Phật Giáo Thiền Tịnh song tu

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi junchan, 2/10/13.

Moderators: mopie
  1. junchan

    junchan Lớp 7

    Đánh máy: Bảo Ân
    Chuyển ebook: Hunglv_hoaloc
    www. e-thuvien.com
    NXB TÔN GIÁO
    GIÁ : 9000Đ

    Trích:
    Hình thức buổi đầu của việc tụng kinh:" Vào thời Đức Phật tại thế, các vị Tỳ Kheo buổi sớm tinh mơ thức dậy ngồi thiền từ khi gà chưa gáy sáng. Cho đến khi hừng sáng, các vị mới xả thiền, đi kinh hành rồi khi sương mai tan dần mới đi khất thực. Khoảng trên 10 giờ sáng, các vị đã dùng bữa xong, lại quay về trong rừng, ngồi thiền, đàm đạo hay thuyết pháp. Chiều lại, các vị tiếp tục ngồi thiền cho đến nửa đêm. Thời gian ngủ nghỉ của các vị rất ít ỏi.

    Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, với lòng tôn quý Đức Phật, hình tượng và xá lợi của Đức Phật được thờ phượng khắp nơi. Các Tỳ Kheo dậy sớm, xông hương bằng cách đốt bột gỗ thơm hay bột tẩm hương hoa dâng lên Phật, rồi mới ngồi thiền. Trời vừa sẩm tối, bóng ngả về chiều, các Tỳ Kheo Trưởng Lão làm vị A xà lê ngồi kiết già trên bục hơi cao, đọc lời dạy của Đức Phật mà các Ngài đã nghe, thuộc và tu theo, còn các đệ tử Sa Di ngồi xổm, chung quanh, chắp tay, đọc theo Thầy. Thời này chưa có chữ viết, chỉ có đọc truyền miệng mà thôi. Nếu có vị nào đọc sai, vị A xà lê bắt đọc lại – việc này gọi là Trùng Tụng. Đó là hình thức buổi đầu của việc tụng kinh với mục đích là làm cho nhiều người nhớ kinh và truyền lại cho nhiều người khác nữa. Nhờ vậy mà Tam Tạng Kinh Điển mới còn được lưu truyền đến ngày nay."

    Vào thời Đức Phật không có quan niệm “niệm Phật vãng sinh”, các vị tu thiền và cố gắng chứng một thánh quả nào đó trong hiện đời (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán). Xa Phật về sau, tu thiền khó thực hành, các vị đành nương theo câu niệm Phật nhiếp tâm. Và để phong phú hóa đạo vị nhà chùa, các vị trong chùa tạo ra nhiều sinh hoạt nghi thức, ứng phú như đàn chẩn tế, cần an, cầu siêu, hai thời công phu…
    "Từ đó, chùa luôn vang vọng tiếng chuông ngân nga, tiếng mõ nhịp nhàng hòa theo tiếng tụng kinh trầm bổng. Và tiếng chuông chùa thực sự đi vào lòng dân tộc ta. Từng buổi chiều tà khi mặt trời dần khuất bóng, từng buổi khuya mờ sương vầng dương chưa ló rạng, những tiếng đại hồng chung nhẹ thả vào bầu trời êm ả, trôi xa giữa không gian thanh văng đã làm cho bao khách trần dừng chân phiêu lãng, tỉnh giấc mộng đời say đắm bấy lâu.
    Nhờ vào nghi thức, chùa cũng đã gây ảnh hưởng tốt vào lòng người: giúp con người tăng trưởng tâm linh. Đó chính là công phu, công lao của các vị tu theo pháp môn Tịnh Độ đem lại cho cuộc đời, làm cho Đạo Phật trở nên gần gũi hơn với người dân ta."

    “ Vì sao Tổ xiển dương THIỀN TỊNH SONG TU?
    - Trước hết, chư Tổ không muốn có người thượng căn tu Thiền và người hạ căn,
    tầm thường tu Tịnh Độ. Mà chư Tổ muốn kết nối và nâng cao căn cơ trình độ cho
    chúng sinh cho bằng nhau. Ví dụ, người tu theo Thiền nhưng tu hoài không đạt được
    gì, chư Tổ khuyên người này tốt nhất tu niệm Phật, tụng kinh để nâng cao trình độ
    mình lên. Cũng vậy, chúng ta ngồi thiền quá nhiều vọng niệm, chúng ta phải khởi tâm niệm Phật, sám hối, rồi tiếp tục điều tâm lại. Còn người niệm Phật thuần thục, nhiếp tâm yên trong câu niệm Phật, tánh tình cởi mở, đạo đức đã tăng trưởng, chư Tổ
    khuyên người này buông câu niệm Phật bước sang tu thiền để đạt đến Vô Niệm thay
    vì ôm giữ câu niệm Phật trở thành chướng ngại cho việc tu hành của mình.
    - Để Phật Giáo đừng chia rẽ vì tu thiền hay tu tịnh. Người nào ứng dụng THIỀN
    TỊNH SONG TU vì hiểu bản ý của Tổ là người cho ta đảnh lễ, cung kính.
    - Nhờ THIỀN TỊNH SONG TU mà Phật Giáo đoàn kết có thể phát triển mạnh mẽ
    bên cạnh các tôn giáo bạn vì họ đang truyền đạo một cách kinh hồn. Họ gõ cửa từng
    nhà để truyền đạo. Chúng ta phải nguyện với Phật với Tổ, chung quanh ta còn người
    nào chưa biết Phật Pháp, ta phải hổ thẹn, sám hối và cố gắng làm sai giúp cho họ tiếp
    cận Phật Pháp. Quanh chùa, còn ai chưa biết đạo, ta phải đến thăm hỏi, gieo duyên
    cho họ biết tìm về chùa quy y, học đạo. Đây là việc hàng đầu và đòi hỏi ta có quyết tâm cao. Không thể còn cảnh ta ngồi chờ người tìm đến ta cầu đạo; trái lại, ta phải chủ động tìm đến gia đình nào chưa biết đạo để khuyên và giúp họ vào đạo. Nghĩa là ta chủ động tìm đến từng nhà năn nỉ người ta cầu đạo không đợi người tìm đến mình mà chặt tay cầu đạp như ngài Huệ Khả ngày xưa.”

    Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn TVE - hunglv_hoaloc
     
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này