, rất sợ thổi phồng “âm mưu Do Thái”, đã dùng đến sự nguỵ tạo quá lộ. Ông ta thấy trước rằng Stalin có thể đòi hỏi những chứng cứ hiện thực trong trò chơi khiêu khích quá mạo hiểm này. Ngoài ra, Abakumov biết rất rõ rằng trong những vụ mà sáng kiến thuộc ban lãnh đạo cao nhất, không nên thể hiện ý đồ của mình.
Xét mọi tình thế Abakumov không vội mở rộng phạm vi vụ án uỷ ban Do Thái chống phát xít tới cấp độ vụ âm mưu toàn cầu. Ông ta biết những buộc tội như thế sẽ làm cấp trên căng thẳng, đặc biệt sự không bằng lòng của Vorosilov và Molotov, những người có vợ người Do Thái, và của Kaganovich vốn chính là người Do Thái. Sự thận trọng của Abakumov đã đóng vai trò tàn khốc trong số phận ông.
Riumin nhiệt thành được cử làm phụ trách Bộ phận điều tra những vụ án đặc biệt quan trọng, sau đó là thứ trưởng Bộ An ninh phụ trách điều tra. Điều đó cởi trói cho Riumin trong việc làm dối trá các tài liệu chống Abakumov.
Các điều tra viên của Riumin đòi hỏi từ Abakumov tên các thành viên văn phòng bộ trưởng mà họ cho là ông ta dự định thành lập sau khi lật đổ Stalin. Ông cũng bị buộc tội che giấu các ý đồ phản bội của vợ Molotov, Polina Jemtsujina, nói riêng là các tiếp xúc của bà với nhà hoạt động chính trị Israel Golda Meier.
Abakumov cực lực phủ nhận các tội lỗi, chứng minh rằng ông không giấu tài liệu gì về “vụ âm mưu các bác sĩ” lại càng không phải là người lãnh đạo của nó hoặc lôi kéo các cán bộ an ninh người Do Thái vào vụ đó. Dù bị tra tấn ông vẫn phủ nhận. Như thế vụ án “âm mưu các bác sĩ” phụ thuộc vào lời khai của đại tá Svarsman, là nhà báo, người Do Thái. Ông ta khai là trợ lý của Abakumov về tổ chức khủng bố Do Thái mà tất cả các sĩ quan cao cấp MGB đều tham gia. Ông ta “thú nhận” đã nhận nhiệm vụ từ Abakumov thành lập nhóm người Do Thái mưu phản để tiến hành khủng bố các thành viên chính phủ.
Svarsman cũng “thú nhận” rằng, vốn là kẻ đồng tính, ông ta có quan hệ luyến ái với Abakumov, con trai ông ta và đại sứ Anh ở Moskva. Theo lời ông ta, các quan hệ đồng tính của ông ta với các điệp viên hai mang của Mỹ Gavrilov và Lavrentiev là để qua họ cài vào sứ quán Mỹ những người nhận chỉ dẫn và mệnh lệnh cho những kẻ mưu phản Do Thái. Ông ta bịa ra những câu chuyện khó tin nhất kiểu như: “họ hàng” “những người Do Thái” đã giúp ông ta đến với hoạt động khủng bố, rằng ông ta ngủ với con gái riêng của vợ và đồng thời lại có quan hệ đồng tính với con trai mình. Ông ta đòi được vào bệnh viện tâm thần để thẩm định. Khi những lời khai của Svarsman chống lại 30 cán bộ người Do Thái của Bộ An ninh với tội khủng bố được báo cáo với Stalin, ông tuyên bố vói Ignatiev và Riumin: “Cả hai anh là đồ ngu, thằng đểu giả này chỉ kéo dài thời gian thôi. Chẳng thẩm định gì hết bắt ngay lập tức cả nhóm”.
Theo điều hành của Stalin, tất cả những ngưòi Do Thái, cán bộ quan trọng của bộ máy Bộ An Ninh, cũng như “một loạt cán bộ lãnh đạo không phải người Do Thái” đã bị bắt. Và thế, lọt vào sau chấn song sắt là Eitingon, Raikhman, các thứ trưởng Bộ An ninh: các trung tướng Pitovranov và Xelivanovxky. Người ta bắt cả đại tá phục viên Makliarxky đến lúc ấy đã là một nhà đạo diễn phim nổi tiếng: Svarsman trong lời khai có nhắc đến tên ông. Cùng với những người đó các thuộc cấp trực tiếp của họ là người Nga cũng bị bắt.
Những người từ BCHTƯ chỉ đạo bộ phận điều tra, đôi khi tham gia hỏi cung. Những người bị điều tra bị đánh đập tàn nhẫn, nhốt vào xà lim với sự làm lạnh, hầu như luôn luôn bị gông cùm, còn những biên bản hỏi cung bất lợi thì bị tiêu huỷ.
Trong số “những kẻ mưu phản tại MGB” bị bắt chỉ có Abakumov, Eitingon, Pitovranov và Matuxov là không thừa nhận có tội trong bất cứ chuyện gì.
Theo kịch bản của Riumin, đóng vai liên lạc giữa các bác sĩ và “những kẻ mưu phản tại MGB” phải là Xonia, em gái Eitingon, vẻ như cô giữ liên hệ giữa các bác sĩ với anh trai, người lập kế hoạch mưu sát các nhà lãnh đạo của đất nước.
Người ta không công khai thông báo về các vụ bắt bớ, và tôi không nhận thức hết quy mô của cuộc thanh trừng này trong MGB. Tôi cảm thấy mối đe doạ nên đã cố liên Ịạc với đại tá Subniakov, tướng Ưtekhin, các phó Tổng cục phản gián tình báo. Tôi cố gọi cho thứ trưởng Pitovranov, nhưng tất cả đều bặt tăm. Năm 1951, khi Abakumov bị bắt tôi gọi cho Riumin vừa được cử làm trưởng bộ phận điều tra của MGB. ông ta nói có trong tay những tài liệu buộc tội nghiêm trọng đối với Eitingon và em gái ông. Lúc đó Eitingon đang đi công tác 3 tháng ở Litva. Tôi đề nghị Riumin đưa hồ sơ để xem xét, và phát hiện thấy không có chứng cớ nào có cơ sở. Tôi tuyên bố rằng điều đó không thuyết phục được tôi, và dưới mắt tôi, Eitingon vẫn là người tin cậy và là một cán bộ có trách nhiệm xứng đáng với lòng tin của cơ quan an ninh. Riumin phản đối: Thế mà trong BCHTƯ người ta cho các số liệu này là đủ sức thuyết phục.
Tình hình trong Bộ An ninh trở nên lộn xộn. Bộ trưởng Abkumov đang trong tù, thế nhưng vị trí của ông vẫn trông, chưa có người thay thế. Khi tôi gọi điện thoại cho thứ trưởng Ogolsov để bàn về tình hình của Eitingon và em ông, ông ta đáp:
- Đó là chuyện chính trị, và chỉ BCHTƯ mới có thể xem xét nó.
Theo lời ông ta, khi chưa sắp đặt bộ trưởng mới, ông ta sẽ không ký một tài liệu nào hết.
Tôi đành gọi cho Ignatiev lúc đó là bí thư BCHTƯ đảng phụ trách công tác của MGB-MVD. Ông ta là thành viên uỷ ban BCHTƯ về tổ chức lại Bộ sau khi Abakumov bị bắt.
Gặp ông ta, tôi nói tôi lo lắng bởi những ý đồ vu khống Eitingon và em gái ông, khi gán cho họ những quan điểm dân tộc chủ nghĩa.
Ông ta gọi Riumin đến với hồ sơ anh em Eitingon, Riumin đọc những lời khai chống lại Eitingon và em gái ông, trong đó khẳng định rằng cả hai có thái độ thù địch đối với nhà nước Xô Viết.
Tôi lại kể công lao của Eitingon trong việc thủ tiêu Trotsky, tổ chức mạng điệp viên ở nước ngoài, và cuối cùng, ông là một trong những nhân vật chủ chốt bảo đảm thông tin bí mật về vũ khí nguyên tử. Ignatiev ngắt lời tôi:
- Hãy để Eitingon và gia đình ông ấy yên. Sau cuộc gặp gỡ đó tôi thấy yên tâm cho Eitingon và em gái ông.
Khoảng một tháng sau Ignatiev được cử làm bộ trưởng An ninh. Còn vào tháng 10-1951 chính theo lệnh trực tiếp của ông ta, Eitingon bị bắt khi từ Latvia trở về tại sân bay Vnukovo, như Zoia Zarubina, con riêng của vợ ông, kể với tôi.
Việc bắt giữ Eitingon kết thúc sự phục vụ của Zoia Zarubina trong cơ quan tình báo chúng ta. Cô đã làm việc rất thành công với các tài liệu về vũ khí nguyên tử, tại hội nghị Yalta và Potsdam. Tri thức tiếng Anh tuyệt vời giúp cô trở thành một trong những giảng viên hàng đầu của trường đại học ngoại ngữ, còn muộn hơn cô chỉ đạo công tác chuẩn bị các phiên dịch cho Liên hiệp quốc. Zoia Zarubina đến giờ vẫn là một diễn giả tuyệt vời, nhà hoạt động xã hội, người tham dự nhiều hội nghị quốc tế.
Tôi phải dừng lại một chút ở những ảo tưởng của mình. Tôi bao giờ cũng xem “vụ án các bác sĩ” và “âm mưu Do Thái” là điều bịa đặt trắng trợn được phổ biến bởi những kẻ tội phạm như Riumin rồi sau đó báo cáo thành tích điều tra với những kẻ thiếu chuyên môn như Ignatiev. Mỗi lần, sau khi gặp Ignatiev, tôi lại sửng sốt là con người này thiếu nghiệp vụ tới mức nào. Ông ta tin ngay bất cứ báo cáo nào của điệp viên, mà không hề nghĩ tới việc kiểm tra lại.
Ignatiev hoàn toàn không phù hợp với công việc được giao cho ông ta. Ông ta dễ dàng triển khai các vụ án hình sự chống lại những con người hoàn toàn vô tội. Muộn hơn tôi hiểu ra, ông ta hành động không phải theo sáng kiến
của bản thân, mà thực hiện mệnh lệnh nhận được từ trên từ Stalin, Malenkov và những người khác.
Khi TASS đưa tin về vụ mưu phản của các bác sĩ Do Thái với mục đích giết Stalin và toàn bộ Bộ Chính Trị, tôi cho đó là sự khiêu khích, sự tiếp diễn chiến dịch bài Do Thái được chuẩn bị trước đó. Khi tôi có các tài liệu buộc tội Eitingon, tôi biết rằng, người ta cho là ông huấn luyện các bác sĩ cách tiến hành hoạt động khủng bố chống Stalin và các thành viên chính phủ Xô Viết. Trong lời buộc tội nói Eitingon giấu mìn, thiết bị gây nổ được nguy trang được dạng các thiết bị điện thông dụng trong văn phòng. Trong khi đó tất cả đều biết rõ đó là các mẫu của kỹ thuật tác chiến luôn luôn có trong sự điều hành của chúng tôi.
Trong những ngày này Moskva tràn ngập tin đồn ghê sợ: các bác sĩ và dược sĩ Do Thái có ý đồ đầu độc các dân thường. Người ta nói về những vụ cướp phá có thể xảy ra. Tôi lo cho các con tôi, một đứa lên mười, đứa khác 12 tuổi, khi chúng từ trường học trở về đã kể với chúng tôi những tin đồn ấy.
Dần dần chiến dịch được thổi phồng xung quanh “âm mưu Do Thái” đã thoát khỏi tầm kiểm soát của những người tổ chức ra nó. Riumin và Ignatiev ủng hộ sự buộc tội của bộ trưởng an ninh Gruzia Rukhadze đối với Beria, rằng ông che giấu nguồn gốc Do Thái của mình và bí mật chuẩn bị cuộc mưu phản chống Stalin ở Gruzia. Rõ ràng, Beria đứng đầu trong danh sách chịu tội của Stalin. Đến tháng 8 -1952 kết thúc cái gọi là “vụ Krưm” kéo dài từ năm 1948, tất cả các thành viên uỷ ban Do Thái chống phát xít, trừ Lilia Stern và cựu thứ trưỏng Bộ Ngoại giao Lozovxky, đã bị xử bắn. Theo tôi, Kheifets còn được để sống chỉ là vì ông có thể làm nhân chứng chống Beria và Molotov vào thời gian thích hợp nào đó.
Quan điểm của tôi dựa trên cơ sở các tài liệu vụ án Abakumov mà tôi có được ở viện công tố quân sự sau bốn mươi năm kể từ ngày các sự kiện được miêu tả, và cuốn sách của Kirill Xtoliarov, Đồi Golgof kể về cái chết của Abakumov. Tôi vẫn cho rằng Riumin chuyên trách điều tra “vụ án các bác sĩ” đến tận khi Stalin chết. Nhưng Stalin hoá ra đủ nhìn xa trông rộng để hiểu: âm mưu mà Riumin vẽ ra là quá ấu trĩ và chắc gì tin nổi nó khi thiếu các chi tiêt đủ sức thuyết phục. Ngày 12 - 11 - 1952 Stalin ra lệnh sa thải Riumin khỏi MGB vì không hoàn thành nhiệm vụ và chuyển sang biên chế dự bị của BCHTƯ. Riumin được cử làm kê toán, chức vụ ông ta làm trước khi bắt đầu công tác tại cơ quan an ninh.
Như thế, từ tháng 1 - 1953, chịu trách nhiệm về những sự phi pháp và tội ác trong bộ máy điều tra MGB là bộ trưởng An ninh Ignatiev, thứ trưởng thứ nhất Goglidze, thứ trưởng phụ trách tổ chức Episev, các lãnh đạo bộ phận điều tra về các vụ án đặc biệt quan trọng. Những kẻ đến làm việc tại Bộ An Ninh theo quyết định của BCHTƯ vào giai đoạn kinh sợ ấy, Ignatiev, Episev, không những không chịu trách nhiệm, ngược lại vào những năm 50 - 70 được cất nhắc lên địa vị lãnh đạo cao của đảng và nhà nước. Người ta chọn Goglidze là đồng lõa của Beria và kẻ bài Do Thái cuồng nhiệt ít học Riumin làm vật tế thần.
Cuốỉ tháng 2-1953 tôi nhận thấy xử sự của Ignatiev thể hiện sự thiếu tự tin. Bản năng mách bảo tôi rằng toàn bộ chiến dịch bài Do Thái sắp bị chết ngạt và những kẻ tổ chức nó sẽ trở thành nhân chứng không mong muốn và sẽ bị tống giam. Và quả thực, sau khi Stalin chết Beria buộc Ignatiev vào tội lừa dối đảng và cố đạt được việc buộc ông ta phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng không được ban bí thư TƯ ủng hộ.
Còn một chi tiết quan trọng trong vụ này: Mairanovxky trưởng “Phòng thí nghiệm-X” bị bắt năm 1951 và bị làm thành nhân vật chủ chốt của “âm mưu Do Thái”, muộn hơn người ta muốn làm ông là thành viên của “âm mưu các bác sĩ”. Theo giả thuyết của Riumin, Mairanovxky hành động theo các chỉ thị của Eitingon, với mục đích tiêu diệt toàn bộ ban lãnh đạo cao nhất của đất nước. Riumin không tính đến việc ông ta dẫm lên một nền đất nhão như thế nào: toàn bộ công việc siêu bí mật Mairanovxky thi hành các mệnh lệnh của chính Stalin. Tại các cuộc hỏi cung Mairanovxky thú nhận tất cả những gì người ta đòi hỏi ở ông. Thật ra, Ignatiev cảm thấy là Riumin đi quá xa, và quyết định tách Mauanovxky khỏi vụ án về “âm mưu của các bác sĩ”.
Cái chết của Stalin đặt dấu chấm cho “vụ án các bác sĩ”, nhưng chủ nghĩa bài Do Thái vẫn tiếp tục là một sức mạnh đáng sợ.
6. Sự bảo tồn đưòng lối thanh trừng trong vấn đề dân tộc
“Vụ án các bác sĩ” đã giật đổ uy tín của các nhà y học trong xã hội và dấy lên một làn sóng mất tin tưởng vào những người thuộc nghề này. Sau sự vạch trần âm mưu dối trá các nhóm cạnh tranh lẫn nhau trong giới y khoa rơi vào tình cảnh khó khăn. Trong những cuộc tranh cãi của các nhà y, cách này hay cách khác đều có sự dính líu của những nhân vật có uy tín trong chính phủ, bởi chính sự tài trợ kinh phí cho các nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào họ. Điều này tạo nên không khí bất lợi đốì với các tranh cãi khoa học và kéo dài sự phê chuẩn các quyết định chi kinh phí cho bộ y tế của chính phủ. Cho đến giờ người ta vẫn e sợ rằng các đụng độ về vấn đề y học hoặc nghề nghiệp khác có thể được kết thúc bằng sự điều tra tại Lubianka.
Giờ đây người ta nói rằng hình như trước cái chết của Stalin đã tồn tại kế hoạch trục xuất người Do Thái khỏi Moskva. Tự tôi thì chưa bao giờ nghe thấy về nó, nhưng nếu đích thị có kế hoạch như thế, thì trích dẫn nó có thế dễ dàng tìm được trong lưu trữ của các cơ quan an ninh và thành uỷ Moskva, bởi một kế hoạch quy mô rộng như thê hẳn đòi hỏi sự chuẩn bị khá lớn. Chiến dịch trục xuất, công việc khá khó khăn, đặc biệt nó được chuẩn bị bí mật. Vì thế tôi cho rằng đó chỉ là những lời đồn, có thể, dựa trên những phát biểu của Stalin hay Malenkov khi làm rõ thái độ của xã hội đốì với người Do Thái liên quan đến “vụ án các bác sĩ”.
Bất kể không khí bài Do Thái nẩy sinh thời Stalin và vẫn còn thời Khrusev, vẫn được tuân thủ cái gọi là cách tiếp cận có lựa chọn đối với giới trí thức Do Thái mà phù hợp với nó những nhóm nhỏ riêng biệt của giới trí thức sáng tạo và các chuyên gia có tay nghề cao được cho phép giữ địa vị đáng kể trong xã hội. “Âm Mưu Do Thái” và sự gạt bỏ Beria đã chấm hết việc tiếp nhận người Do Thái vào những chức vụ quan trọng trong cơ quan tình báo và BCHTƯ đảng.
Từ quan điểm Xô Viết, ý đồ thành lập cộng hoà Do Thái với sự ủng hộ của nước ngoài được xem như sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của chúng ta. Sự tham gia của nước ngoài - chuyện chưa từng nghe thấy trong xã hội đóng kín của chúng ta.
Có thời tôi thăm dò thái độ của Harriman đối với sự thành lập cộng hoà Do Thái, tôi đã tuân thủ các chỉ dẫn của Beria. Tôi biết kiểu thăm dò này thường không dẫn đến đâu mà chỉ đơn thuần là thực hiện công việc thu thập tin tình báo. Thời ấy tôi không thể hình dung riêng công việc này có thể đe doạ tôi bằng án tử hình. Bi kịch chính là trong xã hội đóng kín như Liên Xô, sự thành lập nhà nước Israel năm 1948 được xem như sự tồn tại không mong muốn một tổ quốc thứ hai của những người Do Thái. Niềm tự hào của người Israel trước chiến thắng đối với người Ả Rập trong cuộc chiến vì độc lập dẫn tới sự hồi sinh bên trong nước ta niềm khao khát đối với văn hoá Do Thái mà thực tế đã bị thủ tiêu vào những năm 20 - 30. Những người Do Thái Đức và Mỹ vốn có tổ quốc lịch sử ở nước ngoài, không nhận được phép thành lập những nước cộng hoà riêng trong thành phần Liên Xô.
Việc sử dụng chủ nghĩa bài Do Thái và chống chủ nghĩa toàn thế giới trong các áp phe chính trị của mình vốn là đặc trưng của Stalin, đó là sự cởi trói tay chân cho những nhà lãnh đạo nào ẩn chứa trong lòng nỗi thù địch đốỉ với dân chúng Do Thái. Đốì với Stalin chủ nghĩa bài Do Thái là công cụ để đạt mục đích, nhưng trong tay thuộc hạ của ông, nó trở thành nguyên tắc đường lối cán bộ của nhà nước. Sự ủng hộ của ban lãnh đạo tối cao đối với chủ nghĩa bài Do Thái rốt cuộc làm mất đi những người tài giỏi của quốc gia đã thừa nhận cách mạng và lao động vì sự thành lập nhà nước Xô Viết. Đến thời kỳ nặng nề và Liên Xô sụp đổ, phần lớn giới trí thức khoa học sáng tạo, những người nhạy bén kinh doanh đã thoát ra khỏi phạm vi Liên Xô và di tản sang Israel hoặc Phương Tây.