Hoàn thành Thuyền trưởng và đại úy - V. Ca-vê-rin

Thảo luận trong 'Wiki' bắt đầu bởi hanhdb, 21/5/15.

  1. Rafa

    Rafa SV

    Chương 6

    Khoảng cách xa xăm

    Máy bay đã cất cánh. Mưa phùn hòa lẫn trong sương mù, nếu ở trên mặt đất thì chúng tôi chẳng thèm đếm xỉa đến chúng. Nhưng bây giờ, chỉ mấy phút nữa thôi, chúng sẽ trở thành một bộ phận quan trọng trong chuyến bay của chúng tôi. Chuyến bay này cũng giống như những chuyến bay khác, chia làm hai phần: nhiệm vụ và những yếu tố cản trở việc hoàn thành nhiệm vụ.

    Chúng tôi lượn một góc rất nhỏ, lọt vào tuyến bay.

    Nhiệm vụ của chuyến bay này, hay nói theo cách của đồng chí thượng tướng “nhiệm vụ đặc biệt” của chuyến bay này là: một chiến hạm đặc biệt của bọn Đức (rõ ràng nó là một loại tuần dương hạm bổ sung) lọt vào vùng biển của ta, đánh phá cảng bí mật, hiện nay nó đang quấy rối ở phía đông. Nhiệm vụ của tôi là tìm ra nó và đánh chìm nó càng nhanh càng tốt. Vì có một đội tàu vận tải vật tư quân sự của ta đang tiến vào vùng biển phương Bắc và đang tiếp cận cảng bí mật. Tóm lại, trên vùng biển hòa bình, một chiến hạm to như thế có thể gây ra bao điều nguy hại là điều rất đễ nhìn thấy.

    Tuy rất khó khăn, nhưng cuối cùng chúng tôi đã đưa máy bay lên độ cao năm nghìn năm trăm mét. Trên độ cao này, ngoài biển mây dày đặc bị khuấy nháo nhào lên như cháo, không còn một thứ gì khác.

    Vấn đề ở chỗ: tìm và đánh đắm cho được nó. Nhiệm vụ trước phức tạp tới mức hầu như không thể nào so sánh được với nhiệm vụ sau. Khi tôi chữa lại vị trí toàn bộ các đảo ở phía đông trên bản đồ của thượng tướng, ông tỏ ra hết sức kinh ngạc.

    - Trước kia đồng chí đã đến đây rồi à?

    - Chưa bao giờ ạ.

    Ông không hiểu được rằng, tôi có thể nói là đã đến, cũng có thể nói là chưa đến đấy. Bản đồ quần đảo Noóc-đen-sen-đờ này là do đội thám hiểm Noóc-đa hiệu chỉnh hồi trước chiến tranh. Tôi tuy chưa đến đây, nhưng thuyền trưởng Ta-ta-ri-nốp đã từng đến đây. Vì thế, vể mặt tư tưởng, tôi đã từng theo ông chu du hàng nghìn lần trên những hòn đảo ấy.

    Bác sĩ I-van I-va-nô-vích nói rất chí lí: mọi sự cố gắng đều không vô ích! Cuộc sống như một dòng thác chảy ngầm trong lòng đất, nó xuyên qua bóng tối, qua sự yên tĩnh của đêm dài vô tận. Nó chảy lúc về hướng đông, lúc về hướng tây, lúc thẳng hướng, lúc lại như máy bay của chúng tôi đang xuyên qua các lớp mây, đột ngột lọt vào một khoảng trời trong, huống về phía mặt trời và ánh sáng... Phải chờ đến khi lao được ra ngoài, mới cảm thấy hết rằng những sức lực bỏ ra là không vô ích!

    Tôi luôn luôn nghĩ thế này: nếu tôi tìm được Ca-chi-a nếu chúng tôi chung sống ở phướng Bắc thì rồi cuộc sống của chúng tôi sẽ như thế nào? Chắc chắn là những hôm như hôm nay trước khi tiến hành cuộc bay; vào lúc ba giờ đêm, tôi sẽ ghé qua nhà và nàng sẽ thức dậy đón tôi với bộ mặt hồng hào, với đôi mắt ngái ngủ đáng yêu. Có lẽ lúc đó tôi sẽ đến bên nàng, hôn nàng và trong giây lát nàng liền hiểu ngay rằng lần này thượng tướng đã giao cho tôi một nhiệm vụ quan trọng và lý thú như thế nào.

    Những ý nghĩ như thế đã đến với tôi hàng trăm hàng nghìn lần, nhưng không biết rồi đây còn có dịp thực hiện được không?

    Cũng như dạo sống ở Xa-ra-bu-đơ, Lê-mn-grát, Vla-đi-vô-xtốc, sau khi bị tôi dánh thức, nàng ngồi cùng tôi uống cà phê. Nàng mặc chiếc áo khoác dài và tết tóc thành bím để tiện nằm. Trong lúc đang âu yếm nhìn tôi, nàng chợt đứng dậy và đi đâu đó, thì ra nàng đã để dành cho tôi một món ăn ngon - cả hai chúng tôi đều thích ăn qua anh đào cay hoặc quả ô-liu. Và sau dó cả tổ bay chúng tôi đều được ăn quả ô-liu hoặc quả anh đào cay và hết lời khen ngợi vợ tôi.

    Đó là Ca-chi-a của tôi. Nàng là một con người thanh tao lịch lãm và hết sức cao thượng, ở nàng có một tình yêu nồng nàn say đắm mà đến lúc chết tôi cũng không sao quên được. Thế mà giờ đây, về nàng, ngoài cái điều duy nhất tôi có thể biết được là nàng không còn ở bên cạnh tôi nữa, tôi không được biết gì hơn. Dầu sao, đấy cũng là một trong những nguyên nhân phải tìm cho ra tàu địch và tiêu diệt nó ngay.

    - Đồng chí hoa tiêu, chú ý hướng bay.

    Hướng bay của phi công và hướng bay của hoa tiêu lệch nhau ba độ. Khi chúng tôi bỏ ra khỏi túi những hộp sắt đựng thuôc lá, đèn pin, bật lửa, thì hướng bay hoàn toàn khớp nhau.

    Tôi vừa mới nghĩ những gì nhỉ? À, nghĩ về Ca-chi-a. Tôi đang nghĩ đến mảnh đất mà tôi dang bay ở bên trên nó, đó là nơi mà tôi và nàng đã từng chuẩn bị đi đến mà mãi mãi vẫn chưa đến được.

    Lúc đầu chẳng phải là tôi đã từng đinh ninh rằng rồi sẽ có một ngày tôi ngồi máy bay đến nơi này đấy sao? Chẳng phải tôi đã từng vạch ra đường bay này một cách hết sức chính xác, chính xác tới mức không lệch quá nửa độ đó sao? Và tuyến bay này chẳng phải là hoàn toàn giống như cảnh trong một giấc mơ hồi còn nhỏ của tôi, rằng các thủy thủ trên tàu “Xanh Ma-ri” đã phải nhắm nghiền hai mắt lại vì sợ ánh sáng chói chang ở vùng này đó sao? Họ bước đi, đằng trước họ là một người to lớn mang ủng lót lông...

    Nhưng tất cả những cảnh tượng đó đều nằm trong một giấc mộng. Tôi cố gạt cơn mộng ấy đi. “Đất mới” không còn xa mấy nữa.

    *

    * *​

    Nếu kể lại tỉ mỉ quá trình tìm kiếm chiếc hạm địch thì mọi người sẽ cảm thấy khô khan vô vị. Mặt biển Bắc cực chỗ nào cũng giống nhau, tìm cho ra một chiến hạm đã được ngụy trang kỹ giữa mặt biển mênh mông là việc rất khó khăn. Chúng tôi bay hết từ căn cứ này sang căn cứ khác, hầu như bay liền trong hai tuần lễ. Có lần chúng tôi bay liên tục bảy tiếng đồng bồ liền. Bay ít giờ sẽ đỡ vất vả hơn, chẳng hạn như lần này sau khi bay hai vòng trên biển Ca-ra, chúng tôi quay về Đất mới, nhưng suýt nữa thì không tìm ra nó. Sau kiểm tra thấy còn nhiên liệu, chúng tôi bình tĩnh cho máy bay lượn những vòng nhỏ trong màn sương mù đầy đặc bên trên Đất mới. Chúng tôi quả là đã gặp vận may, nếu như không có cơn gió mạnh đẩy dạt đám sương mù dày đặc ấy đi, tạo thành một khe sáng nhỏ, thì e rằng tôi đã không thể hoàn thành quyển sách này. Chúng tôi vội vàng cho máy bay men theo khe hở ấy và tranh thủ hạ cánh.

    Rõ ràng tất cả những điều bất hạnh dã xảy ra đó là kết quả của cơn giận dữ của Chúa trời với chúng tôi. Có một lần, đứng về phía chúng tôi mà nói thì thật là chẳng có gì sai trái cả. Nhưng Chúa lại chơi khăm chúng tôi, bày ra trước mắt chúng tôi không phải một hoặc hai mà đến những năm mặt trời. Đấy là những ông “mặt trời giả” mà trong văn học đã từng được miêu tả. Nhưng khi nhìn thấy chúng cứ treo lơ lửng mãi ở trên đầu, chúng tôi bất giác nhớ đến những câu chuyện mang nặng màu sắc tôn giáo cổ xưa.

    Một lần khác, vào dịp chúng tôi đi thuyền độc mộc ra đảo, thấy có đến hàng triệu hải âu Bắc cực vối màu lông đen trắng nổi bật, đỗ dày đặc trên bờ đảo dài có đến hơn một ki-lô-mét. Trông xa như ở đó được rắc lên một lớp muối dày. Đám Hải âu đập cánh, gọi nhau lao nhao. Có những chú bị trượt chân ngã chúi xuống, lại có những chú lấn huých xung quanh để tranh một chỗ đứng trên mặt đá thoai thoải. Trong mớ âm thanh hỗn loạn đó vẫn có thể nghe rõ những tiếng kêu nổi bật, cũng tựa như trong một cái chợ huyên náo, vang cao lên tiếng gào chửi của những bà lắm điều. Trước cảnh tượng ồn ào, hỗn tạp đó chỉ có thể nhìn thoáng qua, hoặc tốt hơn hết là lánh xa nó ra. Nhưng không biết cậu báo vụ viên của chúng tôi đã đọc được ở đâu một câu chuyện nói về một hải ầu đầu đàn, và xúi quẩy hơn nữa là cậu ta vừa phát hiện có hai hòn đảo lớn như nhau nằm kề bên nhau bị bầy hải âu chiếm cứ. Cậu ta nã một phát súng, giết chết con hải âu đầu đàn. Vì phát súng chết tiệt ấy mà chúng tôi phải chịu đựng một đòn trừng phạt thật khốn khổ. Thật chúng tôi chẳng còn nhìn thấy trời đất gì nữa! Hàng nghìn hàng vạn con hải âu la ó ầm ĩ, bay rời khỏi đảo và ào ào lao về phía chiếc thuyền nhỏ của chúng tôi. Một trận tiếng đập cánh nghe dữ dội như có một cơn bão từ trên trời ập xuống đầu chúng tôi. Sau vụ này. chúng tôi phải bỏ ra một ngày một đêm ròng rã để kỳ cọ con thuyền và tắm giặt, thậm chí trong một túi áo đã cài kín nắp, tôi cũng tìm thấy phân hải âu.

    Nói chung lại hai tuần lễ ở trên vùng Đất mới là hai tuần hết sức gian truân. Tuy trong thâm tâm tôi biết rằng cần phải đi tìm chiến hạm của địch ở một vùng biển xa hơn về phía đông. Nhưng rồi lần cất cánh nào tôi cũng nuôi hy vọng là có thể tìm thấv nó ở ngay trong vùng này. Chúng tôi quần đi đảo lại trên mặt biển không biết đến bao nhiêu lượt, mãi đến khi nhiên liệu sắp cạn và cậu hoa tiêu hỏi tôi, giọng lạnh lùng: “Về chứ?” Chúng tôi mới quay trở về nhà. “Nhà” của chúng tôi là hai dãy núi hoang to lớn, hiểm trở, một nằm về phía tây, một nằm về phía đông, cùng một thung lũng dầy tuyết và băng.

    Ngày kết thúc cuộc sống trên Đất mới cuối cùng đã đến với chúng tôi. Về giây phút tuyệt diệu này, cũng cần kể rõ một chút.

    Lúc ấy, tôi đứng trong hầm máy bay. Trên nóc hầm treo lủng lắng những con chim đã bị bắn chết. Trên bốn bức tường treo những bộ da hải cẩu khô cứng. Hai đứa trẻ mặc những chiếc áo da kín cổ mà chúng vẫn thường mặc, đi chơi la cà trên bờ biển, trông như hai con đà điểu. Mẹ của hai đứa trẻ thấp bé như một cô gái, bố chúng cũng gầy nhỏ như vậy. Một cái đầu nhỏ nhô ra ngoài chiếc áo da nai, chúng tôi nói chuyện với nhau khả thoải mái. Tôi còn nhớ, lúc đó chúng tôi nói với nhau về tình hình quôc tế. Tuy trong câu chuvện của mình, tôi đã dùng đến những tài liệu thu nhặt được trong một tờ báo “Sự thật” đã rất cũ, để chứng minh rằng bọn Đức đã đến lúc mạt vận, không sao tự cứu vãn nổi. Nhưng anh bạn của tôi đã coi đó là một tin mới toanh và anh ta định ngay trong ngày hôm đó đến kể cho một người bạn ở tương đối “gần” - chỉ cách khoảng hai trăm ki-lô-mét - nghe. Người vợ thấp nhỏ của anh ta tuy có vẻ không hiểu biết mấy về chuyện chính trị, cũng gật cái đều có mớ tóc đen nhánh được cắt theo hình trăng non và luôn miệng nói xen vào.

    - Vâng, vâng, đúng thế!

    - Anh có muốn ra mặt trận không? - Tôi hỏi anh bạn địa phương.

    - Muốn chứ!

    - Anh không sợ à?

    - Có gì mà đáng sợ kia chứ?

    Vào giữa lúc này tôi chợt nhìn thấv cậu hoa tiêu đang chạy lại phía tôi. Cậu ta chạy lại từ chỗ đỗ của máy bay.

    - Có lệnh chuyển địa điểm!

    - Đi đâu?

    - Đến thành phố Da-pô-li-a-ri-e!

    Rõ ràng là cậu ta vừa nói đến thành phố “Da-pô-li-a-ri-e”. Điều chúng tôi đến Da-pô-li-a-ri-e có nghĩa là đưa chúng tôi đến đúng nơi mà tôi vẫn nghĩ rằng cần phải đến đó để truy lùng hạm địch. Đấy là điều rất hợp lý, song tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên có lẽ vì đó chính là thành phố Da-pô-li-a-ri-e của tôi!

    - Không có lẽ!

    Cậu hoa tiêu lại làm ra cái vẻ lạnh lùng, thản nhiên thường ngày kiểu Lát-vi-a của mình.

    - Đồng chí ra lệnh kiểm tra máy bay chứ?

    - Không cần.

    - Bao giờ thì chúng ta cất cánh?

    - Sau hai mươi phút nữa.
    {:Bang Tang Du Tu 2:}
     
    Last edited by a moderator: 5/6/15
  2. Rafa

    Rafa SV

    Chương 7

    Lại ở thành phố Da-pô-li-a-ri-e

    Con đường từ sân bay về thành phố không phẳi là con đường bình thường, mà là một con đường ngập lá cây tuyết tùng (1). Khi nhìn thấy những lớp lá tuyết tùng trải dày trên mặt đưòng này, tôi chợt nhớ ra rằng đã khá lâu tôi chưa quay lại thành phố này, nơi tượng trưng thời thơ ấu của tôi và là nơi mà suốt cả đời mình, tôi sẽ gửi vào đấy những ước mơ táo bạo nhất.

    Tôi không tìm được ngay phố nhà của bác sĩ I-van I-va-nứt. Vì vào thời kỳ “của tôi”, trên phố này chỉ có một dãy nhà, và chính đó là dãy nhà của bác sĩ. Hồi ấy tất cả những ngôi nhà khác đều chỉ mới tồn tại trong kế hoạch của Hội đồng Hành chính khu mà thôi. Vậy mà giờ đây, ngôi nhà nhỏ gọn ấy, nơi tôi đã từng ngủ lại nhiều đêm và đọc quyển nhật ký của người hoa tiêu tên là Cơ-li-mốp, nay bị che khuất bởi những ngôi nhà cao lớn xung quanh. Những buổi tối của thời thanh xuân đáng yêu làm sao! Mặt sàn gỗ của căn phòng bên cạnh kêu lên kin kít bởi bước chân của Vô-lô-đi-a. Đột nhiên bác sĩ bắt chước tiếng vịt,

    (1) Tên khoa học là Cedrus. • N.D.

    kêu lên mấy tiếng rồi vung mạnh tay, đọc lên một đoạn sách mà ông thích. Giữa lúc đó bà An-na Xtê-pa-nốp-na đi lại phía tôi. Bà là người phụ nữ mà ta hoàn toàn có thể tin tưởng, có thể kể cho bà nghe tất cả mọi chuyện. Bà có thân hình cao lớn, tính tình thẳng thắn, đôi xử với mọi người rất công minh. Bà lặng lẽ đặt trước mặt tôi một đĩa thức ăn buổi sáng.

    ... Cho đến bây giờ bà vẫn chưa bị còng lưng, vẫn chưa chịu khuất phục trước những nỗi đau khô. Chỉ có mái tóc kia là bắt đầu điểm bạc và mấy nếp nhăn đã hằn rõ bên mép. Từ nét mặt và thân hình của bà, toát ra một sức sống khỏe khoắn và một cái gi rất giống đàn ông của những phụ nữ đã có tuổi.

    - Bây giờ xưng hô với anh thế nào nhỉ? - Bà dè dặt lên tiếng. Sau khi gặp nhau ở giữa vườn hoa nhỏ nằm trước mặt nhà, chúng tôi đã cùng nhau đi vào phòng ăn. Gian phòng này vẫn. hoàn toàn giữ được bộ mặt cũ của nó: mặt sàn màu vàng, sạch bóng, bên trên lót một tấm thảm kiểu nông thôn. - Hồi đó anh còn bé lắm, bao nhiêu năm đã trôi qua rồi nhỉ? Mười lăm năm hay hai mươi năm nhỉ?

    - Mới mười chín năm thôi, bác An-na Xtê-pa-nốp-na ạ. Bác cứ gọi cháu là Xa-nhi-a như ngày trước ấy. Đốì với bác, cháu mãi

    mãi là Xa-nhi-a.

    Chỉ cần nhìn qua cái vẻ của tôi là bà biết ngay rằng tôi đã biết hết chuyện của Vô-lô-đi-a, nhưng mải bà vẫn không nhắc đến tên cậu ta. Tôi nghĩ rằng hành động này của bà hoàn toàn xuất phát từ một thiện ý. Bà không muôn trong chốc lát tôi phải chia sẻ gánh nặng đau khổ của bà. Tôi vừa định nói đến thì bà liền gạt đi, rằng: “Cái đó sẽ nói đến sau!"

    - Anh đến đây với chúng tôi có việc gì không? Anh sẽ ở lại đây có lâu không? Thấy anh khỏe tôi rất mừng!

    - Cháu sẽ ở lại đây không lâu đâu, bác An-na Xtê-na-nop-na ạ. Nội nhật hôm nay chúng cháu đã phải bay rồi.

    - Chà, khá lắm. Bây giờ đã là phi công hải quân, lại được thưởng Huân chương nữa, - bà nói giọng đầy tự hào như sung sướng thay cho tôi. - Chuyến này cháu từ mặt trận nào về thế?

    - Cháu từ "Đất mới” về bác ạ. Còn lần trước thì từ thành phố Bắc cực. Tức là từ chỗ bác I-van I-vô-nô-vích đến đấy ạ.

    - Tôi không tin.

    - Cháu nói thực đấy ạ.

    Bà An na Xtê-pa-nop-na im lặng hồi lâu.

    - Nghĩa là anh đã gặp nhà tôi?

    - Vâng, cháu gặp bác ấy luôn. Trong thư gửi về cho bác, chẳng lẽ bác ấy lại không nói gì tới chuyện ấy sao?

    - Có. có nói đến, - bà An-na Xtê-pa-nốp-na đáp.

    Lúc này tôi mới chợt hiểu rằng bà cũng biết chuyện Ca-chi-a. Nhưng tôi không ngắt lời bà, như bà đã ngắt lời tôi khi tôi nói đến Vô-lô-đi-a. Còn ai có thể cảm thông một cách sâu sắc và mãnh liệt hơn bà về nỗi xót thương, băn khoăn của tôi? Bà không an ủi tôi bằng những lời nói, cũng không đem nỗi đau khổ của mình so sánh với nỗi đau khổ của tôi. Bà chỉ ôm tôi, hôn lên đầu tôi. Còn tôi, tôi hôn trả lên bàn tay của bà.

    - Còn ông già ấy của tôi thế nào? Có khỏe mạnh luôn không?

    - Bác ấy rất khỏe ạ.

    - Bây giờ ông ấy còn phục vụ trong quân đội là đã quá tuổi rồi đấy. - bà An-na trầm ngâm nói. - Hồi sống ở đây ông ấy rất cởi mở, quen thân với nhiều người. Đã sáu mươi mốt tuổi mà vẫn còn tại ngũ là không phải chuyện đùa đâu. Tôi có thể báo cho bà con ở đây biết tin anh bay đến đây không? Thời gian của anh như thế nào?

    Tôi nói ràng tôi có thế ở đây đến tối. Thế là bà vội vàng đặt trước mặt tôi nào bánh mì, nào cá, và cả một cốc rượu nho nhà làm (rượu nho do các gia đình ở thành phố Da-pô-li-a-ri-e tự làm lấy đều có vị rất -ngon) rồi trùm khăn lên đầu, nói máya tiếng xin lỗi, đoạn đi ngay ra ngoài.

    Về phía tôi, thực ra cũng cần phải đắn đo trước khi trả lời cho bà An-na rằng có nên loan tin tôi đến đâv cho bạn bè không. Không đến một tiếng rưỡi đồng hổ sau, một chiếc xe con chạy đến đỗ xịch cạnh vườn hoa nhỏ, tôi ngạc nhiên nhìn thấy toàn bộ các đồng chí trong tổ bay của tôi đều ngồi trong chiếc xe ấy. Cậu bắn súng máy và cậu vô tuyến điện viên cười rộ lên từng hồi, không hiểu bởi duyên cớ gì. Còn cậu hoa tiêu thì ngồi sóng đôi với cậu lái, mơ màng nhả từng cuộn khói tròn lên không trung.

    - Xa-nhi-a, đồng chí Lét-cốp cho xe đến đón chúng ta rồi đấy.

    - khi thấy tôi đi ra, anh ta nói. - Lên xe nhanh lên. Chúng ta sẽ àn sáng ở đấy, sau đó...

    - Đồng chí Lét-côp nào nhỉ?

    - Không biết. Chỉ thấy một chị người cao to đầu choàng khăn chạy vào sân bay, nói rằng có đồng chí Lét-cốp nào đấy cho xe đến dón chúng ta. Chị này là người của úy ban hành chính biên khu.

    - Đồng chí Lét-côp? Hượm đã, à tôi nhớ ra rồi! Đúng là đồng chí Lét - Côp rồi!

    Đồng chí Lét-cốp là ủy viên ủy ban hành chính biên khu trước đây bị thương nặng ở chân được tôi và bác sĩ I-van I-va-nô- vích đưa máy bay đến đón. Ông là một người nổi tiếng trong những người Nê-nét ở phương Bắc chẳng kém gì I-li-a Vưn-ca có tếng tăm ở Đất mới. Nhân đây xin nói thêm rằng, trước đây không lâu, khi còn ở thành phố Bắc cực, bác sĩ cũng có nhắc đến đồng chí Lét-cốp, rằng ông ta là một cán bộ có năng lực và mạnh dạn. Chỉ mấy tuần sau khi lên nắm quyền, ông ta đã chuyển được toàn bộ cuộc sống tản mạn của số đông dân du mục phù hợp với nhu cầu chiến tranh.

    - Đồng thời, - bác sĩ nói, - ông ta cũng muốn biết anh đã tìm được thuyền trưởng Ta-ta-ri-nốp chưa. Anh còn nhớ không, lúc ấy chúng tôi đã từng nóng lòng chờ anh dẫn đội thám hiểm đến.

    Ông ấy đã tìm đến những người dân Nê-nét để hỏi dò, vì theo như ông ấy biết thì trong dân tộc này có lưu truyền một câu chuyện về con tàu “Xanh Ma-ri”.

    Vì thế không có gì khó tưởng tượng rằng đồng chí Lét-cốp sẽ rất sung sướng đón tiếp chúng tôi ở giữa cái thành phố Da-pô-li- a-ne này. Giờ đây tôi vẫn còn nhớ láng máng cái dáng vóc của ông ấy, nhưng đến khi nhìn thấy ông ta với trạc người còn khá trẻ, thì tôi không sao khỏi ngạc nhiên. Bộ mặt ông ta rắn chắc như tạc bằng đá hoa cương, trên mép, một bộ ria nhỏ cứng, đứng thẳng kiểu Trung Quốc, ông ta đứng trên bậc tam cấp trước tòa nhà dùng làm trụ sở của ủy ban, đón chúng tôi. Lúc ăn cơm, tôi kể cho ông nghe khá nhiều những câu chuyện chiến đấu của bác sĩ I-van I-va-nô-vích ở hạm đội Phương Bắc. Sau bữa cơm chúng tôi đi thăm xưởng gia công đồ gỗ, và sau đó đên phòng khám bệnh vừa xây dựng xong và một số nơi khác nữa. Ở đâu chúng tôi cũng được mời mọc ăn uống và ở đâu tôi cũng đem chuyện chiến đấu của bác sĩ I-van I-va-nô-vích ra kể. Đến nỗi về sau bản thân tôi cũng cảm thấy rằng, nếu thiếu bác sĩ I-van I-va-nô-vích thì cuộc chiến đấu bảo vệ của chúng tôi ở miền Bắc sẽ bị trục trặc.

    Tôi đi thăm chơi khắp thành phố Da-pô-li-a-ri-e với một niềm hân hoan sâu sắc. Khi tôi rời khỏi nơi dây, thành phố mới có sáu tuổi, thế mà bây giờ nó đã mười lăm tuổi tròn rồi. Một điều rất rõ rệt mà ai nhìn qua cũng thấy ngay là thành phố này đã không để quãng thời gian ấy trôi qua một cách vô ích, nhất là ba năm quí báu nhất hiến dâng cho chiến tranh Vệ quốc.

    Nếu đi sâu quan sát, bạn có thể nhận thấy một cách dễ dàng hơi thở của chiến tranh qua rất nhiều sự vật, trong cái thành phố còn cách mặt trận những hai nghìn nám trăm cây số này. Bến cảng vẫn như xưa, vẫn có những người chờ đáp tàu đi Ca-rơ- xai-a. Nhưng dọc theo các cầu tàu không thấy bóng những con tàu buôn của nước ngoài nữa, không còn thấy bóng những người khách da đen náo nhiệt đi lại trên đường phố nữa. Tuy rất nhiều bè mảng vẫn từ thượng nguồn của các dòng sông Ê-ni-xây, An- ga-ra, Tun-gu-xki hạ xuôi về “chợ gỗ". Tuy trên những bè mảng đó vẫn có những chiếc chòi nhỏ, từ đó quyện lên những làn khói xanh lam nhè nhẹ và trên những sợi dây chằng vẫn thấy phơi quần áo, tất cả những cái đó đem đến cho làng Prô-tô-ca trên mặt nước này một không khí yên lặng thái bình. Nhưng dưới con mắt của những người có kinh nghiệm thì rất dễ nhận ra rằng những đống gỗ kết thành cái làng thái bình trên mặt nước ấy quyết không phải dùng vào mục đích hòa bình.

    Nhưng buổi tối, khi chúng tôi đến Mét-ve-gi Lốc thì tôi hết sức ngạc nhiên trước một cảnh tượng hết sức bất ngờ. Trước kia nơi đây chỉ có ngôi chòi của anh bạn U-đa-ghia, người dân tộc E-ven-kin) của tôi. Thế mà bây giờ ở đây đã mọc lên hai tòa nhà lầu hai tầng rất khang trang rộng rãi. Tôi có cảm giác ỏ nơi này,

    (1) Một dân tộc sống ở miền Đòng Xi-bê-ri. ■ N.D.

    giữa thời “trước” và “sau” chiến tranh có một nhịp cầu bắc qua. Cuộc sống của chúng ta chẳng những phản ánh một cuộc sống không ngừng tiến công, mà còn tỏ rõ sự lớn mạnh và vững vàng trong sự nghiệp vĩ đại xây dựng miền Bắc cực xa xôi.

    Có một số việc cần giải quyết nốt trước khi bay, nên tôi để cho cậu hoa tiêu và cậu bán súng máy về sân bay trước, còn mình thì lưu lại trong phòng làm việc của đồng chí Lét-côp cùng với ông ta.

    Bà An-na Xtê-pa-nốp-na đã ra về. Chúng tôi hẹn nhau là trước khi cất cánh thế nào cũng đến tận nhà chào bà.

    - Nào, đồng chí nói cho thật, - Lét-cốp lên tiếng. - Cái ông già ấy của chúng tôi làm ăn ra sao ở đằng ấy? Cần nhớ ràng thiếu ông ấy chúng tôi như thiếu một cánh tay đấy.

    - Ý đồng chí muôn nói gì?

    - Điều ông già về, cho ông ấy phục viên. Người ta đã quá tuổi lâu rồi.

    - Không được đâu, ông ấy khống chịu nằm lại đây đâu, - tôi nói giọng khẳng định vì nhớ lại cái vẻ giận dữ của I-van I-va-nô- vích khi đại đội trưởng không để ông tham gia vào cuộc hành trình mạo hiểm của tàu ngầm. - Hay là tạo điều kiện cho ông già về phép nghỉ một chuyến? Chứ lúc này mà bắt ông ấy nghỉ hẳn thì ông ấy không chấp nhận đâu.

    Tôi dùng chữ “lúc này” là có ý chỉ giai đoạn sắp tới, sấp kết thúc chiến tranh, không ngờ đồng chí Lét-côp lại hiểu sai ý tôi. Ông cho ràng ‘‘lúc này" là thời gian sau khi Vô-lô-đi-a hy sinh.

    - Vâng, thật đáng tiếc cho Vô-lô-đi-a, - ông nói. - Nó là một đứa trẻ hết sức trung hậu và chất phác! Cháu nó làm khá nhiều thơ. Đồng chí có biết không, đã có lần bác sĩ bí mật gửi thơ của nó đến cho Goóc-ki xem, về sau giữa Goóc-ki và Vô-lô-đi-a có thư từ qua lại. Chúng tôí có rút ra một câu trong thư của Goóc-ki gửi cho Vô-lô-đi-a làm khẩu hiệu cho trường phổ thông.

    Ông chỉ cho tôi xem câu khẩu hiệu ấy, tôi đọc: “Không có trẻ em ở nơi nào trên thế giới này gian khổ hơn các cháu. Nhưng các cháu hãy bằng công việc trong tương lai của mình, làm cho trẻ em toàn thế giới đều trở thành những dũng sĩ đáng kiêu hãnh như các cháu". Bên trên câu khẩu hiệu hành động xuất sắc ấy là hình vẽ Goóc-ki từa tựa như người Nê-nét.

    Chúng tôi ngồi trên chiếc đi-văng đặt cạnh cửa sổ lớn. Từ đó nhìn ra ngoài chỉ có thể nhìn thấy những quãng đường mới đắp kéo dài từ bờ sông vào tận khu rừng già. Xưởng gia công gỗ không ngừng nhả khói, những chiếc cần cẩu chạy qua chạy lại giữa những đống gỗ đầy ộn cạnh chợ. Xa xa là những mảng rừng non xanh mượt...

    Trong lúc hai chúng tôi ngồi im lặng không nói lời nào, thì bên ngoài cửa sổ đang diễn ra một cuộc nói chuyện không có âm thanh rất trang nghiêm. Cuộc nói chuyện âm thầm, đó bắt đầu diễn ra trong cái khoảnh khắc những người Xô Viết lần đầu tiên tiến vào vùng đất liền bờ sông Ê-ni-xây đã từ lâu bị con người quên lãng.

    Tôi liếc mắt nhìn đồng chí Lét-cốp. Ông đứng dậy đi cà nhắc (một chân ông là chân giả) đến trước cửa sổ. Trên khuôn mặt nghiêm trang và hum húp tựa như gương mặt của người Mông Cổ ấy sáng long lanh một đôi mắt rất thông minh. Một niềm xúc động thoáng lướt qua mặt ông. Và tôi lập tức hiểu rằng ông đang đánh giá các giây khắc ngắn ngủi ấy.

    - Các đồng chí đã làm rất nhiều việc, - tôi nói.

    - Có gì đâu. Chúng tôi mới bắt đầu thôi. Đây chỉ là bước đi thứ nhất, - ông đáp. - Hồi chưa nổ ra chiến tranh, chúng tôi cũng đã từng nghĩ rằng mình đã làm được khá nhiều việc. Nhưng bây giờ tôi mới thấy rõ rằng chúng tôi chỉ mới làm được có vài ba việc trong đống công việc nhiều đến hàng nghìn hàng vạn...

    Lúc từ biệt, tôi hỏi ông về chuyến đi vừa qua xuống các bản làng của người Nê-nét, ở đấy đang lưu truyền những mẩu chuyện về con tàu “Xanh Ma-ri”. Có phải ông đã từng đến đó và đã từng hỏi những ngưòi Nê-nét không.

    - Tất nhiên là tôi đã đến với họ. Đó là một bản của dân tộc I- áp-tun-gai.

    - Kết quả thế nào?

    - Tôi đã tìm thấy.

    Chợt tim tôi đập rộn lên như một chú bé mười bảy tuổi.

    - Thế là thế nào? - Tôi cố hỏi bằng giọng trấn tĩnh.

    - Chẳng những tìm được mà còn ghi lại tỉ mỉ. Nhưng bây giờ tôi không nhớ rõ để những thứ ấy ở đâu rồi, - ông nhìn sang phía chiếc giá sách chất rất nhiều cặp văn kiện và những cuộn giấy to tướng, nói. - Đại thể tình hình như thế này: Đã rất lâu về trước, từ cái thời ông nội tôi còn sống kia, có một thủy thủ tự dưng xuất hiện trước những ngưồi I-áp-tun-gai. Anh ta là thủy thủ của một thuyền săn bị băng đánh đắm trên biển Ca-ra. Theo lời người thủy thủ này thì bọn họ có mười người được cứu sống, và họ đã sống qua mùa đông trên một hòn đảo ở phía bắc bờ Tai-mưa. Sau đó họ bắt đầu đi về phía đất liền. Nhưng trên đường đi họ đã bị chết rất nhiều. Nhưng ahh ta “không cam chịu chết ở một chỗ”, nên tiếp tục đi về phía trước. Và thế là anh ta đã tìm được đến chỗ ở của những người I-ấp-tun-gai.

    - Anh ta có để tên lại không ạ?

    - Không, sau đó không bao lâu thì anh ta chết. Tôi đã ghi lại như thế này: “Anh ta đến, nói rằng mình sẽ sống. Nhưng vừa nói xong thì chết ngay”.

    Trong phòng của Lét-cốp treo một tấm bản đồ vùng biển Ca- ra của người Nê-nét. Tôi lần theo bản đồ tìm được tuyến đường quen thuộc đến quần đảo Nga, eo biển Xtéc-lê-gôp và cửa sông Pi-a xin...

    - Nhũng người I-áp-tun-gai sống ở khu vực nào?

    Lét-cốp chỉ lên bản đồ. Thực ra khi ông chưa chỉ, tôi cũng đã dùng mắt vạch ra đường ranh giỗi phía bắc của khu vực ấy một cách chính xác.

    - Anh ta là thủy thủ của tàu “Xanh Ma-ri”.

    - Anh cho rằng như thế ư?

    - Chúng ta hãy tính toán xem. Theo lời người thủy thủ ấy thì có mười người được cứu thoát ra khỏi con tàu bị đắm.

    - Đúng thế, mười người.

    - Hoa tiêu Cơ-li-môp dẫn theo mười ba người. Vậy là còn lại trên tàu mười hai người. Trong đó thợ máy Ti-xơ và thủy thủ Xcát-scôp đã hy sinh ngay trong năm đầu tiên của cuộc thám hiểm, nên còn lại mười ngưòi. Nhưng vấn đề không chỉ ở chỗ đó. Trước đây tôi đã có thể chứng minh cả con đường mà họ đã đi qua, sai số không quá nửa độ. Nhưng lúc đó còn một chi tiết tôi chưa tìm ra là họ đã đi đến sông Pi-a-xin chưa.

    - Thế bây giờ?

    - Bây giờ thì rõ cả rồi.

    Tôi chỉ lên một điểm trên bản đồ. Nếu như ngày nay, trên trái đất này còn lưu lại những đấu vết của đoàn thám hiểm của thuyền trưởng Ta-ta-ri-nốp, thì những dấu vết đó chắc chắn là in trên khu vực này...

    - Bác An-na Xtê-pa-nốp-na thân yêu, thật là không phải với bác, cháu ngồi đằng ông Lét-côp lâu quá, - buổi tối khi đến nhà bà An-na Xtê-pa-nốp-na, tôi thấy bà đang ngồi bên cạnh bàn ăn đã bày sẵn chờ tôi, tôi liền xin lỗi. - Bây già cháu lại phải đi ngay rồi. Trước khi đi cháu xin hôn bác.

    Chúng tôi ôm hôn nhau.

    - Bao giờ thì anh trở về?

    - Ai mà biết được bao giờ? Có thể ngày mai, cũng có thể chẳng bao giờ cả.

    - “Chẳng bao giờ”, đó là những chữ rất đáng sợ, - bà thở dài nói và làm dấu thánh. - Anh đừng nói gở, rồi anh sẽ trở về. Anh sẽ sống rất hạnh phúc. Tất cả người già chúng tói đều cầu phúc cho anh.

    ... Đêm khuya. Chỉ khi nào nhìn vào mặt đồng hồ mới có thể biết được lúc này là đêm khuya. Chúng tôi cất cánh ra đi từ thành phố Da-pô-li-a-ri-e. Vầng mặt trời đỏ rực treo lơ lửng trên không. Những dải mây màu lông vịt bay lướt qua và lớn lên rất nhanh, tựa như những đụn khói than phụt ra từ đầu máy tàu hỏa.

    Phải chăng lúc này tôi đang nghĩ đến một ngày mà suốt đời tôi hằng mong đợi? Không phải! Lúc nãy tôi không tham gia vào tổ kiểm tra máy, nên bây giờ cứ băn khoăn, không biết máy móc đã được kiểm tra tốt chưa.

    {:Bang Tang Du Tu 2:}
     
    Last edited by a moderator: 6/6/15
  3. Rafa

    Rafa SV

    Chương 8

    Chiến thắng

    Chúng tôi xuất kích lúc hai giờ đêm và đên lúc bốn giờ rưởi đã đánh chìm chiếc pháo hạm của bọn Đức. Đúng là chúng tôi không được tận mắt nhìn thấy cảnh chìm của nó. Nhưng đích thực là sau khi ăn quả ngư lôi của chúng tôi, như lời của các dồng chí hải quân thường nói, nó bắt đầu “độn thủy”, nghĩa là nó chựng ngay lại và lập Lức bị mất hút trong đám khói hơi nước mù mịt.

    Nói gọn lại thì toàn bộ câu chuyện này xảy ra đại thể như vậy. Khi còn chạy, chiếc hạm ấy đã chạy với cái vẻ hết sức ung dung bình thản, khiến xảy ra một cuộc tranh luận nhỏ giữa tôi với cậu hoa tiêu. Chúng tôi tranh cãi với nhau nó có phải là hạm tàu của hạm đội miền Bắc chúng ta không. Sau khi khẳng định là không phải, chúng tôi liền rời ra khỏi chiến hạm, theo thói quen của cậu hoa tiêu. Sau đó vòng gấp lại, đâm bổ về phía mục tiêu.

    Rất tiếc là tôi không thể kể ra đâv được những động tác khá phức tạp mà tôi đã phải đùng đến để cố gắng phóng ngư lôi thật chính xác vào mục tiêu. Đường bay của chúng tôi gần như một con số 8 tròn trĩnh. Trên đường bay đó, tại điểm giao tôi đã phóng đạn hai lần, lần đầu không đạt kết quả. Sau đó chúng tôi bắt đầu “bò” ra xa, nói như thế thực không sai chút nào, vì bọn Đức nào có chịu ngồi không bó tay chờ chết.

    Lần thứ nhất lao vào mục tiêu, cậu phụ trách phóng đạn thét lên:

    - Có khói trong khoang lái!

    Lần thứ hai lao vào mục tiêu, tôi nghe ba tiếng va chạm rất mạnh. Nhưng lúc đó tôi đang cắn chặt răng, lao thẳng vào chiến hạm của quân giặc, nên không có thì giờ nghĩ đến những thứ khác. Còn bây giờ thì tôi hoàn toàn có đủ thời gian để chứng minh rằng lúc đó máy bay của chúng tôi đã bị bắn hỏng. Xăng và dầu nhờn chảy tung tóe ra ngoài. Nếu cậu hoa tiêu không nhanh tay sử dụng một phương pháp đặc biệt, thì tôi đã bị thiêu cháy từ lâu rồi. Khi máy bay đang ở trên đầu mục tiêu, chiếc mô-tơ bên phải bỗng tự dưng tăng vọt tốc độ lên đến mức kinh khủng.

    Tất nhiên là chúng tôi có mang theo một số xuồng cấp cứu phòng khi rơi xuống biển. Lúc này hoàn toàn đã có thể ra lệnh cho cả tổ bay nhảy dù. Chúng tôi đã từng tập dượt nhảy dù trong tình huống này trên mặt hồ yên tĩnh gần vùng Ác-khan-ghen- xcơ. Lúc ấy chúng tôi đã trải qua những giờ phút rét cóng người khi vừa chui từ dưới nước lên. Nhưng ở đây, ở phía dưới chúng tôi kia, không phải là mặt nước hồ yên tĩnh mà là một lớp băng dày, nhác trông đã thấy rợn người.

    Tôi không định kể ra đây tất cả mọi chi tiết đã xảy ra trong chuyến bay mà các đồng chí trong tổ bay đã báo cáo, bởi nó rất nhiểu, nhiều hơn cả những điều tôi muôn nghe. Tôi còn nhớ, sau khi báo cáo cho tôi những tin tức đáng buồn, cậu hoa tiêu hỏi tòi:

    - Xa-nhi-a, chúng ta vẫn bay tiếp chứ?

    Không bay tiếp sao được. Chúng tôi,chui vào một đám mây lớn. Tôi nhìn thây cái bóng in màu sặc sỡ của thân máy bay xuống tầng mây phía dưới. Hiềm một nỗi là máy bay đang mỗi lúc một tự xuống thấp. Về phần tôi, quả thực là không phạm sai lầm gì trong cương vị chỉ huy của mình. Đột nhiên máy bay nghiêng hẳn sang một bên. Nêu đúng là trên đời này có thần chết, thì rõ ràng là chúng tôi đã nhìn thấy bộ mặt của nó qua đôi cánh của chiếc máy bay trong lúc nó đang đâm sầm xuống mặt bể.

    ... Chính tôi cũng không rõ mọi việc xảy ra như thế nào, nhưng cuối cùng thì tôi đã đưa máy bay thoát ra khỏi vòng nguy hiểm. Để giảm nhẹ trọng lượng máy bay, tôi ra lệnh ném giá đỡ сủа súng máy. Mười phút sau, bản thân chiếc súng máy cũng bị quang xuống biển.

    - Хa-nhi-a, chúng ta vãn bay tiếp chứ?

    Tất nhiên phải bay tiếp - Tôi hỏi cậu hoa tiêu còn cách bờ biển bao xa. Cậu ta trả lời là không còn xa nữa, chỉ cần bay khoảng hai mươi sáu phút nữa thôi. Nhưng rõ ràng là cậu ta nói dối để tôi được yên tâm, chứ tôi biết ít ra cũng phải bay đến ba mươi phút nữa mới đến bờ.

    Trong đời mình, đây không phải là lần đầu tiên tôi sốt ruột đếm từng phút thời gian. Đã từng có những lần, tôi ghìm nỗi bất an trong lòng, tuyệt vọng và căm giận đếm từng phút một trôi qua. Có những lúc tôi cảm thấy chúng lăn đi nặng nề, chậm chạp như những tảng đá khổng lồ nghiền qua trái tim, tôi đau đớn chờ đợi, chờ đợi cái giây khắc trôi qua của những tảng đá thời gian.

    Lần này tôi không khoanh tay ngồi im. Như một kẻ cuồng nhiệt, tôi hăm hở xô đẩy, thúc giục lão già thời gian lao nhanh về phía trước. Và cũng bởi sự cuồng nhiệt đầy xúc động đó, trong lòng tôi thậm chí như dâng đầy một khoái cảm mãnh liệt và đáng sợ.

    - Xa-nhi-a. chúng ta có thể bay tiếp được nữa không?

    - Tất nhiên là có thể!

    Mà thực, chúng tôi đã bay được đến bờ. Khi cách bờ khoảng một cây số rưỡi, chúng tôi liền cho máy bay xuống thấp để hạ cánh, vội vã đến mức không kịp nhìn vào bờ nữa. Kể cũng lạ, chúng tôi không bị chết chìm dưới đáy biển, mà vừa khéo, hạ cánh trên một, bãi cát sát mặt nước. Một đợt sóng lớn chồm vào, phủ ướt chúng tôi từ đầu đến chân. Trong bản tin chiến sự sắp tới củа Cục thông tin chắc sẽ đưa tin: “Một máy bay của ta đã không trở về căn cứ”. Nhưng những đợt sóng đang dồn dập phủ lên đầu chúng tôi đây, cùng những nỗi đau đớn căng thẳng mà chúng tôi đã phải chịu đựng trong suốt một tiếng đồng hồ trước khi đưa được máy bay đến chỗ này, nếu đem so sánh với mẫu tin ngắn ngủi kia thì nó còn có nội dung phong phú hơn nhiều lắm!

    Tại sao tôi lại đoán rằng đây là vịnh Min-đen-đoóc-phơ, và từ đó quả quyết rằng chúng tôi đã hạ cánh xuống một vùng cách rất xa dân cư? Chúng tôi cũng không rõ. Khi còn bay trên mặt biển, cậu hoa tiêu không có thì giờ và tâm trí để tính toán tất cả mọi thứ. Điều duy nhất mà cậu ta quan tâm là đưa máy bay đến một bờ biển nào đó.

    Đến bây giờ vì tôi ra lệnh phải cố định máy bay lại, nên cậu ấy cũng chưa có thì giờ tính toán lại. Chúng tôi làm việc cật lực, cho đến khi lần lượt gục xuống trên mặt cát, giữa những tảng đá bị ánh nắng mặt trời sưởi nóng. Chúng tôi nằm im lặng nhìn lên bầu trời trong xanh mênh mông không một gợn mây, không một vết bẩn. Mỗi chúng tôi đều nghĩ về những chuyện riêng của mình, mà chuvện nêng của từng người thì đều được quyết định bởi một cảm giác chung “chiến thắng!'’.

    Chúng tôi nằm im và kiệt sức, đến nỗii không buồn phủi những đám cát dính trên mặt, nhưng biết rằng chúng đang rơi dần xuống sau khi đã được mặt trời hong khô. Thế là chiến thắng rồi. Chiếc tẩu thuốc đeo lủng lẳng trên ngực cậu hoa tiêu đã tắt ngấm từ lâu, đột nhiên cậu ta ngáp rõ to, chiếc tẩu lăn sang một bên rơi xuống mặt cát. Thế là chiến thắng rồi. Ngoài việc nằm im ngắm nghía bầu trời xanh tham hết sức uy nghi và cảm giác lớp đá sạn phía dưới cánh tay ấm dần lên, thực không còn muốn gì nửa. Thế là chiến thắng rồi.

    Tất cả đều là thắng lợi, ngay cả cái đói giờ đây cũng là một thắng lợi. Số bánh mì bà An-na Xtê-na-nốp-na đã gói cho tôi mang theo ăn dọc đưòng đang để trên máy bav, nhưng tôi không sao tự ra lệnh cho mình đứng dậy đi lấy được...

    Công việc kiểm tra máy bay của chúng tôi không có gì đáng nói nhiều. Cậu bắn súng máy báo cáo rằng trong khoang ngồi có khói. Rõ ràng đó là nguyên nhân về sự có mặt của viên đạn bắn lên từ hạm địch. Nếu không tính khoảng vài trăm vết đạn mà chiếc máy bay này đang mang trên mình thì diện mạo bên ngoài của nó còn đẹp đẽ hơn nhiều so với những chiếc mà trước đây tôi đã từng phải cưỡng bức hạ cánh. Nhưng nó có một khuyết tật cơ bản là không thể cất cánh được nữa, và với số dụng cụ đồ nghề trong tay, chúng tôi không thể hồi phục được động cơ của nó.

    Chúng tôi đã chén một bữa ra trò: chầu thứ nhất có sữa bột, kẹo sô-cô-la và canh nấu từ sữa khô. Chầu thứ hai cũng ăn canh, nhưng lần này chỉ là canh suông. Trong lúc ăn mọi người quyết định:

    1. Cố định máy bay ở nguyên vị trí của nó. Vì nó đang tụt dần vào chỗ cát lún, mà chúng tôi thì không làm sao có đủ sức kéo nó qua mặt bờ biển vừa cao vừa dốc.

    2. Cậu bắn súng máy ở lại trông coi máy bay.

    3. Đi tìm người đến giúp.

    Tôi quên chưa nói đến việc này: trong lúc chúng tôi đang vật vã bay trên mặl biển, cậu phụ trách điện đài nhìn thấy có một đoạn bờ khác có một cái gì giống như là nhà hay một cái giá cao làm băng gỗ. Nhưng khi máy bay của chúng tôi vào đến bờ thì cái vật ấy bị che khuất, không nhìn thấy nữa. Cũng có thể đó là dấu hiệu hàng haỉ, một vật kiến trúc rất hiếm khách qua lại. Vì vậy chúng tôi đến dó cũng không hy vọng gì lắm, nhưng may ra không phải thế thì sao?

    Nhưng cũng có thể chẳng đi đâu cả. Sau khi ăn cơm, chọn một chỗ kín gió, nằm giữa các tảng đá mà nghỉ ngơi, vừa ngắm nghía những tảng băng màu xanh trong vắt vật vờ trôi qua, vừa lắng nghe tiếng sóng biển vỗ đập rền rền qua các tảng băng. Rất tiếc là máy thu thanh đã bị hỏng, mặc cho cậu phụ trách điện đài loay hoay sủa chữa, nó vân lặng câm như một hòn đá cứng.

    Nói chung lại là dù sao cũng cần phải đi tìm. Nhưng đi về hướng nào? Rõ ràng là nên đi về hướng có cái dấu hiệu hàng hải kia, vì nó có thể là ngọn hải đăng thắp bằng điện; cũng có thể là đài tín hiệu báo sương mù hoặc một thứ gì đó tương tự như thế.

    - Nhưng trước hết cần phải biết rõ là chúng ta hiện đang ở dâu? - Tôi hỏi cậu hoa tiêu.

    Có đến mười lăm phút sau cậu ta mới trả lời câu hỏi của tôi. Đương nhiên là cậu ta chỉ cho biết tọa độ, nhưng không phải cái tọa độ mà tôi đã trả lời cho Lél-côp khi ông hỏi tôi về vị trí lưu lại của đoàn thám hiểm Ta-ta-ri-nốp.

    Có điều là tọa độ mà cậu hoa tiêu chi ra rất gần với cái điểm mà tôi đã có lần chỉ ra trên bản đồ của đồng chí Let-cốp, khiến tôi khi nghe xong bất giác quay nhìn ra xung quanh. Liệu có thể tìm thấy ông thuyền trưởng ở quanh đâu đây, ngay phía sau những tảng đá to tướng kia không?...
    {:Bang Tang Du Tu 2:}
     
    Last edited by a moderator: 8/6/15
  4. Rafa

    Rafa SV

    :rose:
    Phần thứ mười

    TRANG CUỐI CÙNG

    Chương 1

    Lời giải đáp

    Nêu phải kể tỉ mỉ quá trình tìm ra tung tích của đội thám hiểm thuyền trưởng Ta-ta-ri-nôp, e rằng phải viết riêng một quyển sách. Xin nói thực là trong tay tôi đã có rất nhiều tài liệu. Mọi người đều biết rằng trước kia có một nhà hàng hải người Pháp rất nổi tiếng tên là Đuy-mông Đuyếc-vin lúc còn nhỏ ông đã chỉ ra một cách chính xác đến kinh người nơi mà sau này ông sẽ tìm thấy đội thám hiểm của La-pe-ru-đơ. Còn tôi bây giờ trong tay có nhiều tài liệu hơn ông ta nhiều. Vì cuộc đời của thuyền trưởng Ta-ta-ri-nốp gắn bó chặt chẽ với cuộc sống hằng ngày của tôi. Kết luận tìm ra dựa vào những tài liệu đã có, quan hệ mật thiết đến ông và cũng gắn liền với tôi.

    Nếu luận điểm cho rằng thuyền trưởng Ta-ta-ri-nôp đă từng đặt chân lên vùng Đất mới mà ông gọi là “Đảo Ma-ri-a” không có gì sai sót, thì tuyến đường mà ông đã đi qua sẽ như sau: xuất phát từ vĩ tuyến 79035'; giữa kinh tuyến 86 và 87, đi thẳng về phía quần đảo Nga và quần đảo Noóc-đen-sen-đơ. Sau đó có lẽ phiêu bạt trên những đoạn đường dài, rồi từ eo biển Xtéc-lê-gôp đi về cửa sông Pi-a-xin. Chính ông già người Nê-nét kia đã phát hiện ra chiếc xuồng con đặt trên cỗ xe trượt tuyết là ở cửa sông Pi-a-xin. Sau đó đoàn thám hiểm hành tiến về hướng sông E-ni-xây, vì vùng sông E-ni-xây là nơi duy nhất hy vọng có thể gặp được người và sẽ được cứu. Thuyền trưởng đi dọc theo mép ngoài của bờ đảo để có thế hành tiến theo một đường thẳng...

    Tìm được đội thám hiểm ấy có nghĩa là chúng tôi sẽ tìm được các thứ đồ dùng mà họ còn để lại. Máy bay của chúng tôi đã từng quần lượn nhiều lượt trên vùng này, lúc thì chở khách và thư từ đến Đích-sơn, lúc thì vận chuvển máy móc và hàng hóa tới No- đơ-vích và nhiều lần chở các đoàn cán bộ địa chất đi tìm mỏ dầu, mỏ than và sắt. Nếu giờ đây thuyền trưởng Ta-ta-ri-nôp có thể đến cửa sông Pi-a-xin ngắm nhìn thì ông chắc chắn sẽ nhìn thấy hàng chục con tàu biển đồ sộ. Trên những hòn đảo mà ông đã từng đi qua, giờ đây mọc lên rất nhiều tháp đèn điện và vô tuyến. Vào những lúc sa mù dày đặc, ông có thể nghe tiếng còi hiệu vang rền của những chiếc còi điện chỉ đường cho tàu bè qua lại. Nếu ông đi ngược dòng Е-ni-хâу lên chừng ba bốn cây số thì ông sẽ được nhìn thấy con đường sắt Bắc cực nối liền vùng Đu-din-ca với No-rin-xki. Và xung quanh các vùng công nghiệp khai thác dầu cùng các xưởng gỗ, ông sẽ nhìn thấy rất nhiều đô thị mới mọc lên.

    Bên trên tôi đã có nói rằng sau khi ra đến Bắc cực, tôi liền viết thư ngay cho Ca-chi-a. Số thư viết mà không gửi đi hồi còn ở N. tôi hy vọng rằng sau chiến tranh hai chúng tôi sẽ có dịp cùng đọc với nhau. Những bức thư ấy hầu như đã trở thành những tài liệu dưới dạng nhật ký được viết cho riêng Ca-chi-a đọc, bây giờ tôi xin trích ra đây vài mẩu viết về đoạn tìm được chỗ ở của đoàn thám hiểm.

    1. Khi nhận thức được rằng cuộc sống đã đến kề bên cái nơi mà trước kia mình đã từng tưởng rằng hết sức xa xôi, anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Nơi đó chỉ cách con đường biển rộng lớn có hai bước chân. Em sẽ đúng hoàn toàn khi nói rằng “sở dĩ không tìm thấy bố vì chẳng có ai đi tìm cả”. Giữa tháp đèn và đài vô tuyến điện được dựng lên nhiều cột gỗ, không phải tạm thời mà là vĩnh viễn, để bắc dây điện thoại. Khoảng mười cây số về phía nam có mỏ đang được khai thác. Vì vậy nếu nơi này không được bọn anh phát hiện thì ít lâu sau, thế nào các công nhân mỏ cũng sẽ bắt gặp.

    ... Cậu hoa tiêu là người đầu tiên đã nhặt được một mẩu vải buồm rách. Cái đó thì có gì là đáng ngạc nhiên! Dọc theo bờ biển, có thể nhặt được nhiều thứ lắml Nhưng đây là một mẩu vải buồm đã từng được dùng làm dây buộc xe trượt tuyết. Sau đó cậu bắn súng máy lại tìm được chiếc vung nhôm và một cái hộp làm bằng sắt trắng đã bị bẹp gí, bên trong đựng mấy cuộn dây gai. Thê là bọn anh chia khu vực ấy ra làm mấy mảnh và phân công mỗi người trên một mảnh...

    Trên một quyển sách nào đó anh đã đọc thấy rằng các nhà khoa học có thể ức đoán được toàn bộ cuộc sống của một đất nước nào đó vào những niên kỷ xa xôi qua những dòng chữ khắc trên bia đá. Giờ đây cả mảnh đất này cũng như đang sống lại trước mắt bọn anh. Vật đầu tiên mà anh tìm được ở đây là một chiếc xuồng nhỏ làm bằng loại vải bố thương dùng làm ống nước phòng hỏa. Nói đúng ra là khi nhìn thấy cái vật mỏng, nằm dán sát trên mặt đất như chiếc bánh đa cong tớn ấy, anh liền nghĩ ngay rằng đó là một chiếc thuyền, một chiếc thuyền đang được đặt trên cỗ xe trượt tuyết hẳn hoi. Bên trong thuyền có hai khẩu súng, một tấm da thú, một cái máy lục phân và một chiếc ống nhòm dã ngoại. Tất cả những thứ đó đều đã han gỉ, mục nát. Bọn anh tìm thấy rất nhiều kiểu quần áo và một chiếc áo ngủ may bằng da hươu bên sườn một ngọn núi đá nhỏ nằm sát bờ biển. Rõ ràng là ở đây đã từng có người đóng trại, vì đến nay vẫn còn lưu lại những bức thành thấp xếp bằng đá tảng cùng những chiếc cọc gỗ, làm thành chiếc khung hình vuông. Bọn anh tìm thấy trong “lều” ấy một chiếc hộp nhỏ đựng thức ăn, mảnh vải buồm dùng làm cửa lều đã rách nát, mấy chiếc khăn lông dê và một chiếc chăn vải màu xanh nhạt cũng đã nát vụn. Bọn anh còn tìm thấy một lưỡi rìu và một chiếc cần câu, mà cả sợi dây cước và lưỡi câu vẫn còn nguyên vẹn. Bên cạnh “lều” vứt bừa bãi một số thứ: đèn cồn, chìa khóa và một chiếc hòm gỗ. Trong hòm đựng các thứ rất linh tinh cùng những chiếc kim khâu vải buồm tự làm lấy rất thô thiển. Trên một số vật dụng còn có thể nhận ra dòng chữ “Tàu Xanh Ma-ri”. Nhưng trên mảnh đất này hoàn toàn trống trải, không có người sống, cũng chẳng có người chết”.

    2. Đây là chiếc lò nấu ăn tự chế có thể mang theo người, một chiếc thùng đựng nước có nắp đậy đặt bên trong một chiếc thùng khác bằng sắt tây. Thường là bên dưới chúng có một lớp đáy dùng để nướng thịt gấu, chó hoặc hươu. Nhưng ở đây không có một lớp đáy như thế, mà chỉ có một chiếc hộp đựng nhiên liệu, anh cầm lắc và rất ngạc nhiên vì không ngờ trong đó còn có dầu đốt. Anh thử bơm, hơi dầu phun ra những màng sương mỏng. Bọn anh còn nhặt được ở gần đó một hộp đồ hộp vói dòng chữ “Súp củ cải đỏ kiểu Nga. Nhà máy Vi-khô-rép. Xanh Pê-téc-bua, 1912”. Nếu ai đó muốn ăn thì có thể mở ngay hộp “Súp củ cải đỏ” này ra và đặt lên chiếc lò đã bị vứt lăn lóc trên mặt đất ròng rã ba mươi năm trời”.

    3. Sau nhiều lần tìm kiếm không có kết quả, bọn anh đi theo hướng Gan-tri-kha để trở về chỗ tạm trú. Lần nàv bọn anh trở về từ hướng Đông - Nam. Vì vậy những vùng gò đồi trước đây bị coi là vùng đất lồi lõm đơn điệu, nay bỗng biến thành một dạng khác ngoài trí tưởng tượng. Đó là một cái dốc khổng lồ càng đi xa càng đến gần vùng đất đã bị đông giá cứng như đá, trên đó lỗ chỗ rất nhiều hố sâu chia cắt mặt đất, tựa như có một bàn tay nào đó gây nên. Bọn anh đi dọc theo cái dốc ấy. Thoạt tiên, không ai chú ý đến một đống gỗ súc nằm chênh vênh giữa hai tảng đá tròn to tướng. Đống gỗ ấy không nhiều, chỉ có sáu súc, trong đó có một súc đã được cưa phẳng hai đầu. Hiện tượng này khiến bọn anh hết sức ngạc nhiên, vì trước đây bọn anh vẫn nghĩ rằng chỗ ở của đoàn thám hiểm chỉ cố định ở giũa sườn đồi với vách đá. Nhưng thực ra chỗ ở đã được di chuyển đến nhũng chỗ khác.

    Nếu kể ra tất cả những thứ đã tìm thấy ở đây thì rất nhiều. Bọn anh đã nhặt được đồng hồ đeo tay, dao săn, mấy thanh gỗ trượt tuyết, hai khẩu súng săn một nòng nhãn hiệu “Rơ-manh-tông”, một chiếc áo gi-lê, một cái tẩu thuốc. Bọn anh cũng nhặt được một chiếc hộp đã mục nát, trong đó còn đựng cả phim nhựa. Cuối cùng, dưới một hốc khá sâu, bọn anh phát hiện một chiếc lều vải. Để chống gió, bên phía dưới của những tấm vải che, được đè chặt bằng gỗ súc và xương cá kình. Chính trong căn lều đã dính chặt vào băng đến nỗi phải dùng rìu mới lấy lên được này, bọn anh đã tìm thấy con người cần tìm...

    Vẫn còn có thể đoán được tư thế của ông trước khi chết, ông đứng thẳng như đang lắng nghe cái gì đó, cánh tay phải đặt một bên lưng. Ông ngã gục trên mặt đất khi đã hoàn toàn kiệt sức. Bọn anh tìm thấy mấy bức thư vĩnh biệt đựng trong một chiếc túi nhỏ ở phía dưới thân ông. Rõ ràng là ông đã nghĩ rằng đặt chiếc túi ấy ở phía dưới thân mình, nó sẽ được bảo vệ tốt hơn.

    4. "... về việc chúng ta còn có thể nhìn thấy ba nữa hay không, trước kia đã từng là điều không thể hy vọng được. Nhưng trước khi cái chết của ba được chứng thực, trước khi anh được tận mắt nhìn thấy cái chết của ba, cái hy vọng hão huyền và ngây thơ đó vẫn luôn luôn le lói trong tâm can anh. Bây giờ thì mối hy vọng đó đã tắt ngấm rồi. Nhưng một ý niệm khác lại bừng sáng trong anh: việc anh tìm ra thuyền trưởng hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên và vô ích. Ba không hề chết. Ba là một con người bất tử. Mới trước đây một tiếng đồng hồ thôi, một chiếc tàu lớn đã cặp vào gần tháp đèn. Các thủy thủ bỏ mũ xuống trân trọng khiêng chiếc quan tài bên trên phủ tấm vải lều đã mục nát lên đầu. Tiếng pháo mặc niệm vang lên, lá cờ trên cột tàu được hạ xuống giữa chừng. Chỉ còn lại một mình anh đi đi lại lại trên khu “nhà ở” của tàu “Xanh Ma-ri” và viết bức thư này cho em - người bạn và người vợ thân yêu của anh. Giờ đây anh ao ước được ở bên em biết chừng nào. Đã kết thúc ba mươi năm rồi, nhưng anh biết, đối với em, đến ngày hôm nay ba mới qua đời. Lúc này tuồng như anh đang viết cho em từ hỏa tuyến, viết về người bạn và người cha vừa hy sinh trong cuộc chiến. Những làn sóng xúc động và tự hào vò xé lòng anh, và đứng trước cảnh tượng bất hủ này, tim anh như ngừng đập...’':rose:
     
    Last edited by a moderator: 4/6/15
  5. Rafa

    Rafa SV

    :rose:
    Chương 2

    Một việc hết sức lạ đời

    "Giờ đây anh ao ước ở bên em biết chừng nào!” Tôi lẩm bẩm câu ấy nhiều lượi như một điệp khúc. Tôi cảm thấy những lời ấy sao mà lạnh lùng và trống rỗng, tựa như tôi đang nói với cái bóng của chính mình trong một căn phòng trống trải và lạnh lẽo. Cái mà tôi cần không phải là bộ nhật ký này, mà là Ca-chi-a kia. Ca-chi-a thông minh, hoạt bát dịu dàng đáng yêu, người đã tin tưởng và yêu tôi. Khi an táng bà Ma-ri-a Va-xi-li-ép-na nàng đã lánh nghiêng người đi qua không buồn nhìn sang phía tôi, thái độ đó khiến tôi rất buồn bực. Tôi đã từng mơ tưởng sẽ có ngày trỏ về gặp lại nàng như “Ruồi trâu” và ném xuông chân nàng tất cà những hiện vật tôi kiếm được, chứng tỏ rằng tôi không hề sai. Sau đó tôi sẽ làm cho bố nàng nổi tiếng khắp thiên hạ, trở thành anh hùng dân tộc. Nhưng đối với nàng, ông vẫn là một người cha. Ngoài nàng ra, còn ai nên là người thứ nhất biết được cái tin tôi đã tìm được cha nàng? Ngoài nàng ra, còn ai có thể nói với tôi rằng nếu những câu chuyện thần thoại mà chúng tôi đã từng mê say tin tưởng vẫn còn tồn tại trên đời này, thì mọi thứ rồi sẽ đẹp đẽ toại nguyện? Tôi nếm đủ mọi thứ cực nhọc gian nan, cuối cùng đã tìm được ông. Cảnh hoang vắng mờ mịt của Bắc cực đã từng chói sáng vào cả thời niên thiếu của tôi, nhưng tới giờ đây không còn là đứa trẻ dễ bị xúc động trước những ảo ảnh Bắc cực, cũng không còn là một thiếu niên bồng bột như mọi người trẻ tuổi thường có, mà tôi đã là một thanh niên vững vàng kinh nghiệm. Tôi đứng ngay trước phát kiến mới mẻ của mình mà do đó sẽ nghiễm nhiên được liệt vào lịch sử khoa học Nga, lòng tràn đầy hạnh phúc và tự hào. Song tôi không sao ghìm nổi một nỗi buồn da diết, vì lẽ ra mọi việc hoàn toàn không đến nỗi dẫn đến bước đường này!

    Mãi đến cuối tháng Giêng tôi mới trở về tới trung đoàn. Ngày hôm sau đồng chí tư lệnh hạm đội liền gọi tôi lên gặp.

    ... Sẽ chẳng bao giờ tôi quên được buổi sáng hôm ấy, không phải vì đó là buổi sáng mang màu trắng mờ bụng cá và chói chang ngàn vạn ánh hào quang khiến tôi ngỡ rằng đó là buổi sáng đầu tiên của vũ trụ đâu. Đấy là một cảm giác đặc biệt nơi vùng biên cương Bắc cực. Nhưng sau khi ngồi hút thuốc lá và nói chuyện với đồng chí hạm trưởng, tôi bước lên boong tàu, đứng lặng yên trong màn sương tan vụn và nặng nề, ngực bỗng như bị nén mạnh bơi cảm giác chờ đợi một cái gì thần kỳ sẽ xuất hiện. Đám sương mù lúc tràn lên boong tàu, lúc lảng ra ngoài. Đằng sau màn sương hiếu động đó, mặt trăng tròn vạnh thong thả hiện ra trên đỉnh dãy núi xa, rọi chiếu những tia sáng mờ thẳng góc. Về sau, ánh sáng của nó mỗi lúc một sáng rõ hơn, như đã chiến thắng mọi thứ xung quanh nhưng có lẽ vì thế mà mỏi mệt, bợt trắng. Lúc này mọi người mới biết rằng con tàu đang đi trong
    màu hoa hồng trước phút rạng đông. Mấy phút sau, mặt trăng lại lan hút dần trong màu sương mờ đục và có một lúc đã lộ ra lần cuối cùng bộ mặt trắng trẻo của mình. Trên khoảng không của vịnh Côn-xki bắt đầu rạng lên nhũng tia xanh mảnh, hồng mịn phủ màu tuyết của buổi ban mai.

    Con tàu của chúng tôi tiến vào vịnh. Một thành phố nhỏ màu trắng và màu hồng phấn phủ đầy tuyết hiện ra trước mắt.

    Cả thành phố như được cố ý đặt trên một sườn dốc cao màu tro xám, ánh sáng từ những tảng đá màu tuyệt đẹp tỏa ra lấp lánh. Từng dãy núi dài, những ngôi nhà trắng tinh gọn nhỏ xếp thành hàng như một đường kẻ thẳng, dãy sau cao hơn dãy trước, các bậc tam cấp bằng đá bắt đầu từ chân cầu thang hai bên nhà vươn dài ra xa, ở nơi kề sát bến cảng là những ngôi nhà cao lớn xây bằng đá theo hình bán nguyệt, về sau tôi mới biết rằng những ngôi nhà này dược gọi là “nhà hình cánh cung”. Tất cả chúng tạo nên một nửa vòng tròn lớn trên vịnh E-ca-tê-ri-na, thoạt nhìn tưỏng được vẽ nên bởi một chiếc com-pa khổng lồ.

    Tôi bước lên một bậc tam cấp nằm ngang giữa các ngôi nhà đó và nhìn sang bờ cảng bên kia. Những mối cảm xúc lạ thưòng, lúc sôi sục, lúc bình lặng tựa như khi sáng lại dấy lên mãnh liệt trong tôi. Cả bến cảng bị đắm chìm giữa một màu xanh mờ cố hữu mà chỉ những tia sáng chói lọi mới có thể khuấy động được chúng. Quanh bờ, phảng phất một vẻ gì xa xăm đượm màu sắc miền Nam, khiến ta nhớ đến mặt hồ được vây bọc giữa những dãy núi vùng Cáp-ca-dơ nhưng phía trước mặt cứ vươn ra xa mãi. Trên những ngọn núi lửa bé nhỏ đã bị băng tuyết phủ kín, thảng hoặc xuất hiện những cái bóng đen dài mảnh của những thân cây không lấy gì làm lớn lắm, giữa khung cảnh trắng lóa một màu tuyết này.

    Tôi không phải là con người mê hoặc. Nhưng khi đứng bên cạnh những ngôi nhà hình cánh cung, chìm đắm trong niềm say mê phong cảnh của thành phố Bắc cực và vịnh E-ca-tê-ri-na, trong tâm can tôi lại chợt hiện lên hai chữ “dự cảm”. Thành phố này mang đến cho tôi ấn tượng rằng như chính nó là quê hương tôi hằng ôm ấp, tìm kiếm mà vẫn chưa được gặp lại. Tôi bồi hồi dự cảm rằng chính nơi đây sẽ đem đến cho tôi một việc hết sức có lợi, một việc đẹp đẽ nhất trong cả cuộc đời của tôi.

    Tôi đến Bộ Tư lệnh trước giờ lên lớp, không thấy một ai ở đó. Đồng chí trực ban đêm nói rằng, theo anh ta biết thì cấp trên mệnh lệnh cho tôi có mặt vào lúc mười giờ, mà bây giờ mới có bảy giờ rưỡi.

    Tuồng như bây giờ mới có bảy giờ rưỡi là một điều rất tốt, tôi vô cớ thở một hơi dài và thong thả đi ra ngoài và lại tiếp tục ngắm nhìn phong cảnh bến cảng từ những ngôi nhà hình vòng cung ấy.

    Trong quãng thòi gian ngắn ngủi tôi đi vào trụ sở Bộ Tư lệnh, quang cảnh bến cảng đã thav đổi hẳn. Trong màu tối xạm uy nghiêm của bờ biển, bến cảng giờ đây cũng tối sạm lại với vẻ đầy uy nghiêm. Tận đằng xa, một chiếc tàu thủy cỡ nhỏ chạy chậm chạp về phía thành phố Bắc cực. Tôi muốn xem nó cập bến thế nào, nên liền đi sang một dãy tam cấp khác, dãy tam cấp này nối liền với một cái sàn phẳng rộng lớn.

    Đây là một trong hai chiếc tàu chở khách đi về trên tuyến đường biển giữa Mua-rơ-man-xki và thành phố Bắc cực. Hành khách trên tàu đã xếp thành hàng trên boong chờ kiểm tra giấy tờ. Trong số các thuyền viên đã lên bờ, loáng thoáng mấy người có dáng như nông dân, thậm chí còn có cả ba bốn người đàn bà xách làn trên tay...

    Trước đây đã từng có lúc tôi bỏ nhà chạy đến cái bến cảng nằm ở nơi hợp lưu của hai đòng sông Pét-trin-ca và sông Chi-khai-a để trốn lão Gai-e Cu-li. Tôi ở lại đó khá lâu và mải mê ngắm nhìn quang cảnh bến cảng. Con tàu cặp vào sát và một đầu dây thừng được ném từ trên bờ lên, mấy thủy thủ chộp ngay lấy và buộc một cách thành thạo vào trụ tàu. Dòng người bắt đầu tràn lên cầu tàu, cái trọng lượng tăng lên đột ngột ấy dường như dìm cầu tàu xuống sâu một mức nữa. Với đám đông ồn ào náo nhiệt và vui vẻ đó, tôi chẳng quen biết với một ai cả. Về sau này, mỗi khi nhìn thấy lại những cảnh hành khách tấp nập, vui vẻ lên bờ hoặc đến ga, cái cảm giác lẻ loi cô đơn ấy lại liền ập đến. Những ấn tượng đó rõ ràng là đã hằn lại trong ký ức tôi từ những tháng năm đau thương ấy.

    Nhưng hôm nay lại khác hẳn. Có lẽ vì lúc này đang giữa mùa đông, hoàn cảnh khác xa trước đây, hành khách lên bờ lại là những người lính, nên cái cảm giác quen thuộc kia đã không đến với tôi.

    Kể cũng lạ, giống như những cảnh vật mà cùng trong ngày hôm nay tôi đã nhìn thấy ở thành phố Bắc cực, chiếc tàu chở khách cũ kỹ kia, những hàng người đứng sát nhau bên boong tàu, những bóng người đi rải rác dọc theo bờ biển đến một ngôi nhà phía trước mặt để đăng ký xuất cảnh, tất cả những cảnh tượng đó đều mang lại cho tôi một cảm giác hết sức khoan khoái dễ chịu. Tất cả những cảnh tượng đó dính liền với cái điều đẹp đẽ nhất trong đời mà tôi hằng mong đợi. Nhưng thực tình là tôi không sao giải thích nổi chúng dính liền với nhau như thế nào và tại sao?

    Lúc này trở lại Bộ Tư ìệnh còn sớm quá nên tôi thuận bước đi thẳng đến gặp bác sĩ, nhưng không đến bệnh viên mà đến nhà riêng.

    Đương nhiên là ông cũng sống trong những ngôi nhà được xây thẳng tắp, sạch sẽ, dãy sau cao hơn dãy trước này. Từ phía bờ biển nhìn vào, tôi cảm thấy những dãy nhà ấy càng xinh xắn đẹp đẽ hơn lên. Đây là dãy nhà thứ nhất mà tôi thì lại cần tìm đến dãy nhà thứ năm, tòa nhà thứ bảy.

    Tựa như một người Nê-nét, tôi vừa đi vừa nghiền ngẫm tất cả những gì nhìn thấy. Mấy gã người Anh, đầu đội những chiếc mũ rất hài hước, giống như loại mũ mùa đông mà các anh chàng lái xe ngựa của chúng ta thường đội, mặc những chiếc áo khoác tươi màu, họ đi vượt lên phía trước mặt tôi. Tôi nghĩ bụng, từ những chiếc áo khoác họ đang mặc kia, có thể đoán được rằng đối với mùa đông của chúng ta, họ chẳng lấy gì làm hứng thú cho lắm. Một thủy thủ rậm râu bê thốc một chú bé béo phị, vẻ mặt nghiêm trang, mình mặc chiếc áo lông thỏ màu trắng đi lên mấy bước. Tôi nghĩ bụng, vì ở giữa cái thành phố Bắc cực này, trẻ con hiếm quá đây.

    Tòa nhà thứ bảy của dãy thứ năm hoàn toàn không khác gì với những tòa nhà ở bên cạnh nó, có điều đầu cầu thang của tòa nhà này đã bị băng phủ một lớp khá dày, qua lớp băng trong suốt có thể nhìn thấy lờ mờ những bậc tam cấp ở phía dưới. Tôi bước lên cầu thang. Giữa lúc ấy có mấy thủy thủ từ phía trên đi xuống, chúng tôi va vào nhau khá đau. Một người trong bọn họ thận trọng bước qua lớp băng và nói: “Không nhận ra được các thứ trong bóng đêm Bắc cực có nghĩa là bị thiếu Vi-ta-min”. Tất cả họ đều là bác sĩ. Vậy chắc chắn là bác I-van I-va-nô-vích cũng sống trong tòa nhà này.

    Tôi bước qua hành lang và đẩy một cánh cửa, sau đó lại đẩy một cánh cửa khác. Trong cả hai phòng ấy đều không có một bóng người, trong phòng bốc lên mùi hăng hắc của mốc, chăn đệm sau khi ngủ chưa được xếp dọn, đồ đạc trong phòng vứt lung tung, để lộ rất rõ tác phong của chủ nhà. Nhưng đồng thời trong hai căn phòng ấy cũng toát ra một cái gì đó như là rất hiếu khách, tuồng như chủ nhà cố ý không đóng kín cửa vậy.

    - Có ai trong nhà không?

    Rõ ràng là không cần phải hỏi câu ấy. Tôi bước ra khỏi phòng.

    Một người phụ nữ đứng cạnh tôi, chị ta nâng váy lên và dùng khăn lau hai bàn chân trần. Tôi hỏi thăm chị ta về căn phòng số Bảy.

    - Anh tìm ai?

    - Bác sĩ Pốp-lôp ạ.

    - Hình như ông ấy còn đang ngủ, - người đàn bà nói. - Anh hãy đi vòng ra phía sau, đằng ấy có cửa sổ phòng ông ta. Hãy gõ mạnh lên một tí.

    Gõ cửa nhà bác sĩ rõ ràng là tiện hơn gõ cửa sổ, nhưng không hiểu sao tôi đã nghe theo lời chị ta, đi đến bên cửa sổ. Chiếc cửa sổ này lắp trên một bức tường nghiêng nên khá thấp. Trên mặt kính phủ một lớp băng mỏng, khi tôi lấy tay cọ sạch mấy vệt băng và ghé mắt nhìn vào thì thấy bóng một người đàn bà ở bên trong. Ngưòi đàn bà ấy đang cúi người xuống tìm kiếm một vật gì đó trong chiếc làn. Khi tôi gõ vào của sổ, chị ta liền đứng thẳng dậy và tiến đến bên cửa sổ. Chị ta cũng cọ băng trên mặt kính như tôi rồi ghé mắt vào nhìn. Qua lớp kính phủ mờ băng, tôi lơ mơ nhìn thấy một bộ mặt bị che khuất nhiều phần.

    Đôi môi người đàn bà khẽ động đậy. Chị ta chẳng làm gì cả, chỉ khẽ động đậy đôi môi. Mặt kính mờ, lại phủ một lớp băng tối sẫm, nên không sao nhìn rõ được mặt chị ta. Nhưng tôi đã nhận ra chị ta. Đó chính là Ca-chi-a.:rose:
     
    Last edited by a moderator: 4/6/15
  6. Rafa

    Rafa SV

    :rose:
    Chương 3

    Đó chính là Ca-chi-a

    Làm sao có thể diễn tả được hết những giây phút gặp gỡ đầu tiên như say như dại của chúng tôi? Tôi ngắm nghía nàng, ôm nàng hôn say đắm rồi lại ngắm nghía. Vừa hỏi nàng, tôi vừa tự ngắt đứt câụ hỏi của mình, vì hầu như tất cả những việc tôi hỏi nàng đều đã xảy ra rất lâu, từ hàng nghìn năm về trước vậy. Nàng đã phải chịu đựng trăm ngàn khổ ải, đã từng giẫy giụa bên miệng hố của cái chết ở Lê-nin-grát và đã mất hết hy vọng gặp lại tôi... Tất cả những việc ấy dù có đau lòng đến đâu đi nữa thì giờ đây cũng đã là chuyện của quá khứ rồi. Giờ đây nàng đang đứng trước mặt tôi, và tôi có thể ôm lấy nàng. Ôi thật khó mà có thể tin được đây là sự thật!

    Nét mặt nàng xanh xao, vàng võ. Trên bộ mặt đã mất đi những nét đau buồn của ngày qua, đang hiện lên một cái gì rất mới mẻ.

    - Ca-chi-a, em cắt tóc ngắn rồi ư?

    - Vâng, em cắt lâu rồi, từ hồi bị ốm ở I-a-rô-xláp cơ.

    Chẳng những nàng đã cắt ngắn tóc, mà hầu như đã biến thành một người khác. Nhưng lúc này tôi không muốn nghĩ tới những thứ đó, tất cả mọi thứ chung quanh tôi, kể cả chúng tôi và cả căn phòng này đều như đang bay lên, bay về một hướng nào đó. Khi tôi gõ vào cửa sổ, nắp chiếc làn mà nàng đang tìm lấy một vật gì trong đó đang để mở. Trong phòng còn có bác sĩ, thì ra ông đứng nép vào một góc phòng, phủ khăn lên đầu, về sau ông rón rén định lảng ra ngoài, nhưng bị tôi bắt gặp và nhất định giữ lại. Cái chính nhất lúc này (mà sao tôi lại cứ quên!) là Ca-chi-a đang ở trong thành phố Bắc cực. Nàng xuất hiện ở Bắc cực nghĩa là làm sao?

    - Ôi trời, em vẫn viết thư cho anh từng ngày một đấy! Hồi ở Mát-xcơ-va, chúng ta đã trượt nhau chỉ có một tiếng đồng hồ. Khi anh đến nhà Va-li-a Giu-cốp thì em đang xếp hàng mua bánh mì ngoài phố.

    - Không thể như thế được!

    - Anh để lại cho anh ấy một bức thư, em liền chạy bổ đi tìm anh, nhưng tìm đâu bây giờ? Ai ngờ rằng anh lại đến nhà Rô-ma -sốp!

    - Làm sao mà em biết được rằng anh đã đến nhà Rô-ma-sốp?

    - Em biết hết, cái gì em cũng biết, anh yêu dấu ạ!

    Nàng hôn tôi.

    - Em sẽ kể hết cho anh nghe,

    Và nàng bắt đầu kể rằng lão Vư-si-mia-xki hốt hoảng chạy đi tìm bác Cô-ra-bơ-li-ốp để báo tin rằng tôi đã bắt Rô-ma-sốp như thế nào.

    - Đồng chí thiếu tướng hải quân mà anh gọi là R. ấy là ai nhỉ? Em viết một bức thư gửi đi, nhờ đồng chí ấy chuyển cho anh. Sau đó em có viết cho chính đồng chí ấy một bức thư. Nhưng em chẳng nhận được một bức thư trả lời nào cả! Lúc ấy anh chưa biết sẽ đến đây ư? Tại sao anh lại cứ bắt em phải viết thư nhờ đồng chí ấy chuyển cho anh?

    - Vì bản thân anh không có địa chỉ thư tín... Sau khi rời khỏi Mát-xcơ-va là anh lập tức đi tìm em.

    - Anh đi những đâu?

    - I-a-rô-xláp. Anh đã đên I-a-rô-xláp. Và khi nhận được lệnh mới, anh đã chuẩn bị để đến Nô-vô-xi-biếc.

    - Tại sao sau khi đến đây anh không viết mấy chữ cho bác Cô- ra-bơ-li-ốp?

    - Anh không biết. Trời ơi, chẳng lẽ em đấy ư? Chính em là Ca- chi-a đây ư?

    Chúng tôi tựa người vào nhau, đi đi lại lại, chân cứ bị vấp hết thứ này đến thứ khác, cả hai đứa đều tranh nhau đặt câu hỏi, chưa hết câu này đã hỏi sang câu khác, cứ tại sao, tại sao hoài? Những câu hỏi “tại sao” ấy nhiều như những nguyên nhân khiến chúng tôi có thể bất ngờ gặp lại nhau ở giữa thành phố Bắc cực xa xôi này, nơi tôi vừa được đặt chân đến lần đầu tiên mà trước đây nửa giờ tôi vẫn còn mù mịt không biết Ca-chi-a lưu lạc ở nơi nào.

    Về tin tôi đã tìm được đội thám hiểm, nàng đã đọc qua bản tin của TASS. Nàng liền liên lạc với bác sĩ, và ông đã giúp nàng xin được giấy thông hành đến thành phố Bắc cực. Đương nhiên là lúc ấy cả hai người đều không biết tôi ở đâu để gửi thư. Song, nếu có biết đi nữa, thì thư từ và điện báo của họ cũng không thể đến nơi đóng trại của thuyền trưởng Ta-ta-ri-nốp được.

    Bác sĩ đi ra ngoài một lát, lúc vào cầm theo một ấm nước trà. Hành động này của ông tuy chưa thể nói là đã ngăn chặn được
    mọi tốc độ đang lao về phía trước, song có tác dụng là khiến chúng tôi cùng ngồi lại với nhau trên một đi-văng. Ông mang ra một ít bánh mì cứng như sắt mời chúng tôi ăn. Sau đó ông xách ra một bi đông sữa loãng, nói mấy câu khách sáo về chỗ thức ăn không ra gì rồi đặt bi đông sữa lên bàn.

    Sau đó ông đi ra khỏi phòng. Lần này tôi không giữ ông lại nữa. Thế là bây giờ chỉ còn lại hai chúng tôi trong căn phòng lạnh lẽo này. Trong nhà bếp vứt bừa bãi các vỏ hộp thức ăn và bát đĩa bẩn, ỏ đây cũng lạnh tới mức tuyết cũng không tan được. Tại sao lại ở trong căn phòng này nhỉ? Qua cửa sổ của căn phòng này có thể nhìn thấy những dãy núi lửa trùng điệp và dòng nước kết băng trôi nặng nề giữa hai bờ phủ đầy tuyết trắng. Nhưng đây là một cái “tại sao” mà tôi không định đi tìm lời giải đáp.

    Khi sắp bước ra khỏi cửa, bác sĩ dúi vào tay tôi một thứ đồ chơi bằng điện, tôi cầm lấy và sau đó liền quên biến nó ngay. Sau một hồi cười nói thỏa mãn tôi mới chợt nhận ra mình như một chú ngựa phi trong giá lạnh, hơi ấm thở ra bắt đầu đóng thành băng ở quanh mũi và miệng. Lúc ấy tôi mới nhớ ra cái vật nằm trong tay. Đây là cái lò sưởi điện loại nhỏ, xem ra thì nó được sản xuất ngay tại đây. Căn phòng ấm dần lên. Ca-chi-a định thu xếp các Ihứ trong phòng cho ngăn nắp, nhưng tôi không cho nàng làm. Tôi nhìn nàng chăm chú và cầm chặt lấy hai tay nàng, như sợ nàng biến mất đột ngột như lúc gặp nhau...

    Trên đường đến nhà bác sĩ, tôi cảm thấy thời tiết đương thay đổi. Lúc này kém mười lăm phút là đúng mười giờ, tôi bước ra khỏi phòng và nhìn ra ngoài, những cơn gió lúc nãy còn vần vũ lồng lộn giờ đã lặng im, không khí cũng trở nên dễ chịu, những bông hoa tuyết mềm xốp rồi khó nhặt - đó là dấu hiệu báo trước của cơn bão tuyết.

    Điều khiến tôi ngạc nhiên là các đồng chí ở Bộ Tư lệnh đã biết tin Ca-chi-a đến đây. Có lẽ chính đồng chí Tư lệnh cũng đã biết, nếu không thì sao hôm nay đồng chí ấy tiếp tôi đặc biệt vui vẻ, khác với thường ngày? Tôi báo cáo vắn tắt với đồng chí ấy quá trình bắn chìm tàu giặc, đồng chí không hỏi kỹ mà chỉ dặn tối hôm ấy hãy kể rõ trong cuộc họp quân sự. Còn cái mà lúc này đồng chí thích thú lại là đội thám hiểm của tàu buồm “Xanh-Ma-ri”.

    Lúc mới bắt đầu kể, tôi nói không được tự nhiên và thoải mái lắm, tuy đối với người hiểu rõ tôi thì việc tôi tìm được đội thám hiểm trong khí đang thi hành nhiệm vụ chiến đấu là không có gì kỳ lạ lắm. Nhưng làm sao có thể nói thật ngắn gọn như yêu cầu trong quân đội là nói rõ được ngay tất cả với đồng chí Tư lệnh đây? Ông lắng nghe hất sức chăm chú, để lộ rõ niềm hứng thú và nhiệt tình thường thấy ở lứa tuổi thanh niên. Vì thế về sau tôi không nói theo kiểu “ngắn gọn” trong quân đội nữa, mà bắt đầu kể theo giọng tự nhiên, tất cả trình tự của sự việc đã xảy ra.

    Cuối cùng, vì đồng chí Tư lệnh sực nhớ ra Ca-chi-a đang chờ tôi, nên chúng tôi mới chia tay nhau...

    Tôi không rõ là mình đã tiêu tốn bao nhiêu thời gian ở nhà đồng chí Tư lệnh, hình như hơn một tiếng đồng hồ thì phải. Nhưng khi tôi bước ra khỏi cửa thì thành phố Bắc cực đã bị che mờ trong cơn bão tuyết ồn ào dữ dội.

    May mà hôm ấy tôi mang ủng cao cổ, thê là cần phải kéo cổ ủng lên cao tận đầu gối. Trước mặt tôi giờ đây là một màu trắng của tuyết, thật khó mà có thể tưởng tượng được rằng tại đây đang có nhà có cửa. Thật chỉ có đầu óc viển vông mới nghĩ rằng trong màn tuyết hỗn loạn, mù mịt này có thể có nhà có cửa, và trong đó có ngôi nhà số bẩy, dãy nhà số Năm và Ca-chi-a đang ung dung làm theo ý tôi, đem nướng những chiêc bánh mì đã cứng như thép. Đương nhiên là tôi sẽ pbải mò mẫm để tìm về ngôi nhà đó. Lúc này, khó khăn lớn nhất là tìm cho được ngôi nhà. Chỉ trong một tiếng rưõi đồng hồ, ngôi nhà to lớn ấy đã biến thành chiếc chòi tranh nhỏ trong chuyện cổ tích, nó bị gió đẩy lệch sang một bên, và tuyết đã phủ kín cả cửa sổ. Tôi lao đầu vào nhà như thần bão tuyết. Trên vai tôi đông kết một lớp băng tuyết dày cộm, Ca-chi-a phải phủi cho tôi từ đầu đến chân.

    ... Hình như mọi chuyện đã đem ra nói hết và đã hai lần, chúng tôi đụng chạm đến bức thư vĩnh biệt của thuyền trưởng. Bức thư ấy tôi có mang đến đây, định bụng sẽ đưa cho bác sĩ xem. Còn các thứ tài liệu khác của đoàn thám hiểm thì đều để lại ở trung đoàn. Nhưng cả hai chúng tôi đều cố ý tránh không bàn đến bức thư ấy cùng những gì có liên quan đến nó. Vì hình như cả hai đều cảm thấy rằng tạm thời chưa thể nói đến nó trong giờ phút gặp gỡ đầy hạnh phúc này.

    Ca-chi-a kể cho tôi nghe về tình hình hiện tại của Pê-chi-a con - thằng bé lớn phổng lên, tròn trùng trục, mắt hơi xếch và khuôn mặt rất giống ngườì em gái đã quá cố của tôi. Chúng tôi lại bàn tới chuyện phải đối xử như thế nào với bà ngoại Ca-chi-a. Sau một trận cãi nhau với viện trưởng Pê-rư-skin, bà đi thuê một gian phòng của nông trường và tách ra ở riêng. Tôi cũng được biết tình hình của Pê-chi-a bố. Chú ấy bị thương, được thưởng Huân chương và nay đã trở lại mặt trận. Tiểu đoàn trưởng của chú ấy là Anh hùng Liên-xô, Ca-chi-a có quen ông ta trong một trường hợp ngẫu nhiên tại Mát-xcơ-va. Người tiểu đoàn trưởng ấy nói rằng, Pê-chi-a hoàn toàn “không coi cái chết ra gì”, khiến Ca-chi-a rất lo lắng. Tôi cũng được biết tình hình của chị Va-ri-a Trô-phi-mô-va, rằng “nếu tất cả mọi thứ đều giống như Ca-chi-a tưởng tượng thì hai người hạnh phúc xiết bao!” Căn phòng đã thay đổi ít nhiều. Các thứ đồ đạc được bày biện lại ngăn nắp gọn gàng, tất cả chúng như có ý muốn cám ơn Ca-chi-a đã làm ấm và đẹp lại căn phòng lạnh lẽo khô khan này của bác sĩ. Cuộc sống gia đình của chúng tôi, sau những tháng năm dằng dặc rời bỏ chúng tôi, giờ đã trở về. Sự thay đổi vô cùng quan trọng và kỳ lạ đối với tôi đó đã trôi qua năm, sáu tiếng đồng hồ rồi, mà giờ đây tôi vẫn chưa quen với cảm giác có Ca-chi-a ở bên cạnh.

    - Em có biết anh thường nghĩ những gì không? Anh cảm thấy anh yêu em thực chưa đủ và có khi anh đã bỏ qua không quan tâm đến những khó khăn mà em đã phải chịu đựng trong cuộc sống.

    - Còn em thì em chỉ nghĩ đến những khó khăn mà anh phải trải qua. Mỗi lần anh ra đi là mỗi lần em lo lắng, ăn ngủ không yên, có điều những cái đó cũng là một thứ hạnh phúc.

    Chúng tôi nói chuyện và nàng tiếp tục dọn dẹp đồ đạc. Bất kể ở đâu, trong khách sạn, trên tàu hỏa, hễ hai chúng tôi ở chung với nhau là nàng lại tất tưởi luôn tay luôn chân như thế. Đấy âu là thói quen của những người vợ thường xuyên theo chồng hết vào Nam lại ra Bắc. Nhìn Ca-chi-a làm, lòng tôi xốn xang bao niềm yêu thương, cảm mến và ân hận!

    Lát sau, người láng giềng của chúng tôi trở về. Đó là anh thủy thủ đã có nhận xét rằng tôi không có khả năng phân biệt rõ ràng các thứ đồ vật trong bóng đêm Bắc cực. Anh ta béo, lùn và có bộ mặt đỏ gay. Sau đôi phút ngỡ ngàng, chúng tôi vỡ lẽ rằng anh ta là một nhân vật khá đặc biệt.

    Anh ta bước vào phòng làm quen với chúng tôi, câu đầu tiên anh ta tự giới thiệu là đồng sự của bác I-van I-va-nứt, đến đây để thí nghiệm một loại khí cụ cấp cứu mới trên tàu ngầm. Đáng lẽ tối nay anh ta đi Mua-rơ-man-xcơ, nhưng cơn bão tuyết chết tiệt đã làm đảo lộn toàn bộ kế hoạch đã định.

    - Không được phép đi, - anh ta thở dài đánh thượt một cái và nói. - Nên ngoài việc ăn nhậu, chờ đợi ra, chẳng biết phải làm gì nữa.

    Trong nhà bác I-van I-va-nứt đã có rượu nho và đồ hộp, nhưng anh ta bảo không đủ và trở về phòng mang thêm rượu nho cùng đồ hộp của mình đến. Anh ta thở hổn hển, mở đồ hộp ra rồi xắn cao tay áo, đặt chúng lên bếp lò hâm nóng, cả ngày hôm đó tôi và Ca-chi-a ăn rất no, nên chúng tôi khước từ bữa tiệc rượu của anh ta. Người thủy thủ không vì thế mà mất hứng, anh ta ngồi một mình vào bàn và chén một mạch hết sạch các thứ. Qua lời của bác sĩ, anh ta biết rằng chúng tôi bị lạc nhau và vừa mới gặp lại, liền chúc mừng chúng tôi. Sau đó anh ta nói rằng chính anh ta được biết hàng vạn trường hợp tương tự như thế.

    - Trường hợp của hai anh chị là còn tốt lắm, cả anh và chị đều kiên trì cuộc sống độc thân một cách tốt đẹp! - anh ta nói giọng kẻ cả. - Vâng, đúng thế, đời sống là lắm chuyện lắm!

    Tôi không nhớ rõ chúng tôi còn nói những gì với nhau nữa. Tôi chỉ còn nhớ rằng lúc ấy tôi càng cảm thấy sâu sắc hạnh phúc của mình vì ngoài hai chúng tôi ra, còn có những người khác cùng chung với chúng tôi.

    Lát sau anh ta ra về. Hầu như cả buổi tối anh ta chỉ có gọi điện thoại ra cảng, hỏi đã được phép xuất phát chưa. Nhưng lúc này cơn bão tuyết đang bắt đầu tràn đến vùng biển Ba-ren-xép thì làm sao có thể nói đến chuyện xuất phát được! Cơn bão mạnh đến nỗi làm rung cả những lần cửa kính bên trong, tựa như có người nào đó đứng ngoài, lúc thì đẩy nhẹ, lúc lại dập lên dồn dập.

    Lúc này chỉ còn lại hai chúng tôi. Tôi ngắm nhìn Ca-chi-a mãi mà không biết chán. Tôi thương nhớ nàng quá đỗi. Tôi không còn nhớ gì nữa! Ngay cả cái thói quen dùng khăn quấn tóc lúc ngủ của nàng trước đây tôi cũng quên mất. Tóc nàng giờ đây chưa mọc dài nên hai cái bím thắt hai bên tai nom rất buồn cười.

    Nhưng nàng vẫn tết thành hai cái bím, để lộ hai cánh tai đỏ hồng mà tôi cũng đã quên mất.

    Chúng tôi lại bắt đầu nói chuyện, nhưng lần này chỉ nói thủ thỉ với nhau. Sau một lúc lâu im lặng, câu chuyện chuyển sang một đề tài mới. Đề tài mới đó là chuyện về Rô-ma-sốp.

    Tôi không nhớ rõ là đã học ở đâu câu chuyện về quyển vở chép tay cổ xưa bằng da đê. Những người ghi chép đời sau đã xóa chữ trên trang da dê và ghi vào đó những chữ mới của mình. Nhưng qua nhiều năm sau, các học giả lại phát hiện ra mặt chữ cũ trước kia, đó là những dòng chữ viết bằng bút lông ngỗng của một nhà thơ thiên tài.

    Câu chuyện về Rô-ma-sốp giống như chuyện của quyển vở cổ xưa nọ. Ca-chi-a kể cho tôi nghe sự việc đã xảy ra trong khu rừng bạch dương theo lời Rô-ma-sôp nói với nàng. Sau đó tôi xóa bỏ tất cả những lời bịa đặt đó đi như một kẻ nào đó đã xóa đi những dòng chữ gốc trên trang da dê. Và từ bên dưới những lời bịa đặt, hiện lên một sự thật khắc hẳn. Tôi vỡ lẽ và liền nói cho Ca-chi-a biết những gì đê tiện và phức tạp trong thủ đoạn của Rô-ma-sốp.

    Hắn đã diễn cái thủ đoạn ấy hai lần: lần thứ nhất hắn cố gắng chứng minh với Ca-chi-a rằng chính hắn đã cứu sống tôi và lần thứ hai hắn tìm hết cách làm cho tôi tin rằng Ca-chi-a sống được là nhờ bàn tay của hắn.

    Tôi kể lại cho Ca-chi-a nghe đúng từng chữ một về cuộc nói chuyện giữa tôi với Rô-ma-sốp tại quảng trường Xô-ba-tri. Những lời tự thú của hắn khiến Ca-chi-a rất đỗi kinh ngạc. Những lời tự thú đó cũng nói rõ căn nguyên của tất cả những điều bất hạnh mà tôi gặp phải, và nó cũng giải thoát khỏi đầu óc Ca-chi-a cái điều mà nàng vẫn nhiều ngày băn khoăn đau khổ.

    - Anh đã ghi lại tất cả những điều hắn nói chứ?

    - Anh đã ghi lại như một biên bản, và đã ép được hắn ký tên ỏ dưới.

    Tôi kể lại cho Ca-chi-a nghe những gì tôi đã ghi lại được. Ngay từ những ngày còn học ở trường tiểu học, nỗi ghen ghét đã bắt đầu gặm nhấm cái tâm hồn trống rỗng bất an của hắn. Và rồi cả đời hắn, hắn cứ chĩa mũi nhọn vào tôi bởi cái nỗi ghen ghét kia giày vò. Nhưng riêng việc hắn treo một tấm ảnh đẹp của Ca-chi-a trên tường cạnh bàn làm việc của hắn, thì tôi không đả động đến. Tôi không đả động đến là vì tôi cảm thấy rằng tình yêu của hắn đối với Ca-chi-a thực chất chỉ là một sự lăng mạ.

    Khi lắng nghe tôi nói, sắc mặt nàng tố lại, nhưng hai mắt thì cháy rực lên... Nàng cầm chặt bàn tay tôi và áp vào sát ngực mình. Mặt nàng trắng bệch vi xúc động. Nàng căm ghét Rô-ma- sốp, và có lẽ càng căm ghét hơn bởi những điều về hắn mà tôi không muốn nói đến. Song đối với tôi, hắn xa xôi và không đáng kể chút nào, nghĩ đến việc đã chiến thắng hắn, tôi bất giác cảm thấy phấn chấn...

    Người bác sĩ béo trên tàu vẫn hỏi đi hỏi lại cái việc tàu đã được phép xuất phát chưa. Vì cơn bão đang hoành hành, gió gào rú, tuyết rơi ào ạt nên chưa thể cho phép tàu nhổ neo dược. Gió tuyết làm tan hoang những lán đánh cá của chúng ta và cũng làm tan hoang những vùng đóng quân của bọn Đức. Nó làm cuộn lên những làn sóng biển hung dữ và xô đẩy những tàu bè nằm trốn trong vịnh Na-uy. Không được phép nhổ neo, cảng phải đóng cửa hoàn toàn, gió cấp chín đang hoành hành.

    Vợ tôi gối má lên bàn tay ngủ say. Nàng đẹp và thông minh vô cùng, tôi thật không hiểu vi sao nàng lại yêu tôi mãi như thế. Nàng đã ngủ say, tôi có thể ngắm nhìn nàng thật lâu và tha hồ nghĩ ngợi, lúc này chỉ có hai chúng tôi. Tuy cái đêm hạnh phức ngắn ngủi này sắp kết thúc, nhưng dầu sao thì đấy cũng là một diễm phúc, rằng chúng tôi đã cướp được nó từ trong cơn hoành hành điên cuồng của bão tuyết.

    Sáng hôm sau tôi cần phải dậy trước sáu giờ, tôi nài Ca-chi-a phải bằng lòng rằng lúc ấy tôi sẽ không đánh thức nàng dậy. Thậm chí ngay tôi hôm nay, chúng tôi đã nói với nhau trước những lời từ biệt. Nhưng khi tôi vừa mở mắt ra thì đã thấy nàng mặc áo khoác đang rửa thìa bát và dựng chiếc mâm ướt bên cạnh bếp lò. Nàng biết tôi phục vụ trong binh chủng nào, nhưng chưa bao giờ chúng tôi nói với nhau về chuyện đó. Chỉ khi tôi vội vội vàng vàng đặt chiếc cốc chưa kịp uống hết xuống bàn và vừa đứng lên thì nàng liền hỏi là có mang dù theo không, như trước đây nàng đã từng nhiều lần hỏi như vậy.

    Tôi đi ra khỏi nhà cùng với người bác sĩ to béo nọ. Cơn bão đã lắng. Cả thành phố chìm trong nhũng bờ tuyết dài chạy dọc theo các đường phố và bị chia đôi như do một con dao khổng lồ nào đó cắt ra.:rose:
     
    Last edited by a moderator: 5/6/15
  7. Rafa

    Rafa SV

    :rose:
    Chương 4

    Những bức thư vĩnh biệt

    Khi sắp ra đi tôi đã đưa những bức thư vĩnh biệt của thuyền trưởng cho Ca-chi-a. Trước kia, hồi ở En-xcơ, tôi cũng để lại cho nàng bức thư mà tôi đã cùng dì Đa-sa lấy được của một nhân viên bưu điện bị chết trôi, để nàng xem một mình. Lúc ấy tôi đứng dưới chân pháo đài Mác-tưn, lòng đầy lo âu và hồi hộp, tưởng tượng theo từng dòng chữ Ca-chi-a đọc.

    Còn lần này, phải sau mấy ngày tôi mói có thể trông thấy lại nàng. Song dầu sao mọi việc vẫn thế, hai chúng tôi vẫn đọc chung thư với nhau và tôi biết rằng Ca-chi-a sẽ cảm thấy luôn luôn có hơi thở của tôi ở phía sau vai nàng.

    Sau đây là những bức thư ấy.

    1

    Kính gửi ngài đại tá hải quân P.X.Xô-cô-lốp. Tổng cục địa lý thủy văn. Xanh Pê-téc-bua.

    Thưa Ngài Pi-ối Xéc-ghê-ê-vích kính mến!

    Bức thư này được viết khi cuộc hành trình của chúng tôi sắp sửa đi đến chỗ kết thúc. Có điều đáng tiếc là chỉ có một mình tôi kết thúc nó. Nhưng mong rằng nó sẽ đến được tay Ngài. Tôi cảm thấy tuồng như trên thế giới này không còn có ai khác có thể chịu đựng những nỗi khổ cực về xác thịt như chúng tôi. Các bạn đồng hành của tôi đã lần lượt hy sinh, còn cả đội trinh sát được tôi cử đến Gan-trích không thấy quay về.

    Tôi đã gửi Ma-sa và cô con gái nuôi của Ngài ở lại dọc đường trong một hoàn cảnh rất khó khăn. Nếu biết rõ đời sống của hai người đã được bảo đảm thì dẫu có chết tôi cũng yên lòng, vì tôi nghĩ rằng tổ quốc của chúng sẽ không hổ thẹn bởi chúng tôi. Chuyến thám hiểm lần này của chúng tôi không thành công. Nhưng sau khi trở vể lại vùng lục địa mà chúng tôi đã phát hiện được và tiến hành nghiên cứu nó, chúng tôi đã dốc hết sức mình để bù vào chỗ không thành công của cuộc thám hiểm.

    Ý nghĩ cuối cùng đốt cháy tâm can tôi là vợ và con gái tôi. Hy vọng rằng đời con gái tôi sẽ đẹp đẽ thuận chiều. Xin Ngài hãy giúp đỡ vợ và con tôi như trước đây Ngài đã giúp đỡ tôi. Trước lúc tắt thở, tôi nghĩ đến Ngài với một tình cảm sâu sắc và một tấm lòng yêu thương! Nghĩ đến những tháng năm đẹp đẽ nhất trong thời thanh niên của tôi, khi còn làm việc dưới quyền lãnh đạo của Ngài.

    Xin ôm hôn Ngài.

    I-VAN TA-TA-RI-NỐP


    2

    I.L. Ta-ta-ri-nôp, đội trường đội thám hiểm tàu “Xanh Ma-ri" kính gửi Ngài Tổng cục trưởng Tổng cục Địa lý thủy văn.

    BÁO CÁO

    Rất hân hạnh được báo cáo với Tổng cục Địa lý thủy văn những việc sau đây:

    Ngày 16 tháng Ba năm 1915, chiếc tàu buồm “Xanh Ma-ri" nằm ở vĩ độ 79°08'30' lấy Grin-vích làm chuẩn, kinh độ 89°55'00”; trong điều kiện thời tiết tốt tầm nhìn xa không bị cản trở, từ trên tàu “Xanh Ma-ri” đang phiêu bạt có thể nhìn thấy một dải đất vô danh, rất rộng, trên đó có vô số núi cao và sông ngòi nằm về phía đông con tàu. Trên vùng có dải đất lạ này, trước kia cũng đã từng được phát hiện có dấu tích như vào tháng Tám năm 1912, chúng tôi đã từng nhìn thấy những đàn ngỗng trời bay từ phía đông bắc về phía tây nam. Và vào đầu tháng Tư năm 1913, chúng tôi lại nhìn thấy từ đường chân trời phía đông bắc một dải đất liền màu bạc sáng bị bao phủ bởi một đám mây sặc sỡ hình thù quái dị như lớp sương mù trong khe núi xa.

    Dải đất này trùng với đường kinh tuyết. Sự phát hiện đó đem đến cho chúng tôi một hy vọng, một khi có thời cơ thì lập tức xuống tàu, đổ bộ lên đất liền, đi dọc theo bờ biển đến hướng bán đảo Tai-mưa rôi tùy theo tình hình cụ thể mà tiến thẳng đến cửa sông Ha-tan-ga hoặc E-ni-xây và việc đầu tiên là đi tìm các bộ lạc ở vùng Xi-bê-ri. Lúc này hướng tiến của tàu chúng tôi là rất rõ ràng theo hướng bắc lệch đông bảy độ, xuôi chiều với dòng chảy của băng. Nếu hướng tiến hơi lệch về hướng tây, nghĩa là song song với hướng hành tiến của tàu “Phơ-ram" ở miền nam thì chúng tôi đã không thể thoát khỏi vùng đóng băng trước mùa thu năm 1916 được, mà lương thực của chúng tôi thi chỉ đủ để ăn đến mùa hè năm 1915.

    Chúng tôi đã phải trải qua vô vàn gian nan khổ ải (những việc đó không có dính dáng gì đến thực chất của bản báo cáo này), mãi đến ngày 21 tháng Năm năm 1915, chúng tôi mới đến vĩ độ 81°09', kinh độ 58°36' và đổ bộ lên mảnh đất nằm dọc theo bờ biển mà chính chúng tôi đã phát hiện. Đấy là một hòn đảo bị băng tuyết phủ kín, vị trí của nó ghi trên phụ đồ A đính theo bản báo cáo này. Năm ngày sau, chúng tôi mới đặt chân đến được hòn đảo thứ hai trong nhóm quần đảo gồm có ba, bốn hòn đảo vừa được phát hiện này. Ký hiệu của đảo này là G. Tôi đã chọn một địa điểm trên một mũi biển của cái đảo nhỏ này làm trạm thiên văn. Tọa độ của trạm thiên văn nói trên là 80°26,30" và 92°08'00"

    Đi dọc theo mảnh đất lạ này về phía nam, tôi đã phát hiện được một bờ biển nằm giữa vĩ tuyến bắc 81° và 79°. Đoạn bờ phía bắc thấp trũng, có chỗ toàn đất thịt và bị phủ kín bởi một dòng băng khá rộng. Phần bờ phía nam có dốc cao dần lên và dần dần thoát khỏi sự bó buộc của lớp băng dày. Tại đây chúng tôi đã tìm thấy một số thân cây còn nguyên vẹn bị trôi dạt đến. Ở nơi vĩ độ 80°, đã phát hiện được một eo biển rộng lớn, kéo dài từ điểm C ra hướng tây nam. Bắt đầu từ điểm F, bờ biển đột ngột kéo dài về phía tây nam. Tôi vốn định quan sát bờ phía nam của vùng đất mới này, nhưng lúc ấy chúng tôi đã quyết định di dọc theo bờ biển Ha-ri-tông La-pơ-chép tiến đến sông E-ni-xây.

    Trong lúc báo cáo với tổng cục về các phát hiện của cá nhân như đã nói ở trên, tôi nghĩ cần phải nói rõ rằng vì đồng hồ thiên văn ở trên tàu trong hai năm qua chưa hề được điều chỉnh lần nào cho chính xác, nên cho dù có bảo quản nó tốt đến như thế nào, cá nhân tôi vẫn cảm thấy rằng các kết quả tính toán về kinh tuyến chưa thể đáng tin cậy hoàn toàn.

    I-VAN TA-TA-RI-NOP

    Kèm theo:

    1) Một nhật ký của tàu “Xanh Ma-ri” (có ký tên)

    2) Một quyển vở mỏng ghi chép về đồng hồ thiên văn.

    3) Một quyến ghi các loại số tính toán được và các sô liệu chụp ảnh.

    4) Một tấm bản đồ vẽ được tại thực địa.

    Tại trại nghỉ trên đảo thứ tư trong quần đảo Nga, ngày 18 tháng Sáu năm 1915.


    3

    Ma-sa thân yêu!

    E rằng quan hệ giữa chúng ta đã đến lúc kết thúc, anh thậm chí còn khó tin rằng sẽ có một ngày nào đó em đọc được những dòng vĩnh biệt này. Các anh không thể đi lại được nữa rồi, đi là bị cóng ngay... Các anh chỉ còn biết nghỉ lấy sức, thậm chí sau bữa ăn cũng không cảm thấy cơ thể ấm lên được chút nào. Hai chân anh, nhất là chân phải rất tệ hại, chính anh cũng không rõ là nó đã bị cứng buốt và hỏng từ lúc nào. Trong khi viết thư anh vẫn quen dùng hai chữ “Các anh", nhưng thực ra Cô-pa-côp đáng thương đã chết ba hôm nay rồi. Cơn bão tuyết hôm ấy đáng sợ làm sao, anh không tài nào chôn được anh ta! Cơn bão đã kéo dài đến những bốn ngày bốn đêm - đối với các anh, quãng thời gian ấy quá dài.

    Ngày cuối cùng của anh đã ập đến rất nhanh chóng. Song anh không sợ chết chút nào! Rõ ràng là anh đã làm được rất nhiều để giành lấy sự sống so với khả năng mà anh có.

    Anh rất có lỗi với em. Tuy những ý nghĩ khác cũng rất nặng nề. Song ý nghĩ về em là nặng nề hơn cả.

    Mấy năm qua em đã phải chịu đựng biết bao nhiêu phiền muộn lo âu, và giờ đây phải gánh chịu buộc mình, nếu em gặp một người nào đó mà em quên được nỗi đau khổ lớn nhất, xin em hãy đừng tự ràng buộc, thấy rằng sống với người ta em sẽ được
    hạnh phúc thì em hãy nhớ rằng đây củng là điều anh cầu mong cho em.

    Em hãy chuyển lại những lời này cho mẹ Ni-na Ca-pi-tô-nôp-na. Anh xin ôm hôn mẹ, mong mẹ giúp đỡ em nhiều, đặc biệt là trong việc giúp đỡ con Ca-chi-a của chúng ta.

    Cuộc hành trình của các anh rất gian nan. Song mọi người đều biểu hiện rất tốt. Nếu trang bị không quá kém, nếu vật tư được cung cấp không thiếu thốn quá, thì cũng có thể là các anh đã hoàn thành được nhiệm vụ.

    Ma-sen-ca yêu quí! Anh thật không tưởng tượng được là sau khi không có anh, em và con sẽ sống như thế nào! Ca-chi-a, Ca- chi-a của ba! Anh biết ai sẽ giúp đỡ em và con, song trước phút tắt thở anh không muốn nhắc đến tên hắn. Anh không thể dốc hết bầu tâm sự đã tích lũy trong nhiều năm của mình cho người ấy được. Người ấy là hóa thân của cái thế lực trong nhiều năm bó buộc chân tay anh. Thực ra nếu hắn ta không ngăn trở anh, không đến “giúp đỡ” anh, thì anh cũng đã hoàn thành được khối công việc. Nghĩ đến chuyện này anh hết sức đau lòng. Nhưng còn cách gì hơn? Điều duy nhất có thể an ủi là anh lấy lao động của mình hiến dâng cho đất nước Nga những phần đất mới rộng lớn. Ma-sa thân yêu, thực ra anh không muốn kết thúc bức thư này, kết thúc cuộc nói chuyện cuối cùng với em. Em hãy yêu thương con gái của chúng ta, nhớ đừng để con nhiễm quen tính lười biếng. Đấy là hình ảnh của anh, anh đã trót là một kẻ lười và có phần quá tin người.

    Ca-chi-a, con gái mồ côi của cha! Liệu mai sau con có biết được rằng cha đã từng thương nhớ con đến chừng nào không? Thậm chí trước lúc nhắm mắt cha chỉ mong được nhìn thấy con một lần nữa.

    Anh dừng bút. Tay anh đã bị cóng rồi. Nhưng anh vẫn cố viết tiếp. Ôm hôn em và con. Người thân yêu mãi mãi của em và con.
    :rose:
     
    Last edited by a moderator: 5/6/15
  8. Rafa

    Rafa SV

    :rose:
    Chương 5

    Trang cuối cùng

    Tôi không muốn để Ca-chi-a ở lại trong nhà bác sĩ, điều chủ yếu là vì căn phòng ấy không phải của bác sĩ mà là của một sĩ quan đã bị hy sinh. Tất cả đồ đạc trong nhà đều là của người sĩ quan ấy. Mấy bức tranh mực nước vẽ phong cảnh thành phố Bắc cực được treo đối xứng trên tường. Một cái giá xếp rất ngay ngắn hàng chồng sách chuyên môn. Ngoài ra còn treo rất nhiều ảnh, tất cả đều là ảnh của một cô bé gái tóc dài mặc quần áo theo kiểu U-cra-i-na và những bức ảnh chụp thời kỳ cô bé đã lớn hơn ôm con búp bê to tướng và bóng nhẵn. Mọi thứ đồ đạc trong phòng khiến ta bất chợt nhìn thấy rất rõ cuộc sống đã bị chấm dứt của người chủ cũ.

    Sống trong một gian phòng như thế, nhất định là sẽ bị chìm ngập trong hàng đống những ý nghĩ linh tinh khác nhau và hoàn toàn không cần thiết. Đối với một phụ nữ mà chồng đang phục vụ trong Không quân thì rất khó thoát khỏi những ý nghĩ như vậy. Song Ca-chi-a vẫn quyết định sẽ ở lại.

    - Việc ấy có hề gì! - Nàng nói. - Đấy là việc rất bình thường.

    Tôi không khăng khăng giữ ý kiến của mình. Số lần tối trở lại thành phố Bắc cực không nhiều. Chỉ cần biết rằng Ca-chi-a ở bên cạnh bác I-van I-va-nứt và được trông thấy ông hằng ngày là tôi yên tâm và sung sướng rồi. Nàng đã xin việc để làm, thoạt tiên làm у tá trong bệnh viện, sau đó chuvển sang phòng khám của bác sĩ ở thành phố Bắc cực cũ. Hai tuần sau khi tôi đến đây, nàng đã tỏ rất hứng thú đối với cuộc sống mới đó nhanh hết chỗ nói.

    Từ đây nhiều hạm tàu ra đi, đến các vùng biểu xa gần, cùng với các hạm tàu của quân Đồng minh tiêu diệt các đoàn tàu vận tải của giặc Đức. Vì vậy tất cả mọi sự kiện xảy ra trong cái thành phốbé nhỏ này đều có liên quan không nhiều thì ít đến cuộc chiến đấu đương diễn ra. Tên của người chỉ huy nổi tiếng được nhân dân hâm mộ, hầu như mọi người trong thành phố đều biết đến. Trong đó có không ít nhân vật mà tên tuổi đã vang lừng khắp Liên bang Xô-viết.

    Khi sống ở thành phố N.. tôi cảm giác rất rõ khoảng cách giữa hậu phương và tiền tuyến. Và ở đây, cảm giác đó lại càng rõ rệt hơn, bởi cuộc sống ở đây đa dạng, phong phú hơn ở N. nhiều. Cuộc sống này không phải từ trên trời rơi xuống mà là một sự thâm nhập dần dần từ ngoài vào. Từ mọi phương diện đều có thể nhận ra rằng tất cả mọi ngươi của chúng ta, từ đồng chí tư lệnh đến anh chiến sĩ hải quân đều tỏ rõ quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng để bảo vệ vùng đất này. Vì sự căng thẳng luôn luôn thường trực nên nó đã ãn sâu vào từng sự việc nhỏ của cuộc sống thường ngày.

    Tôi nghĩ rằng mùa đông giữa năm 1942 và năm 1943, có lẽ là mùa đông hạnh phúc và đầm ấm nhất của chúng tôi. Hồi ấy, cứ cách một ngày, tôi lại xuất phát đi oanh tạc các hạm tàu của địch một lần. Khi chưa biết rõ tin tức Ca-chi-a, lúc bay tôi có một cảm giác khác. Nhưng khi đã biết rõ rằng nàng đang sống an toàn giữa thành phố Bắc cực và chỉ mấy ngày sau là tôi sẽ được chính mắt xem nàng pha nước chè ở bàn ăn, thì khi bay tôi có một cảm giác hoàn toàn khác hẳn. Bên trên bàn ăn treo một chiếc đòn có cái chụp màu xanh. Bác sĩ I-van I-va-nứt dùng giấy cắt những cái hình rất ngộ nghĩnh dán lên cái chụp ấy. Trong trí tưởng tượng của tôi hình thành một bức tranh: tất cả những con người và sự việc làm cho tôi và Ca-chi-a hân hoan phấn chấn đều tập trung vào trong vòng sáng của cái chụp màu xanh kia. Còn tất cả những người và sự việc khiến hai chúng tôi buồn phiền lo lắng đều lánh xa ra, vào cái góc tối ngoài kia.

    Tôi còn nhớ một buổi gặp mặt của chúng tôi vào một buổi tối. Hôm ấy để bắt liên lạc với bác sĩ, sau nhiều lần tìm kiếm vô ích, cuối cùng tôi vớ được một chiếc thuyền máy và liền lái thẳng đến thành phố Bắc cực. Tuy lúc bấy giờ đã muộn nhưng mấy người bạn chúng tôi vẫn quây quần với nhau dưới cái quầng sáng này. Đêm khuya có hề gì, nếu không được ở bên nhau, thì ban ngày có khác gì là đêm khuya!

    Ông bác sĩ mập mạp, trông rất đẹp dáng, mặc chiếc áo khoác dài và rộng thùng thình từ trong phòng riêng của mình lũng thững đi đến cạnh bạn, chiếm một chỗ, nếu không phải là nổi bật nhất thì cũng là vị trí huyên náo nhất. Cái dáng hấp tấp của ông có vẻ như đang chờ đợi một sự kiện vui mừng nào đấy, hoặc ít ra thì cũng là chờ đợi một tin lành. Với cái dáng vẻ ấy, ông đã gây không khí nhộn nhịp cho mọi người, tuy ông không nói lời nào nhưng ai cũng có thể nghe rõ hơi thở ồ ồ hổn hển như thụt bể của ông.

    Nếu chia ngôi thứ theo âm thanh ồn ào thì tôi phải là người thứ hai đứng sau bác sĩ. Thực tình mà nói, từ trước tới nay chưa bao giờ tôi nói nhiều, uống nhiều rượu, cười nhiều và giòn như hôm nay. Cái cảm giác khó tả khi gặp lại Ca-chi-a hình như vẫn còn đọng lại trong tâm hồn tôi, tất cả chúng như đều bay tới phía trước, về một nơi... Nơi nào nhỉ? Ai mà biết được. Tôi tin rằng chúng bay về chân trời hạnh phúc. Sau khi con trai yêu hy sinh, bác sĩ cảm thấy mình hoàn toàn như một người ốm. Nhưng đêm nay ông cũng vui vẻ, hoạt bát hẳn lên, ông thích dùng những câu danh ngôn của Cô-dơ-ma Prút-côp để bàn về thời sự quốc tế.

    Cậu hoa tiêu của tôi chiếm ghế cao nhất trong số những người im lặng. Hầu như từ đầu chí cuối cậu ta chẳng nói câu nào. Cậu ta chỉ ngồi trầm tư suy nghĩ, thỉnh thoảng hàng lông mày khẽ động đậy và cậu ta lấy tẩu thuốc ra khỏi miệng, phả những vòng khói tròn ra ngoài. Trên kia tôi có nói rằng tôi rất mến cậu ta, bởi cậu ta là một hoa tiêu xuất sắc và rất hợp với tính tôi.

    Lúc này Ca-chi-a loay hoay bận bịu với những công việc chủ nhân của mình. Tôi không biết là nàng đã biến căn phòng này thành nhà của chúng tôi như thế nào, khiến chúng tôi có thể tiếp khách một cách thoải mái và đầy đủ.

    Rõ ràng là nếu như hằng ngày đài phát thanh không truyền đến những tin tức chiến thắng của quân ta thì không thể nào có được buổi gặp mặt vui vẻ này và tôi cũng không thể nào được hưởng cái hạnh phúc gặp mặt Ca-chi-a. Sáng sớm ngày hôm sau, khi nàng tiễn chân tôi thì mặt trời đã nhô lên ở chân trời, nó to như quả bóng chúng tôi thường chơi thuở bé, nó sáng rực và tươi trẻ, tượng trưng cho sự bắt đầu của một ngày ở Bắc cực, nó bò dần lên phía trên dãy núi xa có vẻ mềm mại, tất cả những cái đó như để dành riêng cho chúng tôi... Nếu đài phát thanh ngày ngày không truvền đi các tin tức chiến thắng thì trong chúng tôi không thể nào có được những tình cảm hăng hái phấn chấn. Cái tình cảm hăng hái ấy mang trong mình nó tính chất phổ biến, nó chẳng những có ở đây - vùng tiền duyên cánh bên trái, mảnh đất trên bộ có người lính cuối cùng của chúng ta đóng giữ, nơi có những vách đá cheo leo hoang vắng bị biển cắt vụn, mà nó còn có ở bất cứ vùng nào của toàn bộ mặt trận.

    Những phát đạn đại bác cuối cùng ở thành phố Xta-lin-grát đã lặng tiếng. Các chiến sĩ vọt ra khỏi các hầm ngầm, họ nheo mắt tránh ánh nắng và ánh tuyết chói lọi, ngắm nhìn thành phố hoang tàn đã trải qua những cuộc vật lộn quyết liệt với quân thù. Tin thắng lợi vĩ đại này dội đến những tường đá hoa chắc đẹp của thành phố Bắc cực. Hầu như chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể làm được để các tin tức chiến thắng vang đi xa hơn nữa dọc theo bờ biển Na-uy. Các đội tàu buôn của giặc đang lén lút đi từ nước này sang nước khác, hãy làm cho âm vang của chiến thắng theo chúng đến khắp mọi nơi. Giặc Đức đang đổ vũ khí của chúng xuống các quốc gia xa lạ và chuyển lén tàu chúng những sắt thép ăn cướp được. Chúng đang gấp rút ăn cướp quặng thép ở vùng biển Ba-ren-xép trong đám âm thanh thần bí, hãv làm cho âm vang của chiến thắng truyền đến những vùng chúng đang gây ra tội ác!...

    Chúng tôi - bác sĩ, Ca-chi-a và tôi - bỏ tất cả thì giờ cá nhân vào việc chọn lựa và nghiên cứu những tài liệu tìm được của đội thám hiểm tàu “Xanh Ma-ri”.

    Không biết việc in tráng số phim ảnh của đội thám hiểm với việc lựa chọn tài liệu, việc nào khó hơn. Mọi người đều biết rằng, thời gian càng dài, màu sắc của phim ảnh càng nhạt đi. Vì thế trên hộp chứa phim đều có ghi thời hạn bảo hiểm, quá hạn ấy, nhà máy sản xuất ra số phim ấy không chịu trách nhiệm nữa. Thời hạn bảo hiểm của những phim tàu “Xanh Ma-ri” mang theo là đến tháng hai năm 1914. Chẳng những thế, giấy bọc bị thấm nước, phim bị ướt sũng trong một thời gian rất dài. Ngay đến người thợ rửa ảnh giỏi nhất của hạm đội miền Bắc cũng nói rằng, ý định muốn dùng số phim này là một “mơ tưởng viển vông”, ngay đến những người có kinh nghiệm như họ cũng đành chịu bó tay. Nhưng cuối cùng tôi đã thuyết phục được họ. Kết quả trong bộ một trăm hai mươi kiểu ảnh được tráng rửa cẩn thận, có khoảng năm mươi kiểu được coi là có thể “xử lý thêm để dùng”. Qua nhiều lần phục chế, đã có được hai mươi hai phim rất rõ nét.

    Tôi đã đọc được nhật ký của người hoa tiêu tên là Cơ-li-môp. Nét chữ của ông nhỏ, láu lại bị nước làm nhòe nên khó đọc. Đó là những tờ giấy rời được đóng gộp lại thành một quyển. Còn các thứ tài liệu của thuyền trưởng Ta-ta-ri-nôp, ngoài bức thư vĩnh biệt cùng một số ảnh được bảo vệ tốt ra, các thứ khác đều bị dính chặt lại thành cục. Đương nhiên là bản thân chúng tôi không đủ khả năng gỡ tách chúng ra, biến chúng thành những văn bản và bản đồ có ích được. Do đó việc này được giao cho một đồng chí có kimh nghiệm lãnh đạo tách gỡ trong phòng thí nghiệm đặc biệt. Trong số tài liệu của thuvền trưởng Ta-ta-ri-nốp vừa tìm được, có một quyển dày, nội đung khá phong phú, nhưng chúng tôi không dự định trình bày kỹ ở đây vì sự hạn chế về số trang của quyển sách này. Điều tôi muốn nói là ông dựa vào các kết quả bản thân quan sát được, đã đi đến một số kết luận, và căn cứ vào công thức ông đề ra, có thể tính toán được tốc độ và phương hướng chuyển động của các dòng băng ở bất cứ khu vực nào trên Bắc băng dương. Thoáng qua, đây là một thành tựu khó được tin cậy, vì căn cứ vào đoạn đường ngắn ngủi mà tàu “Xanh Ma-ri” đã kinh qua thì ai cũng nghĩ rằng rất khó có thể đạt được một sự tổng kết rộng lớn như thế được. Song chân lý không cần nhiều biện luận.

    “Tuy mình đã đọc hết sự tích của cả đời thuyền trưởng Ta-ta-ri-nốp, nhưng mình vẫn chưa tìm thấy trang cuối cùng, - tôi thường tự nhủ như thế”.

    "‘Công việc đã kết thúc đâu nào. - tôi tự trả lời như vậy. - Biết đâu sẽ có ngày mình sẽ tìm thấy và đọc được trang cuối cùng ấy”.

    Ngày ấy đã đến. Tôi đã đọc được hết sự tích bất hủ của đời ông.
     
    Last edited by a moderator: 4/6/15
  9. Rafa

    Rafa SV

    :rose:
    Chương 6

    Trở về

    Mùa hè năm 1944 tôi được nghỉ phép. Tôi và Ca-chi-a quyết định sẽ về chơi Mát-xcơ-va ba tuần lễ, còn tuần thứ tư thì về En-xcơ thăm các cụ.

    Ngày mười bảy tháng Bảy, chúng tôi vể đến Mát-xcơ-va. Đó là một ngày đáng nhớ biết bao! Đúng vào ngày ấy bọn tù binh Đức bị áp tải qua phố xá thủ đô. Hành lý chúng tôi mang theo rất nhẹ, nên quyết định trước tiên sẽ đi tàu điện ngầm vào trung tâm thành phố. Nhưng sau khi ra khỏi sân bay, chúng tôi đã phải đứng chờ suốt hai tiếng đồng hồ mà vẫn chưa vượt được qua đường phố. Thoạt đầu chúng tôi đứng xem; sau mỏi quá, ngả va-li ra kê ngồi, cuối cùng lại đứng lên. Đoàn tù binh vẫn diễu qua không ngớt. Đi đầu bọn chúng là những tên tướng béo phị, trong đó có đứa là đao phủ nổì tiếng. Chúng đội mũ ống cao, vận đồng phục, mặt mày nhẵn nhụi, mang một vẻ kiêu kỳ bị thất thế. Bọn tướng đi đầu đã đến cầu Crem-lanh mà bọn lính ở phía sau hãy còn nối tiếp nhau bước đi khập khiễng mãi tít phía xa, đứa thì mặc quần áo lót, đi chân không, đứa mặc áo khoác dài để hở phanh ngực.

    Tôi nhìn chúng nó với một niềm lý thú và một nỗi căm giận cùng cực. Tôi cũng như số lớn các đồng chí lái máy bay khác, hầu như trong suốt cả thời kỳ chiến tranh chưa có lần nào được nhìn tận mặt kẻ thù, kể cả khi lao thẳng vào chúng để công kích trên không trung. Giờ đây thế mà được gặp may, một đám giặc năm vạn bảy nghìn sáu trăm tên xếp hàng hai mươi diễu qua trước mặt tôi. Trong cái ngày huy hoàng này, Mát-xcơ-va như đẹp thêm ra. Bọn chúng nhìn Mát-xcơ-va vói vẻ hết sức kinh lạ, nhiều tên ngán ngẩm cúi đầu nhìn xuống chân mình.

    Tuy bọn chúng là những con người khác nhau, có những số phận không giống nhau, nhưng chúng có chung một điểm là cử chỉ, hành động của tất cả bọn chúng hoàn toàn khác xa chúng ta.

    Tôi nhìn sang Ca-chi-a. Nàng đứng im, tay đè chiếc túi xách vào sát ngực, lộ vẻ xúc động mãnh liệt. Sau đó nàng bỗng hôn tôi một cái rõ kêu. Tôi hỏi:

    - Em xúc động lắm hả?

    Nàng trả lời rất nghiêm trang:

    - Vâng!

    Chúng tôi đem theo khá nhiều tiền. Chúng tôi thuê một chỗ ở loại tốt nhất của khách sạn “Mát-xcơ-va” gồm có năm phòng, thiết bị sang trọng, có gương lớn, có tranh ảnh bày biện trên tường và có cả đàn dương cầm.

    Thoạt tiên chúng tôi hơi bàng hoàng. Nhưng sau đó cảm thấy rằng không khó làm quen với những gương soi mặc quần áo, thảm trải sàn cùng những hình vẽ tuyệt vời và hoa lá trên trần nhà. Chúng tôi cảm thấy sống trong những gian phòng ấy thật là nhẹ nhõm và dễ chịu.

    Tất nhiên là ngay ngày hôm chúng tôi vừa đến nơi, bác Cô-ra-bơ-li-ốp đã đến gặp chúng tôi. Bác ăn bận rất đỏm dáng, mặc ở bên trong chiếc sơ-mi in hoa rộng thùng thình, bộ ria mép hình chữ “bát” được vê tròn rất thẳng nếp. Chiếc sơ-mi rất hợp với bác, khiến bác giống hệt như một họa sĩ Nga vĩ đại nào đấy. Song tôi và Ca-chi-a nghĩ mãi vẫn không nhớ ra được là bác giống ai.

    Mùa hè năm 1942, khi tôi gõ lén cánh cửa đính da thú của bác, bác có mặt ở Mát-xcơ-va. Và một lần khi bác về nhà thấy có thư tôi để lại, biết ràng tôi đã lên đường đi I-a-rô-xláp tìm Ca-chi-a, bác đã quýnh cả lên, hồi ấy bác có mặt ở Mát-xcơ-va.

    - Sao anh đi tìm Ca-chi-a lẩm cẩm thế? Chính hôm đó tôi dẫn cô ấy đến Sở dân cảnh để đăng ký hộ khẩu, vì cô ấy không đăng ký được ở ngõ Xip-xép Vra-giéc, thế mà anh lại đi tìm cô ấy ở nơi xa tít mù tắp!

    - Bác I-van Ра-vơ-lứt, cái đó cũng chưa phải là chuyện rủi đâu, - tôi nói. - Mọi việc đã kết thúc tốt đẹp. Mùa hè năm ấy, cháu không được gặp may, cho nên, cháu lại nghĩ rằng đến bây giờ khi mọi chuyện đã được kết thúc tốt đẹp, chúng ta gặp lại nhau càng tốt hơn. Hồi ấy cháu vừa đen vừa gầy nom như người rừng ấy. Còn bây giờ, bác xem, chẳng phải khỏe mạnh hồng hào đấy sao. Bác kể chuyện về bác đi! Bác đã làm những gì và sống ra sao?

    Từ trước đến nav bác I-van Pa-vơ-lứt không quen nói về mình. Nhưng hôm ấy bác cũng đã cho chúng tôi biết được một số tin tức lý thú về trường tiểu học nằm trên đại lộ Xa-đô-vô Tri-um-phan-nai-a. Chính trong trường tiểu học này đã xảy ra sự kiện lớn trong cuộc sống của tôi và Ca-chi-a. Sau khi học xong tiểu học, cuộc sống nhà trường từ đó bỗng dần dần xa cách lạ lẫm đối với chúng tôi. Khi nhớ lại rằng những đứa trẻ sôi nổi, từng tưởng tượng đời sống vô cùng phức tạp chính là bản thân mình, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. Nhưng đối với bác I-van Pa-vơ-lứt thì cuộc sống nhà trường vẫn đang tiếp diễn. Hằng ngày bác đến trước gương, thong thả chải bộ ria đỏm dáng của mình và cầm lấy chiếc roi đi dạy học. Từng tốp học trò mới đi qua dưới ánh mắt nghiêm nghị nhưng đầy yêu thương săn sóc của bác, như đi qua luồng chiếu của ánh sáng đèn pha. Ôi, cái ánh mắt của bác lợi hại biết chừng nào! Tôi chợt nhớ đến câu nói của Gri-sa Pha-be “Ánh mắt là viên ngọc vô giá” nếu ở bác có loại ánh mắt ấy thì chỉ cần bỏ ra ít nhiều công phu là bác có thể lập nên công trạng trong sự nghiệp kịch trường”.

    - Bác I-van Pa-vơ-lứt, cậu ấy dạo này ở đâu ạ?

    - Gri-sa đang sống ở tỉnh. - bác trả lời, - Ở Xa-ra-tốp. Cũng đã lâu tôi không gặp anh ấy. Có lẽ bây giờ anh ấy đã trở thành diễn viên Ưu tú rồi.

    - Trước kia cậu ấy đã khá rồi. Cháu rất mê 101 biểu diễn của cậu ấy. Chỉ có điều là cậu ấy nói hơi to, nhưng như thế cũng chả sao, lại phát âm được rõ ràng!

    Chúng tôi lần lượt nhắc đến từng học sinh cũ trong lớp. Nhớ lại những ngưòi bạn cũ hiện đang tứ tản khắp mọi miền đất nước ấy, chúng tôi vừa thương cảm vừa sung sướng. Ta-ni-a Ve-Ht-scô đang tham gia công tác xây dựng nhà của ở Xta-lin-grát. Su-ra Cô-trơ-nhép đã trở thành đại tá pháo binh. Trước đây không lâu có thấy tên anh ấy trong một tờ lệnh. Nhưng có nhiều người bác I-van Pa-vơ-lứt không nắm được chút tin tức nào. Thời gian như bay lướt qua bên cạnh họ, hình ảnh họ trong ký ức của người khác luôn luôn là những đứa trẻ mười bảy, mười tám tuổi. Chúng tôi ngồi ôn lại chuyện cũ rất lâu. Giáo Sư Va-len-tin Ni-cô-lai-ê-vích Giu-côp đã gọi điện đến đây ba lần, lần nào cũng bị mọi người mắng rằng anh ta là giáo sư hão. lúc nào cũng mượn cớ bận nghiên cứu rắn hoặc những thứ tạp nham gì đó để hôi thức không chịu đến chơi.

    Cuối cùng anh ta đã phải đến, Anh ta đứng bần thần phía cửa, một tay vuốt mũi, dáng tư lự. Hãy trông kìa, anh ta ngỡ mình tìm nhầm nhà!

    - Thế nào giáo sư, mời ngài vào đây, vào đây, - tôi gọi anh ta.

    Anh ta cười rõ to và lao về phía tôi. Đi theo sau anh ta bước vào củ;ì là một người đàn bà cao lớn, béo khỏe và có một bộ tóc màu sáng. Nếu tôi không nhầm thì tên bà ta trước đây là Ki-ren. Cố nhiên là ngay lúc đó tôi bị lục vấn một hồi rất ghê. Va-li-a ngồi ở bên trái và Ki-ren ngồi ở bên phải, hai người thay nhau hỏi không ngớt miệng. Rằng tại sao, căn cứ vào đâu và bằng cách nào mà tôi đã tự động sục vào nhà người khác, tìm được Ca-chi- a đang ngụ trong nhà V.N Giu-cốp. Rằng tôi là một anh đần, dễ dàng tiện lợi không muốn lại đi để lại một mảnh giấy vớ vẩn mà qua đó không thể nào biết được tôi ở đâu và tôi sẽ lưu lại ở Mát- xcơ-va bao lâu.

    - Tấm phản ấy chính là giường nằm của chị Ca-chi-a đấy. - Va-li-a nói. - Và cái áo liền váy đặt ở đầu phản là của chị ấy. Lạy chúa, tại sao cậu lại không thể đoán ra được rằng chỉ có bàn tay phụ nữ mới làm gọn gàng ngăn nấp căn phòng của tớ được nhỉ?

    - Không thể đoán được. - tôi đáp. - Nhưng tớ cũng biết rằng rá bàn tay phụ nữ thu dọn...

    Ki-ren cười rộ với vẻ thiện ý., nhưng Va-li-a mở to hai mắt ra hiệu cho tôi. Rõ ràng là cái bóng đen thần bí của Gien-ca Côn- pác-tra vẫn còn lảng vảng trong nhà hai người.

    Các phụ nữ sang phòng bên cạnh. Ki-ren cần cho đứa con thứ tư ăn, và như vậy có thể đoán biết rằng chị ta và Ca-chi-a có điều gì muốn nói riêng với nhau.

    Chúng tôi nói chuyện về chiến tranh. Từ nhiều mặt có thể nhận thấy rằng chiến tranh sắp sửa kết thúc. Cái vẻ chăm chú lắng nghe của Va-li-a và bác I-van Pa-vơ-lứt khi tôi nói, giống như tôi là người sắp sửa báo cáo với tư lệnh rằng quân ta đã công phá Béc-lanh.

    Va-li-a hỏi tôi tại sao quân ta không vượt qua sông Vi-xla. Tôi đáp rằng không biết, khiến cậu ta có vẻ thất vọng, về tình hình miền Bắc, nếu căn cứ vào những câu hỏi của cậu ta, thì tôi không phải là chỉ huy của một đại đội không quân mà là chỉ huy của cả một phương diện quân.

    Về sau bác I-van Pa-vơ-lứt khơi nguồn nói về thuyền trưởng Ta-ta-ri-nốp. Để Ca-chi-a khỏi nghe thấy, tôi hạ thấp giọng xuống kể cho bác nghe những chi tiết mà tôi chưa hề lộ ra với ai. Trong một cái hốc hẹp cách căn lều của thuyền trưởng không xa lắm, có mấy ngôi mộ của thủy thủ mà đầu của họ lộ lên trên mặt đất, dưới một tảng đá lớn. Xương các xác chết bị gấu và chó sói tha đi khắp nơi, làm lẫn lộn không phân biệt được xương nào là của người nào. Có một chiếc xương đầu gối lạc xa lều đến ba cây số. Trong mấy ngày cuối cùng chắc chắn là thuyền trưởng đã cùng nằm chung trong một túi chán với người cấp dưỡng tên là Côn- pa-cốp, người nàv chết trước thuyền trưởng. Trong bức thư gửi cho Ma-ri-a Va-xi-li-ép-na, lúc đầu thuvền trưởng viết là “chuyển cho vợ tôi”, nhưng sau đó chữa lại là “chuyển cho người vợ góa của tôi”, ở bên dưới bàn tay trái của thuyền trưởng, tìm thấy một chiếc nhẫn cưới, bên mép trong của chiếc nhẫn ấy có khắc hai chữ M. và T.

    Tôi lấy từ trong vali ra một chiếc lập lắc bằng vàng hình qua tim và đưa cho mọi người xem. Một mặt của cái lập lắc ày kliổc chân dung của Ma-ri-a Va-xi-li-ép-na rất tinh xảo, còn mặt kia là một mớ tóc đen. Bác I-van Pa-vơ-lứt bước tới trước cửa sổ, đeo kính lên và ngắm nghía chiếc lập lắc ấy rất lâu. Bác lấy khăn tay cọ cọ vào chòm râu rồi lại ngắm tiếp. Bác cứ ngắm nghía mãi. cho đến khi tôi cùng Va-li-a đến đỡ bác ngồi xuống ghế bành.

    - Trời, Ca-chi-a giống chị ấy như đúc. - Bác kêu lên giọng thảng thốt. - Đến tháng mười hai năm nay là tròn mười bảy năm rồi. Thật khó mà tin được!

    Bác bảo tôi gọi Ca-chi-a ra và mách với tôi rằng vào dạo mùa xuân vừa rồi bác có đến thàm mộ, có mang hoa đến viếng và có nhờ một công nhân tráng lên trên mộ một lớp dầu sơn.

    Mọi người ở chơi nhà tôi đến đêm. Ki-ren về nhà ở ngõ Xíp-xép Vra-giéc cho đứa con nhỏ nhất bú một lần, và khi quay lại dẫn theo đứa con gái lớn nhất. Đấy là cô gái mà hai vợ chồng hy vọng có thể trở thành diễn viên. Nói chung lại, theo cách nói của bà mẹ Ki-ra thì giá trị của tất cả các học sinh giỏi giang nhất của trường bà cộng lại cũng không bằng cô bé này. Nghe nói rằng từ hồi còn bú, cô bé đã có “cảm giác âm thanh” rất đặc sắc, và bây giờ em ngâm thơ Pu-skin thậm chí không kém nhà ngâm thơ đại tài Xtê-pa-nhi-an.

    Va-li-a vẫn giống như trưóc, lúc nào cũng nói đến những con vật của mình một cách say sưa. Ngoài ra cậu ấy còn kể một số câu chuyện ngoài chiến hào. Tôi hỏi đã nghiên cứu được qui luật biến đổi của máu rắn theo tuổi chưa, Va-li-a cười và cho biết là tìm ra kết luận rồi.

    Hôm nay là một ngày tuyệt diệu của Mát-xcơ-va. Mở đầu ngày hôm nay là cuộc chờ đợi kéo dài hai tiếng đồng hồ của chúng tôi, khi lũ tù binh Đức đi qua phố. Đấy là cái mở đầu rất tuyệt! Cũng trong ngày hôm nay, cảm giác sắp giành được thắng lợi rạng lên trong lòng và không tắt nữa. Tin chiến thắng chưa in thành những dòng chữ đen trên mặt báo. Nhiều người còn cần phải hiến thân mình cho thắng lợi. Nhưng từ khắp mọi nơi, từ trong cảm giác đã có thể nhìn thấy hình dáng của chiến thắng. Cuộc sống trở lại chiếm giữ vị trí của nó, chiến tranh đã làm nó thay đổi. Mùa hè năm 1944 Mát-xcơ-va tràn ngập cái cảm giác xung khắc giữa cái mới và cái cũ một cách kỳ lạ và mới mẻ.

    Tối hôm ấy tiếng đại bác chào mừng vang rền. Vào lúc chín giờ bốn nhăm phút vang lên ầm ĩ tiếng gầm thét “có tin mới quan trọng”. Va-li-a nêu ý kiến cần phải lên ngay tầng thứ mười hai. Lúc này người đi cầu thang máy đông vô kể, nên chúng tôi rủ nhau đi bộ. Nhưng đi giữa chừng chúng tôi mới biết rằng muốn lên tầng mười hai thì dứt khoát phải đi bằng thang máy, nên chúng tôi đành chịu phải quay về phòng.

    Nhưng rồi cuối cùng chúng tôi cũng tìm cách lên được. Bây giờ trải ra dưới mắt tôi là thành phố Mát-xcơ-va tráng lệ thấp thoáng trong ánh hoàng hôn. Tôi và Ca-chi-a nhìn nhau, trong lòng náo nức khó tả. Chúng tôi cầm tay nhau, đứng tựa vào một bức tường ngang. Bầu trời yên tĩnh bị nhuốm đỏ bởi những luồng khói sẫm, sau đó trên đầu chúng tôi bỗng bung ra những chùm lửa sáng rực rõ, sặc sỡ màu sắc rồi từ từ rũ ra, rơi nhanh xuống.
     
    Last edited by a moderator: 4/6/15
  10. Rafa

    Rafa SV

    :rose:
    Chương 7

    Hai CUỘC nói chuyện

    I

    Ở Mát-xcơ-va tôi có hai việc phải hoàn thành. Việc thứ nhất là đọc báo cáo tại Hội Địa lý học về quá trÌnh tìm được đội thám hiểm tàu “Xanh Ma-ri”. Việc thứ hai là nói chuyện với người dự thẩm về Rô-ma-sốp. Hai việc này có liên quan với nhau, vì khi còn ở thành phố N. tôi đã gửi cho Viện công tố bản sao lời khai của Rô-ma-sốp với tôi ở quảng trường Xô-ba-tri.

    Bây giờ tôi bắt đầu kể từ chuyện thứ hai.

    Mùa thu năm 1943, Rô-ma-sốp bị xử mười năm tù ngồi. Tôi biết tin này từ miệng một nhân viên công tác trong ngành tòa án của thành phố N.. Trước kia khi theo dõi vụ án này ở Mát-xcơ-va, anh ta có hỏi chuyện tôi mấy lần. Không hiểu tại sao vụ án ấy bây giờ lại chuyển về cho tòa án địa phương xử. Trước khi rời khỏi thành phố N. không lâu, tôi có nhận được giấy báo nói rằng tổ điều tra Mát-xcơ-va yêu cầu tôi cung cấp thêm một số tài liệu bổ sung.

    Đấy là những việc phiền toái chẳng có hứng thú gì. Trên đường đi, khi nghĩ rằng rồi đây mình sẽ bị cuốn vào cái guồng phức tạp, vô vị của vụ án, tôi không khỏi cảm thấy ngán ngẩm. Nếu không có vụ án này thì có phải sẽ được nghỉ ngơi thoải mái biết bao!

    Ngày thứ hai sau khi đến nơi, tôi liền đến tòa án trình diện, các đồng chí ở đó mời tôi đến gặp người thẩm phán phụ trách thẩm tra vụ án Rô-ma-sốp.

    Đây là gian phòng khách công cộng. Ánh sáng trong phòng hơi yếu, giữa phòng đặt một tấm chắn bằng gỗ ngăn căn phòng ra làm đôi. Dọc theo tường đặt khá nhiều ghế dài thô và cũ, trên đó có rất nhiều người đang ngồi, bà già có, cô gái có, các quân nhân không đeo quân hàm có... Mọi người đang chờ lệnh gọi đến tên mình.

    Tôi đã tìm được phòng làm việc của viên thẩm phán. Trên cửa phòng của ông ta treo một tấm biển đề cái tên khá hiếm thấy của ông: “Ve-xe-la-gô”. Vì còn rất sớm nên tôi buồn tay, cắm lại các lá cờ biểu thị vị trí của quân ta trên tấm bản đồ treo trên tường phòng khách. Đấy là một tấm bản đồ rất tốt, có điều là các lá cờ cắm cách các chiến tuyến quá xa.

    Một giọng nói quen thuộc làm gián đoạn công việc của tôi. Giọng nói ấy sao mà quen đến thế. Nó tròn trịa, nghiêm trang khiến tôi trong giây lát tưởng rằng mình còn là chú bé đang ăn mặc xấu xí, bẩn thỉu, trên chiếc quần có miếng vá to tướng.

    Giọng ấy hỏi:

    - Được chứ ạ?

    Như là giờ này chưa được vào không bằng. Ni-cô-lai An-tô-nô-vích nhẹ nhàng đẩy cửa phòng viên thẩm phán ra, nhưng sau đó liền khép lại, ngồi xuống dãy ghế dành cho khách chờ với cái vẻ hết sức bần thần. Lần cuối cùng tôi gặp ông ta là vào mùa hè năm 1942 ở ga tàu điện ngầm. Dáng vẻ của ông ta giờ đây giống hệt như lúc ấy: đạo mạo từ tốn và có phần quan trọng hóa vấn đề.

    Tôi vừa huýt sáo mồm vừa đổi chỗ các lá cờ biểu thị vị trí của mặt trận thứ hai trên vùng gần biển Ban-tích. Từ khi tôi nói với ông ta câu: “Tôi nhất định sẽ tìm ra đội thám hiểm, đến lúc đó sẽ rõ xem ai đúng ai sai”, đến nay đã mười bảy năm rồi. Ông ta biết tin tôi đã tìm ra đội thám hiểm chưa nhỉ? Có lẽ đã biết rồi. Nhưng chắc chắn là ông ta không biết được rằng trong số tài liệu, văn kiện tìm được của thuyền trưởng Ta-ta-ri-nốp, có nhiều luận điểm vững chắc không thể nào đánh đổ được, chứng tỏ rằng nhận thức của tôi hoàn toàn đúng, về những chi tiết này, báo chí chưa hề nói đến một chút gì.

    Ông ta ngồi cúi đầu, hai tay cầm chiếc gậy chống, về sau ông ta liếc nhìn tôi, trên bộ mắt trắng bợt của ông ta lướt qua một vẻ gì khó xử rất mất tự nhiên. Tôi khoan khoái nghĩ: “Nhận ra rồi”. Sau khi nhận ra tôi, ông ta liền nhìn sang phía khác.

    ... Đây là giây phút ông ta vắt óc suy nghĩ để tìm cách đối phó với tôi. Một chuyện phức tạp biết bao! Song ông ta có vẻ như là đã tìm ra lối thoát. Bỗng ông ta đứng bật dậy, giơ bàn tay lên quá đầu vẫy vẫy và dũng cảm bước thẳng lại phía tôi.

    - Nếu tôi không nhầm thì đồng chí là Gri-gô-ri-ép có phải không?

    - Phải, đúng thế.

    Có lẽ từ bé đến giờ, đây là lần đầu tiên tôi phải cố gắng nhiều đến thế để nói ra mấy lời ngắn ngủi như vậy. Đúng cũng là giây phút tôi suy nghĩ cách đối phó với ông ta.

    - Đối với anh, thời gian trôi qua thật là không vô ích chút nào,

    - Ông ta nhìn vào quân hàm của tôi, nói tiếp. - Lần này anh từ
    đâu đến đây? Anh đã chiến đấu ở mặt trận nào để bảo vệ những người làm công tác hậu phương bé nhỏ chúng tôi?

    - Ở miền Cực bắc.

    - Anh sẽ ở lại Mát-xcơ-va có lâu không?

    - Tôi đi phép, sẽ ở lại đây ba tuần.

    - Anh cũng bị buộc phải bỏ thì giờ vàng ngọc để đến đây phải không? Nhưng nói cho cùng thì đây cũng là nghĩa vụ mà mỗi công dân chúng ta phải hoàn thành, - ông ta nói bằng một giọng hết sức đạo mạo, rành rọt. - Tôi nghĩ, chắc anh cũng như tôi được gọi đến đây là vì vụ án Rô-ma-sốp phải không?

    - Đúng thế.

    Ông ta lặng im một giây. Ôi, sao mà tôi quen thuộc cái thói quen lặng im ấy của ông ta đến thế. Từ bé tôi đã căm ghét vô cùng cái lối lặng im giả dối và có mục đích rõ rệt này của ông ta!

    - Thằng ấy không phải là người, nó là một con yêu tinh, - cuối cùng ông ta nói. - Tôi thấy cần phải nhanh chóng gạt bỏ hắn ta ra khỏi xã hội của chúng ta.

    Nếu là nhà nghệ sĩ, lúc ấy nhất định là tôi đã dốc hết tâm can để thưởng thức một màn kịch giả dối rất tuyệt của ông ta. Nhưng tôi chỉ là một người bình thường, tôi chỉ muốn nói với ông ta rằng, nếu kịp thời gạt bỏ Ni-cô-lai An-tô-nô-vích ra khỏi xã hội thì nó (tức là xã hội) sẽ không phải mất công sức để quan tâm đến Rô-ma-sốp nữa.

    Nhưng tôi cố ghìm lại, không nói.

    Về chuyện đội thám hiểm của tàu “Xanh Ma-ri”, chúng tôi không hề đụng chạm đến. Nhưng tôi hiểu rất rõ Ni-cô-lai An-tô- nứt, sở dĩ vừa rồi ông ta tiến thẳng vể phía tôi là vì ông ta đã sợ tôi.

    - Tôi có nghe nói, - ông ta gợi chuyện một cách thận trọng, - rằng anh đã hoàn thành sự nghiệp mà tự anh đã mở ra, anh đã bỏ ra rất nhiều tinh lực cho sự nghiệp ấy, tôi xin chân thành bày tỏ với anh lời chúc mừng và niềm cảm kích. Đồng thời tôi cũng sẵn sàng làm một việc gì công khai cho ý nghĩ này.

    Ý của câu nói sau cùng này là ông ta muốn đến nghe bản báo cáo của tôí, làm ra vẻ như là từ trước đến nay vẫn thân thiết với tôi. Ông ta cầu hòa. Vậy thì tôi cũng cần phải làm ra bộ như là chấp nhận sự cầu hòa ấy mới ổn.

    - Đúng thế, hình như việc ấy đã được hoàn thành.

    Tôi không nói thêm một câu nào nữa. Thế mà ông ta đã sướng rơn lên, trên bộ mặt béo phị và trắng bợt của ông ta ửng lên những tia hồng thỏa mãn. Mọi việc đã trôi qua, đã bị mọi ngưòi lãng quên, người ấy bây giờ đã trở thành một kẻ có quyền uy, sao ta lại không tìm cách kết thân với ông ta? Có lẽ mình cũng đã biến thành một con người khác rồi! Thực ra, chẳng phải cuộc sống vẫn có thể biến đổi con người đó sao? Mình biến thành một con người giống hệt ông ta, có nhiều huân chương, công việc thuận lợi... nên có thể ông ta sẽ căn cứ vào kinh nghiệm thành công của mình mà ước đoán người.

    - ... Nếu nói riêng ra thì đâv cũng là một sự kiện lớn làm chấn động thế giới. - Ni-cô-laì An-tô-nứt nói tiếp. - Thuyền trường Ta-ta-ri-nốp rất xứng đáng được trở thành anh hùng dân tộc, di hài của Người sẽ được đưa về kinh thành, sẽ được hàng vạn hàng triệu người đi qua chiêm ngưỡng.

    Tôi trả lời rằng di hài của thuyển trưởng Ta-ta-ri-nốp đã được chôn cất ở bờ vịnh E-ni-xây, và có lẽ bản thân ông cũng không mong được có một nấm mộ tốt hơn như thế đấy.

    - Đích thị là như vậy. Song tôi nói đây là một chuyện khác, cái chuyện bạc phận của ông ấy. Ông ấy luôn luôn bị lãng quên, nếu như chúng ta (ông ta công nhiên dùng chữ “chúng ta") không tìm ra thì e rằng chẳng có ai trên trái đất này biết ông ấy là ai và ông ấy đã cống hiến những gì cho Tổ quốc và khoa học.

    Những lời ông ta vừa nói trên đây thực quá sáo rỗng, khiến tôi suýt nũa bật ra những câu thậm tệ. May mà giữa lúc đó cánh cửa phòng mở ra, một cô gái từ trong phòng của viên thẩm phán bước tới, mời tôi vào,

    Tôi cứ nghĩ rằng nếu vị thẩm phán ấy hoặc là vị nữ thẩm phán ấy (vì lần này là một phụ nữ) không trẻ và không đẹp đến như thế thì nhất định chị ấy sẽ không hỏi tôi nhiều và nghiêm khắc đến như thế. Song, về sau, câu chuyện của tôi lôi cuốn chị ấy, khiến chị ấy quên biến cái giọng quan cách của mình.

    - Đồng chí Gri-gô-ri-ép, - sau khi nghe tôi trả lời những câu hỏi về tên tuổi, nghề nghiệp, đã phạm pháp lần nào chưa, chị ta hỏi. - Anh có biết tôi mời anh đến đây để làm gì không?

    Tôi trả lòi rằng biết.

    - Trước kia anh đã có cung cấp cho chúng tôi một số tài liệu, - rõ ràng là chị ta muôn ám chỉ lần tôi làm việc với tòa án ở thành phố X. - Trong đó có một số điểm chưa được rõ ràng, nên tôi muốn trước hết được nói chuyện với anh.

    Tôi đáp:

    - Xin sẵn sàng phục vụ.

    - Tỉ dụ như...

    Chị ta đọc lên mấy đoạn. Đây là đoạn báo cáo về cuộc nói chuyện giữa tôi và Rô-ma-sốp trên quảng trường Xô-ba-tri.

    - Theo đây thì khi Rô-ma-sốp đưa ra những lài tuyên bố để
    công kích anh, là lúc hắn ta đã trở thành công cụ lợi dụng nằm trong tay một kẻ khác.

    - Kẻ khác ấy đã nói đến rồi, - tôi nói. - Hắn ta là Ni-cô-lai An- tô-nứt Ta-tа-ri-nốp. Hiện hắn đang chờ để gặp chị ở ngoài phòng khách. Còn vấn đề trong hai người ấy, ai là công cụ và ai là kẻ lợi dụng công cụ ấy thì tôi chịu, không được biết. Nhưng tôi cho rằng khám phá việc này không phải là sự nghiệp của tôi, mà là nhiệm vụ của chị.

    Có lẽ vì chị ta đã nhỡ gọi những lời vu cáo của Rô-ma-sốp là nhũng lời tuyên bố, nên tôi đã nổi nóng.

    - Cho nên ở đây có một vấn đề không được rõ: mục đích phá hoại việc tìm kiếm đội thám hiểm của giáo sư Ni-cô-lai An-tô- nứt là ở chỗ nào? Bản thân ông ta chẳng phải là một nhà chuyên nghiên cứu về Bắc cực đây ư? Việc tìm kiếm tông tích người đồng nghiệp của ông ta lẽ ra phải là việc được ông ta nhiệt liệt đồng tình mới phải.

    Tôi trả lời rằng mục đích phá hoại của giáo sư Ni-cô-lai An-tô-nứt có thể có nhiều, chứ không phải là có một. Trước hết, ông ta sợ việc tôi phát hiện được di tích của tàu “Xanh Ma-ri” sẽ tiến lên một bước xác minh những lời tố cáo của tôi là đúng. Hơn nữa, ông ta chẳng phải là học giả chuyên nghiên cứu Bắc cực gì cả, mà chỉ là một kẻ mạo danh điển hình biết cách lợi dụng mấy quyển sách nói về đội thám hiểm tàu “Xanh Ma-ri”. Vì vậy bất cứ sự cạnh tranh nào cũng đương nhiên có quan hệ trực tiếp đến lợi ích thiết thân của ông ta.

    - Trước đây anh có nắm được những chứng cớ đáng tin cậy, bảo đảm sẽ chứng thực một cách chính xác lời tố cáo của anh qua kết quả điều tra không?

    Tôi đáp là có. Giờ đây vấn đề này hoàn toàn không cần phải bàn đến nữa vì tôi đã tìm được di vật của đội thám hiểm trong đó có những di vật mà tôi dự định sẽ công bố trực tiếp trước mặt mọi người.

    Sau những lời đáp này của tôi, vị nữ thẩm phán ấy liền thav đổi ngay cả giọng nói rất quan cách của mình.

    - Anh đã tìm thấy chúng như thế nào? - Chị ta hỏi với một vẻ tò mò và kinh ngạc thực sự. - Đội thám hiểm đã mất tích lâu lắm rồi kia mà, có đến những hai mươi mấy năm rồi ấy nhỉ?

    - Vâng, hai mươi chín năm.

    - Thế thì, sau hai mươi chín năm còn có thể tìm thấy những thứ gì?

    - Rất nhiều thứ, - tôi đáp.

    - Ngay cả thuyền trưỏng cũng tìm thấy chứ?

    - Vâng.

    - Ông ấy vẫn còn sống à?

    - Ồ, cái chị này, tất nhiên là không. Nhưng có thể biết rõ là ông ấy đã chết vào lúc nào. Ông ấy đã chết vào khoảng những ngày từ mười tám đến hai hai tháng Sáu năm 1915.

    - Ồ thú vị thật, anh kể kỹ xem nào.

    Tất nhiên là tôi không thể ngay một lúc có thể kể lại tất cả mọi việc, mọi chuyện đã diễn ra cho chị ta nghe được. Nhưng, chỉ như thế cũng đủ khiến giáo sư Ni-cô-lai An-tô-nứt chờ đến phát ớn lên rồi. Khi ông ta ngồi xuống cạnh người đàn bà đẹp đẽ thông minh ấy, ngay trên chiếc ghế tôi vừa ngồi, có lẽ ông ta đã suy nghĩ được rất nhiều điều và đã tự nhủ được mình rất nhiều lời rồi.

    Tôi đã nói hết với người nữ thẩm phán về những việc làm phạm pháp cần phải bị truy tố trước pháp luật cùng những tội lỗi mà vì thời gian trôi qua đã lâu, có thể tha miễn cho hắn ta. Đây là việc đã qua, song cái việc đã qua tưởng chừng có thể quên lãng đi ấy lại tồn tại rất dai dẳng.

    Chị lắng nghe tôi, tuy chị vẫn là vị thẩm phán nghiêm khắc, nhưng bây giờ chị đã cùng tôi chọn lựa, xác định những bức thư có liên quan từ khắp nơi gửi đến tòa án, chị đã cùng tôi tìm lời giải đáp qua những kết qủa thu nhặt được trong cuộc hành trình tiên Вắc cực. Chị đã như cùng tôi thử chuyên chở các giáo viên, bác sĩ, cán bộ công tác Đảng đến vùng Nê-nét hẻo lánh. Quyển nhật ký của hoa tiêu Cơ-li-môp dã được đọc xong. Tiếp sau đó, tôi nói đến thời kỳ chiến tranh, nói đến đây tôi bỗng im bặt. Những chuyện cũ mà bản thân chúng tôi đã kinh qua như hiện ra cả trước mắt. Và trong cái góc sân của bức tranh ấv, như nhấp nháy một cách mơ hồ cái tư tưởng khiến tôi rung động suốt đời. Phải thổ lộ tất cả những điều đó với một người lạ thật là khó khăn. Nhưng cuối cùng tôi cũng đã nói ra tất cả.

    - Thuyền trưởng Ta-ta-ri-nốp hiểu sâu sắc toàn bộ ý nghĩa về lợi ích của con đường biển phía bắc mà nó sẽ đem lại cho nước Nga. - tôi nói. - Vì thê cũng không phải ngẫu nhiên mà giặc Đức đã dốc sức cắt con đường này. Khi tôi bay đến vùng mà trước kia tàu “Xanh Ma-ri” đã gặp nạn thì tôi là một thành viên của chiến tranh Vệ quốc, sau đó tôi tìm được đội thám hiểm cũng vì tôi là một thành viên của chiến tranh Vệ quốc.:rose:
     
    Last edited by a moderator: 2/6/15
  11. Rafa

    Rafa SV

    :rose:
    Chương 8

    Bản báo cáo

    Lần này tôi không đi tranh thủ cái vinh dự được báo cáo trước Hội Địa lý học, cũng không nhận được lời mời đọc báo cáo trước một đối tượng nào khác. Vì vấn đề di-sản khoa học của tàu “Xanh Ma-ri” đã dược phó giáo sư V. trình bày tỉ mỉ trong một bài báo xuất sắc, được công bố cách đây chưa đầy một tháng, nên tôi từ chối tất cả mọi diễn đàn. Nhưng phó giáo sư lại đích thân gọi điện cho tôi yêu cầu tôi phải nói, nên tôi buộc phải nghe theo ông.

    ... Nhiều người đến nghe báo cáo của tôi. Ngay cả bà mẹ của Ki-ra cũng đến. Khi gặp tôi, bà nói mấy câu chúc mừng đúng như sách cổ đã dạy. Tiếc là bây giờ tôi không còn nhớ nữa. Bà nói hơi dài, lúc ấy tôi nhìn thấy bộ mặt trang nghiêm đầy vẻ phục tùng của Va-li-a mà bất giác bật cười.

    Tôi mời thầy Cô-ra-bờ-li-ôp đến ngồi ở dãy ghế đầu đối diện với diễn đàn, vì tôi có thói quen nhìn vào từng động tác, cử chỉ của thầy để thêm vững dạ trong khi phát biểu.

    - Này Xa-nhi-a. - thầy vui vẻ nói. - Chúng mình giao hẹn với nhau thế này nhé: Khi nào tôi đặt sấp bàn lay lên bàn, anh cứ yên trí nói tiếp. Phải luôn luôn nhìn vào tay tôi mới được! Nếu tôi vỗ nhẹ tay vào bàn, thì có nghĩa là anh phải bình tĩnh trở lại. Còn nếu như không vỗ, thì có nghía là anh đang rất bình tĩnh, cứ thế tiếp tục.

    - Thầy I-van Pa-vơ-lứt, cám ơn thầy lắm!

    Nói chung thì lần báo cáo này đáng sợ thật. Nhưng tôi chắng thấỵ mất bình tĩnh chút nào. Điều khiến tôi băn khoăn chỉ là không biết Ni-cô-lai An-tô-nứt có đến nghe tôi báo cáo hay không.

    Ông ta đã đến. Khi tôi đang treo bản đồ, quay lại nhìn, thấy ông ta ngồi ở hàng ghế đầu, cách thầy Cô-ra-bơ-li-ôp không xa. Ông ta ngồi, gác chân lên nhau, mắt nhìn thẳng về phía trước một cách mất tự nhiên. Tôi có cảm giác là trong mấy ngày vừa qua trong con người ông ta có những thay đổi, vẻ mặt trở nên ngơ ngác như hải cẩu, hai má chảv xuống, bên trên cổ áo lộ ra một đoạn cổ gầy có nhiều nếp nhăn.

    Chủ tịch buổi báo cáo là một học giả nổi tiếng ngành địa lý. Trước khi mời tôi lên báo cáo, ông giới thiệu tóm tắt mấy nét về tôi. Đối với tôi, tất nhiên cách làm ấy của ông là rất tốt. Thậm chí tôi còn thầm trách ông ấy nói giọng khẽ quá. Ông nói rằng tôi “là một trong những người có liên quan mật thiết đến lịch sử chinh phục của những ngưòi bôn-sê-vích Bắc cực". Sau đó ông lại nhấn mạnh rằng nền khoa học Xô Viết ở Băc cực cần phải dành riêng một trang có nhiều ý nghĩa nhất để ghi nhớ “sự lao động ngoan cường và thiên tài” của tôi. Tất nhiên là tôi cũng không phản đối những lời nói ấy của ông. Hơn nữa lúc ấy tiếng vỗ tay cứ vang lên từng hồi dài trong hội trường, rõ nhất là tiếng vỗ tay của bà mẹ Ki-ra, nên cũng không có cách nào phản đối được.

    Tuy phần lịch sử về con đường biển phía Bắc có rất nhiều điều thú vị, nhưng có lẽ lần này cũng không nên nói đến nó nhiều quá.

    Tôi nói khá tồi, thường bị nghẹn lời, lắm lúc cứ quên biến đi những từ ngữ rất thông thường. Tóm lại đúng như lời bà mẹ Ki- ra sau này nói với tôi, rằng tôi đã bị “choáng váng”.

    Lờ phát biểu của tôi chuyển sang thời kỳ hiện nay của chúng ta. Tôi phác qua mấy nét chính về ý nghĩa quân sự của vùng Bắc cực.

    Giữa lúc ấy, Ca-chi-a của tôi bỗng thoáng hiện ra ở phía xa, nơi cuối dãy hành lang lờ mờ sáng và sau đó biến mất. Nàng hơi khó ở (bị cảm) nên đã hứa với tôi là sẽ ở nhà. Nhưng bây giờ lại lén đến đây cũng là điều tốt, thậm chí còn rất tốt là đàng khác. Đầu óc tôi bỗng chốc trở nên nhẹ nhõm và tôi nói với giọng tự tin hơn, rõ ràng khúc chiết hơn.

    - Có lẽ các vị sẽ lấy làm ngạc nhiên, - tôi rất cao giọng. - Ngay trong thời kỳ chiến tranh tôi lại đi kể với các vị về chuyện của một đội thám hiểm đã bị mất tích cách đây những gần ba mươi năm trời. Nhưng đây là một sự kiện lịch sử. Chúng ta không quên lịch sử của chúng ta. Sức mạnh cơ bản của chúng ta có lẽ nằm trong cái tư tưởng vĩ đại là muốn đổi mới đất nước, mà dầu là chiến tranh tàn khốc cũng không thể nào ngăn cản nổi. Tư tưởng khai phá, chinh phục Bắc cực của nhân dân Liên Xô là một trong những tư tưởng vĩ đại ấy.

    Tôi dừng lại một lát. Tôi vốn rất muốn nói cuộc tham quan của tôi với Lét-cốp ở thành phô" Bắc cực. Nhưng chuyện này cách xa chủ đề của báo cáo quá, nên tôi đành phải chuyển sang câu chuyện của thuyền trưởng Ta-ta-ri-nốp.

    Khi nói đến cuộc đời của ông, lòng tôi xao xuyến vô cùng. Tôi ngỡ như chính bản thân mình đã sinh ra trong một gia đình ngư dân nghèo khổ bên bờ biển A-dốp, chứ không phải ông. Dường như từ khi còn bé, chính tôi đã làm thủy thủ trên một chiếc tàu chở dầu hỏa chạy từ Ba-tum đến nước Nga mới chứ không phải ông. Dường như chính tôi đã lọt qua một cách thắng lợi “kỳ thi chuẩn úy hải quân”, sau đó được vào công tác trong Cục Địa lý thủy văn, và trong những ngày ấy tôi đã dùng những nguyên tắc dễ dãi và với thái độ thân ái để đối xử với anh em lính thủy, chứ không phải là ông. Dưòng như chính tay tôi đã viết những dòng chữ mang một tư tưởng kiệt xuất “Hãy để cho băng tuyết tự giải quyết vấn đề" chứ không phải là ông. Dường như cuộc đời ông đã không kết thúc bằng sự thất bại và cái chết bặt vô âm tín, mà là bằng thắng lợi và hạnh phúc. Dù rằng trong cuộc sống ngày nay cũng có bạn bè, kẻ thù, người yêu, nhưng bản thân cuộc sống đã thay đổi, kẻ giành được thắng lợi không phải là kẻ thù mà là bạn bè và người yêu.

    Càng nói tôi càng thể nghiệm sâu sắc tình cảm này. Ngoài những từ ngữ gợi cảm mạnh, tôi không có cách nào khác diễn đạt chúng. Tôi như nhìn thấy ở nơi chân trời xa tít, dưới khoảng không mênh mông của bầu trời xanh thẳm, một chiếc thuyền buồm yếu ớt đang bị tuyết phủ kín dần. Có phải là chiếc thuyền ấy đã chết rồi không? Không, những con người dũng cảm ở trên đó đang bận rộn bịt kín các kẽ hở và lỗ thông ra ngoài, chuẩn bị sống qua mùa đông...

    Khi Ca-chi-a đi về chỗ ngồi của mình, các lính thủy đứng trên hành lang đều dãn ra tránh đường. Tôi nghĩ bụng, họ nhường đường một cách kính cẩn cho con gái thuyền trương Ta-ta-ri-nôp cũng là lẽ công bằng thôi. Và lúc này trông nàng đẹp hơn tất cả mọi người, nhất là khi nàng mặc chiếc áo cánh may theo kiếu Anh giản dị. Nàng đẹp hơn tất cả mọi ngưòi, trong khoảnh khắc, tôi bất giác ngỡ rằng nàng cũng tham gia vào chuyến thám hiểm kỳ thú và gian nan của chiếc tàu buồn “Xanh Ma-ri”.

    Bây giờ đã đến lúc cần phải kể về quá trình diễn biến và tính chất khoa học của cuộc thám hiểm. Trước hết tôi khẳng định rằng những điều mà đội thám hiểm của thuyển trưởng Ta-ta-ri- nốp xác định, cho đến nav vẫn còn giữ được giá trị của nó. Vì vậy sau khi nghiên cứu qua những kết quả của cuộc thám hiểm này, giáo sư V., nhà nghiên cứu Bắc cực nổi tiếng của chúng ta mới dự đoán rằng giữa vĩ tuyến 78 và 80, có một hòn đảo chưa ai biết đến. Đến năm 1935, đảo này đã được phát hiện, và nó nằm đúng vào vị trí mà giáo sư V. đã tính toán. Cuộc thám hiểm của thuyền trưởng Ta-ta-ri-nốp đã xác định con đường chạy theo hướng dọc ở phía nam Bắc cực, xác định công thức vận động tương đối giữa băng và gió, góp phần cống hiến to lớn vào nền khoa học Nga.

    Khi tôi kể về công việc in tráng số phim ảnh của đội thám hiểm đã bị lấp dưới mặt đất gần ba chục năm, cả hội trường dấy lên những tiếng thì thầm trầm trồ thú vị.

    Đèn tắt, trên màn ảnh hiện ra một ngưòi đàn ông thân hình cao lớn, ông ta đội mũ lông, xà cạp bằng da quấn đến gần đầu gối. Ông đeo kính súng săn trên vai và đứng im, đầu hơi cúi. Một chú gấu đen đã bị bắn chết, móng vuốt co dúm lại như con mèo đang nằm sóng soài dưới chân ông. Đó là một con người kiên nghị cao cường, rất ít nghĩ đến cá nhân mình. Và đây ông như đang sửa soạn bước vào hội trường của chúng ta.

    Khi ông hiện lên trên màn ảnh, mọi người trong hội trường đều đứng cả dậy. Tất cả im lặng như tờ, tất cả chìm trong một không khí tôn kính trang nghiêm. Không một tiếng thì thầm, cũng không một hơi thở mạnh.

    Trong không khí im lặng trang nghiêm ấy, tôi đọc bản báo cáo và thư vĩnh biệt của thuyền trưởng:

    Thực ra, nếu hắn ta không ngăn trở anh, không đến “giúp đỡ" anh, thì anh cũng đã hoàn thành được khối công việc. Nghĩ đến chuyện này, anh hết sức đau lòng. Nhưng còn cách gì hơn? Điều duy nhất có thể an ủi là anh lấy lao động của mình hiến dâng cho đất nước Nga những phần đất mới rộng lớn...”

    - Nhưng trong bức thư này, - chờ khi mọi người đã ngồi xuống, tôi nói tiếp, - tôi muôn các vị lưu ý đến một điểm. Đó là: “Anh biết rõ rồi đây ai sẽ là người giúp đỡ em và con, song trước phút tắt thở, anh không muốn nhắc đến tên hắn. Anh không thể dốc hết bầu tâm sự đã tích lũy trong nhiều năm của mình cho người ấy được. Người ấy là hóa thân của cái thế lực trong nhiều năm bó buộc chân tay anh...” Tên của con người mà trước khi tắt thở, Thuyền trưởng đã không muốn nói đến ấy là ai? về người này, trong một bức thư khác, Thuyền trưởng viết: “Có thể đánh bạo mà nói rằng, tất cả mọi thất bại của bọn anh đều do hắn gây nên”. Về con người ấy, thuyền trưởng còn viết: “Về cuộc thám hiểm này, bọn anh biết trước là sẽ gặp nguy hiểm, nhưng bọn anh không ngờ lại bị một đòn đau đến như thể" hoặc “Điều không may lớn nhất là anh đã giao công việc trang bị những thiết bị cần thiết cho đội thám hiểm cho Ni-cô-lai. Giờ đây hậu quả tai hại của nó đang phải trả giả rất đắt từng giờ từng phút,.."

    Ni-cô-lai! Người mang tên Ni-cô-lai trên trái đất này nhiều vô kể!

    Đúng thế, những ngưòi mang tên Ni-cô-lai trên trái đất này thiếu trang 490

    4) Tàu thuyền và các thứ phí tổn bảo hiểm đều thuộc quyền sở hữu của Ni-cô-lai An-tô-nô-vích Ta-ta-ri-nốp (cả họ, tên và tên đệm đầy đủ).

    Hồi ấy ông ta nói với tôi rằng, ông ta chỉ công nhận một nhân chứng duy nhất, đó là bản thân Thuvền trưởng. Mong rằng ngay bây giờ người ấy hãy rút lui lời nói của mình trước mặt chúng ta, vì lúc này Thuyền trưởng đã chỉ mặt hắn bằng cả tên, họ và tên đệm đầv đủ.

    Tôi vừa dứt lời, cả hội trường ồn lên một cách đáng sợ. Nhiều ngườí ở hàng ghế đầu đứng bật dậy. Những người ở phía sau kêu thét yêu cầu đằng trước ngồi xuống. Người ấy vẫn đứng, tay cầm chiếc gậy giơ cao và kêu lên:

    - Yêu cầu cho tôi nói! Yêu cầu cho tôi nói!

    Ông ta được phép chủ tọa cho nói nhưng mọi người không cho ông ta nói. Từ bé đến giờ chưa bao giờ tôi nghe một thứ tiếng kêu gào ồn ĩ quỉ quái như thế. Nhưng ông ta cũng đã nói được mấy câu một cách khó nhọc (chẳng có ai nghe thấy cả). Sau đó ông ta gõ chiếc gậy xuống sàn một cách nặng nề, đoạn rời khỏi diễn đàn, đi dọc theo gian phòng chính ra ngoài. Ông ta bị rơi vào trong khoảng không hoàn toàn trống rỗng. Nơi mà ông ta vừa đi qua, hồi lâu vẫn còn bỏ trống, hình như không ai muốn bước đến chỗ mà ông ta vừa chống gậy đi qua nữa.:rose:
     
    Last edited by a moderator: 2/6/15
  12. Rafa

    Rafa SV

    :rose:
    Chương 9

    Chương cuối cùng

    Toa tàu này đến tận En-xcơ. Trong toa chen chúc chật ních, người ngồi trên ghế và trên sàn dưới quầng ánh sáng lờ mờ. Rõ ràng là những người đó cũng đến En-xcơ. Nếu là thời trước thì số người trong toa tàu này cũng đủ làm cho dân số trong thị trấn En-xcơ tăng lên gấp hai lần.

    Chúng tôi đã làm quen với những hành khách ngồi bên cạnh, hay nói đúng hơn là đã làm quen với những hành khách phụ nữ ngồi bên cạnh. Các cô này là sinh viên của những trường cao đẳng ở Mát-xcơ-va, theo lời các cô thì họ đến En-xcơ để nhận công tác.

    - Công tác gì cơ?

    - Cũng chưa rõ. Có lẽ là về mỏ.

    Nếu loại trừ cái cống ngầm ở vưòn Nhà thờ mà hồi xưa Pê-chi-a đã nói rằng nó xuyên qua dưới lòng sông và trong đó “cứ mỗi bước đi lại gặp một bộ xương người” thì га ở En-xcơ từ trước tới nay chưa hề có một thứ gì có thể gọi là mỏ cả. Thế nhưng các cô gái ấy lại cứ một mực nói rằng họ đến làm việc dưới giếng mỏ.

    Cũng như mọi lần, sau ba bốn tiếng đồng hồ, phong cách sống của từng toa tàu dần dần hình thành những nét đặc biệt, không giống nhau. Dường như những lớp gỗ chắn ngang trong các toa không phải là những bức tường tạm thời, mà là tình cảm và tư tưởng của con người. Có những toa ồn ào náo nhiệt rất vui vẻ, lại cũng có những toa vắng lặng tẻ ngắt như tờ. Toa của chúng tôi tràn đầy không khí vui tươi. Tuy các cô gái cũng có buồn vì không được thực tập hè ở Mát-xcơ-va, nhưng nỗi buồn của các cô lướt qua rất nhanh. Sau khi đả thông cho cô bạn đa sầu đa cảm nhất trong đám tên là Ma-sa phải vui theo, các cô ca hát ầm ĩ cả lên. Cả buổi tối hôm ấy tôi và Ca-chi-a được tha hồ thưởng thức những nhũng bài ca trữ tình mới được nhiều người yêu thích, lưu truyền trong thời kỳ chiến tranh, trong đó có mấy bài rất có ý nghĩa. Nói tóm lại là các cô gái đã hát liên lục cho đến khi đến En-xcơ, thậm chí hát suốt cả đêm khuya. Không hiểu vì sao họ lại quyết định với nhau là không ngủ. Cuộc hành trình không dài lắm này - ba mươi tư tiếng đồng hồ - đã đi qua trong giấc ngủ chập chờn hòa với tiếng hát lúc tươi vui, lúc buồn thương của tuổi trẻ.

    Trước đây tàu vào ga lúc tờ mờ sáng, nhưng bây giờ đổi sang buổi tối. Vì vậy khi xuống tàu, trông thấy nhà ga chìm trong ánh hoàng hôn bảng lảng, tôi bỗng cảm thấy nó đẹp đẽ, dễ chịu và đáng yêu làm sao! Đằng trước những vật kiến trúc của nhà ga là lối đi vào quảng trường rợp bóng cây. Đường phố của En-xcơ cũ cũng chấm dứt tại quảng trưòng này. Chúng tôi bước vào quãng đường râm mát, nhìn thấy những dãy nhà to màu xám nằm nặng nề ở phía xa. Nóc các tòa nhà ấy vương trong đám khói hồng rực bởi ánh phản chiếu từ dưới đất lên. Có thể nhìn thấy cảnh tượng này ở En-xcơ là điều rất lạ lùng, tôi thậm chí đã giải thích cho các cô gái rằng có lẽ một nơi nào đó ở phía bên kia sông bị bốc cháy. Vì suốt trên đường đi tôi nói đùa rằng En-xcơ là nơi chôn rau cắt rốn của tôi. Tôi quen thuộc đến từng hòn đá của cái thành phố bé nhò này. Và các cô đã hoàn toàn tin rằng ở bên kìa sông có hỏa hoạn thật. Nhưng sự thực thì đấy không phải là hỏa hoạn, mà là ánh lửa phát ra từ nhà máy chế tạo đạn pháo trong thời kỳ chiến tranh ở En-xcơ.

    Tuy tôi cũng đã nhìn thấy thành phố (như thành phố M.) phát triển rất nhanh chóng trong thời gian chiến tranh. Song thời thơ âu của tôi không quen thuộc những thành phố này. Và giờ đây khi tôi cùng Ca-chi-a đi trên các đương phố Da-xten-nai- a và phố Gô-gôn, trong lòng không khỏi dấy lên nhũng luyến tiếc sâu sắc. Tói có cảm giác những dãy phố kéo đài một cách uể oải ra xa, dọc theo những bức thành cổ kia, giờ như cũng vội vàng phóng lên, sẵn sàng lao vào guồng chuyển động của những cuộn khói không ngớt nhả ra từ các nhà máy. Trước mặt chúng tôi đang bày ra quang cảnh của một thành phố đã được vũ trang đầy đủ, đây tuy là ấn tượng đầu tiên của tôi, nhưng là một ấn tượng chân thực. Đối với tôi, thành phố này vẫn như trước, là En-xcơ đáng yêu như người thân, giờ đây khi gặp lại nó, tôi có cảm giác như gặp lại bạn cũ. Khi nhìn chăm chú vào bộ mặt quen thuộc đã có nhũng thay đổi này, bạn sẽ lúng túng không biết nên bắt đầu kể từ đâu; bởi trong lòng bạn đang dạt dào muôn vàn xúc động và ý nghĩ khiến bạn lắm lúc bất giác mỉm cười.

    Ngay tại thành phố Bắc cực, chúng tôi viết thư báo cho Pê-chi-a biết rằng chúng tôi sẽ về quê thăm các cụ, để chú ấy, hoãn ngày đi phép đã được phê chuẩn trưóc, cũng vào đúng thời gian này.

    Tuy từ Mát-xcơ-va chúng tôi đã đánh điện về trước, nhưng khi xuống ga, chẳng thấy ai ra đón cả, nên chúng tôi đoán rằng Pê-chi-a chưa về nhà. Nhưng khi chúng tôi vừa bước ra khỏi ga, đứng trước những bức tượng sư tử cạnh nhà Mác-cút thì người đầu tiên mà chúng tôi trông thấy là Pê-chi-a. Pê-chi-a vốn là một con người bình lặng, thích đăm chiêu suy nghĩ, trên mặt lúc nào cũng như hiện lên những câu hỏi. Tuy lúc này chú ấy đã trở thành một sĩ quan già dặn, da dẻ cháy đen, nhưng tôi cũng nhận ra chú được ngay.

    - A, té ra hai anh chị ở đây! - Pê-chi-a kêu lên như đã tìm kiếm chúng tôi rất lâu, giờ mới thấy.

    Hai chúng tôi ôm nhau, sau đó chú ấy bước đến trước mặt Ca-chi-a, siết chặt bàn tay nàng. Hai người đã từng cùng có chung một hoàn cảnh gian nan như nhau ở Lê-nin-grát. Tuy tôi có thể nói rằng họ là những người gần gũi thân thiết nhau nhất trên đời này, nhưng khi họ cầm tay nhau đứng lặng nhìn thì tôi có cảm giác khoảng cách giũa tôi và họ rất xa.

    Khi chứng tôi sục vào nhà dì Đa-sa thì dì đã ngủ say rồi. Dì chống khuỷu tay ngồi nghiêng người dậy, nheo mắt nhìn chúng tôi, như nhìn những người trong giấc mộng. Chúng tôi bật cười vang lên, lúc ấy dì mới choàng tỉnh hoàn toàn.

    - Lạy chúa, Xa-nhi-a đấy ư? - Dì hét lên. - Ca-chi-a cũng có ở đấy à? Thế mà ông ấy đã đi mất rồi!

    “Ông ấy” là chỉ ông chánh án, còn “đã đi mất rồi” là có ý nói năm năm trước, khi tôi cùng Ca-chi-a trở về En-xcơ, ông chánh án cũng đã lên huyện tham gia công tác tòa án.

    Dì Đa-sa lo sắp xếp cho chúng tôi ăn ngủ. Vì bánh rán làm bằng bột đen rán với dầu nhập khẩu không được ngon, nên dì cứ băn khoăn hoài. Tất cả những chi tiết này vụn vặt, sẽ không nói đến nhiều. Mãi sau, chúng tôi phải dùng sức mạnh buộc dì ngồi nghỉ, để Ca-chi-a sắp xếp dọn dẹp nhà cửa, tôi và Pê-chi-a giúp nàng. Pê-chi-a rưới vào bột một ít gia vị cho “thêm phần thơm tho” như lời chú ấy nói. Còn tôi thì ngỡ bột bẩn là muối, suýt nũa thì rắc lên mặt bánh, làm cho dì Đa-sa kêu hoảng lên. Cũng lạ là bánh hôm ấy rất thơm ngon, dì Đa-sa véo một miếng nhỏ ăn thử, bảo rằng “hơi nhạt”, nhưng nói chung trong thời chiến mà làm được loại bánh như thế là đã cừ lắm rồi.

    Lúc ăn trưa, dì Đa-sa nhất quyết bắt tôi phải kể lại đầy đủ toàn bộ những gì đã diễn ra kể từ sau phút chia tay với dì ở En- xcơ năm năm về trước. Nhưng tôi đã thuyết phục được dì chờ ông chánh án về rồi sẽ làm bản tổng kết hoàn thiện ấy. Và chúng tôi nhân lúc này để Pê-chi-a kể về tình hình của chú ấy.

    Tôi cảm động nghe Pê-chi-a kể. Tại sao lại cảm động? Vì tôi quen chú ấy đã hơn hai mươi lăm năm rồi, ấn tượng mà hiện nay chú ấy gây cho tôi không giống như một con người khác hẳn mà Ca-chi-a đã vẽ ra cho tôi. Cái “tác phong của nhà nghệ sĩ” ở Pê- chi-a mà lâu nay tôi luôn luôn cho rằng đấy là điểm đặc biệt khác người là điều bí ẩn đối với tôi, giờ đây càng trở nên rõ ràng và dứt khoát.

    Chú ấy đưa ra cho chúng tôi xem một tập tranh vẽ của mình. Năm cuối cùng của cuộc chiến tranh Pê-chi-a không ở trong quân đội, mà giữ chân phụ trách mỹ thuật trong đoàn kịch mặt trận. Tập tranh phần lớn là những bức ký họa, những phác thảo về cuộc sống chiến đấu ở mặt trận. Sức mạnh tinh thần của mỗi một chiến sĩ, dù chiến sĩ đó chỉ ở lại mặt trận mấy ngày ngắn ngủi thôi cũng được thể hiện hết sức sâu sắc trong những bức ký họa ấy.

    Lúc nào tôi cũng yêu mến những bức tranh khó quên trong thời kỳ chiến tranh, chúng lần lượt thay thế nhau, không để lại một vết tích gì, khiến tôi luyến tiếc vô cùng. Giờ đây, trong những bức vẽ vội vã giản đơn, nhưng ý nghĩa sâu sắc và có thể nói là thiên tài này, tôi lại nhìn thấy chúng.

    - Ồ, thế à? - Khi nghe tôi chúc mừng, Pê-chi-a cười hiền lành và nói. - Ông chánh án của chúng ta nói là tôi vẽ tồi, biểu hiện chủ nghĩa anh hùng không đầy đủ. Thằng con trai của tôi bây giờ cũng mê vẽ, - chú ta thêm vào một câu như thế, đôi môi dề ra như thường ngày, khi có điều gì vui sướng. - Đúng là thằng bé cũng có năng khiếu.

    Ca-chi-a lấy bức thư của bà Ni-na Ca-pi-tô-nốp-na ra. Hiện nay bà đang sống ở Nô-vô-xi-biếc vói Pê-chi-a con. Dì Đa-sa rất quan tâm đến bà, nên dì bắt đọc ngay thư cho dì nghe.

    Bà cụ vẫn ở riêng một mình không chịu nhập vào trại, mặc dù ông giám đốc Pe-rư-skin đã đích thân đến xin lỗi và mời bà vào trại. Nhưng như lời viết trong thư, bà từ trước đến nay không bao giờ chịu cúi đầu trước kẻ khác, nên bà nhất quyết từ chối lời mời của ông giám đốc. Sau khi cự tuyệt lời mời nói trên, bà đã làm cho mọi người trong vùng hết sức ngạc nhiên bằng sự tham gia vào công tác văn hóa quần chúng của cung văn hóa địa phương.

    “Bà đang học cắt và may”, - bà viết vắn tắt trong thư. Chúc mừng cháu và Xa-nhi-a. Bà biết nó từ khi nó còn bé, bà đã từng cho nó ăn lúa kiều mạch để nó khỏi bị lùn. Bà mong nó cao lớn nên người. Nó là đứa tốt... Cháu không được bắt nạt nó, tính tình của cháu không thuần lắm!”

    Đấy là thư trả lời của bà sau khi nhận được thư của chúng tôi báo tin rằng chúng tôi đã tìm được nhau.

    “Suốt dêm bà chắng ngủ được”. - lời bà viết sau khi hay tin rằng di tích của đội thám hiểm đã được tìm thấy. "Bà cứ nghĩ mãi về Ma-sa. Bà nghĩ bụng, Ma-sa không biết rõ về số phận bi thảm của bố cháu mà lại hay”.

    Pê-chi-a con trông dáng rất khỏe mạnh, qua bức ảnh có thể thấy chú bé đã khá cao, và càng; lớn càng giống mẹ. Chúng tôi nhắc đến Xa-sa, mọi người đều im lặng rất lâu, như ai cũng nghĩ rằng mình đang đứng trước mặt thần chết độc ác với một nỗi lòng nhớ tiếc.

    Từ hồi mùa xuân Ca-chi-a đã tìm cách xin giấy thông hành cho bà và Pê-chi-a con về chơi Mát-xcơ-va với ý muốn là trong dịp đó chúng tôi sẽ về và gặp.

    Tối hôm ây, trong đầu óc tôi và Ca-chi-a luôn hiện lên ý muốn cả gia đình sẽ trở vế Lê-nin-grát và sống luôn ở đó. Sẽ đưa cả nhà đi, trong đó có cả bà và hai bố con Pê-chi-а. Trong tưởng tượng của chúng tôi, nơi ở tương lai đã tìm được, không phải ở đâu khác mà ở ngay trên đại lộ Ki-rốp-xki. Chúng tôi sẽ chọn một gian phòng yên tĩnh nhất dành làm buồng vẽ cho Pê-chi-a bố, để chú ấy khỏi bị ai quấy rầy. Nhưng thực ra thì chú ấy rất thích một người đàn bà đã gây cho Ca-chi-a một ấn tượng rất tốt, đến “quấy rầy mình”... Nhưng buổi tối hôm nay, không hẹn mà chẳng ai nhắc đến chị ta cả...

    Khi ông chánh án về thì cả nhà đã ngủ say. Dì Đa-sa định đánh thức chúng tôi dậy, nhưng bị ông cáu ầm lên, khiến chúng tôi giả vờ không nghe thấy, nằm rốn thêm nửa tiếng đồng hồ nữa. Hoàn toàn giống như năm năm trước đây, ông vào nhà bếp xì mũi ầm ĩ, sau đó lục đục một lúc lâu - ông tắm. Mãi sau, nghe thấy tiếng bước chân của ông vang lên trong hành lang cùng với tiếng nước chảy từ trên người ông xuống sàn.

    Ca-chi-a-ngủ trở lại. Tôi rón rén mặc áo rồi đi xuống nhà bếp. Ông đi chân không, khoác chiếc áo tắm dài ngồi uống nước chè, râu và tóc còn ướt đẫm.

    - Thế là cháu cũng bị mất giấc ngủ rồi! - Ông đứng dậy, bước thẳng lại phía tôi và dang tay ôm chặt lấy tôi.

    Bất kể lúc nào, hễ trở vê quê, bước vào ngôi nhà mà tôi đã sinh ra và lớn lên, là cái mệnh lệnh nghiêm trang “nào, kể đi!” lại luôn luôn chờ sẵn tôi. Ông già đã biết rõ những gì tôi đã làm và cuộc sống của tôi có xứng đáng không sau nhũng năm rời khỏi quê cha đất tổ. Bộ lông mày của ông rất rậm, kết liền với mái tóc vừa dài vừa thô. Ông nhìn thẳng vào tôi và đặt câu hỏi như những quan tòa chính thống. Còn tôi, tôi cũng biết rằng, không thể nghe thấy từ miệng ai nhũng lời phán quyết công minh hơn ông... Nhưng thực là lạ, đây là lần đầu tiên ông không ra lệnh cho tôi phải báo cáo lại mọi thứ tình hình.

    - Rõ cả rồi. - ông dùng khăn tay lau miệng bằng một động tác vui vẻ hài lòng, mắt nhìn thẳng vào những chiếc huân chương của tôi. - Bốn chiếc à?

    Vâng ạ.

    - Còn chiếc thứ năm nữa, vì thuyền trưởng Та-ti-ri-nôp, - giọng ông rất nghiêm trang. - Nói cho rõ việc này ra là việc khó khăn. - Nhưng ông già rất cẩn thận, chu tất nên buổi tối, khi chúng tôi ngồi vào quanh chiếc bàn, ông lại nhắc lại một lượt, có ý muốn tổng kết toàn bộ công việc mà tôi đã làm.

    - Cuộc sống đang đi lên, - ông nói. - Ngoảnh đi ngoảnh lại, các cháu đã trưởng thành. Khi trở về thăm quê hương, các cháu nói quê mình đổi thay rất nhiều đến nỗi không nhận ra được nữa. Đúng thế, chẳng những quê hương chúng ta đã đổi thay mà còn
    đã trưởng thành, cũng như các cháu, quê hương ta đã dốc sức cho cuộc đấu tranh và cho chiến thắng. Cháu Xa-nhi-a thân vêu, khi nhìn thấy cháu, trong đầu chú nảy ra nhiều ý nghĩ. Cháu đã tìm ra thuyền trưởng Ta-ta-ti-nốp. lý tưởng đã được thực hiện, những việc mà trong tưởng tượng ngỡ là như câu chuyên thần thoại ấu trĩ nay trở thành sự thật. Trong thư vĩnh biệt, chẳng phải là Thuyền trưỏng đã hướng về cháu, hướng về nhũng người có thể kế tục sự nghiệp lớn lao của minh mà kêu gọi sự hỗ trợ đó sao. Người mà ông ấy nói chính là cháu, chú cho rằng cháu có thể ngồi ngang hàng với Thuyền trưởng mà không phải hổ thẹn, bởi vi nền khoa học của nhân loại là đo những thuyền trưởng và những đại -úy như ông ấy và cháu thúc đẩy.

    Ông nâng cao cốc rượu, chúc tôi khỏe mạnh rồi uống cạn cốc.

    Chúng tôi ngồi đến khuya, sau đó dì Đa-sa tuyên bố đã đến lúc phải đi ngủ. Nhưng chúng tôi đều không tán thành, mà kéo nhau ra bờ sông Pét-trin-ca dạo chơi.

    Khói vẫn không ngớt vần vũ quyện lên cao bên trên các nhà máy. Chúng tôi ra đến bờ sông, ra đến chỗ cái khúc sông Prô-lôm mà năm nào một chú bé gầy gò mặc chiếc quần bông rộng thùng thình đã câu tôm biếc bằng những miếng thịt thiu. Thời gian như ngưng đọng lại bên bờ sông, giữa hai tháp pháo cổ kính nằm ngay chỗ hợp lưu của hai dòng sông Pét-trin-ca và sông Chi-khai-a. Thời gian đang kiên nhẫn chờ đợi tôi và giờ đây tôi đã trở về. Chúng tôi gặp nhau và chăm chú nhìn nhau. Nhưng có cái gì đang chờ đợi tôi ở phía trước kia? Đó là những thử thách mới, những lao động mới và những ước vọng mới. Đó sẽ là niềm hạnh phúc hay nguồn tai họa? Nào ai biết được... Nhưng trong buổi gặp gỡ mặt đối mặt này với thời gian, tôi đã không nhìn xuống.

    Đã đến lúc phải về. Ca-chi-a bắt đầu cảm thấy lạnh. Thế là chúng tôi đi dọc một đoạn theo bờ sông chất đầy gỗ rồi rẽ về nhà.

    Thành phố im ắng vô cùng, như chứa đựng một không khí hết sức thần bí. Chúng tôi tựa vào nhau đi hồi lâu. Tôi nhớ lại cảnh lúc rời khỏi En-xcơ. Hồi ấy thành phố cũng sâu thẳm và tĩnh lặng thế này đây. Hồi ấy chúng tôi còn rất bé, gặp những bước không may, nhưng chúng tôi đều rất dũng cảm vượt qua.

    Đôi mắt tôi nhòa ướt. Nhưng tôi không lau khô những giọt nước mắt sung sướng ấy, và cũng không xấu hổ bởi mình đã nhỏ lệ.

    ĐOẠN KẾT

    Rất nhiều hoa anh túc dại miền Bắc cực mọc ra từ những khe đá dưới chân một quả núi cao. Từ nơi này mở ra một bức tranh tuyệt diệu. Dọc theo bờ, mặt nước biển bằng lặng như một tấm gương sáng, nhưng ngoài xa khơi lô nhô dày đặc những tảng băng khổng lồ, kéo dài đến tận chân trời màu tím nhạt xa thẳm và thần bí. Bầu không khí của Bắc cực có vẻ đặc biệt trong lành. Sao mà tĩnh lặng, mênh mông đến thế! Chỉ có con chim kền kền (Accipiter) thỉnh thoảng bav qua bên trên một nấm mồ đơn độc.

    Các tảng băng va vào nhau, quay vòng và trôi qua bên cạnh nấm mồ. Có những tảng trôi nhanh và có những tảng trôi chậm.

    Trông đây tựa như cái đầu khổng lồ đội chiếc mũ chớp rực rỡ màu sắc, bộ mặt của nó có thể nhìn thấv rất rõ: bộ râu rối bù ngả màu chàm ngoảnh ra biển, chiếc mũi tẹt và đôi mắt lim dim dưới đôi lông mày hoa râm.

    Một tảng băng trôi vào gần. Vô vàn những giọt nước chảy từ trên mặt tảng băng xuống làm vang lên thứ âm thanh trong vắt. Trông chúng giống như những chiếc bàn ăn khổng lồ đã được trải khăn vào ngày lễ.

    Biến nước mênh mông, cuộc chuyển động không ngừng.

    Mấy chiếc tàu biển đi vào vịnh Ê-ni-xây, từ xa đã nhìn thấv rõ ngôi mộ đơn độc này. Tất cả đều hạ cờ xuông giữa chừng và bắn một loạt súng chào, tiếng rền âm vang hồi lâu trong không trung.

    Ngôi mộ được xâv bằng loại đá trắng tinh khiết, nó luôn luôn phát ra ánh phản chiếu rực rỡ dưới ánh mặt trời không hao giờ lặn của Bấc cực.

    Những dòng chữ khác trên tấm bia cao bằng đầu người:

    “Nơi đây thuyền trưởng I. L. Ta-ta-ri-nốp yên nghỉ ngàn thu. Ông đã hoàn thành một trong những cuộc thám hiểm cực kỳ anh dũng. Tháng sáu năm 1915, sau khi phát hiện vùng Bắc địa, trên đường trở về, ông đã hy sinh.

    Đấu tranh và tìm tòi, quyết đạt mục đích chứ không đầu hàng!”


    HẾT

    (1) Ruồi trâu: nhân vật chính trong tác phẩm "Ruồi trâu" của nữ văn sĩ người Anh E-ten Li-li-an Vôi-nit-sơ - N.D.:rose:
     
    Last edited by a moderator: 2/6/15
  13. Rafa

    Rafa SV

  14. Rafa

    Rafa SV

  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    OK, sẽ chèn 1 post để đăng ký tên, còn cách làm thì nên làm 1 topic hướng dẫn chung, đã đá bóng sang cho @hanhdb. :D

    À, anh cũng đính file word OCR lên bài 1 luôn, bạn nào triển khai ra giúp nhé (chỗ tô màu ở Tập I là đã post - và nên tô màu từng đoạn nếu tiếp tục để đánh dấu các đoạn). Dạo này đang ôm bom nhiều quá nên cái này mà ôm nữa thì cũng đuối. :D
     
    lichan, Cải, Rafa and 1 other person like this.
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi đã chèn thêm vào sau chỗ tôi post nội dung hôm qua một số bài để dành cho việc đăng tiếp. Bạn nào đăng tiếp vào đó nhé!
     
    nguyenminh2301, thichankem and Rafa like this.
  17. Cát Cát

    Cát Cát Moderator Thành viên BQT

    Em xong phần đánh máy cho đứt đoạn sẽ phụ anh Tư rà soát lỗi :). Giờ thì im lặng và làm việc của mình đã.
     
  18. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Vẫn như cũ. Em đăng ký soát lỗi ngày 5 phút, bắt đầu từ post đầu tiên chưa được soát lỗi.
     
    nguyenminh2301, thichankem and Rafa like this.
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Topic này không phải của anh Tư, wiki nó là cộng đồng mà. :D
     
    nguyenminh2301, thichankem and Rafa like this.
  20. Rafa

    Rafa SV

    Anh @4DHN attach lại 2 file Word ở post #1 đi anh, anh đặt tên file không dấu. Hai file đó không mở ra được.
    Cám ơn anh!:kiss:
     
    thichankem and 4DHN like this.

Chia sẻ trang này