Tài chính Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính - George Cooper

Thảo luận trong 'Tủ sách Kinh tế - Quản trị' bắt đầu bởi Sophia, 11/8/16.

Moderators: thanhbt, TĐT
  1. Sophia

    Sophia Sinh viên năm IV

    nguon goc.jpg
    Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính
    Tác giả: George Cooper
    Công ty phát hành Thái Hà
    Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội
    Ngày xuất bản 08-2008
    Nguồn: Ebookvie
    -----★-----
    • Giới thiệu
    Cuốn sách này được viết ra như một câu trả lời cho cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay nhằm lý giải nguyên nhân tại sao nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng lại bị mắc kẹt trong đám bong bóng giá tài sản tưởng chừng như vô tận do các cuộc khủng hoảng tín dụng gây ra
    Cuốn sách này được viết ra như một câu trả lời cho cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay nhằm lý giải nguyên nhân tại sao nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng lại bị mắc kẹt trong đám bong bóng giá tài sản tưởng chừng như vô tận do các cuộc khủng hoảng tín dụng gây ra. Cuốn sách miêu tả quá trình tạo nên nhưng vòng quay luẩn quẩn này và sau đó, chỉ ra lý do đằng sau những sai lầm trong chính sách đã làm trầm trọng thêm những chu kỳ ấy.
    Tôi hy vọng cuốn sách sẽ đưa ra những thảo luận sâu sắc hơn về cách chúng ta nên đổi mới các chính sách kinh tế vĩ mô và giúp đa số độc giả hiểu về tính bất ổn tài chính và ngân hàng trung ương. Nếu chúng ta có ý định phá vỡ các chu kỳ bùng - vỡ (booms and busts) nguy hại, mọi chủ thể tham gia nền kinh tế cần nhận thức được chính xác vai trò và những giới hạn của các chính sách kinh tế vĩ mô. Các chính trị gia và người dân cần nhận thức rõ ràng việc áp dụng các chính sách tiền tệ và tài khóa để ngăn chặn ngay lập tức những suy thoái kinh tế là điều không thể. Các ngân hàng trung ương nên quay trở lại với mục đích chính của mình là quản lý quá trình tạo tín dụng và cần phải học cách chung sống với những sức ép từ phía các chính trị gia cũng như từ khu vục kinh tế tư nhân đòi mở rộng việc bơm tín dụng không ngừng vào nền kinh tế.
    Trọng tâm của cuốn sách này nằm ở lý luận rằng hệ thống tài chính của chúng ta không vận hành theo các quy luật của Thuyết Thị trường Hiệu quả1 như nhận thức phổ biến về kinh tế hiện nay. Thuyết Thị trường Hiệu quả mô tả hệ thống tài chính của chúng ta như một con vật ngoan ngoãn, khi không có sự can thiệp, nó sẽ tự điều chỉnh về điểm cân bằng tối ưu. Quan điểm của tôi là hệ thống tài chính của chúng ta vốn bất ổn, không hề có trạng thái cân bằng ổn định và thường thiên về hướng tạo nên những chu kỳ bùng vỡ nguy hại.
    Tôi cũng cho rằng tình trạng không ổn định này đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải quản lý quá trình tạo tín dụng. Tuy nhiên, tôi cũng lý giải việc các chính sách của ngân hàng trung ương theo thời gian đã trượt từ mục tiêu bình ổn các hoạt động kinh tế sang thái cực ngược lại, khuyếch đại các chu kỳ bùng - vỡ làm bất ổn thêm nền kinh tế của chúng ta.
    Cuốn sách cũng chỉ ra Cục Dự thi Liên bang Mỹ đã trượt vào mô thức chính sách tiền tệ, tạo ra các chu kỳ tín dụng cực kỳ to lớn và nếu còn tiếp tục, mô thức này sẽ làm suy yếu triển vọng của nền kinh tế quan trọng và thịnh vượng nhất thế giới.
    George Cooper
    Tháng 4 năm 2008
    1 Thuyết Thị trường Hiệu quả (Efficient Market Hypothesis) còn được biết với cái tên là Random Walk theory, được nhà toán học người Pháp Louis Bachelier khởi xướng đầu tiên vào năm 1900, và sau này nhận được sự bổ sung trong thời hiện đại của Burton Malkiel trong cuốn A Random Walk Down Wall Street.
    Nguồn gốc khủng hoảng tài chính đưa ra các phân tích rất thuyết phục về những áp lực đằng sau cuộc suy thoái kinh tế hiện nay. Bằng cách đưa ra những lập luận của mình, Cooper đã thách thức cả những nguyên tắc cơ bản của những học thuyết kinh tế hiện dại và chỉ ra những sai lầm chết người của nó, giải thích tại sao thị trường tài chính lại không tuân theo Thuyết Thị Trường Hiệu quả mà cứ liên tục chao đảo và rơi vào suy thoái, khủng hoảng.
    Cooper đã tóm tắt quá trình tiến hóa phát triển của hệ thống tiền tệ, giải thích tại sao tài chính lại ổn định và tại sao sự ổn định này lại cần đến hệ thống ngân hàng trung ương. Tác giả này cho rằng, chính việc nâng cao sức mạnh của thị trường đã làm cho hệ thống ngân hàng trung ương quên mất nhiệm vụ chính của chúng. Kết quả là không có sự diều tiết của hệ thống ngân hàng trung ương, thị trường dễ rơi vào những quy trình bùng vỡ.
    Nguồn gốc khủng hoảng tài chính sẽ giúp độc giả hiểu thêm về giảm phát và khám phá ra cách các nhà hoạch định chính sách có hể học hỏi từ một tài liệu thuần kỹ thuật về động cơ hơi nước để tránh những sai lầm trong chính sách tiền tệ lặp đi lặp lại gần đây. Sự kết hợp tưởng chừng như quá khác biệt giữa khoa học tự nhiên và những lý thuyết kinh tế sẽ mang lại những khám phá thú vị, và cả những hiệu quả bất ngờ trong cuộc tìm kiếm giải pháp cho khủng hoảng hiện nay.
    Hãy cùng Cooper đi hết Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng tài chính để tìm thấy câu trả lời cho chính bạn.
    -----★-----
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 11/2/18
  2. Link die rồi bạn ơi
     
    tomtp07 thích bài này.
  3. Sophia

    Sophia Sinh viên năm IV

    Đã chỉnh rồi bạn ơi
     
    ducvtpr thích bài này.
  4. doanhiep491

    doanhiep491 Mầm non

    cam on ban
     
  5. vinhtruyen92

    vinhtruyen92 Lớp 8

    Mình convert sang file mobi cho ae kindle :D
     

    Các file đính kèm:

    ducvtpr, pad, tranpqvu and 19 others like this.
  6. letuananhxd

    letuananhxd Mầm non

    Xin cảm ơn
     
  7. toainguyenduc

    toainguyenduc Mầm non

    Cám ơn bạn
     
Moderators: thanhbt, TĐT

Chia sẻ trang này