Ấn Độ dường như là vương quốc tâm linh của thế giới. Vào thời nào, trên đất nước rộng lớn này cũng có thể tìm thấy những bậc giác ngộ vĩ đại. Trong thời kì hiện đại, ngoài những bậc thầy nổi tiếng trên thế giới như Krishnamurti, Osho... còn có nhiều bậc thầy thức tỉnh khác đã tạo nên một thời kì phục hưng của tôn giáo, triết học Ấn độ như Ramakrishna, Vivekananda, Ramana Maharshi, Nisargadatta Maharaj... Bộ sách hơn 10 cuốn này do giáo sư Nguyễn Đăng Thục phiên dịch một số tiểu sử và tác phẩm của những nhà hiền triết này: ẤN-ĐỘ PHỤC-HƯNG 1/ Please login or register to view links 2/ Please login or register to view links 3/ Please login or register to view links 4/ Please login or register to view links 4/ Please login or register to view links 4/ Please login or register to view links 4/ Please login or register to view links 5/ Please login or register to view links 6/ Please login or register to view links 7/ Please login or register to view links 8/ Please login or register to view links 9/ Please login or register to view links 10/ Please login or register to view links 11/ Please login or register to view links 12/ Please login or register to view links 13/ Please login or register to view links 14/ Please login or register to view links Các bạn có thể download các tác phẩm này theo đường link: Please login or register to view links
Không có Osho à. @sannyas60 : Vui lòng không viết tắt, và giữ đúng chính tả tiếng Việt trên Diễn đàn Bạn nhé! Xin cám ơn! _(tdc).
Hihi ... Mình "đoán mò" rằng thời kỳ phục hưng ở Ấn Độ (... đến 1950), khi đó "thánh" Osho mới ra đời còn ít tuổi (sinh 1931), chưa có tiếng vang gì nên tác giả chưa liệt vào sách là đúng rồi.
Trong cuốn tiểu sử "Cuộc đời của luận sư Rajneesh Chandra", Osho có nói ông giác ngộ vào năm 21 tuổi. Cả Ramana Maharshi, Krishnamurti, Osho đều đã hoàn thành sự tu tập từ kiếp trước nên kiếp hiện tại không tu đạo mà vẫn giác ngộ. Các bạn thử tìm đọc cuốn "Ta là cái đó" - bản tiếng Việt - của Nisargadatta Maharaj xem: Đây là cuốn sách cực hay của một bậc giác ngộ cùng thời với Krishnamurti và Osho ở Ấn Độ. Ngoài ra, Nisargadatta Maharaj còn có một số cuốn được dịch giả Vũ Toàn dịch: "Nước thiêng của sự bất tử", "Ý thức và cái tuyệt đối", "Chân lý là", "Yếu chỉ giáo pháp". Còn các tác phẩm của Ramana Maharshi rất nối tiếng ở phương Tây nhưng rất tiếc ở Việt Nam chưa có cuốn nào được xuất bản.
Hị hị... bậc giác ngộ là đây sao? "Trong năm 1981, Osho chuyển sang định cư ở Hoa Kỳ và các đệ tử của ông đã thành lập một cộng đồng quốc tế ở đây, nó có tên là Rajneeshpuram, thuộc bang Oregon. Trong thời gian khoảng 1 năm, lãnh đạo của cộng đồng có những mâu thuẫn với cư dân địa phương chủ yếu liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai. Osho có một bộ sưu tập lớn xe ô tô Rolls-Royce do các đệ tử giàu có tặng, điều này gây ra nhiều tai tiếng cho ông, bởi vì ít có vị lãnh đạo tinh thần nào sở hữu tài sản giá trị theo kiểu như vậy - tuy nhiên với Osho, bộ sưu tập này chỉ giống như một trò đùa của ông." (Nguồn Wikipedia)
Ý Tàu là mấy vị ấy không được phép giàu ah ?! Mình có đọc 1ít truyện Những đứa con của nửa đêm thì nước Ấn Độ (mấy chục năm trước) ở trong truyện thấy rất ma mị, hư ảo.
Từ giàu làm người nghèo liên tưởng ngay đến sự bất chính, làm ăn không lương thiện, bla bla... => nghèo vẫn hoàn nghèo. R&R là do các đệ tử của Osho tặng thôi, không phải ông lao tâm khổ tứ làm giàu kiếm tiền rồi mua xe,... Cứ phải khắc khổ mới là đạo sư sao. Hoặc mấy ông liên tưởng đến Phật ăn mày ...
Tôi cũng không thích bảo vệ quan điểm của mình đâu (vì nhỡ đâu nó sai), nhưng ông đạo sư đó phải đi đến từng người một, thỏ thẻ vào tai họ, như này, làm như này này về điều huyền bí hả?
Ồ KHÔNG!!! Những vị "lãnh tụ" kiểu Osho sao lại "lao tâm khổ tứ làm giàu kiếm tiền rồi mua xe" chứ. Tài năng của Osho vượt xa đó nhiều, và thực tế đã chứng minh: Osho đâu có lao tâm khổ tứ làm giàu kiếm tiền rồi mua xe. Xe đó là đệ tử của Osho tặng Osho mà. Các bạn đồng ý với nhận định của mình chưa nào? Còn về giàu nghèo thì quan điểm cá nhân mình là: giàu không có tội, nghèo không có tội, chỉ hành động bất lương là tội. Còn hành động nào bất lương thì tùy mỗi người. Ví như buôn bán là hay lắm nhé. Nó giúp phát triển xã hội đấy, không có nó thì không hiểu xã hội này ra sao nữa. Nhưng buôn gian bán lận, bán cho người một cân thịt mà thực tế chỉ có 8 lạng thì mình cho đó là bất lương. Đầu cơ tích trữ không sai, nhưng bán giá trên trời như Thạch Sùng xưa khi nạn đói do lũ gây ra thì thật bất lương. Đọc sách thấy ngày xưa ở Ấn Độ cổ có trường phái "lõa thể" tức là không mặc quần áo. Mình không đồng tình với trường phái "khắc khổ", nhưng cũng không đồng tình với "xa hoa" của bậc "Giác Ngộ". Ui chài. Sao lại "Tôi cũng không thích bảo vệ quan điểm của mình đâu ....." sạo lại vậy? Mình thì không như bạn rồi. Mình luôn giữ vững lập trường của mình khi thảo luận (chém gió) đồng thời cũng luôn mở lòng đón những quan điểm khác biệt. Mình sẵn sàng thay đổi quan điểm khi thấy bên kia nói có lý. Tất nhiên là ông đạo sư ấy đâu cần đi tới tận tai từng người mới nói được với họ. Mình thấy đệ tử hay ghi hình, ghi âm đi truyền bá mà. @Súp: Không chỉ cách đây mấy chục năm đâu, mà ngay hiện tại đây thôi, Ấn Độ ngày nay rất ma, rất ảo nhất là nhìn người Ấn Độ.
Theo sách hay là đọc sách => suy nghĩ => hành động => đạt được gì đó Shit book là đọc => suy nghĩ => suy nghĩ => ...............chết. Với tôi sách Osho là những cuốn sách đang đọc. Vậy thôi. Không biết ông chủ thớt đọc có rút ra được gì không, mời vào đây chia sẽ nào