Biên khảo Tổ chức công việc theo khoa học - Nguyễn Hiến Lê

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi goldfish, 29/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. goldfish

    goldfish Lớp 8

    TỔ CHỨC CÔNG VIỆC THEO KHOA HỌC
    Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
    Nxb: Văn hoá Thông tin

    TCCVTKH.jpg
    Tạo eBook: Goldfish
    Ngày hoàn thành 12/05/2012
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vài lời thưa trước

    Năm 1947, cụ Nguyễn Hiến Lê từ Tân Thạnh qua Long Xuyên, dự định chỉ tá túc nhà bà Nguyễn Thị Liệp độ nửa tháng, nhưng rồi vì thời cuộc cụ không thể trở về Tân Thạnh được. Lúc đi cụ chỉ mang theo hai bộ bà ba đen và hai trăm đồng. Ở Long Xuyên cụ gặp ba người bạn cũ: cụ Đỗ Văn Hách, một nhân viên trước cũng làm cho Sở Thuỷ lợi và ông Nguyễn Ngọc Thơ. Lúc đầu cụ dạy tư tại nhà cho một số học sinh là con của bạn bè. Đến năm 1950 cụ mới vào dạy trường Trung học Thoại Ngọc Hầu, cụ Đỗ Văn Hách cũng vậyVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Nhờ dạy tư, cụ có dư tiền, gởi mua sách ở Pháp, cùng cụ Đỗ Văn Hách ghi danh học vào một lớp hàm thụ, nhờ vậy mà cụ cho ra đời cuốn: Tổ chức công việc theo khoa học. Trong Hồi kí (Nxb Văn học – 1993), cụ Nguyễn Hiến Lê kể lại việc học hàm thụ, viết “để tự học” (lời cụ nói với học giả Lê Ngọc Trụ) và xuất bản cuốn sách đầu tay đó như sau:

    “Nhân đọc một cuốn sách Pháp, tôi được biết năm 1926 người ta lập ở Paris một Uỷ hội quốc tế để nghiên cứu sự tổ chức công việc theo khoa học. Mỗi nước lập một Uỷ hội quốc gia nữa. Ở Pháp, Uỷ hội đó là Comité national de l’Organisation Française. Hội mở một trường dạy môn tổ chức công việc, lấy tên là École d’Organisation scientifique du travail, có lớp hàm thụ cho những người ở xa Paris.

    Học phí khá cao. Tôi rủ anh Hách hùn tiền ghi tên học. Tôi yêu cầu trường gởi một lần hết các bài giảng và bài tập cho tôi. Mục đích của chúng tôi là học cho biết chứ không cần được bằng cấp của trường, vì muốn được bằng thì phải làm một luận án (mémoire) và qua Paris tự biện hộ (défendre: có người dịch là bảo vệ) cho chủ trương của mình trước mặt các giám khảo của trường. Như vậy bằng cấp được chính phủ Pháp công nhận, rất có giá trị.

    Tôi học môn đó rất kĩ, mỗi bài dài chừng mươi, mười lăm trang lớn (khổ 21x31) chữ in, tôi đọc vài lần rồi tóm tắt đại ý trong một tập vở riêng. Mỗi bài thuộc về một đề tài, do một giáo sư giảng. Có giáo sư giảng về hai ba đề tài. Họ đều là những nhân viên quan trọng trong hành chính hay xí nghiệp, có nhiều kinh nghiệm. Mỗi ngày tôi bỏ ra một buổi để học, ba tháng thì hết khoá. Mới đầu tôi làm được vài bài tập gởi qua cho họ chấm; sau thôi, vì có bài muốn làm thì phải có tài liệu mà ở Long Xuyên tôi không thể kiếm được.

    Tôi lại gởi mua những sách mà trường giới thiệu để nghiên cứu thêm”.

    (…)

    Học xong mỗi bài của trường Tổ chức công việc theo khoa học ở Paris gởi cho, tôi tóm tắt đại ý trong một tập vở rồi tôi lại đọc thêm những sách gởi mua từ Pháp về môn đó để bổ túc những bài học ấy, cũng ghi chép những ý chính. Được một hai tập 100 trang vở học trò.

    Tôi sắp đặt lại hết những điều ghi chép ấy, chia thành chương, lập một bố cục, viết một cuốn về môn Tổ chức, chủ ý để hiểu rõ môn học và khi coi lại, đỡ mất thì giờ tìm trong một xấp dày tài liệu, bài giảng của trường và trong non một chục cuốn sách khác nữa.

    Tôi viết kĩ lưỡng, sáng sủa, mạch lạc. Viết xong tôi thấy tập đó có ích cho giới trí thức Việt Nam vì rất ít người biết về môn tổ chức. Đọc nó đủ biết được những nguyên tắc quan trọng cùng cách thực hành; nó luyện cho ta được tinh thần khoa học, giúp ta làm việc mau hơn, có hiệu quả hơn mà đỡ tốn thì giờ, đỡ mệt sức. Mà nó lại dễ đọc hơn, dễ hiểu hơn sách Pháp. Nghĩ vậy tôi đem cho ông Paulus Hiếu, chủ sở Kho bạc Long Xuyên đọc. Ông thích nó, đề nghị với tôi để ông xuất bản giúp; ông sẽ bỏ tiền ra tìm nhà in ở Sài Gòn, in xong ông sẽ gởi cho một số tiệm sách ở Sài Gòn và Hà Nội, ông sẽ thu tiền, tóm lại là mọi công việc ông đảm đương hết, có lời sẽ chia hai. Ông thật là một người tốt, yêu văn hóa, nhờ ông mà tôi chính thức bước vào làng văn, công đó tôi không quên.

    Cuốn đó in có 2.000 bản, phí tổn khá nặng vì phải làm nhiều Cliché (bản kẽm), ra mắt độc giả cuối năm 1949, hai năm sau bán hết, nhưng không lời bao nhiêu.

    Đó là cuốn đầu tiên tôi ra mắt độc giả. May mắn nó được hoan nghênh liền. Một nhà giáo ở Long Xuyên bảo tôi: “Tôi mong có một cuốn như vậy từ lâu”.

    Một độc giả ở Sài Gòn, nhà văn Thiên Giang, chưa hề quen biết tôi, đọc xong viết thư cho tôi, khen là viết sáng sủa, sách có ích, và bảo tôi sẽ thành công trong nghề cầm bút.

    Ông giám đốc nhà xuất bản Phạm Văn Tươi ở Sài Gòn do có cuốn đó mà để ý đến tôi liền.
    Tôi mừng rằng không là “mẻ” cái vốn của ông bạn P. Hiếu. Sau đó, tôi “khai thác” thêm môn tổ chức, áp dụng vào công việc hằng ngày, vào việc học, việc vặt trong nhà”.


    Một phần là do sách bán chạy, một phần khác là do “khuynh hướng tự học” nên cụ đã “khai thác thêm môn tổ chức” tức viết thêm ba cuốn nữa. Cụ Nguyễn Hiến Lê nói về “khuynh hướng tự học” đó như sau:

    “…có điều này ít độc giả nhận thấy. Trong mỗi môn chính, mới đầu tôi viết một hai tác phẩm dễ hoặc khái quát, rồi ít lâu sau tôi trở lại, mở rộng thêm, đào sâu hơn. Như vậy chính là do khuynh hướng tự học của tôi: biết cái cốt yếu đã rồi sau đi vào chi tiết. Và đó cũng là một sự nhất trí trong cách tôi làm việc.

    Thí dụ như:

    - Môn Tổ chức công việc, tôi viết về qui tắc chung trong cuốn Tổ chức công việc theo khoa học, rồi một năm sau hoặc dăm bảy năm sau tôi áp dụng vào việc trong đời, đi vào chi tiết hơn trong các cuốn: Kim chỉ nam của học sinh, Tổ chức gia đình, Tổ chức công việc làm ăn. Như vậy là vấn đề đã được nới rộng”.

    Và do sách bán chạy như vậy nên sau đó, tính đến trước năm 1975, cụ còn cho in thêm hai lần nữa. Đến năm 1989 Nxb Đồng Tháp cho in lại, rồi sau Nxb Văn hoá cũng cho in lại nữa. Theo Nxb Văn hoá thì:

    Tuy sách viết cách nay đã mấy thập niên, nhưng cho đến bây giờ tính khoa học của nó vẫn còn được xem là một môn học có tính khoa học chính xác”.

    Tôi không hiểu mấy chữ “tính khoa học chính xác” có nghĩa là gì, tôi chỉ biết rằng, tuy “ở phương Tây thì khoa tổ chức của Taylor, Fayol đã bị coi là lạc hậu từ hai chục năm nay rồi”, như lời cụ Nguyễn Hiến Lê đã nói trong Hồi kí, nhưng đối với chúng ta thì vó vẫn còn hữu ích. Người nào có dịp làm việc theo nhóm, ví dụ cùng gõ một cuốn sách, sẽ thấy rằng nếu mọi người trong nhóm đều dùng mã Unicode chẳng hạn, thì người giữ vai trò “tổng hợp” sẽ đỡ tốn thì giờ và công sức “chuyển mã” biết bao. Với thí dụ đó thôi, chắc cũng tạm đủ chứng minh rằng lời khuyên “nhất luật hoá mẫu mực” của Taylor vẫn còn có chỗ đắc dụng. Vả lại, trong cuốn Tổ chức công việc theo khoa học đâu phải chỉ giảng về khoa tổ chức của Taylor và Fayol!

    *

    Tôi không có cuốn Tổ chức công việc theo khoa họcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nhưng trong máy tôi lại có bản Word, được tạo từ ngày 14/12/2008. Do đâu mà tôi có bản này, ai đã gởi cho tôi? Tôi hoàn toàn không nhớ. Trí nhớ của tôi tệ thật! Tôi biết cảm ơn ai đây? Nếu tôi chịu khó bắt chước ông già được nêu trong chương cuối của cuốn Tổ chức theo khoa học thì tôi đâu phải gặp cảnh khó xử nầy. Ông đó “già, chậm lại mau quên, nhưng rất được các người dưới phục và nghe. Ban quản lí cho người đó làm xếp một xưởng. Công việc rất chạy vì người đó biết mình mau quên cho nên tìm ra được một cách sắp đặt và một lố thẻ để ghi cho dễ nhớ. Loại thẻ đó sau được cả xí nghiệp dùng”. Dĩ nhiên là tôi không cần phải làm “một lố thẻ để ghi cho dễ nhớ” như ở các xưởng, các kho, các bãi…, chỉ cần ghi chú trong hộp thoại Properties, hoặc đơn giản hơn là ghi nguồn ở cuối trang, thì hôm nay và sau này nữa, khỏi phải băn khoăn: không biết cảm ơn ai đây?
    Goldfish
    Đầu tháng 5/2012​


    [HR][/HR]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong Hồi kí, cụ Nguyễn Hiến Lê không nhắc đến việc cụ Hách cũng tham gia việc giảng dạy ở trường Thoại Ngọc Hầu. Theo tác giả Tòng Sơn, trong bài Thầy Đỗ Văn Hách đăng trên Kỷ yếu Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.2011 của Hội cựu học sinh trường Trung học Thoại Ngọc Hầu, thì ngay trong năm 1950, cụ Hách được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, năm sau bàn giao cho ông Đặng Đức Kế, chỉ phụ trách dạy lớp.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tôi tạm dùng hình bìa cuốn Tổ chức công việc theo khoa học của Nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê đăng trên SáchXưa.Net làm hình bìa eBook này. (Goldfish).
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 23/4/23
    cungcung, mckplez, Storm and 21 others like this.
  2. metalheart5410

    metalheart5410 Lớp 7

    Bạn có phải goldfish bên TVE không? Tôi rất thích sách của cụ Lê, mong bạn sẽ update nhiều hơn nữa sách của cụ ý nhé.
     
  3. mopie

    mopie Moderator Thành viên BQT

    Xin chân thành cảm ơn bạn Goldfish đã chia sẻ cho mọi người những cuốn sách quý giá này!
     
  4. baeyongjoon09

    baeyongjoon09 Mầm non

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
     
    Last edited by a moderator: 8/8/15
  5. sadec1

    sadec1 Sinh viên năm IV

    Tổ chức công việc theo khoa học phần tiếp theo.
    Bản scanned này tiếp theo ebook ở trên,bắt đầu từ trang 171
     

    Các file đính kèm:

    Storm, tript, an234 and 9 others like this.
  6. Que83

    Que83 Lớp 5

    @sadec1: Bạn cho luôn bản scanned full của cuốn này đi. Đọc như vậy sẽ liền mạch và thoải mái hơn. Thanks!
     
  7. zoomvietnam

    zoomvietnam Lớp 3

    Đọc sách cụ Nguyễn Hiển Lê và cụ Nguyễn Duy Cẩn không thành danh cũng thành nhân. Hai cụ thành danh cũng nhờ tự học, tự đưa mình và khuôn khổ và ý thức kỹ luật vào đời sống hàng ngày. Nhờ rèn luyện và không ngừng học hỏi, hai cụ để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị. Các cụ dạy cách tự học, cách đọc sách, cách tìm kiếm tài liệu. Từ việc trao dồi văn phong và rèn luyên nhân cách, cho đến cách thức tổ chức học tập, tổ chức công việc sao cho khoa học, sao cho hợp lí để tiết kiệm thời gian và công sức. Quyển sách "Tổ chức công việc theo khoa học"là quyển sách quý có thể áp dụng cho tổ chức ngành nghề, các công xưởng lớn nhỏ, thậm chí các cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ. Tính ứng dụng của nó vào đời sống, sx kinh doanh cao. Rất tiếc ngày nay ít trường và cơ sở đào tạo, đặc biệt là các làng nghề, chú trọng đến việc đào tạo, huấn luyện phương pháp, cách thức tổ chức học tập, tổ chức luồng công việc, không gian làm việc làm sao cho khoa học, làm sao cho tinh gọn, ngăn nắp, cơ động, tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng.
     
    mckplez, amylee, Loire and 1 other person like this.
  8. lotus

    lotus Lớp 4

    Gửi các bạn file ebook của bạn Goldfish, mình tải được lúc trước.
     

    Các file đính kèm:

  9. GiacVien

    GiacVien Lớp 3

    Này ý bác Sadec là bản của bác Goldfish, cũng là bản bác Lotus đăng lại, chưa đầy đủ phải hem nhỉ?
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này