Truyện ngắn - Tản văn Truyện Ngắn Alphonse Daudet

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi chichi.myluckycharm, 3/9/16.

  1. chichi.myluckycharm

    chichi.myluckycharm Cử nhân

    [​IMG]
    TRUYỆN NGẮN ALPHONSE DAUDET

    Nguồn: Sưu tầm
    Biên tập: @V.C
    Tạo bìa & Ebook: @inno14

    -----★-----

    Tác Giả
    Alphonse Daudet là một văn sĩ Pháp vào thế kỷ thứ 19. Sinh tại Nime, miền Nam nước Pháp vào ngày 13 tháng 5 năm 1840. Gia đình đã rời quê lên Lyons khi xí nghiệp tơ vải của cha ông bị suy sụp và phải đóng cửa. Ông theo tiếp tục bậc trung học tại đây nhờ một bổng, nhưng cuối cùng phải bỏ học hẳn khi cuộc hôn nhân của bố mẹ đổ vỡ. Daudet theo chân anh là Ernest đến Paris và được nhận vào làm ký giả cho tờ Figaro.

    Ông bắt đầu viết từ năm 14 tuổi, đến năm 18 tuổi Daudet ra thi tập "Những Người Ðàn Bà Ðang Yêu" (Les Amoureuses, 1857) và được đón nhận ngay. Ðộc giả Pháp đặc biệt yêu mến ông qua các tiểu thuyết "Thằng Nhóc Con" (Le Petit Chose), gần như là thiên hồi ký của thời niên thiếu đau khổ của chính mình mà đôi khi cũng được ví với nhân vật trong tác phẩm "David Copperfield" của đại văn hào Charles Dickens của Hoa Kỳ. Sau đó là tập thi tuyển "Những Lá Thư từ Cối Xay của Tôi" (Lettres de Mon Moulin), bao gồm các bài thơ đề tặng cho Marie Rieu xuất bản năm 1866. Ông đạt đến danh vọng trong làng văn chương Pháp qua giải thưởng Văn chương Pháp với quyển "Fromont Cháu Trẻ và Cụ Riler" (1874).

    Đối với các phê bình gia thì trường thiên tiểu thuyết “Tartarin vùng Tarascon” (1872) gồm ba quyển là tác phẩm quan trọng và đặc sắc nhất của Alphonse Daudet. Những năm sau ông viết nhiều tiểu thuyết cũng thành công không kém, qua các đề tài xã hội của một nước Pháp dân chủ thay thế cho chế độ quân chủ. Ðó là các tác phẩm “Những Vị Vua Lưu Vong", và "Le Nabab", mô tả những nhà triệu phú mới của thế hệ.

    Văn phong của Daudet giản dị, nhưng lưu lại cho độc giả những cảm giác nhẹ nhàng, lắng sâu với những câu chuyện kể như chuyện cổ tích, với các nhân vật mà độc giả cảm thấy rất gần gũi. Thế nên các tác phẩm đầu đời của ông được liệt vào khuynh hướng thiên nhiên, còn các tác phẩm sau thuộc vào trường phái hiện thực. Ông diễn tả sự việc một cách xác thực, mà không yếm thế, hay có giọng văn mỉa mai, tàn bạo như các đồng nghiệp cùng thời trước sự thay đổi quá nhanh của thời cuộc. Tập truyện “Những Chuyện Kể Ngày Thứ Hai” là tiêu biểu nhất về văn phong của Alphonse Daudet. Ông mất năm 1897 tại Paris.
     

    Các file đính kèm:

    JoyReve, letuanson, skyBi and 24 others like this.

Chia sẻ trang này