Đông phương Kinh Dịch (dịch bởi Nguyễn Hiến Lê, Ngô Tất Tố, Phan Bội Châu)

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi tauvequehuong, 20/10/13.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Ba cuốn Kinh Dịch
    1.dịch bởi Nguyễn Hiến Lê
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đây là bản word mình xin bác QuocSan, bản word này dùng để tạo ra bản prc trên.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    2.dịch bởi Ngô Tất Tố
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    3.dịch bởi Phan Bội Châu
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Xin gửi tới các bạn yêu thích Dịch. Những bạn mới bước chân vào Dịch nên đọc quyển số 1 trước, cụ Nguyễn Hiến Lê viết rõ ràng lại được bác Goldfish và QuocSan trình bày rất tiện tìm kiếm theo dõi giúp độc giả dễ tiếp cận với Dịch.
    Trước là học cách ứng xử, sau là học bói Dịch. Học Dịch mà chỉ học ứng xử hoặc chỉ học bói không thôi thì chưa thấy hết sự biến hóa, cái hay của dịch.
    Chúc bạn có duyên với Dịch.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/9/16
    Heoconmtv, big_daddy, Lamani and 53 others like this.
  2. toidangki

    toidangki Mầm non

    Đồng ý với bác tauvequehuong, nên đọc sách của cụ Lê trước bởi lối viết của cụ khoa học, đại chúng, dễ hiểu hơn cả.
    Tiếp theo là đọc cuốn của cụ Sào Nam. Trong cuốn này ngoài giải thích quẻ và hào ra, cụ viết thêm các ví dụ âu cũng là hiểu thêm con người cụ, đọc rất thú vị.
    Cuối cùng hãy đọc cuốn của cụ Ngô. Cuốn này chuyên sâu và khó đọc, tuy nhiên nó lại được giới học Dịch đánh giá rất cao. Cuốn này được thầy Trình Di và Chu Hi là hai "tay" cự phách của Nho giáo bình chú.
    Cũng có ý kiến ngược lại, cho rằng, nên đọc quyển của cụ Ngô trước. Cuốn này nguyên bản nhất. Đọc các cuốn khác trước sẽ bị ý kiến cá nhân ( của người viết ) làm cho dịch bị hiểu đi theo ý riêng đi, không còn thuần nhất như vốn có nữa :d
    Phải thú nhận là Kinh Dịch là một cuốn sách khó đọc, lời văn thì chủng chẳng, trúc trắc, câu văn lên xuống, ngắt nghỉ đột ngột thật khó nắm bắt. Một câu trong Kinh Dịch của thể hiểu theo mấy ý và điều kì lạ là ý nào cũng hợp lý.
    Học dịch thì thầy Trình Di dạy, 4 ngày học 1 quẻ. Ngày thứ nhất đọc quẻ. Ngày thứ 2, thứ 3 đọc lời hào. Ngày thứ 4 xem lại toàn bộ.
    Chỉ có 64 quẻ, 384 hào thôi mà quán thông lẽ trời đất, dạy con người ta tùy thời mà hành động, lúc nào nên tiến, lúc nào nên lui. Dạy con người ta phải Trung, Chính, đừng làm điều xằng bậy...Một cuốn sách rất đáng học./
     
  3. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Xin chào cả nhà.
    Trong 3 cuốn kể trên em thích nhất đọc cuốn của cụ Ngô Tất Tố, cuốn đó gần với Dịch gốc hơn. Nếu ai mới học Dịch thì nên đọc cuốn của cụ Nguyễn Hiến Lê trước, nếu đọc cuốn của cụ Ngô Tất Tố trước thì khó lắm. Cuốn của cụ Sào Nam theo em thì không bằng cuốn của cụ Nguyễn Hiến Lê, lại càng kém cuốn cụ Ngô Tất Tố.
    Các bác bói Dịch thế nào, có kinh nghiệm và thực tế cùng bàn luận cho sôi nổi được không ạ. Thêm ví dụ cho anh em diễn đàn cùng trao đổi học hỏi thì hay quá.
     
    big_daddy thích bài này.
  4. toidangki

    toidangki Mầm non

    Ý bác tauvequehuong là gieo và lập quẻ bằng các đồng xu ạ?
    Em thấy một ứng dụng trực tiếp của cuốn Kinh Dịch này là Bát tự Hà Lạc, có người cũng gọi môn này là bói Dịch. Dựa vào can chi của ngày tháng năm và giờ sinh để lập ra 2 quẻ Tiên thiên và hậu thiên. Rồi xác định hào nguyên đường của mỗi quẻ. Hào này là hào chủ mệnh. Hà lạc bát tự giúp ta xác định quỹ đạo của đời người, tiến thoái, hay giữ mình trở về với đạo vì rằng thời của mình như thế, đừng có tiến kẻo hung rồi lại hối lận.
    Có một nền tảng dịch học tốt thì việc đọc thêm các sách như: Tứ Trụ, Bát Tự hà lạc, Bốc dịch, Độn giáp, Lục nhâm... sẽ phát triển nhanh hơn. Tất nhiên mỗi môn có một luật cũng như bí quyết riêng. Cần nhiều thời gian, công sức, kinh nghiệm để nghiên cứu thì mới tinh thông được :d
    Cá nhân em thích đọc cuốn Kinh Dịch, trên tư cách là một cuốn về triết học hơn. Dù rằng bản thân nó, đầu tiên và trước hết là một cuốn sách về bói toán !
     
    big_daddy and Lamani like this.
  5. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Vậy là không bác nào muốn bàn luận vấn đề này ạ.
     
  6. lelinhdnth

    lelinhdnth Lớp 1

    Sao cứ phải hiểu Kinh Dịch là đậm màu bói toán là thế nào ấy nhỉ? Vậy liệu bộ Kinh này đã đầy đủ chưa hay còn thiếu sót? Hỏi thì ngu ngơ có vẻ ngông cuồng không biết trời cao đất dày là gì? Nhưng vẫn muốn có câu trà lời thỏa đáng.
     
  7. canaximuoi

    canaximuoi Lớp 4

    Mình có 1 số ý kiến tích lũy qua thời gian luyện kiếm hiệp, mình cũng có đọc qua quyển "Kinh Dịch - Đạo của người quân tử" - Nguyễn Hiến Lê, nhưng nói thiệt là đọc hoài mà không hết:

    - Kinh Dịch không phải bói toán, đó là một trường phái triết học, một hệ thống quan điểm về nhân sinh quan và thế giới quan. Lấy cái so sánh đơn giản thế này, Lepnitz, nhà toán học người Đức, sáng tạo ra hệ nhị phân, dùng 0 và 1 được ứng trong CNTT ngày nay. Người Trung Hoa, dùng 2 quẻ âm dương mô tả thế giới từ 4000 năm trước.
    - Bói Dịch là một hình thức/phương pháp được đặt ra để nhận biết thế giới. VD như triết học duy vật biện chứng của Karl Mark là dùng phương pháp thức nghiệm, số liệu để tìm hiểu, chứng minh, đó là hệ thống luận cứ/tư tưởng của triết học Mark, thì Kinh Dịch cũng thế, dùng cỏ thi, mai rùa là hình thức cơ bản nhất để thông qua đó, tìm hiểu thế giới. Khoan nói là đúng/sai, đó là quy ước của hệ thống triết học đó. Và mình cũng không có đủ tầm để nói đúng hay sai/hợp lý hay không hợp lý, chỉ trách là mình ko đủ ngộ tính để hiểu hết nó thôi. Một hệ thống đứng vững hơn 4000 năm thì nó cũng có lý của nó, đào thải tự nhiên cũng như đào thải của xã hội/lịch sử. Còn người đời sau có sáng chế ra cách "giao tiếp" khác thì đó là 1 câu chuyện khác, có ai đi chứng thực không cũng là 1 câu chuyện khác.
    - Dự đoán hung cát của đời người là điều nhiều người tò mò, do vậy, bói toán mới phát triển và cũng có nhiều "giao thức" khác nhau: bói chỉ tay, bói bài... Nó được kinh doanh từ sự tò mò và mê tín của chính con người, giống như ai cũng biết gửi tiền vào bảo hiểm thì ít lời hơn gửi tiến vào ngân hàng nhưng người ta vẫn mua bảo hiểm vì bảo hiểm kinh doanh nỗi sợ rủi ro của con người đó thôi.
     
  8. namth

    namth Lớp 4

    Trong Dịch, âm dương tương phản nhưng trong dương có âm, trong âm có dương tuy trái ngược mà lại cùng nguồn gốc (là Thái cực?) vậy nên âm dương tuy khác biệt nhưng lại có chỗ tương ứng với nhau. Thuyết này có vẻ sâu sắc hơn triết học Mác-Lê hay triết Tây Phương nói chung, coi mâu thuẫn là tuyệt đối, mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có một mặt áp đảo mặt đối lập của nó.

    Tại sao lai sâu sắc hơn?

    Thử nhìn vào cách giải quyết chiến tranh của hai nhà Lãnh đạo Việt Nam. Hồ Chí Minh coi mâu thuẫn của chiến tranh Việt Nam là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và Chính phủ Mỹ chứ không phải là với nhân dân Mỹ hay nhân loại tiến bộ, vì thế cuộc chiến Việt Nam đã bị người dân tại chính quốc phản đối mãnh liệt. Người lãnh đạo sau này lại tuyệt đối hóa mâu thuẫn giữa miền Bắc và miền Nam giữa Cộng sản và Đế quốc, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, cuối cùng đẩy Việt Nam vào vòng cô lập, chiến tranh với các nước láng giềng. Người này vốn không hiểu dù là ở miền nào, hệ phái chính trị nào hay giai cấp nào chúng ta đều là con người.

    Đạo dịch vốn là thế giới đại đồng, vạn pháp quy tông có phải ai cũng hiểu?
     
    kerry_13, nhan van, Lamani and 4 others like this.
  9. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Chào cả nhà, bận quá lâu ngày rồi không vào TVE-4U.
    Em thì không đồng tình với cụ Nguyễn Hiến Lê và cụ Phan Bội Châu khi cho rằng Kinh Dịch là sách triết.
    Từ đầu tiên nó là sách bói sau này có người cho nó là sách triết, nhưng mà ai cũng phải công nhận rằng ban đầu nó là sách bói, cụ Nguyễn Hiến Lê cũng có viết ban đầu nó là sách bói.
    Không phải "Sao cứ phải hiểu Kinh Dịch là đậm màu bói toán là thế nào ấy nhỉ? mà sự thật nó như vậy bạn ạ. Ai cho nó là sách bói hay sách triết thì tùy nhưng đề công nhận ban đầu nó là sách bói.
    Vậy liệu bộ Kinh này đã đầy đủ chưa hay còn thiếu sót?
    Thiếu sót thì sao mà đầy đủ thì sao, có quá nhiều cái bị che lấp biết đến đâu thì hay tới đó thôi bạn ạ.
    Bạn biết cuốn Kinh Dịch mấy tuổi rồi không, có gì sau bao năm như nó mà không bị người đời tô vẽ, thằng điên cũng vẽ, người thường cũng vẽ, thánh nhân cũng vẽ lên nó, vậy thì biết thế nào là thiếu sót là đầy đủ. Vậy nên người đi sau phải tự tìm hiểu rồi qua thực tế cuộc sống mà hiểu nó thôi. Cũng như đường đi trên trái đất này có quá nhiều, ai chọn lối nào thì tùy.
    Hihi. Chào cả nhà.
     
    big_daddy, Cankhon, banhquy and 2 others like this.
  10. toidangki

    toidangki Mầm non

    Từ đời nhà Thương, khi chiêm bói, người ta chỉ dùng mai rùa để bói.
    Đến đời nhà Chu, bát quái xuất hiện, phép bói bằng cỏ thi ra đời, nó bổ sung rồi thay thể cho bói mai rùa. Người ta dùng quái từ, hào từ để giải bói. Về sau người ta không dùng cỏ thi nữa, nhưng vẫn sử dụng quái từ, hào từ làm căn cứ cho các lập luận.
    Có 3 bộ sách được sử dụng và xem bói là: Liên Sơn, Quy tàng và Chu Dịch. Nay chỉ còn có sách Chu Dịch – Kinh Dịch, 2 bộ kia bị lạc mất.

    Em nói sơ qua về Kinh Dịch tý
    Theo Hồ Thích thì Dịch có 3 khái niệm cơ bản:
    Dịch, Tượng và Từ
    1. Dịch: Là biến dịch. Vạn vật trong vũ trụ hình thành và biến đổi liên tục, không ngừng nghỉ, sinh rồi diệt, chết rồi sống…cứ như thế mãi, chứ chẳng đứng yên một chỗ.
    Cái mà tạo ra sự biến dịch này là do âm và dương tác động, xô đẩy lẫn nhau tạo ra sự biến hóa. Người xưa có câu: Nhất âm nhất dương chi vị đạo ( Một âm một dương ấy là đạo)

    2. Tượng
    Thoán từ bảo: Dịch là tượng vậy
    Đúng ra thì Tượng là phỏng theo vật. Vật có trước, vật là nguyên bản. Từ cái nguyên bản, có trước ấy, người ta mô phỏng.
    Tuy nhiên theo quan niệm và dòng tư tưởng của Lão Tử, Khổng Tử cho rằng tượng là nguyên bản để làm mẫu. Thoán truyện viết: Trên trời thành tượng, dưới đất thành hình. Điều đó có nghĩa, trước có Tượng sau mới có vật.
    Tượng gồm 2 thứ: Hiện tượng tự nhiên, và ý tượng- quan niệm do vật tạo thành.
    Ngài Phục Hy quan sát các hiện tượng tự nhiên, từ các hiện tượng tự nhiên ấy mới nảy ra các ý tưởng, rồi dùng các quẻ thay thế. Vậy trong 1 quẻ, nó đại diện cho hiện tượng, cho cả ý tưởng.

    3. Từ
    Để biểu thị cát, hung, động, tĩnh, Từ xuất hiện để làm việc đó, nó chỉ cát hung của quẻ tượng hay hào tượng.
    Em trích lại 1 đoạn rất hay “ Thánh nhân thấy sự phức tạp ở thiên hạ mà làm một thứ giống như thực trạng của nó, cho nên gọi là tượng. Thánh nhân thấy sự động ở thiên hạ mà xem xét lẽ hội thông để hành điển lễ. Thoán từ để đoán việc kiết hung vậy, cho nên gọi là hào. Nói điều phức tạp trong thiên hạ mà không chống nhau. Nói điều cực động trong thiên hạ mà không xáo trộn vậy. So sánh rồi sau mới nói, theo khuôn mẫu rồi sao mới động. “Sánh và theo” để thành sự biến hóa vậy.

    Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc bói toán, như thế thì thường quá :d. Cái mà làm cho Kinh Dịch tồn tại mấy ngàn năm đâu phải chỉ có thế này, phải không các bác?
    Các vị Khổng Tử, Tuân Tử,…rồi sau này là Chu Hy, Vương Dương Minh.. đã triển khai, viện dẫn ý nghĩa của hào từ, quái từ để làm căn cứ cho học thuyết của mình. Do đó địa vị của Kinh Dịch lúc này không còn đơn thuần là cuốn sách bói toán nữa. Thay vào đó, nó là quyển sách ẩn chứa nhiều ý nghĩa lớn và rộng.
    Kinh Dịch không phải do một người làm, nó do nhiều người biên soạn. Mỗi người thêm thắt ý kiến của mình để Kinh Dịch trở thành một cuốn sách triết có hệ thống.
     
  11. todayiread

    todayiread Mầm non

    Tất cả đều lu mờ trước "Dịch kinh tường giải" của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần! Diễn đàn chưa có ebook :)
     
    cungcung thích bài này.
  12. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Em nghĩ cụ Cần có sống lại cũng không dám dùng từ Tất cả đều lu mờ trước "Dịch kinh tường giải".
    Kính bác.
     
    Zhiqiang, canaximuoi and pho xua like this.
  13. canaximuoi

    canaximuoi Lớp 4

    Hehe, thế thì mình có thế nói thế này, mình đọc qua cuốn "Nhập môn Triết học phương đông" của bác Thu Giang Nguyễn Duy Cần và thú thật kà mình không thích cách viết của bác ấy vì nó không cho mình được cái hiểu rõ rang theo cách lập luận của bác ấy, ví dụ như nói về thuyết nhất nguyên - nhị nguyên, sự khác nhau giữa triết học phương đông - phương tây. Tuy nhiên, đó là quan điểm cá nhân. Mỗi thầy có một phương pháp và mình được chọng thầy - người đọc có quyền chọn tác giả. Cá nhân mình cho rằng, không nên đưa ra đề nghị quá cảm tính như thế.

    Thân
     
    cungcung thích bài này.
  14. canaximuoi

    canaximuoi Lớp 4

    Đúng thế, kinh dịch cũng là một cách mô tả cuộc sống, nhân sinh quan và thế giới quan theo cách của nó.
     
    memco thích bài này.
  15. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Đạo Dịch và Bói Dịch mà xa nhau, tách rời ra thì chưa hiểu hết DỊCH.
    Hihi.
     
  16. toidangki

    toidangki Mầm non

    Cụ Cần nói về nhất nguyên, nhị nguyên hay đấy chứ ạ. Theo em đấy là một trong những nét đặc sắc của cụ. Ta có thể thấy điều này luôn xuyên suốt trong các cuốn của Cụ từ: Dịch học tinh hoa, Chu dịch huyền giải, Dịch kinh tường giải cho đến Lão Tử, Trang Tử tinh hoa....và rất nhiều cuốn khác nữa. Vì là người Mỹ Tho cho nên sách Cụ viết có dùng phương ngữ, người không quen thường thấy hơi khó trong việc tiếp cận những điều Cụ viết.
    Ngược lại, cụ Lê là người ngoài Bắc, học kỹ thuật nên lối viết cách diễn giải vấn đề rất ngắn ngọn, rõ ràng, dễ hiểu.
    Thêm một điều nữa, có lẽ cụ Lê sống bằng nghề viết do đó viết thế nào cho dễ hiểu nhất, nhiều người đọc được nhất là điều Cụ cũng quan tâm đến.
    Sẽ có người thích Cụ này hơn Cụ kia, điều ấy là hiển nhiên và dễ hiều. Tuy nhiên, cả hai Cụ đều vô cùng đáng đọc. Tiếp cận với Kinh Dịch, và triết học phương Đông không thể không nói đến các Cụ được !
     
    canaximuoi and tauvequehuong like this.
  17. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Thích hay không thích thì chúng ta cứ nói ra, người nói không nên kiêu ngạo, người nghe không nên cố chấp, chúng ta thoải mái phân tích nhận định. Cũng nhờ có người chỉ bảo mà em biết Thiên Chúa Giáo nguy hiểm kinh. May là em không theo, hồi học đại học suýt theo đạo này.
    Hihi.
     
    big_daddy and black_snake like this.
  18. Kinh Dịch là sản phẩm sáng tạo của người Việt Cổ chứ ko phải của Hán. Chính người Hán đã ăn cắp thành tựu văn hóa của người Việt xưa trong quá trình bành trướng lãnh thổ xuống phương Nam rồi ngày nay tự nhận nó là của mình.
     
    Lamani thích bài này.
  19. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Em rất yêu Việt Nam, nhưng không vì thế mà bị thằng " Sư Thiến " và một số giáo sư tiến sĩ gì đó nói gì cũng nghe đâu. Hihi.
    Riêng lão ta lấy nick Thiên Sứ cũng đã thể hiện phần nào bản chất con người rồi. Nhìn nick mà thấy buồn nôn.
    Nào là Lạc Việt Độn Toán, nào đổi chỗ Tốn Khôn, phong thủy Lạc Việt ...... tất cả em chỉ thấy mê muội, dân tộc cực đoan, sau đó là ta đây number one.
    Các bé thấy Lạc Việt là sướng rồi, thấy tự hào rồi, có còn nghe ai nói khác đâu.

    Trên mạng cũng đã có rất nhiều người vạch trần được sự sai lầm khi bảo Kinh Dịch là của người Việt.
    Theo em thì như này:
    Chốt hạ Kinh Dịch của anh Tàu, không phải bàn nữa, nó quá rõ và có bàn cũng vô ích.
    Chúng ta là người đi sau, thấy tinh hoa của người thì học hỏi để phục vụ bản thân và mọi người.


    Ví như ông Xuyền đi tìm chữ Việt cổ mới hài làm sao.
    Đọc hành trình đi tìm chữ Việt cổ thấy ổng cắm nhà để đầu tư tìm kiếm, ..... thấy thật ấu trĩ.
    Bây giờ là lúc nào rồi mà còn đào bới cái chữ đó lên. Khôi phục lại chữ đó có cần thiết không hay chỉ là để có danh với đời.
    Hiện thực xã hội còn rất nhiều cái để quan tâm đầu tư vào sẽ có ích cho người sống hơn gấp vạn lần mang chữ đó lên giấy khoe với thế giới tao đây ngày xưa cũng huy hoàng chẳng kém gì Hy Lạp.
    Nghe giang hồ đồn có bác muốn đề nghị chính phủ cho các cháu học chữ Việt cổ này >>>>>> nếu xảy ra thật là thảm họa. ( các bác yên tâm thảm họa này không xảy ra đâu )



    Hôm nọ em thấy 2 câu này:

    Trung Quốc đông dân toàn cỏ rác
    Việt Nam lác đác toàn anh hùng.


    Xin bái phục tinh thần tự sướng dân tộc của bác nào đó đã sáng tác 2 câu này và những bác yêu thích 2 câu này.

    Hihi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/5/14
    big_daddy, liperdo, Cankhon and 5 others like this.
  20. pandora3

    pandora3 Mầm non

    Thankssss vì 1 quyển sách quá tuyệt vời!!!
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này