Trà phiếm "CÂU TRUYỆN" HAY "CÂU CHUYỆN" LÀ ĐÚNG?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi quang3456, 14/8/20.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hồi xưa 2 từ này có thể dùng như nhau trong một số trường hợp.
    Theo Đại nam quấc âm tự vị
    upload_2020-8-14_10-17-2.png
    [​IMG]

    Chữ Nôm, 2 từ này cũng viết giống nhau luôn
    upload_2020-8-14_10-15-57.png
    [​IMG]
    Lại nhớ hồi nhỏ vì có đọc sách xưa nên khi làm văn tôi có viết "nói truyện", bị cô giáo bắt lỗi sai chính tả mà không biết cãi thế nào.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/20
    Thương yêu and dinhphuc120 like this.
  2. Leeminh

    Leeminh Mầm non

    bắt là đúng rồi,chuyện dùng cho văn nói có bộ khẩu đằng trước ,còn truyện dùng cho văn viết không có bộ khẩu đằng trước
     
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cả hai đều dùng được bạn ạ. Chữ Nôm có nhiều dị bản có khi khác hẳn nhau.

    upload_2020-8-14_10-21-23.png
    upload_2020-8-14_10-22-19.png
     

    Các file đính kèm:

    Thương yêu and Leeminh like this.
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có lẽ chuyện trong tiếng Việt là biến âm từ truyện trong tiếng Hán. Còn từ chuyền không biết biến âm từ truyền hay chuyển. Ngày nay theo thói quen, 1 số trường hợp dùng chuyền, như bóng chuyền, dây chuyền... 1 số trường hợp dùng truyền, như truyền tin, truyền nước... Còn truyền tay thì cũng có thể viết là chuyền tay. Tất nhiên các từ HV viết là truyền, như truyền đơn, truyền thống... Kể cũng khổ cho học sinh, phải nhớ máy móc các từ này.
     
    Thương yêu and tran ngoc anh like this.
  5. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Cái gì tồn tại cũng có quy luật của nó, con chữ cũng vậy.

    Dễ thấy qua những ví dụ trên, từ tiếng Việt tuân thủ ít nhất là 2 nguyên tắc.

    Nguyên tắc chữ đầu, chữ đầu của từ mang hình ảnh ý nghĩa tổng quát nhất. Bóng chuyền chứ không phải bóng truyền, vì chữ c gần với hình ảnh quả bóng đang được chuyền. Dây chuyền chứ không phải dây truyền vì chữ c gần với hình ảnh một vòng dây chuyền được đeo ở cổ hoặc tay.

    Nguyên tắc mong đợi, từ được dùng gần âm với những từ có ý nghĩa tương trợ tương hỗ. Truyền thống không phải chuyền thống vì mong muốn ý thức lưu truyền chứ không là lưu chuyền. Truyền đơn không phải chuyền đơn vì mong muốn nội dung được tuyên truyền chứ không là tuyên chuyền.

    Tiếng Việt ta rất giàu và đẹp, cùng khám phá nữa nào…
     
    Thương yêu thích bài này.
  6. hoangkiss

    hoangkiss Lớp 2

    Ch - nhẹ : Dùng để chỉ vật, sự việc, hiện tượng nhẹ, bé nhỏ ...
    và Tr - nặng : Dùng để chỉ vật, sự việc, hiện tượng nhấn mạnh, to lớn ...
     
    Thương yêu thích bài này.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Truyền đơn, tuyên truyền, truyền thống... là từ Hán Việt nên phải dùng đúng chữ truyền.
    Bạn gắn chính tả với hình dạng sự vật được diễn tả, cách làm này tôi chưa thấy bao giờ. Vậy giải thích thế nào về truyền tin, truyền nước, truyền đạm...
    Chữ quốc ngữ mới được tạo ra gần đây và không phải là kiểu chữ tượng hình. Liên hệ về phát âm với nội hàm của sự vật hiện tượng còn có lý hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/5/22
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Băng chuyền để tải than tải đá cũng là những vật khá to lớn đấy. Còn truyền đạm, truyền nước thì không lẽ là vật to lớn?
     
    Thương yêu and tran ngoc anh like this.
  9. hoangkiss

    hoangkiss Lớp 2

    băng Chuyền là danh từ, không Cần nhấn Mạnh. Còn TRUYỀN nước là Chỉ hành động truyền Cần nhấn Mạnh vào động từ. Hành động tất nhiên Mạnh hơn Cái đứng yên rồi.
     
    Thương yêu thích bài này.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy sao chuyền bóng cũng chỉ hành động truyền lại không nhấn mạnh vào động từ?
     
    Thương yêu and hoangkiss like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này