Đông phương Kinh Dịch (dịch bởi Nguyễn Hiến Lê, Ngô Tất Tố, Phan Bội Châu)

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi tauvequehuong, 20/10/13.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. sentenced18

    sentenced18 Lớp 2

    Mình đến với Dịch chắc do nhiều nhân duyên tổng hợp, đầu tiên là do lúc nhỏ xem phim và lớn lên đọc truyện Phong Thần Bảng thấy Tây Bá Hầu Cơ Xương bói quẻ, đến năm 2013 mình mua được cái điện thoại Nokia N900 có chức năng đọc sách vô tình tải trúng cuốn “Kinh Dịch trọn bộ” của Ngô Tất Tố từ đó bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu Kinh Dịch, thời điểm đó mình bói bằng ba đồng xu. Bẵng đi một thời gian bận rộn công việc không đụng tới dịch nữa, đến 2019 mình đọc cuốn “Kinh Dịch Đạo của người quân tử” của Nguyễn Hiến Lê, từ đó mình lại cảm nhận Kinh Dịch vừa có công dụng để bói toán, vừa như một loại kinh điển hướng dẫn về lối sống, cách hành xử trong cuộc sống sao cho đúng đắn vừa như chia sẻ về sự biến chuyển, thay đổi liên tục của tạo hóa, trời đất, tự nhiên,…Sau này mình bói bằng cách dùng 64 lá bài Oracle I Ching mình đặt mua trên Amazon, bài có đầy đủ 64 quẻ, khi cần bói thì minh chỉ cần lựa chọn ngẫu nhiên 1 lá xem quẻ gì rồi xem phần nội dung quái từ trong các sách Kinh Dịch để biết ý nghĩa thành hay bại của việc cần bói, ngoài ra xem thêm phần hào từ để đoán diễn tiến của sự việc, mình chỉ biết bói vậy thôi, còn các cách bói của Thiệu Khang Tiết nạp Ngũ Hành gì búa xua phức tạp quá mình không xem.

    Mình có chắc là gần đủ hết các sách Dịch trên diễn đàn này từ Kinh Dịch trọn bộ, Kinh Dịch đạo của người quân tử, Dịch Kinh tân khảo, Dịch Kinh tường giải, Chu Dich với dự đoán học…Nhưng mình vẫn thích đọc cuốn của cũ Nguyễn Hiến Lê và chắc đúng như bạn nói đây là cuốn trình độ vỡ lòng. Mình cũng vừa tải cuốn bạn mới đăng.

    Song song với việc nghiên cứu Kinh Dịch mình cũng tìm hiểu về Phật giáo Nguyên Thủy Theravada, nghiên cứu về kinh điển và hành thiền, học Vi Diệu Pháp là môn học phân tích tâm thức con người; tìm hiểu cả Thiên chúa giáo và Hồi giáo,bạn có tham khảo thêm bên lĩnh vực tôn giáo, tâm linh nào không?
     
  2. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Theo tôi được biết thì cách lấy quẻ kinh dịch cổ nhất là dùng 50 cọng cỏ thi, sau này người ta dùng ba đồng xu, và sau nữa là bộ bài như của bạn,...
    Xét về mặt xác suất thì dùng cỏ thi cho xác suất tạo ra hào âm động là 1/16, hào âm là 7/16, hào dương động là 3/16, hào dương là 5/16; còn dùng ba đồng xu hay bộ bài của bạn (dạng quẻ 1/64) tôi thấy không như cỏ thi, quan điểm của tôi là dù có chế cách lấy quẻ như nào thì cũng phải ít nhất là bám đúng được như xác suất cách cỏ thi. Bạn có thể tham khảo xem sao.

    Tôi cũng từng tìm hiểu nhiều tôn giáo, trường phái xưa và nay, ở thời điểm này tôi không đồng quan điểm với họ. Hiện tại tôi đang vô thần.
     
    sentenced18 thích bài này.
  3. sentenced18

    sentenced18 Lớp 2

    Việc bói theo cỏ thi để lấy quẻ, lấy được quẻ rồi bạn đoán quẻ thế nào? Bạn có tìm hiểu về cách bói trong Bát tự Hà lạc, Chu Dịch với dự đoán học không? Quan điểm của ban ra sao?
     
  4. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Những môn bạn nêu ra hoặc sách bạn có nói tới tôi đã ngâm cứu hết rồi nhưng không thấy thỏa đáng nên bỏ qua.
    Trước đây tôi có ngâm cứu sâu vào quái từ và hào từ do Chu Văn Vương và Chu Công Đán gán vào, tôi đánh giá đây là cốt tủy của kinh dịch, nhưng càng tìm hiểu càng thấy văn bản đang có không ổn. Sau đó tôi dừng lại, rồi tình cờ một ngày nọ tôi gặp cuốn tôi mới giới thiệu, trong đó có nội dung 64 quẻ và 384 hào với tên gọi và xếp quẻ khác hẳn với bản phổ thông ngày nay. Đọc bạch thư chu dịch tôi thấy phấn khích nên lại ngâm cứu.
    Ngày trước đọc tới hào dụng cửu và dụng lục tôi thấy nghi nghi, thấy nó vô vị, tìm hiểu thêm thì thấy một số học giả cho rằng đời sau cho thêm hai hào đó vào. Tới khi biết tới bạch dịch thì đúng là không có hai hào đó. Vậy là bản bạch dịch có 64 quẻ và 384 hào, còn chu dịch hiện hành có 64 quẻ và 386 hào.

    Chỉ có 64 quẻ và mỗi quẻ 6 hào thôi mà tốn bao tâm sức của bao thế hệ để tìm hiểu, hihi...
     
    sentenced18 thích bài này.
  5. sentenced18

    sentenced18 Lớp 2

    Có lẽ cái gì trong sáng, rõ ràng, minh bạch, đầy đủ, chi tiết thì nó không gây được sự tò mò, khao khát tìm hiểu, khám phá như những cái còn mơ hồ, huyền bí, khó hiểu như Kinh Dịch. Mình sẽ tìm hiểu sách bạn chia sẻ xem sao. Nếu có hiểu biết gì mới về Dịch mong nhận được sự chia sẻ của bạn. À mà Bạch Thư Chu Dịch là cuốn nào vậy bạn? Có thể cho mình xin link không?
     
  6. sentenced18

    sentenced18 Lớp 2

    Tìm hiểu thử cái này không bạn? Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  7. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Kinh dịch ngày nay người ta thường nhắc tới gồm hai phần: kinh và truyện.
    Kinh là phần quái từ và hào từ (gồm 64 quẻ và 384 hào).
    Truyện gồm thoán truyện, tượng truyện,....
    Phần kinh là do Chu Văn Vương (viết lời cho 64 quẻ), Chu Công Đán (viết lời cho 384 hào); phần truyện mang hơi hướng, tư tưởng của Nho gia vào giải thích phần kinh nên không còn khách quan với ý nói của hai cha con họ Chu.

    Trong cuốn Kinh dịch cấu hình tư tưởng Trung Quốc có nội dung phần kinh ở cuốn bạch dịch đó.


    Khi lấy được 6 hào, thành quẻ rồi thì xem lời nào đây? Tôi có tìm hiểu thì biết vài cách nhưng tôi thấy không thỏa đáng. Sau này may mắn tôi biết tới cách dưới đây, nay giới thiệu tới các bạn, biết đâu có ai đó cần.
    Trước tiên ta cần biết:
    số 6 ứng với hào âm động,
    số 7 ứng với hào dương tĩnh,
    số 8 ứng với hào âm tĩnh,
    số 9 ứng với hào dương động,
    bạn chuyển 6 hào của quẻ thành số rồi tính tổng 6 số đó, rồi lấy 55 (số trời đất, tổng của các số nguyên từ 1 tới 10) trừ đi tổng đó sẽ được số a. Bây giờ đếm từ hào sơ là 1, hào nhị là 2, hào tam là 3,... hào thượng là 6, hào thượng là 7, hào ngũ là 8, hào tứ là 9, hào tam là 10, hào nhị là 11, hào sơ là 12, hào sơ là 13, hào nhị là 14,... cứ đếm như vậy (từ hào sơ tới hào thượng rồi từ hào thượng về hào sơ) tới khi nào đến số a thì dừng lại.
    Đến đây sẽ xảy ra hai trường hợp:
    - một là a dừng ở hào tĩnh thì ta xem quái từ (lời quẻ)
    - hai là a dừng ở hào động thì ta xem hào từ đó (lời hào đó)
    Chú ý: như trên sẽ nhận thấy ta chỉ xem lời quẻ hoặc lời hào của quẻ lấy được chứ không có xem quẻ biến hay hào biến.

    Viết xong rồi tôi lấy một quẻ để xem giới thiệu cách trên tới các bạn sẽ thế nào và cũng sẽ lấy làm ví dụ thì được như này: 778898 (từ trái qua phải tức là hào từ dưới lên).
    Tổng số quẻ là 47, lấy 55 - 47 = 8.
    Đếm 1 ở hào sơ, 2 ở hào nhị, 3 ở hào tam, 4 ở hào tứ, 5 ở hào ngũ, 6 ở hào thượng, 7 ở hào thượng, 8 ở hào ngũ. Do hào ngũ động nên ta xem lời hào ngũ.
    Đây là quẻ Thủy Trạch Tiết (tên theo kinh dịch hiện hành), tôi gọi là quẻ Cám Đoạt Tiết (tên theo bạch dịch) động hào 5. Lời hào 5 theo bạch dịch: Cam tiết, cát, vãng đắc thượng.
     
    sentenced18 thích bài này.
  8. sentenced18

    sentenced18 Lớp 2

    Làm theo cách này thì có thể xác định được lời đoán thông qua quái từ hay hào từ, tuy nhiên do mình lấy quẻ bằng bài nên lại không thể có hào động được, thật khó cho mình. Có thể đổi thành a dừng ở hào dương thì lấy quái từ mà dừng ở hào âm thì lấy hào từ được không? Hay còn cách nào khác nữa không?
     
  9. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Bộ bài bạn đang dùng chỉ là một trong muôn vàn cái mà người đời sau hai cha con họ Chu chế ra, nếu bạn thấy dùng bộ đó vẫn ổn thì nên dùng tiếp, còn không thì bạn có thể tìm hiểu thời Chu họ bói ra sao.

    Trong topic này tôi đã giới thiệu hai thứ mà tôi may mắn có được về kinh dịch, tôi có và tôi đã chia sẻ hết rồi, bạn nào thấy có ích thì tôi chúc mừng bạn.
    Tôi tạm dừng ở đây nhé, hihi...
     
    sentenced18 thích bài này.
  10. sentenced18

    sentenced18 Lớp 2

    Cám ơn những chia sẻ thú vị của bạn, hẹn gặp lại bạn trong một topic hữu duyên khác.
     
    tauvequehuong thích bài này.
  11. duytuan.law

    duytuan.law Mầm non

    Trong các cuốn trên đây thì cuốn của Ngô Tất Tố dịch từ Dịch Trình truyện là chuẩn nhất. Nguyễn Hiến Lê được ưu điểm là lời văn sáng ý và dễ tiếp cận hơn, nhưng không đủ!
     
    sentenced18 thích bài này.
  12. duytuan.law

    duytuan.law Mầm non

    Dịch thì dùng Cỏ thi tức "Đại diễn chi thuật" là chuẩn nhất, Khổng Tử cũng bói bằng cách này. Tỷ lệ chính xác >90%
    Sau đó để giản dịch phép diễn quẻ thì Văn Vương chế ra Kim Tiền quái, dùng 6 đồng xu để gieo quẻ hoặc 3 đồng xu gieo 6 lần. Tỷ lệ chính xác >70%
    Cuối cùng là Mai Hoa Dịch, độ chính xác chỉ còn ~40%
     
    sentenced18 thích bài này.
  13. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Tôi có đọc sử được biết thời Chu họ không dùng đồng xu để lấy quẻ kinh dịch, thế nên không có chuyện Văn Vương chế ra cách lấy quẻ bằng đồng xu. Vụ lấy quẻ bằng đồng xu tôi có đọc nhưng không nhớ là thời nào chỉ nhớ đại khái là sau thời Chu lâu người ta chế ra cách đó. Nhưng người chế cách đồng xu đó họ không biết rằng xác suất đồng xu sai khác hẳn so với cách lấy cỏ thi.
    Tôi thấy bên phương tây họ tính toán ra xác suất lấy cách cỏ thi và cũng nhiều người không dùng đồng xu mà họ quay về cách lấy có xác suất như cỏ thi. Ở Việt Nam thì ít người dùng mà đa số dùng ba đồng xu.

    Mai hoa dịch số của Thiệu Khang Tiết là cách nhìn quái khác Văn Vương.

    Bạn cho tôi hỏi mấy con số 90, 70, 40 bạn lấy ở đâu thế?
     
    sentenced18 thích bài này.
  14. duytuan.law

    duytuan.law Mầm non

    Kim Tiến quẻ còn được gọi là Văn Vương quẻ. Tuy nhiên việc diễn quái bằng cỏ thi rất lâu, phải mất 10 - 15 phút, trong khi kim tiền quẻ có thể trong tích tắc diễn quẻ, mục đích chủ yếu của diễn quẻ là tâm thành và sự ngẫu nhiên, cho nên dù tỷ lệ có thấp hơn nhưng không đáng kể. Diễn quái dễ giải quái khó tai! Còn Mai Hoa dường như chuyên vào dụng thần sát và nạp giáp, nhiều người dùng nó đã mất đi sự ngẫu nhiên, cho nên có đúng có sai. Nhưng để tăng cường học vấn thì nên dùng đại diễn thuật (cỏ thi), vì nó sẽ đưa ra nhiều trường hợp biến hóa hơn. Chung quy bói toán qua Dịch cũng chỉ là mượn nó để học Dịch mà thôi, "Tá chiêm tập dịch, tá dịch tu hành".
    Tỉ lệ tham khảo trên hình như của Lưu Đại Quân bên Đại Lục.
     
  15. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Thì ra bạn đang nói kim tiền quẻ là Văn Vương thần quái gồm 120 quẻ nhỉ? Bộ đó chỉ xem qua là biết không phải của Văn Vương diễn rồi, nó thuộc dạng quẻ xăm gồm cát hung bình, dạng quẻ xăm có muộn lắm, gần như muộn nhất trong các hình thức bói quẻ dựa theo kinh dịch. Bộ Văn Vương quái đó chỉ là người sau lấy tên Văn Vương gán vào thôi.

    Bói dịch bằng cỏ thi đúng thủ tục, đúng bài bản, không gian, vị trí như sách xưa miêu tả gần như là điều không thể vì khoảng cách thời đại đã quá xa khác nhau, nhiều thứ đã thay đổi thế nên ai đó mất 10, 15 phút cũng không thành vấn đề và 2, 3 phút cũng không thành vấn đề.

    Mai hoa dịch của Thiệu Khang Tiết loạn xì ngầu lắm, quyển đó không đào sâu thì mắc bẫy ngay. Ông ấy quả là nhà toán học đại tài (tôi đánh giá vậy).

    Mấy con số 90, 70, 40 là do một người khác nói thế nên tôi không buồn nhắc tới nữa, hihi...
     
  16. duytuan.law

    duytuan.law Mầm non

    Kim tiền quẻ dùng 6 đồng xu gieo ứng 64 quái. Có thể dựa vào tượng quái hoặc tranh để phê. Nói chung Dịch ứng dụng trong mệnh vận học rất đa dạng, có thể vận dụng Thiết Bản Thần Số, Hoàng Cực Dịch lý, hoặc Tứ trụ mệnh quẻ qua bài Tử Bình để xuất Tiên thiên hậu thiên trị liên quẻ. Còn chiêm bốc 1 sự việc nhất định thì dùng Kim tiền quẻ là đủ rồi.
     
  17. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Kim tiền quẻ bạn nói tới dùng 6 đồng xu hoặc 3 đồng xu gieo 6 lần cho để lấy quẻ có hai vẫn đề.
    Một là cách 6 đồng xu sẽ cho ra xác suất khác với 3 đồng xu.
    Hai là có quẻ rồi dựa vào tượng quái, tranh để phê để đoán; kiểu này là người đời sau chế ra cách lấy quẻ rồi thêm thắt tô vẽ ra chứ đâu phải Văn Vương diễn quẻ.
     
  18. duytuan.law

    duytuan.law Mầm non

    Nhưng mà nó chuẩn vậy. Về 64 bức tranh để luận quẻ, chính là bao hàm 12.000 điều văn trong Thiết Bản Thần Số, và thủ tượng, quan tượng, nó vòng đi vòng lại hình tròn mà thôi. Dịch Kinh thường đọc đồ, đọc tượng, bởi hình tượng có trước mà văn tự có sau, tuỳ theo trình độ người giải quẻ. Xác suất thế nào không quan trọng, quan trọng là sự ngẫu nhiên.

    Nhiều khi cùng hỏi 1 vấn đề mà gieo được 2 quẻ tượng khác nhau, không phải là nó không liên quan, mà nó có thể từ một phương diện khác cắt vào vấn đề ấy.

    chung quy học Dịch thì theo tôi nên nắm bắt được tượng và nội hàm từng quẻ đơn, rồi sau đó tập trung phần nghĩa lý.
     
  19. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Để thỏa mãn yếu tố ngẫu nhiên thì dễ, thỏa mãn được yếu tố xác suất thì khó đó bạn.

    Ý tôi vẫn muốn nhấn mạnh rằng: người sau chế tác, cải biến sao cũng được, tùy quan điểm nhìn nhận mỗi người nhưng gán cho người này người kia diễn giải thì cần phải cẩn trọng. Ví như bạn nói kim tiền quẻ là Văn Vương diễn quẻ tôi cho là không đúng, nếu nói kim tiền quẻ là người đời sau diễn quẻ theo quẻ Văn Vương thì hợp lý hơn.

    "Về 64 bức tranh để luận quẻ, chính là bao hàm 12.000 điều văn trong Thiết Bản Thần Số, và thủ tượng, quan tượng, nó vòng đi vòng lại hình tròn mà thôi." Bạn có file hoặc hình ảnh điều bạn đang nói không, có thể cho tôi và mọi người xem được không?
     
  20. duytuan.law

    duytuan.law Mầm non

    Nó tương tự như thế này.
    que.jpg
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này