Chương 12.2,@vancuong7975(xong)WIKI

11/11/15
Chương 12.2,@vancuong7975(xong)WIKI
  • PDF
    GoogleDocs
    đã thủ tiêu tất cả các nhân chứng về hành vi phán bội của mình trong nội chiến ở Kavkaz và bôi nhọ ký ức người bolsevich lừng danh Xergo Ordjonikidze, anh hùng của nhân dân Gruzia và người bạn trung thành của Lenin và Stalin.

    Muộn hơn, vào những năm 50 cho đến tận cuộc bạo loạn tháng 8-1991, tất cả các nhà lãnh đạo từ Khrusev đến Gorbachov tiếp tục khẳng định rằng Ordjonikidze trở thành nạn nhân của Stalin và Beria do sự đối lập của mình đối với các vụ thanh trừng của Stalin những năm 30. Thế nhưng các tài liệu lưu trữ vẽ ra một bức tranh hoàn toàn khác. Theo lời Mamulov, phụ trách ban thư ký của Beria, Ordjonikidze chuẩn bị và tự tay viết tuyên bố gửi Ủy ban kiểm tra đảng, khẳng định rằng Beria được ĐCS phái vào tổ chức dân tộc chủ nghĩa Azerbaizan nhằm thâm nhập vào cơ quan đặc biệt của chúng. Có những tài liệu chứng tỏ những đụng độ cá nhân giữa Ordjonikidze với Stalin, nhưng không có chứng cứ gì của việc ông chống lại các vụ bắt bớ và thanh trừng.

    Tháng 1-1991 trên tạp chí Tin tức của BCHTƯ ĐCS Liên Xô bất ngờ đăng biên bản Hội nghị BCHTƯ về vụ án Beria. Các phát biểu tại Hội nghị của Molotov, Malenkov, Khrusev, Mikoian và những người khác cho thấy rằng những lời buộc tội chống Beria chỉ dựa trên những lời đồn đại do chính họ tung ra. Biên bản không chứa những chứng cứ trực tiếp nào, thế nhưng đầy rẫy những nhận xét không xác định: “Tôi nghĩ”, “Ngay từ đầu tôi đã không tin ông ta”, kiểu như thế.

    Theo sau việc bắt Beria, cuối tháng 6 hay đầu tháng 7-1953, Malenkov cử bí thư BCHTƯ đảng Satalin kiêm nhiệm chức thứ trưởng thứ nhất Bộ nội vụ, giao cho ông ta phụ trách tình báo đối ngoại. Tôi lập tức báo cáo với ông ta về công việc của mình nhằm chống lại các căn cứ chiến lược Mỹ, và yêu cầu những chỉ thị tiếp theo, chỉ ra rằng tôi lo những công việc nghiêm túc, chứ không phải mưu mô của những nhà cầm quyền. Tôi đề nghị ông ta cho phép tiếp tục nghiên cứu khả năng chiến đấu của các lực lượng NATO. Đáp lại ông ta tuyên bố:

    - Tôi ở đây không phải để quyết định gì đó. Và tôi cũng không định ký các tài liệu.

    Và trả lại báo cáo của tôi.

    Sau khi việc bắt giữ Beria được thông báo chính thức và ông bị khai trừ khỏi đảng và bị gọi là kẻ thù của nhân dân, cuộc họp cốt cán đảng của thành phần lãnh đạo Bộ nội vụ được tổ chức. Các phát biểu của Malenkov và Satalin giải thích nguyên nhân bắt giữ Beria với các nhà chuyên nghiệp tập trung tại phòng hội nghị, vang lên một cách ngây thơ và bất lực kiểu trẻ con. Phòng họp im lặng nghe sự cởi mở của Satalin về việc, nhằm làm mê muội sự cảnh giác của Beria, BCHTƯ đã phê chuẩn các nghị quyết biết rõ là giả dối và ra những mệnh lệnh tương ứng. Mọi sự đó là vô tiền khoáng hậu. Tất cả chúng tôi tin rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào ban lãnh đạo chúng ta cũng không tiếp nhận những chỉ thị để lừa dối đảng viên cho dù là vì mục đích tối thượng nhất.

    Lúc ấy tôi ngây thơ quá mức là đã tin: thời Stalin mọi thứ đều khác. Mà tất cả chúng tôi đều cho rằng một sự trơ trẽn như thế là không thể. Trong khi đó Satalin tiếp tục phát biểu. Theo lời ông ta, lãnh đạo BCHTƯ và đồng chí Malenkov cùng với các tướng lĩnh lừng danh - ông nhắc tới nguyên soái Jukov và các tưóng Batitsky và Moxkalenko, những người giúp bắt Beria, - đã lập một chiến công anh hùng.

    - Hoàn toàn không đơn giản khi lập kế hoạch và tiến hành bắt giữ một kẻ ác độc như thế, - Satalin nói.

    Eitingon, Raikhman và tôi ngồi cạnh nhau, trao đổi những ánh mắt đa nghĩa. Chúng tôi lập tức hiểu rằng, không có mưu mô nào hết của Beria, chỉ là mưu mô chống Beria trong ban lãnh đạo đất nước.

    Lập tức sau Satalin, thứ trưởng phụ trách cán bộ Obrutsnikov lên tiếng và gọi Raikhman, Eitingon và tôi là những nhân vật không xứng đáng với lòng tin. Nói chung ông ta không phải là kẻ thù của chúng tôi - ông ta thi hành. Obrutsnikov chỉ trích tôi quây bọc quanh mình những nhân vật đáng ngờ và đáng ghét kiểu Eitingon, Xerebrianxky và Vaxilevxky trước kia bị bắt và bị loại khỏi công tác tình báo. Mọi cố gắng thanh minh của tôi bị Xerov chủ toạ chặn lại.

    Mãi đến năm 1991 tôi mới biết: Obrutsnikov đơn giản nhắc lại đúng từng lời mà Kruglov nói tại Hội nghị trong Kremli. Khác với Xerov, Kruglov không phải là nhân vật chủ chốt trong âm mưu chống Beria: ông ta quá sợ đến nỗi trong những ngày bấn loạn ấy đã mất đi một nửa trọng lượng cơ thể.

    Satalin báo rằng trưởng phòng trong cục phản gián, đại tá Potapov đã thiển cận chính trị và kém chuyên môn: khi gặp người cung cấp tin ngay trước việc bắt giữ Beria, anh ta đã tán dương Bêria. Tôi thấy mặt Potapov trắng bệch khi nghe Malenkov hỏi: “Người này có đây không?” Potapov đứng lên nhưng không đủ sức nói gì. Xerov can thiệp vào, tuyên bố rằng những kẻ thiếu trách nhiệm đưa ra những phát biểu chống đảng như thể, không thể dự cuộc họp kín của Đảng, và Potapov bị đưa ra khỏi phòng. May thay, anh ta giữ chức vụ không cao để cần gây một vụ om sòm, vì thế chỉ bị đuổi khỏi cơ quan và nhận cảnh cáo đảng.

    Dù cuộc họp cốt cán đảng có đánh bật sự thăng bằng tinh thần của tôi, tôi vẫn còn hi vọng rằng mọi chuyện trong bộ sẽ nhanh chóng trở lại bình thường. Tôi đi làm đều đặn, nhưng người ta không giao cho việc gì thiết thực cả. Xét theo những ghi chép của tôi, cuộc họp tổ chức ngày 15-7, còn 5-8 tôi bị gọi đến văn phòng Rruglov và được lệnh đem đến hồ sơ điệp viên Xtamenov, đại sứ Bungari ở Liên Xô những năm 1941-1944, điệp viên NKVD mà tôi phụ trách. Không giải thích gì, Kruglov bảo “bề trên” đang đợi chúng tôi, - điều đó có nghĩa là chúng tôi đi vào Kremli. Chúng tôi qua cổng Xpaxkie rồi đi theo những hành lang quen thuộc. Người ta tiếp đón khá quái lạ. Tôi và Kruglov lập tức hiểu ngay: sẽ xảy ra gì đó bất thường. Thay vào chỗ mời bộ trưởng và thuộc cấp của ông vào văn phòng, phụ trách ban thư ký Malenkov đề nghị Kruglov ở lại phòng đón khách (thời Stalin không có chuyện đó), còn tôi được mời vào văn phòng cũ của Stalin.

    Đó không phải một sự tình cờ. Các nhà lãnh đạo đất nước biết rằng Kruglov và Xerov đứng đầu MVD, không nắm rõ một loạt chi tiết và hoàn cảnh quan trọng trong công tác của cơ quan an ninh những năm 1945-1953. Có thể Đoàn chủ tịch BCHTƯ còn chưa quyết được có đáng hay không một loạt vụ việc đặc biệt quan trọng trong và ngoài nước mà ngoài Beria, cả Khrusev, Molotov, Malenkov và Bulganin - những người buộc tội Beria hiện giờ - đều trực tiếp có dính dáng.

    Trong văn phòng cũ của Stalin ngồi sau bàn hội nghị Đoàn chủ tịch BCHTƯ có Khrusev, Molotov, Malenkov Bulganin, Mikoian và Vorosilov. Dù được xem rằng với tư cách chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Malenkov là người đứng đầu ban lãnh đạo tập thể, nhưng không phải ông, mà Khrusev chào tôi và mời ngồi. Rồi ông ta nói:

    - Đồng chí Xudoplatov ạ, anh biết là chúng ta đã bắt Beria vì hoạt động phản bội. Anh làm việc với y nhiều năm. Beria viết rằng muốn giải thích với chúng tôi. Nhưng chúng tôi không muốn trò chuyện với y. Chúng tôi mời anh để làm rõ một số hành động phản bội của y. Tôi nghĩ anh sẽ cởi mở trả lời những câu hỏi của đảng.

    Im lặng một chốc, tôi đáp:

    - Trách nhiệm đảng viên của tôi - trình ban lãnh đạo đảng và chính phủ những sự kiện chân thực. Sau khi kinh ngạc nghe giải thích việc bắt giữ Beria, tôi nói thêm: Rất tiếc, tôi biết về âm mưu của ông ta chỉ từ thông báo chính thức.

    Malenkov tham gia vào câu chuyện và đòi hỏi để tôi giải thích sự tham gia của tôi trong những cố gắng bí mật của Beria vào những tháng đầu chiến tranh thiêt lập tiếp xúc với Hitler, để bắt đầu đàm phán hoà bình trên cơ sở nhún nhường lãnh thổ.

    Tôi kể lại những gì liên quan đến Xtamenov và công việc tung thông tin giả trong chiến tranh. Malenkov cắt lời tôi, đề nghị ra phòng đón khách và viết bản tường trình về vấn đề này. Trong lúc đó Kruglov được gọi vào văn phòng, còn khi thư ký của Malenkov báo rằng tôi đã viết xong, tôi lại được mời vào.

    Muộn hơn tôi biết rằng trong các lời khai của Beria về sự việc này nói rằng ông nhận lệnh của chính phủ nhờ sự giúp đỡ của Xtamenov tạo các điều kiện cho chúng ta khả năng triển khai tác chiến để có thì giờ tập trung lực lượng, bằng cách qua Xtamenov tung tin giả và ngăn cản sự tiến lên của quân Đức.

    Khrusev đọc lời khai một trang của tôi. Molotov tiếp tục im lặng, Khrusev lại đề nghị tôi kể về công việc thời Abakumov và Beria sau chiến tranh. Và ở đây hình như tôi đã có một sai lầm định mệnh.

    Sau khi tôi mô tả những chiến dịch được lập để chống lại các căn cứ quân sự của NATO, Khrusev để nghị báo cáo về những vụ thủ tiêu bí mật. Tôi bắt đầu từ hành động chống Konovalets và Trotsky, sau đó chuyển sang những chiến dịch đặc biệt ở Minxk và Berlin trong những năm chiến tranh. Tôi nêu bốn hoạt động sau chiến tranh: với Ogginx, Xamet, Romja và Sumxky - và trong mỗi trường hợp đều chỉ ra ai ra lệnh về thủ tiêu, rằng mọi hành động đều được không chỉ Stalin, mà cả Molotov, Khrusev và Bulganin khích lệ. Khrusev lập tức sửa lại tôi, quay về phía Đoàn chủ tịch, tuyên bố rằng trong phần lớn các trường hợp sáng kiến xuất phát từ Stalin và các đồng chí nước ngoài của chúng ta. Một khoảng dừng khó xử. Bất ngờ tôi được ủng hộ : Bulganin nói rằng các chiến dịch ấy được thực hiện chống những kẻ thù đáng nguyền rủa của chủ nghĩa xã hội. Khrusev kết thúc cuộc trò chuyện, nói với tôi:

    - Đảng không có gì chống lại anh. Chúng tôi tin anh. Hãy tiếp tục công tác. sắp tới chúng tôi đề nghị anh chuẩn bị kế hoạch tiêu diệt ban lãnh đạo Bandera đứng đầu phong trào phát xít Ucraina ở Tây Âu dám láo xược lăng nhục các nhà lãnh đạo Xô viết.

    Sau đó ông ta cho tôi hiểu là không còn câu hỏi tiếp, và Kruglov bằng cử chỉ cho tôi biết đợi ông ta ở phòng đón khách. Tôi đợi ở đấy chừng giờ rưỡi, và sự lo lắng lớn dần lên. Tôi không tin một lời Khrusev nói với tôi lúc kết thúc. Ấn tượng nặng đè lên tôi từ sự thù địch của Malenkov và sự lặng thinh của Molotov.

    Tôi lo lắng tợn. Cái khả năng là Kruglov đi ra từ văn phòng với lệnh bắt tôi là có vẻ hoàn toàn thưc tế. Đã ở trong xe, ông ta nói để tôi không chậm trễ trình lên ông ta báo cáo tự viết tay về tất cả các trường hợp thủ tiêu tôi rõ - cả trong lẫn ngoài nước, trong đó kể cả sự huỷ bỏ mệnh
    lệnh. Vấn đề nói tới những chiến dịch mà mệnh lệnh tiến hành hay huỷ bỏ xuất phát từ Beria, Abakumov và Ignatiev.

    Trong văn phòng mình, tôi lập một danh sách tất cả những phi vụ đặc biệt tôi rõ và đưa chúng cho đại tá Xtudnikov, bí thư đảng Ban 9. Trong báo cáo tôi chỉ kể những chiến dịch đích thân tôi rõ hoặc trong đó tôi cách này hay cách khác có tham dự. Sau đó đề nghị Xtudnikov đưa tài liệu đến ban thư ký của Kruglov, bởi vì tôi muốn tin chắc rằng tôi có nhân chứng. Còn khắp Bộ đã loang tin đồn rằng cơ quan của tôi chịu trách nhiệm vì những vụ giết người hàng loạt đã gây ra theo lệnh của Beria.

    Sau khi thư ký của Kruglov khẳng định rằng Xtudnikov đã chuyển báo cáo của tôi trong phong bì gắn kín, tôi đến biệt thự để bàn bạc tình hình với vợ. Dù chúng tôi cố giữ lạc quan, cố hoá ra đúng khi cho rằng chắc chắn nhất ban lãnh đạo mới sẽ xem tôi như một kẻ đồng loã tích cực trong mọi vụ việc của Beria.

    Sau 2-3 ngày, em trai Konxtantin cho biết tên tôi bắt đầu nổi lên trong các biên bản hỏi cung Beria, Kobulov và Mairanovxky. Qua điện thoại tổng công tố Rudenko gọi cho tôi và đòi phải đến chỗ ông ta, như ông ta diễn đạt, “làm sáng tỏ một số sự kiện anh biết rõ. Trước khi đến gặp tổng công tố trên phố Puskin, tôi tự nhủ: ta sẽ chẳng tự bắn mình và sẽ đấu tranh đến cùng - tôi chưa bao giờ là đồng loã của Beria, thậm chí chưa là người thuộc giới thân cận của ông.

    Tại viện công tố Liên Xô trong phòng đón khách tôi gặp đại tướng Maxlenikov, Anh hùng Liên Xô vừa ra khỏi văn phòng của Rudenko. Chúng tôi gật đầu chào nhau, và tôi kịp nhận thấy khuôn mặt ông u ám. Với tư cách thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ ông chỉ huy các đơn vị MVD:
    danh hiệu Anh hùng Liên Xô ông nhận như tư lệnh mặt trận trong thời gian chiến tranh. Tôi bao giờ cũng kính trọng ông.

    Suy nghĩ nhiều về đề nghị nghỉ phép, tôi nghiêng về ý tưởng rằng họ muốn bắt tôi không gây ầm ĩ, ở bên ngoài Moskva và giữ kín việc bắt giữ. Muộn hơn tôi biết một tin sững sờ - Maxlenikov tự vẫn trong văn phòng. Sau những cuộc hỏi cung có vẻ như Beria có những kê hoạch đưa về Moskva các đơn vị MVD dưới sự chỉ huy của ông, và bắt giữ toàn bộ chính phủ. Không hề có một kế hoạch như thế, và Maxlenikov quyết định: tốt nhất là kết liễu bản thân còn hơn bị bắt. Ông đã bảo vệ danh dự một đại tướng như thế.

    Trong văn phòng Rudenko có đại tá tư pháp Tsaregradxky: qua thời gian trò chuyện ông ta không thốt ra một lời nào và chỉ cẩn thận ghi các câu hỏi của Rudenko và lời đáp của tôi. Rudenko tuyên bố rằng đã nhận được chỉ thị từ BCHTƯ đảng sắp xếp các lời giải thích của tôi, sau đó gài vào vụ án Beria, và nhấn mạnh rằng trong các giải thích của tôi câu chuyện với Xtamenov có viện dẫn tới Stalin và Molotov, cần phải bỏ chúng và thay vào đó viện dẫn đến Beria, người truyền đạt cho anh tất cả các chỉ thị và mệnh lệnh mà ông ta nhận được từ "cấp trên”. Tôi không phản đối: đối với bất cứ ai quen với trật tự thời ấy, cách đặt vấn đề như thế được coi là bình thường. Thì trong các báo cáo của tôi gửi bộ trưởng không bao giờ tôi viết rằng tôi đề nghị vụ việc này hay vụ việc kia theo chỉ đạo của đồng chí Khrusev hay Malenkov. Mà thay vào tên và chức vụ, mọi người viết và nói “cấp trên” đã thừa nhận là hợp lý tiến hành chiến dịch này hoặc nọ.

    Ngay từ đầu tôi không thích ngữ điệu và chính các câu hỏi mà Rudenko đặt ra. Chúng như thế này:

    - Khi nào anh nhận được mệnh lệnh phạm pháp của Beria bắt đầu thăm dò khả năng hiệp ước hoà bình với Hitler?

    Tôi lập tức phản đối, nhận xét rằng những diễn đạt như “mệnh lệnh phạm pháp” không được các đồng chí Khrusev và Malenkov dùng khi họ đặt câu hỏi và nghe giải thích của tôi. về những hành động phạm tội của Beria tôi chỉ được biết qua thông báo chính thức của chính phủ. Còn chính tôi, như một cán bộ tác chiến, không thể tưỏng tượng rằng, con người được chính phủ cử phụ trách cơ quan an ninh, lại là kẻ tội phạm hiện giờ bị vạch trần.

    Rudenko rất không thích những câu trả lời của tôi được ghi biên bản. Dù ông ta vẫn giữ vẻ lịch thiệp trong giao tiếp, nhưng trách tôi là quá trịnh trọng và dùng những diễn đạt bảo thủ trong việc vạch trần một kẻ thù đáng nguyền rủa của đảng và chính phủ như Beria. Tất nhiên, tôi trở về Lubianka trong tâm trạng u uất nhất: quay lại trong trí câu chuyện ở viện công tố, tôi cố hình dung chuyện gì sẽ tiếp theo sau đó. Tôi hiểu rằng tương lai chẳng hứa hẹn điều gì tốt với tôi, và tôi đã tuyệt vọng.

    Nhanh chóng tôi biết về những đổi thay như những điềm dữ. Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ Xerov tuyên bố với tôi: Ban 9 từ nay không còn là phân ban độc lập nữa, mà thuộc thành phần Tổng cục tình báo mà sau việc bắt giữ Beria chịu sự lãnh đạo của Paniuskin. Đó là một kẻ quan liêu tự đắc, cũng như không có lấy một chút kinh nghiệm trong các chiến dịch tác chiến, bất kể đã từng là đại sứ và trưởng nhóm tình báo ở Trung Quốc, sau đó ờ Washington vào đầu những năm 50. Điều đó đi ngược hẳn với những lời cam đoan của Khrusev, rằng tôi sẽ tiếp tục công việc của mình như cũ. Paniuskin và Xerov cố moi từ tôi sao cho nhiều hơn các kế hoạch tác chiến. Dù họ khẳng định rằng tôi vẫn là phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, thật kinh ngạc đối với tôi, họ đề nghị tôi nghỉ phép - nghỉ ngơi, ví dụ, tại viện điều dưỡng của Bộ. Tôi đồng ý nhưng nói rằng sắp sửa đến năm học, và tôi có thế đi nghỉ phép sau khi các con tôi đến trường.

    Tình hình vô cùng căng thẳng. Cô vợ lo để làm sao ở nhà tôi không với tay đến được vũ khí, - cô sợ tôi sẽ tự tử để tránh việc bắt bớ và cứu gia đình khỏi bị đày đi Xibiri. Những ngày ấy Raikhman vừa bị Xerov đuổi việc một tuần sau cuộc họp cốt cán đảng về vụ án Beria, đã đến thăm chúng tôi. Theo lời Raikhman người có những liên hệ trong các nhóm chính phủ, người ta cam đoan với ông rằng sự thanh lọc chỉ hạn chế bởi những ai đã bị bắt cùng với Beria, và ông hi vọng rằng ông và Eitingon chỉ bị buộc nghỉ việc. Cả hai chúng tôi muốn nghĩ sẽ được như thế. Bởi chúng tôi chưa bao giờ thuộc số những người gần gũi với Beria, mà những người thực sự quan hệ với ông như Kruglov và Xerov, vẫn giữ quyền lực. Dự đoán của Raikhman hoá ra sai lầm.

    Eitingon, Elizabeta và Vaxili Zarubin, Xerebrianxky, Afanaxiev, Vaxilevxky và Xemenov bị đình chỉ công việc. Muộn hơn Eitingon và Xerebrianxky bị bắt, những người khác bị đuổi, dù người già nhất cũng chỉ mới hơn năm chục tuổi. Xemenov, nổi tiếng bởi những hoạt động anh hùng trong việc đạt được những bí mật nguyên tử cho đất nước, bị đuổi khỏi cơ quan không tiền hưu. Nửa năm sau khi tôi bị bắt, người ta đuổi Zoia Rưbkina khỏi ngành an ninh. Cô bị cử đến phục vụ ở hệ thống trại giam miền Bắc. Năm 1955 cô về hưu, nhận lương hưu của MVD chứ không phải của KGB.

    4. Đối kháng với chính quyền và điều tra

    Qua đi mấy ngày. Ngày 21-8-1953 người ta bắt tôi. Đó là thứ sáu. Tôi đang trong văn phòng của mình khi sĩ quan trực ban vào hỏi, tôi có ý định gọi Eitingon để lập hồ sơ về hưu cho ông không do thiếu tài liệu về các vụ công cán nước ngoài. Sĩ quan trực, trung tá, tức dưới cấp tôi, đã quan tâm đến công việc không thuộc chức năng của anh ta. Tôi hiểu: đó là một dấu hiệu xấu... Sau một ít thời gian Eitingon gọi điện thoại cho tôi và nói ông được gọi vào Cục cán bộ, mà ông đang bị loét dạ dày, vì thế không thể đi được. Tôi trả lời là không biết người ta gọi để làm gì. Sau một giờ - trong cửa văn phòng xuất hiện thiếu tá Bưtskov, thư ký của tôi. Anh ta nói có tài liệu với chỉ thị mật của bộ trưởng được gửi tới. Lúc ấy một trong số phó của tôi, bí thư đảng uỷ cơ quan Xtudnikov đang báo cáo, tôi lệnh cho anh ta ra, và Bưtskov dẫn vào ba sĩ quan.

    Tôi biết một trong ba người - đó là trung tá Gordeev, chỉ huy cơ quan chịu trách nhiệm bắt giữ và lục soát trong những trường hợp đặc biệt quan trọng. Chính Gordeev tiến hành bắt giữ Voznexenxky, uỷ viên Bộ Chính trị, Kuznetsov, bí thư BCHTƯ đảng, Sakhurin, bộ trưởng Công nghiệp hàng không và những nhân vật chức quyền cao khác. Tôi hỏi ngay có lệnh bắt tôi không. Gordeev trình nó và nói lệnh do Kruglov ký, còn quyết định lục soát do Xerov ký.

    Lúc đó tôi đề nghị không đi qua phòng tiếp khách để khỏi gây náo loạn cho các nhân viên, mà ra từ cửa khác. Đó là sự vi phạm thô bạo luật pháp, nhưng họ đồng ý. Theo mọi nguyên tắc, tôi phải ký biên bản khám xét trong văn phòng tôi và ở nguyên vị trí khi chưa lục soát xong.

    Chúng tôi đi xuống dưới từ tầng bảy vào nhà tù nội nằm dưới hầm Lubianka. Thiếu sự tuân thủ các hình thức, tôi viết phiếu đăng ký và bị khoá vào xà lim như một tù nhân đeo số tám.

    Tôi xúc động mạnh nên không nhớ những gì diễn ra quanh tôi. Chỉ nhớ - đầu tôi rất đau, nhưng may thay, tìm được trong túi những viên thuốc. Tôi kinh ngạc khi sực nhớ người ta không khám người tôi mà chỉ kiểm tra xem có vũ khí hay không. Đến giờ ăn, tôi cố nuốt một thìa canh để trôi viên thuốc, và bắt đầu ngẫm nghĩ về tình cảnh của mình. Vừa lúc cửa mở và hai giám thị vội vã đưa tôi ra khu hành chính nhà tù và lục soát. Tôi bị tước đi hết, kể cả những viên thuốc giảm đau. Người ta tháo khỏi tay tôi cái đồng hồ Thuỵ Sĩ có lịch mà tôi mua 15 năm về trước ở Bỉ, và đặt vào túi trên áo vét của tôi. Tôi bị dẫn đến cái xe tù bịt kín, và vào thời điểm cuối một trong số giám thị rút đồng hồ từ túi của tôi. Sự ăn cắp vặt này làm tôi sững sờ: tôi không thể tưởng tượng rằng các giám thị nhà tù đặc biệt bí mật có thể xử sự như những tên móc túi. Đó là tôi nghĩ lúc đó, dù tôi càng rõ hơn rằng tôi đã bị phán quyết. Sau đó tôi chợt nghĩ rằng, có thể, tôi sẽ lợi dụng việc ăn cắp đồng hồ này.

    Người ta đưa tôi đến nhà tù Butưrok nơi lặp lại sự lục soát, sau đó bị nhét vào xà lim đơn, không khác gì xà lim nhà tù Phần Lan nơi thời trai trẻ tôi được ngồi mấy tháng. Cuộc hỏi cung đầu tiên diễn ra ngay ngày hôm đó, lúc đêm khuya. Rudenko và đại tá tư pháp Tsaregadxky hỏi cung tôi. Rudenko thô lỗ tuyên bố rằng tôi bị bắt như một kẻ tham gia tích cực của âm mưu Beria mà mục đích là chiếm chính quyền, rằng tôi là nhân vật tin cậy và đồng lõa của Beria trong các vụ thoả thuận bí mật với các cường quốc nước ngoài chống lại quyền lợi của nhà nước Xô viết,
    rằng tôi tổ chức một loạt hành động khủng bố chống lại kẻ thù cá nhân của Beria và lập kê hoạch ám hại các nhà lãnh đạo nhà nước Liên Xô.

    Nghe những lời buộc tội kinh tởm ấy, tôi giận dữ chống lại những hành vi phạm pháp đốì với tôi như một kẻ bị bắt: tôi không có mặt khi lục soát văn phòng mình, người ta không đưa cho tôi danh mục các đồ vật tịch thu lúc lục soát, và tột độ là khi áp giải đưa tôi về nhà tù Butưrok giám thị đã ăn cắp chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ đeo tay của tôi.

    Rudenko và Tsaregradxky hoá đá trợn trừng nhìn tôi, không tin vào tai mình. Cuối cùng Rudenko trấn tĩnh và nói rằng sẽ ra lệnh xem xét mọi sự. Trong khi cả hai đang bối rối, tôi quyết định dấn tiếp và thể hiện sự phản kháng, rằng bất kể luật pháp, tôi bị hỏi cung ban đêm. Nhưng Rudenko đã cảnh giác và dứt lời tôi:

    - Chúng tôi sẽ không tuân thủ nguyên tắc khi hỏi cung những kẻ thù đáng nguyền rủa của chính quyền Xô viết. Các anh ở NKVD đã tuân thủ các hình thức cơ đấy. Với các anh, với Beria và toàn bè đảng các anh chúng tôi sẽ xử sự thế đấy.

    Bản sao cuộc hỏi cung đầu tiên của tôi ngày 21-8- 1953 Rudenko chuyển cho Malenkov. Tôi biết về điều đó sau 40 năm, khi cố vấn tổng thống Eltsin thượng tướng Dmitri Volkogonov cho con trai tôi xem tài liệu này. Biên bản, cần nói đúng cho Rudenko, không có những thú nhận bịa đặt và xuyên tạc. Trong đó ghi lại rằng tôi không thừa nhận những cáo buộc dành cho tôi, rằng về hoạt động “tội phạm” của Beria tôi chỉ được rõ từ thông báo chính thức và tôi không hề biết một âm mưu nào trong Bộ nội vụ. Thực ra, trong biên bản không nhắc đến những phản kháng của tôi.

    Sáng hôm sau trong xà lim xuất hiện sĩ quan trực ban với danh mục các đồ vật tịch thu trong lúc lục soát tôi, trong chúng có chiếc đồng hồ. Tôi ký tài liệu.

    Tại cuộc hỏi cung thứ hai, tiện thể nói thêm, diễn ra ban ngày, Rudenko nhã nhặn hỏi tiểu sử của tôi. Trả lời ông ta, tôi nhấn mạnh rằng không có quan hệ gì vối Beria cho đên khi ông được đề cử năm 1938 vào bộ máy trung tâm của NKVD.

    Bất ngờ Rudenko đề nghị tôi đưa ra những lời khai làm chứng chống lại Beria: kể về kế hoạch của ông câu kết ngầm với Hitler về ký kết hoà bình riêng rẽ nhờ sự trung gian của đại sứ Bungari Xtamenov, về sự lôi kéo “gián điệp Anh” Maixky để thiết lập những tiếp xúc mật với Churchill và, cuối cùng, về những âm mưu được chuẩn bị nhằm tiêu diệt ban lãnh đạo Liên Xô bằng thuốc độc. Rudenko nói thêm rằng Beria đã huỷ bỏ mệnh lệnh của chính phủ về việc bắt cóc các thủ lĩnh lưu vong Gruzia ở Paris bởi trong số chúng có ông chú của vợ ông. Giúp chúng tôi vạch mặt những kế hoạch độc ác của Beria là nghĩa vụ đảng viên của anh, ông ta nói.

    Thứ nhất, tôi không biết các kế hoạch kinh khủng này, tôi đáp, thứ hai, Xtamenov là điệp viên của chúng ta mà qua đó theo lệnh chính phủ tung tin giả nhằm tranh thủ thì giờ, dừng sự tấn công của quân Đức. Còn Maixky thì tôi trò chuyện lần cuối cùng năm 1946, khi Beria không còn phụ trách cơ quan an ninh, mà chỉ chuyên trách tình báo nguyên tử, và từ đó đến giờ tôi chẳng có liên hệ gì với ông ta. Tôi cũng phủ nhận sự tham gia vào các kế hoạch khủng bố chống các kẻ thù của Beria: suốt ba mươi năm phục vụ trong cơ quan an ninh tôi đã làm tất cả, nhiều khi liều cả mạng mình để bảo vệ chính phủ, nhà nước và người Xô viết khỏi những kẻ thù chung của chúng ta.

    Rudenko thô lỗ cắt ngang tôi và đưa ra thêm một buộc tội nữa: tôi không thi hành lệnh Stalin và Malenkov thủ tiêu những kẻ thù độc ác nhất của nhà nước Xô viết như Kerenxky và Tito. Ông ta nói:

    - Đừng nuôi ảo tưởng rằng nếu anh và Eitingon nhiều năm về trước đã tiến hành chiến dịch thủ tiêu Trotsky và Konovalets, thì điều đó cứu được các anh. Đảng và chính phủ đề nghị các anh hợp tác với chúng tôi vạch trần các hành động tội phạm của Beria, và số phận anh phụ thuộc vào việc anh giúp chúng tôi như thế nào. Nếu anh từ chối cộng tác với chúng tôi, thì chúng tôi tiêu diệt không chỉ anh, mà toàn bộ gia đình anh. Bây giờ anh là tù nhân số tám trong 50 tên bị bắt về vụ án Beria.

    Qua những năm thanh trừng và những phiên toà công khai tôi tất nhiên biết người ta dùng những biện pháp gì để đạt được những thú nhận và chứng cứ giả.

    Từ các hồ sơ điều tra của những tình báo viên cbúng tôi bị bắt vào những năm 1937-1938, tôi hiểu một điều: dù số phận anh đã bị định trước, biện pháp duy nhất giữ phẩm cách con người và tên tuổi mình trong sạch - phủ nhận những tội ác được gán cho anh khi còn đủ sức. Đồng thời tôi hiểu rằng để cứu bản thân và gia đình, tôi không nên thể hiện tính thủ cựu liên quan đến sự tồn tại âm mưu của Beria. Vì thế tôi tuyên bố rằng sẵn sàng thông báo về tất cả các sự kiện tôi rõ. Đồng thời tôi tiếp tục giữ ý kiến là tôi không biết gì về âm mưu của Beria và những vụ thủ tiêu người không có lợi cho ông. Tôi nói rằng lệnh về kế hoạch bắt cóc các thủ lĩnh Gruzia lưu vong ở Paris và lệnh hủy bỏ nó xuất phát từ chính phủ, điều đó được khẳng định bởi bộ trưởng Kruglov trong sự hiện diện cua tôi sau việc bắt Beria tại cuộc họp Đoàn chủ tịch BCHTƯ ĐCS Liên Xô ngày 5-8-1953.

    Đó là lần gặp cuối cùng của tôi với Rudenko. Sau một ngày các cuộc hỏi cung đã lặp lại, nhưng bây giờ do Tsaregradxky tiến hành, kẻ tuyên đọc cáo trạng chính thức cho tôi có tội trong âm mưu với sự tham gia của Xtamenov với mục đích ký kết hoà bình tay đôi với Hitler; trong sự thành lập một nhóm đặc biệt trực thuộc bộ trưởng Bộ Nội vụ để theo lệnh Beria thực hiện những vụ sát hại bí mật những người có thái độ thù địch đối với ông và các nhà lãnh đạo đảng và chính phủ, trong sự câu kết với “tên Do Thái” Mairanovxky, cựu trưởng “Phòng thí nghiệm-X”, để thực hiện những vụ giết người này với sự ứng dụng các chất độc đặc biệt. Theo lời ông ta, tôi sử dụng Mairanovxky người bị bắt trước tôi, như người họ hàng của mình và là nhân vật tin cậy để giết các kẻ thù của Beria tại các điểm hẹn và biệt thự bí mật của NKVD-MGB.

    Thêm vào các lời buộc tội đó ông ta còn bổ sung sự tham gia trong âm mưu vói mục đích giành chính quyền trong nước và che giấu chính phủ thông tin về những hoạt động phản bội của “bè lũ Tito” Nam Tư những năm 1947- 1948.

    Tsaregradxky nói về kế hoạch của Beria chạy trốn sang phương Tây bằng máy bay chiến đấu từ căn cứ không quân gần Murmanxk. Tôi gạt bỏ những lời bịa đặt này và tuyên bố: lực lượng không quân không phụ thuộc vào tôi, và vì thế tôi không thể giúp thực hiện một kế hoạch tương tự. Rõ ràng người ta xuyên tạc chiến dịch kiểm tra thành công hệ thống phòng không của NATO. Chuyến bay đường dài của máy bay ta trên các căn cứ quân sự ở Na Uy cho phép xác định điểm yếu của người Mỹ và người Anh. Sau gần 40 năm, tôi gặp đại tá Zimin, sĩ quan của chúng tôi giữ tiếp xúc với Bộ tổng tham mưu, ông kể với tôi rằng, chuyên bay ấy suýt dẫn ông vào tù. Đã rõ là Beria như phó
    chủ tịch thứ nhất Hội đồng bộ trưởng đã cho phép chuyến bay này nhưng không báo cáo với Malenkov. Và chính sư kiện đó mới được dẫn ra như chứng cứ rằng Beria muốn sử dụng căn cứ không quân gần Murmanxk để chạy trốn khi âm mưu của ông thất bại.

    Thượng tướng Xtemenko, phó tổng tham mưu trưởng, như người có sáng kiến “những kế hoạch phản bội” này lúc ấy chưa đến năm mươi tuổi, buộc phải xuất ngũ. Khrusev và Malenkov đã nương nhẹ và không muốh đưa ra trước toà các quan chức quân đội cao cấp. Gần mười lăm năm sau Brejnev đưa Xtemenko trở lại quân đội chính quy để soạn thảo kế hoạch đổ quân vào Tiệp Khắc. Xtemenko hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhận quân hàm đại tướng và ngôi sao Anh hùng Liên Xô vì nhiệm vụ này.

    Tsaregradxky đưa ra với tôi lời buộc tội, rằng tôi bằng cách “phản bội hèn nhát nhất” đã làm đổ võ chiến dịch thủ tiêu Tito. Tất nhiên mọi phản kháng và đòi hỏi cho tôi phản bác những cáo buộc này đã bị coi thường.

    Tsaregradxky khép tội liên hệ của tôi với “những kẻ thù của nhân dân” bị xử bắn - Spigelglaz, Maly và các nhà tình báo khác. Ông ta cố trình bày tôi là kẻ đồng loã của họ, khi nói rằng Beria biết các mối liên hệ xấu xa này, nhưng muốn im đi, nhằm tuyển mộ tôi một cách tin cậy hơn vào tổ chức những kẻ mưu phản của ông. Lừa dối đảng và chính phủ, tôi nhận từ tay Beria những phần thưởng cao không xứng đáng. Đồng thời, ông ta nói, Beria che giấu BCHTƯ và chính phủ, rằng tôi có vô số tài liệu làm ô danh trong Bộ phận điều tra của NKVD-MGB, và cất nhắc tôi thành một trong những lãnh đạo của ngành tình báo Xô viết.

    Trong những năm chiến tranh, theo lời Tsaregradxky, thi hành chỉ thị của Beria, tôi bí mật gài mìn các biệt thự và dinh thự ngoại thành của chính phủ, còn sau đó che giấu sự gài mìn các cơ sở này trước Cục bảo vệ Kremli để tiêu diệt các nhà lãnh đạo đảng và chính phủ vào thời điểm thích hợp đối với bọn mưu phản. Muộn hơn tôi biêt rằng phó của tôi đại tá Orlov bị gọi vào viện công tô và được lệnh cùng một nhóm cán bộ rà soát các dinh thự chính phủ ở tuyến đường Minxk tìm mìn chôn theo lệnh của tôi. Cuộc tìm kiếm kéo dài một tháng rưỡi nhưng không phát hiện được quả mìn nào cả.

    Thực ra như tôi đã kể, chúng tôi được lệnh rải mìn để ngăn chặn bước tiến của quân Đức vào tháng 10-1941. Nhưng sau khi đánh lui quân Đức, mìn đã được gỡ bỏ. Các nhóm công binh đặc biệt cũng cố phát hiện các báu vật do Beria “giấu” trong các hầm đặc biệt, nhưng chẳng tìm được gì.

    Tại các cuộc hỏi cung tôi không bị đánh đập, nhưng không được ngủ. Các điều tra viên thay đổi nhau, cho tận 5 giờ sáng lặp đi lặp lại chỉ một câu hỏi: tôi có thú nhận sự tham gia của mình trong các kế hoạch và hoạt động phản bội của Beria hay không?

    Gần một tháng rưõi sau, tôi hiểu rõ, sự thừa nhận nói chung không cần đốỉ với Tsaregradxky. Đơn giản tôi sẽ bị dẫn đi lúc kết thúc vụ án một cách hình thức và người ta sẽ bắn tôi như một kẻ thù chưa tước vũ khí, lỳ lợm phủ nhận tội lỗi của mình. Thế nhưng tôi hiểu rằng một số người bị bắt, ví dụ, Bogdan Kobulov, cố kéo dài thời gian. Tsaregradxky cho tôi xem những đoạn trích từ biên bản hỏi cung ông ta: Kobulov không khai về tội gián điệp, các chiến dịch với điệp viên nước ngoài, thay vào đó ông ta nói rằng bộ máy của Xudoplatov “bị đầy rẫy” những cá nhân đáng ngờ. Một điều tra viên đầy kinh nghiệm, Kobulov cố tạo nên ấn tượng, dường như ông ta cộng tác với viện công tố và có thể sẽ có lợi cho nó trong tương lai. Đối với tôi một phương án như thế là không thể chấp nhận. Tôi hiểu rằng tôi thuộc danh sách những nhân vật và quan chức MVD cần phải bị tiêu diệt. Những lời buộc tội tôi dựa trên các sự kiện mà chính phủ xem xét chúng không phải dưới ánh sáng sự thật, mà chỉ là nguyên cớ để thoát khỏi tôi - một chứng nhân không mong muốn.

    Trong khi diễn ra những cuộc hỏi cung, tôi ngồi trong xà lim đơn. Người ta không bố trí đối chứng với các nhân chứng hay cái gọi là những kẻ đồng loã, nhưng tôi có một cảm giác là kề bên có những nhân vật chủ chốt khác về vụ án này. Ví dụ, tôi nhận ra bước đi của Merkulov khi ông ta bị dẫn đi hỏi cung ngang qua xà lim tôi. Tôi biết Merkulov gần gũi với Beria thời ở Kavkaz và muộn hơn ở Moskva, nhưng suốt 8 năm gần đây đã không làm việc với ông, vì đã bị cách chức bộ trưởng an ninh từ năm 1946. Tôi hiểu Rudenko nhận được chỉ thị tổ chức tiêu diệt những người thân cận với Beria kể cả trong quá khứ. Tôi cũng biết Merkulov bị đột quỵ ngay sau cái chết của Stalin và đang ốm nặng. Nếu Beria lập kế hoạch mưu phản, khó tưởng tượng nổi là Merkulov có thể đóng được vai trò gì đáng kể trong đó.

    ở giai đoạn điểu tra này tôi quyết định hành động trong tinh thần những lời khuyên mà người đi trước và thầy tôi Spigelglaz đã cho những tình báo viên bị bắt quả tang và không có khả năng phủ nhận tội mình: từ từ cần ngừng trả lời các câu hỏi, từ từ ngừng ăn, không thông báo tuyệt thực mà mỗi ngày vứt một phần thức ăn vào hố xí. Sẽ đảm bảo rằng sau hai-ba tuần anh sẽ rơi vào suy kiệt, sau đó là nhịn ăn hoàn toàn. Sau đó một thời gian bác sĩ trại giam sẽ đến và đưa ra chẩn đoán: kiệt sức; sau đó anh sẽ được chuyển vào bệnh viện và chịu chế độ nuôi dưỡng cưỡng chế.

    Tôi biết rằng Spigenglaz “bị gãy” trong nhà tù Lefortovo, ông chịu đựng trò chơi này được hai tháng. Đối vói tôi mẫu mực là Kamo (Ter-Petroxian) chỉ huy nhóm chiên đấu bí mật mà theo mệnh lệnh của Lenin đã cưóp tiền ở nhà băng Tbilixi năm 1907 và chuyển chúng sang châu Âu. ở đấy Kamo bị cảnh sát Đức bắt khi người của ông định đổi số tiền cướp được. Chính quyền Sa hoàng đòi trao trả ông ta, nhưng Kamo đã phản kháng thụ động: giả vờ rơi vào trầm uất. Các bác sĩ thần kinh giỏi nhất của Đức chỉ ra sự suy yếu trạng thái thần kinh của ông. Điều đó đã cứu Kamo. Ông được chữa chạy trong tù mà từ đó ông trốn thoát được. Sau cách mạng Kamo làm việc tại Treka với Beria ở Kavkaz và hy sinh ở Tbilixi năm 1922.

    Như Kamo kể với các chiến sĩ Treka trẻ, thời điểm khó khăn nhất là khi người ta chọc vào cột sống để kiểm tra phản ứng đau của ngưòi bệnh và đưa anh ta ra khỏi trầm uất. Nếu chịu được nỗi đau kinh khủng, bất cứ bác sĩ thần kinh nào cũng sẽ phán rằng anh không thể bị hỏi cung và đưa ra toà.

    Cuối mùa thu tôi bắt đầu mất sức. Tsaregradxky cố đánh lừa tôi, nói rằng đối với tôi chưa phải đã hết tất cả: những chiến tích quá khứ có thể được lưu ý. Nhưng tôi không trả lời các câu hỏi đặt ra. Người ta đưa đến xà lim một nữ bác sĩ, tôi không trả lời câu hỏi và cô ta đề nghị chuyển tôi sang khối bệnh viện để kiểm tra.

    Trong khối bệnh viện người ta bỏ tôi ngoài hành lang trước văn phòng của bác sĩ. Bất ngờ xuất hiện một nhóm tù hình sự ba hay bốn tên, được dùng làm hộ lý. Chúng bắt đầu la hét rằng cần kết liễu tên cớm này, và xông vào đánh tôi. Tôi quá yếu không thể chống cự, chỉ ngọ nguậy
    để giảm bớt cú đánh. Sự đánh đập kéo dài mấy phút, nhưng trong tôi có niềm tin chắc chắn rằng các bác sĩ theo dõi màn diễn này từ phòng mình. Bảo vệ quay lại và đuổi bọn hành hạ tôi đi. Tôi hiểu: chúng được lệnh không đánh vào đầu.

    Trong phòng tôi bị ép ăn. về thời gian này tôi chỉ nhớ một cách mơ hồ. Sau mấy ngày trong bệnh viện tôi bị chọc cột sống - thực sự là đau khủng khiếp, nhưng tôi đã chịu được và không kêu thét.

    Trong ghi chép của vợ, tôi đã ở ban thần kinh bệnh viện nhà tù Butưrok hơn một năm. Suốt thời gian đó người ta nuôi tôi một cách cưỡng chế. Tôi đã sống sót nhờ sự nâng đỡ của vợ. Sau hai-ba tháng tôi bắt đầu cảm thấy sự nâng đỡ đó: hàng tuần có thức ăn gửi đến, các hộ lý bày ra những đồ ăn - hoa quả tươi, cá, cà chua, dưa chuột, gà rán..., nhìn đồ ăn tôi biết đó là mẹ vợ tôi chuẩn bị. Trái tim ngập niềm vui: trong nhà mọi sự đều ổn, có thể khỏi lo, dù Tsaregradxky nói rằng những người thân của tôi bị lưu đày và đã từ tôi như từ một kẻ thù của nhân dân.

    Sau mấy tháng cô y tá túc trực thường xuyên trong phòng tôi, nói những lời đáng ngạc nhiên:

    - Pavel Anatolievich ạ, tôi thấy anh không ăn cà chua. Và nhìn vào mắt tôi, cô nói thêm: - Tôi sẽ làm nưóc cà chua cho anh. Nó tăng sức cho anh đấy. Người ta nói, để sống sót, điều đó đơn thuần là cần thiết.

    Quan hệ thân tình đặc biệt giữa chúng tôi đã bắt đầu như thế. Khi trực cô ngồi cạnh tôi trên giường và im lặng đọc sách. Có lần tôi chú ý đến tờ báo bọc quyển sách, và thấy thông báo về xử bắn Abakumov. Điều đó dẫn tôi đến ý nghĩ, nghĩa là cả Beria, cả những cán bộ có trách nhiệm, bị bắt theo vụ án của ông cũng đã bị bắn. ở đấy có tên mấy cán bộ cấp bậc thấp hơn tôi. Đành vậy, đừng chờ sự tha thứ, tôi nghĩ. Nghĩa là trò chơi vẫn tiếp diễn. Tôi chống cự không ăn uống. Nhưng nhờ cô y tá tôi biết được đôi điều đang diễn ra bên ngoài. Những cuốn sách cô đọc được bọc báo có thông tin quan trọng đối với tôi. Tôi hiểu cách này do vợ tôi nghĩ ra khi lôi kéo dược cô y tá vê phía mình.

    Tôi gặp may là không rơi vào làn sóng thứ nhất những kẻ bị xử về vụ Beria. Các bà vợ của Beria, Goglidze, Kobulov, Mesik, Mamulov và của những người khác bị bắt và chịu đi đày.

    Nhanh chóng sau việc tôi bị bắt, Vera Xpektor bà hàng xóm cạnh nhà (vợ tôi làm việc với Mark Xpektor, chồng bà vào những năm 20 ở GPU Ôđécxa) gặp vợ tôi và bằng cử chỉ cho thấy muốn nói chuyện với cô không có ai trông thấy trên hành lang.

    Lúc gặp bà nói:

    - Mark chuyển lời chào và yêu cầu tôi nhất thiết nói với cô: chính phủ đã huỷ bỏ sắc lệnh mà theo đó Bộ Nội vụ hay bất cứ công sở có quyền trục xuất hành chính các thành viên gia đình của kẻ thù nhân dân thiếu quyết định của toà án.

    Dù người ta tìm mọi cách đòi vợ tôi trả lại căn hộ, cô chống cự và tuyên bố chỉ tuân theo quyết định của toà án.

    Cực kỳ quan trọng là cuộc gặp gỡ của cô với chính Xpektor, đại tá an ninh về hưu - đó là một người sáng suốt. Họ gặp nhau như tình cờ tại bệnh viện MVD, chứ không phải ở nhà tôi. Xpektor rất có cảm tình với tôi nên hiểu mọi sự buộc tội tôi là quá vớ vẩn. Khi nghe đồn tôi sắp chết, ông soạn ra kế hoạch để vợ tôi tiếp xúc bí mật với tôi. Mark bố trí cho vợ tôi gặp Volkhonxky, phó Tổng cục trưởng các trại giam, và Butưrok cũng do ông phụ trách. Volkhonxky đưa ra phương án: vào một ngày định trước, khi ông tiếp họ hàng những người bị bắt, vợ tôi sẽ đến văn phòng ông tại nhà tù Butưrok với lý do là cô không tin những lời đồn hình như chồng vẫn sống, và muốn biết tại sao - vi phạm mọi nguyên tắc nhà tù - ban quản trị Butưrok đòi hỏi chuyển thức ăn cho chồng hàng ngày. Cô đúng là mang đến tất cả những gì bác sĩ đòi hỏi, trừ rượu. Volkhonxky bảo vợ tôi đến chính xác vào giờ hẹn, để ông có thể gọi cô y tá mới được chọn trực trong phòng tôi. Đó chính là cô y tá đã làm tôi ngạc nhiên kia - cô chừng hai lăm tuổi, đôn hậu.

    - Việc tiếp theo phụ thuộc vào chị, hãy làm việc với cô ta và lôi kéo cô ta, - Volkhonxky nói thêm.

    Quyết định là vợ tôi sẽ kể với cô y tá, Maria Kuzina, về người bolsevich, một anh hùng chiến tranh bị bôi nhọ để chiếm cảm tình của cô, Volkhonxky nói thời gian trò chuyện không được quá 3-4 phút.

    Chưa qua một tháng, kế hoạch đã thực hiện được. Vợ tôi gặp cô y tá, cầu xin cô và Volkhonxky giúp cứu chồng, để tôi được ra toà nơi sẽ quyết định một cách công bằng số phận của tôi. Cuộc nói chuyện tất nhiên bị ghi băng, nhưng nó không gây sự chú ý của viện công tố, Vợ tôi đã tìm cách liên lạc với Maria và giữa họ đã có quan hệ tin cậy. Vợ tôi tìm mọi khả năng có thể để cảm ơn người phụ nữ đôn hậu này. Chúng tôi giữ quan hệ thân tình cả sau khi tôi được tha.

    Trong tù không bao giờ tôi trò chuyện với Maria - cô chỉ dịu dàng nắm tay tôi, cho thấy rằng, tờ báo bọc sách sẽ cho tôi thông tin cần thiết.

    Cứ thế kéo dài chừng nửa năm, và rất bất ngờ đối với tôi, người ta đặt tôi lên cáng và trong chiếc xe y tế chuyên môn có lính gác chở tôi ra ga xe lửa. Đó là mùa đông năm 1955. Từ lúc tôi bị bắt đã qua chừng một năm rưỡi.

    Hai lính áp giải vũ trang mặc dân sự khênh tôi vào ngăn tàu. Con tàu đi đâu? Tôi không biết. Thế nhưng dù trời tối tôi vẫn kịp đọc tấm biển trên toa “Moskva-Leningrad”.

    Trong ngăn tàu có tôi và Maria. Lập tức sau khi tàu khỏi hành lính áp giải khoá cửa bỏ đi, nói sẽ quay lại sau nửa giờ. Tôi nằm ở ngăn dưới, còn Maria - ngăn trên. Không nói một lời, cô chìa cho tôi cuốn sách bọc tờ báo Sự thật với chính bài báo về việc xử bắn Abakumov nọ. Trong báo cũng nói về việc Malenkov rời chức vụ đứng đầu chính phủ, thay ông ta là Bulganin. Thông tin này đặc biệt quan trọng đối với tôi.

    Tại nhà ga Moskva ở Leningrad xe cấp cứu đã chờ chúng tôi và tôi bị chở về Chữ thập nổi tiếng buồn thảm - nhà tù mà thời Sa hoàng dùng để tạm giam. Một chái nhà tù được biến thành bệnh viện tâm thần. Khám cho tôi là bác sĩ tâm thần, trung tá quân y Petrov người về sau theo dõi “việc chữa trị” của người theo phái ly khai-bảo vệ nhân quyền Vladimir Bukovxky. Thời của tôi nhà tù đầy rẫy không chỉ tù hình sự mà cả tù chính trị, một số họ đã ở đây hơn mưòi lăm năm.

    Petrov hoàn toàn vừa ý việc khám bệnh và xếp tôi vào lán cùng tướng Xumbatov, cục trưởng Cục kinh tế bộ an ninh, và Xarkixov, chỉ huy bảo vệ của Beria. Tôi hiểu lán bị nghe trộm. Tôi cảm thấy là cả hai người cùng phòng đều bị bệnh tâm thần. Xarkixov có thời là công nhân nhà máy dệt ở Tbilixi luôn mồm than vãn rằng những lời buộc tội dốỉ trá đối với anh ta đã phá võ sự hoàn thành cấp tốc kế hoạch 5 năm trong công nghiệp dệt. Anh ta xin các bác sĩ giúp vạch mặt công tố viên Rudenko, kẻ cản trở ứng dụng máy mới anh ta phát minh và tăng năng suất dệt, bằng cách đó không cho anh ta nhận danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa.

    Xumbatov ngồi trên giường, khóc và hét. Từ những lời rời rạc của ông có thể hiểu rằng của báu Beria chôn tại biệt thự Hội đồng bộ trưởng ở Jukovka gần Moskva, chứ không phải bị bọn buôn lậu chở ra nước ngoài. Sau đó tiếng hét của ông càng to hơn. Thoạt đầu tôi nghĩ tiếng hét là phản ứng vì các mũi tiêm, nhưng khi ông chết tôi đã biết ông bị ung thư và nỗi đau không chịu thấu cứ hành hạ ông. Tại Chữ thập tôi thành người tàn phế. ở đấy lân thứ hai người ta chọc tuỷ sống tôi và làm tổn hại nghiêm trọng cột sống. Tôi bất tỉnh, và chỉ truyền thức ăn để đưa tôi trở lại cuộc sống. Đặc biệt nặng nề tôi phải chịu đựng là trị liệu sốc điện, nó gây những cơn đau đầu kinh khủng.

    Tôi ở Chữ thập được một tuần thì vợ tôi đến Leningrad. Điều đó đã cứu sống tôi, bởi cô kêu gọi được rất nhiều bạn bè chúng tôi, cựu cán bộ MGB Leningrad, giúp đỡ. Trong số đó, chú của vợ tôi, Krimker, một người quyến rũ nhiều tài, đã giúp được nhiều nhất. Trí tuệ giàu sáng kiến của ông nghĩ ra chế độ ăn đặc biệt và đảm bảo chuyển đều đặn vào lán cho tôi, còn để cung cấp thông tin, vợ và Krimker nghĩ ra cách nói ẩn dụ. Phương thức như cũ: cuốn sách trong tay cô y tá được bọc báo, kiểu như họ hàng gửi cho cô. Và thế vợ cho tôi biết rằng “ông già” (Stalin) bị đả phá tại cuộc họp chung của “các nông trang viên” (đại hội đảng lần thứ XX), các “thủ quỹ” (những ngưòi bị bắt với tôi) cảm thấy tồi tệ, điều kiện ở “trại chăn nuôi” vẫn thế, nhưng nó có đủ tiền và liên hệ để mọi thứ vẫn tiếp tuc. Tôi không hiểu nổi một câu: “không ai biết bao giờ Lev

    Xemenovich chữa khỏi bệnh lao”. Hoá ra đó là một người có thật - Lev Xemenovich Rapoport, đạo diễn nhà hát Akimov. Ông cho các con của cô y tá, đến Leningrad học, thuê phòng. Đó là sự phòng ngừa nhỡ người ta lấy được bức thư. Lúc ấy dễ dàng chứng minh là con người có thật trong thực tế.

    Những phát tiêm thuốc aminazin đều đặn làm tôi bị ức chế, và tâm trạng tôi hay thay đổi. Trước cuối năm 1957 chưa có cuộc gặp mặt với vợ, nhưng viện công tố, muôn khép vụ án của tôi, đã cho phép cuộc gặp gỡ. Trong tháng 12 tôi gặp vợ 7 lần. Tại buổi gặp nào cũng có điều tra viên Tsaregradxky và hai bác sĩ. Tôi không nói một lời, nhưng ở lần gặp thứ hai tôi không kìm nổi nưóc mắt. Vợ nói, với bọn trẻ mọi sự ổn thoả và tất cả mọi người đều khoẻ. Tôi cũng biết rằng Raikhman được ân xá. Eitingon nhận 12 năm tù, rằng không ai tin vào tội lỗi của tôi, rằng bạn bè cũ vẫn giúp đõ cô như cũ và tôi nên bắt đầu ăn uống. Tôi không trả lời. Tôi cho là người ta cho gặp mặt nhằm đưa tôi ra khỏi trạng thái trầm uất và chứng minh tôi giả vờ bệnh tâm thần để tránh bị xử bắn.

    Nhìn lại, tôi không loại trừ rằng dưói ảnh hưởng các thủ tục điều trị tôi đích thực có thể lâm vào tình trạng thiểu năng ý thức. Thế nhưng các thẩm định và bác sĩ chữa bệnh biểu hiện phần nào ngờ vực trong đánh giá trạng thái của tôi. Trong một kết luận kín về vụ án tôi viết rằng “Xudoplatov bị bắt, khi ở trong bệnh viện đặc biệt của nhà tù, bị buộc tội đã tuân thủ sự bảo mật cần thiết về thực chất của các hoạt động, trong những trường hợp riêng lẻ chuyển sang xử sự như một người bình thường”. Kèm vào hồ sơ còn báo cáo điệp viên: “tội phạm Xudoplatov tiếp xúc trò chuyện, đã lộ ra trí tuệ được giữ nguyên, nhân cách trọn vẹn, khả năng suy xét với sự ứng dụng định hướng chính trị-xã hội, đặc biệt sự bảo mật công vụ”...

    Thế nhưng sau một tháng tôi bắt đầu ăn thức ăn khô, dù các răng cửa đã gãy do nuôi dưỡng cưỡng chế lâu dài. Tôi bắt đầu hồi phục và trả lời những câu đơn giản. Điều kiện giam giữ tôi trở nên tốt hẳn. Tháng 4-1958 trung tá Petrov tuyên bố rằng, do trạng thái sức khoẻ của tôi, có thể lập lại việc điều tra. Tôi lại được chở ra ga và ngồi vào toa dành cho tù nhân. Tại Moskva tôi lại rơi vào nhà tù Butưrok quen thuộc.

    Tôi lập tức cảm thấy bối cảnh chính trị trong nước đã thay đổi. Sau hai-ba ngày, một số giám thị và phụ trách khu nhà tù - cựu sĩ quan và binh sĩ Binh đoàn đặc nhiệm - đã đến thăm tôi. Họ đến chào và động viên tôi, công khai chửi rủa Khrusev vì đã huỷ bỏ phụ cấp cho quân hàm trong MVD và bằng các ấy đặt họ vào địa vị loại người hạng hai so với những quân nhân phục vụ trong Quân đội Xô viết và KGB. Họ cũng bực tức rằng Khrusev hoãn đến hai mươi năm trả tín phiếu nhà nước mà tất cả chúng tôi có nghĩa vụ ký với số tiền từ 10 đến 20% tiền lương. Tôi không biết trả lời thế nào, nhưng đã cảm ơn vì sự ủng hộ tinh thần và vì khả năng được cạo râu, lần đầu tiên sau 5 năm.
  • Chia sẻ trang này