Chính luận Hiện thực Lược khảo Việt ngữ - Lê Văn Nựu <1000QSV1TVB #0227>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Thu VO, 6/8/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0227.Lược khảo Việt ngữ.PNG
    Tên sách : LƯỢC-KHẢO VIỆT-NGỮ
    Tác giả : LÊ VĂN NỰU
    Nhà xuất bản : Editions ALEXANDRE de RHODES
    Năm xuất bản : HANOI 1942
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com
    Đánh máy : vevekawaii

    Kiểm tra chính tả : Dương Văn Nghĩa, Nguyễn Phát An,
    Vũ Thị Xuân Hương

    Biên tập chữ Hán – Nôm : Trần Tú Linh, Đỗ Văn Huy
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 25/07/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả LÊ VĂN NỰU và nhà xuất bản
    ALEXANDRE de RHODES đã chia sẻ với bạn đọc
    những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    TỰA
    I. GIỚI-HẠN VẤN-ĐỀ
    II. TIẾNG VIỆT-NAM VỀ QUÁ-KHỨ
    III. SINH-LỰC TIẾNG VIỆT-NAM VÀ NHỮNG NGUYÊN-NHÂN GIÚP SỨC PHÁT-TRIỂN CỦA NÓ Ở HIỆN-TẠI
    IV. NHỮNG PHƯƠNG-PHÁP LÀM GIÀU THÊM TIẾNG
    V. VẤN-ĐỀ SỬA ĐỔI CHỮ QUỐC NGỮ
    VI. VẤN-ĐỀ XÁC-ĐỊNH VĂN-TỰ VÀ THỐNG-NHẤT NGỮ-NGÔN
    VII. MỘT THỂ VĂN XUÔI VIỆT-NAM
    VIII. KHÁI-LUẬN VỀ VĂN-HỌC VIỆT-NAM HIỆN-ĐẠI
    IX. MỘT QUỐC-GIA VĂN-HỌC-VIỆN VIỆT-NAM
    X. QUỐC-VĂN VÀ HÁN-VĂN TRONG CHƯƠNG-TRÌNH GIÁO-DỤC
    XI. KẾT-LUẬN
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

    Storm, meetdak, gameaccBook and 23 others like this.
  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TỰA

    Năm trước báo Patrie annamite ở Hanoi có mở cuộc thi một bài luận-văn bằng chữ Pháp về vấn-đề quốc văn. Tôi có chân trong hội-đồng khảo duyệt.

    Bài luận văn của ông Lê-văn-Nựu được trúng-cách, cùng với ba bốn bài nữa.

    Ông đã cho in thành sách, nhờ tôi đề tựa. Nay lại dịch ra quốc-văn xuất-bản lần nữa, cũng cậy tôi viết mấy lời trên đầu sách.

    Tôi lại vui lòng nhận một lần nữa, vì tôi bình sinh một lòng thờ quốc văn, phàm công-việc quan hệ đến quốc-văn, tôi vẫn thiết-tha lấy làm phận-sự.

    Tôi cúc-cung tận-tụy với quốc-văn, tin rằng quốc-văn là cái lợi-khí độc nhất vô-nhị để đoàn-luyện quốc-hồn, bảo-tồn quốc-túy.

    Có hồi thiên-hạ túy-tâm về những chủ-nghĩa đau đâu, cơ-hồ đã xao-lãng những điều cốt-yếu đó.

    Nay thì ai ai cũng hiểu rõ rằng nước không có quốc-hồn là nước suy-nhược, nước không có quốc-túy là nước bại-vong, nước không có quốc-văn để duy-trì lấy hai mối đó là nước đến ngày tiêu-diệt.

    Một nước đã sản-xuất được một áng quốc-văn tốt-đẹp tinh-túy như truyện Kiều, là nước không thể tiêu-diệt được.

    Cho nên năm xưa tôi có câu nói : « Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn ».

    Muốn cho nước ta còn thì tiếng ta phải còn, mà tiếng ta không thể mất được, vì trước kia đã sản-xuất được truyện Kiều, sau này còn có thể sản xuất được trăm nghìn kiệt-tác nữa.

    Tôi đốt hương cầu nguyện cho tiền-đồ quốc-văn được vẻ vang rực-rỡ vậy.

    Nay tựa
    Viết tại nhà biệt-thự « Hoa-đường »
    trên sông An-cựu gần Kinh-thành Huế,
    ngày 17 tháng 2, niên-hiệu Bảo-đại thứ 17

    Giáo-dục bộ Thượng-thư
    PHẠM QUỲNH

    -----

    KẾT-LUẬN

    Trong khi xét qua các phương-diện của vấn-đề Việt-ngữ, chúng tôi đã cố ý nhập-chung ngôn-ngữ với văn-học là hai phạm-vi phân-biệt hẳn nhau. Khi đả-động đến vấn-đề ngôn-ngữ, chúng ta chỉ xem ngôn-ngữ như là công-cụ của văn-học và khi đề-cập đến văn-học chúng tôi chỉ xem văn-học như là sản-vật của ngôn-ngữ đã tiến-hóa đến một trình-độ thấp hay cao. Nói tóm lại, chúng tôi chú-trọng về chỗ liên-lạc quan-hệ giữa hai hệ-thống ấy và lấy năng-lực tiến-hóa của tiếng Việt-Nam làm tiêu-chuẩn cuối-cùng.

    Thật ra ngôn-ngữ cũng như văn-học đều là con đẻ của sự sinh-hoạt xã-hội và cùng chịu ảnh-hưởng của những nguyên-nhân khác thuộc về chánh-trị, kinh-tế, hay xã-hội nó dẫn đưa bước đường tiến-hóa của một dân-tộc. Song những vấn-đề to-tát phiền-phức ấy vượt hẳn ra ngoài phạm-vi nhỏ-hẹp của cuốn lược-khảo này ; và không dung-hợp với tính-cách đặc-biệt mà chúng tôi muốn giữ lại cho vấn-đề ngôn ngữ.

    Vả lại văn-học vốn là biểu-thị của nhân-sinh, tự nó cũng có một sức mạnh gây nên những phong-trào tư-tưởng mới, và thay-đổi phong-tục trong một nước. Nếu chỉ mong-chờ ở những trường-hợp tiện-lợi mới có thể phát-biểu những khuynh-hướng văn-học của chúng ta, thì là một cách lý-luận ngược lại. Chưa kể rằng sự phát-triển của văn-học, suy cho cùng, cũng phải lấy trình-độ tiến-hóa của ngôn-ngữ làm giới-hạn. Một nền văn học Việt-Nam phải là tấm gương phản-chiếu rất trung-thành những tính-cách tinh-thần, cùng nhân-sinh quan của người Việt-Nam và phận-sự liền-gần của nó là phát-biểu những nguyện-vọng thiết-tha của hiện-tại.

    Muốn thực-hành cái sứ-mệnh ấy một cách hoàn-toàn đầy-đủ, phải nhờ ở công-trình sáng-tác của một thiên-tài lỗi-lạc. Nhưng để dọn đường mở lối cho cái ngày vinh-quang ấy, phải cần đến cả một thế-hệ thi-nhân văn-sĩ làm đội tiên-phong. Vậy tất cả những ai yêu tiếng nước nhà nên gắng công trau-dồi cho thứ tiếng ấy ngày càng phong-phú, hoa-mỹ để mong có ngày xuất-hiện một nền văn-học xứng đáng vẻ-vang.

    Cái mệnh vận của tiếng Nam thật cũng lạ-lùng ! Ai là kẻ đã từng ngẫm-nghĩ về quá-khứ của dân-tộc ta hẳn đều công nhận thứ tiếng nôm-na kia thực là cái dây linh-thiêng buộc chặt lấy linh-hồn của tất cả người một nước trong buổi thịnh cũng như thời suy.

    Vì một sự bất-công vô-lý thứ tiếng ấy đã bị hạng người thượng lưu trí-thức không màng-tưởng đến, trong khi tôn-trọng một thứ tiếng ngoại-quốc, hơn nữa, một thứ tử-văn. Tuy vậy, đời nọ trải đời kia, tiếng Nam vẫn sống còn, vẫn ngấm-ngầm phát-triển cho đến ngày nay để chúng ta hưởng-dụng và trân-trọng khác nào như hình-ảnh linh-hoạt của biết bao thế-hệ trước ta đã đào-tạo nên.

    Hơn nữa thế-kỷ này, nước ta đã từ-giã cảnh cô-lập vô-ích để theo đà tiến-hóa chung của thời-đại. Bị kích-thích bởi luồng gió mạnh-mẽ của những tư tưởng mới, dân-tộc Việt-Nam – như nhiều phen trên lịch-sử – đã bừng tỉnh dậy và nhận chân cái mệnh-vận, cái tương-lai của mình. Một cuộc sinh-hoạt mới dần dần gây nên trong khắp mọi phương-diện, và dấu-hiệu rõ-rệt nhất là một cuộc phục-hưng về ngôn-ngữ và văn-học.

    Tiếng Việt-Nam tỏ ra có tư-cách tiến-hóa phi-thường và có thể trở nên một thứ tiếng rất văn-hoa. Trong đời sống trí-thức của chúng ta, nó chiếm một địa-vị càng ngày càng trọng-yếu.

    Nhờ ý-chí và lòng tin-tưởng của những thế-hệ thanh-niên kế-tiếp, tiếng Nam sẽ không bao giờ mai-một được !

    Một nền văn-học trẻ-trung ra đời và phát-triển một cách mau chóng, mỗi ngày mỗi thêm vẻ giàu-thịnh tốt-tươi. Cái văn-học ấy sẽ mở cửa đón chào tất cả những luồng tư-tưởng mới của nhân-loại, nhưng bao giờ cũng vẫn giữ lằn-vết của hai ảnh-hưởng lớn : cái khí-vị êm-đềm của nền học-thuật cổ Trung-hoa và cái tư-tưởng sán-lạn trong văn-học Pháp. Hai nguồn tư-tưởng ấy điều-hòa với bản-năng của dân-tộc ta để tạo thành một nền văn-học Việt-Nam, hiện giờ đã đem lại cho ta nhiều hứa-hẹn ở một tương-lai rực-rỡ.
     
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này