Võ thuật DỊCH CÂN KINH - Trần Tuấn Kiệt

Thảo luận trong 'Tủ sách Thể thao' bắt đầu bởi Song Ngư, 2/10/13.

Moderators: virgor
  1. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Dịch cân kinh là 1 tài liệu quý được lưu truyền từ lâu.
    Hiện nay có rất nhiều bản Dịch cân kinh khác nhau, nên cũng không rõ được nguồn gốc đích thực. Mong bạn đọc lưu ý giùm trong quá trình luyện tập

    Nguồn vnthuquan

    Nguồn TVE - Nick:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    File đính kèm: View attachment Dich_can_Kinh_2AAF9E1C.rar
     
    784512, haist, hocdoi and 2 others like this.
  2. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Các bạn yên tâm đi! Dịch Cân Kinh chỉ là nội công bậc trung thôi, dù có tập sai đi chăng nữa thì cũng không có mấy tác dụng phụ đâu. Còn tẩu hỏa nhập ma là hiện tượng hoàn toàn được cường điệu hóa từ việc người tập sai sinh ra một số rối loạn nhỏ trong cơ thể. Theo tớ biết thì DCK chia làm ba loại :ĐạtMaDCK; ThiếuLâmDCK; và thứ ba là loại đã qua biến tấu của các võ sư đương thời.Tập DCK lâu dài có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, điều trị được một số bệnh lý (tùy theo động tác). Có thể bắt đầu tập từ 6 tuổi, phụ nữ mang thai ko được tập.
    Còn các bạn muốn nâng cao công lực thì tập :Pháp Luân Công và 24 Thức luyện công của Trần Hy Di. Cũng rất tốt.
    Note:Dù tập loại nào bạn cũng chú ý khi tập đầu lưỡi chạm nóc họng, răng khép hờ, hai cánh mông hơi khép lại. Điều này nhằm giúp khí có thể lưu hành xuyên suốt cơ thể.
     
  3. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Tớ hiểu tâm lý không rõ thì không dám làm của các bạn mà!
    Nhưng những gì mà tớ nói là đã thông tin được tham khảo từ nhiều nguồn,
    mà cụ thể nhất là của ông Trần Đại Sỹ - bác sĩ người Pháp gốc Việt .
    Đây là một người có thâm niên tập nội công dài, ông đã từng nghiên cứu DCk
    trong các tài liệu đáng tin cậy của Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông Sỹ cũng đã
    đi thỉnh giáo nhiều bác sĩ cùng ngành, các võ sư uy tín... và dịch ra tài liệu DCK từ bản thảo cổ - và khẳng định không hề gây nguy hại cho cơ thể.
    Lấy cụ thể như tôi, thời kỳ đầu mới tập cụng đôi lúc bị tê và ra nhiều mồ hôi.
    Nhưng hoàn toàn ko phải do nguyên nhân "không biết điều khí" gì hết, mà đơn
    giản chỉ là mới tập cơ thể chưa quen với các động tác đứng và giữ nguyên tư thế lâu; việc này tạo ra sự ức chế về mặt thần kinh dẫn đến ra mồ hôi và tê cơ. Các bạn cứ kiên trì luyện tập thì sẽ hiểu.
    Còn tôi cũng thấy có bạn nói là tập công phải biết điều khí, việc này không hẳn đúng đâu bạn ạ. Khi áp dụng với Pháp Luân Công, thì việc dùng ý điều khí trong cơ thể sẽ dẫn tới hậu quả không tốt. Phải là " Du du tự khởi ".
     
  4. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của chân thiện mỹ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    các anh cho em hỏi ? làm sao để có thể khí chạy được ? đó là ý niệm khi mình nghĩ tới đó thì khí chạy tới đó .
    [/TD]
    [/TABLE]

    Tập khí công phải có người hướng dẫn. Không thể tự "nghĩ" ra rồi tự tập.

    Khí công vận chuyển trong cơ thể cũng như máu huyết lưu chuyển tuần hoàn. Người tập cần phải đi từ những bước căn bản đầu tiên như Vô Vi, cảm nhận huyết mạch trong cơ thể vận chuyển theo kinh mạch nào. Từ bước không cảm thấy gì hết, sau 1 thời gian luyện tập có thể cảm thấy các dòng máu trong cơ thể chạy "lăn tăn" hay "rần rật" theo đường nào. Từ bước cảm thấy mơ hồ, sau một thời gian luyện tập có thể cảm thấy rõ ràng. Từ bước cảm thấy rõ ràng, tập điều tức (thở và thư giãn) để đi đến chỗ có thể thúc đẩy cho dòng khí, huyết lưu chuyển nhanh hơn, biết nhận ra chỗ tắt nghẽn để kết hợp xoa bóp cho khí huyết lưu thông tốt hơn, v.v... là một bước rất dài, và phải có người hướng dẫn.

    Không thể chỉ đọc vài quyển sách là có thể học biết kinh mạch, hay cách vận hành cũng như xoa bóp huyệt đạo. Tự tập mà tập sai có thể cũng chẳng có hại gì như nhiều người hay hù dọa (vì thực ra tập sai thì chẳng làm được cái gì cả). Chỉ mất thì giờ mà không đạt được những điều "cao siêu" như mong muốn hay tưởng tượng. Tuy vậy, ít nhất tập hít thở chậm, sâu và thư giãn tốt cũng đã có lợi cho sức khỏe rồi.

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của tuhucon Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    nghe mấy bác nói mà em tưởng đang đọc truyện trưởng. Tập đến khi nào thì có thể nhảy một phát lên tới tòa nhà 3 tầng như trong phim vậy các bác.
    [/TD]
    [/TABLE]

    Nhiều người vẫn lầm lẫn giữa khí công và công phu võ công. Bộ môn khinh công đến đời bà của vvn là thất truyền. Tuy nhiên vvn ngày còn bé vẫn nghe bà chỉ dạy mẹ và các dì phương pháp luyện khinh công.

    Kết hợp với khí công, tập khinh công giúp ta tăng tốc nhanh chóng và hợp lý bằng những bài tập dễ như nhảy vượt mương, chạy nhanh cự ly ngắn, v.v... đến các bậc khó hơn như chạy quanh trên vài đai miệng thúng (có chứa gạo) rồi dần dần bớt gạo cho đến khi có thể di chuyển nhanh chóng, nhảy vượt tường cao hơn đầu người, chạy trên miệng thúng không vài vòng mà thúng không bị úp (dĩ nhiên là thúng bị quay vòng vòng). Tuyệt đối không có chuyện nhảy lên tòa nhà 3 tầng như trong phim hay truyện chưởng.

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của suoitan Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    đúng đó bạn ạ
    cần có người hướng dẫn
    tập sai nếu có phúc thì cơ thể sẽ yếu đi dần dần
    nếu không có phước thì sẽ nhảy lên nóc nhà ngồi cười đấy

    [/TD]
    [/TABLE]

    Nhảy được lên nóc nhà là công phu thượng thặng rồi đó bạn. Có ngồi cười thì chắc là tại ... khoái chí quá. He he he.
     
  5. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Đồng ý với những ý kiến rằng tập khí công, nội công cũng như các bài quyền, chiêu thức, tốt nhất là nên có người thực sự am hiểu hướng dẫn. Tôi không phải là người học võ lâu năm, chỉ dám gọi là biết chút chút vậy thôi. Đối với khí công và nội công, mỗi nhà, mỗi phái đều có lề lối của riêng mình, không thể tập lẫn lộn lung tung với hi vọng một ngày đẹp trời nào đó mình sẽ thành cao thủ được đâu. Đấy còn là chưa kể đối với khí, cần phải có hiểu biết nhất định về kinh, mạch, huyệt, chứ cứ nhìn sách mà tập được thì ai cũng thành cao thủ cả rồi.

    Nếu ai có nhu cầu học cẩn thận, học để dùng, thì nên tập có đầu có đũa, nên đến các lò, các CLB có uy tín mà tập. Còn nếu tập dưỡng sinh là chính, có thể không câu nệ những thứ thuộc về hình thức, tập thiền theo lối của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện.

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Thót bụng thở ra
    Phình bụng thở vào
    Hai vai bất động
    Chân tay thả lỏng
    Êm, chậm, sâu, đều
    Bình thường qua mũi
    Ở đâu cũng được
    Lúc nào cũng được[/TD]
    [/TABLE]

    Bản thân tôi thấy đây là cách bỏ bớt những cái rườm rà để giữ lại cái tinh hoa của thiền, không chỉ giúp đầu óc thanh thản nhẹ nhàng mà còn khiến cho cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Tập ít mà lấy cái tinh còn hơn đọc võ công bí kíp lằng ngoằng rồi cuối cùng chả đâu vào đâu, có khi còn hại thân.
     
  6. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Gởi các bạn, mình có được học khí công với một võ sư, trong đó có bài này. Nói chung bài này thì đúng nhưng nhìn trên hình vẽ này rất sơ lược, khó tập đúng vị trí động tác. Hơn nữa điều quan trọng nhất trong tập khí công là cách thở thì các tài liệu khó lòng nói chi tiết được (vì có tới nhiều cách thở cho bài này). Vậy mình chỉ có thể khuyên nếu các bạn không tìm được võ sư chỉ dẫn mà vẫn muốn tập thì nên áp dụng một vài điểm sau

    1. Hít thở tự nhiên, không cố hít sâu hay giữ hơi như các tài liệu về khí công và yoga hay dạy. Cái này tối quan trọng

    2. Các bạn cũng đừng nên cố tập nhiều (tôi tập mỗi buổi chỉ khoảng 4-5 lần, lúc bắt đầu chỉ tập 1-2 lần.) Mỗi động tác cũng đừng giữ lâu quá (chừng một lần hít thở tự nhiên của mình là được).

    3. Sau khi tập, các bạn ngồi thở nhẹ nhàng chừng 5-10 phút, sau đó thoa hai thái dương và đỉnh đầu một chút để đóng huyệt lại.

    4. Vì khi tập đỉnh đầu mở ra nên tuyệt đối không tập dưới quạt trần. Cũng không được đứng ngay cửa ra vào. Đứng hẳn ngoài sân thì được (vì không khí tại cửa ra vào đổi tính chất)

    5. Nói chung lúc mới tập không nên đứng trực tiếp trong luồng gió (gió tự nhiên hay gió quạt cũng vậy), nếu nóng quá thì để quạt gần đó cho thoáng thôi. Khi đã quen rồi thì quạt thổi ngang vào người cũng được. Ở VN mà tập trong nhà không có quạt thì chắc chết ngộp trước khi "thành tựu" [​IMG]. Còn vụ tập trong phòng máy lạnh thì không biết, để hỏi lại thầy rồi mới trả lời được vì hồi đó giờ không có tập như vậy.

    6. Về hiệu quả thì khó mô tả vì tùy người, tập cái này phải lâu dài. Nhưng thường vài tháng đầu thấy thay đổi rõ rệt, sau đó thì lung tung lắm, có giai đoạn thấy rất hiệu quả, có giai đoạn thấy cũng chẳng có gì. Lâu dài (vài năm) thì so lại mới thấy có sự cải thiện ổn định. Nói chung tôi cũng không để ý lắm cái này nên cũng không nói kỹ được.

    Tóm lại là không được cố gắng đặc biệt trong việc hơi thở như nói ở trên, như vậy thì dù mình tập không đúng lắm thì cũng không tới nỗi hại.
     
    784512 thích bài này.
Moderators: virgor

Chia sẻ trang này