Bình dị Sơn Nam (Nguyễn Hồng Lam)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 10-04-2009, 05:48 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Bình dị Sơn Nam (Nguyễn Hồng Lam)
    [HR][/HR]
    Bình dị Sơn Nam

    Ở làng du lịch Bình Quới, nơi tái hiện và lưu giữ khá đậm nét không gian văn hóa Sài Gòn - Tây Nam Bộ xưa, ngay khi nhà văn Sơn Nam còn sống, người ta đã dựng tượng ông.



    [​IMG]


    Tượng dựng xong, nhiều văn nhân, nghệ sĩ cắc cớ hỏi nhà văn Sơn Nam cảm giác thế nào, "ông già Nam Bộ" trả lời tỉnh queo: "Thì vui. Mà sao hỏi tui, hỏi công chúng vô xem mới đúng chớ. Người ta dựng tượng mình là để công chúng xem chớ đâu phải để mình xem".

    Sống thuần túy bằng nghề cầm bút nên ông già Nam Bộ có nguyên tắc riêng của ông. Ai hỏi, hỏi gì ông cũng trả lời. Mấy gã hậu sinh như chúng tôi, ngồi nghe ké chuyện của ông trong quán cà phê cóc thì ông miễn phí, nhưng hễ cứ văn nghệ sĩ phỏng vấn để đăng báo, nghiên cứu sinh hỏi để làm đề tài thì hỏi xong là dứt khóat phải trả tiền.

    Ông bảo tri thức cũng là tiền, phải mất tiền mới tích lũy được chứ chẳng ai cho không. Cả đời ông cũng phải tốn tiền mua sách, đi thư viện cũng phải bỏ bao thư, người ta mới nhiệt tình tìm giúp tài liệu nên "giờ mới có kiến thức cho mấy người hỏi".

    Bản thân ông cũng vậy. Mỗi lần vô nhà cụ Vương Hồng Sển đọc nhờ tài liệu hay hỏi ý kiến, bao giờ ông cũng tự nguyện để lại một bao thư, dù cụ Vương rất quý ông, chẳng bao giờ đề cập đến chuyện đó.

    Nghe có ông nhà văn miền Bắc phát biểu: "Văn chương miền Nam viết y như nói", hàm ý không đánh giá cao, nhà văn Sơn Nam không phản đối. Ông chỉ thủng thẳng đưa ra nhận xét: "Vậy chớ người miền Nam nói chuyện, đem ghi âm lại có thành văn chương được đâu". Dĩ nhiên cái lý của ông đầy sức thuyết phục, bởi nó được chứng minh bằng hàng ngàn trang viết thô mộc mà vẫn đầy sự lôi cuốn, đầy nghệ thuật mà ông chính là tác giả.

    Theo tường thuật của nhà thơ Trần Hữu Dũng thì trong một lần trả lời phỏng vấn hồi còn đang tuổi trung niên (năm 1974), nhà văn Sơn Nam đã từng cám cảnh: "Khí hậu xứ mình độc lắm, già yếu thì dễ sinh ra lẩm cẩm, thương hại cho người già gần 60 tuổi mà còn cầm bút vì sinh kế".

    Cuộc đời ông, hóa ra còn long đong hơn cả điều mà ông thương cảm, đến tuổi bát tuần vẫn chưa buông bút. Năm 80 tuổi, ông còn khoe với nhà văn Nguyễn Trọng Tín: "Qua có mấy cái chuyện hay lắm, để… về già qua mới viết".

    Trước khi mất ở tuổi 82 (13/8/2008), ông vẫn còn ráng sức hoàn thành một tập hồi ký có cái nhan đề "Bình an". Tuổi già, sức yếu, gõ máy chữ không nổi, ông vẫn cố nắn nót viết từng dòng… Không hẳn viết vì nợ áo cơm, ông viết chỉ vì ông sinh ra là để viết, còn sống là còn viết.

    Người ta vẫn cãi nhau om sòm về chuyện văn đàn Việt Nam thiếu tác phẩm lớn. Nhiều người cho rằng, điều kiện làm việc thiếu thốn cũng là một lý do. Ông già Sơn Nam "danh nổi như cồn" chưa bao giờ có ý kiến gì về chuyện đó.

    Một dạo, ông kê bàn viết ngay tại quán cà phê cóc trong trụ sở báo Văn nghệ TP HCM. Mười năm cuối đời, ông chọn quán cà phê cóc khác trong khuôn viên nhà truyền thống quận Gò Vấp làm nơi đặt "văn phòng". Ông chẳng nhờ, song cô nhân viên thư viện ở đó vẫn tự nguyện trở thành thư ký của riêng ông.

    Mắt ông kèm nhèm, cô giúp ông rà soát lỗi chính tả từng bài báo, trang văn, trước khi thay ông bỏ phòng bì gửi đến các tòa soạn. Ai kiếm để hỏi ý kiến hay phỏng vấn, cô cẩn thận hỏi tên hỏi tuổi, hỏi cho biết khách cần gặp có chuyện gì, sau đó lại lọ cọ chạy đi tìm để báo cho "tía" hay và gặp.

    Hết làm thơ, viết truyện, sang biên khảo, hồi ký, nhiều tác phẩm được dựng thành phim, lại xoay sang viết báo, đến tận cuối đời ông già Nam Bộ nghèo vẫn hoàn nghèo. Ông chưa bao giờ sắm nổi cho mình một chiếc xe, dù là xe đạp. Cả đời ông hầu như chỉ di chuyển bằng xe bus, lúc tiền bạc rủng rỉnh một chút thì đi xích lô, không thì đi bộ.

    Ở TP HCM, chừng mười năm trở về trước, nếu cứ thấy ông già ốm tong teo nào cà ngật cà ngưởng lang thang hết con phố này qua hẻm hóc khác suốt cả ngày thì đích thị đó chỉ có thể là một trong hai người: "trung niên thi sĩ" Bùi Giáng hoặc "ông già Nam Bộ" Sơn Nam. Nhà văn Võ Đắc Danh gọi nhà văn Sơn Nam là "vua đi bộ của Sài Gòn", cả thành phố chẳng thấy ai phản đối.

    Thật ra, "nghèo" là chữ mà người ta nói, viết về ông, chứ bản thân ông già Sơn Nam thì chưa một lần phải tự thán về điều đó. Về cuối đời, tác phẩm của ông được NXB Trẻ mua bản quyền, nhiều tác phẩm được chuyển thành phim được giải cao đã đem lại cho ông những khoản nhuận bút không nhỏ.

    Riêng kịch bản phim "Mùa len trâu" chuyển thể từ tác phẩm của ông, người ta cũng đã gửi ông 3.000 USD tiền tác quyền. Vậy nhưng nhiều lần đi ăn tiệc hoặc dự liên hoan, thấy đồ ăn thức uống còn nhiều, ông vẫn đi tìm hộp xốp, bao nilon gom lại một túm to, bảo là "đem về cho sắp nhỏ trong xóm, để dư lãng phí".

    Có lần, nhà văn Võ Đắc Danh chở ông đi nhận nhuận bút nhưng chưa có, thấy vẻ mặt ông tiu nghỉu, anh định bụng đưa mấy trăm ngàn nhuận bút của mình để "tía xài đỡ". Ai dè, nhà văn rất già giải thích, nhà văn sắp già mới ngớ ra: "Nhiêu đây thì nhằm nhò gì mầy. Tao thì xài bao nhiêu, tao cần là cần để mua đồ cho sắp nhỏ trong xóm…".

    "Sắp nhỏ" mà ông nói là những đứa trẻ nghèo trong các xóm lao động ở Bình Thạnh hoặc Gò Vấp, nơi ông sống hoặc hay lui tới. Bố mẹ chúng gọi ông là "tía", chúng gọi ông là "nội", còn bản thân ông thì có đứa ông chỉ nhớ mặt, biết hoàn cảnh mà không chắc đã nhớ hết tên.

    Hèn chi người ta dựng tượng ông già Nam Bộ - nhà văn Sơn Nam ngay từ khi ông còn tại thế

    Nguyễn Hồng Lam
    (Nguồn: Website Công an Nhân dân & An ninh Thế giới, ngày 09/03/2009)
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [HR][/HR]thay đổi nội dung bởi: goldfish, 10-04-2009 lúc 05:55 PM
    [/TD]
    [/TABLE]
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này