Đôi vợ chồng sống trong kho chứa đồ - Nhật Biên Thủy

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học Trung Quốc' bắt đầu bởi lilypham, 7/10/13.

  1. lilypham

    lilypham Lớp 12

    Tên tác phẩm: Đôi vợ chồng sống trong kho chứa đồ
    Tác giả: Nhật Biên Thủy
    Trang Hạ dịch

    Người đăng bài: lalastart (TVE)

    Mô tả: (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Truyện là lời kể lại của một người về cặp vợ chồng láng giềng, nói là láng giềng cũng không phải vì nơi cặp vợ chồng này sống chỉ là một căn nhà kho kế bên nhà người kể chuyện. Đó là 2 cảnh sống hoàn toàn trái ngược nhau, 1 bên là 1 cô phóng viên nghề nghiệp ổn định, không đến mức giàu có nhưng cũng thuộc tầng lớp trung lưu, sống một mình trong 1 căn nhà đầy đủ tiện nghi, 1 bên là 1 cặp vợ chồng sống trong 1 cái nhà kho chỉ khoảng 10 m vuông, với mức sinh hoạt không thể gọi là đủ sống mà chỉ có thể nói là đủ để tồn tại ở đô thị. 2 bên chẳng có một điểm gì chung tưởng chừng như khó có thể đồng cảm với nhau được, và thực tế là ban đầu, người kể chuyện thậm chí còn hơi khinh thường đôi vợ chồng này, vì cho là "nhà quê" nhưng sau 1 lần phải nhờ họ phá khóa, mối quan hệ 2 bên đã tốt đẹp hơn rất nhiều rồi dần dần, càng hiểu hoàn cảnh, con người của 2 người "nhà quê" kia, cô phóng viên càng có cảm tình hơn. Đó là 2 sinh viên đã tốt nghiệp đại học, dù chỉ là một trường hạng 3 nhưng do chưa trả được tiền học phí nợ nhà nước nên vẫn bị giữ bằng, phải tìm cách trả nợ bằng những công việc lao động tay chân. Thật ra, họ không có quá nhiều lựa chọn, xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, thi không đỗ trường đại học tốt, họ cũng đã định ở nhà giúp gia đình nhưng bố mẹ kiên quyết bắt phải đi học, vì đó là con đường duy nhất có thể đổi đời, họ cũng đã cố gắng kiếm được bằng khá giỏi nhưng lại không trả nợ được khoản học phí ứng trước của chính phủ nên không thể tìm được việc đúng với trình độ. Cũng không thể từ bỏ tất cả đề về quê vì không muốn phụ sự kỳ vọng của bố mẹ, và đặc biệt, không muốn làm kẻ vong ân khi chưa trả được nợ cho chính phủ. Mặc dù rất nghèo, nhưng họ luôn giữ được phẩm chất của mình, những phẩm chất có thể bị nhiều người coi là nhà quê, lạc hậu, thậm chí trong môi trường đô thị vô cảm, nhiều người còn không tin còn có những phẩm chất như thế. Họ luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác, và khi được giúp đỡ, cũng nhất quyết phải trả ơn, luôn cố gắng tự lực hết khả năng có thể "đói cho sạch, rách cho thơm". Những việc họ làm có thể là rất nhỏ bé nhưng đem so sánh với xã hội đầy rẫy những bất công, những vô cảm thì thật đáng khâm phục, và cả xót xa nữa. Không biết phải tóm tắt lại như thế nào nhưng chỉ cần biết họ, bằng chính con người của mình, đã khiến người kể chuyện chuyển từ sự khinh thường sang khâm phục, thậm chí, còn có lúc mặc cảm trước những hành động của họ là quá đủ rồi. Người kể chuyện đó đã cố gắng giúp 2 người khá nhiều nhưng đến cuối cùng, cô nhận ra, những gì cô giúp họ vô cùng nhỏ bé so với những điều họ đã giúp cô nhận ra về cuộc sống, về lẽ sống và về những bài học làm người, để cô sống tốt hơn, thật hơn trong cái xã hội có bề ngoài hào nhoáng nhưng bên trong lại đầy rẫy những giả dối, mục nát...
     

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này