1.11. (Tập 1) - @vancuong7975 (soát xong) WIKI

6/11/15
1.11. (Tập 1) - @vancuong7975 (soát xong) WIKI
  • Link PDF
    Link Google Docs
    Link Word Online
    CHƯƠNG XXVI

    THẾ GIAN, HAY CÁI THIẾU THỐN CỦA GIÀU

    Tôi có một thân một mình trên trái đất, không ai thèm nghĩ đến tôi. Tất cả những ké mà tôi trông thấy làm nên giàu có, đều có một sự trâng tráo vô sỉ và một lòng tàn nhẫn mà tôi tự cảm thấy mình không có. Họ thù ghét tôi vì lòng nhân hậu dễ dãi cúa tôi. Chao ôi! chẳng bao lâu tôi sẽ chết, hoặc bị đói, hoặc vì nỗi đau khổ phải trông thấy những con người tàn nhẫn đến thế.

    * Vội vàng chải áo và đi xuống, vì đã muộn giờ. Một ông trợ giáo mắng cho anh một trận nên thân, không tìm cách để tự thanh minh gì cả, Juyliêng chỉ khoanh tay trước ngục:

    - Peccavi, pater optime* (con là người có tội, con xin thú nhận lỗi lầm, thưa cha), anh nói với một vẻ ăn năn.

    Bước đầu như vậy được hoan nghênh vô cùng. Những kẻ khôn khéo trong bọn sinh đồ thấy rằng đây là một con người không phải còn bỡ ngỡ trong nghề. Đến giờ ra chơi, Juyliêng thấy mình được tất cả mọi người tò mò để ý. Nhưng người ta chỉ thấy ở anh một thái độ dè dặt và im lặng. Theo những phương châm của anh tự đề ra cho mình, anh coi tất cả ba trăm hai mươi mốt bạn đồng học như những kẻ thù, kẻ thù nguy hiểm nhất đối với anh là cha Pira.

    Ít ngày sau, Juyliêng phải lựa chọn một cha nghe tội, người ta đưa anh xem một danh sách.

    Chà! lạy chúa! người ta cho ta là người như thế nào, anh nghĩ bụng, người ta tưởng rằng ta không hiểu ý tứ hay sao? và anh chọn cha Pira.

    Anh không ngờ đâu rằng hành vi đó có tác dụng quyết định. Một anh sinh đồ còn nhỏ tuổi, sinh trưởng ở Verie, và, ngay từ hôm đầu, đã tự tuyên bố làm bạn với anh, cho anh biết rằng ví thử anh chọn ông Caxtanet, phó giám đốc chủng viện, thì có lẽ khôn ngoan hơn.

    - Cha Caxtanet là thù địch với ông Pira mà người ta ngỡ là có khuynh hướng theo phái Jăngxênit, cậu sinh đồ bé con ghé vào tai anh mà nói.

    Tất cả những hành vi đầu tiên của anh chàng cứ tưởng mình là hết sức cẩn trọng, thì lại là những việc hớ hênh, như việc chọn người nghe tội. Bị lầm lạc bởi cái tính vô cùng tự đắc của một người có trí tưởng tượng mơ mộng, anh lấy những ý định của anh làm những sự thực đã có, và tự cho mình là một tay giảo quyệt lành nghề lão luyện, anh điên rồ đến nỗi tự trách mình đã thành công trong cái mưu thuật làm ra vẻ yếu đuối kia.

    Than ôi! đó là võ khí duy nhất của ta! ở vào một thời khác, anh tự nhủ, thì đáng lẽ ta đã kiếm ăn bằng những hành động hùng hồn trước mặt quân thù.

    Juyliêng thỏa mãn về cách xử sự của mình, đưa mắt nhìn chung quanh, anh thây đâu đâu cũng là vẻ ngoài của đạo đức thuần túy nhất.

    Có tám hay mười gã sinh đồ sống rất đắc đạo và có những thần ảo cũng như nữ thánh Têredơ và thánh Frãngxoa*, khi người được ban những vết sẹo* trên núi Verna, trong rặng Apennin*. Nhưng đó là một điều bí mật lớn, những bạn thân của họ vẫn giấu giếm. Nhưng chàng thanh niên có thần ảo tội nghiệp đó hầu như luôn luôn làm bệnh xá. Có đến một trăm gã khác có một đức tính cần cù bền bỉ kết hợp với một đức tin vững chắc. Họ làm việc đến ốm lăn ra, nhưng chẳng học được gì mấy. Có hai ba người nổi trội vì có thực tài, trong bọn đó, có một người tên là Sazen, nhưng Juyliêng tụ cảm thấy xa họ, và họ cũng thấy xa anh.

    Phần còn lại của cái số ba trăm hai mươì mốt sinh đồ, chỉ gồm toàn những con người thô bỉ không chắc có hiểu gì những tiếng La-tinh mà họ nhắc luôn mồm suốt ngày. Hầu hết là con nhà nông dân, họ thích kiếm ăn bằng cách đọc thuộc lòng vài ba tiếng La-tinh con hơn là đi cuốc đất. Chính vì nhận xét thấy điều đó mà ngay những hôm đầu, Juyliêng đã tự hứa sẽ có những thành công nhanh chóng. Trong bất cứ công việc phục vụ nào, cũng cần phải có những người thông minh, vì dẫu sao cũng có một công việc phải làm, anh nghĩ bụng. Ví thử là thời Napôlêông, thì ta có thể làm trung sĩ, giữa những cha xứ tương lai này, ta sẽ làm phó giám mục.

    Tất cả những anh nghèo rớt kia, anh nghĩ thêm, ngay từ bé đã làm thợ công nhật, trước khi đến đây, họ sống bằng sữa đông và bánh mì đen. sống trong những túp lều tranh, họ chỉ ăn thịt mỗi năm độ năm sáu lần. Giống như những chiến binh La Mã coi chiến tranh là thời gian nghỉ ngơi, những anh nhà quê thô bỉ kia sướng mê tơi vì những lạc thú của chủng viện.

    Trong con mắt lờ đờ của họ, Juyliêng bao giờ cũng chỉ đọc thấy nhu cầu thể chất được thỏa mãn sau bữa ăn, và cái thú thể chất chờ đợi trước bữa ăn. cần phải làm thế nào nổi trội giữa đám những con người như thế, nhưng có điều Juyliêng không biết, mà người ta không muốn bảo anh, tức là, đứng đầu trong các môn giáo điều, lịch sử giáo hội v.v., mà người ta học ở chủng viện, đối với mắt họ chỉ là một tội lỗi huy hoàng. Từ thời Vonte, từ hồi có chế độ chính phủ hai nghị viện, thực ra nó chỉ là đa nghi và phán xét cá nhân, và làm cho đầu óc dân chúng có thói quen xấu là nghi ngờ, hình như giáo hội Pháp đã hiểu rằng các sách vở là những kẻ thù chân chính của mình. Đối với con mắt của giáo hội, sự phục tòng của trái tim là tất cả. Học hành giỏi giang, ngay cả trong các môn học thiêng liêng, cũng là khả nghi, mà khả nghi là có lý lẽ chính đáng. Ai sẽ ngăn cản được con người ưu việt chạy sang hàng ngũ bên kia như Xiêyex hoặc Grêgoaro*! Giáo hội run sợ bíu chặt lấy giáo hoàng như cái hy vọng cứu rỗi duy nhất. Chỉ duy có giáo hoàng là có thể tìm cách thủ tiêu hiệu lực của sự phán xét cá nhân, và bằng những nghi thức trọng thể và kính tín của các nghi lễ triều đình của ngài, tác động được đến tinh thần buồn chán và ốm yếu của những người thế gian.

    Juyliêng, thâm nhập đượcc nửa chừng những sự thật linh tinh đó, mà tất cả những lời thốt ra trong một chủng viện đều có khuynh hướng cải chính, Juyliêng sa vào một nỗi u sầu vô hạn. Anh làm việc rất nhiều, và học được nhanh chóng những điều cần thiết cho một giáo sĩ, những điều rất sai lầm đối với mắt anh, và anh chẳng thiết tha đến tí nào. Anh cho rằng chả còn có công việc gì khác nữa.

    Vậy ra ta đã bị cả trần gian quên lãng rồi chăng? anh nghĩ bụng. Anh không biết rằng ông Pira đã nhận được và đã vứt vào đống lửa vài bức thư đóng dấu từ Đijông, trong thư, mặc dầu lời lẽ rất đứng đắn chững chạc, vẫn thấy lộ ra một mối tình hết sức nồng nàn thắm thiết. Hình như có những niềm hối hận lớn đả phá mối tình đó. Càng hay, cha Pira nghĩ thầm, ít ra không phải là anh ta đã yêu một người đàn bà vô đạo.

    Một hôm, cha Pira mở một bức thư hình như bị nhòa mất phần nửa vì nước mắt, đó là một thư vĩnh biệt. Thế là, trong thư người ta nói với Juyliêng, trời đã ra ân cho tôi mà khiến tôi thù ghét, không phải người sinh ra tội lỗi của tôi, người đó sẽ mãi mãi là người quý báu nhất đời của tôi, nhưng thù ghét chính bản thân tội lỗi đó. Sự hy sinh đã hoàn thành, anh bạn ạ. Không phải là không có nước mắt, như anh xem đấy. Sự cứu rỗi của những kẻ mà tôi có bổn phận phải dốc lòng tận tụy, và anh đã yêu mến bao nhiêu, đã thắng. Một vị Chúa công bằng, nhưng uy vũ, sẽ không thể nào báo thù vào đầu chúng về những tội ác của mẹ chúng được. Vĩnh biệt nhé, Juyliêng, anh hãy công bằng đối với mọi người.

    Đoạn cuối bức thư hầu như không còn chữ nào đọc được. Người ta cho một địa chỉ ở Đijông, tuy vậy người ta hy vọng rằng Juyliêng sẽ không bao giơ trả lời, hay ít ra anh sẽ dùng những lời lẽ mà một người đàn bà trở lại đoan chính có thể nghe thấy mà không đỏ mặt.

    Nỗi u sầu của Juyliêng, được giúp thêm bởi sự ăn uống tồi tệ do người thầu cung cấp cho nhà trường theo giá 83 xăng tim* một suất ăn, bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe của anh, thì một buổi sáng, Fukê ở đâu bỗng hiện vào buồng anh.

    - Thế là tao đã vào lọt. Tao đến Bơdăngxông đã năm lần, chả trách móc gì đâu, để thăm mày thôi. Lần nào cũng thấy cái mặt gỗ. Tao đã đặt một người rình cửa trường, vì lẽ đếch gì mà không bao giờ mày ra đến ngoài cả?

    - Đó là một sự thử thách mà tao tự đề ra cho tao.

    - Tao thấy mày khác trước nhiều lắm. Nhưng thôi, tao được gặp lại mày là tốt rồi. Hai đồng ê-quy năm quan đẹp nõn vừa mới dạy bảo cho tao biết rằng tao chỉ là một thằng ngu đã không biết đem chúng nó mà hiến ngay từ chuyến đầu.

    Chuyện trò giữa hai người bạn liên miên không dứt. Juyliêng biến sắc khi Fukê bảo anh:

    - Này, mày có biết không? bà mẹ những thằng học trò của mày đâm ra sùng tín cao độ.


    Và anh ta nói với cái vẻ ung dung bình thản nó tác động một cách rất lạ lùng vào cái tâm hồn nồng nhiệt mà người ta khuấy động không ngờ những nỗi thiết tha trân trọng nhất.

    - Phải, mày ạ, một niềm sùng tín cực kỳ phấn khích. Nghe nói bà ta có đi hành lễ nhiều chuyến. Nhưng, thật là sỉ nhục muôn đời cho thằng cha xứ Maxlông, đã bao lâu do thám ông Sêlăng tội nghiệp, bà Đơ Rênan không thèm nhớ cái mặt nó. Bà ấy đi xung tội ở Đijông hoặc ở Bogăngxông kia.

    - Bà ta đi Bodăngxông, Juyliêng nói, vầng trán nhuốm hồng.

    - Khá nhiều lần, Fukê trả lời với một vẻ như muốn hỏi.

    - Mày có những số báo Người lập hiến đem theo đây không?

    - Mày bảo sao? Fukê hỏi lại.

    - Tao hỏi mày có những số báo Người lập hiến không? Juyliêng nói lại, với một giọng hết sức điềm tĩnh. Ớ đây họ bán ba mươi xu một số.

    - Thế nào! cả ở trong chủng viện, cũng có phái tự do! Fukê kêu lên. Thương thay nước Pháp! anh nói thêm, bắt chước cái tiếng nói giảo quyệt và cái giọng ngọt ngào của cha xứ Maxlông.

    Cuộc viếng thăm này đáng lẽ đã kích động sâu sắc anh chàng của chúng ta, nếu ngày hôm sau, không có một lời nói của cậu bé sinh đồ người ở Verie mà anh vẫn
    cho là con bé bỏng quá, làm cho anh phát hiện được một điều.quan trọng. Từ ngày vào trường, cách xử sự của Juyliêng chỉ là một chuỗi những hành vi sai lầm. Anh tự cười mình một cách chua chát.

    Thực ra, những hành động quan trọng trong đời anh đều được tiến hành một cách khôn khéo, nhưng anh không chăm sóc đến những chi tiết, mà những người khéo léo ở chủng viện thì chỉ nhìn vào chi tiết. Bởi vậy anh đã được các bạn đồng học cho là một đầu óc cứng cỏi. Anh đã bị vô vàn những hành vi nhồ nhặt làm hại.

    Đối với mắt họ, anh rõ ràng là có cái thói thật tày trời này, anh suy tưởng, anh phán đoán tự mình, chứ không nhắm mắt mà theo uy quyền và noi gương người khác. Cha Pira đã không giúp ích gì được cho anh, ông không hề nói với anh một lời nào ngoài toa xưng tội, mà ngay cả ở đó ông cũng nghe nhiều hơn nói. Ví thử anh đã lựa chọn cha Caxtanet thì sự tình đã khác hẳn.

    Từ lúc Juyliêng nhận thấy nỗi điên rồ của mình, thì anh không buồn chán nữa. Anh muốn biết sự tai hại rộng lớn đến đâu, và vì thế, anh hơi rời bỏ đôi chút cái thái độ im lặng kiêu kỳ và lì lợm anh vẫn dùng để gạt xa các bạn học. Thế là bây giờ họ báo thù lại anh. Những sự đon đả của anh bị đón tiếp bằng một sự khinh bỉ đi đến chỗ trào lộng. Anh nhận ra rằng, từ ngày vào trường, không có một giờ phút nào, nhất là trong những lúc ra chơi, lại không mang hậu quả hoặc có lợi hoặc có hại cho anh, lại không làm tăng thêm số những người thù địch với anh, hoặc mua chuộc được cho anh lòng ân ưu của một anh sinh đồ nào đó, có đạo đức chân thực hoặc ít thô bỉ hơn những kẻ khác một tí. Cái tai hại cần phải cứu vãn thật là mênh mông, công việc thật hết sức khó khăn. Từ nay trở đi, Juyliêng phải không ngừng lưu ý đề phòng, vấn đề là cần phải tự vẽ ra cho mình một tính cách hoàn toàn mới mẻ.

    Chẳng hạn, những động tác của con mắt làm cho anh khổ sở nhiều lắm. Không phải không có lý do mà ở những nơi này người ta cụp mắt xuống. Hồi ở Verie ta thật là tự đắc quá! Juyliêng tự nhủ, ta cứ tưởng là đương sống, kỳ thực ta chỉ mới chuẩn bị cho cuộc sống, bây giờ đây ta mới thật vào đời, chung quanh toàn những kẻ thù thực sự, mà sẽ là như thế cho đến bao giờ ta hoàn thành vai trò. Phải giảo quyệt từng phút, anh nghĩ thêm, thật là khó khăn vô cùng! những công trình của Hecquyn thật không thấm vào đâu. Hecquyn của thời hiện đại, chính là Xiextơ Canh * trong mười lăm năm liền, bằng thái độ khiêm tốn, đánh lừa được bốn chục ông hồng y giáo chủ đã mắt trông thấy ông nóng nảy kiêu căng trong suốt thời thanh niên.

    Thì ra ở đây học vấn không có nghĩa lý gì! anh nghĩ thầm với một nỗi hận trong lòng, sự tiến bộ trong môn giáo điều, trong môn thánh sử, v.v... chỉ đáng kể bề ngoài thôi. Tất cả những điều người ta nói về vấn đề đó đều là để làm cho những thằng điên rồ như ta phải sa vào cạm bẫy. Than ôi! cái giá trị duy nhất của ta là ở chỗ ta tiến bộ nhanh chóng, ở cái cách ta hiểu những trò nói lăng nhăng đó. Hay là thực ra thì họ cũng biết đánh giá những cái đó theo đúng giá trị của nó? họ có phê phán giống ta không? Thế mà ta cứ ngu dại tự hào mãi! Bao giờ ta cũng được xếp hạng thứ nhất, như vậy chỉ tổ đem lại cho ta thêm những kẻ thù ráo riết mà thôi. Anh chàng Sazel, học giỏi hơn ta, nhưng bao giờ cũng tống vào trong bài làm vài lời thô kệch, làm cho anh phải tụt xuống hàng thứ năm mươi, nếu có được nhất, thì chỉ là do sự sơ ý. Chao ôi! một lời nói, chỉ một lời nói của ông Pira thôi, sẽ có ích cho ta bao nhiêu!

    Từ lúc Juyliêng được tỉnh ngộ, thì những buổi tập luyện rất dài về đức kính tín khổ hạnh, như mỗi tuần năm buổi đọc kinh lần tràng hạt, những bài hát ca tụng Thánh tâm, v.v., v.v., anh vẫn cho là buồn chán chết người, nay trở thành những lúc hoạt động rất thú vị của anh. Suy nghĩ nghiêm khắc về bản thân mình, và nhất là cố tìm cách không đánh giá quá cao những khả năng của mình, Juyliêng không như những anh sinh đồ gương mẫu, mà hy vọng mỗi lúc làm ngay được những hành vi có ý nghĩa, nghĩa là chứng tỏ một thứ chí thiện của người có đạo cơ đốc. Ở chủng viện, có một cách ăn một quả trứng nguyên vỏ*, nó báo hiệu những tiến bộ trong đời sống sùng tín.

    Bạn đọc, có lẽ đương mỉm cười, xin hãy nhớ lại tất cả những lỗi lầm, khi ăn một quả trứng, của tu sĩ Đoiilo* được mời đến ăn bữa sáng ở nhà một bà lớn trong triều vua Luy XVI.

    Trước hết, Juyliêng tìm cách đạt tới tình trạng non cuỉpa*, là tình trạng của một anh sinh đồ trẻ mà dáng dấp đi đứng, cách cử động hai cánh tay, đôi mắt v.v..., thật quả không tỏ một chút gì là xã giao thế tục, nhưng chưa biểu hiện ra con người miệt mài với ý nghĩ về đời sống bên kia và cái hoàn toàn hư khống của đời sống này.

    Luôn luôn Juyliêng thấy viết bằng than, trên các bức tường của hành lang, những câu thế này: Sáu chục năm thử thách có nghĩa lý gì, nếu đem ra bắc đồng cân với thiên niên vạn đại lạc thú hoặc thiên niên vạn đại dầu sôi nơi hỏa ngục! Anh không coi khinh những câu đó nữa, anh hiểu rằng cần phải có những câu đó luôn luôn trước mắt. Ta sẽ làm gì trong suốt cuộc đời ta? anh tự hỏi, ta sẽ bán cho các tín đồ một chỗ đứng trên thiên đường. Làm cách nào cho họ trông thấy chỗ đứng đó? bằng sự khác nhau giữa cái vẻ bề ngoài của ta với của một người thế tục.

    Sau bao nhiêu tháng dùi mài tu luyện không giây phút nào ngơi, Juyliêng vẫn còn cái vẻ suy tưỏng. Cách anh đưa con mắt và chuyển làn môi không báo hiệu tấm lòng tín ngưỡng mặc nhiên và sẵn sàng tin bất cứ cái gì và bênh vục bất cứ cái gì, dù có phải chịu khổ hình tuẫn nạn. Juyliêng lấy làm tức giận thấy bị thua kém trong loại đó so với những anh nhà quê thô bỉ nhất. Bọn họ không có vẻ suy tưởng, là có những lý do rất đúng.

    Anh chẳng quản công lao khó nhọc để đạt tới cái tướng mạo tín ngưỡng nhiệt tâm và mù quáng, sẵn sàng tin mọi thứ, chịu đựng mọi thứ, mà người ta thấy rất nhiều trong các nhà tu kín ở Ý và Ghersanh* đã để lại cho bọn người thế tục chúng ta những mẫu mực rất hoàn thiện trong các bức họa nhà thờ của ông

    Những ngày đại khánh tiết, người ta cho sinh đồ ăn xức xích với dưa cải bắp. Những bạn ngồi ăn bên cạnh Juyliêng nhận xét thây anh thờ ơ với cái hạnh phúc ấy, đó là một trong những tội ác hàng đầu của anh. Các bạn học thấy ở đó một nét khả ố của cái tính giảo quyệt ngu dại nhất, không có gì làm cho anh bị nhiều kẻ thù ghét hơn. Hãy trông cái thằng trưởng giả kia, hãy trông cái thằng lên mặt khinh khỉnh kia, họ nói nó làm ra bộ coi khinh cái bữa ăn ngon nhất, xúc xích với dưa cải bắp.Xì! cái thằng đê tiện! cái thằng kiêu ngạo! cái thằng đày đọa!

    Than ôi! sự dốt nát của những cậu nhà quê kia, bạn đồng học của ta, là một ưu thế rất lớn cho họ, Juyliêng kêu lên trong những lúc chán nản. Khi họ đến trường, thầy giáo không cần phải giũ bỏ cho họ cái số kinh khủng những ý nghĩ xã giao thế tục mà ta đem lại, và dù ta muốn làm thế nào họ cũng đọc thấy trên mặt ta.

    Juyliêng quan sát với một sự chăm chú gần như thèm muốn, nhũng đứa thô bỉ nhất trong đám các cậu bé nhà quê đến chủng viện. Cái lúc người ta tước bộ áo vét bằng dạ tuyết xoăn của họ để cho họ khoác áo dài đen, nền giáo dục của họ vốn chỉ vẻn vẹn có một tấm lòng kính trọng mênh mông và vô biên đối với đồng tiền khô và lồng*, như người ta thường nói ở Prãngsơ-Côngtê.

    Đó là cái lối nói trịnh trọng và hùng dũng để diễn tả cái ý niệm cao siêu tiền mặt.

    Hạnh phúc, đối với những gã sinh đồ đó, cũng giống như đối với các nhân vật chính trong tiểu thuyết của Vonte, cần nhất là được ăn ngon. Juyliêng phát hiện thấy ở hầu hết bọn họ một lòng kính trọng bẩm sinh đối với con người mặc một bộ áo bằng da chó sói/I]. Cái tình cảm đó đánh giá cách xét xử thưởng phạt phối dương*, như các toa án của ta thường làm, theo đúng giá trị của nó và có khi còn dưới giá trị của nó nữa. Có lợi gì, họ thường nói với nhau nhiều lần, mà đi kiện cáo với một anh kếch sù?

    Đó là từ ngữ ở các thung lũng miền Juyra, để nói một người giàu có. Ta thử nghĩ xem họ kính trọng đến thế nào đối với kẻ giàu có hơn cả, là chính phủ!

    Không mỉm cười kính trọng mỗi khi nghe nói đến tên ngài tỉnh trưởng, thì những người nhà quê xứ Frăngsơ Côngtê coi là một sự dại dột, mà cái dại dột ở người nghèo thì bị trừng phạt nhanh chóng bằng sự không có bánh ăn.

    Trong những buổi đầu như bị nghẹt thở vì lòng khinh bỉ, về sau Juyliêng lại cảm thấy thương hại, những người bố của phần đông các bạn đồng học của anh, thường thường buổi tối mùa đông trở về túp lều tranh, thấy ở nhà không có bánh mì, không có hạt dẻ, không có khoai tây. Vậy có gì đáng ngạc nhiên, Juyliêng tự nhủ nếu trong con mắt họ, con người sung sướng trước hết là kẻ vừa mới được ăn uống no nê, rồi sau là kẻ có một bộ áo tốt! Các bạn đọc của ta có một thiên hướng vững chắc, nghĩa là họ trông thấy trong cái nghề thầy tu một sự tiếp tục lâu dài của niềm hạnh phúc này, ăn uống no nê và có một bộ áo ấm về mùa đông.

    Có lần Juyliêng nghe thấy một anh sinh đồ trẻ, giàu trí tưởng tượng, nói với một anh bạn:

    - Tại sao tớ lại không có thể trở thành giáo hoàng như Xiextơ-Canh, vốn là anh chăn lợn?

    - Người ta chỉ bầu những người Ý lên làm giáo hoàng thôi, anh bạn trả lời nhưng có cái này chắc chắn, là người ta sẽ rút thăm trong bọn chúng mình cho những chức vị phó giám mục, cha tư giáo, và có lẽ giám mục nữa. Ông p..., giám mục địa phận Salông, là con một người thợ đóng thùng, bố tớ cũng làm nghề đó.

    Một hôm, đương giữa một bài học giáo điều, cha Pira cho gọi Juyliêng. Anh chàng thanh niên khốn khổ thật mừng rơn được ra khỏi cái không khí vật chất và tinh thần trong đó anh đương bị chìm ngập.

    Juyliêng đến nơi ông giám đốc, thấy cái thái độ đón tiếp nó đã làm anh rùng rợn hôm mới vào trường.

    - Anh cắt nghĩa cho ta những chữ viết trên cây bài này, ông nói với anh và nhìn anh một cách làm cho anh chỉ muốn chui xuống đất.

    Juyliêng đọc:

    "Amăngđa Binê, ở tiệm cà phê Con hươu cao cổ, trước tám giờ. Cứ nói là quê ở Giănglix, và có họ với mẹ tôi"

    Juyliêng thấy nguy to, mật vụ của cha Caxtanet đã lấy cắp được của anh tấm địa chỉ đó.

    - Cái ngày con vào đây, anh vừa trả lời vừa nhìn lên trán cha Pira, vì anh không chịu nổi con mắt dữ dội của ông, con rất lo sợ, vì ông Sêlăng có bảo con rằng đây là một nơi đầy rẫy những sự mật báo và ác độc đủ các loại, sự do thám và tố giác giữa bạn đồng học được khuyến khích. Đó là ý Trời muốn vậy, để vạch rõ cho các tu sĩ trẻ tuổi thấy cuộc đời đúng như thực tế và gây cho họ lòng chán ghét thế gian vì những phù hoa của nó.

    - Anh lại còn diễn thuyết với ta nữa đấy, cha Pira nổi xung nói. Đồ nhãi ranh!

    - Hồi ở Verie, Juyliêng lạnh lùng nói tiếp, các anh ruột của con đánh đập con khi họ có vấn đề ghen tị với con...

    - Vào chuyện! vào chuyện! ông Pira kêu lên, gần như điên cuồng. Không sợ sệt một tí nào, Juyliêng lại kể tiếp.

    - Cái hôm con đến Bơdăngxông, vào khoảng giữa trưa, bụng đói, con vào một tiệm cà phê. Lòng con rất không thích một nơi phàm tục như vậy, nhưng con nghĩ rằng ăn một bữa sáng ở đây có lẽ rẻ hơn vào tiệm ăn. Một bà, có vẻ là bà chủ hiệu, thấy dáng điệu bỡ ngỡ của con, lấy làm ái ngại. Bodăngxồng đầy những quân vô lại, bà ta bảo con, tôi e cho cậu lắm, cậu ạ. Nếu cậu gặp chuyện gì chẳng may, cậu cứ nhờ tôi giúp đỡ, cho người đến tìm tôi trước tám giờ. Nếu những người canh cổng trường từ chối không đi giúp cậu, thì cậu cứ bảo là cậu có họ với tôi, và quê ở Giănglix...

    - Tất cả những câu nói lăng nhăng này sẽ được thẩm tra ngay bây giờ, cha Pira kêu lên, ông không thể đứng ngồi yên chỗ, cứ đi đi lại trong gian phòng.

    Bây giờ hãy về tăng phòng!

    Ông linh mục đi theo Juyliêng và khóa cửa nhốt anh lại. Anh bèn lục soát, ngay hòm của anh, cái cây bài tai hại vốn được giấu diếm trân trọng dưới đáy hòm. Trong hòm không mất mát gì, nhưng bị xáo trộn nhiều, mà chìa khóa thì anh vẫn giắt theo trong mình. May sao, Juyliêng nghĩ bụng, trong thời gian ta còn mù quáng, ta chưa bao giờ nhận lời cho phép ta ra phố, mà ông Caxtanet vẫn luôn luôn ngỏ ý với ta một cách rất nhân đức mà bây giờ ta mới hiểu. Rất có thể ta đã yếu lòng đi thay y phục và đến thăm cô Amãngđa xinh đẹp, và thế là ta nguy. Khi người ta đã hết hy vọng khai thác một tin tức lượm lặt theo cách đó, để cho khỏi phí đi, người ta bèn đi tố giác.

    Hai tiếng đồng hồ sau, ông giám đốc cho gọi anh lên:

    - Anh đã không nói sai sự thực, ông bảo anh với một cái nhìn bớt nghiêm khắc hơn, nhưng giữ một cái địa chỉ như vậy là một sự khinh suất mà anh không thể quan niệm được nó nghiêm trọng như thế nào. Khốn khổ cho anh! trong mười năm nữa, có lẽ nó sẽ làm cho anh bị thiệt hại.

    CHƯƠNG XXVII

    KINH NGHIỆM ĐẦU TIÊN VỀ CUỘC ĐỜI

    Thời gian hiện tại. Trời đất ơi! đó là hòm pháp điền của Chúa*. Vô phúc cho ai đụng đến.

    ĐIĐƠRÔ* Bạn đọc vui lòng cho phép tôi được đưa ra rất * ít những sự việc rõ ràng và rành mạch về quãng đời này của Juyliêng. Không phải là chúng tôi thiếu sự việc, rất trái lại, nhưng có lẽ những điều anh ta trông thấy ở Chủng viện đen tối quá, không hợp với màu sắc ôn hòa mà chúng tôi đã cố duy trì trong những trang giấy này. Những người đương thời bị đau khổ vì một số chuyện, hễ cứ nhớ đến là họ cảm thấy một nỗi rùng rợn nó làm tê liệt hết mọi thích thú cả đến thích thú đọc một câu truyện kể.

    Juyliêng ít thành công trong những cố gắng giảo quyệt của anh về cử chỉ, anh có những lúc chán ngấy và cả chán nản hoàn toàn nữa. Anh không thành công, mà lại là trong một con đường nghề nghiệp bỉ ổi nữa chứ. Giá thử từ bên ngoài có được một sự giúp đỡ nào dù là rất nhỏ bé, thì anh cũng có thể lấy lại được tinh thần, nỗi khó khăn phải khắc phục cũng không lấy gì làm lớn lắm, nhưng anh chỉ có một mình như một chiếc thuyền chơ vơ trên mặt đại dương. Cho dù ta có thành công đi nữa, anh nghĩ bụng, nhưng cả cuộc đời phải sống với những kẻ đồng bạn xấu đến thế kia! Những kẻ háu ăn chỉ nghĩ đến món trứng tráng với mỡ lợn, mà họ ngốn ngấu nghiến trong bữa ăn chiều, hoặc những hạng tu sĩ như Caxtanet không coi tội ác nào là đen tối quá! Họ sẽ đạt tới quyền thế, nhưng với giá nào, Trời đất ơi!

    Ý chí con người rất mãnh liệt, đâu đâu ta cũng đọc thấy điều đó, nhưng có đủ để vượt qua được một sự chán ngấy đến thế kia không? Công việc của những bậc vĩ nhân thật là dễ dàng, dù nỗi gian nguy có dữ dội đến đâu, họ cũng thấy nó đẹp, nhưng có ai hiểu được, trừ ta, sự xấu xa bỉ ổi của tất cả những cái chung quanh ta hiện nay?

    Thời kỳ này là thời kỳ thử thách nhất trong đời anh. Nếu anh muốn đăng lính vào một trong những trung đoàn đẹp mắt đồn trú ở Bodăngxông, thì thật rất dễ dàng! anh có thể làm thầy dạy tiếng La-tinh, anh cần rất ít để sống! nhưng thế thì, còn gì là công danh sự nghiệp, còn gì là tương lai cho trí tưởng tượng của anh nữa, thế là chết. Dưới đây là chi tiết của một trong những ngày buồn thảm của anh.

    Tính tự đắc của ta thường luôn luôn tự hào rằng ta khác những anh chàng trẻ nhà quê khác! Thì đây, ta đã sống khá nhiều để trông thấy rằng khác biệt sinh hằn 354

    thù, anh tự nhủ một buổi sáng kia. Cái chân lý lớn lao đó vừa được vạch ra cho anh bởi một sự thất bại cay đắng nhất của anh. Anh đã cố công trong tám ngày liền để lấy lòng một gã sinh đồ sống ra bề đắc đạo. Anh chơi với hắn trong sân trường, lắng nghe một cách phục tòng những chuyện ngớ ngẩn chán ngắt. Bỗng trời nổi cơn dông, sấm sét đùng đùng, và anh sinh đồ thánh thiện vừa kêu lên, vừa đẩy anh ra một cách thô bỉ:

    - Này! trong đời này, ai lo phận nấy, tôi không muốn bị sét đánh cháy thui, Chúa có thể cho sét đánh anh như một tên vô đạo, như một gã Vonte.

    Tức giận điên ngườí, răng nghiến chặt và mắt mở trừng trừng lên trên bầu trời lằn sấm chớp, Juyliêng kêu lên: Ta sẽ đáng bị chìm ngập đáy nước, nếu ta ngủ đi trong cơn bão táp! Ta hãy cố gắng chinh phục một tên đồ gàn nào khác.

    Chuông gọi vào học môn thánh sử của cha Caxtanet.

    Hôm đó, cha Caxtanet giảng cho những anh chàng thanh niên nhà quê rất sợ lao động nặng nhọc và cảnh nghèo khổ của bố họ, rằng cái đấng mà mắt họ thấy là rất có uy vũ, tức là chính phủ, chỉ có quyền lực thật sự và chính đáng do sự ủy quyền của vị đại lý của Chúa* trên trái đất.

    - Các con hãy xứng đáng với những ân huệ của giáo hoàng bằng sự thánh thiện của đời sống các con, bằng sự vâng lời, các con hãy như một cái gậy trong tay người, ông nói thêm, và các con sẽ được một chức vụ huy hoàng, ở đó các con sẽ là người thủ lĩnh có quyền chỉ huy, không
    bị ai kiểm soát, một chức vụ bất khả bãi miễn, chính phủ trả một phần ba tiền lương bổng, và các tín đồ, do những thuyết giáo của các con đào tạo nên, sẽ trả hai phần ba kia.

    Ở lớp học ra, ông Caxtanet đứng lại trong sân trường.

    - Chính là nói về một ông cha xứ mà người ta có thể bảo rằng: Con người thế nào thì chức vụ thế nấy, ông nói với các sinh đồ đương vây quanh lấy ông. Ta đã được biết, chính ta đây này, những xứ đạo miền núi, bổng ngoại còn tốt hơn rất nhiều những xứ đạo ở thành phố. Tiền bạc không kém, lại chưa kể những gà trống thiến béo mầm, trứng gà, trứng vịt, bơ tươì và hàng nghìn cái thú vị lặt vặt nữa và ở đó, ông cha xứ là người thủ lĩnh không ai dám chối cãi, không có bữa ăn ngon nào mà không mờicmọc, thiết đãi v.v...

    Ông Caxtanet vừa trở lên buồng ông, các sinh đồ chia ngay ra thành từng nhóm. Juyliêng không vào nhóm nào, họ bỏ mặc anh như một con chiên ghẻ lở. Trong tất cả các nhóm, anh đều trông thấy một anh học sinh tung một đồng xu lên trời, và nếu anh ta đoán trúng sấp hay ngửa, thì các bạn anh ta kết luận rằng chả bao lâu anh ta sẽ có một xứ đạo có nhiều bổng ngoại.

    Rồi đến những mẩu chuyện kể. Có một giáo sĩ trẻ tuổi nọ, vừa mới được phong chức chưa đầy một năm, vì đã biếu một con thỏ của riêng cho chị ở gái của một ông cha xứ già, mà được mời đi làm trợ tế, và vài tháng sau, vì ông cha xứ chết rất nhanh chóng, được thay ông ta trong cái xứ đạo béo bở kia. Một giáo sĩ khác đã khéo léo làm cho mình được chỉ định kế chức cha xứ ở một thi trấn lớn rất giàu có, bằng cách dự tất cả các bữa ăn
  • Chia sẻ trang này