Kinh dịch-Di sản sáng tạo của Việt Nam

Thảo luận trong 'Tủ sách Khoa học' bắt đầu bởi tracthanh, 6/10/13.

Moderators: Utron
  1. tracthanh

    tracthanh Lớp 10

    Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về Kinh Dịch, trong số đó có một công trình đặt lại vấn đề " tác quyền" của bộ Kinh này. Đó là học giả Nguyễn Thiếu Dũng, qua nhiều tìm tòi và nghiên cứu, ông đã nêu ra một số chứng lý để minh chứng rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt Nam. Với sự thận trọng cần thiết, Thanhnien Online xin giới thiệu bài viết sau đây của học giả Nguyễn Thiếu Dũng để rộng đường tham khảo.
    Từ hai nghìn năm trước khi chúng ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, tổ tiên chúng ta ở thời đại Hùng Vương đã sáng tạo Kinh Dịch và dùng học thuyết này xây dựng nền tảng cơ bản cho văn hoá Việt Nam, nhờ thế trong suốt một nghìn năm lệ thuộc Trung Hoa, chúng ta vẫn đứng vững không bị đồng hoá như các dân tộc ở Hoa Nam.
    Người Trung Hoa không biết từ thời điểm nào đã tiếp thu được Kinh Dịch của Việt Nam và họ cũng đã dùng Kinh Dịch để góp phần xây dựng nền tảng văn hoá của họ. Cho nên trong sinh hoạt, chúng ta có nhiều điểm giống họ, sau một nghìn năm mất chủ quyền, ta mất luôn tác quyền Kinh Dịch và những gì ta nghĩ, ta làm thấy giống Trung Hoa ta đều tự nhận mình học của Trung Hoa. Kỳ thật không phải như vậy. Người Trung Hoa rất trọng hướng Đông, khi họ tiếp khách, chủ nhà ngồi quay mặt về hướng Đông để tỏ chủ quyền. Trong thời lập quốc họ luôn luôn hướng về biển Đông, không kể Nam Kinh những Kinh đô danh tiếng của Trung Quốc đều lần lượt nối nhau tiến dần từ Tây Bắc sang Đông. Ngày nay những thành phố lớn của họ cũng đều tập trung ở bờ Đông. Thế mà trong Kinh Dịch họ phải công nhận hướng Nam là hướng văn minh, mặc dầu trong sử sách họ vẫn cho Hoa Nam là xứ man di. Mỗi khi cần bói Dịch họ đặt Kinh Dịch trên bàn thờ cho quay mặt về hướng Nam như hướng ngồi của Hoàng đế, rồi lạy bái cầu xin. Cử chỉ này cho thấy trong tiềm thức họ không quên nguồn gốc Kinh Dịch đến từ phương Nam, từ đất nước của các vua Hùng.
    ......


    Nguồn: nms@TVE
     

    Các file đính kèm:

  2. tracthanh

    tracthanh Lớp 10

    Chu Dịch Và Kinh Dịch

    Xin giới thiệu thêm một bài viết "Chu Dịch và Kinh Dịch" của tác giả Lương Trâm. Trong bài viết đó tác giả giải thích về Kinh Dịch, sự khác nhau giữa Chu Dịch và Kinh Dịch, cũng như nguồn gốc của Kinh Dịch. Có thể xem bài viết này tại địa chỉ: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nguồn: benbip@TVE
     

    Các file đính kèm:

  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chủ đề này mình cũng rất thích. Mình cũng có đọc vài bài của bác Hà Văn Thuỳ cũng lật lại về tác quyền của chữ “vuông”. Và còn nhiều tác quyền khác mà người Lạc Việt đã quên mất song song việc bị người Hán đánh cắp.

    Mong sau này có nhiều chứng cứ hơn giúp chúng ta giành lại di sản tổ tiên, giờ thì rõ ràng chưa đủ.
     
  4. sơn vô đối

    sơn vô đối Mầm non

    Em cũng nghĩ như thế ạ. Người Việt cổ chúng ta tinh hoa văn hoá chả thua gì người hán nhưng mà bị cướp mất nhiều quá
     
  5. Mã Khắc Tư

    Mã Khắc Tư Mầm non

    Không biết nên nói gì
     
  6. Chuyện xứ Âu:
    Sách UKRAINE - QUÊ HƯƠNG CỦA LOÀI NGƯỜI của Igor Tsar

    Trích:

     
    huytran thích bài này.
  7. Chỉ kể Chuyện xứ Việt cổ hơi đơn điệu. Còn chuyện xứ Cao Ly, chuyện xứ Thổ Nhĩ Kỳ. Từ từ kể ra góp vui.
     
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    1. Tần Doanh Chính đốt sách chôn nho, thống nhất tiền tệ, chữ viết, đo lường đã hủy diệt sự đa dạng của các nền văn hóa trước ông, chưa nói đến đó là những nền văn hóa nào, cả Hoa hạ cả các bộ lạc Việt đều đã ở dưới gót giày quân đội của ông khi đó, kéo theo chính sách đốt sách hủy diệt văn hóa của hàng loạt triều đại sau đó. Việc chỉ còn mỗi tài liệu một phía từ Trung Quốc, một cách cố ý, cho dù có viết thế nào cũng không đáng tin.

    2. Tùy Dạng Đế Dương Quảng đào kênh Đại Vận Hà, vận chuyển tài lực trù phú của phía Nam cho một phía bắc hiếu chiến thiếu quân nhu để tiếp tục chính sách xâm lược, từ đó sự kiểm soát đối với phía nam càng thắt chặt, sự bốc lột, tước đoạt có thể nói là không chỉ ở lương thực, tài vật không thôi, mà có thể nói còn có thể triệt để mọi thứ.

    3. Quảng Châu là cảng lớn nhộn nhịp nhất toàn đế chế nhà Thanh khi Phương Tây tiếp cận Trung Hoa, sự quan trọng của Quảng Châu, hay rộng ra là vùng đất phía Nam đó đã được Dương Quảng nhìn ra từ thời Tùy khi xây dựng Đại Vận Hà, sự giàu có huyền thoại của Trung Hoa mà trước kia phương Tây luôn mơ ước chỉ có được khi có vùng đất này, vùng đất giàu có của .. ai thì ai cũng biết .. Quảng Châu hiện đại cũng là vùng đất giàu có một cách khủng khiếp, chính Quảng Châu đã gánh trên vai toàn bộ sự phát triển thần tốc khủng khiếp của Trung Hoa, chỉ có thể là phía Nam, vùng đất đã gánh trên vai cái mà thế giới hay nói về Trung Hoa, sự giàu có huyền thoại.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/11/21
  9. Mã Khắc Tư

    Mã Khắc Tư Mầm non

    Thật Xuất sắc, hóng các công trình khác chứng minh chữ Nôm là gốc của chữ Hán, tứ thư ngũ kinh TQ ăn cắp của VN, Khổng Tử Trang Tử là người gốc Việt, Tử Cấm Thành TQ nhái Kinh thành Huế, đạo Lão nhái đạo Mẫu, các địa danh Trường An, Thái Nguyên, Hà Nam, Hà Đông Hà Tây Sơn Đông Sơn Tây Tân Cương Trùng Khánh của TQ bú fame Tràng An, Thái Nguyên, Hà Nam, Hà Đông Hà Tây Sơn Đông Sơn Tây Tân Cương Trùng Khánh của VN, Đông hải của TQ nhái biển Đông của VN, gốm Cảnh Đức nhái gốm Bát Tràng, rượu Mao Đài nhái rượu Bầu Đá, người TQ có tổ tiên là người VN (với bằng chứng không thể chối cãi là những dòng họ lớn ở TQ đều có nhà thờ họ, mộ tổ và gia phả ở một làng quê nào đó của VN)......
     
    Lephe and tauvequehuong like this.
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chưa từng đọc được ở đâu - người Việt nào nói chữ Hán bắt nguồn từ chữ Nôm cả, hay Tử Cấm Thành copy Kinh thành Huế cả?

    Nội việc tử cấm thành xây xong hồi thế kỷ 15 (1420) sau đó gần 400 năm (1805) thì Kinh thành Huế mới bắt đầu xây dựng, như thế thì chẳng ai vừa biết đọc biết viết, biết suy nghĩ có thể nói được rằng Kinh thành Huế là cảm hứng cho Tử Cấm Thành được cả.

    Chỉ biết có một kiến trúc sư người Việt tên Nguyễn An tham gia thiết kế, quản đốc việc tu sửa một phần trong tổng thể quần thể kiến trúc đồ sộ của TCT. Cho nên chỉ có thể nói rằng phong cách kiến trúc của TCT có sự ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc Việt. Chứ không thể khẳng định TCT là bản sao của công trình nào ở Việt Nam, vì nó có trước hẳn 400 năm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/1/22
    48jwe4773gsvs thích bài này.
  11. huytran

    huytran Lớp 5

    Nhái Kinh thành Huế hơi khó, nhưng chắc nhái Cổ Loa, Hoa Lư thì có... Việt cổ mà.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  12. farmer4.0

    farmer4.0 Mầm non

    Về việc chứng minh Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn hiến Việt có cuốn 'Tìm về cội nguồn Kinh Dịch' của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

    Chia sẻ mình cóp trên FB tác giả:

    "
    TÌM VỀ CỘI NGUỒN KINH DỊCH - Không chỉ xóa bỏ huyền thoại 6500 năm lịch sử văn minh Đông phương có nguồn gốc từ văn minh Hán.

    Mà trên nền tảng tri thức căn bản của nền văn minh Đông phương, được phục hồi và hiệu chỉnh từ nền văn hiến Việt, nó còn chỉ ra những sai lầm rất căn bản, do nhầm lẫn khái niệm của những tri thức khoa học hiện đại. Như: Bản chất của Không gian/ thời gian; Vấn đề không gian 3 chiều hay "n" chiều, phê phán sai lầm Định Luật bất toàn nổi tiếng của Godel, giải thích những hiện tượng vũ trụ dãn nở bằng một cách khác và đưa luôn thuyết Big Bang vào lịch sử...

    Bởi vậy, sự phản biện cuốn "Tìm về cội nguồn kinh Dich" sẽ không chỉ giới hạn trong các vấn đề liên quan đến Lý học Đông phương với thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Mà nó sẽ trải rộng trên nhiều lĩnh vực của những nền tảng tri thức trong toàn bộ lịch sử của cả nền văn minh, trong rất nhiều lĩnh vực.
    Cuốn "Tìm về cội nguồn kinh Dịch" tất yếu phải có một nội dung như vậy, nó mới xứng đáng là tiền đề của một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT.."

    --

    "Dù bị chỉ trích và phản đối quyết liệt, nhưng những luận cứ xác định nền văn hiến Việt chính là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, vẫn đứng vững và ngày càng sáng tỏ tính chân lý."
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Việc các di sản đó của Hoa hay Việt hãy để các chuyên gia lo, hậu sinh tiểu bối chỉ đọc cho biết chứ nói là có công góp được cái này cái kia bằng đôi ba dòng cự cãi trên mạng thì cũng thật là can đảm ^_^

    Cái bạn Mã Khắc Tư gì đó cũng hơi vui tánh, nêu ra mấy dòng đó rất khéo, để bôi bác phía ủng hộ Việt ta. Đúng là hảo hán! :D
     
  14. huytran

    huytran Lớp 5

    Tôi nghĩ những chuyện trà dư tửu hậu này mà xem như hành động yêu nước hay "ủng hộ Việt ta" thì có chỗ khiên cưỡng. Ngày nay chuyện đó chẳng phục vụ quyền lợi gì của nước Việt cả, mà cũng chẳng mấy người Việt bận tâm; có chứng minh kinh Dịch là của dân Eskimo tạo ra chắc ảnh hưởng xã hội cũng tương đương thôi. Các vị tác giả này đều là yêu nước cả (chắc thế) nhưng đấy là trò chơi chữ nghĩa của họ, không thấy chỗ nào là đóng góp cho nhân quần xã hội.

    Gạt những chuyện khích bác nhau qua bên, ta thử hỏi: nếu kinh Dịch là của người Việt thật, thì sao? Nó đã giúp được gì cho người Việt, cho văn minh Việt? Chúng ta có hơn 1000 năm độc lập, ai có thể kể ra người Việt đã đóng góp được gì cho văn minh nhân loại sau kinh Dịch, và từ kinh Dịch? Vậy ra nó chỉ là cuốn sách viết ra để ngồi đó ngắm nghía thôi? Còn nếu bảo rằng vì chúng ta lỡ dại sa vào con đường Hán học, làm mất đi bản sắc dân tộc thì sao lại khoe rằng nhờ kinh Dịch mà không bị Hán hóa?

    Tôi đọc những sách vở ca ngợi văn minh Việt kiểu như Kim Định chỉ biết viện vào cái đình, bánh chưng bánh dầy, vào truyền thuyết. Dân tộc nào trên thế giới chẳng có làng mạc, chẳng có thực phẩm, không kiểu này thì kiểu nọ, ta nhìn quen mắt thì thấy của ta đẹp; những cái đó không phải bằng chứng thuyết phục là ta có triết lý gì cao hơn bản năng thích ứng tự nhiên. Nhìn lịch sử chúng ta, sách vở trứ tác chẳng bao nhiêu, kiến trúc không có, khoa học kỹ thuật càng không, chỉ thấy cầm cự với ngoại bang và nội chiến. Cũng đừng nên đổ tại ngoại bang đe dọa nên không còn tâm lực xây dựng văn minh; nguy cơ tiêu diệt chính là thứ kích thích văn minh tốt nhất.

    Xa hơn nữa, thử hỏi kinh Dịch đóng góp gì cho văn minh Trung Quốc? Câu này chắc ai cũng từng nghe trả lời, là cả 1 nền văn minh rộng lớn, từ y lý, võ thuật, binh pháp, đâu cũng ảnh hưởng kinh Dịch. Thật ra, người Hán có bệnh ưa chính thống, làm gì cũng phải quy về 1 thứ lý lịch thật to tát. Những thứ như y học, nếu thật sự là có hiệu quả, thì phải đi từ vô số quan sát thực tiễn mà ra. Sau rồi có người gom nhặt lại, cố nhét nó vào khuôn Dịch lý để có vẻ hệ thống và vẻ siêu phàm. Chỉ từ 1 cuốn kinh Dịch mà nhận văn minh phương Đông do người Việt tạo ra có phải quá lời?

    Cái duy nhất thấy rõ phát sinh từ kinh Dịch là bói toán, phong thủy - mấy vị học giả, chuyên gia trên đa số cũng đi từ lãnh vực này mà ra. Chuyện bói toán đúng sai hay dở, khó ai biết chắc, nhưng đem ra gọi đó là thành quả văn minh e cũng quá dễ tin.

    Giờ phút này người Việt cần phải làm rất nhiều việc, khảo sát nhiều thứ, tìm tòi sáng tạo mọi mặt. Bắt chước anh chàng AQ, đi ngang nhà giàu liền trề môi, "nhà tao đời trước còn gấp mấy lần nhà nó" không ích lợi gì cho công cuộc đó cả. Vài hàng.
     
  15. ceon

    ceon Lớp 1

    Gốc rễ của nền văn minh hiện đại nằm trong "Động lực học Phương Đông"

    Có bao nhiêu người biết rằng cội nguồn của nền văn minh hiện đại, đã trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta, chẳng hạn như máy tính, điện thoại di động, ô tô và TV, không phải từ phương Tây mà là từ phương Đông? Hãy cùng tìm hiểu xem nền văn minh cổ đại phương Đông truyền sang phương Tây khi nào và như thế nào nhé.

    Do thiếu dữ liệu, nguồn gốc của kết quả lực học không thể được biết một cách chi tiết. Tuy nhiên, theo tài liệu, có thể thấy rằng nó bắt đầu từ ‘Tae-woo’, con trai út của Hwanung. Một ngày nọ, sau khi có một giấc mơ mà ba vị thần bị đốt cháy, anh ta đi xuống từ nghi lễ thiên đình ở núi Baekdu, nhìn thấy một hình ảnh xuất hiện trên lưng của một con rồng từ sông Songhwa, và lần đầu tiên vẽ hà đồ và bát quái, trở thành người sáng lập Yeok/Dịch (易).

    Vào thời điểm này, Trung Quốc cổ đại chỉ là một quốc gia nhỏ, và không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận nền văn minh của Hàn Quốc, một quốc gia hùng mạnh. Kể từ đó, hà đồ và bát quái, được tiết lộ cho thế giới như là chân lý vĩnh cửu, và là tâm điểm của động lực học, chúng được truyền qua Văn Vương, Chu Công và Khổng Tử.

    Nó lan truyền từ phương Đông sang phương Tây cổ đại từ khi nào, và lan truyền như thế nào?

    Khoảng 4.000 năm trước, vua Vũ đã vẽ nét nguệch ngoạc khi nhìn thấy các họa tiết trên lưng của một con rùa bò lên khỏi mặt nước khi ông trị thủy. Nếu bạn di chuyển số hình vẽ như cũ, nó sẽ trở thành hình vuông ma thuật bậc 3 và tổng các đường ngang, dọc và chéo sẽ trở thành 15.

    Hình vuông ma thuật có nghĩa là trật tự của vũ trụ ẩn chứa những con số, sau đó người ta bị hình ảnh bí ẩn của nó mê hoặc, nó được các thương nhân Ấn Độ, Ba Tư và Ả Rập bí mật truyền sang Trung Đông và Châu Âu. Điều này dẫn đến sự phát triển vượt bậc của nền văn minh phương Tây và mang đến một sức mạnh khác của khoa học dựa trên khái niệm toán học.

    Theo đó, nó nuôi dưỡng sức mạnh mạnh mẽ của toán học, vốn là phần quan trọng nhất trong sự phát triển của nền văn minh phương Tây, đồng thời khai sinh ra những lợi thế của nền văn minh hiện đại như máy tính, điện thoại di động, ô tô và TV. Một nhân vật tiêu biểu đặt nền móng cho sự phát triển của toán học hiện đại là Pythagoras, người hoạt động vào khoảng năm 532 TCN. Sinh ra trên hòn đảo Samos ở Biển Aegean, ông đã có được kiến thức về nét vẽ nguệch ngoạc và hình vuông ma thuật từ phương Đông khi học ở Ai Cập, và sau đó định cư ở miền nam nước Ý.

    Trong khi Thales coi nguồn gốc của vũ trụ là nước và Democritus coi nó là một nguyên tử, thì Pythagoras định nghĩa cơ sở của vũ trụ là số. Thông qua nghiên cứu của mình về các con số, tỷ lệ số và sự hài hòa, ông nói rằng 'số là thước đo của tất cả mọi thứ', và định nghĩa rằng mọi thứ được cấu tạo bởi các con số và các con số giống với sự vật và là bản thân sự vật.

    Theo đó, khoa học dựa trên toán học đã phát triển nhờ toán học, và nguyên lý toán học được cho là có nguồn gốc từ phương Đông, nơi chứa đựng các nguyên lý của vạn vật. Tuy nhiên, mặc dù các nhà toán học đã quan tâm đến hình vuông ma thuật nơi tổng các số là không đổi trong hàng nghìn năm, họ vẫn chưa đưa ra được câu trả lời rõ ràng.

    Cũng giống như các số bên trong không tồn tại theo ý muốn, ngay cả cỏ dại không xác định cũng theo thứ tự và cân bằng, tham gia vào giá trị điều kiện tổng thể ở cùng một vị trí với các số trong ô vuông ma thuật. Cũng giống như nguyên tắc của hệ thống nhị phân bắt đầu với bát quái.

    Không thể giải thích được bản chất bí ẩn là từ đâu hay thực chất là gì. Mặc dù toán học phương Tây không được phát triển với nguồn gốc nhất quán từ nguyên lý bất biến phương Đông, nhưng có thể thấy rằng khái niệm cơ bản của toán học có liên quan đến nguyên lý bất biến như lực học phương Đông. Ví dụ, ma trận của bát quái là một nghiệm của một phương trình tuyến tính, và sự kết hợp của các hoán vị là cơ sở của lý thuyết xác suất và lý thuyết trò chơi.

    Giống như Pythagoras, vạn vật được tạo ra bởi sự tổng hợp của cái vô hạn và cái hữu hạn, và đây cũng là nguyên tắc giống như sự kết hợp giữa số lẻ và số chẵn để thay đổi, được kết nối với các phần khác của văn hóa.

    Nhìn vào tất cả những trường hợp này, có thể khẳng định rằng phương Tây cổ đại cũng quan tâm nhiều đến các con số và có liên quan chặt chẽ đến nguyên lý bất biến. Người ta kết luận rằng thực tế rằng lực học phương Tây, tức là khoa học, dựa trên vũ trụ bao la và Mẹ thiên nhiên là đủ để chứng minh rằng nền tảng đã được đặt dựa trên gốc rễ của lực học phương Đông.
     
Moderators: Utron

Chia sẻ trang này