Biên khảo Từ Điển Tiếng Việt Của Gs. Nguyễn Lân – Phê Bình Và Khảo Cứu - Hoàng Tuấn Công

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi cuoicaisudoi, 16/4/20.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. cuoicaisudoi

    cuoicaisudoi Lớp 12

    [​IMG]

    Từ Điển Tiếng Việt Của Gs. Nguyễn Lân – Phê Bình Và Khảo Cứu

    Từ cuối năm 2013, trên trang Blog Tuấn Công Thư Phòng, Hoàng Tuấn Công đã bắt đầu công bố những bài viết chỉ ra những sai sót trong các tác phẩm của giáo sư Nguyễn Lân. Những bài viết này gây ra nhiều luồng dư luận khác nhau trong giới chuyên môn và cả trong độc giả. Có những người bất bình bởi giáo sư Nguyễn Lân là môt tên tuổi lớn có nhiều đóng góp cho giáo dục Việt Nam. Trong khi Hoàng Tuấn Công là môt nhà nghiên cứu trẻ chưa được nhiều độc giả biết tới.

    Gs Nguyễn Lân đã dành toàn bộ cuôc đời mình từ sau khi về hưu để biên soạn từ điển và nghiên cứu nhằm gìn giữ phát triển tiếng Việt. Tuy nhiên một số tác phẩm Từ điển do ông biên soạn có nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra những sai sót. Hoàng Tuấn Công không phải là người đầu tiên viết về những sai sót này, nhưng có lẽ sẽ là người cuối cùng căn bản khép lại những vấn đề đã keo dài hàng chục năm qua với nhiều tranh cãi. "
     

    Các file đính kèm:

    Heoconmtv, sky27, Storm and 28 others like this.
  2. tranminator

    tranminator Mầm non

    Nội dung file sách này y như file sách trên waka mà mình mua. Không biết có phải bạn convert từ file đó không? Nếu đúng thế, bạn có thể cho mình xin cách bạn convert file gốc của waka sang epub không?
     
  3. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Cuốn từ điển của Nguyễn Lân này học giả An Chi cũng đã soi ra lủ khủ sai sót, bựa nhất là những thành ngữ tục ngữ ông Lân cắt đầu gọt đuôi làm cho nó què cụt hết sức nhảm nhí, hiểu sai be bét ý nghĩa của nó.
     
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Review có bảo là phát triển tiếng Việt mà, nên phải phát triển chứ ổng có chủ trương giữ gìn sự trong sáng đâu, giữ nguyên thì không thể phát triển, phải hy sinh một trong hai :D
     
  5. hệ số xấu

    hệ số xấu Mầm non

    Ngôn ngữ tiếng Việt chịu nhiều ảnh hưởng của tiếng Hán, từ ngữ và phát âm của tiếng Việt gắn bó chặt chẽ với tiếng Hán. Người Pháp dùng ký tự Latinh cho tiếng Việt là để cho người Pháp dễ đọc, chữ quốc ngữ hiện tại bất lợi cho việc học từ ngữ gốc Hán. Đa phần học sinh chỉ biết vài trăm từ tiếng Việt, còn các từ Việt gốc Hán gắn kết quá nặng với các ký tự tượng hình tiếng Hán nên rất khó học. Nửa nạc nửa mỡ! Tốt nhất nên cải tiến tiếng Việt thành 1 thứ ngôn ngữ thuần Latinh, lấy tiếng Anh làm cái lõi, tương thích với tiếng Anh cả về từ ngữ lẫn phát âm, chỉ cần biết tiếng Việt cũng sẽ dễ dàng học tiếng Anh. Tiếng Anh cần thiết hơn tiếng Hán cho việc tiếp cận tri thức!
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/4/20
  6. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Ngôn ngữ phải biến đổi dần dần hợp với sự phát triển của cuộc sống. Muốn thoát khỏi ảnh hưởng gốc Hán Việt không thể ngày một ngày hai.

    Nói như bạn thì quy định tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ đi, bỏ luôn cần gì tiếng Việt nữa.
     
  7. Currently_nat

    Currently_nat Mầm non

    Không biết bạn có biết phân biệt giữa những thứ bạn viết hay không? Nào là ngôn ngữ, tiếng, từ ngữ và phát âm, ký tự, từ ... làm cho tui đọc không thể hiểu được bạn đang nói đến cái gì.
    Ngôn ngữ Việt Nam thì dính dáng đến ký tự hình tượng tiếng Hán mà khó học. Cái gì mà nửa nạc nửa mỡ, tiếng Anh với tiếng Hán. Giờ này bạn tìm đâu ra được tiếng Hán?
    Thật là khó hiểu hết sức.
     
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Đồng tình với bạn nhé. Bạn đó có ý tưởng khá quái dị.
     
    Currently_nat thích bài này.
  9. 1102

    1102 Lớp 4

    Mời tham khảo cái này đi nhé!
    Việt mượn Hán hay Hán mượn Việt?
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    TIẾNG TRUNG QUỐC, MỘT BIẾN THỂ SUY THOÁI CỦA TIẾNG VIỆT
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  10. Phùng Nga

    Phùng Nga Mầm non

    Mời bác ngồi lên bàn cho nhà cháu lậy mấy lậy.

    Cụ Bùi Hiền và hai cậu Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình chỉ mới đề xuất cải tiến chữ viết thôi mà nhà cháu đã thấy đầu muốn nổ tung lên rồi. Bây giờ bác lại muốn cải tiến luôn tiếng Việt nữa thì ô hô ai tai ...

    Cầu trời cho Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đừng cấp giấy chứng nhận cho bác. Nếu không thì nhà cháu toang.
     
  11. Bác @hệ số xấu này nói rất hay! Đúng là ngữ vựng của tiếng Việt có rất nhiều từ gốc Hán thiệt.

    Chúng ta đọc, nghe, nói hằng ngày, lâu dần quen quá rồi nên không để ý. Nhất là khi chúng lại được viết bằng chữ quốc ngữ. Thí dụ, “ngôn ngữ”, “ảnh hưởng”, “từ ngữ”, “phát âm”, “quốc ngữ”, “ký tự”, “tương thích”, “tiếp cận”, v.v. là những từ bác đã dùng trong post trên, đều là từ Hán Việt hết.

    Nếu muốn chối bỏ hoàn toàn cái kho tàng Hán Việt đó thì phải dùng những từ thuần Việt nào để thay thế? Hmm, để coi,
    • “mẫu giáo” sẽ trở lại thành “vỡ lòng”,
    • “bảo sanh viện” = “xưởng đẻ”,
    • “phối âm” = “lồng tiếng”,
    • “khí quản” = “ống ….?”
    • “Trường Vũ” = “Mưa Dai”
    • “Lệ Thu” = “Nước Mắt Mùa Thu”,
    • “Nguyễn hồng Phong” = “Nguyễn gió Đỏ”
    • “thi sĩ Tố Hữu” = “nhà thơ Sẵn Có”,
    • “Kiều trường Lâm” = “Kiều rừng Dài”
    • “Trần tư Bình” = “Trần bốn Vại”,
    • “anh Nguyễn hữu Thọ, con ông Nguyễn tất Yểu” = “anh Nguyễn sống Lâu, con ông Nguyễn chắc Chết”,
    Nhưng, tên “Bùi Hiền” sẽ phải đổi thành “Bùi khó Khăn”, “Bùi trở Ngại”, hay “Bùi ……”?

    Bác cứ thư thả suy nghĩ đi nhé? :D
     
    utitgg and giinny9x like this.
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cho dù có là từ Hán Việt hay thuần Việt thì đều là một bộ phận không thể chối bỏ trong tiếng Việt. Vì nó không tồn tại trong bất cứ ngôn ngữ nào khác, kể cả thứ tiếng mà nhiều người cho là bắt nguồn nên từ Hán Việt.

    Ai cho rằng những từ đó gốc Hán và muốn bỏ. Đem qua Trung Quốc hỏi họ xem họ có nhận về không? Bản thân họ còn chẳng còn nói thứ tiếng Hán tổ tiên, viết thứ chữ Hán thuần của họ nữa. Từ Hán Việt lại càng xa lạ với họ.

    Vậy cớ gì chúng ta phải chối bỏ. Từ Hán Việt, là sản phẩm trí tuệ dân tộc Việt. Là âm Việt, cách viết Việt, người Trung Quốc có dùng, có biết, có tự sáng tạo ra nó và truyền bá cho mình đâu?

    Xin nhắc lại một điều. Việt Nam chúng ta luôn nói các từ Hán Việt, không phải nói chỉ toàn những từ tiếng Hán, nên nó không có gì phải mặc cảm cả. Thử hỏi trên thế giới có bao nhiêu dân tộc không có yếu tố ngoại lai trong ngôn ngữ?
    Ngay cả thứ tiếng xâm lược phổ biến nhất theo từng thời kỳ như tiếng Hy Lạp, Ba Tư, Latin, tiếng Việt miền Bắc, Germain, tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha, Tây ban Nha, tất cả đều là sự kết hợp một cách tự nhiên theo thời gian.

    Bản thân tiếng Anh là một thứ tiếng hỗn tạp nhất lịch sử nhân loại, gần như từ vựng của mọi thứ tiếng đều có trong từ điển tiếng Anh. Có bị tâm thần mới muốn xây dựng một thứ tiếng thuần Latin dựa vào cốt lõi tiếng Anh.
     
  13. BlindEaf

    BlindEaf Mầm non

    Trên waka thì bạn có thể lấy content bằng cách chụp từng trang, sau đó tạo pdf. Công đoạn khó nhất là chụp từng trang, mình dùng evernote để chụp, rồi export ảnh từ evernote, khá ngon lành. Các bước sau thì xử lý bằng scantailor, abbyy,...
     
    tiendungtmv and tranminator like this.
  14. tranminator

    tranminator Mầm non

    Cách của bạn mình dùng rồi, kết hợp cả auto click, chỉ là không biết cách giải mã cái file lưu ở local của waka thôi. Mà không hiểu sao thấy nhiều người giải mã được file đó.
     
    BlindEaf thích bài này.
  15. 1102

    1102 Lớp 4

    Tất cả ngôn ngữ trên thế giới đều có sự vay mượn. Do vậy, ngôn ngữ của bất kỳ quốc gia nào đó đều có từ điển ngôn ngữ để giải thích cho rõ nghĩa của từng từ được sử dụng. Nên do vậy đừng bảo "các từ Việt gốc Hán gắn kết quá nặng với các ký tự tượng hình tiếng Hán nên rất khó học" (đây cứ mặc nhận là mượn Hán đi), cái gì không hiểu thì tra từ điển. Do vậy việc giải thích các từ trong từ điển phải chuẩn xác và đúng nghĩa, chính lẽ đó mới cần đến những góp ý phê bình của các nhà nghiên cứu đối với các cuốn từ điển giải thích ngữ nghĩa đã được xuất bản.
     
  16. BlindEaf

    BlindEaf Mầm non

    Mình cũng ko giải mã đc cái file đó :) Tuy nhiên, đã mã đc thì sẽ giải mã đc. Chẳng qua cái cách giải thì ko phải ai cũng biết thôi, public hết thì họ còn làm ăn gì nữa.
     
  17. Rất đúng. Tiền nhân Việt Nam đã dựa vào tiếng Hán (hay Nôm?) để tạo ra những từ ngữ Việt súc tích và thanh tao hơn cho kho tàng tiếng Việt. Ai dám bảo công sức đó là của người Hán? Mà hình như chính China cũng đâu còn viết và nói loại tiếng Hán cổ xưa? Bởi vậy, mới có chữ Hán phồn thể và giản thể.

    Chắc hồi mới cướp được chính quyền ở Trung Hoa, cán bộ của Mao toàn là những người rất xa lạ với chữ nghĩa (chữ chưa hề thấy mặt mình bao giờ, và mình cũng chẳng biết chúng là ai), nên mới có chuyện giản lược đi để cho dễ học. :D

    Cái expression "long time no see" là bằng chứng cho sự hỗn tạp này. Nó vốn là broken English được nói bởi mấy cô gái quê ít học, gia cảnh khó khăn, và các chiến sĩ gái được cách mạng gài làm gái bán bar để lấy tin. Tuy trật lất, nhưng các anh lính Mỹ vẫn hiểu ý của các cô. Mới đầu, họ dùng nó để nói với nhau như chuyện cười, nhưng lâu dần, câu đó cũng đã được chấp nhận như một cách nói thế cho "I haven't seen you for a long time". Dĩ nhiên, vẫn có những người thích nói đúng văn phạm tiếng Anh hơn. :)
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  18. ceon

    ceon Lớp 1

    Tham khảo thêm về chữ viết:
    Kanji is not chinese
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  19. clark fan

    clark fan Mầm non

    “Lệ Thu” = “Nước Mắt Mùa Thu” vẫn chưa xong vì trong "Nước Mắt Mùa Thu" còn có chữ "Thu" trong đó.
     
  20. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mùa thu hoạch tiếp tục đổi thì chắc thành mùa gặt hay mùa cắt là được phải không? Nước mắt mùa gặt ^ ^
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này