Trà phiếm Ngẫm về người quân tử và kẻ tiểu nhân

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi 4DHN, 12/7/16.

Moderators: amylee
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    images.jpg

    Quan niệm Nho giáo xưa chia con người ta thành hai hạng chính là quân tửtiểu nhân. Để cho mọi cá nhân hoàn mỹ, nền văn hoá cổ đưa ra hàng loạt khái niệm quan trọng: nhân, đức, lễ, hiếu, nghĩa nhằm ràng buộc, chế ngự hành vi con người, mong muốn con người nhanh chóng được hoàn thiện.

    Cần phải hiểu rõ các danh từ riêng quân tử và tiểu nhân thì mới biết xã hội xưa đã đề cao nhân cách cao đẹp trong cuộc sống biểu hiện qua tư duy biểu đạt, giáo dục và hành vi của bậc chính nhân quân tử. Con người ta đi trên đường đời cũng giống như người lữ khách nhìn thấy trước mặt rất nhiều lối rẽ phải lựa chọn. Nếu đi đường thẳng quang minh thì sẽ đến đích suôn sẻ, nếu đi đường cong queo sẽ lạc bước sa chân, vì thế người quân tử bao giờ cũng xác định chọn đường thẳng, còn kẻ tiểu nhân toàn chọn những đường gấp khúc ngoắt ngoéo.

    Hai danh từ chủ yếu trong các sách vở, ngôn từ, sinh hoạt cổ này thoạt đầu chỉ đề cập đến địa vị trong xã hội, về sau mở rộng nghĩa ra thành người quân tử luôn đàng hoàng, phẩm cách cao thượng, hiên ngang chính đại, vì nghĩa quên thân, kẻ tiểu nhân chí khí bạc nhược, hèn hạ cúi luồn, hám lợi bỏ nghĩa.

    Ngay cả trong những người có văn hoá giáo dục, cũng vẫn chia làm hai loại là nho quân tử và nho tiểu nhân Nho quân tử là người học và làm theo đạo thánh hiền, lo tư thân sửa mình để hoàn thiện nhân cách chứ không nghĩ học lấy bằng cấp chỉ cốt lấy nghề kiếm ăn. Người quân tử làm việc dựa vào sức mình là chính, làm sai điều gì trước hết phải tự trách mình rồi sửa mình, khi thấy việc thiện thì phải cố làm cho được thấy điều ác thì phải sợ hãi tránh xa. Muốn học làm quân tử cần phải thành thực, không bao giờ tự lừa dối mình mà làm hại sự hiểu biết của chính bản thân và biết giữ chất phác trong nội dung và văn hoá ngoài hình thức.

    Đối với một người nhân nghĩa trung chính thì học vấn là điều tối quan trọng. Người quân tử bao giờ cũng muốn có đức nhưng phải có học thì cái đức mới có giá trị bởi nhân, trí tín trực dũng, cương đều là đức tốt cơ bản để tư thân, nhưng nếu chỉ muốn đức mà không muốn học để hiểu lý lẽ hay dở, đúng sai thì rất sai lầm. Muốn nhân lại bị tình cảm chi phối, che mờ đi thành ra ngu tối. Muốn trí lại bị ham muốn phân tâm thành mông lung. Muốn tín lại cố chấp hẹp hòi đâm ra ích kỷ. Muốn trực lại bị nóng nảy khống chế đâm ra ngang ngạnh. Muốn dũng lại không kiềm chế được thành ra bạo loạn. Muốn cương nhưng cố bảo thủ kiểu gàn dở đâm ra ngông cuồng... hậu quả của việc có đức nhưng không có học vấn là vậy. Sự học cũng như việc trồng lúa, có cây lúa mọc lên không tốt, có cây mọc tốt lại không có hạt. Người đi học thì có người học mãi vẫn không giỏi, có người giỏi thì đức lại không ra gì, vì thế mà con người ta cần giáo dục bồi đắp, tu dưỡng đạt được cả tài và đức. Người đi học thì phải say mê thì mới mong tiến bộ, nhất là đừng vội đặt ra mục đích cầu danh, kiếm lợi thì kiến thức mới sâu sắc, chắc chắn.

    Người quân tử phải chuyên tâm nghiên cứu mọi điều hay, điều tốt trên lý thuyết và trong thực tế cuộc sống chứ không phải học vẹt, khoe mồm chỉ biết nghe qua tai rồi nói ra miệng lấy mẽ thì học kiểu gì cũng vô bổ. Khổng tử còn cho rằng: "Người quân tử có ba điều lo nghĩ không thể không xét đến. Trẻ mà không học thì khi lớn lên không có tài năng gì. Già mà không chỉ dạy người, khi chết rồi không ai tưởng nghĩ đến mình. Khi giàu có mà không đem của giúp người thì lúc cùng quẫn không ai giúp mình. Cho nên người quân tử lúc trẻ nghĩ đến tuổi già mà lo học, lúc già nghĩ đến cái chết mà lo dạy người, lúc thịnh nghĩ đến lúc suy mà lo giúp người".

    Sách Đại học xưa cũng dạy rằng: từ vua đến dân ai cũng phải lây tự sửa mình làm gốc vì kết quả học vấn là biểu hiện rõ nhất của phép tu thân. Muốn hoàn thiện mình, quan trọng nhất phải giữ được tâm và ý. Giữ được tâm cho chính tức là không bị chi phối và điều khiển của tức giận, sợ hãi, vui say. Còn khi tâm đã loạn thì mắt trông không thấy, tai nghe không hiểu, mồm ăn không biết mùi vị. Giữ được ý cho thành nghĩa là không bao giờ tự lừa dối mình, đối với mọi việc đều thành thực như như ghét mùi thối, yêu sắc đẹp. Nho giáo lấy thành ý là chìa khóa của phép tư thân. Khi đã biết cách sửa được mình thì biểu hiện đầu tiên là không làm điều gì bất thường, trái đạo, không dùng lời nói khéo mà hại đạo đức, không nóng nảy làm bậy, không bo bo tính lấy lợi ích của riêng mình, tuy ai cũng muốn có phẩm giá nhưng không được dựa trên danh lợi phi nghĩa. Đã là người quân tử thì không bao giờ thấy điều lợi mà bỏ việc nghĩa, nếu làm việc phi nghĩa mà được phú quý thì đành chịu bần tiện còn hơn.

    Sách Luận ngữ nhận xét: "Quân tử lo nghĩ giữ đức hạnh, tiểu nhân chỉ nghĩ đến địa vị mình.

    Quân tử nghĩ sợ pháp luật, tiểu nhân chỉ nghĩ đến sự lợi lộc. Quân tử có tính cách trung hoà mà không a dua bè phái, tiểu nhân thích a dua bè phái mà không có tính dung hoà". Vì vậy mà trong mọi hoàn cảnh, người quân tử đều tím thấy niềm vui kể cả khi ăn gạo hẩm, uống nước lã, nằm đất.

    Ngoài ra, người quân tử có học vấn thật sự còn biết tuỳ vị trí và cảnh ngộ của bản thân để ứng xử cho đúng. Phú quý thì hành lễ theo cách phú quý, bần tiện thì hành xử theo cảnh bần tiện, gặp người hoang dã thì đối xử theo cách hoang dã, khi lâm nạn thì hành động theo cảnh ngộ hoạn nạn. Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện đểu biết cách ứng xử cho thích hợp, đó là thành quả của học vấn, hiểu biết, giáo dục trong đối nhân xử thế của người quân tử, như Mạnh tử đã nói: “Người quân tử lấy đức nhân làm nhà ở, lấy đức nghĩa làm đường đi, lấy lễ làm cửa. Chỉ có mỗi người quân tử mới có thể đi đường ấy, ra vào cửa ấy mà thôi".

    Nguồn: Tạp chí Hà Nội ngàn năm
     
  2. V-C

    V-C Lớp 4

    Quan niệm Quân Tử Tàu của Nho giáo với xã hội ngày nay là không phù hợp, còn tiểu nhân thì muôn vàn, thời nào cũng có không giới hạn lễ nghi gì cả.
    VC cho rằng: Quân Tử thời nay là sống trung thực, làm việc gì cũng rõ ràng minh bạch, lòng dạ ngay thẳng, có sao nói vậy.
    Còn Tiểu Nhân dĩ nhiên là ngược lại.
     
    Tornad de Beau and hoalienbao like this.
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Có cách nào làm một cái lỗ ở hàng rào mà đủ rộng để gà nhà mình có thể sang ăn rau vườn nhà hàng xóm nhưng đủ hẹp để gà nhà hàng xóm không thể sang phá rau vườn nhà mình không? :D
     
    teacher.anh and Heoconmtv like this.
  4. V-C

    V-C Lớp 4

    Chuyện gà qué rau ria là phải hỏi mấy bác nông dân hay săm bờ soi hoặc nhúng mũi vào việc người khác.
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Xét lại câu trên, quân tử Tàu ngày xưa thì theo tiêu chuẩn thời nay là tiểu nhân à? :P Hay ngày nay không thể quân tử được như ngày xưa? Cái chuyện gà qué kia có liên quan gì đến nông dân? Hay nói cách khác, có thể chửi, mạt sát người khác mà vẫn nho nhã lịch sự (như một người quân tử) được không? Câu này là hỏi chung chung nhé, không ám chỉ vào ai. :D
     
    teacher.anh, bun_oc and Heoconmtv like this.
  6. V-C

    V-C Lớp 4

    Nuôi gà khoét hàng rào ở quê mới có, TP đào đâu ra.
    Theo quân tử Tàu là đồ ngốc, cạp đất ăn ngay. Thà mạt sát người khác, nhưng nói thẳng nói thật còn hơn là những kẻ đạo đức giả, nói một đằng làm một nẻo, ghét nhau nhưng khi nào cũng "mình", "bạn", lừa nhau làm cái zầy.
     
  7. V-C

    V-C Lớp 4

    Thôi out nhé anh Tư, dành đất cho người khác chém gió.
     
    4DHN thích bài này.
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Trời ạ, hình tượng thôi em ơi. Cái vì dụ đó có nghĩa là chẳng có ai có lợi thế tuyệt đối, khi mình thả gà vào vườn nhà hàng xóm qua 1 cái lỗ thì gà nhà hàng xóm cũng có thể qua cái lỗ đó sang phá vườn nhà mình. Chuyện nói ở đây là trên mạng nhé, làm gì có khái niệm thành phố và nông thôn trên mạng? :p Chuyện mình, bạn là chuyện xã giao giữa những người không có quan hệ gì, đó là phép lịch sự tối thiểu. Anh nghĩ xã hội ngày nay đang rất cần nhiều sự: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Mấy cái đó mà áp dụng vào làm ăn thì chắc sẽ làm ra được rất nhiều tiền đấy, và làm ra nhiều tiền một cách bền vững nữa, sao lại cạp đất mà ăn? :D Xét ở các nước phát triển như Úc chẳng hạn, họ có coi nhẹ chuyện đó không? Anh không ở Úc, nên nhờ @Derby cho ý kiến nhỉ?
     
    teacher.anh and Heoconmtv like this.
  9. V-C

    V-C Lớp 4

    Lại phải lội vào nói lần chót.
    Topic này lập ra là khi anh em mình đang nói đến chuyện "Quân Tử đối Tiểu Nhân", vì em muốn bám sát ý của em nên em phải nói thế. Quân Tử đối Quân Tử thì còn nói làm gì, quá ngon! Quá giàu roài.
    Còn bản thân VC không dở hơi đến nỗi tự dưng đi mạt sát người khác để rồi nhận điều tiếng không hay về mình. Nhưng có một số kẻ có ý gây khó dễ cho VC nhiều lần mà VC vẫn nói kiểu "quân tử" văn hóa với những kẻ đó, thì bản thân VC cho rằng như vậy là quá ngốc, làm thế chỉ thiệt mà thôi, còn bị cười cho vào mặt.
    Quân Tử đối Quân Tử thì quân tử, Quân Tử đối Tiểu Nhân mà quân tử là đồ ngốc, lúc ấy xà lỏn cũng chẳng còn, chứ nói chi đến chuyện giàu sang.
     
  10. Derby

    Derby Lớp 7

    Ở đâu thì nhân, nghĩa, lễ, trí, tín vẫn là điều quan trọng nhất trong cách cư xử giữa con người với nhau anh à. Có lẽ đó chính là lý do mà đất nước người ta phát triển nhanh.

    Theo em thì lời dạy của Khổng Tử vẫn đúng trong thời này. Chỉ được hiểu rộng ra một chút. Như:
    1. Học để mở mang kiến thức và rèn luyện trí tuệ. Có trí tuệ mới phân biệt được phải quấy, biết điều khinh lẽ trọng, biết lúc nào nên tiến, lúc nào cần lùi. Và chỉ có người có trí tuệ mới biết đặt lợi ích chung lên trên những yêu ghét của bản thân. Khoan hồng, độ lượng ở thời nào cũng là một đức tính cần có. :D
    2. Vì xã hội là một sự hợp quần, cuộc sống của mỗi người trong chúng ta có được đều do sự góp công của rất nhiều những người khác. Từ kiến thức đến những nhu cầu về tinh thần hay vật chất, nên truyền lại sự hiểu biết / kinh nghiêm hoặc giúp đỡ người khi có cơ hội, không còn là chuyện lo xa cho tương lai, mà đã thành một bổn phận. :D
     
    teacher.anh, 4DHN and Heoconmtv like this.
  11. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Khổng Tử là người đề ra thuyết "chính danh quân tử". Vậy trong cả cuộc đời của Khổng Tử đã hoàn toàn cư xử được chính danh chưa? (trường hợp với nàng Nam Tử nước Vệ chẳng hạn).

    Nếu người theo tôn giáo khác thì cần gì ràng buộc vào quân tử với tiểu nhân. Tất cả các vị thương nhân đều là tiểu nhân theo thuyết của Khổng Tử?
     
    4DHN and Zhiqiang like this.
  12. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Tại sao hậu duệ Khổng Tử lại quên lời dạy của người? Cho dù là lý do nào đó thì ắt hẳn cũng phải có đạo lý của nó. Nếu con người lấy tâm, đức làm chuẩn mực thì thiên hạ thái bình, bách tính an cư lạc nghiệp.
     
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nếu nhìn vào cuộc đời cá nhân Khổng Tử để đánh giá hoặc phủ nhận thuyết của ông thì không hẳn đã là khách quan, vì hai vấn đề là khác nhau. Cái gì có thể thay đổi chứ các giá trị về đạo đức chắc là không thay đổi.

    Cái quan niệm thương nhân là tiểu nhân thì đúng là quá lạc hậu rồi, thương nhân hiện đại là những người bình thường như những tầng lớp khác, cũng gồm cả tiểu nhân lẫn quân tử. Thậm chí nhiều thương nhân còn có những triết lý rất hay ví dụ: Phương thức TOYOTA, Phương thức SAMSUNG... Mà trong những ngành được coi là cao quý như y tế, giáo dục ai dám nói là không có tiểu nhân? :D

    Nói thật, hôm qua nói chuyện với VC anh hơi thất vọng nên trong một phút chán chường đã xóa topic. Nhưng nghĩ lại, thì thấy không nên xóa vì thế hôm nay lại mở lại. Có thể em VC có những bất đồng và xung đột với một vài người nhưng chắc chắn không phải tất cả thành viên của Thư viện đều như vậy. Topic này mở ra không nhằm mục đích giải quyết ân oán cá nhân của ai hết. Như anh đã nói, chẳng ai có lợi thế tuyệt đối, khi mà mình bôi gio trát trấu ai đó, thì tay mình, có khi cả mặt mình cũng có thể bị nhọ. Nếu là người quân tử thật sự, thì với sự rộng lượng vốn có của một quân tử thì sẽ im lặng, lướt qua những ý kiến của những người mà mình không vừa lòng, càng không bao giờ nói lại (quân tử nhất ngôn).

    Tất nhiên, trong quan hệ xã hội, nói hẹp trong chuyện làm ăn (kiếm tiền), thì chuyện gặp phải tiểu nhân (lừa đảo, dối trá) để phải chịu thiệt hại thì khó tránh khỏi, nhưng không vì thế mà phủ nhận hết. Con người ta ai cũng có trí, nên chắc không đến nỗi lặp lại sai lầm đến lần thứ 2 với cùng một đối tượng. Và họ sẽ tìm đến những đối tác quân tử thật sự để quan hệ, chắc chắn không bao giờ có vụ phá sản vì những sai lầm liên tiếp. Mà chính vì xã hội đang kém về đạo đức nên nhu cầu cần quan hệ với những đối tác quân tử (nếu có đủ các đức: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín thì càng tốt) lại càng là bức thiết.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  14. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    "Quân tử" là một đức hạnh mà Khổng Tử muốn hướng đến trong triết học của mình. Mỗi trường phái triết học nó có riêng một hình mẫu của nó, nước ta chịu ảnh hưởng của tư tưởng này từ đời ông cha đến con cháu (có thể chúng ta không nhận) thành ra suy xét quá khệ nệ.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  15. Góp chút ý.

    Dùng hai quẻ càn-khôn để chỉ người thông minh-ngu dốt tương ứng với người quân tử và tiểu nhân.

    Người tiểu nhân thường thông minh, xảo ngôn... người quân tử ngay thẳng nên thường bị thiệt. Khái niệm của đạo Quân Tử hoặc thậm chí cả Dịch kinh cũng không thể tường rõ.

    Sau ra Trung Dung, triết lý dung hòa cái khô cứng của đạo quân tử, làm cái khái niệm quân tử đó dễ chấp nhận hơn. Nhưng bản thân Trung Dung và Luận Ngữ có những điểm mâu thuẫn đến khó tương đồng.

    Trang tử hay ai đó từng nói, trong cái Nhân đã có cái bất nhân, trong cái nghĩa đã có cái bất nghĩa... Vậy, khi theo Nho giáo hay Khổng giáo người ta chỉ nên chiêm nghiệm về những điều lý tưởng, tốt đẹp đáng ao ước về một thứ đạo làm người, để hướng đến, để làm rường cột cho mình nhưng gò bó cho bằng được thì ngay cả tổ sư của đạo là Khổng Tử cũng không làm được.

    Đọc Tam quốc, đề cao cái nhân của Lưu Bị, thương dân như con. Vậy mà khi Triệu Tử Long vượt vòng vây, mình đầy máu mà mang ấu chúa còn sơ sinh về, mẹ thì đã nhảy giếng tuẩn tiết... ông quăng đứa bé xuống đất mà mắng rằng 'Vì mi mà ta xuýt mất một tướng tài!'. Cái nhân của Lưu Bị lớn đến thế sao? Thật huyền hoặc.

    Đời không phải chia ra Quân Tử & Tiểu Nhân.
    Vì vậy mới có môn phân tâm học đương đại.

    Đạo quân tử, đó là một thiên đường mà ai cũng ao ước, kể cả tiểu nhân. Và nó là thứ tiểu nhân dùng rất điêu luyện.

    Lệnh sắc, xảo ngôn là kẻ ít lòng Nhân.

    Thân ái!
     
    Last edited by a moderator: 13/7/16
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này