Lịch sử Nam thiên nhất tuyệt kiếm - Trần Phiên Ngung

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Heoconmtv, 1/9/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Nam thiên nhất tuyệt kiếm
    Tác giả: Trần Phiên Ngung

    Thường thì dân mê truyện kiếm hiệp ai cũng nghe tiếng tác giả Kim Dung, chỉ biết Kim Dung trên cái đỉnh cao chót vót của các tác phẩm kiếm hiệp, thế nhưng khi bạn có dịp đọc hết trọn bộ 2 tập Nam Thiên Nhất Tuyệt Kiếm, bạn sẽ thấy Trần Phiên Ngung của Việt Nam có bút pháp điêu luyện ngang tầm Kim Dung, nếu không nói là có những mặt độc đáo hơn Kim Dung, theo một số người mê truyện kiếm hiệp nhận xét sau khi đọc Nam thiên nhất tuyệt kiếm. Tại sao?

    Trần Thúc Vũ vừa là một nhà thơ, vừa là một nhà văn, vừa là một quân nhân có lòng yêu nước nồng nàn, đầy ấp niềm tự hào dân tộc. Khi biến thành Trần Phiên Ngung để viết Nam Thiên Nhất Tuyệt Kiếm, lại là một hỗn hợp của một Kim Dung, một Quỳnh Giao, một nhà thơ và một nhà nghiên cứu lịch sử đấu tranh của dân tộc. Lồng lộng trong kiếm quan của các nhân vật trong truyện là những mối tình thơ mộng, những oan trái được kết thúc đầy tình người và niềm tự hào của dân tộc. Nam thiên nhất tuyệt kiếm với Trần Nguyên Huân dòng dõi nhà Triều Trần, vớt Sát Na Vô Lượng Thần Công trong bí kiếp của Ðức Trần Hưng Ðạo được luyện thành trên bước đường bôn tẩu tầm thù ở Trung Nguyên, Trần Nguyên Huân đã phục hận cho dòng họ và cho Tổ Quốc...

    [​IMG]

    Bởi thế, đọc Nam thiên nhất tuyệt kiếm, bạn sẽ có những cảm giác khi hồi hộp, khi cảm động đến rơi nước mắt, khi kinh ngạc với những chiêu kiếm thần tình của một nhân tài Ðại Việt gồm thu toàn bộ tinh hoa võ học của cả Trung Nguyên lẫn Ðại Việt, song trong trận tử chiến cuối cùng với một đại cao thủ của phương Bắc, kẻ đã nhúng tay tàn sát gia đình Trần Nguyên Huân và xâm lăng Ðại Việt, chàng đã chỉ dùng võ công Sát Na Vô Lượng Thần Công của Ðại Việt để đương đầu với kẻ thù. Ðường Kiếm của Trần Nguyên Huân đã cắt lìa cánh tay trái của kẻ thù, phế bỏ võ công và tha chết cho kẻ bại trận. Hào khí Ðại Việt ngùn ngụt đất trời Trung Nguyên, và sau khi về nước, chính người thanh niên anh kiệt này trong đạo quân vô hình của Lê Lợi, đã kết liễu đời Liễu Thăng tại ải Chi Lăng ...
     

    Các file đính kèm:

    ngockq75, pad, bdsg and 9 others like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này