Tình nghĩa giáo khoa thư & Quốc văn giáo khoa thư

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi assam1719, 4/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. assam1719

    assam1719 Lớp 12

    TÌNH NGHĨA GIÁO KHOA THƯ
    &
    QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ

    Thực hiện ebook: Goldfish & Tducchau
    Ngày hoàn thành: 06/01/2009
    Http://www.e-thuvien.com
    MỤC LỤC
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vài lời thưa trước

    Khi nhắc đến nhà văn Sơn Nam, người ta thường nhắc đến tác phẩm Hương rừng Cà Mau. Trong tập truyện ngắn này có một số truyện tiêu biểu như Mùa len trâu, Chiếc ghe ngo, Cô Út về rừng, Bắt sấu rừng U Minh, Tháng Chạp chim về, Nhứt phá sơn lâm, Tình nghĩa Giáo khoa thư… Do vậy, khi viết về Sơn Nam, nhiều người nhắc đến truyện ngắn Tình nghĩa Giáo khoa thư(TNGKT) là điều dễ hiểu. Một lẽ nữa khiến người ta nhắc đến TNGKT là vì sinh quán của Sơn Nam, như ông ghi trong Hồi Ký: “Tôi chào đời năm 1926 ở vùng U Minh Hạ. Sóc Xoài hay Đông TháiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thì cũng kể như U Minh”, mà cái ấp Cà Bây Ngọp của nhân vật Tư Có trong TNGKT lại thuộc một làng nào đó gần làng Đông Thái.

    Ngược lại, có người mỗi khi nhớ đến Quốc văn Giáo khoa thư (QVGKT) thì cũng nhớ đến những đoạn trong bộ sách giáo khoa này được nhà văn Sơn Nam ghi lại trong TNGKT. QVGKT là sợi dây thiêng liêng kết nối tình nghĩa bao thế hệ học trò, kết nối “kẻ quê - người chợ”; mà trong TNGKT thì kẻ quê - người chợ đó là anh Tư Có ở miệt thứ và anh phái viên báo Chim trời ở tận Sài Gòn.

    Giá trị của truyện ngắn TNGKT và bộ QVGKT đã được nhiều người bàn đến rồi, ở đây chúng tôi chỉ xin chép lại chuyện ngắn đó và các bài học có liên quan trong QVGKT để chúng ta tiện tham khảo. Số bài học trong QVGKT được Sơn Nam “mượn miệng” anh Tư Có và anh phái viên báo Chim trời, và chính tác giả với vai trò người kể chuyện đã nhắc lại khá nhiều, ít nhất là 15 bài học. Số này chắc chưa đủ vì có thể có các bài khác nữa mà chúng tôi không biết hoặc có bài chúng tôi không dám chắc Sơn Nam có cố ý mượn từ, mượn ý hay không nên chúng tôi không dám chép vào.

    Vì không có bản sách giấy Hương rừng Cà Mau, cho nên chúng tôi chép lại truyện TNGKT từ một trong các phiên bản điện tử đang được lưu hành trên mạng hiện nay. Chúng tôi tìm được bốn bản, bốn bản đó đều có hai chữ mà chúng tôi “ngờ sai”. Đó là chữ “chốn”trong câu “Chốn quê hương đẹp hơn cả” và chữ “cưa” trong câu “Sợi dây nhỏ, cây gỗ lớn, vậy mà dây cưa mãi cũng đứt”. Chúng tôi cũng tìm thấy vài bài viết dẫn hai câu đó, cũng chép là “chốn” “cưa”. Trong khi đó, trong QVGKT, bản của Việt-nam Tiểu-học Tùng-thư 1939 và bản của Nxb Thanh niên 2000 và đều in là “chỗ”“cứa”.

    Có người cho rằng sự khác biệt “chỗ-chốn”“cứa-cưa” đó là do tam sao thất bản. Nhận xét như vậy chắc không sai, mà cũng có thể ngay lần sao đầu tiên đã sai rồi, nghĩa là trong bản thảo tác giả viết “chỗ” “cứa” nhưng ngay lần xuất bản đầu tiên, trước năm 1975, đã in sai thành “chốn” “cưa”, thế là những lần tái bản cứ theo đó mà in. Cũng có thể tác giả đã vô tình hoặc cố ý viết sai ngay trên bản thảo: vô tình là vì TNGKT là một “truyện kể” - nhớ sao kể vậy - thì đâu cần phải tra bộ QVGKT để viết đúng từng câu, từng chữ như là một biên khảo; còn cố ý là vì, trong truyện, anh Tư Có và anh phái viên báo Chim trời chỉ “ôn lại” các bài học trong QVGKT theo trí nhớ nên “phải” sai vài chữ mới hợp tình, hợp lý! Mà “chỗ và chốn”, “cưa và cứa” khác nhau là mấy? Thế là trong TNGKT in thế nào thì các người trích dẫn cứ… thấy sao chép vậy!

    Về bộ QVGKT, chúng tôi dùng bản của Nxb Thanh niên – 2000 (phần Giải nghĩa là của nhà xuất bản này). Sau khi loại bỏ một số ít bài “mang rõ ý ảnh hưởng chính trị thời Pháp thuộc”, như lời của Nxb Thanh niên, số bài học trong bản của nhà xuất bản này còn lại như sau: Lớp Đồng ấu: 55, Lớp Dự bị: 111 và Lớp Sơ đẳng: 82; tổng cộng 248 bài. Số bài học được Sơn Nam nói đến trong TNGKT lần lượt là: 1, 11 và 3; tổng cộng 15 bài. Bài nào cũng có hình minh hoạ (ảnh chúng tôi chụp lại không rõ nét, mong các bạn thông cảm), chỉ riêng bài Người say rượu là không có hình. Các chú thích của các tác giả QVGKT được ghi ngay dưới từng bài học; các chú thích khác là của chúng tôi.



    Goldfish
    Đầu năm 2009

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sóc Xoài là nơi sinh, Đông Thái là nơi làm khai sinh.

    Người viết bài: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn: TVE
     

    Các file đính kèm:

Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này