Biên khảo Khảo cứu Biên khảo về người tiền sử TG và VN - Trần Kim Thạch, Trần Hải Vân <1000QSV1TVB #0138>

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Thu VO, 8/12/18.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0138.Biên khảo về người tiền sử Thế Giới và VN.PNG
    Tên sách : BIÊN KHẢO VỀ NGƯỜI TIỀN SỬ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
    Tác giả : TRẦN KIM THẠCH, TRẦN HẢI VÂN
    Nhà xuất bản : LỬA THIÊNG
    Năm xuất bản : 1971
    ------------------------

    Nguồn sách : tusachtiengviet.com

    Đánh máy : vqsvietnam, nth_9195, Laithuylinh, ttmger, nquocan, vttrang dang, W.R.C, VinhPhuc.Vo, quynhanhbt1411, Akira Thanh, ptt1106, Martian_K, tieuphu, Dũng P, dacxeru, nguyetanh, Thuong Nguyen, thuantran46, khibungto, pham.le, lan_doan_my, bhp, vevekawaii, phanlinh9494, kenk25, tuantayho

    Kiểm tra chính tả : nhani78, Vũ Thị Diễm Tuyết, Phạm Thị Dạ Tường, Nguyễn Thị Huyền, Kim Thoa, Lê Anh Tuấn, Ngô Thanh Tùng

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 30/11/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG

    Cảm ơn tác giả TRẦN KIM THẠCH, TRẦN HẢI VÂN
    và nhà xuất bản LỬA THIÊNG đã chia sẻ với bạn đọc
    những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    TÓM-LƯỢC TÀI-LIỆU THAM-KHẢO
    BẢNG ĐỐI CHIẾU DANH TỪ VIỆT-PHÁP
    PHỤ BẢN
    NHẬP ĐỀ

    PHẦN THỨ NHẤT : NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

    CHƯƠNG 1 : DI TÍCH VÀ THÂN THỂ CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY
    I. GIỐNG VƯỢN-NGƯỜI (NHÂN-HẦU)
    II. GIỐNG NGƯỜI-VƯỢN (HẦU NHÂN)

    a) Người-vượn Pithecanthropus
    b) Người-vượn Sinanthropus
    c) Người Piltdown
    III. NGƯỜI THÁI CỔ
    a) Người Heidelberg
    b) Người Néanderthal
    c) Người Rhodesia
    d) Người Solo
    IV. NGƯỜI HIỆN-ĐẠI
    a) Nhóm Cro-Magnon
    b) Giống Chancelade
    c) Giống Grimaldi
    d) Người Swanscombe
    e) Người Foutéchevade
    f) Người Ehringsdorf
    g) Người Steinheim
    CHƯƠNG 2 : CON NGƯỜI XUẤT HIỆN CÁCH NÀO ?
    I. NGƯỜI VÀ KHỈ

    a) Giống nhau
    b) Khác nhau
    II. SỰ XUẤT HIỆN CỦA CON NGƯỜI
    III. TẠI SAO GIỐNG KHỈ HÓA NGƯỜI LẠI PHẢI BỎ CÂY XUỐNG ĐẤT ?
    IV. VÌ SAO GIỐNG KHỈ HÌNH NGƯỜI KHÁC KHÔNG HÓA NGƯỜI ĐƯỢC ?

    CHƯƠNG 3 : CON NGƯỜI XUẤT HIỆN VÀO THỜI NÀO VÀ NƠI NÀO ?
    I. THỜI-GIAN XUẤT-HIỆN
    II. NƠI XUẤT-HIỆN

    CHƯƠNG 4 : TỔ TIÊN CHÍNH THỨC CỦA LOÀI NGƯỜI LÀ AI ?

    PHẦN THỨ HAI : SINH-HOẠT CỦA NGƯỜI TIỀN-SỬ

    CHƯƠNG 5 : SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ KHÔN TỪ KHỈ ĐẾN NGƯỜI

    CHƯƠNG 6 : ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY LOÀI NGƯỜI VƯỢT TÌNH TRẠNG CỦA LOÀI KHỈ
    I. LỬA
    II. NGÔN NGỮ

    CHƯƠNG 7 : ĐỜI SỐNG CỦA LOÀI NGƯỜI SAU KHI BIẾT DÙNG LỬA VÀ NGÔN-NGỮ

    PHẦN THỨ BA : CÁC THỜI-ĐẠI VĂN-HÓA NGUYÊN-THỦY

    CHƯƠNG 8 : CON NGƯỜI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ CŨ
    I. DỤNG-CỤ TÌM THẤY Ở PHÁP
    II. DỤNG-CỤ TÌM THẤY Ở CÁC NƠI KHÁC
    III. CÁC GIAI-ĐOẠN VĂN-HÓA

    a) Văn hóa từ người-vượn đến người Néanderthal
    1. Dụng cụ
    2. Lửa
    3. Ý-niệm về cái chết
    4. Kết-luận
    b) Văn-hóa của giống Homo Sapiens
    1. Các dụng-cụ
    2. Sự liên quan giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần
    3. Tín-ngưỡng
    4. Nghệ-thuật
    5. Đồ trang sức
    6. Vũ điệu
    7. Âm nhạc
    8. Ngôn-ngữ
    III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CON NGƯỜI

    CHƯƠNG 9 : CON NGƯỜI TRONG THỜI-ĐẠI ĐỒ ĐÁ TRUNG GIAN
    I. BẰNG CHỨNG CỦA THỜI-ĐẠI ĐỒ ĐÁ TRUNG GIAN

    a) Đặc điểm
    b) Thời-đại đồ đá trung gian châu Âu, châu Á, châu Phi
    c) Thời-đại trung gian ở Châu Mỹ
    II. VĂN MINH THỜI-ĐẠI ĐỒ ĐÁ TRUNG GIAN
    a) Dụng cụ
    b) Đồ gốm
    c) Tổ chức đời sống
    d) Chăn nuôi
    e) Phong tục
    g) Nghệ thuật
    h) Sự liên quan giữa con người

    CHƯƠNG 10 : CON NGƯỜI TRONG THỜI-ĐẠI ĐỒ ĐÁ MỚI
    I. ĐẶC ĐIỂM

    a) Dụng cụ
    b) Đồ gốm và chăn nuôi
    c) Trồng trọt
    d) Nhà ở
    e) Tín ngưỡng
    g) Y học
    II. THỜI-ĐẠI ĐỒ-ĐÁ-MỚI Ở AI-CẬP VÀ CẬN ĐÔNG
    a) Ai-Cập
    1. Văn minh Tasien
    2. Văn minh Fayoum
    3. Văn minh Mérimdé
    b) Mésopotamie
    1. Văn minh Qalat Jarmo
    2. Văn minh Hassuma
    III. THỜI-ĐẠI ĐỒ-ĐÁ-MỚI Ở TÂY ÂU
    IV. THỜI-ĐẠI ĐỒ-ĐÁ-MỚI Ở PHI-CHÂU
    V. THỜI-ĐẠI ĐỒ-ĐÁ-MỚI Ở Á-CHÂU

    a) Trung-Hoa
    b) Việt-Nam
    c) Ấn-Độ
    VI. THỜI-ĐẠI ĐỒ-ĐÁ-MỚI Ở MỸ CHÂU
    VII. TỔ CHỨC XÃ HỘI

    CHƯƠNG 11 : THỜI ĐẠI KIM KHÍ

    PHẦN THỨ TƯ : CÁC TRUNG TÂM VĂN MINH CUỐI THỜI NGUYÊN-THỦY

    CHƯƠNG 12 : TRUNG TÂM AI-CẬP
    I. VĂN MINH BADARIEN
    II. VĂN MINH AMRATIEN
    III. VĂN MINH GERZÉEN
    IV. THỜI ĐẦU LỊCH-SỬ

    CHƯƠNG 13 : TRUNG TÂM MÉSOPOTAMIE VÀ BA-TƯ
    I. VĂN MINH MIỀN NAM

    a) Giai đoạn đầu
    b) Giai đoạn cuối
    II. VĂN MINH MIỀN BẮC

    CHƯƠNG 14 : TRUNG TÂM ẤN-ĐỘ
    I. BẰNG CHỨNG
    II. TÔN-GIÁO
    III. LIÊN HỆ VỚI VĂN MINH TIỂU-Á

    CHƯƠNG 15 : TRUNG TÂM TRUNG-HOA

    CHƯƠNG 16 : SỰ PHÂN TÁN VĂN MINH VÀO CUỐI THỜI TIỀN SỬ

    KẾT LUẬN
     
    amorphous, gift4you, idefix and 11 others like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    NHẬP ĐỀ

    Thời tiền sử đã được các nước tiền tiến lưu ý trên một thế kỷ, và ngày nay được coi là một khoa học ; còn ở nước ta thì dường như chưa khảo cứu một cách nghiêm chỉnh.

    Trong lúc chờ đợi các nhà chuyên môn bổ cứu dần những khuyết điểm đó, chúng tôi soạn tập sách nhỏ nầy mục đích giúp cho bạn đọc ở mọi tầng lớp một ít tài liệu học hỏi.

    Vì thời nguyên thủy chưa có văn tự, nên tài liệu của môn Tiền sử học không được ghi chép. Phần nào không bị thời gian tàn phá thì nằm tận trong lòng đất sâu, cho nên nhà Tiền sử học phải có phương pháp và kỹ thuật tân tiến.

    Người nguyên thủy bằng da bằng thịt như thế nào, không ai thấy được. Nhưng khi biến thành cát bụi, người nguyên thủy còn để lại cho đời sau nào là hài cốt, dụng cụ sinh nhai, hang động, chòi lều, nhà cửa, nào là sản phẩm nghệ thuật, đền đài văn hóa, v.v… Di-tích quí giá đó đã giúp ta thấy lại, tuy chưa đầy đủ lắm, chưa thật đúng lắm, từng đoạn đường trải qua trong cái dĩ-vãng xa xôi mù mịt từ uyên nguyên cho tới thời kỳ thuộc sử. Căn cứ vào những tài liệu càng ngày càng được phát kiến thêm, các nhà khảo cứu cố xây dựng lại nếp sống vật chất lẫn tinh thần của tổ tiên rất xa-xôi của chúng ta.

    *

    Các phương pháp và kỹ thuật hiện nay áp dụng vào việc khảo cứu thời nguyên thủy cùng Nguồn gốc loài Người, đã được canh tân nhiều lắm.

    Về phương pháp, ta để ý đến phương pháp mô tả cốt bộ của người. Phương pháp này do ngành Y-khoa đưa ra. Sự khảo-cứu cốt bộ của người và của khỉ hiện tại đã giúp cho ta biết được một giống hay một loài qua sự quan sát của một chiếc răng, một mảnh sọ, một đốt chân, một khớp xương. Cùng với phương pháp này, ta còn có phương pháp bệnh lý về xương. Một số bệnh như hoa liễu, lao xương, cùi, ung thư đã để dấu vết lại nơi xương. Chính nhờ biết những hậu quả bệnh lý đó mà ta có đủ khả năng để phân biệt được một cốt bộ bị bệnh, bị thương tích hay bị chết một cách bình thường.

    Phương pháp đo lường cổ điển đã được phép xác xuất cải biến, cho nên sự phỏng định chiều cao của thân người từ một xương ống chân hay xương bàn tọa không còn mơ hồ nữa, mà rất chính xác.

    Các phương-pháp vật-lý và hóa học cũng giúp ích rất nhiều. Đo tỷ lệ C14 phóng xạ của răng và xương, ta có thể biết tuổi tuyệt đối của bộ xương. Cách nầy cho ta biết được một cách chính xác về những quá khứ không quá 30.000 năm. Nếu là quá khứ lùi xa hơn nữa, ta có phương pháp tỉ lệ potassium/argon.

    Sự phân tích lượng huỳnh quang (F) trong xương hay men răng sẽ cho ta hiểu ngay xương hoặc răng nói trên thuộc vào khỉ, giả nhơn hay Người. Ta cũng biết ngay được tuổi của cốt bộ trước khi chết.

    Môn địa chất học giúp nhiều phương pháp đặc biệt. Phương pháp thứ nhứt là sự giao hổ các cốt bộ của Người với những sinh vật đã hóa đá (hay địa-khai) cùng nằm chung. Nhờ đó, ta có thể biết ngay tuổi của cốt-bộ và cả hoàn cảnh trong đó cốt bộ bị vùi lấp. Hoàn cảnh đó là một băng kỳ hay một gian băng kỳ, một vùng núi cao hay một bờ sông rộng.

    Phương pháp đối chiếu các cốt bộ với những những nhóm người cổ-lỗ hiện sống cũng đem đến nhiều kết quả mong muốn trong việc xây dựng lại hoàn cảnh xã-hội, tình cảm, tâm linh của người xưa. Càng có kiến thức phong phú bao nhiêu về dân tộc học, ta càng giải thích phong tục, tập quán, tín ngưỡng, trình-độ văn-hóa của Người xưa bấy nhiêu. Chính vì vậy, từ một mảnh đá đẽo nhỏ nhặt đến cái bát, cái lò, chiếc búa, cái nào cũng được khảo sát, đo lường, phân tích tỉ mỉ như những di-tích quí hóa của Người nguyên thủy.

    *

    Tuy nắm được trong tay một số tài liệu càng ngày càng dồi-dào, các nhà khảo cứu không tự hào đã đắc thắng. Họ thú nhận đã và sẽ gặp nhiều điều bối rối, nếu không nói là nan giải, khi giải thích những tài liệu đó. Họ bắt buộc những vật vô tri, vô giác, từ quả đấm thô vụng bằng đá lửa đến hình khắc mỹ-thuật trên vách hang, phải cung khai đúng sự thật. Ví như họ hỏi giống người vượn Java có phải là tổ tiên của người vượn Bắc-kinh không ? Và người vượn Bắc-kinh có họ hàng gì với người Trung-hoa hiện tại không ?

    Với những câu hỏi không lời giải đáp như vậy, họ cố nhận chân con Người với cả tư tưởng và hành động qua những cổ-vật đã phát kiến được.

    Cũng như nhiều môn khác, môn khảo cứu thời nguyên thủy, vào buổi đầu, đã gặp toàn hoài-nghi và chống đối. Nhưng với tinh thần nhẫn nại vô biên, với lòng tin tưởng vững chắc của một số bác học tiền phong, môn học này ngày nay đã được thừa nhận là một khoa học thiết yếu để hiểu lịch sử loài Người.

    *

    Trong mục đích giúp bạn đọc thấu hiểu được sự diễn biến của công cuộc khảo cứu thời nguyên thủy và đi sát với những lối giải thích phức tạp, chúng tôi chia quyển sách làm 4 phần.

    Phần I. Trong phần nầy chúng tôi đề cập Nguồn Gốc của Loài Người. Chương đầu sẽ được dành cho các dữ kiện cụ thể là cốt bộ của Người xưa. Từ trên các dữ kiện đó, chúng tôi sẽ giải đáp các vấn đề liên hệ là : loài Người xuất hiện cách nào ? ở đâu ? thời nào ? và có tổ tiên trực tiếp là ai ? Đó là đề tài các chương kế tiếp.

    Phần II. Phần nầy là phần then chốt để nhận định xem làm thế nào con Người có thể thoát đi từ con vượn để tạo cho chính mình một tương lai rực rỡ về sau.

    Phần III. Phần nầy chuyên mô tả sự tiến hóa không ngừng các chiều tiến-triển về văn-hóa từ con người cổ-sơ nhất đến con người hiện tại.

    Phần IV. Trong phần cuối cùng nầy, chúng tôi mô tả các trung-tâm văn-minh cuối cùng trước khi bước vào thời kỳ lịch sử. Những trung-tâm nầy, nếu được nghiên cứu tỉ-mỉ, sẽ giúp ta giải thích tại sao có sự chênh lệch về văn hóa giữa các sắc dân trên mặt đất.

    Để giữ tính chất nhập môn cho quyển sách nầy, chúng tôi cố tránh bớt danh-từ kỹ thuật thường dùng trong tài liệu về Tiền sử. Phần nào không tránh được, chúng tôi liệt kê trong phần từ vựng. Các nhân danh địa danh, chúng tôi để nguyên âm của sách ngoại quốc và liệt kê ra sau sách với phiên âm Việt ngữ. Đối với những ý kiến quan trọng mà không phải của chúng tôi, chúng tôi sẽ để xuất xứ, ghi theo số thứ tự của phần thư mục tóm lược, hầu người đọc dễ tra cứu và bổ khuyết. Cuối quyển sách còn có bản đối chiếu thuật ngữ Khoa-học Việt-Pháp.

    Đây là một cố gắng mà kết quả còn rất xa với sự mong ước ; chúng tôi trông chờ sự chỉ giáo của các bực thức-giả bốn phương.

    Đại-học Sư-Phạm Cần-thơ, Hè 1971
    TKT và THV
     
    cfcbk and Heoconmtv like this.
  4. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 8

    Cám ơn các bạn đã đánh máy và kiểm tra chính tả...
    Đánh máy : vqsvietnam, nth_9195, Laithuylinh, ttmger, nquocan, vttrang dang, W.R.C, VinhPhuc.Vo, quynhanhbt1411, Akira Thanh, ptt1106, Martian_K, tieuphu, Dũng P, dacxeru, nguyetanh, Thuong Nguyen, thuantran46, khibungto, pham.le, lan_doan_my, bhp, vevekawaii, phanlinh9494, kenk25, tuantayho

    Kiểm tra chính tả : nhani78, Vũ Thị Diễm Tuyết, Phạm Thị Dạ Tường, Nguyễn Thị Huyền, Kim Thoa, Lê Anh Tuấn, Ngô Thanh Tùng
     
    Thu VO thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này