Chương [email protected](xong)WIKI

9/11/15
Chương [email protected](xong)WIKI
  • Link PDF
    Link Google Docs
    Link Word Online

    CHƯƠNG 11

    GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN CUỐI CÙNG CỦA STALIN

    1. Thay đổi trong ban lãnh đạo chính trị của đất nước sau chiến tranh

    Năm 1946 Stalin cử Abakumov làm bộ trưởng Bộ An Ninh, và điều đó làm thay đổi tương quan lực lượng trong vây cánh của ông. Thời ấy ông kín đáo che giấu những mục đích thực sự của mình, và chúng tôi nghĩ rằng những đề cử mới trong giới chóp bu Kremli (Jdanov chuyển từ Leningrad về Moskva, Kuznetsov được đưa vào ban bí thư TƯ, Rodionov trở thành chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Bang Nga) chỉ là những sắp xếp lại thông thường không đáng kể. Những đâu có thế. Lại một lần nữa Stalin đưa những người mới vào ban lãnh đạo để nhấn mạnh ưu thế của mình so với các tập đoàn cạnh tranh trong Kremli. Những năm 1946 - 1948 đứng thứ hai sau Stalin trong phê chuẩn các quyết định của đảng và chính phủ là Jdanov.

    Có hai tình tiết rọi ánh sáng mới lên cuộc đấu tranh vì quyền lực. Thứ nhất, vụ việc che giấu các thành phẩm kém chất lượng trong công nghiệp hàng không, thứ hai, liên quan với việc thứ nhất, cách chức nguyên soái Jukov
    và những anh hùng chiến tranh khác. Bắt đầu mọi thứ từ việc buộc nguyên soái không quân Novikov và bộ trưởng Công nghiệp hàng không Sakhurin tội che giấu kém chất lượng, nguyên nhân của các vụ tai nạn.

    Stalin nổi giận khi con trai ông Vaxili, tướng không quân, và Abakumov báo tin rằng các quan chức cao cấp của công nghiệp hàng không cố tình che giấu các thiết bị phế phẩm để nhận thưởng và huân chương. Theo địa vị ở Bộ Chính Trị, Malenkov chịu trách nhiệm về công nghiệp và nhận huy chương vàng và danh hiệu Anh Hùng Lao Động xã hội chủ nghĩa vì công việc xuất sắc trong sản xuất công nghiệp.

    Sự điều tra cho thấy rằng số lượng các vụ tai nạn hàng không với những hậu quả bi kịch bị bóp méo. Phần lớn người ta quy cho phi công, chứ không phải các khiếm khuyết của máy bay. Năm 1938 khi Valeri Tskalov qua Bắc Cực sang Mỹ, hy sinh trong tai nạn máy bay, kỹ thuật viên của Tskalov bị bắt và bị xử bắn.

    Tại cuộc họp các quân chức cao cấp của MGB vào tháng 7 -1946 Stalin hỏi Abakumov: “Tội của Novikov và Sakhurin đã được chứng minh. Anh đề nghị mức trừng phạt gì?”, ông kia đáp ngay: “Xử bắn”.

    - Bắn thì dễ, bắt làm việc mới phức tạp hơn. Chúng ta phải bắt họ làm việc, Stalin bất ngờ nói.

    Novikov và Sakhurin bị bắt, và Stalin đòi họ sự thú nhận để chống giới lãnh đạo quân đội. Những lời khai của họ được ghép vào hồ sơ của nguyên soái Jukov và các vị tướng khác và là mối đe doạ nghiêm trọng đối với Malenkov. Stalin dùng sự thú nhận này để hạ nguyên soái Jukov khỏi chức vụ phó của mình và Tổng tư lệnh các lực lượng bộ binh năm 1946. Jukov bị hạ chức và được cử làm tư lệnh quân khu Ôđecxa. sắc lệnh cũng nói rằng, “nguyên soái Jukov, do tức giận, đã quvết định tập hợp quanh mình những kẻ bất tài, các tư lệnh bị cách chức, và bằng cách đó trở thành phe đối lập với chính phủ và bộ chỉ huy tối cao”.

    Việc cách chức Jukov có những hậu quả kéo dài. Nó bắt đầu chiến dịch hạ bệ một loạt tướng lĩnh, các anh hùng cuộc Chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại. Như thế Stalin muốn thoát khỏi những kẻ thù tiềm năng. Nhanh chóng Thuỷ sư đô đốc tư lệnh Hạm đội hải quân bị gạt bỏ, và kết quả của sự sắp xếp lại là Bulganin trở thành bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Ông ta không đủ sức xử lý với các vấn đề nghiêm túc của việc tổng động viên và những thay đổi trong cơ cấu các lực lượng vũ trang.

    Bulganin tìm đủ cách tránh né trách nhiệm. Những bức thư, cứ nằm hàng tháng trời không được ký. Toàn ban thư ký Hội đồng bộ trưởng kinh sợ vì phong cách làm việc như thế, đặc biệt là khi Stalin đi nghỉ ở Kavkaz đã giao việc trách nhiệm chủ tịch hội đồng bộ trưởng cho Bulganin. Beria trực tiếp xin Stalin thúc đẩy nhanh việc thông qua tài liệu về nguyên tử nằm ở văn phòng Bulganin. Stalin cho phép các phó của mình ký những nghị quyết quan trọng nhất không qua Bulganin.

    Bề ngoài của Bulganin dễ đánh lừa. Khác với Khrusev và Beria, Bulganin bao giờ cũng ăn mặc chải chuốt và có vẻ ngoài nhân từ. Muộn hơn tôi biết ông ta là kẻ nghiện rượu và đánh giá cao các vũ nữ balê và ca sĩ ở Nhà Hát Lớn. Con người này không hề có các nguyên tắc chính trị nhỏ nhất, một nô lệ ngoan ngoãn của bất cứ thủ lĩnh nào. Vì sự trung thành Stalin cử ông ta làm phó chủ tịch thứ nhất hội đồng bộ trưởng, còn Khrusev cũng vì điều đó làm ông ta thành chủ tịch hội đồng bộ trưởng thay Malenkov, năm 1957, khi Bulganin cùng với Malenkov,
    Molotov, Kaganovich và Vorosilov định hạ bệ Khrusev, Khrusev tại cuộc họp cốt cán đảng đã đưa ra lời buộc tội hiếm có đối với ông ta: Y là thằng mõ của Stalin. Vì điều đó Stalin cho y làm nguyên soái Liên Xô, Khrusev tuyên bố. Tất nhiên, sau khi chúng ta khám phá ra hành động phản đảng của y, chúng ta sẽ loại bỏ danh hiệu và phế truất y”. (cựu phó của tôi, đại tá Xtudnikov có mặt trong cuộc họp đó, đã kể điều này với tôi).

    Tháng 3-1958 Bulganin được cử làm chủ tịch hội đồng quản trị Ngân Hàng Nhà Nước, ba tháng sau, bị phái đi làm việc tại nông trường quốc doanh ở Xtavropol, ở cái tỉnh mà lúc ấy Gorbachov chưa ai biết tới đang bắt đầu con đường công danh của mình. Cuối cùng Bulganin về hưu, và tôi gặp ông ta ở trung tâm Moskva vào đầu những năm 70 trong hàng người mua dưa hấu.

    Việc cử Bulganin kẻ bị các quân nhân không tôn trọng làm bộ trưởng các lực lượng vũ trang, Stalin đạt được mục đích và trở thành người phán xử số phận của cả những tướng lĩnh chân chính, Vaxilevxky, Jukov, Stemenko, Konev, Rokoxxovxky và Bagramian, và của chính Bulganin. Với Bulganin, các hoạt động quân sự trở nên phụ thuộc lẫn nhau, và điều đó khuyến khích sự thù địch và cạnh tranh giữa các quân nhân.

    Abakumov bắt các vị tướng gần gũi với Jukov ở Đức theo cáo buộc mà thoạt đầu có vẻ không dính líu đến chính trị: tiêu phí quỹ và chiếm dụng đồ quý hiếm, đồ gỗ, tranh ảnh ở Đức và Áo. Từ họ người ta nặn ra lời khai về những phát biểu chống Stalin của Jukov. Năm 1944 trong thời gian chiến tranh, Stalin lệnh cho Bogdan Kobulov, phó của Beria, đặt thiết bị nghe trộm trong căn hộ ở Moskva của Jukov. Việc nghe trộm trong nhà Jukov và thuỷ sư đô đốc Kuznetsov không cho kết quả vốn được người ta rất hi vọng. Thế nhưng một số nguyên soái và tướng lĩnh nổi tiếng bị bắt giam và một số bị xử bắn vì những phát biểu chống Stalin được ghi lại bởi thiết bị nghe trộm.

    Jukov và Kuznetsov, vẫn giữ được nhân phẩm, đã thừa nhận công khai những lỗi lầm, Jukov “hối hận” là đã tặng huân chương Cờ Đỏ cho nữ ca sĩ danh tiếng Ruxlanova. Trong chiến tranh ông có quyền đó, trong thời bình chỉ Xô Viết tối cao mới có quyền đó.

    Nguyên soái Kulik và tướng Rưbaltsenko bị xử bắn năm 1959. Những người còn lại ngồi tù, sau khi Stalin chết, họ được tha. Novikov và thuỷ sư đô đốc Kuznetsov được phục chức năm 1951 - 1952, và sau cái chết của Stalin họ được gỡ hết tội. Jukov được phục chức tư lệnh qụân khu, năm 1952 Stalin đưa ông vào thành phần BCHTƯ. Chỉ sau tháng 3 - 1953 ông mới được gọi trở lại Moskva và được cử làm thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng.

    Jukov, dễ hiểu thôi, có tinh thần thù địch với toàn bộ bộ máy an ninh. Ông bất chấp ai ra lệnh theo dõi ông, Beria, Abakumov hay Bogdan Kobulov, tất cả bọn họ đều len vào đời tư của ông. Việc nghe trộm căn hộ ông được ngừng năm 1953 sau khi Stalin chết, nhưng Khrusev phục hồi lại năm 1957, còn Brejnev tiếp tục việc nghe trộm đến tận lúc Jukov chết vào năm 1974. Thậm chí khi về hưu Jukov vẫn là mối đe doạ tiềm năng đối vối Khrusev và Brejnev, là anh hùng quân sự có thể đứng đầu phái quân đội đối lập, nếu các quân nhân đề bạt ông.

    Abakumov sinh năm 1908. ông giữ chức bộ trưởng an ninh quốc gia từ 1946 đến 1951. Đó là một người đàn ông cao to với mái tóc đen và khuôn mặt đầy nghị lực. Bất kể ông không có học vấn, nhưng nhờ trí thông minh bẩm sinh và tính cách cứng rắn, ông đã leo lên đỉnh cao nhất.

    Trong thời kỳ thanh lọc những năm 30 ông đã làm mình có tên tuổi dưới trướng của Bogdan Kobulov, phó của Beria. Không lâu trưóc chiến tranh Abakumov được thăng chức: ông trở thành thứ trưởng bộ nội vụ. Khi Mkheev, tổng cục trưởng tình báo quân đội tự vẫn trong vòng vây kẻ thù gần Kiev, Stalin thay Abakumov vào chức vụ đó khi ông mới 34 tuổi, ở cương vị mới Abakumov chịu trách nhiệm về độ tin cậy chính trị của quân đội và đấu tranh với gián điệp Đức trong lực lượng vũ trang, cùng với điều đó ông thu thập dần kinh nghiệm trong các vấn đề tình báo và phản gián. Ông ta không thể so sánh với Beria về khả năng nghiệp vụ, nhưng khả năng nắm bắt công việc làm ông nổi bật hẳn so với những quan chức văn phòng khác.

    2. Sự cạnh tranh của hai tập đoàn Malenkov-Beria và Jdanov-Kuznetsov

    Tháng 12 - 1945 Beria bị giải phóng khỏi chức vụ bộ trưởng Bộ nội vụ mà ông giữ từ năm 1938. Ông đã không còn phụ trách các cơ quan an ninh, nếu điều đó không liên quan trực tiếp đến công việc cơ bản của ông: ông lãnh đạo ủy ban đặc biệt về vấn đề số 1 - bom nguyên tử và tổ hợp năng lượng, nhiên liệu.

    Năm 1946 khi Abakumov được cử thay Merkulov làm bộ trưởng an ninh, ông không gần với Beria. Ngược lại Stalin ra chỉ thị cho Abakumov thu thập chứng cứ bôi nhọ đối với tất cả những ai có quyền lực, kể cả Beria. Abakumov có thể chứng minh rằng Malenkov biết rất rõ về sự che giấu những khiếm khuyết trong công nghiệp hàng không, và năm 1947 Malenkov bị cảnh cáo, bị mất chức và tạm thời bị phái về Kazakxtan. Ông ta bị đưa ra khỏi BCHTƯ, còn các trách nhiệm của ông ta chuyển sang Kuznetsov, thân cận của Jdanov. Abakumov và Kuznetsov thiết lập những quan hệ thân tình chặt chẽ nhất.

    Thế nhưng sau hai tháng Stalin cất nhắc Malenkov làm phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng. Beria thời ấy ủng hộ Malenkov và không che giấu rằng họ vẫn thường gặp nhau. Abakumov, về phần mình, báo với Stalin về việc Beria và Malenkov cảm tình với các lãnh đạo ngành công nghiệp hàng không và quân nhân bị thanh trừng. Abakumov làm quen với tài liệu về các vệ sĩ của Beria cướp phụ nữ trên đường phố và đưa tới chỗ Beria, đều dấy lên sự phẫn nộ của các ông chồng và cha mẹ.

    Sự phân bố lực lượng trong giới thân cận Stalin là như sau: cả Beria cả Malenkov giữ quan hệ công tác chặt chẽ với Pervukhin và Xaburov, chuyên trách các vấn đề kinh tế. Tất cả họ cùng thuộc một tập đoàn. Họ đưa người của mình vào những địa vị có uy tín trong chính phủ. Tập đoàn thứ hai, muộn hơn nhận được tên “tập đoàn Leningrad” gồm: Voznexenxky, phó chủ tịch thứ nhất hội đồng bộ trưởng và phụ trách ủy ban kế hoạch nhà nước; Jdanov, bí thư thứ hai BCHTƯ đảng; Kuznetsov, bí thư BCHTƯ phụ trách cán bộ, trong đó có các cơ quan an ninh, Rodionov, chủ tịch nội đồng bộ trưởng Liên Bang Nga, Koxưgin, phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng về công nghiệp nhẹ và tài chính được đưa lên vào giai đoạn chuẩn bị và tiến hành cải cách tiền tệ, còn sau “vụ việc Leningrad” bị chuyển qua công việc ít uy tín ở bộ công nghiệp nhẹ. Tập đoàn thứ hai đề cử người của mình vào chức vụ bí thư các tổ chức đảng cấp huyện. Kuznetsov năm 1945 đề đạt Popov, cựu giám đốc nhà máy sản xuất máy bay làm bí thư tổ chức đảng Moskva, và Popov trở thành thành viên văn phòng tổ chức và đồng thời là bí thư BCHTƯ ĐCS Liên Xô. Jdanov khuyên khích những ý
    đồ của ông kiểm soát các bộ trưởng thông qua bầu cử trong Đảng uỷ Moskva. Jdanov và Kuznetsov thực hiện sự kiểm soát hai lần đối với các thành viên chính phủ: thông qua Popov và qua BCHTƯ (Eltsin định làm như thế khi trở thành bí thư thành uỷ Moskva, đó là một trong những nguyên nhân đụng độ của ông với bộ máy BCHTƯ). Bằng cách đó, có thể giật dây các thành viên chính phủ không có sự can thiệp của Beria, Malenkov và Pervukhin. Năm 1948 khi Jdanov chết, Popov đòi hỏi để các bộ trưởng như đảng viên trực thuộc ông ta, người đứng đầu thành uỷ Moskva. Malenkov khát khao trừ khử Popov, lý lẽ của ông ta như chứng cứ của “sự mưu phản” và sự xuất hiện một trung tâm quyền lực độc lập tổ chức đảng Moskva. Ý kiến của Malenkov được ủng hộ bởi các bộ trưởng vẫn từng than phiền với Stalin rằng Popov liên tục can thiệp vào công việc của họ. Khrusev hàng tuần có mặt tại các cuộc họp và vào những năm ấy thân cận vói nhóm của Beria và Malenkov.

    Stalin khuyến khích sự cạnh tranh đó, ông hiểu quyền lực của ông không bị tổn hại bởi chuyện đó. Ngoài ra Stalin ý thức được rằng cuộc tranh chấp quyền lực của các lãnh đạo kỳ cựu cho ông khả năng khi cần thiết loại bỏ tất cả bọn họ. Ông luôn luôn có thể thay thế họ bằng những cán bộ trẻ tuổi từ các địa phương vốn không có kinh nghiệm với các mưu mô ở chóp bu.

    Một năm sau khi Churchill đọc bài diễn từ nổi tiếng của mình ở Fulton (1946) và “chiến tranh lạnh” đã bắt đầu, lập tức là sự lạnh lùng trong mọi mặt đối với cuộc sống trí thức của Liên Xô, đã nảy sinh những điều được gọi là tranh cãi khoa học trong sinh học, phê bình văn học và ngôn ngữ học, triết học, chính trị kinh tế học. Hai tập đoàn điện Kremli lợi dụng chiến dịch này, mỗi tập đoàn vì lợi ích của mình, cố tìm ra những tội lỗi về mặt tư tưởng hệ ở đối thủ của mình.

    Tất cả đã rõ “vụ các nhà sinh vật”: những cuộc tranh cãi nảy sinh vào những năm 30 về di truyền học đã nhanh chóng chuyển từ lĩnh vực khoa học sang lĩnh vực chính trị. ở một phía là các nhà sinh học nổi tiếng thế giới, dựa trên sự cần thiết tài trợ tài chính cho các nghiên cứu tiếp tục về di truyền học. Đối chọi họ là nhóm những kẻ hám danh đứng đầu là Trofim Lưxenko, kẻ buôn lậu hệ tư tưởng mác-xít. Ông ta trình chính phủ viễn cảnh vấn đề thực phẩm trên cơ sở các thành tựu sinh học mácxít, hứa sau 10 năm sẽ bắt đầu kỷ nguyên mới, dư thừa, công khai đốỉ chọi với các nhà di truyền học, khi khẳng định rằng họ chọc gậy bánh xe tiến bộ.

    Các lời hứa của ông ta là hứa hão. Bắt đầu những cuộc tranh luận, những bài báo trong các tạp chí khoa học đã chỉ trích Lưxenko và những kẻ đi theo ông ta. Các nhà bác học xuất chúng viết thư về BCHTƯ, vạch rõ các sai lầm nghiêm trọng của nhà sinh vật học của điện Kremli.

    Jdanov giới thiệu Iuri, con trai ông, người một thời là chồng Xvetlana, con gái Stalin, vào chức vụ trưởng ban khoa học của BCHTƯ. Iuri Jdanov ủng hộ sự phê phán Lưxenko. Trong khi đó được sử dụng thông tin của Abakumov từ các giới sinh vật học: Lưxenko có ý lừa đảo chính phủ, cao giọng về những thành tựu của mình trong sinh học nông nghiệp mà trên thực tế là không có. Trong những bức thư các bác học nói rằng sự thống trị của Lưxenko trong sinh học nông nghiệp từ những năm 30 và sự cố chấp của ông ta đối với bất cứ nghiên cứu di truyền học nào là nguy hại cho tiến bộ khoa học.

    Liudvigov, phụ trách ban thư ký của Beria trong Hội đồng bộ trưởng kể với tôi rằng Jdanov đã lợi dụng tình huống đó để cất nhắc người của mình vào các chức vụ kiểm soát khoa học và công nghiệp đế mở rộng ảnh hưởng.

    Đường lối chính thức trong khoa học sau cái chết của Jdanov lại thiên về ủng hộ Lưxenko và không chấp nhận di truyền học, nhưng những thay đổi bất ngờ trong thái độ đối với các nhà bác học, di truyềh học trùng vói các thay đổi chủ yếu trong ban lãnh đạo đảng chịu trách nhiệm về khoa học, và phần nhiều được gợi lên bởi chính các nhà di truyền học.

    3. Những vụ thanh trừng có chọn lựa chống các chỉ huy quân sự vào cuối những năm 40

    Cuối những năm 40 tôi làm quen với Anna Tsukanova phó trưởng ban lãnh đạo các tổ chức đảng, về thực chất là phó của Malenkov.

    Tôi biết vợ tôi có cô bạn là Anna, nhưng chỉ đến khi họ mời tôi ăn trưa tại nhà hàng “Ararat” ở trung tâm Moskva tôi mới gặp bà, nghe giới thiệu họ tên thì tôi hiểu đó là phó của Malenkov. Đó là một phụ nữ bề ngoài đáng yêu với mái tóc tết dài đen huyền, đúng là một phụ nữ Nga xinh đẹp. Chúng tôi nói chuyện như những đồng nghiệp đã biết trách nhiệm của nhau, chúng tôi có khả năng tiếp cận các tài liệu mật, vi thế có thể tự do bàn bạc công việc. Và bây giờ, qua đi hơn 40 năm, chúng tôi vẫn là bạn bè.

    Anna thường nói rằng đường lối của đồng chí Stalin và chiến hữu của ông Malenkov quy kết lại là sự thay đổi liên tục các nhà lãnh đạo đảng cấp cao và các quan chức an ninh, không cho phép họ ở lại một chỗ quá 3 năm liên tục, để họ không thể quen với quyền lực.

    Gây cho tôi ấn tượng mạnh là những lời của Anna về việc BCHTƯ không tiếp nhận các biện pháp chống tham nhũng và hối lộ. Stalin và Malenkov không trừng phạt các quan chức cao cấp trung thành, nhưng nếu họ thuộc phái các đối thủ thì sự ô danh ấy lập tức được dùng để sa thải hoặc thanh trừng.

    Anna hé lộ cho tôi rằng ban lãnh đạo biết về những chi tiêu của mỗi chiến dịch chính trị, nhưng như Malenkov nói, mục đích đủ biện minh cho những chi phí đó. Bây giờ đã rõ nhân dân phải chịu một giá đắt đáng sợ vì những chiến dịch chính trị và thanh lọc, đó là sai lầm của các nhà cầm quyền thời đó và đã làm đổ vỡ toàn bộ hệ thống.

    Anna không hề ngờ đã mở mắt cho tôi về tình hình thực tại ở chóp bu khi nói rằng BCHTƯ biết: chiến dịch chống những người theo chủ nghĩa toàn cầu được thổi phồng và phóng đại. Thật ra bà tin rằng với thời gian những sai lầm ấy sẽ được sửa đổi.

    Chính từ bà tôi biết rằng Stalin phê chuẩn quyết định về sự thanh lọc ĐCS Gruzia. Bà nói rằng trong BCHTƯ tất cả đều sợ đề nghị bất cứ sự thay đổi nào trong thành phần ban lãnh đạo ĐCS Gruzia, bởi vì nó động chạm đến những liên hệ riêng của Stalin và điều đó có thể làm phật ý ông. Giờ đây từ hồ sơ lưu trữ đã rõ cái gọi là vụ án Megrel, một trong những vụ thanh lọc cuối cùng do Stalin tổ chức.

    Vào những năm cầm quyền cuối cùng của Stalin, trong ban lãnh đạo có một nhóm gồm Malenkov, Bulganin, Khrusev và Beria, còn Stalin tìm đủ cách gây cạnh tranh giữa họ. Năm 1951 Beria bị thất sủng, Stalin ra lệnh đặt máy nghe trộm tại nhà của mẹ Beria, cho rằng Beria và vợ ông sẽ không có những lời phát biểu chống Stalin, nhưng mẹ ông, Marta, sống ở Gruzia hoàn toàn có thể nói những lời cảm thông với những người dân tộc chủ nghĩa Megrel đang bị săn đuổi. Beria là người Megrel, người Megrel lại không hoà hợp với người Guriits mà Stalin tin cậy. Stalin bày ra vụ Megrel nhằm loại bỏ Beria. Ông bắt Beria tiêu diệt những người bạn thân nhất của mình. Làm ra vẻ vẫn tin Beria, Stalin tạo cho ông vinh dự hiếm có được phát biêu trước đảng viên và cán bộ cốt cán nhân kỷ niệm 34 năm cách mạng tháng 10 vào ngày 6 - 11 - 1951.

    Năm 1948 bốn năm trước vụ thanh lọc Gruzia, Stalin cử tướng Rukhadze làm bộ trưởng an ninh Gruzia. Ông này vốn rất ghét Beria mà chuyện đó ai cũng biết. Theo lệnh riêng của Stalin, Rukhadze cùng với Riumin tìm chứng cứ bôi nhọ Beria và những người thân cận của ông.

    Thời ấy trong chính phủ có tin là con trai của Beria sắp cưới con gái của Stalin sau khi cô li dị với con trai của Jdanov. Nhưng Beria kiên quyết chống lại đám cưới ấy. Beria biết các đối thủ của ông trong Bộ Chính Trị lợi dụng đám cưới này trong cuộc tranh giành quyền lực, rằng sức mạnh của Stalin đã không còn như xưa và nếu Beria gắn mình với Stalin bằng mốì dây gia đình, thì trong trường hợp Stalin chết, ông cũng hết thời. Tình huống đẻ ra sự không thân thiện và vì thế năm 1951 Stalin ra lệnh cho Rukhadze tiếp tục điều tra về nạn hối lộ của những người Gruzia-Megrel vốn giữ khá nhiều địa vị quan trọng trong các cơ quan an ninh.

    Stalin ra lệnh cho Rukhadze tìm các chứng cứ và nhân chứng quan hệ với nước ngoài của người Megrel. Thế là đủ cho Rukhadze hiểu ông ta cần nguỵ tạo một âm mưu.

    Sau cuộc gặp gõ đó, tại một tiệc, Rukhadze trong lúc say rượu đã ba hoa rằng ông ta gần gũi với Stalin và ông đã cho ông ta chỉ dẫn tiến hành phá hoại và bắt cóc ở Thô Nhĩ Kỳ và Pháp. Tại bữa tiệc có bộ trưởng Nội vụ Gruzia Bziava, người Megrel, sang ngày hôm sau đã viết thư về Moskva cho bộ trưởng an ninh vừa mới nhậm chức Ignatiev thông báo về hành vi của Rukhadze. Ignatiev báo cáo việc này với Stalin. Stalin ra lệnh cho Rukhadze đọc bức thư và huỷ nó trước mặt ông ta. Ignatiev cảnh cáo Rukhadze rằng dù ông ta được lòng Stalin, nhưng “không được quyền buông thả”.

    Bước tiếp theo Rukhadze là bắt cựu bộ trưởng an ninh Gruzia Rapava, tổng công tố Sonia và viện sĩ Saria, thành viên ban kiểm tra Hội đồng dân tộc Xô Viết tối cao Liên Xô, một thời gian đã làm phó chỉ huy tình báo đốỉ ngoại NKVD. Tất cả họ bị buộc tội có quan hệ với các tổ chức lưu vong thông qua điệp viên của NKVD Gigelia, người trở về từ Paris với người vợ Pháp năm 1947. Gigelia và vợ lập tức bị bắt theo lệnh Stalin và sau đó buộc phải hành động theo kịch bản dàn sẵn.

    4. “Vụ Megrel” bắt đầu âm mưu của Stalin loại bỏ Beria khỏi ban lãnh đạo Kremli

    Bắt đầu sự thanh lọc ban lãnh đạo Gruzia, những ai gần gũi với Beria. Chiến dịch chống tham nhũng ở Gruzia phình rộng trước với mục đích tách người Megrel ra khỏi Liên Xô. Stalin làm đến nước này là do ghét Beria và để làm mất cơ sở ảnh hưởng của ông ở Gruzia.

    Thành công vấn đề nguyên tử đã nâng uy tín Beria lên. “Ông chủ” biết đó là một thành công đặc biệt, nhưng thay vào việc khen thưởng, ông đã tìm cách thay thế Beria bằng một người phụ thuộc vào ông hơn.

    Bộ Chinh Trị đề nghị Beria đứng đầu uỷ ban đảng điều tra vụ “phái Megrel lệch lạc”, cử ông về Tbilixi để ông đả phá “dân tộc chủ nghĩa Megrel” và cách chức chiến hữu gần gũi nhất của ông, Bí thư thứ nhất ĐCS Gruzia

    Tsarkviani, người theo lệnh Stalin bị thay bằng Mgeladze, kẻ thù không đội trời chung với Beria. Ngoài ra Beria cũng phải đóng cửa các tờ báo Megrel.

    Trong khi Beria đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười, Ogolsov theo lệnh Stalin phái một nhóm điều tra về Tbilixi gặp những người Megrel bị bắt để lấy cung, nhằm bôi xấu Beria và Nina vợ ông. Những người Megrel không chịu nhận tội gì hết. Họ chịu một năm rưỡi tù đày, tra tấn, không được ăn ngủ, và Beria đã thả họ khi Stalin chết. 8 tháng trước khi chết Stalin tống giam Rukhadze vốn đã trở thành nhân chứng không mong muốn đối với ông. Một cách chính thức ông kia bị kết tội lừa dối đảng và chính phủ.

    Giờ đây Kirill Xtoliarov làm tôi sáng tỏ tình huống mà tôi rơi vào ở Gruzia năm 1951 (hay 1952 gì đó), khi Ignatiev lệnh cho tôi đi Tbilixi. Tôi phải đánh giá khả năng của cơ quan tình báo Gruzia và giúp họ chuẩn bị bắt cóc các thủ lĩnh mensevich Gruzia ỏ Paris, họ hàng của Nina vợ Beria.

    Điều tôi trông thấy ở Tbilixi gây sốc cho tôi. Người tình báo có năng lực nhất vói các liên hệ tốt ở Pháp, Gigelia đang ngồi tù, bị buộc tội làm gián điệp và có tinh thần dân tộc quá khích. Không thể tin cậy các điệp viên của Rukhadze được, họ thậm chí không chịu nói tiếng Nga với tôi. Phó của Rukhadze lập kế hoạch đi Paris, chưa bao giờ ra nước ngoài, và ông ta tự tin là chỉ cần đưa thịt nướng và rượu Gruzia cho những người lưu vong là giải quyết được mọi sự.

    Nhóm điều tra từ Moskva nghiên cứu vụ những người Megrel, vui sướng báo là hầu như họ đã xác định được liên hệ giữa gia đình Beria và những người phái dân tộc chủ nghĩa Megrel. Lúc ấy trong văn phòng Rukhadze tôi nhận thấy ảnh Beria trẻ tuổi dưới tấm kính trên bàn, một trong những kẻ thù không đội trời chung của ông ta. Mong lấy lòng Stalin, Rukhadze tích cực cố bôi nhọ thanh danh những người cấp dưới trước kia của Beria và chính ông.

    Kẻ phiêu lưu Rukhadze làm tôi sợ và tôi vội về Moskva báo cáo với Ignatiev, ông ta và phó của ông, Ogolsov, chăm chú nghe tôi, nhưng nói rằng, xét việc đó không phải là chúng ta mà “cấp trên”, vì Rukhadze tự viết thư với Stalin bằng chữ Gruzia. Thế nhưng Stalin hiểu rằng Rukhadze và Riumin trở nên nguy hiểm: thay vào chỗ cố lấy những thú nhận về sự phản bội, trong tiến trình điều tra họ đã thể hiện mối quan tâm lớn đến các mưu mô trong giới chóp bu của đảng và chính phủ.

    Stalin quyết định hy sinh Rukhadze và Riumin. Nhanh chóng Rukhadze bị nhốt vào Lefortovo, Riumin bị mất chức thứ trưởng Bộ An Ninh và bị sa thải khỏi cơ quan tháng 11-1952. Sau khi Stalin chết, ông ta bị bắt, nhưng nếu Stalin có sống, thì ông ta vẫn sẽ bị tiêu diệt. Khi Khrusev và Malenkov bắt Beria, họ buộc tội Rukhadze trong âm mưu với Beria, và ông ta bị xử bắn với các nạn nhân cũ của mình ở Tbilixi năm 1955.

    Những môtíp và thói kiêu ngạo ẩn kín cuối những năm 40 - đầu 50 đóng vai trò khá quan trọng trong các sự kiện chính trị. Chúng tôi hiểu giới chóp bu của đảng tiến hành các chiến dịch đấu tranh với chủ nghĩa toàn cầu và các hậu quả tệ sùng bái cá nhân chỉ nhằm đạt tới quyền lưc tuyệt đối, loại bỏ các đối thủ hoặc nâng đỡ người của phe mình. Họ tính đến việc ban kiểm tra đảng và cơ quan an ninh luôn luôn cấp cho họ các tài liệu. Nguyên tắc chung là thu thập tài liệu bôi xấu chống lại tất cả, và khi cần thì sử dụng. Tôi là công cụ và là nạn nhân của hệ thống ấy.

    Abakumov báo cáo các tài liệu loại này cho chính Stalin, và trên cơ sở thông tin này Stalin có thể tống tiền được toàn bộ bộ xậu. Sau cái chết của Jdanov, sự cân bằng quyền lực mong manh bị phá vỡ. Stalin không cho Jdanov loại bỏ hoàn toàn Malenkov khi ông này dính líu đến chuyện tai tiếng với công nghiệp hàng không, vẫn để Malenkov là một uỷ viên Bộ Chính Trị có uy tín, và như vậy sẽ là đối trọng của Jdanov.

    Từ Anna Tsukanova tôi biết được những sự kiện đáng kinh ngạc về “vụ án Leningrad” mà trong thời gian đó tất cả những người của Jdanov và đối thủ của Malenkov và của Beria bị xét xử và bị bắn. Năm 1949 chúng tôi không biết về những lời buộc tội khủng khiếp chống lại họ. Hồi đó Anna chỉ nói vói tôi là Kuznetsov và Voznexenxky bị cách chức vì dính vào sự nguỵ tạo kết quả bầu cử tại hội nghị đảng uỷ thành phố Leningrad. Tình bạn của Kuznetsov với Abakumov không cứu được ông: Stalin kiểm tra độ tin cậy của Abakumov, buộc ông ta tiêu diệt bạn của mình.

    5. Sắp xếp lại cán bộ trong Kremlỉ và cơ quan an ninh ngay trước cái chết của Stalin

    Những chi tiết cụ thể của “vụ Leningrad” vẫn là bí mật đối vói cốt cán đảng, thậm chí Anna cũng không tưởng tượng nổi sức nặng của những lời buộc tội. Giờ đây chúng ta biết rằng họ bị buộc tội có mưu toan chia rẽ ĐCS bằng cách lập một trung tâm đối lập ở Leningrad. Một người bị xử, Kapuxtin, bị gán tội làm gián điệp, nhưng không có chứng cứ.

    Mọi chuyện đó được bày đặt và dựng lên bởi cuộc cạnh tranh không ngừng trong số những trợ thủ của Stalin. Các môtíp buộc Malenkov, Beria và Khrusev tiêu diệt bè cánh Leningrad là rõ: tăng quyền lực cho mình. Họ sợ êkíp trẻ Leningrad sẽ thay thế Stalin. Giờ đây chúng ta biết kết quả kiểm tra phiếu kín ở Leningrad năm 1948 đúng là có bịa đặt, nhưng những người bị xử không hề có liên quan đến. Bộ Chính Trị đủ thành phần kể cả Stalin, Malenkov, Khrusev và Beria, nhất trí phê chuẩn nghị quyết buộc Abakumov bắt và xét xử nhóm Leningrad, nhưng dù có viết gì đi nữa trong sách giáo khoa phổ thông về lịch sử đảng, và dù Khrusev có viết gì đi nữa trong hồi ký, Abkumov cũng không phải là người có sáng kiến. Đích thị thuộc cấp của ông ta đã xuyên tạc vụ này, nhưng Abakumov hành động theo mệnh lệnh nhận được.

    “Vụ án Leningrad” trùng với sự hạ bệ đột ngột Molotov, người dù vẫn còn là uỷ viên Bộ Chính Trị, nhưng bị mất chức ngoại trưởng năm 1949. Vưsinxky thay ông. Molotov rất đau khổ việc vợ ông, Jemtsujina, người Do Thái bị bắt, thoạt đầu người ta khép bà tội vượt quyền và đánh mất tài liệu mật (mà người ta có thể lấy cắp theo lệnh Stalin). Theo lệnh Stalin dưới áp lực của các điều tra viên, để bôi nhọ Jemtsujina trong mắt người chồng uỷ viên Bộ Chính Trị, hai thuộc cấp của bà buộc phải theo đuổi bà và thú nhận có quan hệ tư tình với bà. Bà ở trong tù một năm, sau đó bị đày đi Kazakxtan. Stalin hi vọng nhận được lời nói xấu của Jemtsujina về Molotov. Bà bị bắt rất kín đáo nên tôi chỉ biết chuyện này ngay trước khi Stalin chết, khi Fitin lúc đó là bộ trưởng an ninh Kazakxtan than vãn với tôi là ông rất cực khổ phải chịu trách nhiệm về Jemtsujina. Ignatiev suốt thời gian hỏi cung bà, cố biết về các liên hệ với phái Do Thái và đại sứ Israel ở Liên Xô Golda Meier.

    Thời ấy, cuối 1952 - đầu 1953, chúng tôi biết Stalin công khai phát biểu chống Molotov và Mikoian tại hội nghi BCHTƯ. Stalin buộc tội họ là những kẻ mưu phản. Ngay sau hội nghị người ta bắt Molotov đưa từ ban thư ký Bộ Ngoại Giao về phòng quản trị của Stalin nguyên bản các tài liệu về Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, kể cả những biên bản mật. Từ đó đến năm 1992 khi chúng được công bố, chúng được giữ trong lưu trữ mật của Bộ Chính Trị. Tôi không loại trừ khả năng Stalin định cáo buộc Molotov tội thân Đức hoặc nịnh bợ Hitler trong những thương thuyết ấy.

    Tháng 9-1952 Drozdov, thứ trưỏng Bộ An Ninh Ucraina được chuyển về Moskva. Chúng tôi biết nhau gần ba chục năm. Vợ tôi kết bạn với vợ ông ta. Khi đến Lơvov để tìm tên lãnh đạo OUN bí mật Sukhevich, tôi đã sống ở nhà nghỉ của Drozdov không xa thành phố. Ở Moskva Drozdov được đặt vào chức vụ trưởng văn phòng đặc biệt số 2 của MGB Liên Xô vốn chuyên trách việc theo dõi và bắt cóc các kẻ thù của Stalin trong nước, cả kẻ thù thực tế lẫn được bịa ra.

    Thoạt đầu Abakumov và Ogolsov cho rằng văn phòng phá hoại và tình báo của tôi sẽ tiến hành những chiến dịch tương tự trong và ngoài nước, còn Drozdov sẽ là phó của tôi, bởi Eitingon đã bị thất sủng. Điều đó không vừa lòng Abakumov và ông ta tổ chức công việc sao cho Drozdov được giao phó các chiến dịch trong nước. Drozdov không có các mối liên hệ ở Moskva, nhưng được tin cậy trong công việc tế nhị này. Việc đầu tiên của ông ta là kiểm soát độ tin cậy của hệ thống máy nghe trộm, và để tin chắc chúng không bị phát hiện. Chính lúc ấy từ Drozdov tôi biết Stalin lệnh cho B. Kobulov, phó của Beria, lắp thiết bị nghe trộm trong nhà các nguyên soái Vorosilov, Budenưi và Jukov. Muộn hơn, trong danh sách có thêm Molotov và Mikoian. Drozdov rất mừng là ông không bị lôi kéo vào một vụ bắt cóc nào theo lệnh Stalin, nhưng thuộc cấp của ông thì hai lần phải làm việc cho tổng cục phản gián: họ phải bắt chuyện trên đường phố và gây một vụ ẩu đả với các nhà ngoại giao nước ngoài, những người thường gặp gỡ các nhà văn Liên Xô. Sau khi Stalin chết, Beria lập tức cho Drozdov nghỉ vì ông biết quá nhiều mưu mô nội bộ và không thân thiện với B.Kobulov. Drozdov bị sa thải ở tuổi 50 khiến ông thoát nạn, dù lúc ấy có vẻ là thảm bại, nếu không, ông sẽ bị bắt cùng với Beria.

    Tháng 7-1951 người ta bắt Abakumov. Năm cuối cùng trên ghế bộ trưởng An ninh, đặc biệt là cuối tháng 9, ông tuyệt đối bị cách ly khỏi Stalin, sổ trực Kremli cho thấy trong danh sách tiếp khách của Stalin từ tháng 11- 1950 không có Abakumov. Stalin cho là Abakumov biết quá nhiều. Đối với tôi sự hạ bệ Abakumov là như sấm giữa trời quang. Ông bị buộc tội trì hoãn điều tra những vụ tội phạm quan trọng và che giấu thông tin, rằng Gavrilov và Lavrentiev là gián điệp đôi của CIA và MGB.

    Tất nhiên, trên lương tâm của Abakumov có những chuyện thú nhận bịa đặt và những lời khai dối trá, nhưng cũng là sự thực, đầu tiên là viện công tố, sau đó là Riumin khép ông vào những tội mà ông không có. Ông chưa bao giờ là nhà chính trị, và không thể tổ chức âm mưu với mục đích tiếm quyền, ông tuyệt đối trung thành và tin tưỏng Stalin.

    Lúc đầu tôi không hiểu hoàn cảnh thất sủng của Abakumov, tôi với ông thường có những quan điểm đối chọi nhau, và tôi ngỡ ban lãnh đạo đảng muốn sửa chữa những sai lầm nghiêm trọng trong công việc của MGB. Nhưng nhanh chóng trở nên rõ ràng, việc bắt Abakumov là khởi đầu một vụ thanh lọc mới. Kết quả là địa vị Malenkov được củng cố, vì Stalin cử Ignatiev giữ chức bộ trưởng an ninh. Thiếu Abakumov và nhóm Leningrad, Malenkov và Ignatiev trong liên minh với Khrusev lập nên một trung tâm quyền lực mới trong lãnh đạo.

    Những vụ bắt bớ liên tục trong số cán bộ MGB làm tôi và vợ lo lắng. Cả trong chiến dịch bài Do Thái, lẫn trong những âm mưu nội bộ nhận thấy sự căng thẳng đang tăng dần. Vợ tôi cảm thấy tôi và cô có tên trong những lời khai của những người bị bắt, Raikhman, Eitingon, Matuxov, Xverdlov. Khi Anna đến nhà chơi, lần đầu tiên tôi nói đến khả năng tìm công việc khác. Là phụ trách một cơ quan dưới trướng một bộ trưởng không chuyên nghiệp và phó kiểu Riumin, kẻ phiêu lưu và hám danh, tôi tất yếu sẽ bị rơi vào hoàn cảnh phức tạp. Tôi vừa nhận bằng tốt nghiệp học viện quân sự, và điều đó cho tôi hi vọng tìm được công việc trong quân đội hoặc đảng. Anna hứa giúp tôi...

    Năm 1952 Malenkov gọi điện thoại cho tôi và nói rằng đảng giao cho tôi một nhiệm vụ quan trọng mà các chi tiết sẽ được Ignatiev nói rõ. Nhanh chóng tôi được mời đến văn phòng ông ta, rất lạ lùng là ông ta chỉ có một mình. Chào xong, Ignatiev nói: Trên rất lo khả năng thành lập “Khối các dân tộc chống bolsevich” đứng đầu là Kerenxky. Tôi được lệnh lập tức chuẩn bị kế hoạch hành động ở Paris và London, nơi dự định Kerenxky sẽ đến. Sau một tuần tới báo cáo với Ignatiev rằng trong chuẩn bị chiến dịch nảy sinh những phức tạp, vì người của ta ở Paris, Khokhlov, người có thể tìm được cách đến gần Kerenxky, đã lọt vào tầm ngắm của phản gián đối phương. Lần cuối khi anh ta qua biên giới, cảnh sát Bỉ đã quan tâm đến giấy tờ anh ta, còn hộ chiếu giả thì bị tịch thu để kiểm tra.

    Công tước Gagarin mà nhiệm vụ là tìm cách tiếp cận bộ tham mưu NATO ở Fontainebleau để tiêu huỷ hệ thống liên lạc và báo động trong tình huống căng thẳng hay bắt đầu hành động quân sự, lãnh đạo nhóm chiến đấu bí mật ở Paris. Về sự tồn tại nhóm chiến đấu này được báo cáo theo những lý do khác nhau cho cả Stalin lẫn Malenkov. Tôi hỏi Ignatiev, chúng tôi có phải điều chỉnh lại mạng điệp viên này cho việc thủ tiêu Kerenxky hay không.

    Ignatiev vốn không bao giờ dám liều điều gì, nói rằng điều đó phải được phía trên quyết định. Hai ngày sau tôi nghe thông báo của TASS về việc bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina và giới lưu vong Croatia không đồng tình với việc thành lập “Liên minh bolsevich” do Kerenxky làm chủ tịch, họ không muốn có một người Nga đứng đầu tổ chức này.

    Sáng hôm sau tôi gửi báo cáo về công việc của nhóm chiến đấu, kèm thông báo của TASS để ông ta hiểu rằng Kerenxky không còn là hiểm hoạ đối với Liên Xô. Ignatiev gọi tôi, Riaxnoi và Xavtsenko đến văn phòng. Ông ta bắt đầu trách cứ, rằng họ đã đề nghị thủ tiêu Kerenxky khi không đi sâu vào mâu thuẫn nội bộ trong các tập đoàn chống cộng sản. Ignatiev nhấn mạnh, đồng chí Malenkov đặc biệt lo . lắng việc để chúng ta không rời xa hoạt động cơ bản là đấu tranh với đối thủ chính, nước Mỹ.

    Sau cuộc họp Ignatiev yêu cầu chúng tôi chuẩn bị các đề nghị tổ chức lại công tác tình báo ở nước ngoài. Tự Stalin chỉ đạo công việc tổ chức này. Theo sáng kiến của ông, cuối năm 1952 trong MGB thành lập tổng cục tình báo. Pitovranov vừa được tha khỏi nhà tù Lefortovo lãnh đạo nó. Tổng cục trưởng giữ luôn chức thứ trưởng.

    Tôi không được mời dự cuộc họp mà Stalin chủ trì, nhưng Malenkov thông báo chính thức tại MGB về quyết định mà ông ta đánh giá là kế hoạch thành lập “mạng lưới điệp viên tình báo hùng hậu ở nước ngoài”, dựa vào các chiến dịch phản gián tích cực trong nước. Đồng thời Malenkov trích dẫn Stalin: “Công việc chống kẻ thù chính của chúng ta là không thể thiếu sự thành lập bộ máy tình báo phá hoại ở nước ngoài. Không nhất thiết lập mạng điệp viên trực tiếp tại Mỹ, nhưng chúng ta phải hành động cương quyết chống Mỹ, trước tiên ở châu Âu và Cận Đông”. “Điểm yếu của Mỹ là cơ cấu đa dân tộc của nó. Chúng ta phải tìm khả năng lợi dụng các dân tộc thiểu sô" ở Mỹ. Không thể buộc một người Mỹ không chính gốc nào, khi làm việc cho ta, chống lại đất nước là quê hương anh ta. Chúng ta phải sử dụng tốì đa các kiều dân từ Đức, Italia và Pháp, thuyết phục họ rằng, khi giúp đỡ chúng ta, họ làm việc cho tổ quốc mình đang bị lăng nhục bởi sự thống trị của Mỹ”.

    Bắt đầu năm 1953, tôi và vợ rất lo về sự thay đổi cán bộ trong MGB. Tôi biết tên mình nằm trong danh sách 213 người là cán bộ lãnh đạo cao cấp đã được nhắc tới trong các lời khai của những người bị thanh trừng liên quan với “vụ án Leningrad”, vụ uỷ ban Do Thái chống phát xít và “âm mưu của các bác sĩ”. Sử dụng tài liệu này, Malenkov cách chức hoặc đơn thuần đuổi khỏi Moskva nhiều cán bộ khi bắt đầu sự sắp xếp lại cán bộ trong các cơ cấu cao rihất của đảng và chính phủ. Ông ta muốn lôi kéo vào bộ máy những người mới, ít biết về cơ chế quyền lực ở Moskva và thi hành bất cứ mệnh lệnh nào không chút chần chừ.

    Vụ thanh lọc này là đẫm máu. Trung tướng Vlaxik, chỉ huy bảo vệ Kremli, bị đẩy đi Xibir làm trưởng trại giam, và bị bắt bí mật ở đấy. Sau khi bị bắt người ta đánh đập và tra tấn dã man Vlaxik. Những bức thư tuyệt vọng của ông gửi Stalin kêu oan không được đáp lại. ông ở trong tù đến năm 1955, còn sau được ân xá, nhưng không được minh oan, dù nguyên soái Jukov rất ủng hộ.

    Sa thải Vlaxik không có nghĩa là giờ đây Beria có thể thay người của mình vào đội bảo vệ Stalin. Chính Ignatiev tự chỉ huy Cục bảo vệ Kremli, mặc dù là bộ trưởng an ninh.

    Tất cả mọi lời bịa đặt, rằng người của Beria giết chết Stalin, là hoàn toàn nhảm nhí. Thiếu Ignatiev và Malenkov không ai trong số người thân cận Stalin có thể được tiếp xúc với Stalin. Đó là một người già, ốm đau với bệnh tưởng cấp tính, nhưng đến tận ngày cuối cuộc đời ông vẫn là nhà cầm quyền toàn năng. Hai lần ông công khai mong muốn nghỉ ngơi, lần đầu sau kỷ niệm Ngày Chiến Thắng trong Kremli năm 1945 và một lần nữa tại Hội nghị BCHTƯ tháng 10-1952, nhưng toàn bộ đó chỉ là cái bẫy để làm rõ sự phân bố lực lượng trong giới thân cận của mình và hun nóng cạnh tranh trong Bộ Chính Trị.

    Tháng 1-1953 Malenkov và Ignatiev ra lệnh cho tôi chuẩn bị đề nghị cách sử dụng cố vấn chúng ta ở Trung Quốc trở về, người báo cáo với Stalin về chỉ thị của lãnh đạo Trung Quốc tuyển mộ các điệp viên trong số các chuyên gia Xô Viết làm việc ở đấy. Theo lời Malenkov, Stalin quyết định gửi bản sao thông báo này cho Mao Trạch Đông, tuyên bố rằng chúng ta gọi cố vấn trở về vì tin tưỏng hoàn toàn ban lãnh đạo Trung Quốc. Kovalev, theo tôi, tên ông là thế, được cử ngay làm trợ lý của Stalin trong bộ máy hội đồng bộ trưởng. Malenkov lệnh cho tôi bàn với Kovalev về việc thành lập mạng lưới điệp viên mới ở Viễn Đông để nhận những tin tức chân thực về Trung Quốc. Trong khi đó ông ta nhấn mạnh rằng mạng lưới này không nên có liên lạc với những nguồn cũ mà phía Trung Quốc có thể đã biết từ thời quốc tế cộng sản.

    Bầu không khí căng thẳng. Cuối tháng 2-1953 tôi bị gọi vào văn phòng Ignatiev, nơi có mặt Goglidze, thứ trưởng thứ nhất của ông ta, và Koniakhin, phó phụ trách bộ phận điều tra. Ignatiev nói là chúng tôi đi lên “cấp trên”. Đã muộn , Ignatiev, Goglidze và Koniakhin bước vào văn phòng Stalin, còn tôi ngồi lại gần một giờ ở phòng tiêp khách. Sau đó Goglidze và Koniakhin bước ra, còn tôi và Ignatiev được mời 2 giờ sau đến gặp Stalin tại biệt thự của ông ở Kuntsevo để báo cáo.

    Tôi rất kích động khi bước vào văn phòng Stalin, nhưng chỉ nhìn ông, là cảm giác ấy biến mất. Điều tôi nhìn thấy làm tôi sững sờ. Tôi trông thấy một lão già mỏi mệt. Stalin thay đổi nhiều. Tóc ông thưa thớt đi, và dù ông bao giờ cũng nói chậm, giờ đây ông đúng là thốt ra từng từ một cách gắng gượng, còn quãng dừng thì kéo dài hơn. Rõ ràng tin đồn về hai cơn đột quỵ là chính xác: một lần ông trải qua sau hội nghị Yalta, một lần khác, trước sinh nhật 70 tuổi, năm 1949.

    Stalin bắt đầu từ việc sắp xếp lại tình báo ở nước ngoài. Ignatiev hỏi, cần thiết để trong MGB hai trung tâm tình báo độc lập hay không: Văn phòng phụ trách phá hoại ở nước ngoài và tổng cục tình báo. Tôi được đề nghị phát biểu. Tôi giải thích rằng để thực hiện các chiến dịch chống lại các căn cứ chiến lược Mỹ và NATO quây quanh biên giới chúng ta, chúng tôi cần liên tục hợp tác với tình báo MGB và Bộ Quốc Phòng. Sự triển khai nhanh chóng lực lượng để thi hành những chiến dịch như phá hoại, đòi hỏi sự tác động liên đới.

    Tôi nhấn mạnh rằng thành công của các chiến dịch phá hoại chống bọn Đức ở mức độ lớn phụ thuộc vào chất lượng mạng lưói điệp viên phân bố gần trực tiếp với các căn cứ cần bị huỷ diệt, nói thêm rằng chúng tôi sẵn sàng, phù hợp với chỉ thị của BCHTƯ, cho nổ các kho chất đốt của Mỹ tại Insbruk, ở Áo. Chúng tôi không đơn thuần cử đến đó nhóm tác chiến. Các điệp viên của ta có cách tiếp cận trực tiếp với đối tượng, nhưng mệnh lệnh bất ngờ của Abakumov huỷ bỏ chiến dịch mà chắc sẽ gây khó nhiều cho vận chuyển hàng không Mỹ sang Đức, đã làm chúng tôi không hiểu gì cả.

    Stalin không đáp lại. Một quãng ngừng bứt rứt. Sau đó ông nói: “Văn phòng phụ trách phá hoại ở nước ngoài nên giữ như một bộ máy độc lập trực thuộc bộ trưởng. Nó sẽ là công cụ quan trọng trong trường hợp chiến tranh để gây tổn thất nghiêm trọng cho kẻ thù ngay vào đầu các hành động quân sự. Cũng nên để Xudoplatov là phó tổng cục tình báo để anh ta nắm vững mọi khả năng điệp viên của ta, nhằm dùng tất cả mọi thứ đó trong công tác phá hoại”.

    Stalin hỏi tôi quen Mironov hay không, người trước là cán bộ đảng, nay là cán bộ quan trọng của phản gián quân đội, trợ lý của Episev, và đề nghị để Mironov trở thành một trong các phó của tổng cục tình báo. Tôi đáp là chỉ gặp Mironov một lần khi theo lệnh bộ trưỏng kể với ông ta các nhiệm vụ chủ yếu của văn phòng.

    Một chốc sau Stalin chuyển cho tôi một tài liệu viết tay và đề nghị tôi cho ý kiến. Đó là kế hoạch ám sát nguyên soái Tito. Tôi chưa bao giờ thấy tài liệu này, nhưng Ignatiev giải thích rằng sáng kiến xuất phát từ Riaxnoi và Xavtsenko, các thứ trưởng Bộ An Ninh, và Pitovranov cũng biết rõ vụ này.

    Pitovranov nổi bật bởi trí tuệ và nhãn quan trong số lãnh đạo MGB. Trong thời gian chiến tranh ông trở thành phụ trách sở NKVD ở Gorky. Một thời gian Riumin giam ông trong tù theo cáo buộc trong “âm mưu của Abakumov”, nhưng ông được tha năm 1952. Ông kết thân với Eitingon phó của tôi, nhưng theo mệnh lệnh, bắt buộc phải tổ chức bắt giữ ông vào tháng 10-1951. Sau 2 ngày tự ông lọt vào Lefortovo và ngồi trong xà lim đối diện Eitingon. Muộn hơn tôi nghe nói Pitovranov trong tù viết thư gửi Stalin buộc tội Riumin đã phá vỡ kế hoạch những chiến dịch phản gián, ông được tha, quay lại vị trí cũ, sau khi chữa bệnh một tháng ở Arkhangenxk, trong viện điều dưỡng của cán bộ quân sự cao cấp.

    Tôi nói rằng trong kế hoạch thủ tiêu Tito, thể hiện sự yếu kém nghiệp vụ. Thư gửi Stalin nói:

    “MGB Liên Xô xin phép chuẩn bị và tổ chức mưu sát Tito với việc sử dụng điệp viên mật ‘Makx”, đ/c Grigule vich
    (công dân Liên Xô, đảng viên ĐCS Liên Xô từ 1950).

    “Makx” được cài theo hộ chiếu Costa-Rica sang Italia, nơi anh đã chiếm được lòng tin và gia nhập giới ngoại giao các nước Mỹ Latinh, những nhà hoạt động và các doanh nghiệp nổi tiếng của Costa-Rica đi thăm Italia.

    Lợi dụng các liên hệ của mình, “Makx” đã đạt được sự đề cử chức vụ phái viên Đặc biệt và toàn quyền của Costa- Rica ở Italia đồng thời cả ở Nam Tư. Thực hiện các trách nhiệm ngoại giao của mình, vào nửa sau năm 1952 anh đã hai lần thăm Nam Tư, được tiếp đón tốt, có người quen trong những nhóm gần gũi với bọn Tito, và đã nhận được lời hứa có cuộc tiếp kiến riêng với Tito. Địa vị “Makx” giữ hiện nay cho phép sử dụng khả năng của anh để tiến hành những hoạt động tích cực chống lại Tito.

    Đầu tháng 2 năm nay “Makx” được gọi sang Vienne, nơi tổ chức cuộc gặp trong điều kiện bí mật. “Makx” để nghị có một hoạt động nào đó thiết thực riêng chống Tito.

    Liên quan với đề nghị ấy, chúng tiến hành một cuộc trò chuyện, kết quả một số phương án có thể thực hiện vụ chống Tito như sau:

    1. Giao cho "Makx" xin được hội kiến riêng với Tito lợi dụng thả một lượng vi trùng dịch hạch bao đảm đủ lây truyền gây cái chết của Tito và những người có mặt trong phòng. “Makx” sẽ không biết về sự tồn tại của chất được sử dụng. Để bảo vệ sự sống “Makx” được tiêm chủng miễn dịch trưóc.

    2. Nhân chuyên đi sắp tới của Tito sang London. “Makx” được cử sang đó, lợi dụng địa vị chính thức của mình và các quan hệ tốt với Velebit, đại sứ Nam Tư ở Anh, đến buổi tiếp trong sứ quán Nam Tư mà chắc Velebit sẽ tổ chức mừng Tito.

    Vụ mưu sát được thực hiện bằng súng giảm thanh được nguỵ trang thành đồ dùng thông thường đồng thời thả hơi cay để làm những người có mặt hoảng loạn và tạo điều kiện rút lui của “Makx” và xoá dấu vết.

    3. Lợi dụng một trong những buổi chiêu đãi chính thức ở Belgrad nơi những bà vợ của các nhà ngoại giao được mời dự. Vụ mưu sát được tiến hành như ở mục 2, được giao cho chính “Makx”, nhà ngoại giao chắc sẽ được mời đến một buổi tiếp.

    Ngoài ra, giao cho “Makx” soạn ra phương án và chuẩn bị điều kiện qua một trong những đại diện Costa- Rica chuyển quà cho Tito dưới dạng đồ quý gì đó trong hộp mà khi mở kéo theo hoạt động của cơ chế tức thời phóng ra chất độc.

    “Makx” được chọn phương án thiết thực nhất chống Tito. Sẽ quy ước các biện pháp liên lạc và thoả thuận để nhận những chỉ thị bổ sung.

    Chúng tôi nghĩ là hợp lý việc dùng khả năng của “Makx” để tiến hành mưu sát Tito. Theo phẩm chất cá nhân và kinh nghiệm làm việc trong tình báo, “Makx” phù hợp để thực hiện một nhiệm vụ như thế.

    Chúng tôi xin sự đồng ý của Người”.

    Stalin không đánh dấu gì trên tài liệu. Bức thư không có chữ ký. Trong văn phòng Stalin, nhìn thẳng vào mắt ông tôi nói rằng “Makx” không hợp cho một công vụ như thế, vì anh ta chưa bao giờ là sát thủ khủng bố. Anh ta tham gia vào chiến dịch chống Trotsky ở Mexico, chống nhân viên bảo vệ ở Latvia, trong vụ thủ tiêu thủ lĩnh trốtkít Tây Ban Nha A.Nin, nhưng chỉ làm nhiệm vụ bảo đảm cho các phần tử vũ trang tiếp cận mục tiêu hành động. Ngoài ra, từ tài liệu không thấy nói đã bảo đảm việc tiếp cận được Tito. Chúng ta có nghĩ thế nào về Tito đi nữa, chúng ta cũng phải coi Tito như một đối thủ mạnh, kẻ đã tham gia các chiến dịch chiến đấu trong chiến tranh và, rõ ràng, sẽ bình tĩnh chống trả sự tấn công. Tôi viện ra điệp viên chúng ta “Vai” Moro Djurovich, thiếu tướng trong đội bảo vệ của Tito. Theo đánh giá của ông ta, Tito luôn luôn cảnh giác do tình hình bên trong Nam Tư căng thẳng. Tiếc rằng, liên quan với những mưu mô nội bộ này, Djurovich đã bị mất đi sự ưu ái của Tito và hiện đang ngồi tù.

    Sẽ hợp lý hơn nếu lợi dụng bất đồng ý kiến trong giới thân cận của Tito, tôi nhận xét, khi nghĩ một cách bấn loạn bằng cách nào đưa Eitingon đang ngồi tù vào trò chơi để ông chịu trách nhiệm thi hành chiến dịch này, vì Grigulevich đánh giá ông rất cao, suốt 5 năm họ làm việc bên nhau ở nước ngoài.

    Ignatiev không thích những nhận xét của tôi, nhưng tôi cảm thấy tự tin vì việc nhắc đến một nguồn thông tin cao cấp từ cơ quan an ninh của Tito đã gây ấn tượng đến Stalin.

    Nhưng Stalin cắt ngang tôi, nói rằng vụ này cần suy nghĩ kỹ lại, lưu ý đến sự tranh giành trong lãnh đạo Nam Tư. Nhìn tôi, ông nói đây là nhiệm vụ quan trọng để củng cố địa vị của chúng ta ở Đông Âu và ảnh hưởng của chúng ta đối với vùng Balkan, cần tiếp cận nhiệm vụ hết sức thận trọng tránh thất bại như đã xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 1942, khi đổ võ vụ ám sát von Papen, đại sứ Đức. Mọi hi vọng nêu vấn đề giải phóng cho Eitingon trong tích tắc đã biến mất.

    Ngày hôm sau ở Bộ tôi được giao hai hồ sơ, Kền kền và Neôn, chứa tài liệu bôi nhọ thanh danh Tito. Ở đây có tổng kết hàng tuần từ mạng điệp viên của ta ở Belgrad. Hồ sơ có cả những nghị quyết ngớ ngẩn của Molotov: tìm các liên hệ của Tito với các tập đoàn thân phát xít và bọn dân tộc chủ nghĩa Croatia. Tôi chẳng thấy khả năng nào cho phép tiếp xúc gần với giới thân cận Tito cho điệp viên ta có thể tiến lại đủ gần để giáng đòn.

    Ngày hôm sau khi tôi bị gọi đến văn phòng Ignatiev, ở đó có ba người của Khrusev - Xavtsenko, Riaxnoi và Episev, tôi lập tức cảm thấy mình ở không đúng chỗ, vì trước kia bàn những vấn đề tế nhị thế này chỉ với Stalin hay Beria. Giữa những người có mặt hiện giờ chỉ tôi là nhà tình báo duy nhất có kinh nghiệm công tác ở nước ngoài. Làm sao có thể nói với các thứ trưởng, rằng kế hoạch của họ là ấu trĩ? Tôi không tin tai mình khi Episev đọc cho tôi một bài giảng mười lăm phút về tầm quan trọng chính trị của nhiệm vụ. Sau đó Riaxnoi và Xavtsenko cùng hoà vào, nói rằng Grigulevich thích hợp nhất cho công việc, và với những lời này đưa thư của anh ta gửi vợ, trong đó anh nói về ý nguyện hy sinh bản thân vì sự nghiệp chung. Hẳn là Grigulevich, để bảo đảm, bị buộc viết lá thư đó.

    Tôi hiểu những lời cảnh tỉnh của tôi sẽ không có tác động và nói rằng, là đảng viên tôi cho nghĩa vụ của mình là nói với họ và đồng chí Stalin rằng chúng ta không có

    quyền phái điệp viên đến một cái chết chắc chắn vào thời bình. Kế hoạch nhất thiết phải xem xét các khả năng giải thoát cho điệp viên, tôi không thế đồng tình vói kế hoạch trong đó điệp viên được lệnh ám sát một đối tượng được bảo vệ nghiêm ngặt thiếu sự phân tích sơ bộ hoàn cảnh tác chiến. Để kết luận Ignatiev nhấn mạnh rằng tất cả chúng tôi phải suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ nữa về việc thực hiện chỉ thị của Đảng.

    Đó là gặp gỡ công vụ cuối cùng của tôi với Ignatiev. Sau 10 ngày Ignatiev biên chế tác chiến và dựng các đơn vị MGB dậy theo lệnh báo động và thông báo một cách bí mật cho các cục trưởng và cơ quan độc lập về bệnh tình của Stalin. Sau hai ngày Stalin mất, và ý tưởng mưu sát Tito bị chôn vùi vĩnh viễn.

    Trong khi đó ý đồ xin chuyển công tác của tôi bắt đầu có thành quả. Năm 1952 tôi gửi lên BCHTƯ thông tin nhận được từ mạng điệp viên tại Vienne về kế hoạch người Mỹ bắt cóc bí thư BCHTƯ đảng Áo. Tôi bị gọi đến chỗ Xuxlov để thảo luận các cứ liệu này. Mấy ngày sau, những ngày đầu tháng 3-1953 người ta nói với tôi, tôi được xem xét là ứng cử viên chức phó chủ tịch Ban đối ngoại của BCHTƯ thành lập chưa lâu, phụ trách các liên hệ “bí mật” với các ĐCS nước ngoài. Thực tế nói về sự đề cử tôi là người lãnh đạo cơ quan tình báo đặc biệt trực thuộc BCHTƯ đảng. Tôi và vợ tràn ngập hi vọng, rằng có thể chấm hết công việc trong cơ quan an ninh mà đứng đầu là những kẻ thiếu nghiệp vụ, gây tội ác do thiếu chuyên môn lẫn những khao khát háo danh.

    Nhưng các sự kiện xoay trở nhanh đã thay đổi tận gốc số phận của tôi. Ngày 5-3-1953 Stalin mất, đêm khuya cùng ngày Beria được cử làm bộ trưởng Bộ Nội vụ giờ đây bao gồm cả công an, bộ máy các cơ quan an ninh (MGB). Tôi có mặt tại đám tang Stalin và trông thấy Xerov, Goglidze và Riaxnoi, những kẻ đã kiểm soát tình hình trong thành phố một cách tồi tệ đến mức nào. Thậm chí họ không nghĩ được việc bố trí các đoàn đại biểu đến đám tang ra sao, một sự nhốn nháo vô cùng, kết quả là hàng trăm ngưòi đau buồn bị đè chết vì đám tang Stalin, sự đau buồn của tôi là chân thành, tôi nghĩ rằng sự khắc nghiệt và sự trừng phạt của ông là sai lầm gây ra do tính lưu và trình độ chuyên môn kém của Ejov, Abakumov, Ignatiev và thuộc hạ của họ. Sang ngày hôm sau, tôi hiểu một kỷ nguyên mới đã bắt đầu. Thư ký của Beria gọi điện thoại cho tôi lúc 6 giờ
  • Chia sẻ trang này