ĐL-Việt Nam LS-Việt Nam Cần Thơ xưa và nay - Huỳnh Minh <1000QSV1TVB #0045>

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Thu VO, 26/3/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0045 Cần Thơ Xưa.PNG
    Tên sách : CẦN THƠ XƯA VÀ NAY
    Tác giả : HUỲNH MINH
    Nhà xuất bản : CÁNH BẰNG
    Năm xuất bản : 1966
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com

    Đánh máy : ptt1106, htrang22, kiqupham, Phạm Dương,
    ZessX, Quyên Đào, thaogmail, Liên Phạm, Ớt Hiểm

    Kiểm tra chính tả : Hương Ngô, Xuân Ngọc,
    Giang Minh Phương, Hồ Hữu Tín, nhani78,
    Đỗ Thúy Nhi, Trương Thu Trang

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 26/03/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả HUỲNH MINH và nhà xuất bản CÁNH BẰNG
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    BIÊN-TẬP ĐẠI-Ý

    PHẦN THỨ NHẤT : CẦN-THƠ (PHONG DINH) QUA CÁC THỜI-ĐẠI

    I. PHONG-DINH KHOẢNG ĐẦU THẾ KỶ THỨ XVIII TỨC HUYỆN TRẤN-GIANG TRONG DƯ-ĐỒ VIỆT-NAM
    II. PHONG-DINH DƯỚI TRIỀU VÕ-VƯƠNG NGUYỄN-PHÚC-KHOÁT, TRỰC-THUỘC GUỒNG-MÁY HÀNH-CHÁNH LONG HỒ DINH
    III. PHONG DINH TRONG CƠN SÓNG GIÓ TÂY-SƠN NGUYỄN-CHÚA TRANH HÙNG
    IV. PHONG DINH TRONG THỜI CẬN KIM

    PHONG DINH DƯỚI TRIỀU GIA LONG
    PHONG DINH DƯỚI TRIỀU MINH MẠNG
    CẦN THƠ VỚI CHÚA NGUYỄN TRONG KHI TẨU QUỐC
    PHONG DINH DƯỚI TRIỀU TỰ ĐỨC VÀ THỜI PHÁP THUỘC
    PHÂN CHIA ĐỂ TRỊ
    PHONG DINH THỜI GẦN ĐÂY
    TÌM HIỂU HAI TIẾNG CẦN THƠ DO ĐÂU MÀ CÓ ?

    PHẦN THỨ HAI : DANH NHÂN

    I. MẠC THIÊN TỨ
    II. MẠC TỬ SANH
    III. CHÁNH LÃNH BINH VÕ DUY TẬP
    IV. NGUYỄN VĂN TỒN
    V. BÙI HỮU NGHĨA (1807-1872)

    TRÊN ĐƯỜNG HOẠN
    NƠI TÒA TAM PHÁP
    ĐOẠN ĐỜI CUỐI CỦA THỦ KHOA NGHĨA
    SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
    VỀ QUYỂN TUỒNG « KIM THẠCH KỲ DUYÊN »
    TRÍCH LỤC ÍT BÀI THƠ CỦA THỦ KHOA NGHĨA
    VI. NGUYỄN THỊ TỒN
    VII. PHAN VĂN TRỊ (Cử Trị) 1830-1908
    VIII. ĐINH SÂM
    IX. NGUYỄN THẦN HIẾN (Hội đồng Hiến) 1857-1914
    X. LÊ QUANG CHIỂU (Cai tổng Chiểu)
    XI. DÂN CHI PHỤ MẪU PHAN VĂN CHI (Nguyên Đốc phủ sứ)
    TẠM KẾT
    NỐI CHÍ NGƯỜI XƯA
    PHẦN THỨ BA : DI TÍCH – HUYỀN SỬ – GIAI THOẠI
    DI TÍCH LỊCH SỬ
    NHỮNG NGÔI CỔ MỘ TỌA LẠC TẠI CẦN THƠ
    RẠCH CẦU THAM TƯỚNG LÀ NƠI THAM TƯỚNG MẠC TỬ SANH ANH DŨNG CHỐNG TÂY SƠN, ĐỀN NỢ NƯỚC
    XÓM BÀ ĐỒ LÀ NƠI TAO ĐÀN, GÓP MẶT CÁC CỤ DANH NHO CỦA XÃ LONG TUYỀN NGÀY XƯA
    XƯỞNG ĐÚC TIỀN CỦA NAM TRIỀU Ở MIỀN TÂY
    HUYỀN SỬ
    SỰ TÍCH ĐÌNH THẦN TÂN AN (thị trấn Cần Thơ)
    SỰ TÍCH ĐÌNH THẦN BÌNH THỦY
    OAI LINH ÔNG ĐIỀU BÁT LÀM CHẤN ĐỘNG ĐẤT TRẤN GIANG
    CHUYỆN LẠ TRONG CƠN CỤ THỦ KHOA NGHĨA TỪ TRẦN VÀ THẦN CHỦ THỜ CỤ
    MỘT CÁI CHẾT HI HỮU : NUỐT VÀNG TỰ TỬ
    CẶP SÓNG THẦN NƠI RẠCH CÁI NAI
    CHUYỆN ÔNG THẦY TRUNG THẢ NÓN QUA SÔNG
    CHUYỆN XƯA TÍCH CŨ
    CHUYỆN THỦY THẦN
    CẶP CÁ « VỒ CỜ »
    CÁ VỒ MA
    GIAI THOẠI
    TÌM HIỂU ĐỊA DANH BÌNH THỦY – LONG TUYỀN
    HUYỆN VĂN – HUYỆN VÕ : HAI DANH TỪ THÚ VỊ TRONG TỈNH CẦN THƠ XƯA
    GIANG SAN SÁU THANH VANG BÓNG MỘT THỜI CỦA VUA XE ĐÒ CẦN THƠ
    NỮ THIỆN XẠ ĐẤT TÂY THÀNH TỪNG ĐƯỢC BÁO CHÍ THỦ ĐÔ NÓI ĐẾN

    PHẦN THỨ TƯ : SINH HOẠT TÔNG GIÁO

    CẦN THƠ XUYÊN QUA CÁC GIÁO PHÁI
    CÔNG GIÁO

    VIẾNG NHÀ THỜ CHÁNH TÒA CẦN THƠ
    LỊCH SỬ ĐỊA PHẬN CẦN THƠ
    VÀI NÉT VỀ CHỦNG VIỆN Á THÁNH QUÝ NƠI ĐÀO TẠO CÁC VỊ LINH MỤC TƯƠNG LAI
    CAO ĐÀI GIÁO
    PHẬT GIÁO HÒA HẢO
    PHẬT GIÁO

    CHÙA NAM NHÃ CÓ TIẾNG NHẤT Ở BÌNH THỦY
    CHÙA HIỆP THIÊN CUNG – NGÔI CHÙA LINH THIÊNG NHẤT Ở CÁI RĂNG
    ĐÀN TIÊN CÁI KHẾ
    DU TĂNG KHẤT SĨ
    VÀI NÉT VỀ KHẤT SĨ HIỆN ĐẠI HÓA
    BẢNG TỔNG KẾT SỐ TÍN ĐỒ CÁC TÔN GIÁO TỈNH CẦN THƠ

    PHẦN THỨ TƯ

    CẦN THƠ VĂN VẬT
    HỘI PHỤ HUYNH HỌC SINH
    HAI TỜ BÁO ĐẦU TIÊN Ở CẦN THƠ
    BỘ MÔN SÂN KHẤU KỊCH TRƯỜNG
    SINH HOẠT VĂN HÓA
    ĐẸP CẦN THƠ QUA THI CA
    TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN MIỀN NAM QUA MẤY VẦN CA DAO
    PHẦN THỨ SÁU : CẦN THƠXƯA, PHONG DINH NAY
    TRÊN ĐƯỜNG PHỤC HƯNG KIẾN THIẾT
    BẾN LÊ LỢI NGÀY XƯA
    BẾN NINH KIỀU NGÀY NAY
    BỜ RẠCH CÁI KHẾ NGÀY XƯA VÀ BẾN NHỊ KIỀU NGÀY NAY
    VƯỜN THẦY CẦU NGÀY XƯA
    VÀI NÉT VỀ CẦN THƠ XƯA, CHÂU THÀNH PHONG DINH NAY
    DẠO XEM TỈNH LỴ PHONG DINH QUA SỰ GIAO THÔNG, KHU THƯƠNG MẠI
    GIÁO DỤC
    Y TẾ
    SINH HOẠT KINH TẾ
    SINH HOẠT XÃ HỘI
    THỔ SẢN CẦN THƠ
    CÁC NGÀNH CÔNG KỸ NGHỆ
    CÁC XÍ NGHIỆP KHÁC

    I. KỸ NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
    II. KỸ NGHỆ SẢN XUẤT VẬT DỤNG
    DANH SÁCH CÁC VỊ TỈNH TRƯỞNG CẦN THƠ TỪ THỜI PHÁP ĐẾN VIỆT NAM

    TỔNG KẾT
    ĐÔI LỜI TÂM HUYẾT VÀ CẢM TẠ


    0041 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    0043 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    0044 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    0047 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/3/18
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    BIÊN-TẬP ĐẠI-Ý

    Tiếp-tục chương trình biên-khảo, để có thể giúp đồng-bào tìm hiểu và mến yêu sông núi nước non nhà, hôm nay chúng tôi hân hạnh trình bày cùng quí độc giả quyển thứ 3 của loại sách sưu khảo về các tỉnh miền Nam nước Việt.

    Sau Kiến-hòa và Bạc-liêu hôm nay đến lượt Cần-thơ ra mắt bạn đọc.

    Cần-thơ thơ mộng !

    Cần-thơ mến yêu !

    Cần-thơ ruộng lúa phì nhiêu, sông đầy cá bạc, vườn sai trái lành !

    Cần-thơ cảnh vật mỹ-miều, quyện lòng du khách, gợi tình nước non.

    Là Thủ-đô kinh tế của miền Tây Nam-Việt, trục giao thông quan trọng, vú sữa nuôi sống quốc gia, Cần-thơ cũng là Thủ đô văn-hóa của miền Nam : ngày xưa từng làm trung tâm chiêu tập khách tao-đàn, một chi nhánh quan trọng của Mạc-gia Chiêu-anh-Các, quê hương của những văn hào lỗi lạc như cụ Bùi-hữu-Nghĩa và cụ Cử Phan-văn-Trị. Cần-thơ sau một thế kỷ âm thầm lặng lẽ, lại vươn mình lên khôi phục địa vị cũ của mình. Với phong-trào xúc-tiến sự thành lập khu Đại học ở miền Tây, ngôi sao của Cần-thơ sắp chói rạng trên nền trời văn học.

    Cần-thơ khói lửa !

    Cần-thơ kháng chiến !

    Trôi dòng lịch-sử, cùng nước non trải qua bao cuộc thăng trầm, cơn quốc biến, Cần-thơ đã hy-sinh xương máu chống xâm-lăng. Từ những anh hùng Cần-vương chống Pháp như Đinh-Sâm, Nguyễn-Thần-Hiến, đến những du kích quân tầm vông vạt nhọn tạo chiến công oanh liệt ở bưng biền, Cần-thơ xưa và nay đã đóng góp rất nhiều tài nguyên và sinh lực vào cuộc đấu-tranh sống còn của dân-tộc.

    Âm thầm đóng góp, im lặng hy-sinh, Cần-thơ qua bao nhiêu biến chuyển đã biểu lộ rõ rệt « dân tộc tánh » của người Việt-Nam : ít nói, ham làm, thiết thực hy-sinh hơn là khoe-khoang khoác lác. Có lẽ vì thế mà miền Tây luôn luôn bị bỏ quên. Miền Tây sánh như người mẹ hiền quanh năm cầy cuốc lo nuôi sống cho đại gia-đình, chỉ được những đứa con nhớ đến khi nguy khốn, cần nhờ đến mẹ quay về tìm lẽ sống, nguồn an-ủi và sinh lực ở trong lòng đất mẹ.

    Quyển sách này ra đời giữa lúc dải đất mẹ phải chứng-kiến qua bao cảnh khói lửa đau thương, tiếng súng, bom đạn vang rền trong thôn ấp xa xôi hẻo lánh, hiện giờ các đứa con trung-thành của mẹ đang nỗ lực hàn gắn lại tình thương, cùng nhau tranh đấu xây dựng những gì tang thương đổ vỡ, kiến tạo sự thanh bình, phục hưng xứ sở, đưa giống nòi đến bến vinh quang cường thạnh, để làm sống lại lòng đất mẹ thân yêu, bù đắp một phần nào vào chỗ vô tình bạc nghĩa ấy vậy.

    Chúng tôi lấy làm sung-sướng trình bày dưới mắt bạn đọc quyển sách « CẦN THƠ XƯA VÀ NAY »về loại sưu khảo để tìm-hiểu và mến-yêu giang-sơn gấm-vóc.

    Trong quyển sách này, chúng tôi sưu-tầm tài-liệu vài chỗ và căn cứ theo các bộ sách của chư học-giả, các sử-gia như sau chỉ đứng hoàn-toàn về phương-diện sưu-khảo lịch-sử.

    - G. Coedès : Histoire ancienne des Etats Hindouises d’Extrême Orient.

    - P. Pelliot : Le Fou-Nam

    - E. Aymonnier : Le Cambodge

    - Monographie de la province de Can-tho

    - Bulletin administratif de la Cochinchine tức là lịch An-Nam thông dụng trong Nam Kỳ 1970 và Đại-Nam Nhất-Thống-Chí

    v.v...

    Quyển Cần-thơ tuy nhiên không sao tránh khỏi những khuyết điểm, qua mọi khía cạnh hoặc danh từ địa phương, phần nhiều sách xưa không ghi rõ.

    Mong chư học giả lượng thứ, chỉ giáo trên tinh-thần xây-dựng, bổ khuyết tác phẩm này thêm phần phong phú để sau tục bản.

    Chúng tôi rất hoan nghinh những lời hay ý đẹp của quí vị cao minh cùng các sử gia góp công tô-điểm nền văn-hóa dân-tộc.

    Viết tại Saigon, ngày 1 tháng 7 năm 1966
    HUỲNH MINH
     
    kinhnhieuloc and Heoconmtv like this.
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này