Người Việt tự ngắm mình - Nguyễn Hoàng Đức

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Foli, 30/9/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    Một cuốn sách nói về cái hay, cái dở của người việt nam mình. Lời văn rất gần gũi, trong các phần tác giả luôn đưa thêm những câu truyện, câu thơ, ví dụ ở nước khác giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con người việt, nhưng mặt yếu cần sửa đổi.
    Những ai đã đọc Người việt xấu xí, hay thích đọc Người việt xấu xí chắc chắn không thể bỏ qua quyển này được :D[​IMG]

    Tên sách: NGƯỜI VIỆT TỰ NGẮM MÌNH
    Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức


    - Sinh năm 1957, học đại học An Ninh
    - Viết văn từ 1991 với chuyện ngắn đầu tay Những người chăn kiến.
    - Anh là một người khác thường mà nhà thơ Đỗ Minh Tuấn gọi là "Anh hề triết học, chàng Đông-ki-sốt văn chương"

    Nguồn: chungta.com


    Đề tài cuốn sách của tôi là “Người Việt tự ngắm mình”. Chúng ta ngắm mình không phải bằng cách chỉ ra hết tật xấu này đến tật xấu kia, những tật xấu mà trước hết có tôi, gia đình tôi, họ hàng tôi tham dự vào đó, mà chúng ta phải soi cái nét hay cùng tật xấu của mình qua một chiếc gương. Vậy thì, tiếp theo đây tôi xin trình bày chiếc gương có tính công truyền để đi tới công lý của mọi người. Bởi lẽ, nếu đòi lấy chiếc gương của mình soi cho người khác thì thật nực cười, cũng như các nhà mỹ học nói: “Mỗi người một sở thích”, người ta không thể lây sở thích của mình như thích uống chè chê sở thích của người uống cà phê là kém

    Triết gia Socrate đặt nền móng hết sức căn bản mạch lạc cho sự thật. Ông nói: “Con người cần sự thật như là thân xác phải ăn các thức ăn thật; nếu không, ăn phải thức ăn rởm, thức ăn xấu sẽ bị tháo chảy, hay suy sụp cơ thể. Tinh thần cũng vậy, nếu nó ăn phải những lọc lừa dối trá gian manh, sẽ bị băng hoại suy đồi”.

    Thân xác phải ăn thức ăn thật nếu không sẽ gầy còm đau ốm, thì rõ rồi. Nhưng còn tinh thần, nhiều người cãi lại Socrate rằng: Họ thấy có rất nhiều kẻ xấu gian manh, lọc lừa, vậy mà chúng sống rất giàu có, sung túc, thậm chí còn giữ địa vị rất lớn nữa. Socrate bác lại với 3 lý do chính.

    - Thứ nhất: Đó không phải những kẻ hạnh phúc, vì họ đã co giảm ý nghĩa toàn bộ đời sống cả tinh thần lẫn vật chất của con người vào chỉ trong vật chất. Ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà to đó chỉ là hạnh phúc nhỏ bé của một “giá áo túi cơm”.

    - Thứ hai: Tinh thần không tôn trọng sự thật sẽ không yên ổn, nó sẽ khắc khoải, dằn vặt, tự hành hạ. Một người có thể đổi sự tan rã của tinh thần lấy sự no đủ của thể xác, là cách dại dột chứ không phải hạnh phúc.

    - Thứ ba: Tinh thần ngay thật sẽ đồng bản tính với thánh thần. Vì thánh thần tài giỏi hơn con người cả muôn triệu lần, giầu hơn con người đến mức chẳng bao giờ phải ngó mắt nhìn dục vọng tài sản, nên không bao giờ cần nói dối, đánh lừa con người. Và người ngay thật sẽ được thánh thần nâng đỡ.

    ....

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]​
     
  2. tam17995

    tam17995 Mầm non

    cám ơn bạn nhiều :D đọc cái này để tự kiểm điểm bản thân mình
     
  3. an234

    an234 Lớp 3

    có định dạng epub
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này