Thơ Việt Nguyễn Bính - Tuyển tập thơ

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi whatcsvt100, 5/10/13.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    Có lần tôi thấy một người đi
    Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì
    Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
    Một mình làm cả cuộc phân li...
     

    Các file đính kèm:

    ai0ia, vuthanhcrazy, vinh885 and 10 others like this.
  2. lichan

    lichan Lớp 12

    Chùa Hương Xa Lắm
    Chùa Hương xa lắm, em ơi!
    Đò giang cách trở... chịu thôi cô mình!
    Câu này anh nói thực tình.
    Anh đi thì phải cho anh mượn tiền.

    Chùa Hương ví độ đường liền,
    Anh xin điểm chỉ một nghìn ngón tay.
    Để dành tấm áo mẹ may,
    Để dành, em ạ! Đến ngày đôi ta.

    Cánh Buồm Nâu
    Hôm nay dưới bến xuôi đò
    Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
    Anh đi đấy, anh về đâu?
    Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm…

    Cây Bàng Cuối Thu
    Thu đi trên những cành bàng
    Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi.
    Hôm qua đã rụng một rồi
    Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn

    Hôm nay lá thấy tôi buồn
    Lìa cành theo gió lá luồn qua song.
    Hai tay ôm lá vào lòng
    Than ôi chiếc lá cuối cùng là đây!
    Quạnh hiu như tấm thân này
    Lại âm thầm sống những ngày gió mưa...

    Chuông Ngọ
    Lạy Chúa con xin Chúa một giờ
    Mười hai giờ ngọ của tình xưa
    Chúng con hai đứa Uyên và Bính
    Thường hẹn hò nhau mỗi buổi trưa

    Khi bóng cây xanh trước ngõ tròn
    Là giờ hắn sẽ nhớ thương con
    Con nhìn ảnh Chúa rồi con khóc
    Trăm thảm nghìn thương mắt mỏi mòn

    Chuông ngọ, từng hồi chuông ngọ đổ
    Từng hồi chuông ngọ đổ chơi vơi
    Con nghe chuông đổ rồi con khóc
    Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi!

    Cái hôm hắn bước lên xe cưới
    Khóc lả người đi Chúa biết không?
    Chúng con ngoại đạo hay ngoan đạo
    Vẫn biết và tin có "Chúa lòng"!....

    Cô Hái Mơ
    Thơ thẩn rừng chiều một khách thơ,
    Say nhìn xa rặng núi xanh lơ,
    Khí trời lặng lẽ và trong trẻo,
    Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ.

    Hỡi cô con gái hái mơ già!
    Cô chửa về ư? Đường thì xa
    Mà ánh trời hôm dần một tắt
    Hay cô ở lại về cùng ta?

    Nhà ta ở dưới gốc cây dương
    Cách động Hương Sơn nửa dặm đường
    Có suối nước trong tuôn róc rách.
    Có hoa bên suối ngát đưa hương.

    Cô hái mơ ơi!
    Chẳng trả lời nhau lấy một lời.
    Cứ lặng rồi đi, rồi khuất bóng.
    Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi.

    Gửi Cố Nhân
    Mưa dầm gió bấc cố nhân ơi!
    Áo rét nàng đan lỡ hẹn rồi
    Sông lạnh khi nàng ra giũ lụa
    Vớt giùm trong nước lấy hồn tôi

    Hái Mồng Tơi
    Hoa lá quanh người lác đác rơi
    Cuối vườn đeo giỏ hái mồng tơi
    Mồng tơi ứa đỏ đôi tay nõn
    Cô bé nhìn tay nhí nhảnh cười

    Cách vườn tiếng gọi khẽ đưa sang
    Rẽ lá cô em trốn vội vàng
    Quên giỏ mồng tơi bên giậu vắng
    Tôi đem nhặt lấy gởi đưa nàng

    Năm tháng ta vui chốn ngựa hồng
    Cảnh xưa gò ngựa một chiều đông
    Cây khô dậu đổ mồng tơi héo
    Cô bé nhà bên đã có chồng.

    Hoa Cỏ May
    Hồn anh như hoa cỏ may
    Một chiều cả gió bám đầy áo em

    Hôn Nhau Lần Cuối
    Cầm tay, anh khẽ nói:
    -- Khóc lóc mà làm chi?
    Hôn nhau một lần cuối,
    Em về đi, anh đi...

    Rồi một hai ba năm
    Danh thành anh trở lại
    Với em, anh chăn tằm
    Với em, anh dệt vải

    Ta sẽ là vợ chồng
    Sẽ yêu nhau mãi mãi
    Sẽ se sợi chỉ hồng
    Sẽ hát câu ân ái

    Anh và em sẽ sống
    Trong một mái nhà tranh
    Lấy trúc thưa làm cổng
    Lấy tơ liễu làm mành

    Nghe lời anh em hỡi!
    Khóc lóc mà làm chi?
    Hôn nhau một lần cuối,
    Em về đi, anh đi...

    Không Đề
    1.
    Gió lạnh sương sa nặng hạt rồi
    Thuyền ta đậu lại bến này thôi
    Sáng mai xuôi ngược về đâu nhỉ?
    Nào biết về đâu kẻ ngược xuôi?

    2.
    Xóm Tây bà lão lưng còng
    Có hai cô gái lấy chồng cả hai
    Gió thu thở ngắn than dài
    Bà đem áo rét phơi ngoài cửa thưa

    Một Mình
    Người có đôi, ta rất một mình
    Phong trần đâu dám mắt ai xanh
    Đêm nay giǎng rụng về bên ấy
    Gác trọ còn nguyên gió thất tình

    Nhỡ Nhàng
    Công tôi xe chỉ vót nan
    Phất diều mướn gió nơi nàng thả chơi
    Nỡ nào tắt gió nàng ơi!
    Cho diều tôi xuống, cho tôi nhỡ nhàng.

    Rắc Bướm Lên Hoa
    Ai đem rắc bướm lên hoa
    Rắc bèo xuống giếng, rắc ta vào nàng?
    Ai đem nhuộm lá cho vàng?
    Nhuộm đời cho bạc, cho nàng phụ ta.

    Rượu Xuân
    Cao tay nâng chén rượu hồng
    Mừng em: Em sắp lấy chồng xuân nay.
    Uống đi. Em uống cho say
    Để trong mơ sống những ngày xuân qua.

    Đây tình duyên của đôi ta
    Đến đây là...đến đây là... là thôi!
    Em đi dệt mộng cùng người
    Lẻ loi chỉ một góc trời riêng anh.

    Thư Lá Vàng
    Ngồi trên bến gió chờ nàng
    Lá đưa thuyền lá vàng sang bến nào?
    Bờ sông thấp, nước sông cao
    Lá thuyền này đã trôi vào bến anh
    Vớt lên, thả xuống sao đành
    Anh gửi cho mình giữ lấy mình ơi!
    Nàng đẩy một chiếc lá rơi
    Không, không, không phải, giấy trời thư anh.

    Từ Độ Về Đây
    Từ độ về đây sống rất nghèo
    Bạn bè chỉ có gió trăng theo
    Những thằng bất nghĩa xin đừng đến
    Hãy để thềm ta xanh sắc rêu

    Vũng Nước
    Hồn tôi như vũng nước đầy
    Em như cữ nắng bảy ngày chưa thôi
    Nắng đưa vũng nước lên giời
    Làm mây lơ lửng để rồi làm mưa
    Vũng khô nǎm đợi mười chờ
    Mưa sang xứ khác. Ai ngờ hồn tôi.

    Vu Quy
    Tháng chạp cho cải hoa vàng
    Cho cam da đỏ, cho nàng vu quy
    Nàng về mãi xứ bên kia
    Cam thôi màu đỏ, bướm chê hoa vàng
    Sáng nay sương xuống đầy làng
    Tưởng như khói pháo đưa nàng năm xưa
    Nàng về kẻ đón người đưa
    Tôi chờ gì nữa mà chưa giang hồ?
    Sông Thương cách mấy lần đò
    Chợ Hoàng họp mãi bao giờ cho tan!....

    Thơ Nguyễn Bính

    (Nguồn: Thư viện Online )
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/12/13
  3. tuonglai

    tuonglai Lớp 5

    Từ bài thơ 'Chuông ngọ" của Nguyễn Bính, đã gợi cho cảm hứng cho nhà thơ Kiên Giang viết nên tác phẩm 'Hoa trắng thôi cài lên áo tím". Mời các bạn thưởng thức bài thơ hoa trắng thôi cài lên áo tím trước và sau khi tác giả sửa chữa lại.
    bài thơ trước và sau khi sửa chữa dễ làm nhầm tưởng về trước và sau!
    Bài thơ sau khi sửa chữa(cứ ngỡ là nguyên bản):

    Lâu quá không về thăm xóm đạo
    Từ ngày binh lửa cháy quê hương
    Khói bom che lấp chân trời cũ
    Che cả người thương nóc giáo đường

    Mười năm trước em còn đi học
    Áo tím điểm tô đời nữ sinh
    Hoa trắng cài duyên trên áo tím
    Em còn nguyên vẹn tuổi băng trinh

    Quen biết nhau qua tình lối xớm
    Cổng trường đối diện ngó lầu chuông
    Mỗi lần chúa nhật em xem lễ
    Anh học bài ôn trước cổng trường

    Thuở ấy anh hiền và nhát quá
    Nép mình bên gác thánh lầu chuông
    Để nghe khe khẽ lời em nguyện
    Thơ thẩn chờ em trước thánh đường

    Mỗi lần tan lễ, chuông ngừng đổ
    Hai bóng cùng đi một lối về
    E lệ em cầu kinh nho nhỏ
    Thẹn thùng, anh đứng lại không đi

    Sau mười năm lẽ anh thôi học
    Nức nở chuông trường buổi biệt ly
    Rộn rã từng hồi, chuông xớm đạo
    Khi nàng áo tím bước vu quy

    Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
    Chiếc áo tang liệm kín khối sầu!
    Hoa trắng thôi cài trên áo tím
    Giữ làm chi kỹ vật ban đầu!

    Em lên xe cưới về quê chồng
    Dù cách đò ngang cách mấy sông
    Vẫn nhớ bóng vang thời áo tím
    Nên tình thơ ủ kín trong lòng

    Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
    Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
    Giữ màu áo tím, cành hoa trắng
    Giữ cả trường xưa, nóc giáo đường

    Giặc chiếm lầu chuông xây ổ súng
    Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ
    Anh đem gạch nát, xây tường lủng
    Chiếm lại lầu chuông, giết kẽ thù

    Nhưng rồi người bạn đồng song ấy
    Đã chết hiên ngang dưới bóng cờ
    Chuông đổ ban chiều, hồi vĩnh biệt
    Tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ

    Hoa trắng thôi cài trên áo tím
    Mà cài trên nắp áo quan tài
    Điểm tô công trận bằng hoa trắng
    Hoa tuổi học trò, mờ thắm tươi

    Xe tang đã khuất nẽo đời
    Chuông nhà thờ khóc đưa người ngàn thu
    Từ đây tóc rũ khăn sô
    Em cài hoa trắng lên mồ người xưa.
    28/ 5/ 58

    Nguyên bản ban đầu của bài thơ trước khi đc tác giả sửa lại:

    Lâu quá không về thăm xóm đạo
    Từ ngày binh lửa xoá không gian
    Khói bom che lấp chân trời cũ
    Che cả người thương, nóc giáo đường

    Mười năm trước em còn đi học
    Áo tím điểm tô đời nữ sinh
    Hoa trắng cài duyên trên áo tím
    Em là cô gái tuổi băng trinh

    ***

    Trường anh ngó mặt giáo đường
    Gác chuông thương nhớ lầu chuông
    U buồn thay! chuông nhạc đạo
    Rộn rã thay! chuông nhà trường

    Lần lữa anh ghiền nghe tiếng chuông
    Làm thơ sầu mộng dệt tình thương
    Để nghe khe khẽ lời em nguyện
    Thơ thẩn chờ em trước thánh đường

    Mỗi lần tan lễ chuông ngừng đổ
    Hai bóng cùng đi một lối về
    E lệ, em cầu kinh nho nhỏ
    Thẹn thuồng, anh đứng lại không đi

    ***

    Sau mười năm lẻ, anh thôi học
    Nức nở chuông trường buổi biệt ly
    Rộn rã từng hồi chuông xóm đạo
    Tiễn nàng áo tím bước vu qui

    Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
    Chiếc áo tang liệm khối tuyệt tình
    - Hoa trắng thôi cài trên áo tím
    Thôi còn đâu nữa tuổi băng trinh

    Em lên xe cưới về quê chồng
    Dù cách đò ngang cách mấy sông
    Anh vẫn yêu em người áo tím
    Nên tình thơ ủ kín trong lòng

    ***

    Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
    Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
    Giữ màu áo tím, người yêu cũ
    Giữ cả lầu chuông, nóc giáo đường

    Mặc dù em chẳng còn xem lễ
    Ở giáo đường u tịch chốn xưa
    Anh vẫn giữ lầu chuông gác thánh
    Nghe chuông truy niệm mối tình thơ

    Màu gạch nhà thờ còn đỏ thắm
    Như tình nồng thắm thuở ban đầu
    Nhưng rồi sau chuyến vu qui ấy
    Áo tím nàng thơ đã nhạt màu

    ***

    Ba năm sau chiếc xe hoa cũ
    Chở áo tím về trong áo quan
    Chuông đạo ngân vang hồi vĩnh biệt
    Khi anh ngồi kết vòng hoa tang

    Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh
    Từng cài trên áo tím ngây thơ
    Hôm nay vẫn đoá hoa màu trắng
    Anh kết tình tang gởi xuống mồ

    Lâu quá không về thăm xóm đạo
    Không còn đứng nép ở lầu chuông
    Những khi chuông đổ anh liên tưởng
    Người cũ cầu kinh giữa giáo đường

    "Lạy Chúa! con là người ngoại đạo
    Nhưng tin có Chúa ngự trên trời
    Trong lòng con, giữa màu hoa trắng
    Cứu rỗi linh hồn con, Chúa ơi!"
    14-11-1957
    Bài thơ "Hoa trắng thôi cài trên áo tím" có hai văn bản: bản đầu ghi sáng tác tại Bến Tre ngày 14-11-1957, gồm 15 khổ (60 câu), bản thứ hai ghi "Gia Định 28-5-1958" lược bỏ 8 câu và thay đổi một số nội dung. Ở bài sửa lại sau, ghi ngày 28-5-1958, thay vì nhân vật nữ chết và tình tác giả vẫn nồng cháy, thì ông để người trai "đã chết hiên ngang dưới bóng cờ" khi bảo vệ ngôi thánh đường. Và như tác giả sau này cho biết vì muốn người yêu sống hạnh phúc bên chồng con, ông đã đổi một số câu trong bài cho hợp tình ý câu chuyện và đoạn kết bài thơ như muốn tống tiễn mối tình học trò trong trắng ấy.
    Bài thơ sau khi sửa chữa đã đc phổ nhạc có tựa đề ' Chuyện tình hoa trắng".
    bài thơ trước khi sửa chữa đc phổ nhạc có tựa đề ' Hoa trắng thôi cài trên áo tím", 'Hồi chuông xóm đạo"..
    Rất nhiều bài hát phổ nhạc lấy ý từ bài thơ trên, chẳng hạn như "Người em xóm đạo"...
    Một số ca sỹ hát hay những bài này như: Như quỳnh, Mạnh Đình, Vũ Khanh, Tuấn Vũ...
    Kiên Giang đã gặp Nguyễn Bính và đã đc Nguyễn Bính giúp đỡ rất nhiều trong buổi ban đầu khi mới bắt đầu làm thơ. Kiên Giang coi Nguyễn Bính như người anh của mình.
    Ngày trước mình dùng bài thơ này luyện đánh máy 10 ngón tay, nên thuộc lòng bài thơ này và rất thích nó. mình thích bài thơ nguyên bản trước sửa chữa hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/12/13
  4. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    Mê tít thơ nguyễn bính từ hồi còn bé xíu :),

    Xuân tha hương
    Nguyễn Bính

    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm lòng
    Ôi, chị một em, em một chị
    Trời làm xa cách mấy con sông
    Em đi trăng gió đời sương gió
    Chị ở vuông tròn phận lãnh cung
    Chén rượu tha hương, trời: đắng lắm
    Trăm hờn nghìn giận một mùa đông

    Chiều nay ngồi ngắm hoàng hôn xuống
    Nhớ chị làm sao, nhớ lạ lùng...
    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm lòng

    Vườn ai thấp thoáng hoa đào nở
    Chị vẫn môi son vẫn má hồng?
    Áo rét ai đen mà ngóng đợi
    Còn vài hôm nữa hết mùa đông!

    Cột nhà hàng xóm lên câu đối
    Em đọc tương tư giữa giấy hồng
    Gạo nếp nơi đây sao trắng quá
    Mỗi ngày phiên chợ lại thêm đông

    Thiên hạ đua nhau mà sắm Tết
    Một mình em vẫn cứ tay không
    Vườn nhà Tết đến hoa còn nở
    Chị gửi cho em một cánh hồng

    Tha hương chẳng gặp người tri kỷ
    Một cánh hoa tươi đủ ấm lòng
    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm lòng...

    Chao ơi, Tết đến em không được
    Trông thấy quê hương thật não nùng
    Ai bảo mắc duyên vào bút mực
    Sòng đời mang lấy số long đong

    Người ta đi kiếm giàu sang cả
    Mình chỉ mơ hoài chuyện viễn vông
    Em biết giàu sang đâu đến lượt
    Nợ đời nặng quá gỡ sao xong?

    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm lòng
    Tết này, ô thế mà vui chán
    Nhưng một mình em uống rượu nồng

    Rượu cay nhớ chị hồi con gái
    Thương chị từ khi chị lấy chồng
    Cố nhân chẳng biết làm sao ấy
    Rặt những tin đồn chuyện bướm ong

    Thôi, em chẳng dám đa mang nữa
    Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng
    Nàng bèo bọt quá, em lăn lóc
    Chấp nối nhau hoài cũng uổng công!

    (Một trăm con gái đời nay ấy
    Đừng nói ân tình với thủy chung!)
    Người ấy xuân già chê gối lẻ
    Nên càng nôn nả chuyện sang sông

    Đò ngang bến dọc tha hồ đấy
    Quý hoá gì đâu một chữ đồng!
    Vâng, em trẻ dại, em đâu dám
    Thôi, để người ta được kén chồng

    Thiếu nữ hoài xuân mơ cát sĩ
    Chịu làm sao được những đêm đông
    Khốn nạn, tưởng yêu thì khó chứ
    Không yêu thì thực dễ như không!

    Chị ơi, Tết đến em mua rượu
    Em uống cho say đến não lòng
    Uống say cười vỡ ba gian gác
    Ném cái chung tình xuống đáy sông

    Thiên hạ "chi nghinh Nam Bắc điểu"
    Tình đời "Diệp tống lãng lai phong"
    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một chút lòng

    Sương muối gió may rầu rĩ lắm
    Còn vài hôm nữa hết mùa đông
    Xuân đến cho em thêm một tuổi
    Thế nào em cũng phải thành công

    Em không khóc nữa, không buồn nữa
    Đây một bài thơ hận cuối cùng
    Không than chắc hẳn hồn tươi lại
    Không khóc tha hồ đôi mắt trong

    Chị ơi, em cưới mùa xuân nhé?
    Đốt pháo cho thơm với rượu hồng
    Xa nhà xa chị tuy buồn thật
    Cũng cố vui ngang gái được chồng

    Em sẽ uống say hơn mọi bận
    Cho hồn về tận xứ Hà Đông
    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm lòng

    Với lá thư này là tất cả
    Những lời tâm sự một đêm đông
    Thôn gà eo óc ngoài xa vắng
    Trời đất tàn canh tối mịt mùng

    Đêm nay em thức thi cùng nến
    Ai biết tình em với núi sông
    Mấy sông mấy núi mà xa được
    Lòng chị em ta vẫn một lòng

    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm lòng
    Cầu mong cho chị vui như Tết
    Tóc chị bền xanh, má chị hồng

    Trong mùa nắng mới sầu không đến
    Giữa hội hoa tươi ấm lại lòng
    Chắc chị đời nào quên nhắc nhở:
    - Xa nhà, rượu uống có say không?
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/3/15
  5. Phuclong

    Phuclong Mầm non

    Hay quá !
     
  6. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    (PL)- Những ngày cuối bỗng xót xa tưởng nhớ đến thi sĩ tài hoa lận đận Nguyễn Bính, nghĩ về cái chết lạnh lẽo và cô đơn của ông trong một sáng 30 tết gần nửa thế kỷ trước.

    Năm 1943, Nguyễn Bính cùng Vũ Trọng Can và Tô Hoài rủ nhau làm một chuyến giang hồ từ Hà Nội vào Sài Gòn.

    Cạn túi

    Chỉ một thời gian ngắn, cả ba cạn túi, Vũ Trọng Can làm một chuyện “vô tiền khoáng hậu” ở xứ ta là tổ chức diễn thuyết về văn chương tại một rạp hát, có bán vé thu tiền! Dĩ nhiên là hoàn toàn thất bại. Vũ Trọng Can và Tô Hoài bèn lên tàu về lại Hà Nội, Nguyễn Bính một mình ở lại Sài Gòn tính chuyện làm thơ bán cho các báo kiếm tiền sống. Chỉ có một số người yêu thơ ông ủng hộ nhưng chẳng được bao nhiêu. Lang thang ở Sài Gòn một thời gian rồi Nguyễn Bính dạt về miền Tây. Năm 1945, Nguyễn Bính đến Hà Tiên thăm vợ chồng thi sĩ Đông Hồ - Mộng Tuyết, được vợ chồng thi sĩ nổi tiếng này tiếp đãi chân tình và mời ở lại. Đặc biệt, theo lời nữ sĩ Mộng Tuyết kể lại với người viết, bà và Nguyễn Bính đã kết nghĩa chị em. Năm đó Mộng Tuyết 30 tuổi còn Nguyễn Bính 27. Bà chị mua sắm quần áo cho ông em kết nghĩa vốn giang hồ lãng tử ít quan tâm tới chuyện ăn mặc. Bà lại còn tính gả cô cháu cho thi sĩ. Nhưng bỗng một ngày kia ông bỏ đi mà không chào từ biệt ai, kể cả Mộng Tuyết. Nữ sĩ đoán là ông vô chiến khu nên ngại báo cho bà.

    Dùng hôn nhân để níu chân thi sĩ

    Đúng là ông đã dò tìm được đường vào chiến khu tham gia kháng chiến. Sau này khi nghe Nguyễn Bính lấy vợ là một người làm báo trong chiến khu, Mộng Tuyết rất mừng. Đó là bà Hồng Châu.

    20 năm trước, bà Hồng Châu kể với người viết rằng hai người lấy nhau do lãnh đạo xứ ủy sắp đặt và lo liệu mọi chuyện. Khi đó bà Châu công tác ở báo Tiếng Súng Kháng địch của Quân khu 9. Trẻ đẹp có tiếng, chưa muốn lấy chồng nhưng Bí thư xứ ủy Lê Duẩn đến tận nhà nhờ mẹ bà Hồng Châu động viên bà lấy Nguyễn Bính để giữ chân nhà thơ đang bị chính phủ Nam Kỳ tự trị tìm mọi cách lôi kéo về thành. Sau đó tổ chức còn tạo điều kiện để vợ chồng nhà thơ được sống êm đềm trong một căn nhà nhỏ bên dòng kênh thơ mộng để thi sĩ làm thơ. Và chàng thi sĩ Nguyễn Bính suốt ngày thơ rượu, còn bà Châu được chuyển qua làm phát hành sách báo, được đi đây đó mua sắm lo cho nhà thơ. Ít lâu sau con gái đầu lòng ra đời, ông bà đặt tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu. Trong những lúc vợ vắng nhà, bản chất đa tình của thi sĩ đã đưa lối đến một nàng thôn nữ khác. Kết quả của mối tình vụng trộm này lại là một con gái, đặt tên Hương Mai… Bà Hồng Châu rất đau khổ nhưng phải cắn răng chịu đựng.

    Năm 1954, Nguyễn Bính xuống tàu tập kết ra Bắc, để lại hai người phụ nữ và hai cô con gái tuổi mới vừa lên hai lên ba, với ý nghĩ là sau hai năm sẽ trở lại miền Nam đoàn tụ. Nhưng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, ông vẫn chưa một lần được nhìn lại mặt vợ con ở miền Nam.

    [​IMG]

    Say rượu thất lạc con

    Về lại Hà Nội sau nhiều năm xa cách, Nguyễn Bính cảm thấy lạc lõng, xa lạ. Những câu thơ đầu tiên ông làm sau nhiều năm xa cách Hà Nội: Chín năm đốt đuốc soi rừng/ Về đây ánh điện ngập ngừng bước chân… Và nhà thơ da diết nhớ người vợ miền Nam: Em ở bên kia bờ vĩ tuyến/ Nhìn sao thao thức mấy năm rồi…/ Trời còn có bữa sao quên mọc/ Anh chẳng đêm nào không nhớ em!

    Ít lâu sau, theo sự sắp đặt của trung ương, Nguyễn Bính làm chủ bút báo Trăm Hoa bộ mới. Trước đó Trăm Hoa là tờ tuần báo do Nguyễn Mạnh Phác, tức nhà thơ Trúc Đường, làm chủ nhiệm. Sau khi từ miền Nam ra, Nguyễn Bính tham gia làm chủ bút báo với ông anh nhưng được thêm mấy số thì Trăm Hoa chết. Qua sự giới thiệu của Tô Hoài, Nguyễn Bính được cử làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Trăm Hoa bộ mới được tài trợ của tuyên giáo. Bấy giờ tư nhân còn được làm báo nên trung ương muốn dùng một tờ báo tư nhân bút chiến với Nhân Văn Giai Phẩm, cũng của tư nhân. Trăm Hoa được tài trợ, mua giấy giá chính thức với chỉ đạo chống lại nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, thế nhưng Nguyễn Bính không làm theo chỉ đạo, thích đăng gì là đăng! Thời gian này, Nguyễn Bính kết hôn với cô thư ký của báo còn rất trẻ tên Phạm Vân Thanh, con gái một quan chức có vai vế ở Hà Nội. Dù bị gia đình quyết liệt phản đối nhưng cô Thanh vẫn cương quyết lấy ông. Ông đưa tên cô Thanh vào ban biên tập. Mối lương duyên kéo dài không lâu, bởi sau khi Trăm Hoa không chấp hành chỉ đạo chống Nhân Văn Giai Phẩm đã bị cắt suất mua giấy theo giá chính thức. Nguyễn Bính bắt cô vợ trẻ bán hết vòng vàng mang theo để mua giấy giá chợ đen, kéo dài thêm được mấy kỳ báo. Rồi hết tiền mua giấy, báo phải tự đình bản. Bi kịch gia đình xảy ra. Cũng theo hồi ký của Tô Hoài, sau khi Trăm Hoa đình bản, Nguyễn Bính chìm trong men rượu, còn cô vợ ôm đứa con trai mới hơn một tuổi, không còn tiền bạc, túng quẫn và buồn phiền. Có hôm Nguyễn Bính say về còn gây gổ với vợ. Cô giận bỏ về nhà cha mẹ, để ông chồng thi sĩ lâm vào cảnh “gà trống nuôi con” trong khốn khó. Nguyễn Bính mang con đến gửi nhờ nhà ông anh là nhà thơ Trúc Đường nhưng nhà ông anh cũng khó khăn, ông lại đem con về. Hằng ngày đi uống rượu thi sĩ cõng theo thằng con!

    Cũng theo lời Tô Hoài, một chiều cuối năm, Nguyễn Bính uống rượu ở góc chợ say mèm, nhờ một ông già bán củi giữ hộ thằng con để ông đi vệ sinh. Thế rồi ông ngủ quên bên thềm chợ, đến khi thức giấc trời tối mịt, chợ vắng tanh, Nguyễn Bính chợt nhớ thằng con, chạy đi tìm khắp nơi nhưng không thấy ông già ấy đâu. Ông tìm mãi, tìm mãi cho đến sau này nhưng vẫn không bao giờ gặp lại đứa con trai!

    Sau ngày thống nhất, bà Hồng Châu ra Hà Nội tìm hiểu về cái chết của chồng. Bà Châu kể bà có đến thăm bà Thanh, bấy giờ đã lập gia đình với một sĩ quan cao cấp trong quân đội. Bà Thanh tặng bà Châu một bức thêu trên lụa bài thơ với nét chữ của Nguyễn Bính (bức thêu hiện trưng bày tại nhà lưu niệm Nguyễn Bính ở Gò Vấp, TP.HCM). Một thời gian sau, người con gái lớn của nhà thơ, Nguyễn Bính Hồng Cầu, ra Bắc xây mộ cho cha và tiếp tục đi tìm đứa em thất lạc nhưng vẫn không chút manh mối.

    Đoạn kết buồn thảm

    Về “mối tình cuối” của Nguyễn Bính, theo lời nhà thơ Hoài Anh thì khi Nguyễn Bính biệt phái về Nam Định, nghe nói có một cô hàng xén ở chợ Rồng còn giữ được tập thơ Lỡ bước sang ngang, ông tìm đến mượn và làm quen, rồi hai người yêu nhau và trở thành vợ chồng.

    Riêng cái chết bi thương của Nguyễn Bính, Hoài Anh kể với người viết: Tết năm Bính Ngọ (1966), Hoài Anh về quê ăn tết. Ngày mùng 3 tết, ông từ quê đi theo sông Châu Giang lên thăm một người quen tên Hứa, tức Tân Thanh ở thôn Mạc Hạ, xã Công Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông Hứa là Đông y sĩ nhưng mê văn chương, cũng có viết văn, làm thơ đăng báo, là một người rất yêu thơ Nguyễn Bính, tính tình rất hào phóng, thường giúp đỡ tiền bạc cho Nguyễn Bính khi khó khăn. Khi Hoài Anh vừa đến nơi, ông Hứa cho biết Nguyễn Bính mới mất sáng 30 tết (thật ra là 29 nhưng tháng Chạp thiếu, coi như 30). Ông ngậm ngùi kể lại: Hôm đó Nguyễn Bính mới ở bệnh viện về ghé qua nơi cơ quan Ty Văn hóa Nam Hà sơ tán ở xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân vay tiền về quê ăn tết. Đến nơi thì anh chị em trong cơ quan đã về hết, ông bèn lên Mạc Hạ vay tiền ông Hứa. Nguyễn Bính đến lúc ông Hứa vừa đi chia thịt lợn về, ông bèn đánh tiết canh, luộc lòng và dồi mời Nguyễn Bính uống rượu. Ăn uống xong, Nguyễn Bính ra cầu ao rửa miệng, trượt chân ngã xuống ao, bị trúng lạnh. Vớt lên, người ông lạnh run, tím tái và ói ra máu. Ông Hứa chạy quanh xóm tìm mãi mới có hai người giúp cáng nhà thơ đến trạm xá. Nhưng khi cáng đến Cầu Họ thì Nguyễn Bính qua đời nên phải an táng ông tại nghĩa trang gần Cầu Họ ngay chiều hôm đó. Đó là ngày cuối cùng năm 49 tuổi ta của Nguyễn Bính.

    Hoài Anh vội về Hà Nội báo tin dữ cho Xuân Diệu và Tô Hoài. Hội Nhà văn họp, cử nhà thơ Yến Lan (đồng tác giả kịch thơ Bóng giai nhân viết chung với Nguyễn Bính, xuất bản năm 1942) xuống Nam Hà viếng Nguyễn Bính. Đêm đó Hoài Anh làm bài thơ khóc Nguyễn Bính. Hoài Anh đọc cho tôi nghe, tôi còn nhớ mấy câu rất ngậm ngùi: Anh ngã xuống lòng ao nước nông/ Ôi trời! Lạnh thế, gió mùa đông…/ Đồng quê man mác trang anh viết/ Một cánh buồm nâu thở phập phồng…”.
    Đoạn kết cuộc đời thi sĩ tài hoa buồn lắm thay!

    PHẠM CHU SA
     
  7. Tornad

    Tornad Banned

    Cảm ơn vì ebook. :D
     
    vuthanhcrazy and whatcsvt100 like this.
  8. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

  9. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Lắm tài lắm tật kể cũng buồn
    Thói đời mấy kẻ lọt qua khuôn
    Thơm danh cũng kể, nhưng một kiếp
    Lẫn đúng lộn sai ấy mới tuồng!
     
  10. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    Nhớ Bính, vài năm tha hương, cứ tết đến lại ngâm nga bài " Xuân tha hương" và bài " Xuân vẫn tha hương" .Đượm buồn....
    Thương cho một tài hoa lận đận .....
     
    vuthanhcrazy and Tornad like this.
  11. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Thời trước

    Sáng giăng chia nửa vườn chè
    Một gian nhà nhỏ đi về có nhau
    Vì tằm tôi phải chạy dâu
    Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay

    Chồng tôi thi đỗ khoa này
    Bõ công đèn sách từ ngày lấy tôi
    Kẻo không rồi chúng bạn cười
    Rằng tôi nhan sắc cho người say sưa.
    Tôi hằng khuyên sớm khuyên trưa
    “Anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng”
    Một quan là sáu trăm đồng
    Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi.
    Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy
    Hai bên có lính hầu đi dẹp đường.
    Tôi ra đón tận gốc bàng
    Chồng tôi xuống ngựa, cả làng ra xem.
    Đêm nay mới thật là đêm
    Ai đem giăng giãi lên trên vườn chè.

    Bài thơ này đã được nhạc sĩ Văn Phụng phổ nhạc thành nhạc phẩm Trăng sáng vườn chè.


    * Tự nhiên trong đầu vẳng lên câu ca, Vì ai em phải qua cầu đắng cay, thế là search ra bài thơ này!
    Ừ thì đi nghe luôn bài nhạc luôn!
     
  12. machine

    machine Lớp 11

    …Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
    Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang…”
    Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
    Có người em may túi đúng ba gang.

    Quê hương tôi có ca dao tục ngữ,
    Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.
    Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,
    Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

    Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất
    “Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng
    Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc
    Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.

    Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
    Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
    Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
    Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.

    Quê hương tôi có múa xòe, hát đúm,
    Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.
    Có Nguyễn Trãi, có “Bình Ngô đại cáo”.
    Có Nguyễn Du và có một “Truyện Kiều”.

    Quê hương tôi có Trường Sơn một dải,
    Có Hồng Hà lại có Cửu Long Giang
    Có Hà Nội có hồ Tây, hồ Kiếm.
    Chợ Đồng Xuân bày đủ mặt hàng.

    Quê hương tôi có sầu riêng, măng cụt
    Lòng bưởi đào, lòng gấc đỏ như son.
    Có gạo tám xoan thổi nồi đồng điếu,
    Cam xã Đoài ai bóc cũng thơm ngon.

    Cánh đồng nào cũng chôn vàng giấu bạc,
    Bờ biển nào cũng chói ngọc ngời châu.
    Có thanh quế ngửi qua là khỏi bệnh,
    Có cây lim đóng cả một thân tầu.

    Quê hương tôi có những người con gái
    “Một ngày hai bữa cơm đèn…”
    Cách sông cái cũng bắc cầu dải yếm,
    Cho chàng sang đính ước chuyện nhân duyên.

    Trong bụng mẹ đã từng mê tiếng hát;
    Nên quê tôi ai cũng biết làm thơ.
    Những trẻ nhỏ nằm nôi hay đặt võng,
    Sớm hay chiều, đều mượn cánh cò đưa.

    Khi có giặc những tre làng khắp nước,
    Đều xả thân làm ngọn mác, mũi chông,
    Những trai gái thôn Đông, xóm Bắc
    Thoắt vươn vai thành những anh hùng…
     

    Các file đính kèm:

    dongmai, cungcung, chis and 4 others like this.
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Câu thơ này tôi nhớ là:
    Vì tằm em phải chạy dâu
    Vì chồng em phải dầu hao bấc gầy...
    Không biết phiên bản nào có trước.
     
    Trúc Quỳnh Đặng thích bài này.
  14. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Giờ mới thấy bài quote của bác nà. Thôi nguội ngắt rồi. (ㆁωㆁ) Quỳnh cũng hông biết bản nào có trước nữa bác ơi. („• ֊ •„)
     
    quang3456 thích bài này.
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này