Tâm lý XH Bố đã từng yêu - Anna Gavalda

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi picicrazy, 3/10/13.

  1. picicrazy

    picicrazy Sinh viên năm I

    bodatungyeu.jpg
    * Tên sách: BỐ ĐÃ TỪNG YÊU
    * Tác giả: Anna Gavalda
    * Dịch giả: Nguyễn Thị Ánh Hồng
    * Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp: Je l’aimais
    * Nhà xuất bản: Nhã Nam & NXB Hội nhà văn
    * Năm xuất bản: 2008
    * Số trang: 228
    * Giá tiền: 37.000 VND
    * Khổ: 12×20 cm


    Thông tin thực hiện


    * Đánh máy: Đức Long, Tuyết Nhi, Vigneyard, Lan Anh
    * Kiểm tra: Mỹ Ngọc
    * Chế bản ebook: Hanki Duong Nguyen
    * Ngày hoàn thành: 12/8/2009
    * Making Ebook Project #9 – Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Trích:
    Thực hiện: Bookaholic Club theo chương trình Making Ebook Project


    Người post: Mr.Hanki
    Nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 17/1/20
  2. Sophia

    Sophia Sinh viên năm IV

    Mình gửi thêm định dạng epub
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 17/1/20
  3. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Bố đã từng yêu
    Tác giả: Anna Gavalda
    Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp: Je l’aimais
    Dịch giả: Nguyễn Thị Ánh Hồng
    Nhà xuất bản Hội Nhà văn
    Nhà phát hành: Nhã Nam
    Năm xuất bản 2008
    Số trang: 228
    Giá sách 37.000 VND
    Định dạng file: epub; prc; true pdf


    Nếu bạn đã yêu, đang yêu hoặc đã từng yêu, nhất định bạn phải đọc cuốn sách này. Với vẻ trong sáng đầy lôi cuốn, Anna Gavalda đã kể rằng người ta có thể ra đi vì dũng cảm và ở lại vì hèn nhát.

    Mãi mãi muôn đời, tình yêu là một nốt nhạc khiến con người ta phải si mê và cũng đồng thời hứng chịu chừng ấy đau khổ. Nhưng niềm vui khôn tả cũng như nỗi bất hạnh tột cùng luôn là một dấu hỏi lớn cho những ai từng một lần bước chân vào. Cần phải có một lý giải xác đáng.

    Bố đã từng yêu mở toang lối đi bí mật ấy. Hai nhân vật: một là ông bố chồng già nua, một là cô con dâu đang khóc sướt mướt vì bị chồng phản bội, họ đang ngồi đối diện với nhau. Giữa họ như chưa từng có điểm chung trong suốt thời gian Chloé làm dâu trong gia đình, nhưng khi câu chuyện bắt đầu, khi những tâm tình được cởi bỏ rào chắn, điều đó hoàn toàn khác. Họ đang cùng chia sẻ một nỗi mất mát, họ cùng đánh mất những niềm hạnh phúc của mình. Ít ra vẻ bên ngoài là thế.

    Bạn sẽ bắt gặp chi chít những gạch đầu dòng trong quyển sách này. Cực ít những tâm sự dài dòng kể lể. Những câu văn ngắn ngủn, những dòng viết gọn gàng quá đỗi, cả nhân vật bố chồng và Chloé hầu như không để ý đến xung quanh. Họ đang bước vào một cuộc trò chuyện dài cho dù không chủ ý. Nỗi đau của người này khiến người kia nhức nhối. Đối thoại bật ra như một lẽ tất nhiên. Không chỉ là Pierre nói chuyện với con dâu, cũng chẳng hẳn Chloé đang cần trút nỗi niềm sang bố chồng, họ đối thoại với chính mình. Điều đó khiến cho câu chuyện có sức lôi cuốn sinh động, khi cả hai nhân vật đều chạm đến những nỗi niềm sâu kín nhất.

    Thời gian xảy ra trong cuốn sách thật ngắn, vỏn vẹn có vài ngày. Dấu hiệu bất thường hiện ra ngay từ chương đầu tiên, gần mười một giờ đêm, chuyến đi bất ngờ, đến một nơi không có lò sưởi, thời tiết lạnh giá... Các nhân vật liêu xiêu gồm một ông già kín tiếng, một phụ nữ trẻ đang suy sụp, hai đứa trẻ con chưa ý thức nổi về sự đổ vỡ của gia đình. Chuyến đi này sẽ giải quyết được điều gì, không ai ý thức hoặc chính xác hơn, chẳng có gì quan trọng lúc này.

    Chính trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, với những tiếng nức nở não lòng của một người vừa bị hất ra khỏi tình yêu, ông bố chồng đã không giấu nổi câu chuyện tình bí mật đã chôn sâu. Lần đầu tiên sau nhiều năm, ông cởi bỏ vẻ xa cách và câm lặng, luôn kiệm lời và kìm nén cảm xúc. Cô con dâu xoay sang vai trò của một người chất vấn, Pierre lần lượt hồi tưởng về chuyện tình yêu đã mang đến cho ông một quãng đời hạnh phúc, hồi ông bước vào tuổi bốn mươi hai.

    Hết sức trớ trêu khi Chloé đang vật vã vì cuộc chia tay, vì nụ hôn và vòng tay cuối cùng mà chồng cô đã không né tránh, dù không còn yêu cô nữa, vì cô xem tin nhắn cả ngàn lần trong ngày mà không có tin của anh. Còn Pierre, đau đến thắt lòng khi những điều đang diễn ra chất vấn lại chính ông, rằng ông đã đánh mất hạnh phúc của mình với một người đã khiến ông rung động mạnh mẽ. Câu hỏi tại sao của người này cũng đồng thời là của người đối diện, cho dù đó là hai thái cực hoàn toàn đối lập.

    Không giống như một liệu pháp tâm lý thông thường là ông bố chồng xoa dịu nỗi buồn cho đứa con dâu mà ông thầm coi như con gái. Nước mắt và những tiếng thở dài. Đêm đông lạnh lẽo. Ngôi nhà cách biệt với xung quanh. Họ đang lần tìm đến một câu hỏi muôn thuở: chuyện tình yêu có thực hay không? Sau một đêm trắng, qua câu chuyện người đàn ông ngoại tình và người đàn bà bị phụ tình, nhân vật và độc giả sẽ tự xác định câu trả lời cho bản thân. Và hình như, sau câu hỏi cuối cùng của cuốn sách, bạn đang bước vào cuộc đối thoại của chính mình, về những thất bại, những dối trá, những hèn nhát và cả những lần bỏ cuộc của bạn… Điều đó thuộc về sự tinh tế đầy lôi cuốn của Anna Gavalda.

    Nhận xét:

    "Bố đã từng yêu là một tiểu thuyết sinh động và buồn, một chuyện tình đau đớn được kể với đúng với tinh tế cần có để làm tan vỡ trái tim bạn ngay trong buổi tối hôm nay, ngay khi bạn lên giường chuẩn bị ngủ, và bạn hiểu rằng Gavalda nói với bạn về chính bạn, về những thất bại, những dối trá, nhưng hèn nhát và những lần bỏ cuộc của bạn".

    Frédéric Beigbeder, Tác giả của 99 frencs, L’amour dure trois ans.

    "Gavalada không hề thay đổi, hơn thế, cây bút này ngày càng tinh tế. Bố đã từng yêu là một cuốn tiểu thuyết kỳ diệu. Ngôn từ đơn giản, chuẩn xác như những nốt nhạc được sử dụng để diễn đạt những điều sâu sắc và phức tạp. Một bản sonata bên lò sưởi. Một giọt lệ trào lăn và long lanh trên gò má người thiếu phụ trẻ. Hai bé gái say ngủ trong giá lạnh. Và một ngưòi đàn ông suy sụp trong cái tĩnh lặng của đêm không trăng. Cuộc sống" – Jérôme Garcin, La Provence.

    "Với vẻ đớn đau và sáng suốt đầy lôi cuốn, Anna Gavalda đã kể rằng người ta có thể ra đi vì dũng cảm và ở lại vì hèn nhát. Bằng những lời thì thầm mang phong cách rất riêng, nữ tiểu thuyết gia cho thấy chủ nghĩa anh hùng trong cuộc sống thường nhật, với một vẻ chẳng có gì nhưng lại thâu tóm được tất cả. Gavalda có cái tài ấy". – Marie-Laure Delorme, LeJournal du Dimanche.
     

    Các file đính kèm:

    amorphous, quan286, trungkho and 28 others like this.
  4. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Tặng mọi người review của mình về quyển này ^^

    Bố đã từng yêu kể về câu chuyện của những kẻ ngoại tình. Ngoại tình? Ừ, là ngoại tình.

    Trong cuốn sách mỏng ấy, Anna Gavalda đã kể câu chuyện của 2 kẻ đàn ông. Họ là cha con, và cả 2 đều là những kẻ ngoại tình. Một kẻ chọn cách bỏ đi theo tình yêu, kẻ kia chọn ở lại sống với trách nhiệm của người chồng.

    Theo bạn, ai hạnh phúc hơn? Không ai cả. Người ta chẳng thể nào hạnh phúc khi từ bỏ những điều mình từng yêu quý. Phải dũng cảm lắm, can trường lắm, dằn vặt lắm họ mới có quyết định của riêng mình và đi theo con đường ấy. Nhưng dù thế nào đi nữa, nỗi đau chắc chắn còn đấy, trường tồn như một vết sẹo, mãi mãi không bị xóa nhòa như một nhân chứng sống của cuộc đời. Cả với người ra đi và người ở lại.

    Trở lại với cuốn sách. Bố đã từng yêu bắt đầu từ một đổ vỡ trong gia đình. Người chồng ngoại tình, bỏ lại vợ và 2 đứa con thơ để chạy theo tiếng gọi của tình yêu. (vâng, tình yêu luôn là cái cớ xứng đáng để người ta biện hộ cho mọi thứ). Bố anh ý mới quyết định động viên con dâu và kể lại câu chuyện của mình (chắc chỉ ở Pháp mới có người bố chồng như vậy). Một câu chuyện trần trụi, không hoa mĩ, rất đời thường mà ai trong chúng ta đều có thể gặp. Ừ, bố đã từng yêu.

    Cả câu chuyện sau đấy là hành trình dùng tình yêu thương để xoa dịu những nỗi đau. Con người ta quả là một sinh vật kì lạ. Họ yêu và đau. Nhưng cũng nhờ tình yêu mà tiếp tục sống, tiếp tục yêu cho đến khi lìa đời. Bạn hãy đọc nó, cầm trên tay, cảm thương cho những tình yêu dang dở để trân quý hơn cuộc sống. Dù nó đầy những trái ngang, đầy những lối mòn chông chênh mà ta phải đối mặt.

    “Bố yêu người phụ nữ này. Bố yêu Mathilde này. Bố yêu giọng nói của cô ấy, tinh thần của cô ấy, tiếng cười của cô ấy, thế giới quan của cô ấy, một dạng thuyết định mệnh của những người đã từng ngao du rất nhiều. [...] Tất cả, tất cả. Bố cầu cho cô ấy không thể sống thiếu bố. Bố vừa mới khám phá ra rằng cuộc sống vui vẻ hơn nhiều khi người ta hạnh phúc. Bố phải mất đến bốn mươi hai năm mới nhận ra được điều đó...”

    Bạn có biết từ nào buồn nhất trong tiếng Việt không? “Từng”, đây là từ buồn nhất. Nó gợi cho người ta về những điều tốt đẹp đã qua, mãi mãi không trở lại. “Tớ từng thích cậu”, “Mình từng được điểm 10”, “Cô ấy từng là bạn thân của tôi”, nghe có buồn không kia chứ. Bố đã từng yêu, mình yêu cái tựa này xiết bao, nó nhắc nhở rằng trước ta một thế hệ họ cũng đã yêu, đã sống một tuổi trẻ nồng nhiệt, đã có một trái tim “khó dạy bảo, bướng bỉnh và chẳng thuộc về ta”.
     

Chia sẻ trang này