Secret Power - Nicky Hager

Thảo luận trong 'Sách tiếng nước ngoài' bắt đầu bởi Despot, 5/10/13.

  1. Despot

    Despot Lớp 11

    Trích báo CANDonline….

    NSA - Cơ quan “nghe lén” nổi tiếng của Mỹ

    Giám sát thường xuyên những hệ thống viễn thông trên thế giới và chụp ảnh vệ tinh là trách nhiệm của NSA - Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ. NSA - trụ sở đặt tại Fort Meade ở Maryland, gần Washington - sử dụng 100.000 nhân viên làm việc rải rác trong nhiều trung tâm khác nhau trên đất Mỹ và những trạm nghe lén đặt tại hải ngoại. NSA có ngân sách hàng năm khổng lồ - khoảng hơn 16 tỉ USD.

    Theo chuyên gia tình báo Mỹ John Pike, NSA chặn sóng gần 95% hệ thống viễn thông trên thế giới. Khối lượng đồ sộ những thông tin này được phân tích bởi hệ thống siêu máy tính sử dụng những phần mềm xử lý và sàng lọc chuyên biệt. Một trong những cuộc phỏng vấn hiếm hoi được dành cho báo chí, NSA cho biết cơ quan xử lý - cứ trong 3 giờ - số lượng thông tin tương đương với Thư viện Quốc hội (được coi là lớn nhất thế giới)!

    Nguồn thông tin đồ sộ được xử lý bởi NSA được cung cấp thường xuyên từ khoảng 50 trạm đặt rải rác ở khoảng 20 quốc gia trên 5 đại lục. Những trạm này có trách nhiệm "nghe lén" những tín hiệu phát đi từ các vệ tinh viễn thông. Các trạm nghe lén quan trọng nhất NSA đặt tại Anh, New Zealand, Australia, Nhật Bản và Đức. Có nguồn tin còn cho biết các vệ tinh gián điệp của NSA được bố trí quanh trái đất ở quỹ đạo địa tĩnh (ở độ cao khoảng 36.000km), trong đó 2 vệ tinh bay trên bầu trời châu Âu và truyền thông tin đến trạm lớn ở Menwith Hill ở nước Anh.

    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 800x600.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]
    Tổng hành dinh NSA ở Fort Meade, Maryland​
    .

    Mỗi ngày NSA chặn hàng triệu thông tin giao tiếp diễn ra trên khắp thế giới và gửi tiếp đến Fort Meade, nơi thực hiện công việc chọn lọc giúp tách riêng ra một phần nhỏ những thông tin thực sự quan trọng. Đó là công việc chọn riêng ra những số điện thoại đặc biệt được giữ trong "bộ nhớ" của các phần mềm.

    Đó là những số điện thoại của các bộ trưởng, đại sứ, những doanh nghiệp lớn hoạt động trong các lĩnh vực nhạy cảm hay có khả năng cạnh tranh với những lợi ích của Mỹ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhất là số điện thoại của các doanh nghiệp Nga và Trung Quốc - những đơn vị giúp Iran và CHDCND Triều Tiên trong khuôn khổ chương trình tên lửa đạn đạo.

    NSA còn xử lý nhận biết giọng nói của nhiều cá nhân quan trọng trong chính trị, ngoại giao, quân sự và doanh nghiệp cũng như những thành viên nổi cộm của các tổ chức khủng bố hay ly khai, bọn trùm tội phạm ma túy. Các công cụ vi tính đặc biệt cũng giúp NSA dịch một số ngôn ngữ thật nhanh ra tiếng Anh. Internet cũng là đối tượng giám sát quan trọng của NSA. Luật Ái quốc của Mỹ buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Mỹ cho phép NSA giám sát dữ liệu cá nhân của khách hàng của họ.

    Cũng có tin đồn về sự hợp tác chặt chẽ giữa NSA và Công ty Microsoft trong khuôn khổ chương trình nghe lén quy mô của NSA. NSA không chỉ là cơ quan duy nhất của Mỹ "nội soi" Internet, bởi vì mọi cơ quan và tổ chức tình báo của nước này đều có bộ phận chuyên trách về Internet - từ CIA cho đến Cơ quan Tình báo Hải quân Mỹ.

    Ngoài ra, trên lĩnh vực kinh tế, NSA còn "bới lông tìm vết" mọi hoạt động tài chính trong các ngân hàng Thụy Sĩ và hải ngoại. Ví dụ trường hợp NSA khám phá một nhân vật trong ban lãnh đạo của General Motors đã bí mật gửi ngân hàng một số tiền khá lớn. Nguồn gốc của số tiền quan trọng này nhanh chóng được NSA lần ra - đó là Công ty Volkswagen. Sau đó vị lãnh đạo này thú nhận đã bán cho công ty của Đức nhiều thông tin thương mại quan trọng.

    Hay trường hợp điệp viên hai mang Aldrich Ames, người đã bán những bí mật của CIA cho KGB trong suốt nhiều năm, bị vạch trần nhờ NSA chặn được sóng điện từ phát từ máy tính cá nhân của người này.

    Đồng hành với NSA còn có Văn phòng Tình báo quốc gia (NRO). Cơ quan này được thành lập năm 1961 và chính thức được thừa nhận năm 1992, có trách nhiệm phát triển những vệ tinh theo dõi. NRO có ngân sách hàng năm khoảng 35 tỉ USD và sử dụng gần 2.000 người. Các vệ tinh thế hệ mới nhất của NRO có khả năng xác định những vật thể nhỏ dưới 10cm và đây là những vệ tinh được sử dụng để quan sát sự triển khai quân của Iraq ở biên giới Kuwait trong tháng 7/1990.

    Thành công mới nhất của NRO là phát triển trong không gian chùm vệ tinh cho phép truyền những hình ảnh kỹ thuật số trong thời gian thực. NRO còn đang cố gắng phát triển thế hệ mới những vệ tinh có khả năng dò tìm những cơ sở nằm sâu dưới lòng đất.

    Tuy nhiên, hoạt động nghe lén của NSA không phải là không ai biết đến. Tháng 9/1998, các nghị sĩ châu Âu soạn một báo cáo trong đó tố cáo những vụ gián điệp hệ thống viễn thông của các quốc gia trong liên minh châu Âu (EU) và yêu cầu sự giải thích chính thức từ Washington. Nhưng yêu cầu này đã không được đáp ứng.

    Nhà nghiên cứu New Zealand Nicky Hager, năm 1996 đã cho xuất bản cuốn sách nhan đề "Sức mạnh bí mật", trong đó mô tả rất chi tiết về sự tồn tại của một hợp tác bí mật giữa Mỹ và Anh gọi là "Hiệp ước Ukusa" và thành viên của hiệp ước này còn có Canada, Australia và New Zealand. Mục đích ban đầu của Hiệp ước Ukusa là theo dõi mọi hoạt động của Liên Xô nhưng sau khi Liên Xô tan rã, mạng lưới của hiệp ước vẫn tiếp tục hoạt động.

    Thậm chí các phương tiện nghe nhìn của Pháp còn phát sóng video về trạm chặn sóng Menwith Hill đặt tại nước Anh. Nhanh chóng sau đó cả nước Pháp như muốn điên lên: mọi người sử dụng điện thoại, fax hay e-mail đều nghĩ đến NSA của Mỹ. Tuy vậy, vẫn có nhiều thông tin quan trọng mà tình báo Mỹ "mù tịt".

    NSA đã bỏ qua những sự kiện cực kỳ quan trọng: những vụ tấn công vào các tòa đại sứ Mỹ ở châu Phi, sự chuẩn bị thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Ấn Độ, vụ bắn tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên v.v... Nguyên do là: Ấn Độ chôn sâu dưới lòng đất hệ thống cáp truyền thông nhạy cảm, CHDCND Triều Tiên xây dựng những nhà máy quân sự dưới lòng đất và ở châu Phi, những máy tính kết nối Internet còn hiếm hơn điện thoại...

    Trần Thanh Phong - Nguyên Khang (tổng hợp)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nicky Hager (born 1958) is an author and investigative journalist born in Levin, New Zealand and now resides in Wellington.
    Hager generally writes about issues involving intelligence networks, environmental issues and politics. He has degrees in physics and philosophy. He has been described as "New Zealand's leading investigative journalist".
    "Nicky Hager (sinh 1958) là một tác giả và một nhà báo điều tra, ông sinh ở Levin, New Zealand và hiện cư trú tại Wellington. Hager thường viết về các vấn đề liên quan đến mạng lưới tình báo, các vấn đề môi trường và chính trị. Ông có bằng cấp trong vật lý và triết học. Ông đã được mô tả như là "nhà báo điều tra hàng đầu của New Zealand".
    Wikipedia​

    Sưu tầm trên mạng ebook.PDF này, nay chia sẻ cùng các bạn.

    Download
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Người viết bài: tambao
    Nguồn: TVE

     

Chia sẻ trang này