Phật Giáo Ikkyu: Crow With No Mouth: 15th Century Zen Master

Thảo luận trong 'Sách tiếng nước ngoài' bắt đầu bởi Đoàn Trọng, 27/2/17.

  1. Đoàn Trọng

    Đoàn Trọng Lớp 11

    41D+EosvKcL.jpg
    by Stephen Berg​
    • Paperback: 80 pages
    • Publisher: Copper Canyon Press; Reprint edition (September 1, 2000)
    • Language: English
    • ISBN-10: 1556591527
    • ISBN-13: 978-1556591525
    An eccentric classic of Zen poetry

    When Zen master Ikkyu Sojun (1394-1481) was appointed headmaster of the great temple at Kyoto, he lasted nine days before denouncing the rampant hypocrisy he saw among the monks there. He in turn invited them to look for him in the sake parlors of the Pleasure Quarters. A Zen monk-poet-calligrapher-musician, he dared to write about the joys of erotic love, along with more traditional Zen themes. He was an eccentric and genius who dared to defy authority and despised corruption. Although he lived during times plagued by war, famine, rioting, and religious upheaval, his writing and music prevailed, influencing Japanese culture to this day.

    "Ikkyu scandalized the Zen community of his day and is likely to scandalize some readers even now—his short poems are simultaneously bawdy, abrupt, vulgar, and reverential... It is impossible not to love the velocity and variety of his verse."—The Philadelphia Inquirer

    "Stephen Berg is exactly the right poet to have translated these poems."—Hayden Carruth, The Hudson Review

    "A deeply sensual man, Ikkyu had little patience for the fussiness of monastic life and ritual... What is especially appealing about Ikkyu's poetry is the way his sensuality infuses his Zen sensibility."—American Book Review

    Stephen Berg (1934-2014) was the founder and editor of American Poetry Review.
     
  2. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 8

    "
    Hearing a crow with no mouth
    Cry in the deep
    Darkness of the night,
    I feel a longing for
    My father before he was born."...
     
  3. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 8


    Trích Đoạn từ:
    BA THIỀN SƯ
    Ikkyu Sojun - Hakuin Ekaku - Ryokan Taigu

    Nguyên tác Anh ngữ:Three Zen Masters: Ikkyu, Hakuin, and Ryukan
    Tác giả John Stevens - NXB Kodansha International in năm 1993 tại Nhật
    Việt dịch: Cư Sĩ Nguyên Giác, 2003

    Ikkyu,” tức là “Một [Sự] Ngừng Lại” (có thể dịch là Nhất Chỉ) cho thấy sự tự tại giữa sinh và tử, giữa mê và ngộ

    IKKYU SOJUN
    (1394 – 1481)


    Ikkyu ra đời vào lúc bình minh của ngày đầu của năm 1394. Mặc dù có lời đồn rằng Ikkyu là con trai của vị hoàng đế trẻ Go-Komatsu (1377—1433), vào lúc chào đời cậu bé được ghi vào sổ bộ thường dân. Mẹ của Ikkyu, một phụ nữ chờ việc trong cung đình và được Go-Komatsu yêu chuộng, đã bị sa thải bất công ra khỏi cung điện vì guồng máy của vị hoàng hậu ghen tuông và tay chân bà này. Do vậy, hoàn cảnh ra đời của Ikkyu thì khiêm tốn, mặc dù bản tiểu sử sớm nhất của sư viết rằng ngay cả khi sơ sinh, sư “mang dấu hiệu của một con rồng và dấu ấn của một phượng hoàng.”

    Vào lúc 5 tuổi, Ikkyu được gửi vào làm chú tiểu tại Ankoku-ji, một ngôi chùa Thiền Tôngở Kyoto. Nơi đây, sư được bảo đảm có nền học vấn tốt, cũng như được bảo vệ trước các viên chức triều đình lắm mưu và các tướng quân đa nghi. Điều này quan trọng trong thời trung cổ Nhật Bản, vì ngay cả đứa con hoang của vị hoàng đế – với hoàn cảnh đúng thời và với những người ủng hộ có quyền lực – vẫn có thể ra giành ngôi vua. Tại chùa Ankoku-ji, Ikkyu được học kinh điển Phật Giáo và các sách giáo khoa tại Trung Hoa và Nhật Bản. Là một học trò sáng dạ mà thiên tài của mình được mọi người công nhận, Ikkyu cũng là một cậu bé quá quắt và nhanh trí. Nơi đây là vài mẩu chuyện từ những ngày sư còn là chú tiểu.

    Không lâu sau khi vào chùa, thầy viện chủ ra lệnh cho Ikkyu tắt các đèn cầy trên bàn thờtrước khi vào ngủ. Khi Ikkyu trở lại để thưa rằng việc đã xong, thầy viện chủ hỏi, “Con tắt đèn cầy bằng cách nào?”

    Ikkyu đáp, “Con thổi tắt.”

    Thầy viện chủ mới la chú, “Đừng bao giờ làm thế chứ. Phật thì linh thánh, còn hơi thởchúng sinh thì nhơ bẩn. Phải tắt đèn cầy bằng cách phất tay hay là dùng quạt.”

    Sáng hôm sau, khi thầy viện chủ vào chính điện cho khóa lễ sáng, thầy thấy Ikkyu tụng kinh trong khi ngồi quay lưng về bàn thờ.

    Thầy la lớn, “Con làm gì vậy, thằng nhỏ ngốc này!”

    “Thầy dạy con là hơi thở chúng sinh thì nhơ bẩn và đừng nên hướng thẳng về tôn tượngchư Phật. Làm sao con tụng kinh mà không thở được?”

    “Cái này thì khác,” ông thầy chưng hửng nói, và ra lệnh cho Ikkyu quay mặt về bàn thờ.

    Dù vậy, Ikkyu không dễ bị chế ngự. Thầy viện chủ rất thích một loại kẹo đặc biệt và cất kẹo trong một lọ trong phòng thầy, cảnh cáo Ikkyu và các cậu bé khác trong chùa, “Kẹo này đặc biệt cho người lớn, nhưng nếu một đứa nhỏ ăn vào thì sẽ chết liền.”

    Ikkyu không mắc bẫy chút nào, và ngay khi viện chủ rời chùa, cậu trút hết lọ ra và chia kẹo này với các bạn. Ikkyu lúc đó còn đập bể một tách trà trong phòng thầy viện chủ. Khi thầy về, thì thấy Ikkyu nước mắt đầm đìa.

    Ikkyu khóc nức nở, “Trong khi lau chùi phòng thầy, con vô ý làm bể tách trà quý. Để chịu phạt cho hành vi vô ý đó, con mới nuốt mất viên kẹo độc. Không thấy gì hết, con mới ăn hết kẹo luôn, vì tin là con sẽ chết để chịu phạt. Xui xẻo sao con không chết, nên bây giờ con xin thầy tha lỗi.”

    Một lần khác, một chú tiểu khác vô ý đánh vỡ một tách trà quý của thầy viện chủ trong khi lau chùi nơi này. Sợ thầy nổi giận, chú này mới nhờ Ikkyu nghĩ kế giúp. “Để đó cho tớ,” Ikkyu nói với chú kia như thế. Khi thầy về chùa, Ikkyu đón thầy nơi cổng.

    Chú Ikkyu nói dịu dàng, “Thưa thầy, thầy thường dạy tụi con là cái gì có sinh thì có diệt, và bất cứ cái gì đã có sắc rồi cũng trở về không.”

    “Đúng vậy,” thầy đáp. “Đó là sự thật không tránh khỏi của đời sống.”

    Ikkyu nói buồn bã, “Thưa thầy, con có một tin buồn trình thầy. Đã tới lúc tách trà thầy thích lìa đời rồi.”

    Tiếng tăm chú tiểu thông minh này tới tai Tướng Quân Yoshimitsu (1358—1408), và Ikkyu được triệu tới lâu đài để gặp.

    “Ta nghe nói sư nhỏ này thông minh lắm,” tướng quân nói với Ikkyu. “Sư có nghĩ là sư bắt được cọp?”

    Ikkyu trả lời tự tin, “Thưa tướng quân, tôi tin tôi có thể.”

    “Đây là sợi dây. Bắt lấy con cọp đó đi,” tướng quân thách thức, chỉ về con cọp được vẽ trên một tấm bình phong che lớn trong phòng.

    Không do dự, Ikkyu tới đứng trước bình phong, sửa soạn sợi dây và hô lớn, “Bây giờ, thưa tướng quân, xin xua con cọp ra đi.”

    Một Phật tử hộ pháp của chùa rất thích áo quần da thú, loại bị xem là trang phục không thích nghi cho Phật tử. Một hôm, khi tới chùa, ông được chào đón bằng một tấm bảng mang dòng chữ, “Các loại đồ da không được vào sân chùa. Ai phạm luật này sẽ bị đánh đòn nặng.” Nhận ra nét chữ của Ikkyu, thiện nam này mới xông vào, nổi giận với nhà sưnhỏ.

    “Vậy còn cái trống lớn trong chính điện thì sao?” Phật tử này chất vấn. “Không phải mặt trống bằng da à?”

    Ikkyu trả lời, “Đúng vậy. Nhưng chúng ta đánh trống mỗi sáng chiều. Nếu ngài muốn mặc đồ da, ngài sẽ bị đối xử cùng như vậy.”

    Nhằm trả đũa Ikkyu, vị Phật tử hộ pháp này mời thầy viện chủ và Ikkyu dự một bữa tiệc chay. Tuy nhiên, trong tô của Ikkyu, lại có mấy miếng cá. Ikkyu liền nhai ngấu nghiến ngay.

    “Khoan, chờ một chút,” vị Phật tử la cậu Ikkyu. “Chú điệu này không biết là tu sĩ Phật giáo không được phép ăn thịt cá?”

    “Miệng tôi y hệt như Xa Lộ Kamakura,” Ikkyu đáp. “Những thứ cao và thấp, người bán thịt và người bán rau, tất cả đều chạy tuột xuống không ngại.”

    Quyết chơi tay trên cậu bé lanh lợi, vị Phật tử vỗ mạnh vào thanh kiếm của ông.

    “Làm sao thứ này sẽ trôi xuống được?” ông hỏi một cách đe dọa.

    “Bạn hay thù?” Ikkyu hỏi.

    “Thù!” vị Phật tử hét lên.

    “Kẻ thù không qua nổi!” Ikkyu nói bướng bỉnh.

    “Bạn, rồi sao!” vị Phật tử thốt lên.

    Ikkyu ho sặc sụa như đang kẹt trong cổ. “Xin lỗi, cánh cổng mới đóng.”

    Trong một chuyện kể tương tự, thầy viện chủ đau khổ từ lâu bị cậu Ikkyu bắt gặp đang ăn canh cá.

    “Thưa thầy, thầy đã nói là thịt chúng sinh bị cấm tuyệt làm thức ăn trong chùa. Nhưng nếu bây giờ chuyện này không sao,” Ikkyu nói, mắt nhìn tô canh, “thì con cũng muốn ăn một chút.”

    “Không, không,” thầy viện chủ nói. “Đây thực sự là một tội lớn cho các chú tiểu ăn thịtcá. Tuy nhiên, trong trường hợp của thầy, thầy thực sự đang thực hiện một tang lễ cho cá.”

    “Sao thế?” Ikkyu muốn biết.

    “Thầy nói với nó, ‘Cá ơi, ngươi bây giờ như một cành cây khô héo. Ngay cả nếu ta thả ngươi, ngươi không bao giờ có thể về lại nước. Tuy nhiên, nếu ta ăn ngươi như dùng thuốc, ngươi có thể đạt Phật quả sớm!”

    Vào ngày kế tiếp, cậu Ikkyu tới ngay chợ cá và mua về một con cá chép sống. Vừa khi cậu sắp chặt cá, thầy viện chủ bước vào.

    Thầy la lên, “Con làm gì vậy! Sát sanh còn tệ hại gấp 10 lần ăn chúng sanh!”

    Ikkyu nói với thầy trong khi cậu nhấc lên con cá đang vùng vẫy, “Không, không, hãy nghe này. Cá ơi, ngươi như một cành cây sống. Nếu ta thả người, ngươi sẽ trốn mất và ta sẽ đói bụng. Hãy để ta thưởng thức ngươi cho bữa ăn tối, còn hơn là để ngươi bơi lội trong nước.”

    Nói thế xong, cậu chặt lìa đầu cá và bỏ vào nồi canh.

    Một lần nữa bị lộ tính giả hình, thầy viện chủ bực bội không nói gì được. Cách ứng phókhích động như thế đã trở thành kiểu riêng của Ikkyu.

    Ikkyu đã viết bài thơ Đường – một thể thơ khó đặc biệt – lần đầu tiên khi cậu mới 12 tuổi.

    Cỏ Úa Gần Thái Ấp
    Trong cô quạnh mùa thu, người đẹp bị bỏ rơi cất tiếng hát.
    Không có sứ giả nào tới để triệu nàng về lại thái ấp.
    Vinh quang và thất sủng, niềm vui và nỗi buồn – nàng đã trải qua tất cả.
    Ân sủng từ tướng quân của nàng thì cạn cợt, nhưng đồng cỏ thờ ơ thì sâu thẳm.

    Khi còn trẻ thơ, Ikkyu có thể đầy tính nghịch ngợm, nhưng luôn luôn có một mặt nghiêm túc trong cá tính. Bài thơ này tỏa ra nỗi bi quan Phật giáo, một lời than thở về tính vô thường của các pháp, và nó phản ánh nỗi bất như ý sâu thẳm của Ikkyu về cách mẹ của cậu bị đối xử. Ikkyu như dường đặc biệt gần với mẹ, và cậu không bao giờ vượt qua nỗi cay đắng về việc mẹ bị sa thải bất công ra khỏi triều đình. Trong bài thơ khác, làm về sau đó trong đời, Ikkyu phiền muộn:

    Một giai nhân tinh tế như thế, thoa phấn và tô son,
    Ngay tới Đức Phật cũng không chống cự nổi nàng;
    Nàng mang tâm hồn của Ngọc Quý Trung Hoa
    Nhưng tại Nhật Bản, nàng bây giờ vẫn mỏi mòn.

    Bên cạnh việc chỉ trích cách đối xử bất công đối với mẹ, hai bài thơ này hiển lộ nỗi bận tâm xa hơn của Ikkyu: quan hệ thường sóng gió giữa nam và nữ. Với sự thoái hóa của thời đại, Ikkyu rất có thể đã bị lôi cuốn sớm vào tình yêu đồng tính tại ngôi chùa này. Ikkyu đã mất hứng thú với kiểu ái tình này, nhưng cảm hứng của sư với người nữ vẫn còn cho tới ngày cuối của 77 năm trong đời. (LND: tác giả John Stevens viết dựa theo cả huyền thoại và lời đồn, nên nhiều chi tiết có thể không đúng với sự thật lịch sử.)

    Năm 1410, kinh hoàng vì lòng tham và hư hỏng của các vị sư lớn, cậu Ikkyu 16 tuổi rời bỏ chùa Ankoku-ji. Sư loan báo chuyến đi với bài thơ:

    Ngập đầy xấu hổ, tôi khó giữ được lời.
    Thiền ngữ bị áp đảo và ma vương đã chiến thắng.
    Các sư này lý ra phải thuyết về Thiền,
    Nhưng họ chỉ khoe khoang về gia phả.

    Ikkyu tới học đạo theo Ken’o (viên tịch năm 1414), một vị sư già kỳ dị sống trong một túp lều xiêu vẹo, hẻo lánh trên ngọn đồi bên ngoài Kyoto. Từ sớm trong đời ngài, Ken’o đã gây sóng gió khi ngài từ chối nhận một inka, giấy chứng nhận của giác ngộ, từ Muin, vị khi đó là viện chủ chùa Myushin-ji. Thời đó, các giấy chứng nhận này – thường là được mua hay gian lận kiếm được – rất cần thiết để kiếm một vị trí tại một ngôi chùa lớn. Do vậy, hành vi nổi loạn của Ken’o đã tự đưa sư ra khỏi nhóm thế lực của Thiền, điều này cũng thích nghi với sư và người học trò đơn độc của sư, chàng Ikkyu quyết tâm và bướng bỉnh.

    Vào cùng lúc, Ikkyu cũng học văn chương với một nhà sư học giả tên Seiso. Một hôm, Tướng Quân Yoshimochi (1386--1428) xuất hiện nơi cổng chùa của Seiso và đòi khảo sát một bản văn nào đó thuộc về chùa. Trong khi các học trò khác co rúm vào góc, Ikkyu mạnh dạn ôm ra cuộn sách cổ, nhưng không chịu bước xuống cổng chào để trao cho tướng quân hay các hầu cận như phép nghi lễ đòi hỏi. Cuối cùng, vị tướng quân, người đã từng chạm trán với Ikkyu trước kia, phải bước tới để đón nhận cuộn sách cổ. Sau khi liếc mắt qua một chút, tướng quân hoàn trả bản văn, rồi ra đi không một lời nói. Cậu thiếu niên Ikkyu từ đó được ca ngợi vì đã can đảm đứng kình trước các thẩm quyền dân sự trấn áp.

    Ikkyu ở với Ken’o cho tới khi nhà sư không thỏa hiệp này viên tịch năm 1414. Sau khi an táng thầy với cương vị người thương khóc đơn độc và là người đào mộ cho thầy, chàng Ikkyu lang thang quanh Kyoto, thương khóc nỗi mất mát của chàng và tìm cách xoa dịunỗi đau bằng tụng kinh và thiền định. Sư viếng thăm mẹ nhiều lần trong suốt thời kỳhoang vắng này, và bà mẹ lo ngại vì hình dung tiều tụy và tâm trí rối bời của sư tới nỗi bà bí mật cử một người hầu theo dõi con trai của bà khi nhà sư này lang thang.

    Hoàn toàn nản lòng, Ikkyu quyết định tự trầm xuống Hồ Biwa, nói rằng, “Nếu tôi vô dụngtrên cõi đất này, ít nhất hãy để tôi làm thức ăn tốt cho loài cá!” May mắn, người hầu của mẹ sư gần đó và mau chóng ngăn cản việc sư Ikkyu tự tử. Sau khi Ikkyu lắng dịu, người hầu trao cho sư một lá thư từ bà mẹ trong đó bà nài xin con duy trì thân mạng vì bà. Bà mẹ cũng viết: “Sự giác ngộ sẽ là của con một ngày nào đó; xin con hãy bền chí.” Ikkyu đồng ý về lại nhà của mẹ và suy tính thêm về số phận của sư.

    Sư quyết định xin theo học Kaso (1352—1428), một vị thầy được xem như là nghiêm khắc hơn cả Ken’o. Hai vị thầy nghiêm túc này đại diện cho truyền thống Thiền Daito. Nhà sư Daito (Shuho Myocho, 1282—1337), sau khi đạt ngộ dưới hướng dẫn của Daio (Nanpo Jomyo, 1235—1308), đã bỏ ra vài năm đào sâu sự chứng ngộ của mình trong khi sống như một người ăn mày ở vùng bên Cầu Đại Lộ Số 5 của Kyoto. Bọn ngoài vòng pháp luật quanh cầu ưa thích thử nghiệm lưỡi gươm của chúng trên những người ăn mày tuyệt vọng nơi đó, nhưng khi bọn cướp này một đêm đe dọa Daito, sư đối diện với chúng với lòng bình an không lay động.

    Những thử thách của ta tiếp diễn
    Không ngưng nghỉ—
    Bây giờ ta sẽ thấy
    Bất động làm sao
    Tâm ta thực sự là.

    Bị tước vũ khí bởi tâm bất động của Daito, bọn du côn sau đó phải để yên cho thầy.

    Ngay cả sau khi Hoàng Đế Hanazono đã tấn phong Daito là viện chủ đầu tiên của chùa Daito-ji năm 1324, nhà sư vẫn giữ một kỷ luật nghiêm khắc, cho cả các học trò và cho chính mình. Tới bây giờ, bản văn “Lời Cảnh Sách Cuối Cùng” của Daito vẫn còn được tụng đọc ở chùa Daitoku-ji.

    Tất cả các ngươi đã vào ngôi chùa núi này, đừng quên rằng ngươi ở đây vì Đạo, không phải vì quần áo, lương thực... Hãy tự hướng mình suốt mọi thời để tìm biết cái bất khả tri. Từ khởi đầu tới chung cuộc, hãy khảo sát mọi pháp tận tường. Thời giờ bay như tên bắn, đừng phí năng lực trên chuyện nhảm. Hãy chú ý! Hãy chú ý!

    Sau khi sư già này hoàn tất chuyến hành hương này, vài người trong các ngươi có thể sẽ trụ trì các chùa lớn với các điện đài lộng lẫy và những tàng kinh các to lớn, khảm vàng và bạc, và có nhiều đệ tử. Những người khác có thể tự hiến mình cho việc học kinh, trì chú, thiền định và nghiêm giữ giới luật. Dù làm bất cứ những gì, nếu tâm khônghướng vào Đạo tối thượng của chư Phật và chư Tổ, thì nhân lành sẽ hủy diệt và giáo pháp sẽ suy mạt. Những người như thế chính là tà ma và không bao giờ có thể là kẻ nối pháp chân chính của ta. Những ai chỉ tự hướng về tâm mình và làm sáng tỏ được bổn tánh, ngay cả dù người này ở miền quê thật xa trong một túp lều, sống nhờ rau cỏ dại nấu trên chiếc nồi cũ sứt mẻ, thì người đó hàng ngày vẫn giữ được bản tông và thọ lãnhgiáo pháp của ta với lòng biết ơn. Ai có thể xem điều này là nhẹ? Hãy tinh tấn hơn! Tinh tấn hơn lên!

    Vào ngày viên tịch, Daito, người có một chân khập khiễng, mới nói về cái chân mang tật này: “Trọn đời ta đã theo ngươi, nhưng hôm nay ngươi phải theo ta!” Nói thế xong, ngài kéo chân này vào đúng tư thế thiền định, làm gãy xương, và đầu xương xuyên lủng da của ngài.

    Trong một thời gian ngắn, Kaso cũng là viện chủ chùa Daitoku-ji, mặc dù sư thích ở tại một thất nhỏ gần Hồ Biwa. Trái ngược với sự giàu có và phù phiếm của Daitoku-ji, nếp sống tại thất của Kaso thử thách quyết tâm của các học trò nhiệt tâm nhất. Khi Ikkyu tới đó, sư bị từ chối không cho nhập chúng. Ikkyu kiên trì, đứng ở ngay cổng trong 5 ngày kế tiếp – và lúc đó thì người gác cổng lấy thùng nước dơ ra tạt và lấy chổi đánh vào người Ikkyu. Không nản, Ikkyu chịu đựng gần một tuần lễ bị trừng phạt sỉ nhục như thế, trước khi Kaso dịu xuống và cho Ikkyu vào. Trở thành một thành viên trong tăng đoàncủa Kaso, Ikkyu tu học qua một chế độ nghiêm khắc: làm việc tay chân nặng nề, thức ănđạm bạc, ngủ ít giờ, và ngồi thiền nhiều giờ.

    Tuy nhiên, nhờ có tài về nghệ thuật, Ikkyu kiếm được ít giờ rãnh rỗi từ thời khóa biểu nghiêm khắc khi sư làm một vài việc cho các cửa tiệm tại Kyoto, như sơn các búp-bê với kiểu kimono do chính sư vẽ kiểu và làm các túi hương trầm. Tiền mà sư kiếm được đã giúp thêm cho căn thất của thầy Kaso.

    Ikkyu tham nhiều công án theo Kaso hướng dẫn, nhưng đặc biệt hoang mang với công án thứ 15 trong Vô Môn Quan:

    Khi Động Sơn (910-90) tới xin học với Vân Môn (tịch năm 949), vị thầy mới hỏi, “Ngươi từ đâu tới?”
    “Từ Tra Độ,” Động Sơn đáp.
    “Ngươi an cư kiết hạ ở đâu?” Vân Môn hỏi thêm.
    “Tại Chùa Báo Từ, ở Hồ Nam.”
    “Rời chùa khi nào?”
    “Ngày hai mươi lăm, tháng tám.”
    “Ngươi đáng ra lãnh 60 gậy của ta!” Vân Môn hét lên (mặc dù Ngài không thật sự đánh).
    Hôm sau, Động Sơn lại lên hỏi Vân Môn, “Hôm qua, thầy nói con đáng lãnh 60 gậy. Không biết con lỗi gì?”
    “Đồ túi cơm vô tích sự! Tại sao ngươi lại đang lang thang ở đây và ở đó?”
    Động Sơn hốt nhiên giác ngộ.
    (LND: Công án do John Stevens ghi lại như trên có chỗ khả vấn. Theo nguyên bản Trung Hoa, công án số 15 là “Động Sơn Tam Đốn” – Ba Hèo của Động Sơn – thì không phải 60 gậy, đúng ra phải là 3 gậy; thêm nữa, câu cuối cùng phải là “Cái túi cơm, cứ thế Giang Tây, Hồ Nam.” Có thể ông dựa trên một bản Nhật Ngữ và “cứ thế Giang Tây, Hồ Nam” đã bị đổi thành “sao lại đang lang thang đây đó.”)

    Một hôm, khi Ikkyu đang trong phố, sư nghe một nghệ sĩ mù đi hát dạo đang kể chuyện Phu Nhân Gio, ái thiếp của Tướng Taira no Kiyomori (chết năm 1181) thuộc thời đạiHeian, nhưng bị bỏ rơi khi viên tướng say mê một giai nhân khác, nàng Hotoke (chữ này có nghĩa “Phật”). Cuối cùng, hai phụ nữ đều chán cuộc thế và các nỗi đau khổ trần gian, nên trở thành ni cô. Vì các lý do chỉ sáng tỏ với Ikkyu, khi sư nghe bài hát này, sư hiểu ngay ý nghĩa của “Ngươi đáng lãnh 60 gậy của ta!”

    Trước khi có sự kiện naỳ, Ikkyu được gọi là Shuken, vì Kaso quá sức ấn tượng về chuyện này nên ông liền đặt cho môn đồ pháp danh “Ikkyu,” tức là “Một [Sự] Ngừng Lại” (có thể dịch là Nhất Chỉ) cho thấy sự tự tại giữa sinh và tử, giữa mê và ngộ.

    Bất kể tia chớp giác ngộ đã thấy, Ikkyu vẫn tiếp tục chiến đấu với các trở ngại thân xác và tinh thần. Sư đã tới ngồi Thiền suốt đêm trên Hồ Biwa trong một chiếc ghe mượn từ một ngư dân. Một đêm giữa mùa hè năm 1420, khi nhà sư Ikkyu 26 tuổi trôi lơ lửng trên mặt hồ vắng lặng, một con quạ kêu khàn khàn. Trong giây phút đó, Ikkyu đạt ngay một sự chứng ngộ thâm sâu.

    Khi Ikkyu tới kể với Kaso, vị thầy mới chế giễu, “Ngươi có thể là một A La Hán, nhưng ngươi vẫn chưa là một tông sư!”

    Ikkyu trả lời thờ ơ, “Làm một A La Hán cũng được với con. Ai cần làm một tông sư?”

    Kaso mới hài lòng. “”Ngươi giờ mới thật là một bậc thầy!” sư nói.

    Kaso cũng đòi một “bài thơ giác ngộ,” như phong tục nhà Thiền, và Ikkyu làm ngay mấy câu:

    Trong 10 năm, ta trong hỗn mang,
    Sôi sục và phẫn nộ, nhưng giờ của ta tới rồi!
    Con quạ cười lên, một vị A La Hán trồi lên từ nhơ uế,
    Và trong ánh mặt trời của Chao-yang, một giai nhân cất tiếng hát.


    Dòng cuối bài thơ, nhắc tới một mỹ nhân bị bỏ rơi khác trong Trung Hoa cổ, như dường cho thấy rằng nhà sư giác ngộ Ikkyu cuối cùng đã tự làm hòa được với số phận của bà mẹ của sư.

    Người ta kể rằng khi Kaso trao Ikkyu một inka (chứng nhận giác ngộ), thì Ikkyu ném nó xuống đất để phản đối và nhảy đạp lên nó. Thầy Kaso mới đưa inka này cho một trong các nữ đệ tử hàng đầu cất giữ, hy vọng rằng Ikkyu một hôm sẽ dịu lại và đón nhận nó. Lâu về sau, khi Ikkyu nghe tin vẫn còn tấm inka này, sư mới yêu cầu mang tới cho sư và xé văn bằng này ra nhiều mảnh. Khi Ikkyu khám phá ra rằng các môn đồ của sư đã ráp lại các mảnh đó lại, thì sư mới lấy tấm giấy đó và đốt đi. Bất kể như thế, Ikkyu vẫn ở lại với Kaso nhiều năm sau kinh nghiệm chứng ngộ đó. Sư hết lòng phục vụ Kaso tới nổi sư đã dùng tay trần để chùi phân cho thầy mình, khi Kaso bệnh tiêu chảy và vấy bẩn ra. Tuy nhiên, hai người có một sứt mẻ vào khoảng 1426, và Ikkyu đột nhiên rời tu viện.

    Một lý do của bất đồng này là việc Ikkyu coi thường Yoso, một đệ tử chính yếu khác của Kaso. Yoso có nhiều năm tu hơn Ikkyu, nhưng họ không giống nhau chút nào, và hai người không bao giờ hòa hợp được với nhau. Có lẽ một lý do khác của việc Ikkyu ra đi còn là phong thái càng lúc càng bất thường và phi truyền thống của Ikkyu. Thí dụ, Kaso một lần quở trách Ikkyu vì đã tới dự lễ giỗ thầy của Kosa là Gongai trong bộ áo rách rưới và đôi dép rơm nát – ngay cả nhà sư khắc khổ Kaso cũng tin rằng người ta nên trang phục nghiêm chỉnh để tưởng niệm người quá cố – nhưng Ikkyu chỉ khịt mũi, “Con trang phục trong cách một nhà sư nên trang phục. Tất cả bọn giả danh khác chỉ tô điểm trong mấy tấm che phân thôi!”

    Sau vụ này, người ta kể Kaso có nói, “Ikkyu là người nối pháp chân thực của ta, nhưng kiểu của nó là điên cuồng.” Vào lúc này, Ikkyu cũng tập thói quen “sáng lên núi, và đêm vào phố chợ” – tu Thiền kiểu tự viện vào ban ngày và tu Thiền kiểu chè chén say sưa khi đêm xuống. Thế là, Ikkyu bị buộc phải rời chùa của Thầy Kaso.

    Sau khi tự ra riêng, người ta kể Ikkyu đã gặp vị Hoàng Đế hồi hưu Go-Komatsu năm 1427, điều có thể được diễn dịch như là sự hòa giải giữa người cha và đứa con rơi. Go-Komatsu đã hội ý và được Ikkyu cố vấn về nhiều vấn đề giaó pháp và thế tục quan trọng, và sau đó hai người gặp nhau thường xuyên. Ikkyu được triệu tới giường bệnh của Go-Komatsu năm 1433 và được trao tặng nhiều tác phẩm thư pháp và họa pháp từ bộ sưu tập triều đình. Ikkyu, người trước đó “chưa bao giờ sở hữu nhiều tới một cây kim,” đã trân quý các tác phẩm quý giá đó tới ngày cuối đời sư.

    Kaso viên tịch năm 1428. Bài kệ thị tịch là:

    Một giọt nước đóng băng giữa trời.
    Bảy mươi bảy năm của ta
    Tất cả đều xài xong!
    Nước mùa xuân sủi bọt từ ngọn lửa.


    Ikkyu dự tang lễ của thầy, sau đó tất cả môn đồ của Kaso đều có hướng đi riêng. Còn Ikkyu thì không bao giờ trụ lại, nhưng đã dùng hết phần còn lại đời sư để chơi rong vùng Kyoto, một kiểu sư tự mô tả là “Cuồng Vân.”

    Một đám mây điên, giữa trời,
    Trôi giạt điên dại, hoang dã như khi tới!
    Ai biết rồi mây sẽ về đâu tụ, gió sẽ về đâu ngưng?
    Mặt trời mọc từ biển Đông, và sáng trên đất.


    Đầu thời kỳ này, một trong những bài thơ của Ikkyu ám chỉ sư có thể đã có một người vợ (và theo vài lời kể, đã có một con).

    Mệt mỏi với những niềm vui đồng tính, ta kiếm một bà vợ.
    Lối hẹp khổ hạnh không phải cho ta;
    Tâm ta chạy đi hướng đối nghịch.
    Thật dễ lém miệng về Thiền – còn ta chỉ ngậm miệng im
    Và dựa vào yêu thương – vui chơi cả ngày.


    Ikkyu đã bỏ ra nhiều thì giờ trong thành phố Sakai, nơi sư mau chóng được ngưỡng mộ bởi các thương gia giàu có, những người bị thu hút bởi phong thái kỳ dị của sư. Giữa những kỳ nhập thất dài hạn tại các căn thất xiêu vẹo hẻo lánh, tận hiến cho tu tập Thiềnkiểu truyền thống, sư lại tới làm trò vui tại nhà của những người thế lực và giàu xụ.

    Vì được yêu chuộng như thế, năm 1440, sư Ikkyu được thỉnh làm trụ trì Nyoi-an, một ngôi chùa phụ của chùa Daitoku-ji. Tuy nhiên, sư đã mau chóng chán ghét với cái ngụy tạo và giả hình về mình, và đột ngột loan báo từ chức với bài thơ sau:

    Mười ngày trong chùa này và tâm ta quay cuồng!
    Giữa chân là sợi chỉ đỏ trải ra
    Nếu ngươi tới tìm ta vào ngày khác
    Hãy tìm trong một tiệm súp cá, một quán rượu, hay một nhà thổ.


    Sợi chỉ đỏ của đam mê ám chỉ tới một công án tính dục lần đầu đưa ra bởi Thiền SưTrung Hoa Sung-yuan (Shogen, tịch 1202):

    Để hiểu Đạo hoàn toàn sáng tỏ, có một điểm cốt tủy ngươi phải tham cứu và đừng tránh né: sợi chỉ đỏ đam mê giữa chân chúng ta mà không có thể cắt rời. Vài người gặp trở ngại, bởi vì nó không dễ dàng dịu lặng. Nhưng ngươi phải tấn công nó trực diện, không do dự hay bỏ lui, làm cách nào khác mà giải thoát tới được?

    Trong một bản ngắn gọn hơn, công án này là, “Tại sao ngay cả người giác ngộ nhất không có thể cắt lìa sợi chỉ đỏ đam mê?”
    Ikkyu là một trong vài Thiền Sư nhận lấy thách thức của Sung-yuan trực tiếp.

    Giữ giới độc thân một cách mù quáng, và ngươi không hơn gì một con lừa.
    Phá giới, và ngươi chỉ là con người.
    Thiền phong là sự hiển lộ trong những cách nhiều như cát sông Hằng.
    Mỗi bé sơ sinh là trái cây của khắng khít phu thê.
    Bao nhiêu kiếp, các nụ hoa bí mật đang nở và tàn?


    Với một thiếu nữ đẹp, ta mê mải trong tình yêu – vui chơi nồng thắm;
    Chúng ta ngồi trong nhà lều, một gái dục lạc và Thiền sư này.
    Ta vui thích với ôm và hôn
    Và chắc chắn không cảm thấy như ta đang cháy trong địa ngục.


    Bên cạnh “Sợi chỉ đỏ của đam mê,” còn có một công án tính dục khác mà hầu hết các Thiền Sư muốn tránh:

    Một bà lão xây một căn lều cho một nhà sư và hỗ trợ sư trong hai mươi năm. Một hôm, để thử nghiệm mức độ giác ngộ của sư, bà cụ gửi một thiếu nữ tới lều với mệnh lệnh là phải quyến rũ sư. Khi thiếu nữ ôm nhà sư và hỏi, “Sao thế này?” thì sư trả lời cứng rắn, “Cây khô trên đá lạnh; không chút hơi ấm trong ba đông.” Nghe sư trả lời thế, bà lão đuổi sư đi và đốt rụi căn lều. Tại sao?

    Phản ứng của sư Ikkyu với công án trên là, “Nếu một mỹ nữ tới ôm nhà sư này, thì cành khô của ta sẽ dựng thẳng dậy!”
    Đối với Ikkyu, đam mê là cái đe mà trên đó sự giác ngộ chân thật được rèn luyện.

    Một nhà sư mê tình dục, ngươi tội nghiệp!
    Máu nóng và đam mê, hoàn toàn bị đánh thức.
    Nhưng rồi dục lạc đã làm cạn mọi đam mê,
    Biến gạch ngói thành vàng ròng.


    Hoa sen
    Không nhiễm bùn;
    Thân giọt sương này,
    Riêng nó, như nó là,
    Hiển lộ cả chân thân.


    Một hôm Ikkyu đang đi trong một vùng cô lập, khi sư bất ngờ thấy một phụ nữ trần truồng sửa soạn tắm trong một dòng sông. Ikkyu ngừng chân, cúi đầu tôn kính về hướng nàng, và tiếp tục đi. Nhiều người qua đường chứng kiến cảnh tượng dị thường đã chạy theoIkkyu để xin giải thích về thái độ dị thường của sư.

    “Một người đàn ông bình thường sẽ ngó chòng chọc cái nàng trần truồng đó. Tại sao sư lại cúi đầu tôn kính thân truồng bà ta?” Họ hỏi.

    Ikkyu trả lời, “Phụ nữ là nguồn sinh khởi chúng hữu tình, kể cả Đức Phật và Bồ Đề Đạt Ma!”

    Bên cạnh Sung-yuan, Ikkyu còn được xem là gần với hai Thiền sư Trung Hoa khác, Lin-chi (Nhật ngữ: Rinzai; Việt ngữ: Lâm Tế -- viên tịch năm 867) và đặc biệt, Hsu-t’ang (Nhật ngữ: Kido; Việt ngữ: Hư Đường, 1185—1269). Thiền Lâm Tế thì trần trụi: “Hãy đi cầu, đi tiểu và làm người thôi; khi đói thì ăn, mệt thì ngủ; tự ngươi phải là ông chủ trong mọi tình huống!” Mặc dù Lâm Tế không nói cụ thể về tình dục, sư quở trách các môn đồlà đừng “mê thánh mà ghét phàm”; nếu họ làm thế, họ sẽ không bao giờ thoát khỏi “vòng xoáy luân hồi.” Ikkyu đã giữ lấy lời khuyên của Lâm Tế: “Nếu ngươi khát,” sư nói, “ngươi mơ về nước; nếu ngươi lạnh, ngươi mơ một áo ấm; còn ta, ta mơ về những niềm vui của khuê phòng – đó là bản chất của ta.”

    Khi vị thầy của Lâm Tế trao cho sư các vật tượng trưng cho truyền Pháp, Lâm Tế đã thoải mái đốt rụi chúng đi, vì sư coi thường thái độ mộ đạo và nghi thức. Ikkyu cũngtương tự và một lần đã làm bài thơ nhan đề “Ta Ghét Hương Trầm.” Sư tuyệt đối không dùng kiểu học lý thuyết xuông.

    Một nhà sư học giả nói với Lâm Tế, “Nội dung Kinh Điển là hiển lộ Phật Tánh, thầy có đồng ý không?”

    Lâm Tế đáp, “Ngươi vẫn chưa làm cỏ vườn nhà ngươi mà.”

    Cùng một chủ đề, Ikkyu đã viết:

    Mỗi ngày, các sư chi ly xem xét Giới Luật
    Và tụng không ngừng các Kinh thâm sâu.
    Dù vậy, trước đó, họ nên trước tiên hãy
    Đọc các thư tình gửi tới bởi gió và mưa, tuyết và trăng.


    Lâm Tế thô bạo và cộc cằn với các thiền sinh do dự, đưa tay bạt tai họ , và hét inh taicác môn đồ đó. Ngài thực sự là kẻ khủng bố, như Ikkyu mô tả trong bài thơ vẽ bên chân dung của vị thầy đáng sợ đó.

    QUÁT, QUÁT, QUÁT, QUÁT!
    Tùy hoàn cảnh, sư làm chết hay cho sống!
    Một con quỷ dữ với cặp mắt sáng
    Thấy tỏ tường như mặt trời và mặt trăng.


    Ikkyu tự xem mình như một trong các người nối pháp chân thực của Lâm Tế và gọi nơi ẩn dật ưa thích của mình là Katsuro-an, “Am Con Lừa Mù,” gọi theo lời tiên tri của Lâm Tế rằng giáo pháp của ngài sẽ được truyền bởi “các con lừa mù” – những Thiền giabướng bỉnh, không thỏa hiệp, những người không bị lóa mắt vì danh vọng và phú quý. Trong truyền thống đó, Ikkyu cảm thấy tự do lên án và tấn công tất cả các Thiền gia nửa mùa.

    Ikkyu còn thấy mình gần hơn với Hư Đường, vị thầy Trung Hoa của Daio, người sau đó sẽ dạy cho Daito (Đại Đăng), vị sáng lập dòng thiền chùa Daitoku-ji. Là một người lang thang và là một nhà thơ, Hư Đường đòi một thứ Thiền chân thật thuần túy: “Phật Pháp là làm những gì đúng đắn và chính đáng, không phải xây chùa to và chức vị hào nhoáng.”Độc lập tới cùng và không sợ bất kỳ giới thẩm quyền tôn giáo hay thế tục nào, Hư Đường một lần bị giam vào tù vì chống một vương lệnh mà sư cho là bất công. Bài kệ thị tịch của Hư Đường đơn giản là:

    Tám mươi lăm năm
    Không biết gì Phật Pháp,
    Chỉ đi đều thôi
    Và không để dấu tích nào trong Không.


    Sách Hư Đường Ngữ Lục (Anh: The Records of Hsu-t’ang; Nhật: Kido roku) là cuốn mà Ikkyu ưa đọc. Dưới đây là “Ba Câu Chính” của Hư Đường, kèm với lời bàn của Ikkyu:

    (1) “Thiếu mắt sáng, làm sao ngươi lấy hư không làm quần vải được?”

    Bánh vẽ, chuyện tiếu lâm thô, không bao giờ làm hết đói.
    Sinh ra với mắt, nhưng trông như mù.
    Trong nhà lạnh, khởi niệm áo quần,
    Và áo choàng của các vị tiên sẽ hiện trong bóng tối.

    (2) “Đứng giữa vòng, vẽ trên đất, làm sao ngươi vào mà không qua được?”

    Ta không bao giờ chán các niềm vui lớn của mùa xuân
    Nhưng mọi người khác lại sợ cạn chén.
    Cõi trời đạt rồi, địa ngục biến mất.
    Ta để cả ngày giữa hoa rơi và bông tơ gió thổi.

    (3) “Ngươi có thể đếm cát bờ biển, nhưng làm sao ngươi có thể đứng trên đầu kim?”

    Xé mặt đất, đếm cát, đó là chuyện lớn;
    Với thần lực, ngươi có thể đứng trên kim.
    Còn ta, không là gì cả, chỉ là một nhà sư bất tài, quê mùa
    Nhưng ta vẫn là truyền nhân của Hư Đường ở Nhật Bản.

    Chẳng bao lâu, Ikkyu bắt đầu ký tên lên các tác phẩm của mình là “Ikkyu, hiện thân đời thứ 7 của Hư Đường tại Nhật Bản.” Sư lại để tóc dài và chòm râu dơ bẩn y hệt Hư Đường, và rồi có bản vẽ chân dung “Ikkyu như Hư Đường” trong đó hai khuôn mặt kết hợp thành một. Ikkyu làm bài thơ sau để ca ngợi Hư Đường:

    Viện chủ Hư Đường coi thường thế giới
    Và cởi bỏ y áo hệt như chiếc dép vô dụng,
    Không màng với “trao truyền trực tiếp” của Lâm Tế.
    Khắp trời sáng rực, hát thành lời ngợi ca.

    Sau khi Ikkyu rời bỏ am Nyoi-an năm 1440, sư quảng bá kiểu Thiền Lâm Tế – Hư Đường – Ikkyu năng động, lập dị tại Kyoto và vùng quê quanh đó. Vào một ngày Mồng Một Tết (cũng là sinh nhật của sư), Ikkyu gắn một đầu lâu vào gậy tre và đi vòng vòng thành phố le hét, “Coi chừng, coi chừng!” Khi dân chúng lễ hội quở trách sư là tìm cáchlàm hỏng ngày lễ, Ikkyu cãi lại, “Nhắc nhở tới cái chết sẽ không làm hỏng gì lễ hội,” lại thêm rằng, “Ta cũng đang ăn mừng lễ mà,” và sư đọc bài thơ này:

    Trong vạn pháp
    Không có gì
    Thích nghi hơn
    Cái đầu lâu cũ
    Bị thời gian bào mòn này!

    “Nếu ngươi hiểu và chấp nhận nó, thì ngươi có thể thật sự ăn mừng Năm Mới!” Ikkyu răn bảo thế.

    Khi sư đang ở Sakai một năm, Ikkyu mang một thanh kiếm gỗ bên mình bất cứ khi nào.

    “Tại sao sư làm thế?” dân chúng hỏi. “Thanh kiếm để giết người, và không thích hợp cho một vị sư mang theo.”

    Ikkyu trả lời, “Khi nào lưỡi gươm này còn trong bao, nó trông như đồ thật và ai cũng bị ấn tượng, nhưng nếu rút ra khỏi bao và cho thấy chỉ là thanh kiếm gỗ, nó thành trò cười– cũng y hệt như Phật Giáo bây giờ, đẹp mặt ngoài, trống rỗng bên trong.”

    Một lần, một thương gia giàu mời nhiều vị trụ trì và danh tăng tới dự bữa tiệc chay. Khi Ikkyu xuất hiện trong bộ y rách và đôi giày rơm nát, sư bị nhầm là gã ăn mày bình thường, nên được dẫn ra sau nhà, cho một quan tiền và bảo đi chỗ khác. Lần sau, vị thương gia lại mở tiệc, Ikkyu tới tham dự trong bộ phẩm phục màu mè. Ikkyu cởi bỏ bộ phẩm phục và đặt nó trước khay.

    “Thầy làm gì thế?” vị gia chủ hỏi sư.

    “Thức ăn thuộc vào bộ áo, không thuộc vào ta,” Ikkyu nói trong khi bước ra ngoài cửa.

    Mỗi năm, các ngôi chùa trên Núi Tỉ Duệ (Nhật: Hiei) phơi các bộ sưu tập kinh điển, và nhiều Phật tử hành hương lên núi ngày đó để hưởng công đức. Một năm, Ikkyu có mặt nhưng sư lăn ra ngủ dưới một gốc cây gần ngôi chùa chính, và một vị sư tới la mắng sư:

    “Hôm nay, chúng ta phơi các thánh điển! Không có chỗ để ngủ trưa, tên du côn phạm thánh này!”

    Ikkyu trở mình và cãi, “Cái nào tốt hơn? Phật pháp trên giấy, hay Phật pháp trong thân xác? Bây giờ ta đang phơi ‘Phật pháp trong thân xác,’ nên làm ơn hãy để ta một mình!”

    Cũng như với rượu và phụ nữ, Ikkyu yêu thích món ăn hải sản, đặc biệt là con bạch tuộc, và làm bài thơ sau để ca ngợi món này:

    Nhiều tay, y hệt Quan Thế Aâm;
    Linh thánh cho ta, vắt thêm chanh vào,
    Hãy tôn kính như thế!
    Vị ngon của biển, hệt như cõi trời!
    Rất tiếc, thưa Phật, con không giữ được giới này.

    Một dược sĩ Kyoto có phương thuốc hay để trị bệnh đau cổ, nhưng giữ bí mật công thứcvà bán thuốc này rất đắt. Ikkyu nghĩ thế là bủn xỉn, và tới gặp thầy lang này.

    “Hàng ngàn người có thể hưởng lợi nhờ phương thuốc của ngươi,” Ikkyu nói với thầy lang. “Chỉ nghĩ tới mình thì không tốt đâu.”

    Thầy lang vẫn từ chối tiết lộ công thức, nhưng khi Ikkyu một mực yêu cầu, ông cuối cùng đưa cho vị thiền sư với điều kiện là sư Ikkyu dùng công thức đó riêng cho sư, và đừng nói cho ai biết công thức. Ikkyu đồng ý như thế. Nhưng ngay khi sư về chùa, sư dựng tấm bảng viết dòng chữ:

    Hỡi những ai đau khổ vì bệnh cổ! Hãy sắc thuốc theo công thức dưới đây, và ngươi sẽ tức khắc hết bệnh.

    Khi thầy lang nghe chuyện đó, bèn nổi giận và chất vấn Ikkyu: “Sư đã hứa không nói cho ai mà!” thầy lang hét lên.

    “Nhưng ta không hề nói gì với ai đâu,” sư Ikkyu phản đối. “Ta chỉ làm có mỗi việc là viết tấm bảng. Và ta đã làm cho ngươi một đại công đức – nếu ngươi cứ giữ công thức đó bí mật, ngươi sẽ xuống địa ngục. Ta đã cứu ngươi khỏi số phận đó.”

    Thơì đại này đầy hỗn loạn, nhưng Ikkyu không chịu ngồi thụ động trong thất. Sư giao tiếp với xã hội ở mọi giai tầng và hiển lộ một phong thái Thiền dấn thân. Các nông dân bị bóc lột vì thuế cao và quan tham nhũng, và Ikkyu thường thay mặt họ, gửi các bản kháng thư bằng thơ lên các tướng quân địa phương.

    Sao làm thế hoài,
    Sao cứ lấy hoài
    Từ ngôi làng này;
    Làm họ đói
    Và ngươi sẽ sống ra sao?

    Có lúc, Ikkyu cũng đóng vai Robin Hood. Khi một thương gia giàu từ trần, tang gia tính làm một tang lễ lớn và đắt tiền, sư Ikkyu trích phần tiền tang lễ và chia cho dân nghèo. Khi gia đình phản đối, Ikkyu mới quở trách họ, nói, “Chỉ vài xu là đủ để trả cho người lái đò để vượt Sông Luân Hồi. Tiền đó nên xài cho người sống, đừng cho kẻ chết!”

    Ikkyu đã làm bài thơ sau gửi lên các quan:

    “Hãy Xóa Hết Nợ”
    Bọn cướp không bao giờ cướp nhà dân nghèo;
    Tài sản tư không làm lợi cho cả nước.
    Tai họa sinh từ tài phú tích tập
    Của những kẻ mất lương tri vì mười ngàn quan tiền.

    Chính Ikkyu cũng quá quen với cảnh nghèo quá phổ biến.

    “Đổi Thơ Lấy Gạo”
    Một lần nữa, ta lang thang Higashiyama, bụng đói.
    Khi đó, một chén cơm giá bằng ngàn vàng.
    Người xưa từng đổi lời khôn ngoan lấy vài trái vải,
    Nhưng ta không ghìm được lời hát ngợi ca trăng và gió.

    “Biết Ơn Người Cúng Dường Nước Tương”
    Buông thả và giải thoát, sống thế đã ba mươi năm
    Mây Điên hành pháp Thiền riêng của mình.
    Trăm hương vị làm đậm bữa ăn đơn giản của ta:
    Cháo loãng và trà thô là một phần của Chơn Truyền."

    BA THIỀN SƯ
    Ikkyu Sojun - Hakuin Ekaku - Ryokan Taigu

    Nguyên tác Anh ngữ:Three Zen Masters: Ikkyu, Hakuin, and Ryukan
    Tác giả John Stevens - NXB Kodansha International in năm 1993 tại Nhật
    Việt dịch: Cư Sĩ Nguyên Giác, 2003
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/2/17
    1953snake and Đoàn Trọng like this.

Chia sẻ trang này